Xuất xứ những bài nhạc Việt
Dù ngày nay với thời Kinh Tế Thị Trường Nhạc Việt nhiều khi
được (bị) sáng tác theo kiểu mì ăn liền nhiều khi nghe kỳ cục. Lời nhạc Việt diễn
tả sự phản kháng hay khôi hài hóa sự việc nào đó (nhạc nháy). Thế nhưng thông
thường, nó diễn tả tâm tư của người nhạc sĩ trong cuộc sống hàng ngày, tình
yêu, bạn bè, cảnh tan hợp hơp tan, ngay cả nỗi niềm của người trai đành xếp bút
nghiên phải lên đường diệt cộng để bao vệ tổ quốc dưới thời VNCH. Do đó mà rừng
nhạc lính rất tràn gian đại hải, là kho tàn âm nhạc quý giá mà dân Việt đáng tự
hào. Bạn muốn nhớ lại Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng, Trị Thiên Vùng Dậy
thì hãy tìm nghe lại những bài hát kiêu hùng của Trần Thiện Thanh. Tôi có ST được
xuất xứ của một số bài nhạc Việt thời đệ nhất và nhị cộng hòa ngay cả thời Tiền
Chiến, xin chia sẽ nơi đây, có thể các anh các chị muốn kể lại cho con cháu nhiều
kỷ niệm oai hùng của dĩ vãng, dù nhiều năm tháng đã trôi qua và dòng đời cứ
trôi mãi, nhưng theo tôi kỷ niệm sẽ mãi in sâu vào tim của một số đồng hương Đất
Việt.
Đa số bài viết Xuất Xứ được trích từ Blog Cà Phê Diễm Xưa, lời xuất xứ được thố lộ từ chính các tác giả của nhạc phẩm!
Đa số bài viết Xuất Xứ được trích từ Blog Cà Phê Diễm Xưa, lời xuất xứ được thố lộ từ chính các tác giả của nhạc phẩm!
XUẤT XỨ BÀI BIỆT LY
Tôi viết Biệt ly năm vừa tròn 20 tuổi trong hoàn cảnh chính quyền thực dân Pháp tuyển mộ rất nhiều người Việt Nam sang làm thợ hoặc lính đánh thuê cho các thuộc địa khác của Pháp... Hồi đó, cha tôi làm việc ở ga Hàng Cỏ, Hà Nội. Sân ga Hàng Cỏ bấy giờ sôi động hơn bao giờ hết, liên tục đưa đón tàu đi tàu về chuyên chở những chàng trai Việt lên đường tha hương. Người đi kẻ ở. Buồn lắm. Đau xót lắm. Cái không khí tiễn đưa không hẹn ngày về tác động mạnh đến tâm cảm vốn day dứt của tôi.Nhà ở gần ga nên tôi thường được chứng kiến những cuộc chia tay đầy nước mắt trên sân ga.
Tôi viết Biệt ly năm vừa tròn 20 tuổi trong hoàn cảnh chính quyền thực dân Pháp tuyển mộ rất nhiều người Việt Nam sang làm thợ hoặc lính đánh thuê cho các thuộc địa khác của Pháp... Hồi đó, cha tôi làm việc ở ga Hàng Cỏ, Hà Nội. Sân ga Hàng Cỏ bấy giờ sôi động hơn bao giờ hết, liên tục đưa đón tàu đi tàu về chuyên chở những chàng trai Việt lên đường tha hương. Người đi kẻ ở. Buồn lắm. Đau xót lắm. Cái không khí tiễn đưa không hẹn ngày về tác động mạnh đến tâm cảm vốn day dứt của tôi.Nhà ở gần ga nên tôi thường được chứng kiến những cuộc chia tay đầy nước mắt trên sân ga.
Điều đó khơi dậy trong lòng tôi nhiều cảm xúc và tôi có ý định
sáng tác một bài hát về đề tài này.tôi được anh bạn kể chuyện anh ta phải lòng
một cô gái nhưng bị bố mẹ ngăn cấm và mối tình tan vỡ. Câu chuyện đó và những cảm
nhận của thời thơ ấu đã giúp tôi viết Biệt ly
Lần đầu, Biệt ly được công bố trước đám đông khán giả là vào
năm 1940 ở Hà Nội. Chị Phụng, một ca sĩ ở ngõ chợ Khâm Thiên là người đầu tiên
hát. Không còn nhớ rõ nghệ danh, tôi chỉ nhớ tên gọi thân mật là chị Phụng – một
giọng hát được nhiều người Hà thành yêu mến. Sau một thời gian nằm im ắng, đến
năm 1988 Biệt ly mới chính thức được hát trở lại trên các sân khấu trong Nam
ngoài Bắc, được đưa vào chương trình Nửa thế kỷ bài hát Việt Nam. Cùng với Biệt
ly, nhiều ca khúc tiền chiến của các nhạc sĩ khác như Văn Cao, Đặng Thế Phong,
Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý… cũng được biểu diễn trở lại.
Mấy phút bên nhau rồi thôi Đến nay bóng em mờ khuất Người về
u buồn khắp trời Người ra đi với ngàn nhớ thương Mấy phút bên em rồi thôi Dáng
em sống trong hồn tôi Xa cách ta còn tìm đâu ngày vui Biệt ly ước bao đường tơ
Réo rắt trong muôn hương mơ Thành sầu tiễn đưa Biệt ly ước mong hoàng hôn Êm đềm
về ru ấm tâm hồn Người yêu đương cách xa Đành sống vui cùng gió sương.
XUẤT XỨ BÀI GIỌT MƯA THU
Từ ô cửa nhỏ, mưa ngâu chảy ra tới sông dài, bể rộng, bây giờ
nhạc sĩ của mưa mùa thu đã đi và đi xa muôn thuở trong lòng người yêu nhạc bởi
duy nhất ba bài hát bất hủ. Ba giọt nước ấy đã góp cho ly nước của nền âm nhạc
Việt Nam thêm sóng sánh, quánh vàng.
Sinh ra trong một gia đình nghèo tại Nam Định, cha mất sớm,
gia cảnh túng thiếu, lại có tới sáu người con. Chú bé Phong đã phải sớm bỏ học,
rời quê lên Hà Nội kiếm sống. Nhờ vào năng khiếu vẽ tranh mà Phong đã có việc
cho một số tờ báo như vẽ truyện tranh, hình minh họa… và được vào học dự thính
tại trường cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Trong một kỳ thi, thầy giáo cho các học viên tự sáng tác. Đến
lượt chấm tác phẩm của Phong, thầy giáo người Pháp TARDIEU đã rất tâm đắc, khen
ngợi nhưng lại phán một câu “E rằng con sẽ không sống được lâu bởi hình là vận
mệnh người” do trong đó Phong vẽ nhưng thân cây khô của mùa thu, khẳng khiu và
đặc biệt tất cả đều cụt ngọn
Quả đúng như thế, cuộc sống của Phong rất long đong, khốn khổ. Anh không chỉ sống ở Hà Nội mà còn lang bạt qua Campuchia, dạt về Hà Nội với đủ nghề nhưng vẫn không thể sống nổi. Từ vẽ tranh, dạy vẽ, mở lớp dạy nhạc, sáng tác và cả nghề hát nhạc hội…
Quả đúng như thế, cuộc sống của Phong rất long đong, khốn khổ. Anh không chỉ sống ở Hà Nội mà còn lang bạt qua Campuchia, dạt về Hà Nội với đủ nghề nhưng vẫn không thể sống nổi. Từ vẽ tranh, dạy vẽ, mở lớp dạy nhạc, sáng tác và cả nghề hát nhạc hội…
Cám cảnh với oan nghiệt cuộc đời như một định mệnh vương vào
tuổi đời. Phong đã viết những bài hát não nề diễn tả tâm trạng của mình, đặc biệt
cả ba bài nổi tiếng nhất đều được viết trong mùa thu vàng vọt, mưa não nề. Bởi
thu chỉ đẹp và lãng mạn cho người đang mặn nồng, say đắm. Mùa thu sẽ là nỗi đớn
đau của người bệnh tật từ thể xác, tâm hồn cho đến nghèo túng.
Thu 1942, Phong bệnh nặng. Một hôm mưa tầm tã, rơi lộp bộp
trên mái lá, không thể ngủ, cũng chẳng thể nằm vì nước lạnh thấm ướt căn nhà nhỏ
sơ sài. Phong ngồi ôm gối nhìn qua cửa sổ đếm từng giọt rơi xuống, vỡ bóng hòa
vào dòng nước lênh láng, trôi tuột và nghĩ rằng có lẽ cuộc đời của mình cũng
như thế. Nỗi buồn đã buông chụp xuống ngay từ khi mới chào đời. Hàng ngàn nỗi
khổ đã bủa vây và chưa có ngày nhìn thấy hào quang. Đau quá, con tim như thắt lại,
máu trào lên để Phong gắng gượng lết tới bàn tuôn trào những cảm xúc lai láng
trong một giai điệu hết sức da diết, não nề và tuyệt vọng.
“… Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che, gió về
Ai nức nở thương đời châu buông mau
Dương thế bao là sầu…”
Vừa viết, Phong vừa ôm ngực ho lên từng hồi dài. Bài hát được
đặt tên “Vạn cổ sầu” có nghĩa là những nỗi buồn không thể giải thoát.
Ngay sau đó những người bạn vì lo lắng cho sức khỏe của Phong
đã đội mưa tới thăm. Ôm đàn, vuốt ngực, đè nén cảm xúc, chàng trai trẻ đã hát
cho mọi người cùng nghe thay cho tâm sự không thể tỏa bày. Cung điệu trầm lắng,
rời rã, ngưng đọng, nức nở của một con người chẳng còn định hướng tựa con thuyền
nhỏ trên sông vạm vỡ mờ bóng đêm. Phong đã trải lòng theo từng lời ca ngọt
ngào, không ủy mị, rên rỉ làm mọi người nín lặng và cùng buồn chỉ muốn khóc.
“Bài hát hay lắm Phong ơi, như xoáy vào tim, vào óc của người
cùng tâm trạng, nhưng bi thảm quá. Đặc biệt tựa đề “Vạn cổ sầu” nghe tang
thương lắm, nên sửa lại đi” – bạn bè góp ý như thế với Phong sau khi cùng lén
lau những giọt nước mắt. Phong nghĩ, cũng đúng, bởi đâu phải mình khóc trong
lòng, mà sau này người khác hát cũng sẽ phải đồng tâm trạng. Chẳng lẽ các ca sĩ
yêu bài này cũng phải chịu vận mệnh như mình sao?
Nhìn những giọt mưa ngâu của Ngưu Lang – Chức Nữ vẫn tuôn
trào chưa ngơi nghỉ dội xuống qua ô cửa, Phong thấy sao phũ phàng tựa đời mình
quá. Thôi thì sửa tựa cho nhẹ nhàng hơn và “Vạn cổ sầu” được đổi thành “Giọt
mưa thu”.
Có lẽ bài hát như một lời tạ từ, điềm báo trước và cũng là di
chúc cuối cùng nên chẳng bao lâu sau chàng nhạc sĩ tài hoa, bạc mệnh, yểu đời:
Đặng Thế Phong đã mang theo “Vạn cổ sầu” mãi đi vào màn đêm nhạt nhòa khi mới
24 tuổi tại quê hương Nam Định của mình vì căn bệnh của những người nghèo: bệnh
Lao.
XUẤT XỨ BÀI ÁO LỤA HÀ ĐÔNG
Ai trong chúng ta cũng đã từng hát một lần bài "ÁO LỤA
HÀ ĐÔNG" của nhạc sĩ NGÔ THỤY MIÊN, nhưng mấy ai biết rằng bài hát này lại
có xuất xứ từ một cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Việt Nam.
Năm 1930, xứ Bắc Kỳ đã tổ chức cuộc thi người đẹp (giống như
thi Hoa hậu bây giờ) với những ấn tượng lạ: không phải ở Hà Nội mà ngay tại tỉnh
Hà Đông; các cô gái bất cứ lứa tuổi, kể cả đã có chồng, ngành nghề gì cũng đều
được tham gia; phải mặc áo lụa của xứ Hà Đông.
Người đăng quang trong cuộc thi là người đẹp LÝ LỆ HẰNG, xuất thân từ một nông dân nghèo tỉnh Thái Bình. Do cuộc sống mưu sinh, cô phải lên Hà nội làm nghề hát cô đầu cho các quán rượu.
Người đăng quang trong cuộc thi là người đẹp LÝ LỆ HẰNG, xuất thân từ một nông dân nghèo tỉnh Thái Bình. Do cuộc sống mưu sinh, cô phải lên Hà nội làm nghề hát cô đầu cho các quán rượu.
Sau khi thay đổi cuộc đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước
mơ của bao công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được
móng chân của người đẹp «chân lấm, tay bùn» bởi chỉ một thời gian
sau Quốc Vương Bảo Đại đã chọn LÝ LỆ HẰNG làm người tình.
Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ NGUYÊN SA vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của hoa hậu đầu tiên và buộc ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy.
Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về hoa hậu «thuần nông» phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai 21 tuổi NGÔ THỤY MIÊN đã viết nên ca khúc nổi tiếng «ÁO LỤA HÀ ĐÔNG» được phổ lời từ bài thơ của NGUYÊN SA như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.
Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ NGUYÊN SA vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của hoa hậu đầu tiên và buộc ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy.
Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về hoa hậu «thuần nông» phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai 21 tuổi NGÔ THỤY MIÊN đã viết nên ca khúc nổi tiếng «ÁO LỤA HÀ ĐÔNG» được phổ lời từ bài thơ của NGUYÊN SA như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.
XUẤT XỨ BÀI NỮA HỒN THƯƠNG ĐAU
Vào những năm 60, báo chí Sài Gòn hao tốn rất nhiều giấy mực
vì phải đăng nhiều kì vụ li dị giữa ca sĩ Khánh Ngọc và nhạc sĩ Phạm Đình
Chương. Tòa án xét xử nhiều lần chưa xong, vì thế vụ việc càng làm họ trở nên nổi
tiếng hơn.
Lúc đó, chàng nhạc sĩ họ Phạm là thành viên chính trong ban hợp
ca Thăng Long, ban nhạc đình đám nhất cả nước lúc ấy bởi các thành viên của
nhóm nhạc đều là những ngôi sao đương thời như: vợ chồng ca sĩ Thái Hằng – Phạm
Duy, ca sĩ Thái Thanh, vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc…
Vợ của nhạc sĩ họ Phạm này là một ca sĩ được nhiều người biết đến với tên gọi “ngọn núi lửa” bởi cô có bộ ngực hấp dẫn và thường quyến rũ khán giả nam say đắm mỗi khi cô lên hát.
Vợ của nhạc sĩ họ Phạm này là một ca sĩ được nhiều người biết đến với tên gọi “ngọn núi lửa” bởi cô có bộ ngực hấp dẫn và thường quyến rũ khán giả nam say đắm mỗi khi cô lên hát.
Trước khi đưa đơn ra tòa, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã nghe
phong phanh vợ mình ngoại tình. Nhưng vì tình yêu nên ông vẫn tin tưởng vợ và bỏ
ngoài tai tất cả những tin “lá cải” ấy. Chỉ đến khi một số người bạn hẹn ông đi
bắt ghen tại Thủ Thiêm thì sự việc mới đổ bể. Chẳng hiểu sao báo chí biết rất
nhanh và vụ “ăn chè Thủ Thiêm” được mọi người biết đến như một chuyện khôi hài
đương thời.
Kẻ trong cuộc gây ra đổ bể này không ai xa lạ hơn lại chính
là người anh rể của ông. Nhạc sĩ nổi tiếng thuở ấy: Phạm Duy.
Người đau lòng nhất :chàng nhạc sĩ. Anh rất yêu thương vợ,
nhưng cả dư luận xã hội đều rõ tường tận nên đành phải gửi đơn xin li dị. Đây
là quãng thời gian đau khổ, ông không còn tâm trí biểu diễn cùng các anh chị
trong ban hợp ca nữa mà lui về trong bóng tối viết những tình ca buồn như để
tâm sự với chính mình trong gương. Một loạt bài hát mang tâm trạng như thế ra đời:
“Đêm cuối cùng”, “Người đi qua đời tôi”, “Khi cuộc tình đã chết”, “Thuở ban đầu”,
“Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”…
Sau ly dị, ông được quyền nuôi con trai khi ấy mới khoảng 4 – 5 tuổi, bắt đầu đi biểu diễn trở lại. Một lần, tình cờ ông gặp vợ mình trên sân khấu của chương trình nhạc hội. Cuối buổi diễn ông có nhã ý muốn được tiễn cô về vì trời đang mưa nhưng Khánh Ngọc từ chối.
Sau ly dị, ông được quyền nuôi con trai khi ấy mới khoảng 4 – 5 tuổi, bắt đầu đi biểu diễn trở lại. Một lần, tình cờ ông gặp vợ mình trên sân khấu của chương trình nhạc hội. Cuối buổi diễn ông có nhã ý muốn được tiễn cô về vì trời đang mưa nhưng Khánh Ngọc từ chối.
Ông lặng lẽ trở về căn nhà kỉ niệm, nhìn qua màn mưa nhớ về
những ngày hạnh phúc giờ trôi theo dòng nước, tan vỡ như những bong bóng mưa. Một
người vẫn còn đây, người còn lại đã rời xa. Trái tim yêu đã chia làm đôi. Lời
thề vỡ vụn… Chịu đựng không nổi nỗi đau dằn xé, ông dự định tìm đến cái chết
nhưng đúng lúc ấy tiếng khóc con trẻ đòi mẹ trong đêm làm ông phải vụt ôm con
vào lòng dỗ dành mà nước mắt tuôn trào…
Hình ảnh của đêm khốn cùng ấy đã đi vào từng lời của bài hát
“ Nửa hồn thương đau” được ông viết trong đêm rã rời đó như lột tả từng mảng
tâm trạng bị chà xát. Nếu ai đã nghe một lần bài hát này và cũng đồng cảm với
cuộc đời của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sẽ hiểu được tâm hồn con người chỉ có thể
chịu đựng một giới hạn nhất định.
Dẫu là một bản tình ca, nhưng khi nhắc tới nhạc sĩ Phạm Đình
Chương, người ta lại nghĩ ngay đến “Nửa hồn thương đau” bởi sự bất hủ của tuyệt
tình ca và sự chung thủy trong tình yêu của một người đàn ông. Sau này ông đã ở
vậy nuôi con và ra đi lặng lẽ tại California năm 1991.
XUẤT XỨ BÀI GỬI GIÓ CHO MÂY NGÀN
Vào đầu thập niên 50, một nhà tỷ phú trẻ từ Hải Phòng lên tận
nhà hát Lớn Hà nội để xem đoàn hát Sài Gòn ra diễn. Sau đêm đầu, chàng đã ở lại
và xem tiếp những đêm sau chỉ vì đem lòng hâm mộ cô ca sĩ chính của đoàn: ca sĩ
MỘC LAN.
Khi đó ca sĩ MỘC LAN đang là một ngôi sao lớn của cả nước,
không chỉ đẹp, đoan trang, hiền lành mà cô còn nổi tiếng bởi đang sống rất hạnh
phúc bên chồng cũng là một ca sĩ hàng đầu: ca sĩ CHÂU KỲ. Hai người từng được mệnh
danh là cặp tài tử giai nhân, trai tài gái sắc.
Trở lại câu chuyện Công tử đất Cảng Hải phòng, khi cô ca sĩ về
Sài Gòn, vì tương tư, anh cũng liền mua vé bay vào tìm cách gặp gỡ. Nhưng vì biết
họ đang yên bề gia thất, hạnh phúc bên nhau nên chàng dùng kế “mưa dầm thấm
lâu”. Nhà tỷ phú đã đặt khoản tiền rất lớn cho một tiệm hoa trên đường Nguyễn
Huệ với điều kiện nơi đây phải làm theo lời đề nghị bí mật của anh Từ ngày ấy,
mỗi sáng khi mở cửa nhà, cô ca sĩ đều nhận được một bó hoa hồng tươi thắm (trị
giá món quà lãng mạn đó bằng 3 bữa ăn cho một gia đình trung lưu thuở ấy). Đều
đặn như thế mà ca sĩ Mộc Lan vẫn không hề biết tên người hâm mộ mình, cũng như
mục đích của người tặng. Tuy nhiên, với tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ, cô
dần quyến luyến với người vô hình và trở nên nôn nóng chờ đợi đêm qua thật
nhanh để sáng sớm được ôm bó hoa thơm ngây ngất.
Suốt 3 tháng trời, không thể chờ đợi được nữa, cô liền ra tiệm
hoa Nguyễn Huệ và nhờ chuyển một bức thư cho người “vô danh, ẩn tích” với những
lời cám ơn chân thành và một chút ẩn ý ngọt ngào. Như mưa gặp bão, khi nhận được
những lời nói mà chàng hằng mong đợi, ngay trong đêm đó chàng công tử đã thức
suốt để mơ mộng, thả hồn theo gió vào Nam, ngất ngây với tâm hồn kẻ đa tình và
sáng sớm ra Bưu điện để gởi nhanh cho nàng một lá thư. Trước khi dán phong thư,
chàng còn không quên xịt ít nước hoa vào và hôn nhẹ lên tờ giấy poluya màu xanh
(loại giấy mỏng, dùng viết thư tình, chỉ đến khi thời đại computer ra đời người
ta mới quên dùng giấy này để viết thư) Nhận thư, ca sĩ
MỘC LAN vô cùng bàng
hoàng sững sờ, bởi trong đó không phải là những lời nói tỏ tình, yêu đương mà
chỉ có một bài hát. Các khuông nhạc được kẻ bằng tay cẩn thận, lời hát được viết
nắn nót trên nền tờ giấy mỏng tanh tình tứ “gửi bướm muôn màu tìm hoa, gửi thêm
ánh trăng, màu xanh lá thư, về đây với thu trần gian…” chứng tỏ người theo đuổi
nàng bấy lâu rất thật tình và gửi gắm hết tâm huyết thương mến.
Nàng còn ngạc nhiên hơn khi biết bài hát được sáng tác chỉ
trong một đêm và viết dành riêng tặng cho nàng. Điều đặc biệt, tác giả tình
khúc ấy là người không chỉ nổi tiếng giàu có nhất ở đất Cảng, khắp Bắc Kỳ, mà
khi đó ông cũng đang là một nhạc sĩ lừng danh với tên gọi “ông Vua Slow – ĐOÀN
CHUẨN” không ai không biết tên tuổi. Ngay hôm sau, trên sân khấu Sài Gòn, ca sĩ MỘC LAN đã hát vang “GỬI GIÓ CHO MÂY NGÀN BAY” của nhạc sĩ ĐOÀN CHUẨN (1924 –
2001). Chỉ trong một thời gian ngắn bài hát trở nên nổi tiếng với những giai điệu
du dương, lời hát êm ái, sâu sắc và lãng mạn. Nhưng cũng từ khi câu chuyện tình
nghệ sĩ này “thanh thiên, bạch nhật” thì mái ấm hạnh phúc của gia đình trai
tài, gái sắc MỘC LAN – CHÂU KỲ cũng “gửi gió cho mây ngàn bay”. Bởi ít lâu sau
nàng đã ngã vào vòng tay của chàng công tử đa tình đất Cảng.
XUẤT XỨ BÀI NỖI LÒNG
Phố Khâm Thiên những năm 30 là nơi phức tạp nhất của đất Hà
Thành, ở đây tập trung những quán cô đầu, lầu xanh, nhà chứa, thuốc phiện, sòng
bài, khu nhà ổ chuột … , tất tần tật các tệ nạn xã hội. Thế nhưng giữa vũng bùn
như thế lại mọc lên một đóa sen tinh khiết – Một câu chuyện tình trinh son.
Còn đang học đệ thất (lớp 7 ngày nay), nhưng cậu bé Khánh đã
để ý cô bé cạnh nhà. Vì còn quá nhỏ, ngây thơ, nên cả hai chẳng dám cho ai biết
họ đang có tình ý. Để gặp nhau nói mấy câu bóng gió, thường thì cô cậu giả vờ
vô tình cùng làm những chuyện gì đó ngay bên hàng rào, như phơi quần áo, xách
nước giếng, quét sân, rửa bát… đây cũng là dịp hiếm hoi sau giờ học hoặc khi
người lớn đi vắng.
Tình yêu non nớt, vụng dại vẫn kéo dài cho tới năm chàng
Khánh học đến lớp đệ nhất. Đến kì thi Thành chung (tốt nghiệp phổ thông hiện
nay) thì Khánh bị rớt. Biết vì phân tâm do yêu, không lo học, cô bé hàng xóm
tránh mặt, không gặp nữa dù hai nhà chỉ cách nhau một hàng rào. Nàng gửi lời nhắn
tới Khánh: khi nào thi đậu Thành Chung thì mới thấy nhau. Trong thời gian chàng
lo dùi mài kinh sử để thi lại, đột ngột, chỉ trong một đêm gia đình cô gái chuyển
gấp lên Thái Nguyên, nơi người cha sẽ tới làm việc. Không được gặp người yêu,
Khánh chỉ kịp chuyển tới nàng một chiếc khăn tay. Kì thi ấy Khánh có bằng Thành
Chung. Có kết quả, Khánh tức tốc đón xe lên Thái Nguyên. Sau bao tháng chưa
nhìn thấy người yêu, sau bao thời gian xa cách, dồn nén nhớ thương, tình yêu của
họ giờ mới có dịp nảy nở. Tựa như hạt mầm dưới lớp đất phủ, chỉ chờ đêm mưa đã
vội vã vươn lên thành lá non. Chàng dám công khai chuyện tình cảm với gia đình
nàng sau khi có việc làm trong ngành điện của thành phố.
Cũng cần nói thêm, thuở ấy, đường từ Hà Nội lên Thái Nguyên không thuận tiện như ngày nay. Xa hơn cả trăm hai chục cây số và phải đi bằng nhiều phương tiện khác nhau: tàu hỏa, ô tô, phà và cả băng rừng, chưa kể những nguy hiểm của cuộc chiến, thú dữ. Gần như mất cả ngày mới tới nơi. Vậy mà mỗi chiều thứ bảy Khánh lại bỏ Khâm Thiên sau lưng, lặn lội suốt đêm, sáng lên gặp nàng và trưa Chủ nhật vượt quãng đường xa về lại Hà Nội. Đều đặn từng tuần như thế. Mỗi lần gặp nhau họ lại xách đàn lên một ngọn đồi trước nhà nàng để hòa nhịp cùng gió trời thổi sáo vi vu trên những ngọn thông. Một lần, do bận công việc nên hai tuần liền chàng không thể đi như đã hẹn. Cuối tuần thứ ba chàng mới khăn gói lên thăm. Tới nhà, một không khí ảm đạm, buồn bã bao phủ. Cha nàng lặng lẽ đưa chàng một chiếc hộp gỗ. Đây là chiếc hộp từng đặt chiếc khăn tay và chàng trao tặng đêm gia đình nàng rời khỏi Hà Nội ngày xưa . Bên trong vẫn còn nguyên chiếc khăn trắng có thêu hình đôi chim bồ câu và một xấp thư mà chàng đã từng gửi trong những ngày không gặp. “Gió Thái Nguyên rét về Yên Thế Đất Thái Nguyên nước độc, rừng thiêng” Sau vài ngày bạo bệnh, nàng đột ngột ra đi. Ôm đàn lên ngọn đồi thông, chàng vật mình vào ngôi mộ người yêu còn thơm mùi đất, chưa kịp mọc cỏ non. Những giây phút lãng mạn hạnh phúc tuột vụt vào quá khứ. Chẳng còn tiếng gió vi vu thổi sáo trên lá, chẳng còn người yêu nghiêng tai nghe đàn. Thay vào đó là ngọn gió đông ào ạt như quất rát xuyên qua lồng ngực đớn đau, chĩa thẳng vào tim. Nước mắt chưa kịp rơi đã bay ngược hư vô. Kỷ niệm cùng nàng tuôn trào theo từng tiếng đàn rời rã “Yêu ai, yêu cả một đời, tình quá khắt khe khiến cho đời ta, đau tủi cả lòng, vì yêu ai mà lòng hằng nhớ…”. Bài hát “Nỗi lòng” đã nghiệt ngã ra đời bên một ngôi mộ mới, trên một đồi thông chất chứa như tiếng khóc ai oán của một cuộc tình chưa chạm tay tới hạnh phúc. “… Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày Là đến với đớn đau Nhưng sao trong ta vẫn yêu vẫn nhớ Dù sao, dù sao nếu có một ngày Một ngày gieo trong tim ta Là tình yêu kia ly tan Mà lòng vẫn thương vẫn nhớ…”
Cũng cần nói thêm, thuở ấy, đường từ Hà Nội lên Thái Nguyên không thuận tiện như ngày nay. Xa hơn cả trăm hai chục cây số và phải đi bằng nhiều phương tiện khác nhau: tàu hỏa, ô tô, phà và cả băng rừng, chưa kể những nguy hiểm của cuộc chiến, thú dữ. Gần như mất cả ngày mới tới nơi. Vậy mà mỗi chiều thứ bảy Khánh lại bỏ Khâm Thiên sau lưng, lặn lội suốt đêm, sáng lên gặp nàng và trưa Chủ nhật vượt quãng đường xa về lại Hà Nội. Đều đặn từng tuần như thế. Mỗi lần gặp nhau họ lại xách đàn lên một ngọn đồi trước nhà nàng để hòa nhịp cùng gió trời thổi sáo vi vu trên những ngọn thông. Một lần, do bận công việc nên hai tuần liền chàng không thể đi như đã hẹn. Cuối tuần thứ ba chàng mới khăn gói lên thăm. Tới nhà, một không khí ảm đạm, buồn bã bao phủ. Cha nàng lặng lẽ đưa chàng một chiếc hộp gỗ. Đây là chiếc hộp từng đặt chiếc khăn tay và chàng trao tặng đêm gia đình nàng rời khỏi Hà Nội ngày xưa . Bên trong vẫn còn nguyên chiếc khăn trắng có thêu hình đôi chim bồ câu và một xấp thư mà chàng đã từng gửi trong những ngày không gặp. “Gió Thái Nguyên rét về Yên Thế Đất Thái Nguyên nước độc, rừng thiêng” Sau vài ngày bạo bệnh, nàng đột ngột ra đi. Ôm đàn lên ngọn đồi thông, chàng vật mình vào ngôi mộ người yêu còn thơm mùi đất, chưa kịp mọc cỏ non. Những giây phút lãng mạn hạnh phúc tuột vụt vào quá khứ. Chẳng còn tiếng gió vi vu thổi sáo trên lá, chẳng còn người yêu nghiêng tai nghe đàn. Thay vào đó là ngọn gió đông ào ạt như quất rát xuyên qua lồng ngực đớn đau, chĩa thẳng vào tim. Nước mắt chưa kịp rơi đã bay ngược hư vô. Kỷ niệm cùng nàng tuôn trào theo từng tiếng đàn rời rã “Yêu ai, yêu cả một đời, tình quá khắt khe khiến cho đời ta, đau tủi cả lòng, vì yêu ai mà lòng hằng nhớ…”. Bài hát “Nỗi lòng” đã nghiệt ngã ra đời bên một ngôi mộ mới, trên một đồi thông chất chứa như tiếng khóc ai oán của một cuộc tình chưa chạm tay tới hạnh phúc. “… Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày Là đến với đớn đau Nhưng sao trong ta vẫn yêu vẫn nhớ Dù sao, dù sao nếu có một ngày Một ngày gieo trong tim ta Là tình yêu kia ly tan Mà lòng vẫn thương vẫn nhớ…”
Về lại Hà Nội, về lại ngõ nhỏ trong phố Khâm Thiên. Cùng với
tác phẩm đầu tay “NỖI LÒNG”, chàng trai trẻ chỉ kịp giãi bày nỗi đớn đau tột cùng
của mình trong một tuyệt tình ca nữa “CHIỀU VÀNG”, sau đó ông mãi về cõi xa
cùng người yêu ngay tại ngôi nhà nhỏ có hàng rào xưa đầy kỷ niệm. Dẫu là một
người viết nhạc không chuyên, chỉ với 2 bài duy nhất trong cuộc đời, nhưng NGUYỄN
VĂN KHÁNH vẫn được đặt vào hàng ngũ những nhạc sĩ tài danh của dòng nhạc Tiền
chiến.
XUẤT XỨ BÀI EM ƠI HÀ NỘI PHỐ
Cứ độ tháng 11, 12 thì trời Sài Gòn dẫu đang là nắng chói
chang nhưng trong tôi cồn cào lên nỗi nhớ rét mùa đông. Còn cả ngàn nỗi nhớ cỏn
con mà quay quắt như vậy…
Cái se lạnh cuối thu và gió heo may với ly cà phê đen nghi ngút khói trong quán nhỏ sớm mai. Căn phòng chật cùng những ly “quốc lủi»? và những thoáng say với vẻ mặt trầm ngâm của những bạn bè nghệ sĩ nghèo. Nụ hôn lạnh mùa đông, vòng tay bồi hồi ướt giá dưới một tri mưa bụi của những ngày tháng tình yêu còn nồng ấm. Rồi nỗi nhớ về căn nhà tôi đã sống ở Hà Nội qua suốt tuổi ấu thơ mà mùa đông năm 1972 khi những cành bàng trụi lá thì căn nhà ấy, và người bạn thân thiết nhất của tôi cũng vĩnh viễn bị bom B52 dập vùi. Thay vào đó là tượng đài về những người đã chết như một vết sẹo dẫu đã phủ kín rêu xanh mà chẳng bao giờ nguôi rát bỏng mỗi lần tôi nghĩ tới.
Cái se lạnh cuối thu và gió heo may với ly cà phê đen nghi ngút khói trong quán nhỏ sớm mai. Căn phòng chật cùng những ly “quốc lủi»? và những thoáng say với vẻ mặt trầm ngâm của những bạn bè nghệ sĩ nghèo. Nụ hôn lạnh mùa đông, vòng tay bồi hồi ướt giá dưới một tri mưa bụi của những ngày tháng tình yêu còn nồng ấm. Rồi nỗi nhớ về căn nhà tôi đã sống ở Hà Nội qua suốt tuổi ấu thơ mà mùa đông năm 1972 khi những cành bàng trụi lá thì căn nhà ấy, và người bạn thân thiết nhất của tôi cũng vĩnh viễn bị bom B52 dập vùi. Thay vào đó là tượng đài về những người đã chết như một vết sẹo dẫu đã phủ kín rêu xanh mà chẳng bao giờ nguôi rát bỏng mỗi lần tôi nghĩ tới.
Rồi một ngày ngẫu nhiên gặp Phan Vũ trên đường Sài Gòn. Anh
đưa tôi một bài thơ thật dài “Em ơi, Hà Nội phố». Tôi đọc lần đầu tiên mà
như đã đọc từ rất lâu, như chính tôi vẫn thường nghĩ thế: “Em ơi, Hà Nội phố ta
còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa… Ta còn em… Ta còn em… Chiều Hồ Tây
lao xao hoài con sóng… Chợt hoàng hôn về từ bao giờ… Đọc xong bài thơ linh cảm
mách bảo cho tôi đó sẽ là bài ca mà tôi yêu thích. Tôi tin vào linh cảm ấy và
bài thơ dài hàng trăm câu sang bài ca chỉ còn lại vài câu.
Vẫn biết một bài ca có đáng là bao để trả cho món nợ ra đi.
Nhưng, bài ca được viết ra tôi đã được giải thoát dù chỉ là phần nào và dẫu ít ỏi
tôi cũng đã xây được chút gì cho kỷ niệm (một lần hành hương về dĩ vãng). Một
chút gì nhỏ nhoi cho Hà Nội, nơi chứng kiến bao buồn vui của tôi trong suốt nửa
cuộc đời.
(Ns. Phú Quang)
(Ns. Phú Quang)
XUẤT XỨ BÀI HÀN MẶC TỬ
Đứng từ con đường mới mở chạy ngang sườn núi ven thành phố
Quy Nhơn (Bình Định), vào những ngày trời ít sương mù, người ta có thể nhìn thấy
những mái nhà của làng phong Quy Hòa lô xô ven biển. Con đường dốc đổ xuống nơi
thi sĩ Hàn Mặc Tử sống những ngày cuối đời hơn nửa thế kỷ trước, lượn quanh co,
vắng heo hút.
Ông được chôn trong nghĩa địa của làng phong.một nấm đất nhỏ
như kích cỡ của hàng trăm ngôi mộ khác, xếp theo dãy thứ tự, nằm lặng lẽ trong
muôn vàn cái chết lặng lẽ của người mắc bệnh cùi - vốn không có gia đình, hay
nhiều bè bạn khi cuối đời.
Suốt 19 năm Hàn nằm lại trong nghĩa địa làng phong. Theo lời kể của nhiều nhà nghiên cứu về cuộc đời và thơ Hàn, trong thời gian đó, do hoàn cảnh chiến tranh, đường giao thông không thuận lợi và điều kiện khó khăn, nên mãi đến ngày 13.01.1959, gia đình và bạn bè mới cải táng sang địa điểm mới cho người đã chết. Buổi lễ cải táng cho nhà thơ được tiến hành khá đơn giản: chỉ có hai người chị, hai người em, ba người bạn và một vị linh mục tham dự.
Đến năm 1991, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cùng một số nhạc sĩ khác yêu mến tài năng thơ trẻ này đã đóng góp tiền để xây dựng một ngôi mộ - đài tưởng niệm, trên nền mộ cũ của Hàn.
Suốt 19 năm Hàn nằm lại trong nghĩa địa làng phong. Theo lời kể của nhiều nhà nghiên cứu về cuộc đời và thơ Hàn, trong thời gian đó, do hoàn cảnh chiến tranh, đường giao thông không thuận lợi và điều kiện khó khăn, nên mãi đến ngày 13.01.1959, gia đình và bạn bè mới cải táng sang địa điểm mới cho người đã chết. Buổi lễ cải táng cho nhà thơ được tiến hành khá đơn giản: chỉ có hai người chị, hai người em, ba người bạn và một vị linh mục tham dự.
Đến năm 1991, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cùng một số nhạc sĩ khác yêu mến tài năng thơ trẻ này đã đóng góp tiền để xây dựng một ngôi mộ - đài tưởng niệm, trên nền mộ cũ của Hàn.
Cảm động vì số phận của một nhà thơ lớn suốt hàng chục năm phải
nằm nhỏ nhoi, quạnh quẽ, sau một lần viếng thăm mộ Hàn Mặc Tử, nhạc sĩ đã sáng
tác bài hát về Hàn Mặc Tử và đau đáu nuôi ý định: “Nơi một thi sĩ lớn đã sống
những ngày cuối đời và nằm cô quạnh suốt hai mươi năm, chẳng lẽ không có một dấu
vết gì để nhớ?”.
XUẤT XỨ BÀI DIỄM XƯA
Sơn bắt đầu câu chuyện. Hai chị em đều đẹp và quý phái. Tôi
theo cô Diễm. Mối tình học trò, có lẽ đơn phương, kéo dài từ khi tôi còn ở Huế
cho đến lúc vào Sài Gòn trọ học. Cha mẹ Diễm khó và không thích tôi. Nhưng tôi
vẫn cứ đeo đuổi hình bóng của Diễm, bởi Diễm cũng chưa có biểu hiện nào xa lánh
tôi và cũng không có lời lẽ cự tuyệt. Năm đó tôi thi trượt Bac II. Diễm đậu và
vào Sài Gòn để vào đại học Văn Khoa. Còn tôi thì về lại Huế, bỏ ngang việc học
vì gia đình đang lâm cảnh sa sút. Phần buồn, phần tự ái, tôi không còn tìm cách
liên lạc với Diễm nữa. Có lẽ vì vậy mà Diễm cũng lơ luôn.
Diễm đâu biết rằng trong thời gian này tôi đau khổ nhất. Tôi
đã cố nén mọi khổ đau trong im lặng. Sự khổ đau và nhớ nhung dày vò tôi từng
đêm, tôi đã phải viết nên bài «Diễm Xưa» để trút bớt nỗi khổ đau
trong lòng. Nhưng có điều lạ là khi tôi viết xong bản nhạc này, tôi lại thấy
lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tôi cảm thấy vơi đi rất nhiều nỗi nhớ và tình
yêu. Trong lòng tôi bấy giờ chỉ còn một chút tình mong manh như sương, như khói.
Nó không còn nồng nàn, mãnh liệt như trước kia. Một dịp tôi vào Sài Gòn, tìm đến
cư xá nơi Diễm đang nội trú với ý định tặng nàng bản nhạc để làm kỷ niệm một thời
tuổi trẻ, rồi thôi. Nhưng không gặp được Diễm. Tôi nhờ mấy cô bạn gái đang đứng
ngoài cổng trao lại dùm. Khi tôi quay lưng đi được một quãng thì nghe tiếng Diễm
từ trên «ban công» gọi theo:
– Anh Sơn! Anh Sơn! Anh Sơn ơi!
Nhưng tôi không ngoái lại. Tôi cắm đầu đi thẳng. Tiếng gọi
tên tôi vẫn còn văng vẳng sau lưng. Từ ấy đến nay, tôi tự nhủ lòng, sẽ không
bao giờ tìm gặp lại Diễm nữa.
XUẤT XỨ BÀI GỢI GIẤC MƠ XƯA
Năm 1954, ông quen cô gái có cái tên khá dễ thương: Lê Thu Hiền.
Gia đình cô gái này vốn là người Bắc định cư tại Sài Gòn. Tình cảm hai người
ngày càng đằm thắm, và ông luôn tin rằng cuộc tình ấy sẽ mang đến những điều
như ông hằng mong ước. Bỗng một ngày, cô nói với ông rằng có người đang hỏi cưới
cô. Ông liền liều đến nhà cô để gặp người bố và thưa chuyện hai đứa, nào ngờ chẳng
ngăn được số phận, thời gian sau cô thật sự đi lấy chồng, lấy anh giám đốc trường
dạy lái xe Auto Ecole Mayer.
Đó là thời điểm giáp tết Ất Mùi (1955), ngày cô lên xe hoa,
ông ngồi ở quán cà phê cạnh nhà cô, nhìn thấy cô mặc lễ phục cô dâu, ôm bó hoa
trắng. Đám cưới ấy to lắm, đoàn rước dâu đi một vòng rồi mới về nhà chú rể. Mỗi
vòng bánh xe quay là mỗi lần nghiền nát tim ông. Nỗi buồn, sự đau đớn dâng ngập
trong lòng ông. Đoàn xe cưới qua đi, ông bần thần trở về căn gác trên đường Lý
Thái Tổ, vùi mình trầm tư và lúc ấy dường như bao nhiêu nỗi đau lại tuôn ra. Bài
Gợi giấc mơ xưa được ra đời trong trạng thái đó. Thương em thì thương rất nhiều
mà duyên kiếp lỡ làng rồi… Cả phần nhạc lẫn phần lời chỉ hoàn thành trong vòng
khoảng 10 phút!
Ông đưa bài hát này cho ca sĩ Mạnh Phát, và được phát đầu
tiên trên đài phát thanh Pháp Á. Bài hát trở nên nổi tiếng, và câu chuyện tình
trong bài hát được nhiều người quan tâm. Vì sao ông đang ở Sài Gòn mà bài hát
được bắt đầu bằng Ngày mai lênh đênh trên sông Hương? Vì ngay từ cái lúc nhìn
người yêu đi lấy chồng, ông đã quyết tâm từ bỏ Sài Gòn để chạy trốn nỗi đau.
Ông ra Huế, dù bao nhiêu người ngăn cản. Trong khoảng thời gian này, ông lao
vào nhiều mối tình để tìm quên. Ca sĩ có, diễn viên cũng có. Hầu hết đều cảm mến
ông từ bài hát Gợi giấc mơ xưa. Nhưng 2 năm sống ở Huế ông đau xót nhận ra một
điều rằng, ông chẳng thể nào quên mà ngược lại, càng nhớ nhung nhiều hơn. Mối
tình ấy trong ông quá sâu đậm, mỗi con đường, mỗi âm thanh đều gợi cho ông nhớ
về ngày xưa Ngày mai lênh đênh trên sông Hương, Theo gió mơ hồ hồn về đâu? Sóng
sầu dâng theo bao năm tháng, ngóng về đường lối cũ tìm em! Thương em thì thương
rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làng rồi Xa em! lòng anh muốn nói bao lời gió buông
lả lơi. Hình bóng đã quá xa mờ dần theo thời gian. Kiếp sau xin chắp lời thề
cùng sống bước lang thang. Em ơi ! tình duyên lỡ làng rồi còn đâu nữa mà chờ,
Anh đi lòng vương vấn lời thề nhớ kiếp sau chờ nhau. Tha hương lòng thương nhớ
ngày nào cùng tắm nắng vườn đào. Gió xuân sang anh buồn vì vắng bóng người yêu.
Rồi mai khi anh xa kinh đô. Em khóc cho tàn một mùa thơ. Nhớ người em nương
theo cơn gió. Ru hồn về dĩ vãng mộng mơ. Thương anh thì thương rất nhiều mà ván
đã đóng thuyền rồi. Đa đoan trời xanh cắt cánh lìa cành khiến chim lìa đôi Chiều
xuống mưa gió tiêu điều reo trên dòng Hương. Tháng năm chưa xóa niềm sầu vì đứt
khúc tơ vương. Anh ơi, đời đã lỡ hẹn thề thì đâu có ngày về. Xa anh đời em tắt
nụ cười héo hắt đôi làn môi. Đêm đêm đèn le lói một mình ngồi ôm giấc mộng
tình. Kiếp sau đôi tim hòa chào đón ánh bình minh.
XUẤT XỨ BÀI CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI
XUẤT XỨ BÀI CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI
“Bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới được viết vào năm 1956. Khi ấy
tôi là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười là người có
trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt
kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên - Việt và Đồng
Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng,
mưa gào như vuốt mặt.
Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muối sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu…”
Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muối sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu…”
Tuy được phổ biến trong chiến khu Đồng Tháp Mười, nhưng phải
đợi đến năm 1960, nhạc phẩm «Chiều Mưa Biên Giới” mới được đài Phát thanh
Sài Gòn phổ biến, trong khi nhạc phẩm “Sắc Hoa Mầu Nhớ” sáng tác sau, nhưng lại
được phổ biến trước. Sau đó nhạc phẩm “Chiều Mưa Biên Giới” đã được quái kiệt
Trần Văn Trạch cất cao tiếng hát giữa thành phố Paris với một hợp đồng thu
thanh Pháp Việt lần đầu tiên vào hãng đĩa của Pháp. Khi Trần Văn Trạch qua
Pháp, ông có nhờ nhiều nhạc sĩ danh tiếng ở Paris như Đan Trường, Nguyễn Thông,
v.v… giúp về việc dịch thuật từ lời Việt ra lời Pháp để trình bày bằng cả hai
ngôn ngữ.
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu Kìa rừng chiều âm u rét mướt Chờ người về vui trong giá buốt người về bơ vơ Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn Cờ về chiều tung bay phất phới Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ Bầu trời xanh lơ Đêm đêm chiếc bóng bên trời Vầng trăng xẻ đôi Vẫn in hình bóng một người Xa xôi cánh chim tung trời Một vùng mây nước Cho lòng ai thương nhớ ai Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng người tìm về trong hơi áo ấm Gợi niềm xa xăm Người đi khu chiến thương người hậu phương Thương màu áo gởi ra sa trường Lòng trần còn tơ vương khanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi Lòng trần còn tơ vương khanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi…
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu Kìa rừng chiều âm u rét mướt Chờ người về vui trong giá buốt người về bơ vơ Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn Cờ về chiều tung bay phất phới Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ Bầu trời xanh lơ Đêm đêm chiếc bóng bên trời Vầng trăng xẻ đôi Vẫn in hình bóng một người Xa xôi cánh chim tung trời Một vùng mây nước Cho lòng ai thương nhớ ai Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng người tìm về trong hơi áo ấm Gợi niềm xa xăm Người đi khu chiến thương người hậu phương Thương màu áo gởi ra sa trường Lòng trần còn tơ vương khanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi Lòng trần còn tơ vương khanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi…
XUẤT XỨ BÀI LỜI BUỒN THÁNH
Từ ngày Nguyễn Văn Ba chết, chúng tôi buồn vì thiếu vắng một
người bạn, nên không còn hứng thú trong những buổi lang thang nữa.
Những ngày bó gối nằm nhà, Sơn thường ngồi tư lự trước bàn viết
duy nhất dành cho cả hai soạn bài, nhìn đăm đắm ra con đường đất đỏ. Mùa này
bông lau nở trắng khắp nơi. Lau trắng dọc theo con đường dốc chạy dài từ trong
buôn ra tới quốc lộ, băng ngang trước nhà chúng tôi. Buổi chiều, gió nồm thổi
nhẹ từng cơn, lướt qua rừng lau, xô chúng ngã nghiêng xuống, rồi chúng bật dậy,
tạo thành những âm thanh xào xạc nhè nhẹ, đều đều, buồn buồn. Chiều xuống dần.
Những vạt nắng cuối cùng chiếu xiên trên những ngọn bông lau, lấp lánh sáng ngời.
Gió lắng dần. Không gian trở nên im ắng, tĩnh mịch. Chợt tiếng kèn đồng xa xa vẳng
lại, lúc nghe, lúc mất. Thật hắt hiu buồn. Đó là lúc cô nữ sinh hàng xóm, cô
Ngà, đúng giờ đi lễ chiều. Chuông nhà thờ đang vang vang, dồn dập từng hồi,
thúc dục con chiên đến giáo đường.
Thật đúng như tên đặt, da cô trắng ngà. Người mãnh mai với
mái tóc thề chấm ngang vai, với khuôn mặt phảng phất nhiều nét như Đức mẹ
Maria. Rất dịu dàng trong dáng đi. Mỗi buổi chiều cô đi lễ, đều đi ngang nhà
chúng tôi. Hai tay ấp quyển Thánh Kinh trước ngực, đầu hơi cuối xuống, lặng lẽ,
khoan thai bước. Đã bao lâu rồi? Cái hình ảnh rất đẹp ấy, cái màu áo dài trắng
nổi bật trên nền đất đỏ, thấp thoáng ẩn hiện trong đám lau trắng, đã đi ngang
nhà chúng tôi bao nhiêu chiều rồi mà chúng tôi không hề hay biết. Thật uổng
phí! Chẳng là, cứ ba giờ chiều, chúng tôi đã túc trực quanh mấy cái bàn bi da để
dành chỗ rồi chơi cho đến khi tắt điện mới mò về, thì làm sao có thì giờ để biết
bên hàng xóm có người đẹp. Cái tên Ngà, mãi về sau, theo dõi, lắng nghe mấy đứa
em cô gọi, mới biết.
Với tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ, Sơn đã thành công khi
đưa tất cả những âm thanh mơ hồ của ngàn lau, của tiếng kèn đồng, tiếng chuông
nhà thờ cùng dáng yểu điệu của cô Ngà, hòa nhập với gió chiều nhè nhẹ, để cấu
thành chất liệu tuyệt vời tạo nên nhạc phẩm Lời Buồn Thánh.
XUẤT XỨ BÀI GÁI XUÂN
XUẤT XỨ BÀI GÁI XUÂN
Mỗi dịp Tết đến, những giai điệu quen thuộc của bài hát Gái
Xuân lại vang lên: «Em như cô gái hãy còn xuận Trong trắng thân chưa lấm
bụi trần…»
«Xuân Quý Tỵ (1953), tôi đang học lớp điện tử trong
khuôn viên trường Petrus Ký. Lúc ấy tôi 21 tuổi sống xa gia đình, không bạn bè
giữa Sài Gòn phồn hoa, đô hội. Buồn, chỉ biết lục sách báo ra đọc. Tình cờ mớ
sách gối đầu giường có tập thơ Mây Tần của Nguyễn Bính. Tôi đọc thấy bài Gái
Xuân, một bài thơ ngắn (chỉ hai khổ thơ) nhưng lại có hấp lực dẫn dắt tâm trí tôi
quay về với cố hương ở Thường Tín (Hà Đông). Hà Đông là quê lụa nên câu Gái
Xuân giũ lụa trên sông Vân như đưa tôi về trong hoài niệm… Rồi những câu
«Lòng Xuân lơ đãng, ý xuân nồng. Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng. Đôi tám
xuân đi trên mái tóc. Đêm xuân cô ngủ có buồn khổng. Tài tính nét thơ Nguyễn
Bính diễn tả tâm trạng cô gái mới lớn. Tôi cũng là thằng trai 21 tuổi. Thấm
nhau lắm anh ạ. Tôi đọc bài thơ dăm lần là đã ngấm, cầm bút giấy viết luôn một
mạch». PV hỏi: Với cây đàn guitar? Ông lắc đầu và nói: Ồ không, giấy bút
và solfe’ cho đến lúc bản nhạc hoàn tất, sau đó mới dùng guitar để thẩm âm lại.
Cho đến bây giờ tôi cũng tự thấy mình là kẻ ngoại đạo trong
lĩnh vực sáng tác và ca nhạc, nhưng tôi vẫn còn đó một niềm đam mệ Số là năm
1950 tôi theo gia đình vào Sài Gòn, một lần ghé vô tiệm nhạc trên đường Catinat
tôi mua được cuốn Lárt de Composition Musicale. Cuốn sách đã cho tôi những căn
bản về sáng tác. Tôi viết Gái Xuân trong giai đoạn này. Viết, nhưng bài thơ quá
ngắn, tôi mạn phép tác giả (đến nay tôi vẫn chưa từng gặp Nguyễn Bính lần nào),
thêm vô hai câu của tôi: «Xuân đi, xuân đến hãy còn xuận Cô gái trông
Xuân biết bao lần» để đủ độ dài thích hợp. Viết xong, cũng không nghĩ bài
hát sẽ được phổ biến.» Nhạc sĩ Từ Vũ kể tiếp: Dạo đó, tôi quen với ca sĩ
Linh Sơn bèn nhờ cô ấy hát nhưng do cô ấy quá bận rộn, chúng tôi không có dịp
trao đổi nên ngày ra mắt Gái Xuân, thú thật tôi vẫn chưa ưng ý lắm. Sau đó,
tình cờ tôi gặp nữ ca sĩ Tâm Vấn ở Đài phát thanh Sài Gòn, Tâm Vấn trách: Sao
anh không tặng tôi bài hát của ạnh Tôi đã chép tặng Tâm Vấn trên một tờ giấy.
Sau đó tôi phải theo bố ra Phan Thiết nên cũng chẳng biết Tâm Vấn «xử
lý» như thế nào với bài hát của tôi, chỉ thấy bạn bè viết thư ra cho biết
Tâm Vấn hát bài Gái Xuân rất hay và hát thường xuyên ở đài phát thạnh Ở Phan
Thiết, trong một đêm lang thang ngoài phố, tình cờ tôi nghe Đài Phát thanh Huế
phát bài hát này qua tiếng hát của cô Diệu Hượng Tôi không biết Diệu Hương là
ai nhưng tiếng hát ấy đã làm tôi đứng tựa cột đèn, ngây ngất, đến bây giờ cảm
giác ấy vẫn còn.
Gái xuân (Nguyễn Bính)
Em như cô gái hãy còn xuân, Trong trắng thân chưa lấm bụi trần, Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở. Gái xuân giũ lụa trên sông Vân. Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng. Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng, Đôi tám xuân đi trên mái tóc. Đêm xuân cô ngủ có buồn không? Gái Xuân (Từ Vũ) Em như cô gái hãy còn Xuân Trong trắng thân chưa lấm bụi trần Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân Xuân đi, Xuân đến, hãy còn Xuân Cô gái trông Xuân đến bao lần Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân Lòng Xuân lơ đãng, má Xuân hồng Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng Đôi tám Xuân đi trên mái tóc Đêm Xuân cô ngủ có buồn không? Em như cô gái hãy còn Xuân Trong trắng thân chưa lấm bụi trần Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân.
Em như cô gái hãy còn xuân, Trong trắng thân chưa lấm bụi trần, Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở. Gái xuân giũ lụa trên sông Vân. Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng. Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng, Đôi tám xuân đi trên mái tóc. Đêm xuân cô ngủ có buồn không? Gái Xuân (Từ Vũ) Em như cô gái hãy còn Xuân Trong trắng thân chưa lấm bụi trần Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân Xuân đi, Xuân đến, hãy còn Xuân Cô gái trông Xuân đến bao lần Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân Lòng Xuân lơ đãng, má Xuân hồng Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng Đôi tám Xuân đi trên mái tóc Đêm Xuân cô ngủ có buồn không? Em như cô gái hãy còn Xuân Trong trắng thân chưa lấm bụi trần Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân.
XUẤT XỨ BÀI ƯỚT MI
Thuở còn trọ học ở Sài Gòn, năm đó tôi mười bảy tuổi -Sơn kể-
đêm nào tôi cũng lò dò đến phòng trà ca nhạc để nghe Thanh Thúy hát. Dần dần
hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong tôi lúc nào không biết. Nói yêu Thanh
Thúy thì cũng chưa hẳn. Vì tôi nhỏ tuổi hơn, lại nhiều mặc cảm nghèo và vô
danh. Trong khi đó Thanh Thúy là một ca sĩ đang lên, kẻ đón người đưa tấp nập.
Biết vậy, nhưng tôi không thể không đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của
nàng. Có đêm tôi chỉ đủ tiền để mua một ly nước chanh. Đêm đêm tôi thao thức với
những khát khao, mơ ước là phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là
tôi đang rất ngưỡng mộ nàng. Cái khát vọng đó đã giúp tôi viết nên bản nhạc
«Ướt Mi» đầu tiên trong đời.
Khi hoàn thành, tôi nắn nót chép lại thật kỹ càng và luôn mang theo bên mình chờ có dịp tặng nàng. Với sự nhút nhát của tuổi trẻ, tôi không dám đưa tặng ngay mà phải chờ khá lâu mới có cơ hội. Một hôm tôi đánh bạo, tìm một chỗ sát bục sân khấu, dự định khi nàng vừa dứt tiếng hát là tôi sẽ đứng lên đưa luôn. Đã mấy lần định làm vẫn không kịp. Nàng vừa cúi đầu chào khán thính giả là đã có người chực sẵn rước đi ngay. Cái đêm định mệnh mà tôi quyết tâm an bài đã thành công. Khi cầm bản nhạc trong tay, nghe mấy lời lí nhí của tôi, nàng chỉ thoáng nhìn tôi một chút rồi quay gót về hậu trường. Đêm đó tôi nôn nao không ngủ được. Trong lòng nổi dậy biết bao là mộng mơ, thắc mắc. Những câu hỏi cứ hiện ra trong đầu, nhưng tôi không dám trả lời dễ dàng cho mình thỏa mãn. Nhưng câu hỏi cứ trở đi, trở lại trong tôi là: - Liệu nàng có để ý gì đến bản nhạc mà tôi đã thao thức bao đêm để làm nên vì nàng không? Hay nàng chỉ khách sáo cầm hờ rồi vứt bỏ nó ở đâu đó! Vứt đi! Tim tôi đau nhói khi nghĩ đến hai chữ ấy.
Khi hoàn thành, tôi nắn nót chép lại thật kỹ càng và luôn mang theo bên mình chờ có dịp tặng nàng. Với sự nhút nhát của tuổi trẻ, tôi không dám đưa tặng ngay mà phải chờ khá lâu mới có cơ hội. Một hôm tôi đánh bạo, tìm một chỗ sát bục sân khấu, dự định khi nàng vừa dứt tiếng hát là tôi sẽ đứng lên đưa luôn. Đã mấy lần định làm vẫn không kịp. Nàng vừa cúi đầu chào khán thính giả là đã có người chực sẵn rước đi ngay. Cái đêm định mệnh mà tôi quyết tâm an bài đã thành công. Khi cầm bản nhạc trong tay, nghe mấy lời lí nhí của tôi, nàng chỉ thoáng nhìn tôi một chút rồi quay gót về hậu trường. Đêm đó tôi nôn nao không ngủ được. Trong lòng nổi dậy biết bao là mộng mơ, thắc mắc. Những câu hỏi cứ hiện ra trong đầu, nhưng tôi không dám trả lời dễ dàng cho mình thỏa mãn. Nhưng câu hỏi cứ trở đi, trở lại trong tôi là: - Liệu nàng có để ý gì đến bản nhạc mà tôi đã thao thức bao đêm để làm nên vì nàng không? Hay nàng chỉ khách sáo cầm hờ rồi vứt bỏ nó ở đâu đó! Vứt đi! Tim tôi đau nhói khi nghĩ đến hai chữ ấy.
Suốt gần một tuần, tôi hồi hộp theo dõi nàng mỗi đêm, đón từng
ánh mắt nàng nhìn xuống khán giả thử xem nàng có dừng lại nơi tôi không, để tôi
hy vọng. Nhưng không, vẫn như mọi lần. Một cái nhìn chung để gây cảm tình
chung. Mãi đến hai tuần sau, khi tôi sắp tuyệt vọng vì mỏi mòn chờ đợi thì một
đêm kia, khi bước lên bục diễn, dàn nhạc dạo khúc mở đầu thì nàng ra dấu cho
ban nhạc tạm im tiếng cho nàng nói vài lời. – Thưa quí vị! – Nàng bắt đầu nói
và tôi hồi hộp chờ đợi.- Đêm nay Thúy sẽ trình bày một tác phẩm mới của một nhạc
sĩ rất lạ, tặng cho Thúy. Đó là nhạc phẩm «Ướt Mi» của tác giả Trịnh
Công Sơn. Hy vọng rằng đêm nay sẽ có sự hiện diện của tác giả để Thúy được nói
vài lời cám ơn. Nói xong, nàng quay sang ban nhạc, đưa bản nhạc của tôi cho họ
dạo nhạc bắt đầu. Nàng cất tiếng hát. Tôi run lên trong lòng vì sung sướng và
xúc động. Khi dứt tiếng hát, nàng dừng lại khá lâu, có ý chờ người tặng nhạc.
Tôi thu hết can đảm, bước tới bục, ngước lên và nói: – Xin cám ơn Thanh Thúy đã
hát bài nhạc của tôi. Nàng a lên một tiếng ra vẻ bất ngờ rồi nói tiếp: – Thúy rất
cám ơn anh đã tặng cho bản nhạc. Thúy muốn nói chuyện riêng với anh được không?
Tôi luống cuống gật đầu. Lúc ấy tôi sung sướng quá, hạnh phúc quá nên không tìm
ra được lời nào để đáp lại. Tôi cùng nàng đón taxi về nhà nàng. Nhà nàng ở sâu
trong một ngõ hẽm. Căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi: tủ lạnh, quạt máy. Mọi
vật dụng trong nhà đều sang trọng, đắt tiền. Tối hôm ấy nàng cùng tôi nói đủ thứ
chuyện. Tôi không còn nhớ chuyện gì ra chuyện gì. Tôi kể cho nàng nghe hoàn cảnh
của tôi từ Huế vào trọ học. Nàng kể cho tôi nghe cuộc đời nàng từ Phan Thiết lớn
lên…
(Về Một Quãng Đời Trịnh Công Sơn Nguyễn Thanh Ty)
(Về Một Quãng Đời Trịnh Công Sơn Nguyễn Thanh Ty)
XUẤT XỨ BÀI EM ĐI CHÙA HƯƠNG
Thi phẩm Chùa Hương ra đời trong hoàn cảnh rất kỳ thú. Hội
Chùa Hương năm 1934, ông cùng nhà văn Nguyễn Vỹ và hai người bạn nữ sinh Hà
thành đi trẩy hội. Đến rừng mơ, hai văn nhân gặp một bà mẹ cùng cô gái độ tuổi
trăng rằm vừa bước lên những bậc đá vừa niệm Phật «Nam mô cứu khổ quan thế
âm Bồ Tát». Vẻ đẹp thánh thiện mang nét chân quê của cô gái đã hớp hồn
hai chàng thi sĩ khiến họ trân trân nhìn quên cả hai bạn gái cùng đi. Nguyễn
Nhược Pháp lại gần hỏi. «Tại sao trông thấy chúng tôi cô lại không niệm Phật
nữa?». Cô gái bối rối, thẹn thùng như muốn khóc. Hai người bạn gái gọi
hai chàng thi sĩ để đi tiếp nhưng họ đã bị hớp hồn, tai đâu còn nghe thấy. Giận
dỗi, họ bỏ đi. Lúc bừng tỉnh, hai văn nhân không thấy các cô đâu vội len thốc
len tháo, lách qua những dòng người đang trẩy hội nhưng tìm đâu cho thấy. Mệt
và ngán ngẩm, hai thi sĩ quay lại tìm cô gái chân quê thì cả hai mẹ con cũng đã
lẫn vào dòng người.
Đêm đó, Nguyễn Nhược Pháp không sao chợp mắt được. Hình ảnh
cô gái chân quê đi Chùa Hương khiến ông xúc động viết lên những vần thơ có sắc
màu tươi vui, hình ảnh ngộ nghĩnh, cả hồn người lẫn vẻ đẹp của ngày xưa hiện
lên trên từng câu, từng chữ.
Cô gái Chùa Hương khi in vào tập Ngày Xưa thì hai chữ Cô gái
bị bỏ đi, chỉ còn Chùa Hương. Bài thơ trước đây đã được nhạc sĩ Trần Văn Khê phổ
nhạc song không được phổ biến rộng rãi. Phải tới gần 60 năm sau, nghệ sĩ Trung
Đức qua lần đi Hương Sơn cảm tác đã phổ nhạc bài thơ, thêm bớt lời để thành bài
hát Hôm qua em đi chùa Hương. Ngay từ lần phát sóng đầu tiên, Hôm qua em đi
chùa Hương đã được đông đảo thính giả ưa thích và nhanh chóng được phổ biến rộng
rãi.
Hôm qua em đi chùa Hương. Hoa cỏ còn mờ hơi sương. Cùng
thầy mẹ em vấn đầu soi gương. Nho nhỏ cái đuôi gà cao. Em đeo cái dải
yếm đào. Quần lĩnh áo the mới. Tay em cầm chiếc nón quai thao. Chân em đi
đôi dép cao cao. Đò đi qua bốn động. Mọi người ngắm nhìn em. Thẹn thùng
em khẽ nói. Tuổi bây giờ mới tròn mười lăm. Em còn bé lắm chứ mấy anh
kia ơi. Giờ đi qua cổng này. Mọi người ngắm nhìn em Thẹn thùng em khẽ
nói. Nam mô a di đà Nam mô a di đà. Giờ đi qua cổng này. Mọi người ngắm
nhìn em. Thẹn thùng em khẽ nói. Nam mô a di đà Nam mô a di đà.
Em Đi Chùa Hương.
Hôm nay đi chùa Hương. Hoa cỏ mờ hơi sương. Cùng thầy me em dậy. Em vấn đầu soi gương. Khăn nhỏ đuôi gà cao. Lưng đeo giải yếm đào. Quần lĩnh áo the mới. Tay cầm nón quai thao. Mẹ cười thầy nó trông. Chân đi đôi dép cong. Con tôi xinh xinh quá. Bao giờ cô lấy chồng. Em tuy mới mười lăm. Mà đã lắm người thăm. Nhờ mối mai đưa tiếng. Khen tươi như trăng rằm. Nhưng em chưa lấy ai. Vì thầy bảo người mai Rằng em còn bé lắm. Ý đợi người tài trai. Em đi cùng với me. Me em ngồi cáng tre. Thầy theo sau cưỡi ngựa. Thắt lưng dài đỏ hoe. Thầy me ra đi đò. Thuyền mấp mô bên bờ. Em nhìn sông nước chảy. Đưa cánh buồm lô nhô. Mơ xa lại nghĩ gần. Đời mấy kẻ tri âm. Thuyền nan vừa lẹ bước. Em thấy một văn nhân. Người đâu thanh lọ thường. Tướng mạo trông phi thường. Lưng cao dài trán rộng. Hỏi ai nhìn không thương. Chàng ngồi bên me em. Me hỏi chuyện làm quen. Thưa Thầy đi Chùa ạ. Thuyền đông Giời ôi chen. Chàng thưa vâng thuyền đông. Rồi ngắm giời mênh mông. Xa xa mờ núi biếc Phơn phớt áng mây hồng. Dòng sông nước đục lờ. Ngâm nga chàng đọc thơ. Thầy khen hay, hay quá. Em nghe ngồi ngẩn ngơ Thuyền đi bên đục qua. Mỗi lúc gặp người ta. Thẹn thùng em không nói. Nam mô a di đà. Réo rắt suối đưa quanh. Ven bờ ngọn núi xanh Nhịp cầu xa nho nhỏ. Cảnh đẹp gần như tranh. Sau núi oản, gà, xôi. Bao nhiêu là khỉ ngồi. Tới núi con voi phục. Có đủ cả đầu đuôi. Chùa lấp sau rừng cây. Thuyền ta đi một ngày. Len cửa chùa em thấy. Hơn một trăm ăn mày. Em đi chàng theo sau. Em không dám đi mau. Ngại chàng chê hấp tấp. Số gian nan không giàu. Thầy me đến điện thờ. Trầm hương khói tỏa mờ. Hương như là sao lạc. Lớp sóng người lô nhô. Chen vào thật lắm công. Thay me em lễ xong. Quay về nhà ngang bảo. Mai mời vào chùa trong. Chàng hai má đỏ hồng Kêu với thằng tiểu đồng. Mang túi thơ bầu rượu. Mai ta vào chùa trong. Đêm hôm ấy em mừng. Mùi trầm hương bay lừng. Em nằm nghe tiếng mõ. Rồi chim kêu trong rừng. Em mơ em yêu đời. Mơ nhiều viết thế thôi. Kẻo ai mà xem thấy. Nhìn em đến nực cười. Em chưa tỉnh giấc nồng. Mây núi đã pha hồng. Thầy me em sắp sửa Vàng hương vào chùa trong. Đường mây đá cheo leo. Hoa đỏ tím vàng leo. Vì thương me quá mệt. Săn sóc chàng đi theo. Me bảo đường còn lâu. Cứ vừa đi ta cầu. Quan Thế âm bồ tát. Là tha hồ đi mau. Em ư, em không cầu. Nhưng đường vẫn đi mau. Chàng cũng cho như thế. Ra ta hợp tâm đầu. Khi qua Chùa Giải oan. Trông thấy bức tường ngang. Chàng đưa tay lẹ bút. Thảo bài thơ liên hoàn. Tấm tắc thầy khen hay. Chữ đẹp như rồng bay. Bài thơ này em nhớ Nên chả chép vào đây. Ôi chùa trong đầy rồi. Động thẳm bóng xanh ngời. Gấm thêu trần thạch nhũ. Ngọc nhuốm hương trầm rơi. Mẹ vui mừng hả hê. Tặc! con đường mà ghê. Thầy kêu mau lên nhé. Chiều hôm nay ta về. Em nghe bỗng rụng rời. Nhìn ai luống nghẹn lời. Giờ vui đời có vậy. Thoảng ngày vui qua rồi. Làn gió thổi hây hây. Em nghe tà áo bay. Em tìm hơi chàng thở. Chàng ơi chàng có hay Đường đây kia lên giời. Ta bước tựa vai cười. Yêu nhau yêu nhau mãi. Đi, ta đi, chàng ôi. Ngun ngút khói hương vàng. Say trong giấc mơ màng. Em cầu xin Giời Phật. Sao cho em lấy chàng.
Nguyễn Nhược Pháp.
Em Đi Chùa Hương.
Hôm nay đi chùa Hương. Hoa cỏ mờ hơi sương. Cùng thầy me em dậy. Em vấn đầu soi gương. Khăn nhỏ đuôi gà cao. Lưng đeo giải yếm đào. Quần lĩnh áo the mới. Tay cầm nón quai thao. Mẹ cười thầy nó trông. Chân đi đôi dép cong. Con tôi xinh xinh quá. Bao giờ cô lấy chồng. Em tuy mới mười lăm. Mà đã lắm người thăm. Nhờ mối mai đưa tiếng. Khen tươi như trăng rằm. Nhưng em chưa lấy ai. Vì thầy bảo người mai Rằng em còn bé lắm. Ý đợi người tài trai. Em đi cùng với me. Me em ngồi cáng tre. Thầy theo sau cưỡi ngựa. Thắt lưng dài đỏ hoe. Thầy me ra đi đò. Thuyền mấp mô bên bờ. Em nhìn sông nước chảy. Đưa cánh buồm lô nhô. Mơ xa lại nghĩ gần. Đời mấy kẻ tri âm. Thuyền nan vừa lẹ bước. Em thấy một văn nhân. Người đâu thanh lọ thường. Tướng mạo trông phi thường. Lưng cao dài trán rộng. Hỏi ai nhìn không thương. Chàng ngồi bên me em. Me hỏi chuyện làm quen. Thưa Thầy đi Chùa ạ. Thuyền đông Giời ôi chen. Chàng thưa vâng thuyền đông. Rồi ngắm giời mênh mông. Xa xa mờ núi biếc Phơn phớt áng mây hồng. Dòng sông nước đục lờ. Ngâm nga chàng đọc thơ. Thầy khen hay, hay quá. Em nghe ngồi ngẩn ngơ Thuyền đi bên đục qua. Mỗi lúc gặp người ta. Thẹn thùng em không nói. Nam mô a di đà. Réo rắt suối đưa quanh. Ven bờ ngọn núi xanh Nhịp cầu xa nho nhỏ. Cảnh đẹp gần như tranh. Sau núi oản, gà, xôi. Bao nhiêu là khỉ ngồi. Tới núi con voi phục. Có đủ cả đầu đuôi. Chùa lấp sau rừng cây. Thuyền ta đi một ngày. Len cửa chùa em thấy. Hơn một trăm ăn mày. Em đi chàng theo sau. Em không dám đi mau. Ngại chàng chê hấp tấp. Số gian nan không giàu. Thầy me đến điện thờ. Trầm hương khói tỏa mờ. Hương như là sao lạc. Lớp sóng người lô nhô. Chen vào thật lắm công. Thay me em lễ xong. Quay về nhà ngang bảo. Mai mời vào chùa trong. Chàng hai má đỏ hồng Kêu với thằng tiểu đồng. Mang túi thơ bầu rượu. Mai ta vào chùa trong. Đêm hôm ấy em mừng. Mùi trầm hương bay lừng. Em nằm nghe tiếng mõ. Rồi chim kêu trong rừng. Em mơ em yêu đời. Mơ nhiều viết thế thôi. Kẻo ai mà xem thấy. Nhìn em đến nực cười. Em chưa tỉnh giấc nồng. Mây núi đã pha hồng. Thầy me em sắp sửa Vàng hương vào chùa trong. Đường mây đá cheo leo. Hoa đỏ tím vàng leo. Vì thương me quá mệt. Săn sóc chàng đi theo. Me bảo đường còn lâu. Cứ vừa đi ta cầu. Quan Thế âm bồ tát. Là tha hồ đi mau. Em ư, em không cầu. Nhưng đường vẫn đi mau. Chàng cũng cho như thế. Ra ta hợp tâm đầu. Khi qua Chùa Giải oan. Trông thấy bức tường ngang. Chàng đưa tay lẹ bút. Thảo bài thơ liên hoàn. Tấm tắc thầy khen hay. Chữ đẹp như rồng bay. Bài thơ này em nhớ Nên chả chép vào đây. Ôi chùa trong đầy rồi. Động thẳm bóng xanh ngời. Gấm thêu trần thạch nhũ. Ngọc nhuốm hương trầm rơi. Mẹ vui mừng hả hê. Tặc! con đường mà ghê. Thầy kêu mau lên nhé. Chiều hôm nay ta về. Em nghe bỗng rụng rời. Nhìn ai luống nghẹn lời. Giờ vui đời có vậy. Thoảng ngày vui qua rồi. Làn gió thổi hây hây. Em nghe tà áo bay. Em tìm hơi chàng thở. Chàng ơi chàng có hay Đường đây kia lên giời. Ta bước tựa vai cười. Yêu nhau yêu nhau mãi. Đi, ta đi, chàng ôi. Ngun ngút khói hương vàng. Say trong giấc mơ màng. Em cầu xin Giời Phật. Sao cho em lấy chàng.
Nguyễn Nhược Pháp.
XUẤT XỨ BÀI NẮNG CHIỀU
Năm 1950, anh Lê Trọng Nguyễn trở về ẩn náu tại quê nhà. Và
năm 1953, anh sáng tác bản “Nắng Chiều”. Trong một cuộc phỏng vấn, Lê Trọng
Nguyễn đã nói: «Tôi viết bản đó ở Huế, thời gian sau khi bỏ vùng kháng
chiến về thành… Tâm sự tôi trong bài Nắng chiều nó như thế này, kể anh nghe cho
vui. Sau cuộc đảo chính của Nhật vào đêm 9 tháng 3 năm 45, có một gia đình công
chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tạm trú ở Hội An, mà tôi cũng ở Hội An lúc
đó. Gia đình đó có một người con gái. Tôi yêu người con gái ấy!».Nắng Chiều
ra đời trong một lần hứng tác của Lê Trọng Nguyễn trên cầu Vĩnh Điện khi chiều
xuống ở bến sông Thu Bồn. Hiệp Ðịnh Geneva ký kết xong, năm 1954 Lê Trọng Nguyễn
ra Huế và Ðà Nẵng làm việc cho cơ sở thương mại ngoài đó. Cũng chính nơi đây,
anh có dịp quen và làm bạn cho đến chót cuộc đời nghệ sĩ sáng tác của anh, với
những Minh Trang, Dương Thiệu Tước, Kim Tước, Nguyễn Hiền v.v... Và ca khúc Nắng
Chiều được xuất bản trong lúc này. Người thâu tiếng hát đầu tiên bản Nắng Chiều
vào dĩa nhựa là ca sĩ Minh Trang. Giữa năm 1955, người em gái duy nhất của anh
Lê Trọng Nguyễn là Lê Thị Ba qua đời, anh quá đau buồn và đem bản Nắng Chiều ra
ký giao kèo tái bản để có một món tiền tác quyền khiêm nhường đưa về quê cùng mẹ
lo liệu cho em gái và chuẩn bị nuôi nấng cháu. Năm 1957, Lê Trọng Nguyễn vào
Sài Gòn. Ðúng dịp đoàn ca nhạc Nhật Bản sang thăm, ban nhạc Toho Geino có nhờ
người chọn ra 12 bản nhạc Việt Nam đang nổi tiếng thời đó để chuẩn bị tập dượt
và trình diễn tại Sài Gòn lẫn Nhật Bản, trong đó có bản “Nắng Chiều” và bản này
đã được cô ca sĩ nhật Midori Satsuki hát. Năm 1960 Ki Lo Ha, một ca sĩ người
Hoa, cô yêu mến bản Nắng Chiều nên viết sang lời Hoa ngữ và phổ biến bản này
sang Ðài Loan và Hồng Kông. Nhờ mấy may mắn đó mà Nắng Chiều cứ thế được biết tới
tại ngoại quốc… Những ngày gần đây, Vũ Trung Hiền, Phạm Anh Dũng và tôi cùng
nhau làm việc cho cuốn CD Collection #2. Nảy ra ý định thu được bản Nắng Chiều
hát bằng tiếng Nhật, chúng tôi cố gắng vào Net để tìm tung tích bà Midori
Satsuki, một người đã nổi danh hơn bốn mươi năm nay và vẫn còn hoạt động trên
Ðài Truyền Hình Ðông Kinh. Và kết quả liên lạc được với nơi sản xuất CD ca nhạc
bên Nhật nữa. Bà Midori Satsuki trực tiếp gọi phôn nói chuyện với tôi. Và sau
đó được sự giúp đỡ của hai anh Ðỗ Thông Minh và Phan Hiên, bà Midori xác nhận vẫn
còn nhớ bản Nắng Chiều. Ðối với tôi, Nắng Chiều được hát bằng Hoa ngữ và Nhật
ngữ từ 40 năm nay như một kỷ niệm đẹp bền của tình thân hữu văn hóa Á Châu.
Nhưng đặc biệt bản Nắng Chiều bằng lời Việt mới có ý nghĩa hơn cả: Nó đã được
viết ra từ trên nửa thế kỷ qua mà nay chúng ta nghe lại vẫn thấy sống động, bùi
ngùi cảm động. Tôi muốn nói đến nét trẻ trung trường tồn của ca khúc Nắng Chiều
trong nền âm nhạc Việt Nam - Á Châu.
Bài hát viết theo điệu Rumba, giai điệu rộn rã phối hợp giữa
ngũ cung và thất cung, lời ca đầy hình ảnh, màu sắc, nhưng nội dung phảng phất
nét buồn. Phần lời nói lên tâm trạng hoài tiếc của một người khi thăm lại cảnh
xưa. Trông thiên nhiên, cảnh vật vẫn hồn hậu sống động, lòng ấy bồi hồi nhớ lại
một hình bóng đẹp tươi, nay đã không còn: Qua bến nước xưa lá hoa về chiều lạnh
lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa… anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy Dịu dàng
nhìn anh đôi mắt long lanh. Bản dịch tiếng Hoa về nội dung nhìn chung vẫn giữ ý
chính của bài: 我又來到昔日海邊,海風依舊吹皺海面 那樣熟悉那樣依戀,只有舊日人兒不見 (Tôi về thăm lại bến nước
xưa, gió biển như năm cũ, thổi lộng vào mặt, bóng dáng cũ vẫn in đậm trong tâm
trí tôi, nhưng người xưa thì không thấy nữa.
Nắng chiều.
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa khi đến cuối thôn chân bước không hồn Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm Má em mầu ngà tóc thề nhẹ bay Nay anh về qua sân nắng chạnh nhớ câu thề tim tái tê chẳng biết bây giờ người em gái duyên ghé về đâu Nay anh về nương dâu úa giọng hát câu hò thôi hết đưa hình bóng yêu kiều kề hoa tím biết đâu mà tìm Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: «Mến anh!» Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi…
Bản dịch tiếng Hoa
我又來到昔日海邊 海風依舊吹皺海面 那樣熟悉那樣依戀 只有舊日人兒不見 不該來到昔日海邊 海暇嬌豔湧著海面 那樣熟悉那樣依戀 只有故人離去多年 那往事一慕慕 到我眼前 是夢景還是幻想 令人常懷念 那夢境何日能 回到眼前 你又在我的身邊 無限情纏綿 不該來到昔日海邊 海暇嬌豔湧著海面 那樣熟悉那樣依戀 只有故人離去多年
XUẤT XỨ BÀI MỘNG DƯỚI HOA
Nắng chiều.
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa khi đến cuối thôn chân bước không hồn Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm Má em mầu ngà tóc thề nhẹ bay Nay anh về qua sân nắng chạnh nhớ câu thề tim tái tê chẳng biết bây giờ người em gái duyên ghé về đâu Nay anh về nương dâu úa giọng hát câu hò thôi hết đưa hình bóng yêu kiều kề hoa tím biết đâu mà tìm Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: «Mến anh!» Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi…
Bản dịch tiếng Hoa
我又來到昔日海邊 海風依舊吹皺海面 那樣熟悉那樣依戀 只有舊日人兒不見 不該來到昔日海邊 海暇嬌豔湧著海面 那樣熟悉那樣依戀 只有故人離去多年 那往事一慕慕 到我眼前 是夢景還是幻想 令人常懷念 那夢境何日能 回到眼前 你又在我的身邊 無限情纏綿 不該來到昔日海邊 海暇嬌豔湧著海面 那樣熟悉那樣依戀 只有故人離去多年
XUẤT XỨ BÀI MỘNG DƯỚI HOA
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã đóng góp nhiều tác phẩm thật đẹp,
như những hạt kim cương lóng lánh, vào kho tàng âm nhạc Việt Nam - đây tôi
không có tham vọng trình bầy về sự nghiệp sáng tác phong phú và giá trị của
ông, mà chỉ xin ghi lại một giai thoại nhỏ đã được chính ông kể trong một lần
tôi chở ông trên xe khi đi thăm ca sĩ Hoài Trung đang nằm trong một bệnh viện ở
Pasadena vào năm 1990 . Khi tôi hỏi về trường hợp sáng tác bản MỘNG DƯỚI HOA
thì ông cho hay là khoảng năm 1957 gì đó, ông đọc tập thơ Đường Vào Tình Sử của
Đinh Hùng, thấy bài Tự Tình Dưới Hoa hay hay, có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ có
vẻ cổ điển ước lệ với mỹ nhân, với trăng sao, mây nước, suối rừng, mơ mộng v. v.... ông bèn âm ư nho nhỏ trong miệng, rồi bật ra thành những nốt nhạc
đầu tiên, và ông đã ghi lại trên giấỵ Khi phần nhạc đã hoàn chỉnh thì chỉ có một
số lời thơ được giữ nguyên văn, ngoài ra chính ông và thi sĩ Đinh Hùng đã gọt
giũa lại rất nhiều . Đến phần điệp khúc, thì cấu trúc của bài nhạc lại thay đổi,
không thể dùng 7 chữ được vì chỉ có 6 nốt, nên ông đã yêu cầu Đinh Hùng đặt lời
mới cho đoạn đó . Dĩ nhiên công việc này không quá khó khăn với nhà thơ và cũng
có phần đóng góp của chính Phạm Đình Chương. Từ đó, 2 đoạn điệp khúc 6 chữ đã
được lồng vào giữa bài hát, một cách rất khéo léo, tự nhiên và nhất quán, nghĩa
là vẫn giữ được không khí rất lãng mạn và cổ điển của bài thơ.
Trích đọan bài báo: «Một chút giai thoại về bài hát Mộng
Dưới Hoa » của Nguyễn Đình Cường đăng trong báo «Văn Nghệ», số
7, 2001 (trang 64-65, Lê Xuân Trường chủ biên). Nguyễn Đình Cường Mộng Dưới Hoa
(nhạc Phạm Đình Chương - thơ/ lời Đinh Hùng) Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng Có
nàng thiếu nữ đẹp như trăng Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại Âu yếm nhìn tôi
không nói năng Ta gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ Mây ngàn gío núi đọng trên mi Áo
bay mở khép nghìn tâm sự Hò hẹn lâu rồi em nói đi Nếu bước chân ngàn có mỏi Xin
em dựa sát lòng anh Ta đi vào tận rừng xanh Vớt cánh rong vàng bên suối Ôi hoa
kề vai, hương ngát mái đầu Đêm nào nghe bước mộng trôi mau Gió ơi gởi gió lời
tâm niệm. Và nguyện muôn chiều ta có nhau. Tôi cùng em, mơ những chốn
nào Ước nguyện chung giấc mộng trăng sao Sánh vai một mái lầu phong nguyệt Hoa
bướm vì em nghiêng cánh chao Hy vọng thơm như má chớm đào Anh chờ em tới hẹn
chiêm bao Dưới hoa tưởng thấy ngàn sao rụng Hoa lệ ân tình môi khát khao Bước
khẽ cho lòng nói nhỏ Bao nhiêu mộng ước phù du Ta say thành mộng nghìn thu Núi
biếc sông dài ghi nhớ Ôi chưa gặp nhau như đã ước thề Mây hồng giăng tám ngã
sơn khê Bóng hoa ngã xuống bàn tay mộng Và mộng em cười như giấc mơ Tự tình dưới
hoa (Thơ Đinh Hùng) Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng: Có nàng thiếu nữ đẹp như
trăng, Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại, Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng Bài
thơ hạnh ngộ đã trao tay, Ôi mộng nào hơn giấc mộng nàỷ Mùi phấn em thơm mùi hạ
cũ, Nửa như hoài vọng, nửa như say Em đến như mây, chẳng đợi kỳ Thương hàng gió
núi động hàng mi Tâm tư khép mở đôi tà áo, Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi Em muốn
đôi ta mộng chốn nàỏ Ước nguyền đã có gác trăng sao Chuyện tâm tình: dưới hoa
thiên lý, Còn lối bâng khuâng: ngõ trúc đào Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ, Nắng
trong hoa, với gió ven hồ Dành riêng em đấỵ Khi tình tự, Ta sẽ đi về những cảnh
xưa Rồi buổi u sầu, em với tôi Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời Vai kề một mái
thơ phong nguyệt, Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười Xuôi Dòng Mộng Ảo Chim hồng về
khu rừng cũ, Xuân ấy hai lòng mới yêu. Cùng hoa, bướm trắng sang nhiều, Nắng
thơm những chiều tình tự. - Xin em ngồi trên nhung cỏ, Nghe suối ca vui nhịp
nhàng. Anh ru cho hồn em ngủ, Bằng điệu ca sang dịu dàng. Chim xanh về khu rừng
cũ, Hè tới, hai lòng còn yêu. Cỏ thơm mọc đã cao nhiều, Cành mộng bao nhiêu
hoa đỏ! - Nếu bước chân ngà có mỏi, xin em dựa sát lòng anh. Ta đi vào tận rừng
xanh, Vớt cánh rong vàng bên suối. Lá đỏ rơi trong rừng cũ, Thu về, hai lòng
còn yêu. Đường tình trải một làn rêu, Ngơ ngẩn hồn chiều tư lự. - Em có lên sườn
núi biếc, Nhặt cánh hoa mơ gài đầu. Này đôi nai vàng xa nhau, Có tiếng gọi sầu
thảm thiết. Chim buồn xa khu rừng cũ, Đồi núi trập trùng cỏ rêu. Hai lòng nay
đã thôi yêu, Có tiếng suối chiều nức nở. - Em không nghe mùa thu hết? Em không
xem nắng thu tàn? Trời ơi! Giọt lệ này tan, Là lúc linh hồn anh chết!
XUẤT XỨ BÀI CÁT BỤI
Vào một buổi chiều ngày tháng không còn nhớ, tôi một mình đến
rạp Casino xem phim.”Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” tập 6 . Đây là bộ phim nhiều tập,
đã xem tập này thì không thể không chờ xem tập khác. Nói chung là tập nào cũng
hấp dẫn. Trong 6 tập có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một nàng Kiều
xinh đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra là nghe có một tiếng nói bình giả ca ngợi.
Đường kiếm như có thêm sức mạnh mỗi lúc một uyển chuyển huy hoàng hơn. Sau khi
cứu được nàng Kiều, hiệp sĩ mù quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi., Hóa ra
bên vệ đường dưới gốc cây to có một người mù khác đang ngồi xếp bàn, trên hai
chân có cây đàn bọc trong bao vải gác ngang.Người nghệ sĩ mù có nhã ý chơi một
bản đàn tặng hiệp sĩ mù. Hai người bèn kéo nhau vào một khu rừng gần đấy. Hình
như rừng vào thu nên các cành đều trơ lá, chỉ thấy một đám lá vàng đỏ trải dài
trên mặt đất. Hai người ngồi tựa vào hai gốc cây đối diện nhau. Tiếng đàn cất
lên như một lời than thở ngậm ngùi về đất trời, về kiếp người. Tiếng đàn nửa chừng
bỗng đứt giây. Người nghệ sĩ mù nói: có kẻ bất thiện dang nghe lén. Quả đúng
như vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ
chia tay.
Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn “Zorba le Grec”. Đến đoạn Zorba than thở: “Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta”, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi.Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.
Đó là câu chuyện sự ra đời của bài “Cát bụi”
Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu.
Bây giờ thì người hiệp sĩ mù kia đã chết rồi. Khoảng hai năm nay.
Người viết Zorba đã qua đời dĩ nhiên con chim đa đa kia cũng đã chết. Và nếu Zorba là một con người có thật được Nikos Kazantzakits tỉểu thuyết hoá thì nay ông cũng mất rồi.
“Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…”
Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn “Zorba le Grec”. Đến đoạn Zorba than thở: “Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta”, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi.Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.
Đó là câu chuyện sự ra đời của bài “Cát bụi”
Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu.
Bây giờ thì người hiệp sĩ mù kia đã chết rồi. Khoảng hai năm nay.
Người viết Zorba đã qua đời dĩ nhiên con chim đa đa kia cũng đã chết. Và nếu Zorba là một con người có thật được Nikos Kazantzakits tỉểu thuyết hoá thì nay ông cũng mất rồi.
“Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…”
Thời gian đã nghiền nát tất cả thành cát bụi hết rồi…
Trịnh Công Sơn
Tạp chí thế giới Âm nhạc, số 1- 1998
Tạp chí thế giới Âm nhạc, số 1- 1998
XUẤT XỨ BÀI CHUYỆN TÌNH MỘNG THƯỜNG
Câu chuyện về Thiếu úy Hoàng Châu và cô giáo Mộng Thường yêu
nhau được ba năm mà gần nhau chỉ ngắn ngủi trong những ngày phép vội vàng của
người lính chiến. Lúc đó Mộng Thường dậy học ở một trường thủ đô, còn Hoàng
Châu nơi bốn vùng chiến thuật quen dấu giầy. Chiến chinh, cách xa là chiếc lăng
kính lọc trong mầu thủy chung cho mối tình lứa đôi. Dấu phấn trắng, mầu bảng
đen học trò, không cản được tâm hồn cô giáo Mộng Thường thả rong ra ngoài lớp học,
để tưởng tượng người yêu đang dầm sương giãi nắng giữa làn tên mũi đạn. Hình ảnh
khói thuốc súng, giao thông hào, những đêm nhìn hỏa châu rơi, không làm cho
Hoàng Châu tránh được bồi hồi vọng tưởng đến người yêu ở phương trời xa thẳm.
Tình yêu của hai người chỉ được nấu chín từ những giấc mộng êm đềm nửa đêm về
sáng hay nằm gối tay trên mơ giữa thực tế nghìn trùng xa cách. Những cánh thư
đi về. Những hẹn hò sum hợp với màu hồng pháo cưới vẫn là hoài vọng chân tình của
đôi lứa. Một đám hỏi đơn sơ, bình dị như cuộc sống chân sình, tay phấn của trai
tiền tuyến, gái hậu phương trong những ngày phép vội vã. Chàng trai gió sương hẹn
cô giáo mùa Xuân năm tới sẽ đốt pháo rước dâu. Sau ngày vui đám hỏi, Hoàng Châu
trở ra mặt trận, vùng địa cầu giới tuyến. Lúc đó mức độ tàn khốc của chiến trường
càng ngày càng gia tăng mãnh liệt. Hoàng Châu hiên ngang dũng cảm chiến đấu bất
chấp mọi hiểm nguy, chàng được thượng cấp báo tin khen thưởng thăng cấp “Trung
uý” tại mặt trận. Tin vui về với Mộng Thường, nàng càng hãnh diện với người chồng
sắp cưới anh hùng, đến nỗi ngẩn ngơ trong một chiều dậy học.
Đám học trò sững sờ thấy cô giáo dễ thương để rơi viên phấn trắng vỡ đôi trên nền gạch thanh bình. Và để chia sẻ niềm hân hoan với hôn phu, nàng sắp xếp giờ dậy, xin phép đến mặt trận để dự lễ thăng cấp của Hoàng Châu. Và trên chuyến xe đò định mệnh, chưa kịp tới với người yêu, một quả mìn ác độc do giặc giăng cài, nổ tung, cắt đứt đành đoạn tình đôi lứa. Đứt ruột, đau đớn trước bi thảm kịch này, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh kể thành nhạc khúc “Tình Thiên Thu”.
Đám học trò sững sờ thấy cô giáo dễ thương để rơi viên phấn trắng vỡ đôi trên nền gạch thanh bình. Và để chia sẻ niềm hân hoan với hôn phu, nàng sắp xếp giờ dậy, xin phép đến mặt trận để dự lễ thăng cấp của Hoàng Châu. Và trên chuyến xe đò định mệnh, chưa kịp tới với người yêu, một quả mìn ác độc do giặc giăng cài, nổ tung, cắt đứt đành đoạn tình đôi lứa. Đứt ruột, đau đớn trước bi thảm kịch này, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh kể thành nhạc khúc “Tình Thiên Thu”.
XUẤT XỨ BÀI THÓI ĐỜI
Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai
đó,”bèo dạt hoa trôi”… Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no
thì chẳng có ngày nào gọi là no… Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan
nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng
khổ, chứ không ai đùm bọc ai được… đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc,
lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy
tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là
tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm
tra giấy tờ… Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc
chiếu, một chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng… thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc
chiếu trả người ta... thế là mình lấy 1 đồng về…. như là tiền thế chân… Một năm như
vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng… Mà nói anh thương… khổ lắm…
Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ
có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút
tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch
vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ “thằng cha đi tiểu vỉa
hè”, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát… mà lẽ
ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn… Tôi
nghĩ mà thôi, còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi
viết sau này..
XUẤT XỨ BÀI ẢO ẢNH
XUẤT XỨ BÀI ẢO ẢNH
Sau hai năm lập gia đình, ở một buổi trình tấu nhạc nơi
đài phát thanh Saigon vừa tan, khoảng năm 1965, (lúc bấy giờ Y Vân là nhạc trưởng
của một ban nhạc lớn: ban nhạc Y Vân, cùng với Thanh Thoại, Tuyết Mai, Mai
Hương làm nền trình diễn) trên đường về, Y Vân được một chú bé
«Stop» xe anh lại và mời vào một quán café bên đường. Nơi này có một
thiếu nữ nhan sắc đang ngồi chờ sẵn, chú bé giới thiệu người thiếu nữ này tên
Huyền – sinh viên ban Việt Hán đại học Văn Khoa Saigon.
Huyền có đôi mắt buồn não nề, trên bâu áo có chít một mảnh
tang đen. Y Vân cố moi lại trong ký ức một thân quen nào đó từ người thiếu nữ đối
với anh, nhưng vẫn không tìm ra một liên hệ nào. Bằng xã giao bình thường, người
Nhạc Trưởng bèn buông lời chia buồn một cách bâng quơ, vịn vào cớ mảnh tang đen
đính trên áo người thiếu nữ. Huyền cười thảm não: «Em đâu có ai là người
thân quen qua đời, mảnh tang này là dành cho mối tình em đó». Sau lời
minh biện như vậy, Y Vân bị đưa vào thế ngượng ngùng. Anh đã manh nha về một bí
ẩn nào đó, thôi thúc người thiếu nữ này muốn diện kiến anh. Nhưng nỗi sầu man
mác ẩn chứa trên khuôn mặt gấm hoa ấy, khiến cho Y Vân ái ngại không dám hỏi
thăm thêm. Chàng viện cớ bận rộn và xin cáo từ. Trước khi từ giã Huyền và chú
bé, Y Vân xin địa chỉ hai người để còn dịp gặp lại lần khác.
Hai ngày sau đó, Y Vân tìm đến nhà Huyền trong một khu nghèo
nàn có chiếc cầu cao vắt ngang ao rau muống đường Trương Minh Giảng. Lòng rối bởi
một chuyện không đâu, người nhạc sĩ Y Vân bỏ những bước chầm chậm, đếm mòn ưu
tư gập ghềnh theo nhịp gỗ. Sau tiếng gõ cửa đầu tiên, Y Vân được chú bé em Huyền
ra mở cửa. Căn nhà vách gỗ đơn sơ cũng đìu hiu như chủ, giống như bốn câu thơ của
Lưu Khâm: «Nhà vắng tơ giăng sầu cõi nhện Chiếu khăn nằm lạnh lẻ loi tình
Êm đềm mà nghe con nước vỗ Đàn ai vừa đứt một giây trầm». Huyền không có
mặt ở nhà. Cậu bé kể: «Chúng tôi là con một ông Hội Đồng ở tỉnh Long An.
Hai chị em được gia đình gởi lên Saigon trọ học. Chị Huyền yêu anh không biết từ
lúc nào, cho nên sách vở biếng lười. Trong tập vở học trò, chỉ chép toàn nhạc
anh - thay vì tiền gia đình gửi lên cung cấp cho chị hoàn tất ban cử nhân Văn
Khoa, chị Huyền phung phí vào một lớp học nhạc Tây Ban Cầm cho đến khi chị đàn
được, suốt ngày chỉ đệm và hát nhạc anh. Hát một mình đơn lẻ. Mấy năm liên tục,
chị không đậu thêm được một chứng chỉ nào. Ba mẹ nhiều lần từ tỉnh lên thăm, thấy
con gái tiều tụy, biếng ăn lười học, nên đã đưa hai chị em trở về quê nhà cấm cố,
và bắt ép gả chồng cho chị - một sĩ quan hải quân, hình như người ấy có tên là
L.T.Đ, ông ấy đẹp trai, có chức phận, con nhà giàu, nhưng chị Huyền vẫn một mực
chối từ. Bẽ mặt với phía đàng trai mà không hiểu được tấm lòng người con gái đã
gửi trọn về mối tình anh. Ba mẹ buông lời từ đứa con không vâng lời ấy. Chị Huyền
chặt dạ ôm ấp mối tình ảo ảnh của anh, nên trốn bỏ gia đình trở lại Saigon, nơi
mà chị đã dại khờ mở cửa con tim tuổi thanh xuân yêu một chiều người nhạc sĩ Y
Vân. Chị một mình tìm kế mưu sinh để chờ dịp gặp anh, hy vọng hai con tim cùng
hòa nhịp. Đến khi biết rõ ra anh đã có vợ, chị Huyền đớn đau như chiếc cây gục
ngã giữa bão tình. Kể từ đó, chị chít tang đen trên bâu áo. Giã từ người yêu
không tưởng, chôn chết nỗi si mê dại khờ. Tội nghiệp chị Huyền, tưởng với mảnh
vải đen có thể làm nhát dao chặt đứt mối tơ tưởng tình yêu. Nhưng không, tình
chết trên mảnh vải sô, mà lại sống hoài nơi lòng chị ấy. Chị muốn gặp anh để
nói điều này. Và chị đã không dám nói, làm con ốc mượn hồn, yêu thương chôn chặt
mối hận tình… » Nghe đến đây, Y Vân gục đầu xuống bàn. Anh nào có biết oan
nghiệt ấy đã đến từ anh cho người con gái yêu thương không dám nói. Anh ra về như
chạy. Hình như có bóng ai đang rượt đuổi đòi hỏi một ân tình. Nhạc phẩm «Ảo
Ảnh» ra đời sau buổi ra về với trọn đêm thức trắng. Trí tưởng tượng của
anh đi trên niềm hối hận. Ảo ảnh cuộc đời, ảo ảnh tình yêu đã có thực nơi những
tâm hồn lãng mạn: Yêu mặn nồng, đắng cay, tha thiết. Gió ở trên non, gió cuốn
mây trôi, cho dù bầu trời vẫn xanh thờ ơ không mảy may hay biết: Yêu cho biết
bao đêm dài Cho quen với nồng cay Yêu cho thấy bao lâu dài Chỉ còn vài trang giấy
Giòng mực xanh còn đấy Hứa cho nhiều dù bao lời nói Đã phai tàn thành mây
thành khói Cũng xem như không mà thôi Những ân tình em đong bằng nước mắt Khóc
cho đầy hai chữ tình yêu Phấn hương nồng anh xem tựa tấm áo Đã thay màu ân ái từ
lâu Những neo thuyền yêu thương dễ đứt Khiến bao chiều trên bến tịch liêu Vắng
con tàu sân ga thường héo hắt Thiếu anh lòng em thấy quạnh hiu Xưa đêm vắng đưa
nhau về Nay đơn bóng đường khuya Khi vui thấy trăng không mờ Lòng buồn nên
trăng úa Kìa phồn hoa còn đó Những con đường buồn vui lộng gió Những ân tình
chìm trong lòng phố Cũng theo hư không mà đi…
Ý NGHĨA BÀI MÙA THU CHẾT CỦA PHẠM DUY
Trích hồi ký “Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975” cùa Nguyễn Việt – MTSG
Trích hồi ký “Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975” cùa Nguyễn Việt – MTSG
Khi NNS nói đến bài thơ L’Adieu của Guillaume Apollinaire, nhắc
đến Hoa Thạch Thảo không ai không nhớ đến nhạc phẩm “Mùa Thu Chết” của nhạc sĩ
Phạm Duy.
Và khi nói đến nền tân nhạc miền Nam nếu không nói về Phạm
Duy quả thiếu sót, không phải Phạm Duy thuộc hàng cổ thụ, có quá trình sáng tác
dồi dào từ dân ca, nhạc trẻ, trữ tình lãng mạn, nhạc lá cải cho đến nhạc được đặt
hàng theo yêu cầu, chỉ thiếu một thứ Phạm Duy chưa soạn thứ nhạc quảng cáo dùng
cho băng vệ sinh, thuốc tăng lực như các nhạc sĩ có tên tại Sài Gòn hiện nay vẫn
làm.
Trước ngày 30/4, Phạm Duy thường cho rằng ông là niềm vinh dự
của chính phủ lúc bấy giờ, vì chính Phạm Duy từng nói: “… chính phủ phải sử dụng
đến tôi, nếu ở Hà Nội có Văn Cao thì ở Sài Gòn chỉ có Phạm Duy để tạo thế cân bằng
văn nghệ giữa hai miền, thuộc ngón đòn tâm lý chiến chính phủ cần sử dụng”.
Có lẽ vì vậy sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đỗ, Ủy Ban Hành
Pháp Trung Ương lúc này do tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch, giao Phạm
Duy cho bộ Công Dân Vụ do Nguyễn Tôn Hoàn chủ đạo; sử dụng Phạm Duy trong chiến
dịch “Bình Định Nông Thôn” làm chiêu bài thu hút thành phần SVHS tham gia, một
chiến dịch không phải đi cất nhà, làm đường cho dân quê mà để mật vụ đặc nhiệm
lùng sục bắt bớ du kích Việt Cộng nằm vùng. Chiến dịch được Mỹ tài trợ, Phạm
Duy đưa SVHS đi vào vùng sâu vùng xa hát cho dân quê nghe những bài như “Giọt
mưa trên lá” mới sáng tác không lâu v.v…
Hay từ năm Mậu Thân trở đi Mặt trận Giải Phóng Miền Nam
(MTGPMN) công cụ của Bắc Việt đang bành trướng, Phạm Duy liền có bài “Mùa Thu
Chết” để đánh đòn tâm lý chiến với các chiến binh cộng sản chính quy cũng như
du kích địa phương.
Thật ra Phạm Duy phổ bài “Mùa Thu Chết” theo một thi ca trữ
tình lãng mạn của Pháp. Nhưng lúc phổ biến nhạc phẩm ra công chúng, lại vào rơi
vào khoảng không gian khi Hà Nội và MTGPMN hô hào kỷ niệm cuộc Cách Mạng tháng
8 còn gọi Cách Mạng Mùa Thu.
Vậy ý nghĩa “Mùa Thu Chết” là gì? Phải chăng nên hiểu, Cách
Mạng Mùa Thu sẽ không tồn tại, mà không tồn tại có nghĩa miền Bắc sẽ không còn
Cộng Sản, vì đã vào tay người miền Nam (?), bởi lúc này tướng râu kẽm Nguyễn
Cao Kỳ đang hô hào Bắc tiến. Để rồi có một Bạch Tuyết và một Thẩm Thúy Hằng ngồi
tại một tiền đồn heo hút trên đầu đội nón sắt lính VNCH mang hàng chữ “hãy bỏ
bom Bắc Việt”, được in chần dần trên tờ Time và Newsweek dạo đó ai cũng thấy.
Phạm Duy tiếp tục ca tụng một Phạm Phú Quốc rớt máy bay chết
tại một cây cầu miền Bắc với bài “Huyền thoại ca một người mang tên Quốc” hay
bài “Kỷ vật cho em” ca tụng những người lính đã bỏ mình vì nước.
Nguyễn Cao Kỳ ưu ái đến Phạm Duy qua chiến dịch “Bình định
nông thôn” hay những nhạc phẩm Phạm Duy ca ngợi người lính VNCH và cho cả ông
ta.
Sau khi Đài Truyền Hình số 9 được Mỹ xây dựng lên vài năm
(hình thành sau ngày Ngô Đình Diệm bị lật đỗ), Phạm Duy từ bên Công Dân Vụ được
cắt cử về trông phần văn nghệ của đài.
Từ khi Phạm Duy về làm ở Đài truyền hình số 9, nhiều “đại gia
văn nghệ” tranh nhau miếng đất màu mở này để kiếm tiền, không phải tiền “chương
trình” được đài chi trả - vì thù lao chẳng có là bao, một show ca nhạc 45 phút
được trả tối đa 20.000đ bấy giờ (khi vàng 24K mới hơn 30.000đ/lượng), bao gồm
chi phí cảnh trí, ca sĩ, nhạc phẩm, nhạc công và các tạp vụ khác. Tính chi li mỗi
nhạc phẩm được ca sĩ trình diễn, bình quân chỉ có 2.000đ, trong khi bầu show phải
trả thực tế tiền cát-xê cho ca sĩ như Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Thúy từ 5.000 đến
10.000đ/bài, trung bình như Giao Linh, Phương Hồng Quế từ 3.000 đến 5.000đ/bài,
tức nếu có một chương trình trên Đài số 9, ông bà bầu show đều chịu lỗ (một
show ca nhạc 45 phút thường gồm 9 đến 10 ca khúc) nhưng các ông bà bầu show vẫn
làm và làm càng xuất sắc, lý do mỗi khi họ có chương trình trên truyền hình thì
họ sẽ có tất cả: tiền quảng cáo nhạc phẩm do nhạc sĩ sáng tác hay các nhà xuất
bản porter bỏ ra chi phí, đôi khi chi cả tiền “poa” cho caméraman để có góc cạnh
đẹp; Còn bầu show được tiếng có chương trình hay, lò nhạc hay đại nhạc hội,
phòng trà khiêu vũ trường của họ được nổi tiếng là cách gián tiếp tiếp thị quảng
cáo rất có trọng lượng, riêng các nhạc sĩ hay nhà xuất bản nhạc những người bỏ
tiền chi phí cho màn trình diễn của ca sĩ cũng hốt bạc do poster bán rất chạy.
Và chính Phạm Duy thuộc loại “ngư ông đắc lợi”, ngoài việc bầu show có nghĩa vụ
“điếu đóm” lại được chính quyền khen ngợi là một thiên tài văn nghệ.
Đài TH số 9 thời Phạm Duy là như thế, các ông bà bầu show người
có khả năng nghề nghiệp, người chỉ là dân i-tờ trong làng văn nghệ, đúng là bát
nháo ! Nhưng Phạm Duy lại hãnh diện bởi công việc của mình, và để góp thêm phần
bát nháo, Phạm Duy sáng tác những bài hát như Sức mấy mà buồn, Bỏ qua đi Tám mà
ông gọi là “Tục Ca” hay nhạc vĩa hè, nhạc cái bang.
Giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ có nhận xét, Phạm Duy đã đánh mất
cái tôi của mình, hiện thân một người xu thế, nhạc sĩ của mọi thời, một người
có vòng quay 180 độ. Khi Tạ Tỵ viết về Phạm Duy trong cuốn “Phạm Duy còn đó nổi
buồn” tuy không lên án và có phần bênh vực cho một người đang bị xã hội chê cười,
vẫn đánh giá “Phạm Duy hôm nay không còn là Phạm Duy ngày xưa nữa!”
Ở trào ông Diệm, Phạm Duy cùng với các xếp Trần Kim Tuyến,
Nguyễn Tôn Hoàn phát động phong trào Bình Định Nông Thôn với áo bà ba đen, vỗ
ngực là người của 9 năm kháng chiến chống Pháp để mà mị những người dân ruộng đồng
chất phát luôn sùng bái những ngày đánh Pháp, ở chiến dịch này Phạm Duy có các
bài hát “Ngày trở về”, “Giọt mưa trên lá”, qua thời Dương Văn Minh, Nguyễn
Khánh do phong trào SVHS đang cuồng nộ với chế độ quân sự, Phạm Duy đưa ra những
bản nhạc Du ca để đánh bóng tên tuổi khi những Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ
Công Phụng, Ngô Thụy Miên làm mưa làm gió về tình ca, được sự yêu chuộng của giới
trẻ các nơi. Phạm Duy viết những nhạc phẩm như Kỷ vật cho em, Người tình không
chân dung, Huyền sử ca một người mang tên Quốc, Mùa thu chết (hình thức nhạc
tâm lý chiến), Phượng yêu, Tóc mai sợi vắn sợi dài (loại nhạc tình ca)… để
tranh thủ cảm tình tầng lớp người trẻ đã đánh mất và lấy lòng chánh quyền.
Đến đời Nguyễn văn Thiệu, Phạm Duy không còn làm ở Đài số 9,
liền nhảy sang cộng tác với nhóm Văn Hóa Mỹ của đài phát thanh Tiếng nói Tự Do,
làm cố vấn các chương trình chiến tranh tâm lý.
Phạm Duy còn là “thợ sáng tác” theo đơn đặt hàng của các nhà
xuất bản hay các hãng băng nhạc, vì chỉ trong vòng vài ngày Phạm Duy có ngay
tác phẩm theo yêu cầu. Tôi có nghe nhà phát hành Minh Phát lúc đó - nằm ở góc
Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực bây giờ - nói nhạc Việt hóa tức nhạc ngoại quốc lời
Việt đang thịnh hành nên có đặt Phạm Duy phổ lời cho cả chục bài để xuất bản,
tôi nói sáng tác như vậy lấy gì là hay, ý tứ đâu mà chỉ trong vài ngày là xong
cả chục bài hát? Ông Minh Phát cười trả lời, chỉ cần cái tên trên bản nhạc là
hốt bạc rồi, cần gì lời ca!? Do mình nhái tên Phạm Duy không được đành phải
mua cái tên với giá 100.000đ một bài, nhiều khi Phạm Duy còn để cho con cái phổ
nhạc không chừng - con Phạm Duy - Thái Hằng là Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo
ban The Dream’s còn con dâu là Julie Quang.
Con người Phạm Duy cũng rất trần tục, nhớ lại những năm đầu
di cư vào Nam 1954; báo Sàigòn Mới của bà Bút Trà đã làm rùm cái chuyện “Phạm
Duy ăn chè Nhà Bè”, một scandal của làng tân nhạc thời bấy giờ, báo Sàigòn Mới
kể rằng: Phạm Duy trốn vợ để dẫn cô em vợ Khánh Ngọc xuống tận Nhà Bè hú hí,
nhưng trời bất dung nhan Thái Hằng biết được đánh ghen um sùm, các báo lúc đó
như SàiGòn Mới, Tiếng Chuông, Dân Chúng thi nhau khai thác, khiến Phạm Duy phải
cầu cứu với Bộ Thông Tin yêu cầu các báo ngưng loạt bài đó.
Vào năm 1972 hay 73 gì đó, Phạm Duy được mời tham dự cuộc thi
Nhạc Pop tại Nhật, cùng Ngọc Chánh, Thanh Lan mang chuông đi đánh xứ người với
hai nhạc phẩm “Tuổi biết buồn” và “Bao giờ biết tương tư. Chuyện đáng nói trong
chuyến đi dự thi, ban tổ chức cuộc thi không biết điều khiển phần hòa âm phối
khí bài Tuổi biết buồn như thế nào, còn bài Bao giờ biết tương tư chỉ mang tính
biểu diễn. Vì rằng phần hòa âm phối khí của Phạm Duy quá lỗi thời đến chục năm
so với tiến bộ của thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Hòa âm bài “Tuổi
biết buồn” của Phạm Duy chỉ sử dụng chừng mười nhạc khí, còn hòa âm tại cuộc
thi nhạc Pop là cả dàn đại hợp xướng, sử dụng hàng mấy chục nhạc khí.
Thanh Lan khi trở về đã mô tả, họ phải hòa âm lại hết và chỉ
cho cô ca thử một lần khi tổng dượt, nên không thể nào hát hay được, lại thêm
khi trình diễn với sân khấu quay 4 chiều càng làm ca sĩ bị khớp, nên kết quả
bài “Tuổi biết buồn” đứng cuối bảng xếp hạng, còn Phạm Duy chẳng cần chuyện có
thứ hạng hay không, vì thời đó mốt xuất ngoại để hưởng thụ đang thịnh hành, mỗi
khi được ra nước ngoài nếu không là du học sinh thì phải thuộc tầng lớp ông nghị
trở lên với mác đi công vụ… Phạm Duy là thế!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét