Thơ ca và âm nhạc,
cái tương đồng và khác biệt
Thơ ca và âm nhạc là hai loại hình
nghệ thuật phản ánh ý thức của con người, là phương thức chiếm lĩnh và cải tạo
bản thân con người và cuộc sống xã hội theo quy luật của cái đẹp. Giữa hai loại
hình này, có cái tương đồng và cái khác biệt, chủ yếu là về đề tài, chất liệu,
ngôn ngữ, phương thức diễn đạt…
Mấy đặc điểm về thơ ca
Có hàng trăm định nghĩa về thơ ca và những đối sánh giữa thơ
ca và khoa học, thơ ca và lịch sử, thơ ca và tôn giáo… Cả ở phương Đông lẫn
phương Tây đều có những luận điểm, những kiến giải hàm súc, chuẩn xác về đặc
trưng của thơ. Từ đó, chúng ta nghĩ ngay đến tư duy tổng hợp có phần tiếp cận với
những đặc trưng của thơ ca hiện đại. Đọc tác phẩm của Khổng Tử, chúng ta biết
nhà triết học thông tuệ rất coi trọng Kinh thi bởi sự ôn nhu đôn hậu
của hàng trăm bài thơ, rồi đưa ra một định nghĩa về đặc trưng khái quát về sáng
tạo và thưởng thức thơ ca:
Thi khả dĩ hứng (thơ lay động lòng người)
Thi khả dĩ quan (thơ xem xét nhân tình)
Thi khả dĩ quần (thơ có khả năng tập hợp mọi người)
Thi khả dĩ oán (bộc lộ nỗi oán thán…)
Ở một chỗ khác, Khổng Tử phê phán âm nhạc của các nước Trịnh,
Tống, Vệ, Tề vì âm nhạc ở đây đều là nịch âm gây ảnh hưởng không tốt
đến Chí, làm cho chí tà dâm, say đắm nữ sắc, làm cho chí đắm
đuối, dâm dật làm cho chí rối loạn, phóng túng, làm cho chí kiêu
căng. Mặc dù ngày nay, giới phê bình có thể chưa vừa ý, thậm chí coi tư tưởng của
Khổng Tử về thơ ca và âm nhạc là thuần lý, cực đoan. Nhưng phải thừa nhận rằng,
trí tuệ của người xưa đã gần đến với đặc trưng của thơ ca và âm nhạc thời đại
chúng ta. Thơ ca và âm nhạc đều lấy con người làm trung tâm, thời đại là mẹ của
con người; Thơ hay cốt ở tình và văn; Đề tài của mọi khuynh hướng thơ ca, âm nhạc
đều tìm đến sự thật, đức tin, cái đẹp. Tấm lòng tài năng của nhà thơ, nhạc sĩ nếu
không đi theo quy luật của cái đẹp, thì thơ ca, nhạc phẩm chỉ là loại hoa giấy.
Trong thơ ca, tư tưởng biểu hiện thường xuyên là trực giác và sức tưởng tượng của
nhà thơ. Trong thi pháp của Aristote, chúng ta đọc đoạn so sánh nhà thơ và nhà
viết sử: Nhà sử học kể về cái đã xảy ra, còn nhà thơ nói về cái cụ thể, có thể
xảy ra bằng trực giác và sức tưởng tượng. Cái đẹp của thơ ca bao giờ cũng gắn
liền với cái đạo đức, nhưng không phải là những lời giáo huấn khô khan, mà trước
tiên xuất phát điểm của cảm xúc tự nhiên của nhà thơ và tiếp theo là sức tưởng
tượng của cái phải trở nên, tức là những cảm xúc đau buồn, sung sướng,
ngang trái của đời người. Địa chỉ cuối cùng của thơ là cảm xúc, là tiếng lòng của
con người. Con người nhận thức thế giới không chỉ bằng duy lý mà còn bằng mọi
cung bậc, mọi giác quan: Hỷ, nộ, an, lạc, ái, ố, dục của cuộc đời.
Nhà thơ lớn nước Đức Goethe nói đại ý rằng, nghệ sĩ và người
thưởng thức khi đứng trước tác phẩm vừa là lời văn và con chữ trước tiên qua
tâm hồn và con tim của mình. Lý tưởng là cái đẹp của con người, lý tưởng của
thơ ca và âm nhạc là Chân, Thiện, Mỹ của đời người, chúng giống như thỏi nam
châm có sức hút, sức cảm hóa mọi thị hiếu của người đọc và người nghe bằng hai
phương tiện khác nhau: Lời thơ và âm thanh qua tri thức, tài năng, tâm hồn, sức
bay của trí tưởng tượng mà trước hết là trí tuệ và cảm xúc. Các nhà thần kinh học
cho biết, ở con người cảm xúc thường chiếm trên 80% tư duy sáng tạo, nhưng trí
tuệ không nên hiểu là phần còn lại của não bộ, nhất là trong thơ và nhạc mà là
sức bay của trí tưởng tượng. Khi nói về phẩm chất hàng đầu của thi ca Nga, người
ta thường nhắc tới ngọn lửa trí tuệ, ngon lửa bên trong của A.
Puskin. Nhiều bạn văn của đại thi hào Nga kể lại rằng, trong khi sáng tác, nhà
thơ làm việc thật đáng sợ: Phòng viết biến thành một thư viện; một khối lượng
sách, tư liệu, hồ sơ bằng sáu thứ tiếng về các ngành khoa học, triết học, lịch
sử…. Nhưng điều đáng tiếc hơn cả là nỗi lòng đau đớn khi bản thảo đưa in bị kiểm
duyệt của chính quyền Nga hoàng, ông kêu lên “đó là máu của tôi đã chảy ra!”
Từ những bài thơ lớn đến những nhạc phẩm hào hùng
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh về giai điệu,
ca từ để diễn tả những tư tưởng và tình cảm của con người, tư duy trừu tượng và
thông điệp những sự kiện của lịch sử. Cơ âm nhạc chuyên nghiệp và âm nhạc dân
gian, âm nhạc có lời (nhạc hát) và âm nhạc không lời (khí nhạc). Dưới thời đại
phong kiến chúng ta biết âm nhạc cung đình, các loại âm nhạc do người dân tự
biên, tự diễn như hát ru, hát giao duyên, hát đồng dao, âm nhạc tế lễ. Nghe và
hiểu âm nhạc khác hẳn với đọc thơ, ngâm thơ. Cái trước là ngôn ngữ “tiềm ẩn lấy
âm thanh, giai điệu, ca từ làm phương tiện để diễn tả cuộc sống xã hội, nội tâm
phong phú của con người”. Âm nhạc và cả thơ ca không chỉ là loại hình nghệ thuật
để thưởng thức, cảm thụ mà có nhiều trường hợp xảy ra trong lịch sử văn hóa
nhân loại. Đó là Thơ Thần, quốc tế ca, quốc ca… những biểu tượng hào hùng
phản ánh những sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế.
Trong lịch sử văn hóa nước ta, những bài thơ, những bài hịch,
các loại chiếu, biểu… được coi là những bài thơ “thần” ghi lại chiến công oanh
liệt, lòng tự hào dân tộc, lòng tự chủ quốc gia….. Nam quốc sơn hà (tương
truyền của Lý Thường Kiệt) là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam
tự chủ khẳng định nước Nam, quyền tự quyết thiêng liêng đều ghi trong Thánh Thư
với lời thơ đanh thép: bất cứ kẻ thù xâm lăng nào đến xâm phạm, nhất định sẽ thất
bại:
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Bài thơ được sáng tác ở ngôi đền cạnh sông Như Nguyệt là lời
mách bảo của hai vị đại thần Trương Hống, Trương Hát truyền sức mạnh cho tướng
sĩ Việt Nam sức mạnh đánh tan quân xâm lược nhà Tống vào năm 1077. Trong văn học
thời trung đại nước ta, các nhà văn, nhà thơ còn dùng các thể loại hịch, chiếu,
biểu, dụ… để các vua, thủ lĩnh làm lời sấm kêu gọi lòng yêu nước, cổ
vũ quân dân chiến đấu chống quân xâm lược. Tất cả các loại hình trên đều được
viết bằng văn biền ngẫu, thơ tứ lục, thơ lục bát. Tiêu biểu và có giá trị nhất
là Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo. Trong lời dụ đọc trước lễ xuất
quân của vua Quang Trung trên đường kéo quân ra Bắc với khí thế hào hùng, quyết
tâm cao như núi để tiêu diệt quân xâm lược, bảo vệ độc lập của Tổ quốc
Đánh cho để tóc dài
Đánh cho để răng đen
Đánh cho nó chính luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử thi Nam quốc
Anh hùng chi hữu chủ.
Trong thời đại chúng ta, ai ai cũng nhớ bài thơ kiệt tác của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chính là bài hịch hiện đại, cảm thức sâu đậm, trí
tuệ chói sáng dự báo cảnh đại thắng của quân và dân ta khắp cả nước để đi đến
thắng lợi cuối cùng, kẻ thù thua trận, non sông thống nhất:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn
(Bài ca mùa Xuân 1968)
Tất cả những bài thơ trên sở dĩ được lịch sử khắc ghi, được
người đời qua các thế hệ từ trẻ đến già thuận lòng là nhờ tính nhạc.
Beu Delaire có lần nói: Thơ ca gắn liền với âm nhạc bằng các
giai điệu (prosodie), vốn là gốc rễ ăn sâu vào tâm hồn ta, đến nỗi chẳng có lý
thuyết kinh điển nào biết được”. Mỗi câu thơ hay gắn liền với nghệ thuật âm nhạc
nhờ trí tuệ và sức tưởng tượng. Chính vì vậy mà trong lịch sử thế giới, nước
nào cũng có quốc ca, quốc thiều, nhiều Đảng Cộng sản có Quốc tế ca… Quốc thiều
nước ta (1976- đến nay) mở đầu là nhạc của bài Quốc ca Tiến quân ca do
nhạc sĩ tài hoa Văn Cao sáng tác. Quốc thiều Việt Nam hiện đại mang tính lịch sử,
truyền thống văn hiến, tính thơ của một giai đoạn khởi nguyên đất nước độc lập,
tự do, hạnh phúc, bền vững.
Từ nhạc có lời đến ca từ của nhạc
Đọc lịch sử thơ ca nước ta và nhiều nước khác, dù là phương
Đông hay phương Tây đều có chung quan niệm về lý thuyết: Các nhạc sĩ trong khi
sáng tác thường “vay mượn” lời thơ, nhất là những bài thơ hay, câu thơ giầu nhạc
tính. Thơ và nhạc thường xe duyên nhau, trong thơ có nhạc, nhạc tôn vinh, phổ cập
hóa bài thơ (gọi nôm na là phổ thơ). Các nhạc sĩ khi sáng tác ca khúc thường phổ
nhạc một bài thơ, ngắn nhưng ý nhạc sâu (có thể gọi là nhạc lý) hoặc phỏng theo
một đoạn thơ hay, ca từ đẹp để phổ nhạc. Có bốn trường hợp thường xảy ra là nhờ
chỗ dựa đáng tin cậy, tiếng Việt có 6 thanh âm, âm nhạc có 7 nốt cơ bản: Nhạc
và lời của cùng một tác giả như Bài ca Hà Nội của Nguyễn Đình Thi;
trường hợp thứ hai thường phổ biến, có sự kết hợp giữa thơ và giai điệu:
Thơ Lời ru buồn của Hoàng Cầm chuyển sang ca khúc: Lá diêu bông của
Trần Tiến. Trường hợp thứ ba được xuất hiện thường xuyên nhờ lời thơ và giai điệu
“có duyên” đậm đà với nhau: Hoàng hiệp với Câu hò trên bờ Hiền Lương (thơ
của Đằng Giao); Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (thơ Phạm Tiến Duật); Thuyền
và biển (thơ Xuân Quỳnh)… tất cả nhạc của Phan Huỳnh Điểu; Huy Du với nhiều
ca khúc hay nhờ biết “dựa lưng” vào lời thơ tha thiết:
Tình em, Nổi lửa lên em… Trường hợp thứ tư, các nhạc sĩ thường mượn những môtíp âm nhạc dân gian: Ca từ như một khổ thơ hay: Phó Đức Phương cách tân ca khúc của mình với giai điệu và lời mở: Trên quê hương quan họ/ Một làn nắng cũng mang điệu dân ca/ Giữa mùa lúa thơm…./ Cánh cò đẹp như trong mộng/ Những cô Tấm ngày xưa vẫn còn đây trong mùa trẩy hội… Nguyễn Trọng Tạo mượn dân ca quan họ Bắc Ninh để dạo đầu cho ca khúc Làng quan họ quê tôi (thơ của Nguyễn Phan Hách); Đỗ Nhuận với tình cảm chân thật, khi mượn những giai điệu âm nhạc dân gian Nghệ Tĩnh để có ca khúc ẩn dụ: Trông cây tôi lại nhớ đến Người. Cũng tương tự như vậy, với chất liệu dân gian Nghệ Tĩnh đã được An Thuyên với giai điệu dịu ngọt trong ca khúc hay: Neo đậu bến quê….
Tình em, Nổi lửa lên em… Trường hợp thứ tư, các nhạc sĩ thường mượn những môtíp âm nhạc dân gian: Ca từ như một khổ thơ hay: Phó Đức Phương cách tân ca khúc của mình với giai điệu và lời mở: Trên quê hương quan họ/ Một làn nắng cũng mang điệu dân ca/ Giữa mùa lúa thơm…./ Cánh cò đẹp như trong mộng/ Những cô Tấm ngày xưa vẫn còn đây trong mùa trẩy hội… Nguyễn Trọng Tạo mượn dân ca quan họ Bắc Ninh để dạo đầu cho ca khúc Làng quan họ quê tôi (thơ của Nguyễn Phan Hách); Đỗ Nhuận với tình cảm chân thật, khi mượn những giai điệu âm nhạc dân gian Nghệ Tĩnh để có ca khúc ẩn dụ: Trông cây tôi lại nhớ đến Người. Cũng tương tự như vậy, với chất liệu dân gian Nghệ Tĩnh đã được An Thuyên với giai điệu dịu ngọt trong ca khúc hay: Neo đậu bến quê….
Nói chuyện quan hệ thẩm mỹ giữa thơ và nhạc là nhờ có tính ưu
việt của tiếng Việt có sáu thanh âm, và trong câu nhạc có 7 nốt cơ bản, nên bài
hát dễ đến với số đông người nghe.
Tôi rất tâm đắc với những ý tưởng trong bài Xe duyên thơ
và nhạc của Tiến sĩ Phạm Việt Long (Văn nghệ số ra ngày 10/12/2016),
khi ông khảo chứng trường hợp “Nhạc nâng cánh cho thơ, nhất là những bài thơ mới
ra đời, nhưng chưa được số đông độc giả, thính giả biết đến, nếu được nhạc sĩ
phổ nhạc thành ca khúc hay, thì tác phẩm có cơ hội đến với số đông công chúng
yêu mến đón nhận…”. Những trường hợp “hữu duyên” giữa thơ và nhạc như nói ở
trên còn nhiều, chỉ cần chờ tài năng, trí tưởng tượng, giai điệu, âm thanh, âm
sắc của nhạc sĩ. Thậm chí với trường ca, nếu nhạc sĩ biết chọn lựa, dừng lại ở
khổ thơ giàu nhạc tính, cũng sẽ cho ta bài hát hay. Ví dụ: Bài thơ người
đi tìm hình của nước của Chế Lan Viên. Ở đó có những khổ thơ vừa trữ tình,
vừa triết lý ca ngợi vị lãnh tụ anh minh.
Đất nước đẹp vô cùng/ Nhưng Bác phải ra đi/ Cho tôi làm con
sóng dưới tầu đưa tiễn Bác/ Khi bờ bãi dần lùi, làng xóm khuất/ Bốn phía nhìn
không bóng một hàng tre…
Nói chuyện sánh duyên giữa thơ ca và âm nhạc là câu chuyện rất
dài, rất sâu, không chỉ là một hiện tượng mỹ học mà còn là một phẩm chất vĩnh cửu
của sự sáng tạo như sức tưởng tượng, tính trí tuệ, tài năng của người sáng tạo
lẫn người tiếp nhận cả trong khoa học và nghệ thuật. Đó là nền tảng, là vật báu
tinh thần, là minh triết của một dân tộc văn hiến và tự do sáng tạo.
15/2/2020
Hồ Sĩ Vịnh
Nguồn: Văn nghệ số 6/2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét