Những chiếc lá thu gửi mùa xuân (*)
Hà Minh Quang sinh ra trong một thành phố lớn đang trong thời
kỳ mở rộng hội nhập quốc tế, luôn sôi động, được học hành cơ bản, được
tiếp cận với truyền thông đa phương tiện từ sớm. Lại đã từng được học tập tại
Canada, Nhật. Đi nhiều và ham đi xa, từ đó có cơ hội để tiếp cận với nhiều nền
văn hóa, với những con người và vùng đất có lịch sử văn hóa, tập tục và cả
tư tưởng lẫn quan niệm khác về nhân sinh, nhân quần mới lạ. Cùng với
đó, tuổi đời còn rất trẻ, mới 22 tuổi đã bắt đầu viết tác phẩm đầu tay,
không phải truyện ngắn mà lại là cuốn tiểu thuyết gần 300 trang. Tác phẩm này
tác giả hoàn thành trong thời gian du học bên Nhật và được Nxb Hội Nhà văn xuất
bản cho lưu hành quý I/2020. Chừng ấy thông tin đủ để gợi một thích thú cho người
đọc.
Nội cái tên sách: Và từ hôm ấy, lá thu vẫn tiếp tục rơi,
người đọc có kinh nghiệm đã có thể nhận đoán được đây là tác phẩm của một cây
viết trẻ. Văn chương cổ điển nói chung và văn chương truyền thống Việt xưa nay
ít có nhà văn nào thuộc thế hệ trước đặt tên tác phẩm cho mình như vậy.
Đọc Hà Minh Quang, thấy rõ cách tiếp cận cuộc sống và thể hiện
thái độ của người viết trẻ. Quang gần như tả lại nguyên xi đời sống cùng những
gì mà đã tự thân trải nghiệm và cùng đó là giữ một thái độ khách quan, không
tìm cách cường điệu hóa hay giải quyết những vấn đề đã nêu bằng chủ quan của
mình. Truyện ít nhân vật và ít chi tiết. Đặc biệt bằng thủ pháp đồng hiện Hà
Minh Quang đã tạo được cho tác phẩm của mình một dấu ấn riêng. Đọc Quang, luôn
có cảm giác đang ngồi trước một tấm kính khổng lồ và trong suốt. Ta nhận ra những
điều đang xảy ra trước mắt nhưng đồng thời cùng lúc cũng thấy bên trong và phía
sau tấm kính kia đang có những “Đồng hiện” khác nữa: Giống như một phản chiếu,
nghĩa là cũng xuất hiện nhân vật chính mà ta đang quan tâm nhưng lại ở một
không gian khác, khung cảnh khác và thời gian khác. Có vẻ như có một cuộc sống
thứ hai của nhân vật đang đồng hiện trong một “thế giới mù sương” song hành
cùng những điều mà ta đang trực diện thấy thì đúng hơn. Cảm giác này khiến ta
rơi vào tình trạng hơi bị nôn nao, chóng mặt. Giống như say xe hay cảm giác như
đang trong một giấc mơ bị bóng đè hoặc khi đối diện những phi lý hiện sinh.
Với những độc giả ưa những cuốn truyện có cốt truyện rõ ràng,
dễ nắm bắt nội dung để có thể tóm tắt hay kể lại cho người khác... hoặc nữa, muốn
được đọc những chi tiết ly kì, hồi hộp, những cài móc tạo tò mò hay chứng kiến
những thủ pháp xây xựng nút thắt, những tình huống cao trào, thậm chí muốn tìm
thấy trong tác phẩm sự ráo riết giải quyết số phận con người... thì có vẻ như
không hợp. Hà Minh Quang còn quá trẻ nên cũng như phần đa những cây bút thuộc
thế hệ 9X, truyện của Quang trong sáng, giản dị và hồn nhiên. Quang viết kiểu
như một truyện đem kể với mấy người bạn thân sau một thời gian xa lâu ngày gặp
lại bên một cốc cà phê trong một quán nhỏ và vừa kể vừa lơ đãng ngó ra những
bóng người xe đi như trôi trong màn sương mờ trước mặt: Một cậu bé đã sớm
mất cha mẹ ngay khi cậu được sinh ra và số phận đã đưa đẩy để cậu được lớn lên
trong một gia đình giầu có. Cậu được cho ăn học và có một cuộc sống đầy đủ về vật
chất cùng với “Nghĩa vụ” phải làm rạng danh gia đình... Tất cả những sắp đặt của
người lớn đều hợp lý với những toan tính chi li đảm bảo cho một kết quả mong đợi.
Nhưng “Bi kịch” đã xảy ra khi cậu lại là một đứa bé ưa mộng mơ, thích được làm theo ý mình, mong muốn được đi theo con đường mà mình chọn. Và tình thế càng trở nên xấu hơn khi một ngày kia cậu được biết về thân phận thật của mình. Hoang mang khi thấy mình chỉ là một con số vô hồn trong vòng quay của những toan tính cậu trở nên khắc kỉ, mất lòng tin ở con người: “Cuộc sống và xã hội hiện tại tôi cảm thấy loài người như những chú chim non trong cái lồng khổng lồ do chính mình tạo ra. Tự do nhưng không hài lòng. Thỏa mãn nhưng không hạnh phúc... Tình cảm với tôi lúc này nó quá vô vị và vô nghĩa. Tôi hay tự nhủ với mình, tình yêu là một sản phẩm lỗi bất đắc dĩ của Chúa tạo ra để loài người có thể tự che đậy nỗi sợ cảm giác cô độc...”. Ý nghĩ tiêu cực ấy đã nhấn chím cậu trong một thế giới mù sương. Nhưng rồi cậu đã gặp một người con gái. Người ấy lớn hơn cậu 5 tuổi nhưng có gương mặt và tấm lòng của một thiên thần nhỏ. Một tình cảm mới lạ đến với cậu, một tình yêu đơn phương. Tình yêu đó tất nhiên không thành, nhưng đã trở thành liều thuốc quý giá giúp cậu tìm lại niềm tin và tình yêu với cuộc đời... Truyện phảng phất có bóng dáng của tác giả, nhuốm buồn, khép lại nhẹ nhàng như nỗi buồn của tuổi đầu đời khi trong một chiều có hoàng hôn ngồi nhìn lá thu rơi.
Nhưng “Bi kịch” đã xảy ra khi cậu lại là một đứa bé ưa mộng mơ, thích được làm theo ý mình, mong muốn được đi theo con đường mà mình chọn. Và tình thế càng trở nên xấu hơn khi một ngày kia cậu được biết về thân phận thật của mình. Hoang mang khi thấy mình chỉ là một con số vô hồn trong vòng quay của những toan tính cậu trở nên khắc kỉ, mất lòng tin ở con người: “Cuộc sống và xã hội hiện tại tôi cảm thấy loài người như những chú chim non trong cái lồng khổng lồ do chính mình tạo ra. Tự do nhưng không hài lòng. Thỏa mãn nhưng không hạnh phúc... Tình cảm với tôi lúc này nó quá vô vị và vô nghĩa. Tôi hay tự nhủ với mình, tình yêu là một sản phẩm lỗi bất đắc dĩ của Chúa tạo ra để loài người có thể tự che đậy nỗi sợ cảm giác cô độc...”. Ý nghĩ tiêu cực ấy đã nhấn chím cậu trong một thế giới mù sương. Nhưng rồi cậu đã gặp một người con gái. Người ấy lớn hơn cậu 5 tuổi nhưng có gương mặt và tấm lòng của một thiên thần nhỏ. Một tình cảm mới lạ đến với cậu, một tình yêu đơn phương. Tình yêu đó tất nhiên không thành, nhưng đã trở thành liều thuốc quý giá giúp cậu tìm lại niềm tin và tình yêu với cuộc đời... Truyện phảng phất có bóng dáng của tác giả, nhuốm buồn, khép lại nhẹ nhàng như nỗi buồn của tuổi đầu đời khi trong một chiều có hoàng hôn ngồi nhìn lá thu rơi.
Truyện chỉ có thế. Nhưng nếu đọc chậm, không để các tình huống
trong truyện kéo đi thì người đọc có thể nhận ra đang có những ẩn chứa không hề
nhỏ. Nếu như thế hệ trước, tập trung khẳng định mình qua cái TA. trong cái
“Chúng ta” thì với không ít người trong giới trẻ hiện nay lại có xu hướng bộc lộ
mình qua cái TÔI trong “Chúng tôi”. Loại trừ những thiểu số loay hoay trong một
không gian hẹp của cái “Tôi cá thể, biệt lập và riêng rẽ” thì còn lại câu hỏi lớn
đặt ra với giới trẻ hiện nay: Tôi là ai? Tôi được sinh ra để làm gì và Tôi
phải sống như thế nào? vẫn được đa số quan tâm. Hà Minh Quag trong cuốn
sách đầu tiên của mình cũng đã sớm nhận ra điều đó. Cậu bé Tường - Nhân vật
chính, một nhân vật của hiện tại - Và cậu bé “trong thế giới màn sương” có đôi
mắt buồn - Họ luôn mang trong mình sự trăn trở ấy. Có một điều không thể chối
cãi, thế hệ trẻ hôm nay nói chung và người viết trẻ nói riêng đang được hưởng rất
nhiều lợi thế từ sự đi lên của xã hội, nhưng cũng phải đứng trước rất nhiều thử
thách. Có một yếu tố mới nghe tưởng như là một lợi thế, đó là họ có quá nhiều
cơ hội để lựa chọn cho cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng thực ra lại ẩn chứa trong
đó rất nhiều nguy cơ dẫn đến sự phân tâm. Sự phân tâm dẫn đến sự so đo, choáng
ngợp và thiếu quyết đoán. Và nguy hiểm hơn, sự phân tâm dẫn đến vòng xoáy mà ở
đó người ta rát dễ đánh mất bản lĩnh cũng như rơi vào tình trạng chóng mặt hoặc
chìm trong sự mặc cảm của tự ti. Kết cục là cô đơn, trống rỗng, bế tắc. Rất
may Hà Minh Quang không bị rơi vào trạng thái đó. Quang không tập
trung khai thác sự bế tắc và trống rỗng trong đời sống hiện đại, không xưng tụng
sự cô đơn - điều mà Quang đã có cơ hội nhận diện và cũng nhiều người viết trẻ
đã chọn nó làm chủ đề sáng tạo cho mình.
Quang viết về tình yêu đầu đời, mảnh đất đầu tiên đem đến cho anh những nhận biết khát khao, run rẩy trước hạnh phúc, đồng thời đối diện với những mất còn, khổ đau cùng những thử thách. Nhân vật của Quang, cho dù có đến 3 nhân vật xưng “Tôi” nhưng đó chỉ là thủ pháp đồng hiện, còn lại, cái bản ngã, cái Tôi dù phân thân dưới bất kỳ hình thái nào cũng đều không muốn chỉ là kẻ hưởng thụ. Họ muốn dấn thân để khẳng định mình, muốn được tin tưởng, tôn trọng và bình đẳng. Họ cũng biết hy sinh cho người khác. Bên cạnh đó, từng mảng nhỏ của xã hội hiện tại lần lượt xuất hiện cùng với mỗi nhân vật và để rồi cuối cùng, tập hợp lại, làm nên một bức tranh tổng thể mà mỗi nhân vật mang trong mình một nét nhấn, một câu hỏi chờ giải đáp. Nhưng tất cả lại nằm trong một kết cấu mở có chủ đích. Hà Minh Quang để tất cả chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận và mong muốn. Với đa số những người viết trẻ khi mới chập chững bước vào đời, những biểu hiện ấy là hợp lý. Ngay việc chọn chủ đề Tình yêu cho mình, lấy đó là con đường đầu tiên đến với bạn đọc, nhất là bạn đọc của thế hệ mình cũng hợp lý. Và người đọc trẻ, cả với ai đã từng trải qua, khi đọc những trang viết về tình yêu của Quang bỗng thấy như đang gặp lại chính mình. Tâm hồn như được tắm tưới bởi một dòng suối mát tinh khiết của kỉ niệm. Một đụng chạm sẽ đến, khẽ như va chạm của tiếng chuông gió: Ui, sao giống mình vậy nè? Và kèm đó là nụ cười của bao dung, đồng cảm và hy vọng…
Quang viết về tình yêu đầu đời, mảnh đất đầu tiên đem đến cho anh những nhận biết khát khao, run rẩy trước hạnh phúc, đồng thời đối diện với những mất còn, khổ đau cùng những thử thách. Nhân vật của Quang, cho dù có đến 3 nhân vật xưng “Tôi” nhưng đó chỉ là thủ pháp đồng hiện, còn lại, cái bản ngã, cái Tôi dù phân thân dưới bất kỳ hình thái nào cũng đều không muốn chỉ là kẻ hưởng thụ. Họ muốn dấn thân để khẳng định mình, muốn được tin tưởng, tôn trọng và bình đẳng. Họ cũng biết hy sinh cho người khác. Bên cạnh đó, từng mảng nhỏ của xã hội hiện tại lần lượt xuất hiện cùng với mỗi nhân vật và để rồi cuối cùng, tập hợp lại, làm nên một bức tranh tổng thể mà mỗi nhân vật mang trong mình một nét nhấn, một câu hỏi chờ giải đáp. Nhưng tất cả lại nằm trong một kết cấu mở có chủ đích. Hà Minh Quang để tất cả chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận và mong muốn. Với đa số những người viết trẻ khi mới chập chững bước vào đời, những biểu hiện ấy là hợp lý. Ngay việc chọn chủ đề Tình yêu cho mình, lấy đó là con đường đầu tiên đến với bạn đọc, nhất là bạn đọc của thế hệ mình cũng hợp lý. Và người đọc trẻ, cả với ai đã từng trải qua, khi đọc những trang viết về tình yêu của Quang bỗng thấy như đang gặp lại chính mình. Tâm hồn như được tắm tưới bởi một dòng suối mát tinh khiết của kỉ niệm. Một đụng chạm sẽ đến, khẽ như va chạm của tiếng chuông gió: Ui, sao giống mình vậy nè? Và kèm đó là nụ cười của bao dung, đồng cảm và hy vọng…
Vẫn còn quá sớm để khẳng định. Nhưng hy vọng thì có. Với một
nền tảng đủ để được coi là cơ bản, có tâm huyết, có khát vọng, và lấp ló trong
tác phẩm sự hiện diện của những thủ pháp văn chương khá mới lạ, tức là đã xuất
hiện khả năng tạo lập bút pháp riêng, nếu được củng cố thêm bằng sự nỗ lực lao
động nghiêm túc, sự dấn thân, sự chân thành và có trách nhiệm với ngòi bút của
mình, đồng thời vừa giữ được hồn nhiên đi đến tận cùng cảm xúc mình, vừa biết
thu nạp năng lượng từ thời đại, dám đối diện với những thách thức, đồng thời
bình tĩnh tạo lập cho mình khoảng yên bình sâu lắng khi viết, thì tin Hà Minh
Quang sẽ đủ sức để thực hiện một Ma-ra-tông, vượt qua được chặng đường dài đầy
chông gai phía trước của “nghiệp văn chương”. Lá thu vẫn tiếp tục rơi, buồn và
có cả những ngọn gió lạnh buốt đáng sợ của mùa đông sẽ tới. Nhưng hãy ngước
nhìn lên, bởi sau đó bao giờ cũng là mùa xuân!.
Ghi chú:
(*) Đọc Và từ hôm ấy, lá thu vẫn tiếp
tục rơi, tiểu thuyết của Hà Minh Quang, Nxb Hội Nhà văn, 2020.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét