Nét xuân trên quê hương cũ
Cành mai vàng ngày xuân
LỜI MỞ ĐẦU
Một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân là mùa đẹp
nhất, mùa khởi đầu của một năm với bao hy vọng, đợi chờ! Mùa xuân được ví
như một nàng chúa xinh đẹp, món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người
khiến cho con người nhớ nhung và tìm kiếm. Khi mùa Xuân về thì Tết đến.
Trong thi nhạc
Việt Nam trước năm 1975 có rất nhiều ca khúc và bài thơ sáng tác về chủ
đề Tết và mùa Xuân. Mỗi một ca khúc, mỗi một bài thơ viết về mùa xuân và Tết được
khai thác ở những khía cạnh khác nhau nhưng hầu như tất cả đều khiến người nghe
thêm yêu cuộc sống.
MÙA XUÂN
Sau mùa đông buốt giá, từng lộc non khẽ mở mắt mà ngắm nhìn vạn
vật xung quanh đang dần thay đổi. Xuân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài từ
cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn. Thiên nhiên cũng thay hình đổi dạng,
mùa xuân cây đã đâm chồi nảy lộc, vươn mình trở nên xanh tươi, rực rỡ ban tặng
cho những chú chim, chú ong, nàng bướm hoa thơm mât ngọt. Cỏ hoa bên đường vui
mừng đón chào gió mới, đổi thay diện mạo để xanh mướt cùng khí trời. Nhạc sĩ Phạm
Duy đã viết về cái đẹp của mùa xuân với những dòng sau trong bài hát Hoa
Xuân của ông.
Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió Xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn.
Gió Xuân đưa lá vàng xuôi nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn.
Nhạc sĩ Minh Kỳ cũng đã
miêu tả thật sống động cảnh vật mùa xuân trên cánh đồng quê Việt Nam với những
dòng sau trong bài hát Xuân Đã Về:
Xuân đã về, xuân đã về!
Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
Xuân đã về, trên cánh đồng,
Nghe ca khúc Xuân Đã Về ai ai cũng cảm thấy lòng
phơi phới, yêu đời. Những lời hát trên trong bài hát của nhạc sĩ Minh Kỳ nhắc nhở
tôi rằng mùa xuân 2020 đang trên đường và sắp sửa tới nơi. Ca khúc Đón
Xuân dưới đây của nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng nói về mạch sống của mùa
xuân ở Việt Nam.
Xuân đã đến rồi, reo rắc ngàn hồn hoa xuống đời
Vui trong bình minh, muôn loài chim hát vang mọi nơi
Đẹp trong tiếng cười, cho kiếp người tình thương đắm đuối
Ánh Xuân đem vui với đời
Vui trong bình minh, muôn loài chim hát vang mọi nơi
Đẹp trong tiếng cười, cho kiếp người tình thương đắm đuối
Ánh Xuân đem vui với đời
Kìa trong vạt nắng
Tương tự như vậy bài hát Bến Xuân Xanh dưới đây của
nhạc sĩ Dương Thiệu Tước cũng nói về những cái ấm áp và muôn sắc màu của mùa
xuân.
Ngày xuân êm ấm,
Nắng xuân tưng bừng,
Hoa tô màu thắm,
Bướm bay quyến luyến... hoa dịu dàng
Bầy chim ríu rít vui ca trên cành,
Thấy xuân vừa tới hót vang chào mừng xuân khắp nơi.
Nắng xuân tưng bừng,
Hoa tô màu thắm,
Bướm bay quyến luyến... hoa dịu dàng
Bầy chim ríu rít vui ca trên cành,
Thấy xuân vừa tới hót vang chào mừng xuân khắp nơi.
Đối với nhiều người ở Miền Nam, nhạc xuân tô đậm thêm hương
xuân, tạo nên một sắc thái riêng cho xã hội Miền Nam mỗi khi xuân về. Qua bài
hát Xuân Miền Nam, nhạc sĩ Văn Phụng đã viết về những mùa xuân thanh
bình, tự do ở Miền Nam trước năm 1975 với những lời sau:
Đàn ai lả lơi theo gió buông tơ vàng
Lời ai còn vương vấn mãi nghe mơ màng
Trời thắm bừng lên muôn sắc tươi huy hoàng
Tim nao nao rung nhịp mến,
lan trong hơi xuân đầm ấm,
gió khơi tình thương…
Lời ai còn vương vấn mãi nghe mơ màng
Trời thắm bừng lên muôn sắc tươi huy hoàng
Tim nao nao rung nhịp mến,
lan trong hơi xuân đầm ấm,
gió khơi tình thương…
Xuân đến, đất trời như ngưng lại để tình người và sự sống lan
tỏa. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ
một ca khúc xuân nổi tiếng Anh Cho Em Mùa Xuân từ lời thơ của thi
sĩ Kim
Tuấn như sau:
Anh cho em mùa Xuân
mùa Xuân này tất cả
lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời.
mùa Xuân này tất cả
lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời.
Một số ca khúc Xuân trước năm 75 cũng phản ánh tâm trạng của
người lính phải sống cảnh xa nhà trong những ngày Tết, vì họ phải ở lại tiền đồn
heo hút để canh giữ cho người dân được đón năm mới trong thanh bình. Cố nhạc sĩ
Nguyễn Văn Đông đã sáng tác ca khúc Phiên Gác Đêm Xuân để nói lên
quang cảnh và nỗi niềm mừng năm mới của các anh lính ở tiền đồn xa xăm.
Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào Xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi.
Chào Xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng đã diễn tả niềm nhớ đến những
ngày tháng xuân cũ của những người ở xa quê hương qua bài hát Nhớ Một Chiều
Xuân như sau:
Chiều Xuân có một người ngơ ngác đi tìm
Một tình thương nơi phương trời cũ
Chiều nay hoa Xuân bay nhiều quá
Chiều tàn dần phai trên ngàn lá
Tìm đâu bóng hình ai?.
Một tình thương nơi phương trời cũ
Chiều nay hoa Xuân bay nhiều quá
Chiều tàn dần phai trên ngàn lá
Tìm đâu bóng hình ai?.
Mùa Xuân - mùa của vạn vật, cỏ cây, hoa lá sinh sôi, đâm chồi,
nảy lộc, mùa của sức sống mới! Hòa vào nhịp sống của tự nhiên, tuổi trẻ được
xem là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Bài hát Xuân Và Tuổi Trẻ với
những câu mở đầu nổi tiếng như sau:
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi thắm
Bài hát Xuân Và Tuổi Trẻ được ra đời trong năm 1946
khi Thế Lữ đặt lời ca tiếng Việt cho bản nhạc không lời, “Le Printemps et la
Jeunesse” mà nhạc sĩ La Hối viết trong năm 1944.
TẾT NGUYÊN ĐÁN
Xuân về, Tết đến! Tiết trời vào xuân thật đẹp đẽ tươi thắm,
mùa xuân cũng làm cho lòng người nao nức hân hoan. Người Việt gọi ngày đầu
năm là Tết hay Tết Nguyên Đán - là ngày lễ cổ truyền lớn nhất của người Việt đánh
dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Hương vị Tết đậm đà nhất là tết ở
quê hương. Mùa xuân và Tết là thời gian của tuổi trẻ mang sức sống mới căng
tràn nhựa sống về khắp phố phường, khởi đầu cho một năm mới may mắn và an lành
hạnh phúc. Do đó, mùa xuân và Tết đã được đi vào thi ca thịnh hành của người Việt
trước 1975. Thi sĩ Lan Sơn (tên thật Nguyễn Đức Phòng sinh năm 1912) nói về niềm
vui của tuổi ấu thơ khi mặc áo quần có mầu sắc vàng đào lam đỏ trong những ngày
Tết như sau:
Thủa nhỏ tôi đeo chiếc yếm vàng
Quần đào xé đũng, áo hàng lam
Chân đi hài đỏ, tay thu pháo
Quần đào xé đũng, áo hàng lam
Chân đi hài đỏ, tay thu pháo
Nhộn cả nhà lên tiếng hát vang
Tết Nguyên Đán là ngày trang trọng, thiêng liêng nhất của người
Việt Nam. Lễ Tết không chỉ là thời điểm hội tụ sinh khí giữa tự nhiên với con
người mà còn là lúc con người nối dài giao cảm tâm linh với tiền nhân tạo nên một
dòng chảy văn hóa tâm linh miên viễn. Ai đi xa nhà không từng hồi hộp mỗi khi Tết
đến xuân về. Tết đến, ai ai cũng muốn về quê ăn Tết, thắp hương cúng ông bà tổ
tiên. Những người đi xa trở về sum họp với gia đình trong ngày Tết. Khoảng
cuối thế kỷ 19, cụ Nguyễn Khuyến, trong một cái Tết tha hương cũng đã từng lưu
luyến không khí phiên chợ tất niên ở quê nhà:
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng
Năm nay chợ họp có đông không?
Năm nay chợ họp có đông không?
Ngày nay có nhiều trai làng gái làng đi xa quê để kiếm sống
và họ luôn có nhiều nỗi nhớ về quê hương cũ trong những ngày Tết. Nỗi lòng của
những người xa nhà vào lúc năm hết Tết đến được nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết
trong bài hát Xuân Tha Hương như sau:
Ngày xưa xuân thắm quê tôi
Bao nhánh hoa đời đẹp tươi
Mẹ tôi sai uốn cây cành
Với người già Tết thường trầm lặng hơn, thường quy về gia
đình tình nghĩa, đón con cái trở về quê ăn Tết. Người già sống vì tình, vì
nghĩa, và lúc nào cũng yêu thương con cháu trong gia đình. Do đó, cho dù bị cộng
thêm một tuổi mỗi khi Tết đến, người già luôn mong Tết về để được gặp gỡ các
con các cháu. Hình ảnh đầy đủ ý nghĩa nhất vẫn là hình ảnh gia đình con cháu
ông bà quy tụ bên mâm cơm ngày Tết. Người già trong gia đình, chúng ta cần phải
trân trọng, các ngài thích làm gì chúng ta cứ để cho các ngài vui niềm vui của
tuổi già. Chúng ta cầu nguyện cho các ngài luôn sống thọ với con cháu. Tết đến
Xuân về con người cần phát huy tinh thần đền ơn đáp nghĩa, thể hiện lòng biết
ơn đến người già, và tiếp nối công việc mà họ đã để lại.
Không khí tươi vui của đất trời trong những ngày Tết, ngày
xuân lan truyền sang tâm khảm của con người, mang cho họ những ngày cảm xúc
thân tình, hạnh phúc. Nguyễn Bính (1918-1966) viết bài thơ dưới đây về một người
về quê để ăn Tết:
Có chiếc thuyền nằm trên cát mịn
Có đàn trâu trắng lội ngang sông
Có cô thợ ruộm về ăn tết
Sương gió đường xa rám má hồng.
Có đàn trâu trắng lội ngang sông
Có cô thợ ruộm về ăn tết
Sương gió đường xa rám má hồng.
Trong những ngày Tết, ra đường bất kể gặp ai, người người đều
mở câu chào năm mới và tiếp đến là những lời chúc mượt mà, thăm hỏi tình hình
phát lộc đầu năm. Chúc Tết hay mừng tuổi là nói những lời cầu mong tốt lành cho
người khác trong những ngày đầu năm - con cái chúc Tết cho cha mẹ và ông bà và
ông bà, cha mẹ chúc lại con cháu và cho một món tiền đựng trong một phong bì đỏ
gọi là lì xì với những tờ giấy bạc còn mới. Trong ba ngày đầu năm người ta đi đến
nhà bà con, bạn bè, để chúc những điều tốt lành cho năm mới. Cố nhạc sĩ Phạm
Đình Chương đón xuân và Tết qua bài hát Ly Rượu Mừng của với những
dòng sau:
Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó.
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó.
LỜI KẾT THÚC
Để kết thúc bài viết tôi xin mượn những lời hát sau đây trong
bài hát Cánh Thiệp Đầu Xuân của nhạc sĩ Lê Dinh:
Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này
Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai
Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm
Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm.
Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai
Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm
Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét