Về đâu hỡi gió heo may?
Đọc lại “Gió heo may đã về” của Đỗ Hồng Ngọc, tôi… buồn! Buồn, không phải mình già, mà buồn cho tuổi già. Mùa thu, mùa của gió heo may. Một chút gió nhẹ, một chút se se lạnh, một chút heo héo, một chút khô khô… lẫn trong không khí của một buổi sớm mai.
Mùa thu đẹp đẽ biết bao! Thương những chiếc lá vàng còn vấn vương cây cành chưa chịu rụng, và lẩn khuất trong kẽ lá vàng là những chồi non lác đác nhú lên, để rồi mùa thu sau hoặc nhiều mùa thu nữa lại âm thầm rụng xuống.
Có nhiều bài thơ, bài văn, bài nhạc ca ngợi mùa thu, nhưng nghiệt ngã thay, mùa thu là mùa của gió heo may - một thứ gió man mác buồn - ám chỉ những người già - để rồi một ngày nào đó không rụng như lá, mà âm thầm… quỵ xuống!
Nghĩ về tuổi già, tôi rưng rưng nhìn những chiếc lá toòng-teng trên cành, hình như chúng còn tiếc nuối thời xanh biếc, và trong tôi hình như cũng đau điếng thoáng nghe một tiếng rơi.
Tôi tự hỏi rằng, già rồi thì sao?
Tôi xa Bình Tuy đã gần nửa thế kỷ, nói theo nhạc sĩ Y Vân “Sáu mươi năm cuộc đời”, thì tôi đã đi hết cuộc đời rồi. Một nửa ở Bình Tuy, một nửa chen chân vào mảnh đất “lắm người nhiều tiền”.
Nghĩ về đất trời, tôi chỉ tin có đất, còn trời thì ở xa lắm, nếu may mắn sống thêm một chút nữa - và tôi tin - nên mỗi ngày tôi tận bước đều, tập dậm chân tại chỗ, để chờ hiệu lệnh một hai… một hai… đứng lại: Đứng. Và tan hàng, cố gắng. Nhưng đến nước này rồi, “cố” thì vẫn, nhưng “gắn” thì chỉ còn “gượng”.
Sáng nay, bầy chim sẻ sà suống sân vườn nhà bên cạnh để chờ những hạt thóc của người hàng xóm tốt bụng. Nhìn những những con chim sẻ hồn nhiên tôi thương chúng quá vì sẽ có ngày chúng cũng đến tuổi “heo may”.
Viết đến đây tôi thoáng lạnh bởi ngọn gió heo may đi qua khung cửa hẹp, và khép cửa lại, trong cái suy nghĩ mông lung: “Về đâu hỡi gió heo may”?
Bên ngoài nắng đã lên. Tôi mở máy nghe tiếng hát Kim Anh trong ca khúc Thu sầu của nhạc sĩ Lam Phương:
“Mùa thu thưa nắng, gió mang niềm nhớ
Trời chiều man mác, buồn nát con tim
Lệ tình đẫm ướt tà áo trinh nguyên…
Quên đi cho hết một kiếp thương đau…”
Mùa thu đẹp đẽ biết bao! Thương những chiếc lá vàng còn vấn vương cây cành chưa chịu rụng, và lẩn khuất trong kẽ lá vàng là những chồi non lác đác nhú lên, để rồi mùa thu sau hoặc nhiều mùa thu nữa lại âm thầm rụng xuống.
Có nhiều bài thơ, bài văn, bài nhạc ca ngợi mùa thu, nhưng nghiệt ngã thay, mùa thu là mùa của gió heo may - một thứ gió man mác buồn - ám chỉ những người già - để rồi một ngày nào đó không rụng như lá, mà âm thầm… quỵ xuống!
Nghĩ về tuổi già, tôi rưng rưng nhìn những chiếc lá toòng-teng trên cành, hình như chúng còn tiếc nuối thời xanh biếc, và trong tôi hình như cũng đau điếng thoáng nghe một tiếng rơi.
Tôi tự hỏi rằng, già rồi thì sao?
Tôi xa Bình Tuy đã gần nửa thế kỷ, nói theo nhạc sĩ Y Vân “Sáu mươi năm cuộc đời”, thì tôi đã đi hết cuộc đời rồi. Một nửa ở Bình Tuy, một nửa chen chân vào mảnh đất “lắm người nhiều tiền”.
Nghĩ về đất trời, tôi chỉ tin có đất, còn trời thì ở xa lắm, nếu may mắn sống thêm một chút nữa - và tôi tin - nên mỗi ngày tôi tận bước đều, tập dậm chân tại chỗ, để chờ hiệu lệnh một hai… một hai… đứng lại: Đứng. Và tan hàng, cố gắng. Nhưng đến nước này rồi, “cố” thì vẫn, nhưng “gắn” thì chỉ còn “gượng”.
Sáng nay, bầy chim sẻ sà suống sân vườn nhà bên cạnh để chờ những hạt thóc của người hàng xóm tốt bụng. Nhìn những những con chim sẻ hồn nhiên tôi thương chúng quá vì sẽ có ngày chúng cũng đến tuổi “heo may”.
Viết đến đây tôi thoáng lạnh bởi ngọn gió heo may đi qua khung cửa hẹp, và khép cửa lại, trong cái suy nghĩ mông lung: “Về đâu hỡi gió heo may”?
Bên ngoài nắng đã lên. Tôi mở máy nghe tiếng hát Kim Anh trong ca khúc Thu sầu của nhạc sĩ Lam Phương:
“Mùa thu thưa nắng, gió mang niềm nhớ
Trời chiều man mác, buồn nát con tim
Lệ tình đẫm ướt tà áo trinh nguyên…
Quên đi cho hết một kiếp thương đau…”
TRẦN HỮU NGƯ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét