Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Mục đích của Phạm Duy khi ông soạn Tâm ca

Mục đích của Phạm Duy 
khi ông soạn Tâm ca 
... Nhưng trong lúc ấy thì Việt Nam mỗi lúc biến thành xứ sở của tan tác. Và cuối năm ấy, Mười Bài Tâm Ca ra đời. 
Tâm Ca! Tất cả nhạc phẩm Phạm Duy há không phải là tiếng hát của con tim, rồi sao? Tiếng kêu của con tim của cõi lòng khổn khổ của một con người, của một nghệ sĩ đã sống từ hăm lăm năm giữa một thế giới bạo động và khổ đau. Ðây là những cái nhìn bi thảm nhưng đầy mến thương của một người muốn cố gắng nhìn rõ niềm khổ đau đích thực của dân tộc mình, những cái nhìn sắc bén của một người muốn cố gắng nhận diện kẻ thù đích thực, những cái nhìn bâng khuâng hay suy tư của một người ủng thắc mắc về cuộc sống về cái chết, về định mệnh, những cái nhìn khinh khoái hơn hay tươi vui hơn của một người từ đáy thẳm của vực sâu, vẫn tiếp tục tạ ơn đời. 
Ðây là những khúc điệu phần nhiều điểm vẻ giản dị trơ trụi và cũng cảm kích nữa. Cái giản dị và trơ trụi ấy đối với Phạm Duy nó bất thường đến nỗi khi ông mới soạn một bài Tâm Ca thì có kẻ tưởng ông ''cạn nguồn nhạc hứng''. Cái giản dị và trơ trụi của phần nhạc điệu trong một số bài Tâm Ca ấy hiến nhiên là do tác giả cố ý, vì nếu không phải thế thì làm sao cắt nghĩa được sự phong phú về khúc điệu trong các bài Tâm Ca mới soạn ra sau này vào những năm 1966 và 1968, như Nhân Danh, Bi Hài Kịch, Những Gì Sẽ Ðem Theo Về Cõi Chết, Ði Vào Quê Hương, Chuyện Hai Người Lính, Trả Lại Tôi Tuổi Trẻ? (trong những bài tâm ca mới này có bốn bài không được xuất bản, vì những lý do mà người ta có thể đoán biết dễ dàng) Phần lời thì cô đọng và phong phú, phần nhạc lại giản dị và trơ trụi: chỗ tương phản nghệ thuật, do chính sự cố ý của Phạm Duy ấy, thực ra chì làm cho mười bài tâm ca đâu tiên thêm phần ác liệt.
Mười Bài Tâm Ca được quần chúng và phân lớn các nhà phê bình Việt Nam đón tiếp với nhiều xúc cảm và cảm tình, nhưng có lẽ cũng không nên lấy làm ngạc nhiên về chuyện một vài kẻ đã tìm cách bôi đen tiếng lòng của Phạm Duy, và có lẽ cũng không nên lấy làm ngạc nhiên về chuyện các bài Tâm Ca đã bị mấy nhóm chính trị lợi dụng để trút tội lỗi chiến tranh lên đầu nhà cầm quyền hiện tại (dường như rồi cũng mấy nhóm chính trị này làm lại những trò ấy đối với Trịnh Công Sơn). Tuy nhiên tất cả những chuyện ấy không dính dấp gì đến mục đích của Phạm Duy khi ông soạn Tâm Ca. 
Con người vốn tương đối ít chịu giải thích về các hoạt động nghệ sĩ của mình đó, một hôm đã viết cho tôi những dòng đầy ý nghĩa:
''... Tôi không muốn làm lợi khí của bất cứ bên nào. Tất cả những điều tôi muốn nói đều đã được nói ra trong các bài tâm ca hay trường ca, tôi không muốn vênh vang một thái độ trong các tác phẩm ấy, tôi chỉ muốn phô diễn một lời than thở. Ở đây tất cả dân tộc bị khiếp đảm vì cuộc chiến tranh kéo dài từ ba mươi năm nay. Ai cũng muốn tìm nơi lẩn trốn, nhưng sự ra đi không phải chuyện dễ dàng, cho nên người ta đâm ra tù túng, ngờ vực và đôi khi bạo nghiệt nữa! Người ta không có thì giờ để học hỏi, để đoàn kết, để giáo dục nhau. Mười Bài Tâm Ca ra đời là để chống lại sự vong thân ấy!''. 
Tôi không muốn nói gì thêm vào những lời này!. 
Georges Etienne Gauthier 
Nguồn: Pham Duy’ Study 2007
Theo https://phamduy.com/











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát Lời hát giao duyên kể về nỗi niềm cô gái thương thầm chàng trai/ Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát/ ...