Như là đóa hoa
Sinh thời Phạm Duy từng phơi lòng mình “Sinh ra từ mùa
Thu, nhưng tôi yêu mùa Xuân. Quanh năm tôi gọi “Xuân ới Xuân ơi”! Xuân
không bao giờ bỏ tôi đâu!”*
Chính cõi lòng ấy, Phạm Duy đã tạo nên những ca từ tươi vui, mượt mà chào đón Xuân. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu ca từ như là đóa hoa Xuân dâng hiến cho đời trong một số bản nhạc của ông viết về Xuân.
Đầu tiên, trong bài “Xuân Nồng” (1956), với lời ca vẽ lên không gian xuân. Này là “nắng khắp phố phường”, “hoa cười lên hương”, “máu Xuân trong lòng tràn lan trong gió cong” cho người cảm thụ như thấy xuân rạo rực trong từng nốt nhạc của Phạm Duy, như thấy xuân tình tứ cùng cõi đất trời thấm đẫm tình yêu. Dù không áp dụng thi pháp của thơ, nhưng chính những giai điệu, những cung bậc của âm nhạc khơi gợi cả không gian nghệ thuật. Đó là “trời xanh”, “hương xuân la đà”, “trời tự do”, “lũ bướm quanh co”, “đường tơ”, “nẻo mơ”. Chính không gian xuân ấy đã đưa Phạm Duy mơ mộng về một cuộc đời tươi đẹp, về cuộc sống hoan ca: “Có tiếng guốc kéo vang trên phố vắng/ Đưa tôi ra gặp ngay ánh nắng/ Có tiếng hát giáo đường trong gió sớm/ Đưa tôi về cuộc đời đầm ấm”. Hòa cùng mùa Xuân, tác giả như muốn trải nỗi lòng cùng người và cảnh. Nỗi lòng ấy là đóa hoa nồng đượm hương thơm thổ lộ tình yêu đồng bào, đất nước này khi độ xuân sang: “Yêu người dân, Xuân nồng tình doan”.
Còn đây là “Xuân Thì” (1953), ca từ như một bài thơ. Ca từ gợi lên mơ ước của bao người khi Xuân về. Mơ ước ấy vẫn mãi là mơ ước từ bao đời nay, không riêng của người dân Việt mà là giấc mơ chung của nhân loại: “Đường đi êm quá/ Có phải giấc mơ đã thành tiếng thơ/ Trời không mưa gió/ Mẹ bế con thơ, con bú say sưa”. Mỗi khi nghe bài này, tôi như thấy lòng mình được xoa dịu nỗi đau. Như bỏ sau lưng những “mùa chinh chiến”, những “giận hờn”, “cô đơn”để mà trao “những lời yêu mến nhau”, để tình duyên ngập tràn cả Nam, Bắc, Tây, Đông. Đây là niềm tin của bao người như đóa hoa chớm nở, như “tình Xuân chớm nở đêm qua” sẽ bỏ những đau buồn, mất mát, tiếc thương để chào đón nàng Xuân, chào đón yêu thương, mừng vui chào đón “tin lành” tràn về khắp chốn: “Tình ra núi Bắc, non Đông/ Duyên về tới chốn Nam sông, Tây rừng/ Gọi đàn chim trắng như bông/ Tin lành đưa xuống khắp vùng trên đất nước ta/ Êm êm tiếng hát trăng tà/ Tình soi trên phím tay ngà gái trinh/ Người ôm nhân loại trong mình/ Cười tuôn nước mắt cho Xuân tình dấy men”.
Mỗi độ Xuân về, những âm vang của những ca khúc về mùa Xuân rạo rực vang lên làm bừng tỉnh cả đất trời. Thiên nhiên ngời ngời hương sắc mùa Xuân. Hòa trong tiếng nhạc của đất trời, bài ca “Hoa Xuân” (1953) được ra đời. Trong bài ca này, thiên nhiên qua những âm giai hiện ra bằng những hình ảnh vừa ước lệ, ẩn dụ vừa chi tiết, cụ thể. Hình ảnh ấy là “bãi cỏ non”, “gió Xuân”, “hoa cười”, “nắng vàng son”, “lũ ong lên đường cánh tung tròn”, “lũ bướm lả lơi”. Đặc biệt, hình ảnh “hoa” và động từ “yêu” được nhắc đi nhắc lại, in dấu ấn của nàng Xuân với con người. “Hoa” được nhân hóa, gợi lên thứ tình cảm trân quý mà nàng Xuân dành trọn cho con người, đặc biệt là nông dân và người lính: “Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi/ Muốn yêu anh vác cày trên đồi/ Hay là yêu chiến sĩ ngàn nơi/ Thấy hoa tươi cười bỗng thương đời”. Từ hình ảnh “hoa”, tác giả thể hiện cái tình của lòng mình với mùa Xuân. “Hoa” là cái cớ để chàng trai, nhạc sĩ Phạm Duy khi trẻ hát lên khúc hát dâng hiến cho đời: “Xuân! Hoa còn tươi mãi/ Hoa vì nhân thế biết sum vầy cuộc vui/ Xuân! Hoa nở vì ai/ Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai”. “Hoa” là phẩm vật của thiên nhiên tặng cho con người. Giờ, “hoa” là tặng phẩm tình yêu của chàng thi sĩ – nhạc sĩ dâng tặng nàng thơ xuân sắc trong tiếng hát mừng của đàn em thơ trẻ: “Có một chàng thi sĩ miền quê/ Ngắt bông hoa biếu người xuân thì/ Có một đàn em bé ngoài đê/ Hát câu i tờ đón xuân về”.
Xuyên suốt bài hát là hình ảnh “hoa” và “xuân” cứ lặp đi lặp lại vẽ lên mùa xuân thái bình, an lạc với “hoa xuân phép lạ ra màu”, “người cùng mùa đã thoát vực sâu”, với “sức reo hoa nở lúc Xuân đầu”. “Hoa Xuân” chính là tiếng lòng nở hoa của Phạm Duy muốn phơi tình cùng nhân thế: “Xuân! Hoa là tình tôi/ Đua nở cùng ai cùng quyến luyến mọi nơi”. Tiếng lòng ấy của Phạm Duy như nói hộ tình của bao người với lòng cầu chúc, ước mong đất trời, quê hương, con người mãi an lạc, thái hòa, hạnh phúc: “Có một bầy thôn nữ nhìn hoa/ Chúc cho Xuân vui vẻ thái hòa/ Có một vài tóc trắng thầm mơ/ Ước cho hoa nở mãi không già”.
Còn đây là thổ lộ của Phạm Duy khi sáng tác bản “Xuân Ca” (1961): “Cũng trong dòng nhạc tâm linh, tôi soạn bài XUÂN CA, lần này không phải là hành khúc hay âu ca mà là dân ca phát triển. Trong bài này, tôi muốn nói mùa Xuân của tôi đã có ngay trong đêm tân hôn của cha mẹ tôi. Xuân như mặt trời nổ trong lòng mẹ, rồi từ đó, tôi ra đời, góp chung câu gào thiết tha cho mùa Xuân vĩnh cửu. Nếu tôi chết đi, xin cho tôi được tái sinh nhiều lần để tôi tiếp tục đi mãi trong mùa Xuân. Bài XUÂN CA được soạn theo ngũ cung Việt Nam”** Dựa trên những tâm tình của Phạm Duy, và mỗi khi nghe “Xuân Ca”, theo tôi, đây là khúc ca hoan lạc đầy chất người. Khúc hoan ca ấy là tình yêu, là cội mầm của sự sống, là phát khởi bao điều để thành hình hài, thành tình yêu của đất trời, tình yêu của cha mẹ, rồi đến tình yêu của anh, của em. Khúc hoan ca ấy, theo tôi nghĩ, là “hoa của đất”***. Cứ thế tình yêu xoay vần theo từng hơi thở của tạo hóa trong “một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về” để “bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ”, rồi “chung câu gào thiết tha” cùng cất lời ca “hát Xuân thật dài”. Đến khi thanh xuân, “sang bến yêu”, “tìm gió trăng”, căng ngời sức sống yêu đương, khát khao luân hồi trong cõi yêu hoan lạc.
Nghe “Xuân Ca”, và nhất là mỗi khi nghe điệp khúc “Xuân Xuân ơi, Xuân ới, Xuân ơi/ Xuân Xuân ơi, Xuân ới, Xuân ơi” lặp lại nhiều lần, tôi như nghe tiếng réo gọi mùa Xuân, nàng Xuân. Đó là tiếng gù của con chim cu gọi mái, là tiếng huýt sáo của hải mã, là tiếng gầm gừ của hươu đỏ lúc động tình…; là tiếng đàn môi, tiếng khèn xao động cả núi rừng gọi bạn; là tiếng gọi tình em, gọi tình anh trong cõi vô thường. Trên hết là tiếng gọi tình khát khao cuộc sống trần gian này. Rất đời thường, nhưng đầy dư vị của cuộc đời qua âm thanh “ơi”, “ới”. Tiếng “ơi”, “ới” như lan cả đất trời Xuân, thấm vào tận dòng máu cuồng nhiệt yêu đương tạo men say tình ái, ngất ngây như thuở A-đam cùng E-va ăn trái cấm.
Nhiều nhạc sĩ đã cống hiến những bài ca Xuân cho người yêu nhạc. Và với Phạm Duy cũng thế, những bài ca Xuân của ông vẫn vang lên khắp chốn, góp một nét riêng báo tin mừng cho nhân thế đón chào Chúa Xuân. Trong những bài ca Xuân ấy, tôi như nghe tiếng lòng của ông “Vì yêu, yêu nước, yêu nòi/ Ngày Xuân tôi hát nên bài tình ca/ Ruộng xanh tươi tốt quê nhà/ Lòng tôi đã nở như là đóa hoa” (Tình Ca).
Chú thích:
(*) và (**): Những Xuân Ca Trong Đời Tôi (nguồn phamduy.com)
(***): lấy ý tục ngữ: Người ta là hoa đất
Chính cõi lòng ấy, Phạm Duy đã tạo nên những ca từ tươi vui, mượt mà chào đón Xuân. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu ca từ như là đóa hoa Xuân dâng hiến cho đời trong một số bản nhạc của ông viết về Xuân.
Đầu tiên, trong bài “Xuân Nồng” (1956), với lời ca vẽ lên không gian xuân. Này là “nắng khắp phố phường”, “hoa cười lên hương”, “máu Xuân trong lòng tràn lan trong gió cong” cho người cảm thụ như thấy xuân rạo rực trong từng nốt nhạc của Phạm Duy, như thấy xuân tình tứ cùng cõi đất trời thấm đẫm tình yêu. Dù không áp dụng thi pháp của thơ, nhưng chính những giai điệu, những cung bậc của âm nhạc khơi gợi cả không gian nghệ thuật. Đó là “trời xanh”, “hương xuân la đà”, “trời tự do”, “lũ bướm quanh co”, “đường tơ”, “nẻo mơ”. Chính không gian xuân ấy đã đưa Phạm Duy mơ mộng về một cuộc đời tươi đẹp, về cuộc sống hoan ca: “Có tiếng guốc kéo vang trên phố vắng/ Đưa tôi ra gặp ngay ánh nắng/ Có tiếng hát giáo đường trong gió sớm/ Đưa tôi về cuộc đời đầm ấm”. Hòa cùng mùa Xuân, tác giả như muốn trải nỗi lòng cùng người và cảnh. Nỗi lòng ấy là đóa hoa nồng đượm hương thơm thổ lộ tình yêu đồng bào, đất nước này khi độ xuân sang: “Yêu người dân, Xuân nồng tình doan”.
Còn đây là “Xuân Thì” (1953), ca từ như một bài thơ. Ca từ gợi lên mơ ước của bao người khi Xuân về. Mơ ước ấy vẫn mãi là mơ ước từ bao đời nay, không riêng của người dân Việt mà là giấc mơ chung của nhân loại: “Đường đi êm quá/ Có phải giấc mơ đã thành tiếng thơ/ Trời không mưa gió/ Mẹ bế con thơ, con bú say sưa”. Mỗi khi nghe bài này, tôi như thấy lòng mình được xoa dịu nỗi đau. Như bỏ sau lưng những “mùa chinh chiến”, những “giận hờn”, “cô đơn”để mà trao “những lời yêu mến nhau”, để tình duyên ngập tràn cả Nam, Bắc, Tây, Đông. Đây là niềm tin của bao người như đóa hoa chớm nở, như “tình Xuân chớm nở đêm qua” sẽ bỏ những đau buồn, mất mát, tiếc thương để chào đón nàng Xuân, chào đón yêu thương, mừng vui chào đón “tin lành” tràn về khắp chốn: “Tình ra núi Bắc, non Đông/ Duyên về tới chốn Nam sông, Tây rừng/ Gọi đàn chim trắng như bông/ Tin lành đưa xuống khắp vùng trên đất nước ta/ Êm êm tiếng hát trăng tà/ Tình soi trên phím tay ngà gái trinh/ Người ôm nhân loại trong mình/ Cười tuôn nước mắt cho Xuân tình dấy men”.
Mỗi độ Xuân về, những âm vang của những ca khúc về mùa Xuân rạo rực vang lên làm bừng tỉnh cả đất trời. Thiên nhiên ngời ngời hương sắc mùa Xuân. Hòa trong tiếng nhạc của đất trời, bài ca “Hoa Xuân” (1953) được ra đời. Trong bài ca này, thiên nhiên qua những âm giai hiện ra bằng những hình ảnh vừa ước lệ, ẩn dụ vừa chi tiết, cụ thể. Hình ảnh ấy là “bãi cỏ non”, “gió Xuân”, “hoa cười”, “nắng vàng son”, “lũ ong lên đường cánh tung tròn”, “lũ bướm lả lơi”. Đặc biệt, hình ảnh “hoa” và động từ “yêu” được nhắc đi nhắc lại, in dấu ấn của nàng Xuân với con người. “Hoa” được nhân hóa, gợi lên thứ tình cảm trân quý mà nàng Xuân dành trọn cho con người, đặc biệt là nông dân và người lính: “Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi/ Muốn yêu anh vác cày trên đồi/ Hay là yêu chiến sĩ ngàn nơi/ Thấy hoa tươi cười bỗng thương đời”. Từ hình ảnh “hoa”, tác giả thể hiện cái tình của lòng mình với mùa Xuân. “Hoa” là cái cớ để chàng trai, nhạc sĩ Phạm Duy khi trẻ hát lên khúc hát dâng hiến cho đời: “Xuân! Hoa còn tươi mãi/ Hoa vì nhân thế biết sum vầy cuộc vui/ Xuân! Hoa nở vì ai/ Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai”. “Hoa” là phẩm vật của thiên nhiên tặng cho con người. Giờ, “hoa” là tặng phẩm tình yêu của chàng thi sĩ – nhạc sĩ dâng tặng nàng thơ xuân sắc trong tiếng hát mừng của đàn em thơ trẻ: “Có một chàng thi sĩ miền quê/ Ngắt bông hoa biếu người xuân thì/ Có một đàn em bé ngoài đê/ Hát câu i tờ đón xuân về”.
Xuyên suốt bài hát là hình ảnh “hoa” và “xuân” cứ lặp đi lặp lại vẽ lên mùa xuân thái bình, an lạc với “hoa xuân phép lạ ra màu”, “người cùng mùa đã thoát vực sâu”, với “sức reo hoa nở lúc Xuân đầu”. “Hoa Xuân” chính là tiếng lòng nở hoa của Phạm Duy muốn phơi tình cùng nhân thế: “Xuân! Hoa là tình tôi/ Đua nở cùng ai cùng quyến luyến mọi nơi”. Tiếng lòng ấy của Phạm Duy như nói hộ tình của bao người với lòng cầu chúc, ước mong đất trời, quê hương, con người mãi an lạc, thái hòa, hạnh phúc: “Có một bầy thôn nữ nhìn hoa/ Chúc cho Xuân vui vẻ thái hòa/ Có một vài tóc trắng thầm mơ/ Ước cho hoa nở mãi không già”.
Còn đây là thổ lộ của Phạm Duy khi sáng tác bản “Xuân Ca” (1961): “Cũng trong dòng nhạc tâm linh, tôi soạn bài XUÂN CA, lần này không phải là hành khúc hay âu ca mà là dân ca phát triển. Trong bài này, tôi muốn nói mùa Xuân của tôi đã có ngay trong đêm tân hôn của cha mẹ tôi. Xuân như mặt trời nổ trong lòng mẹ, rồi từ đó, tôi ra đời, góp chung câu gào thiết tha cho mùa Xuân vĩnh cửu. Nếu tôi chết đi, xin cho tôi được tái sinh nhiều lần để tôi tiếp tục đi mãi trong mùa Xuân. Bài XUÂN CA được soạn theo ngũ cung Việt Nam”** Dựa trên những tâm tình của Phạm Duy, và mỗi khi nghe “Xuân Ca”, theo tôi, đây là khúc ca hoan lạc đầy chất người. Khúc hoan ca ấy là tình yêu, là cội mầm của sự sống, là phát khởi bao điều để thành hình hài, thành tình yêu của đất trời, tình yêu của cha mẹ, rồi đến tình yêu của anh, của em. Khúc hoan ca ấy, theo tôi nghĩ, là “hoa của đất”***. Cứ thế tình yêu xoay vần theo từng hơi thở của tạo hóa trong “một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về” để “bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ”, rồi “chung câu gào thiết tha” cùng cất lời ca “hát Xuân thật dài”. Đến khi thanh xuân, “sang bến yêu”, “tìm gió trăng”, căng ngời sức sống yêu đương, khát khao luân hồi trong cõi yêu hoan lạc.
Nghe “Xuân Ca”, và nhất là mỗi khi nghe điệp khúc “Xuân Xuân ơi, Xuân ới, Xuân ơi/ Xuân Xuân ơi, Xuân ới, Xuân ơi” lặp lại nhiều lần, tôi như nghe tiếng réo gọi mùa Xuân, nàng Xuân. Đó là tiếng gù của con chim cu gọi mái, là tiếng huýt sáo của hải mã, là tiếng gầm gừ của hươu đỏ lúc động tình…; là tiếng đàn môi, tiếng khèn xao động cả núi rừng gọi bạn; là tiếng gọi tình em, gọi tình anh trong cõi vô thường. Trên hết là tiếng gọi tình khát khao cuộc sống trần gian này. Rất đời thường, nhưng đầy dư vị của cuộc đời qua âm thanh “ơi”, “ới”. Tiếng “ơi”, “ới” như lan cả đất trời Xuân, thấm vào tận dòng máu cuồng nhiệt yêu đương tạo men say tình ái, ngất ngây như thuở A-đam cùng E-va ăn trái cấm.
Nhiều nhạc sĩ đã cống hiến những bài ca Xuân cho người yêu nhạc. Và với Phạm Duy cũng thế, những bài ca Xuân của ông vẫn vang lên khắp chốn, góp một nét riêng báo tin mừng cho nhân thế đón chào Chúa Xuân. Trong những bài ca Xuân ấy, tôi như nghe tiếng lòng của ông “Vì yêu, yêu nước, yêu nòi/ Ngày Xuân tôi hát nên bài tình ca/ Ruộng xanh tươi tốt quê nhà/ Lòng tôi đã nở như là đóa hoa” (Tình Ca).
Chú thích:
(*) và (**): Những Xuân Ca Trong Đời Tôi (nguồn phamduy.com)
(***): lấy ý tục ngữ: Người ta là hoa đất
Tháng 12/2016
Phan Trang Hy
Nguồn: Tạp chí NON NƯỚC số 230
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét