La Trung - Ký nhận giao mùa
Với tôi ở một nghĩa nào đó Thơ là ngọc của loài
trai tháng năm vùi đáy sóng là thứ ánh sáng của đớn đau. Tôi nghĩ
thế! Đã có nhiều định nghĩa về thơ cần thiết hay không cần thiết
không bàn đến ở đây. Tôi chỉ biết đời ngoài kia là cơm áo
là bão bùng. là ghét yêu là buồn vui là cần sống và... Thơ
Thơ cũng
thế và làm thơ cũng thế! Người làm thơ có 3 loại:
- Loại thứ nhất sinh ra để làm thơ là nguồn thơ là đi
đứng nằm ngồi đều thơ như các loài hoa phải nở... nên cuộc đời mến
chiều mà gọi tiếng thơ Hoa
- Loại thứ hai không thơ họ đến trong đời hớt hơ vui
buồn nắng mưa mà Quả là con người như bao con người khác... Nhưng
có khác là trời hành chăng? Mà trong dòng chảy tâm thức họ
những lở bồi tầng tầng lớp lớp xô nhau những mùa gieo cấy luôn phập
phều mưa lũ những người ta gập ghềnh càn khôn vô lường khép mở ...
Cứ ruộng đồng ngổn ngang tiếng đời mà trũng vào hơi thở... khiến cho
không thể nào không so vắn bậc cung thương mà dốc bớt nỗi "đoạn
trường".
- Loại thứ ba là khóc mướn thơ là phù phiếm nhợt
nhạt và rẻ rúng... Thôi thì thế cũng là thơ bởi vì biết sao:
Đời!
Ký nhận
giao mùa! Tôi cầm tập bản thảo của La Trung ngẫm cũng lạ về cái tựa
anh đặt cho tập thơ ấy. Giao mùa là khắc giờ chuyển đổi của thời
gian và không gian nó không phụ thuộc bất kỳ vào sự chi phối nào của
con người. Chỉ là việc của Hóa Công! Đau đáu nào mà La Trung đi
làm việc "ký nhận" ấy? Đọc thì hóa ra anh thuộc vào
loại thứ hai làm thơ loại người trời hành phải làm thơ. Nếu
không phải thế thì mắc mớ gì La Trung phải Ký nhận giao
mùa. Nhìn vào những câu thơ anh anh hiểu tôi hiểu và mọi người sẽ
hiểu bởi:
nước gởi lòng mây
người quên chốn cũ
hương đồng ngẩn ngơ trước gió
cầm lòng đổi một cơn say
thương ngày ngủ chợ
(Nở sáng)
người quên chốn cũ
hương đồng ngẩn ngơ trước gió
cầm lòng đổi một cơn say
thương ngày ngủ chợ
(Nở sáng)
Thế
đấy! Mây soi vào sông để nước cuốn đi. Tình đời như ở đợ và
chúng sinh thành mỗi kiếp ăn mày! Chúng ta ăn mày
nhau hay ăn mày chính mình? Có lẽ cả hai ! Bởi cùng một
đắng cay không thể dãi bày nên mới Cầm lòng đổi một cơn say mà
thương ta thương người thương bao kiếp mệt nhoài trong chợ đời
thiếp ngủ. Buồn! Nhưng đấy là chân dung anh chí ít là chân dung một
"phân loại" làm thơ.
Tôi trân
trọng thái độ La Trung viết (hoặc gọi là làm thơ cũng thế). Nhưng
với tôi anh không "làm thơ ". Anh đang khổ hạnh trong một
cuộc "nghiệm đời" và "nghiệm mình". Để làm
gì? Anh không phải là kẻ đi tìm "đốn ngộ" từ những
huyền vi. Trong hình tướng của "thằng khờ" anh đi tìm
cái "khờ" giữa bao khuôn mặt con - người để thấy
"người" trong những thảng thốt của giọt sữa ngọt thơm cái
mà chúng ta chẳng bao giờ nghĩ tới bởi những điều đó rất tầm
thường tầm thường như bát cơm chúng ta bưng lên mỗi ngày thấm đẫm bao
mồ hôi nước mắt đời quê:
Bò ăn cỏ
sinh ngu...
cho thơm dòng sữa
nhân loại cần chi mà dốc lòng thua được
dẫm nát đời nhau!
nụ cười robot không hơi
nhãn mác lạnh lòng trở mặt
đâu hay còn một chút nầy...
(Ngôi yêu)
sinh ngu...
cho thơm dòng sữa
nhân loại cần chi mà dốc lòng thua được
dẫm nát đời nhau!
nụ cười robot không hơi
nhãn mác lạnh lòng trở mặt
đâu hay còn một chút nầy...
(Ngôi yêu)
Cuộc
sống ngày càng trở nên quá lạnh và con người ngày càng ít cô đơn!
Trong khoảng hiếm hoi của cô đơn có đôi lần chúng ta thổi tro đời nhen
lửa hong cho lòng biết ấm để biết còn cần nhau. Như một tất yếu
khách quan khi cô đơn ta mới tìm nhau. Sau những khách sáo những ông tôi
những lập lòe xanh đỏ trận đời phút lặng lòng nghe nhát cuốc ngàn
năm vọng giữa tim người ta thổn thức biết đời còn của lúa mà sấp
lòng lấy lội phía... à ơi:
Bói miệng
ở
đi
chữ mô cũng đều ưng bụng
gã say bái núi
nghe đồng dao vỡ vụn...
gọi mục đồng nói nhỏ đôi câu
bụng đói...
rì - tắc suôn trâu sứt sẹo em à!
(Cơn của Gã)
ở
đi
chữ mô cũng đều ưng bụng
gã say bái núi
nghe đồng dao vỡ vụn...
gọi mục đồng nói nhỏ đôi câu
bụng đói...
rì - tắc suôn trâu sứt sẹo em à!
(Cơn của Gã)
Theo nghĩa
của Dịch lý núi là tích chứa là đẹp đẽ trang sức cũng là ngưng
trở là tĩnh lặng. Núi là đỉnh để người ta vươn tới. Nhưng có
núi bởi vì đất đã trũng thành suối sông sau mấy cuộc đổi
dời... Đất là đời người và suối sông là nước mắt chăng?!. Mà
trong cơn "say bái núi" La Trung chợt cúi nhìn nghe "đồng
dao vỡ vụn" để giật mình cơn đói "rì - tắc" mà quặn
lòng "suôn trâu sứt sẹo" thốt lên thời gian tiếng nấc Em
à! ru mình lặng lẽ dòng trôi:
Thôi hãy cứ xuôi dòng sông hỉ nộ
Tuổi tên đâu chỉ để mất hay còn
Sóng hư vô vỗ về cơn đánh đố
Giọt mưa nào lắng nhẹ giữa hồn trong
(Còn trong ruột gió)
Tuổi tên đâu chỉ để mất hay còn
Sóng hư vô vỗ về cơn đánh đố
Giọt mưa nào lắng nhẹ giữa hồn trong
(Còn trong ruột gió)
Anh là một kẻ "phàm phu" trong cuộc tìm Thơ -
là tìm cái chất thơ từ cuộc sống đầy bụi bặm Dấn thân vào cuộc
mượn đời phàm phu tìm về để tự ru mình! Thế thôi bởi vốn anh cũng
chỉ là một con người của trần thế điêu linh với trăm ngàn mối buộc
ràng nhục vinh hỉ nộ. Thôi em ạ!buồn chi - tôi cũng chỉ/ xác
thân mê lặng lẽ cuộc yêu người... Nhưng trong "căn phần" linh
hồn anh đã thức những rễ mầm của Tỉnh giác cái mà vô minh hằng sa
kiếp vùi đời sống vào ám mị để bặt tăm nguồn xưa rêu phủ nhận
ra Tuổi tên đâu chỉ để mất hay còn lắng mình những phút trong
veo Giọt mưa nào lắng nhẹ giữa hồn trong...
Cái đêm lá dỗ chính ta
Ngày sinh lạc mất hiểu ra sự tình
Ôm câu lục bát đăng trình...
Qua cơn hỷ nộ biết mình là ai
(Lá dỗ)
Ngày sinh lạc mất hiểu ra sự tình
Ôm câu lục bát đăng trình...
Qua cơn hỷ nộ biết mình là ai
(Lá dỗ)
Ôm
câu lục bát đăng trình... Anh đang trong chuyến "đăng" vào
ngày sau hay trong buổi quay về "trình". Nguồn Cội điều này
chỉ anh mới là người chứng ngộ Qua cơn hỉ nộ biết mình là ai. Chỉ
nghe mơ hồ trong làn hương tâm vừa thoảng phân vân mà đoán già đoán non
khi nhìn mái ngói Âm Dương bao đời rêu phủ vừa có một chớp bóng của
ngày thiêng trong tiếng điểm giao mùa anh ký nhận đâu đó những mầm
tươi hé nụ trước hiên Người:
Mặc người sờ nắn mái Âm Dương
mắt cửa vẫn mở thời gian hằng trăm thế kỷ
hẻm nhỏ cựa mình trở giấc
nghe đường xưa ký nhận giao mùa!
Trẻ cười giòn tan
hương vầy dưới mái
đàn lòng bổng trầm điệu sáng
đời tôi đặc quánh công em
tình reo trong mắt...
khúc nguyện xuân rộn dưới hiên đời.
(Ký nhận giao mùa)
mắt cửa vẫn mở thời gian hằng trăm thế kỷ
hẻm nhỏ cựa mình trở giấc
nghe đường xưa ký nhận giao mùa!
Trẻ cười giòn tan
hương vầy dưới mái
đàn lòng bổng trầm điệu sáng
đời tôi đặc quánh công em
tình reo trong mắt...
khúc nguyện xuân rộn dưới hiên đời.
(Ký nhận giao mùa)
Câu chữ của
La Trung là câu chữ của chân tình đời tôi đặc quánh công em thật
thà tôi nghĩ như thế! Thơ anh giản dị và hồn hậu lẫn giữa không ít dằn
vặt. Thể điệu thơ gập ghềnh mang nhiều sắc thái của suy niệm và
triết luận. Dường như anh ít cầu kỳ câu chữ phần lớn ở dạng mộc anh
ít quan tâm đến lập thế kiếm liệu lựa điệu... Ở đấy câu chữ cứ
rụng theo những phút xao rung của tâm hồn anh trong từng bắt
gặp. Thơ ca bắt đầu từ đời sống để quay lại với đời sống! Chính là
điều này! Nếu không thế thì làm thơ cho gió mây bay à! Và cũng bắt
đầu từ những thấm lạnh của miền quê anh tứ mùa vẹo xiêu nghiêng ngả
hắt xuống thơ anh những giọt nhọc nhằn:
Lặng lẽ nia nong
Nhọc nhằn chín tới
Vàng tươm cõi kén
Nổi trôi mấy mùa
(Khúc tơ dâng Mẹ)
Nhọc nhằn chín tới
Vàng tươm cõi kén
Nổi trôi mấy mùa
(Khúc tơ dâng Mẹ)
Cổ tích hiện về
trăng mười bốn thêu vàng mái phố
góc tường rêu cây cỏ làu bàu
em gái lao đao giữ cho tròn hạnh
vấp bóng thị trường đớ giọng quê hương!..
(Tấc lòng)
trăng mười bốn thêu vàng mái phố
góc tường rêu cây cỏ làu bàu
em gái lao đao giữ cho tròn hạnh
vấp bóng thị trường đớ giọng quê hương!..
(Tấc lòng)
Là
đời sống cứ rớt giọt trên trang tháng năm anh mà nhòa vào tâm cảm
mà... thơ.Ký nhận giao mùa - Thực ra tôi đọc anh không để bình
phẩm (bởi tôi người ít học) chỉ là đọc cái tâm tình anh dâng hiến
cho cuộc sống bạn bè người thân. Nhìn cái cách anh cảm xúc và
suy tư... rồi ẩn náu những điều đó đằng sau chữ nghĩa chợt gặp
phút chùng lòng. Anh cũng như tôi như bạn mà trong nẻo hồn kia sao
dung nhiếp cả một niềm độ lượng. Độ lượng với đời với mình với
người từ cõi phù trầm âm u chớp bể mưa nguồn để lắng lòng trước
người ta an nhiên một nụ cười mà nở sáng. Là kẻ vụng về
và thô thiển với chữ nghĩa tôi đọc anh cũng rưng niềm cảm nhận. Nhưng
xét cho cùng cái tôi cảm nhận được từ anh cũng chẳng qua là "cưỡi ngựa xem hoa" mà ấp úng vài lời nghĩ cạn. Cũng
là cái tình với Đời - Thơ mà ngồi với nhau nhấm nháp chút men buồn
u ơ vài câu vô nghĩa... mà nghe:
Khóc cười quá độ thành say
Đi trong cõi nợ phải vay ý trời
Giấc lành cược với nổi trôi...
Dấn thân vào cuộc mượn đời phàm phu
(Ngõ không)
Đi trong cõi nợ phải vay ý trời
Giấc lành cược với nổi trôi...
Dấn thân vào cuộc mượn đời phàm phu
(Ngõ không)
Đọc
thơ anh trong đêm mưa nay... chợt nghe khúc ca dao trôi về phía hạn... để tần
ngần đứng vịn hồn quê mà lênh loang đêm một: Ký nhận giao mùa:
Ta rất nhớ...
thuở ngồi bên cây khế
dưới trời thu hoa tím rụng lên bàn
điệu nhạc buồn vương vấn lối thơ sang
rơi theo giọt cà phê đen
mỗi sáng...
Ta ngồi chờ...
búp bê rời tủ kính
giọng oanh vàng thỏ thẻ môi xinh
hương ngọc lan ngào ngạt quanh mình
lời yêu lặng lẽ
trời thương tình thả gió heo may!
Thu lại về xanh lối cũ
quay quắt nhớ em
ta trở lại vườn xưa - cây khế
chiếc bàn nhỏ thân quen vẫn rơi đầy hoa tím
em đi rồi cây khế cũng buồn lây!
Lặng nhìn qua chiếc lá bay...
lời thương lặm vào đáy cốc
ai đốt thuốc tìm ai qua làn khói trắng
cơn nhớ ngập vườn xưa!
bướm vàng ngơ ngẩn
bay vào thu cánh vỗ nhịp ru tình...
La Trung
thuở ngồi bên cây khế
dưới trời thu hoa tím rụng lên bàn
điệu nhạc buồn vương vấn lối thơ sang
rơi theo giọt cà phê đen
mỗi sáng...
Ta ngồi chờ...
búp bê rời tủ kính
giọng oanh vàng thỏ thẻ môi xinh
hương ngọc lan ngào ngạt quanh mình
lời yêu lặng lẽ
trời thương tình thả gió heo may!
Thu lại về xanh lối cũ
quay quắt nhớ em
ta trở lại vườn xưa - cây khế
chiếc bàn nhỏ thân quen vẫn rơi đầy hoa tím
em đi rồi cây khế cũng buồn lây!
Lặng nhìn qua chiếc lá bay...
lời thương lặm vào đáy cốc
ai đốt thuốc tìm ai qua làn khói trắng
cơn nhớ ngập vườn xưa!
bướm vàng ngơ ngẩn
bay vào thu cánh vỗ nhịp ru tình...
La Trung
Bình Dương 29/8/2010
Từ Linh Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét