Biểu tượng - Một hình tượng
Có một thực tế, dù không mong muốn chúng ta vẫn phải thừa nhận, là ở Việt Nam, trong một thời gian dài, đặc biệt là trong những năm tháng đất nước có chiến tranh, do tiếp nhận lý luận phản ánh với cách hiểu cứng nhắc, một chiều nên phần lớn tác phẩm văn học được coi là sự mô phỏng, sao chép hiện thực. Khi đánh giá một tác phẩm, người ta thường quan tâm xem tác phẩm ấy có khả năng bao quát và phản ánh đời sống chân xác đến mức nào. Một tác phẩm có thực sự giá trị, tầm cỡ hay không, thước đo phổ biến cũng chính là đời sống, là hiện thực. Một tác giả lớn, có vị thế trong nền văn học thường được vinh danh như “người thư ký trung thành của thời đại”. Những tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là tác phẩm văn học giầu tính biểu tượng, đa nghĩa, thường bị coi là “có vấn đề”. Cứ nhắc đến biểu tượng là người ta nghĩ đến “tính hai mặt” của nó. Với quan niệm, chỉ khi nào cần phải né tránh thực tế hoặc che giấu một thái độ tiêu cực về thực tế đời sống thì các nhà văn mới dùng đến các hình thức biểu tượng, ẩn dụ, hoán dụ, vậy nên, nhiều tác phẩm văn học có giá trị, giầu chất nghệ thuật bị cho là xa rời đời sống, không lột tả được bức tranh sinh động của hiện thực.
Lịch sử phát triển các loại hình nghệ thuật và lịch sử phát triển tư duy của con người đã chứng minh quan niệm nói trên về động cơ sử dụng biểu tượng trong đời sống nói chung và trong văn học nói riêng là hết sức cực đoan, ấu trĩ và phiến diện. Cần khẳng định, biểu tượng đơn thuần chỉ là một con đường khác, một cách tư khác về đời sống mà từ xưa đến nay, loài người nói chung và trong đó có các nghệ sĩ đã sử dụng để tư duy về thế giới mình đang sống. Khởi nguyên sự ra đời của biểu tượng không vì một động cơ “hai mặt” nào cả. Biểu tượng không chỉ xuất hiện phổ biến trong đời sống đương đại và đóng vai trò như một hình tượng nghệ thuật đặc biệt trong các tác phẩm văn học, mà từ thời kỳ cổ xưa, người nguyên thủy đã sử dụng biểu tượng như một hình thức tư duy, khái quát đời sống đang diễn ra xung quanh họ….
Trở lại với vấn đề biểu tượng trong các tác phẩm văn học hiện đại, theo Eco (1988), phần lớn thơ văn hiện nay đều dùng biểu tượng để diễn tả cái bất định, và đón nhận phản ứng của độc giả, đưa độc giả đến những cách hiểu mới. Lấy ví dụ về những tác phẩm của Kafka, ông cho rằng những chữ mà tác giả dùng để đặt tên cho tác phẩm của mình như vụ án, lâu đài, chờ đợi, bệnh tật, biến dạng, tra tấn, không nên hiểu dưới dạng nghĩa trực tiếp. Chữ trong tác phẩm của Kafka - trái với chữ trong ngụ ngôn thời Trung cổ - hàm chứa tất cả những ẩn nghĩa thâm thúy, vô hình, vô định, không có trong các toàn thư, cũng không dựa trên một trật tự nào của thế giới.
Những cách đọc và hiểu biểu tượng trong tác phẩm của Kafka theo lối hiện sinh, thần học, y học, phân tâm học, v.v... đều chỉ là một nguồn cội, mở ra đến vô cùng, bởi nó đa nghĩa đến tột độ. Nó thay thế cho một thế giới trật tự đã được xác định với những luật chung cho mọi người, bằng một thế giới không có trung tâm hướng dẫn, một thế giới không ngừng đặt lại vấn đề với những giá trị và xác quyết. Như vậy, có thể thấy biểu tượng không chỉ là công cụ để nhà văn tư duy về thế giới mà còn là con đường để mở rộng biên độ của hiện thực được khái quát trong tác phẩm. Trong tác phẩm văn học, biểu tượng không chỉ là một hình thức ký hiệu mà còn là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt mang những dấu ấn và đặc trưng riêng.
Những cách đọc và hiểu biểu tượng trong tác phẩm của Kafka theo lối hiện sinh, thần học, y học, phân tâm học, v.v... đều chỉ là một nguồn cội, mở ra đến vô cùng, bởi nó đa nghĩa đến tột độ. Nó thay thế cho một thế giới trật tự đã được xác định với những luật chung cho mọi người, bằng một thế giới không có trung tâm hướng dẫn, một thế giới không ngừng đặt lại vấn đề với những giá trị và xác quyết. Như vậy, có thể thấy biểu tượng không chỉ là công cụ để nhà văn tư duy về thế giới mà còn là con đường để mở rộng biên độ của hiện thực được khái quát trong tác phẩm. Trong tác phẩm văn học, biểu tượng không chỉ là một hình thức ký hiệu mà còn là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt mang những dấu ấn và đặc trưng riêng.
Vậy, sự khác biệt giữa biểu tượng với tư cách là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt với một hình tượng nghệ thuật thông thường là gì? Dù vẫn còn những ý kiến chưa thống nhất về nguồn gốc và đặc điểm của biểu tượng, nhưng các nhà nghiên cứu đều nhất trí xem biểu tượng nghệ thuật cũng là hình tượng nghệ thuật, chỉ có điều trong nội dung hình tượng không có một “câu đố”, một “mật ngữ” nào cả, trong khi đó ở biểu tượng thì có. Theo nhà nghiên cứu, hình tượng nghệ thuật không chỉ là vật mang ý nghĩa, mà còn có tính chất thẩm mỹ cao với khả năng tác động vào tư tưởng, tình cảm (tinh thần) con người. Biểu tượng cũng là hình tượng nghệ thuật, nhưng là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt, hay có thể nói là một biến thể của hình tượng nghệ thuật. Hình tượng là sự “chụp ảnh”, “tái tạo” hiện thực, biểu tượng là sự ngưng đọng của hiện thực. Ở hình tượng, dấu ấn cá nhân sáng tạo của nghệ sĩ nổi bật trong khi đó, ở biểu tượng, dấu ấn cộng đồng lại chiếm ưu thế. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm, trong văn học hiện tại, biểu tượng đôi khi không còn liên đới nhiều với dấu ấn cộng đồng, mà trên cơ sở những biểu tượng mang tính mẫu gốc, các nhà văn, nhà thơ đã sáng tạo nên một thế giới biểu tượng mang dấu ấn cá nhân rõ rệt.
Nhìn chung, việc phân biệt hình tượng nghệ thuật và biểu tượng nghệ thuật không phải lúc nào cũng có thể rạch ròi. Nhà nghiên cứu văn học người Nga S.S.Averintsev (1976) cũng cho rằng: “Mọi biểu tượng đều là hình tượng (và mọi hình tượng, dẫu chỉ ở một mức độ nào đấy, cũng là biểu tượng); nhưng nếu như phạm trù hình tượng trù định một sự tương đồng với chính nó thì phạm trù biểu tượng lại nhấn mạnh đến một phương diện khác của nội dung - sự vượt thoát của hình tượng ra khỏi những ranh giới riêng, để tham dự vào một nghĩa khác nào đấy gắn liền với hình tượng nhưng không đồng nhất với nó. Hình tượng cụ thể và nghĩa sâu kín thể hiện trong cấu trúc biểu tượng như hai cực, không thể có cái này mà lại thiếu cái kia (nội dung sẽ không được thể hiện nếu ở ngoài hình tượng, còn nếu không có nội dung thì hình tượng sẽ phân rã thành các cấu phần)”.
Từ đây, có thể khẳng định, ở mọi thời đại, khuynh hướng, thể loại văn học đều có các biểu tượng và nhờ sự xuất hiện của biểu tượng mà các tác phẩm trở nên “có chiều sâu, tăng dung tích hàm nghĩa cho hệ thống hình tượng”.
Chính biểu tượng đã gắn kết các bình diện khác nhau trong một văn bản làm cho nó trở thành một chỉnh thể thống nhất có khả năng biểu đạt hiệu quả nhất. Trong số các biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng trong tác phẩm văn học là một trường hợp đặc biệt. Điểm giống nhau giữa biểu tượng trong văn học và các ngành nghệ thuật khác thể hiện ở chỗ nó đều là hình ảnh, hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt căn bản, đó là, nếu như các ngành nghệ thuật khác (điêu khắc, kiến trúc, hội họa…) sáng tạo biểu tượng trên cơ sở các vật liệu tự nhiên (gỗ, đá, bột mầu), thì văn học lại sáng tạo bằng ngôn ngữ, mà bản thân ngôn ngữ đã có tính tượng trưng rất cao. Điều đó đồng nghĩa với việc có xem chất liệu ngôn ngữ chính một tiền đề tạo nên tính biểu tượng của hình tượng văn học.
Chính biểu tượng đã gắn kết các bình diện khác nhau trong một văn bản làm cho nó trở thành một chỉnh thể thống nhất có khả năng biểu đạt hiệu quả nhất. Trong số các biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng trong tác phẩm văn học là một trường hợp đặc biệt. Điểm giống nhau giữa biểu tượng trong văn học và các ngành nghệ thuật khác thể hiện ở chỗ nó đều là hình ảnh, hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt căn bản, đó là, nếu như các ngành nghệ thuật khác (điêu khắc, kiến trúc, hội họa…) sáng tạo biểu tượng trên cơ sở các vật liệu tự nhiên (gỗ, đá, bột mầu), thì văn học lại sáng tạo bằng ngôn ngữ, mà bản thân ngôn ngữ đã có tính tượng trưng rất cao. Điều đó đồng nghĩa với việc có xem chất liệu ngôn ngữ chính một tiền đề tạo nên tính biểu tượng của hình tượng văn học.
Khi nói đến tính đa nghĩa của biểu tượng văn học, không ít người thường đánh đồng khái niệm này với ẩn dụ, phúng dụ. Tuy nhiên, chúng ta không thể đặt ngang hàng biểu tượng với các hình tượng đa nghĩa khác của tác phẩm văn học như ẩn dụ hay phúng dụ. Ẩn dụ chỉ có ở nghệ thuật ngôn từ trong khi biểu tượng có cả trong các nghệ thuật khác và một biểu tượng có thể “du hành” qua các tác phẩm thuộc những loại hình nghệ thuật khác nhau, các văn bản văn hóa khác nhau. Chính điều đó khiến cho biểu tượng có khả năng nối kết văn học với các loại hình văn hóa, nghệ thuật khác, thống nhất văn bản nghệ thuật với các loại văn bản khác trong không gian văn hóa tạo thành cái gọi là “Liên văn bản”. Còn sự khác biệt giữa biểu tượng và hình tượng phúng dụ trong văn học thì khó nhận biết hơn. Tuy phúng dụ cũng được sử dụng trong các nghệ thuật khác nhưng phúng dụ phần nhiều là sản phẩm của nhận thức, tri thức, trong khi biểu tượng lại xuất hiện một cách tự nhiên, từ trong vô thức. Biểu tượng mang trong mình một bí ẩn, người diễn giải phải đoán, và không thể giải nghĩa tận kiệt, trong khi nghĩa của ẩn dụ, phúng dụ cụ thể, sáng rõ hơn. Biểu tượng tồn tại trong tác phẩm văn học như một công cụ kiến tạo văn bản nghệ thuật, song bản thân nó cũng là một “văn bản”; nó có cấu trúc riêng, độc lập tương đối với các yếu tố khác trong hệ thống văn bản nghệ thuật. Tác phẩm văn học là thế giới hình tượng riêng của nhà văn, một “tiểu vũ trụ” với cách tổ chức và quy luật nội tại của nó. Đó là hiện thực thứ hai, được kiến tạo bởi nhà văn, dù có liên quan đến hiện thực thứ nhất, tức tồn tại vật chất của đời sống xã hội và con người, thì đó cũng không bao giờ là sự sao chép nguyên bản hiện thực thứ nhất.
Trong một tác phẩm văn học, mọi yếu tố đều có khả năng trở thành biểu tượng. Và cũng “chính vì mọi yếu tố đều có thể là biểu tượng, do đó khi xem xét tác phẩm về phương diện biểu tượng, ta có thể nhắm vào một phương diện nào đó thích đáng nhất để phân tích, diễn giải: Sự cô đọng trong khái quát nghệ thuật của tác phẩm; một sự tổ chức nào đó của tác phẩm mà tác giả có ý đồ làm sáng tỏ một ý nghĩ biểu tượng nào đấy; một yếu tố nào đó bộc lộ tính biểu tượng trong văn cảnh tác phẩm, nhiều khi nằm ngoài ý đồ của nhà văn; một hình tượng, chủ đề nào đó mang tính biểu tượng khi đặt trong tương quan với các tác phẩm khác của nhà văn hay của văn học, văn hóa thời đại. Với một tác phẩm văn học thì tính biểu tượng gợi lên từ mầu sắc, âm thanh, sự vật, các bộ phận của cơ thể người.
Trong một tác phẩm văn học, mọi yếu tố đều có khả năng trở thành biểu tượng. Và cũng “chính vì mọi yếu tố đều có thể là biểu tượng, do đó khi xem xét tác phẩm về phương diện biểu tượng, ta có thể nhắm vào một phương diện nào đó thích đáng nhất để phân tích, diễn giải: Sự cô đọng trong khái quát nghệ thuật của tác phẩm; một sự tổ chức nào đó của tác phẩm mà tác giả có ý đồ làm sáng tỏ một ý nghĩ biểu tượng nào đấy; một yếu tố nào đó bộc lộ tính biểu tượng trong văn cảnh tác phẩm, nhiều khi nằm ngoài ý đồ của nhà văn; một hình tượng, chủ đề nào đó mang tính biểu tượng khi đặt trong tương quan với các tác phẩm khác của nhà văn hay của văn học, văn hóa thời đại. Với một tác phẩm văn học thì tính biểu tượng gợi lên từ mầu sắc, âm thanh, sự vật, các bộ phận của cơ thể người.
Chính vì tính phong phú, phức tạp nhưng cũng đầy hấp dẫn của biểu tượng nên khi tìm hiểu một tác phẩm văn học giầu tính biểu tượng, người đọc bị/ được đặt vào một tình thế đầy khó khăn mà cũng không ít thú vị. Tính biểu tượng làm cho tác phẩm trở nên đa tầng, đa nghĩa và chúng ta không kỳ vọng chỉ nhờ vào nhận thức lý tính là có thể khai thác hết được những vỉa quặng ý nghĩa ấy. Có lẽ vì vậy, nghiên cứu tác phẩm văn học phải đặt trọng tâm vào nghiên cứu biểu tượng và hệ thống biểu tượng của nó, để khơi mở tác phẩm như khơi mở một thế giới nghệ thuật mới mẻ, đa dạng, phong phú mà toàn vẹn. Và muốn làm được điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cảm nhận, các trải nghiệm văn hóa, sự nhạy cảm của người đọc, người diễn giải.
28/3/2020
Đặng Ngọc Khương
Nguồn: Văn nghệ số 13/2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét