Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

Nhật ký đặc biệt hay độc thoại nội tâm trong vở diễn của số phận

Nhật ký đặc biệt hay độc thoại
nội tâm trong vở diễn của số phận

Hình như cái gọi là “số phận” là có thật?! Đến một ngày nào đó, hào quang của sân khấu, của màn ảnh không đủ khoa lấp sự cô đơn, cơn bão định mệnh cũng làm gãy đổ cây trái trong khu vườn hạnh phúc. Có lẽ vào một đêm khuya nào đó, chị Hoàng Cúc soi gương rồi nhìn ra trời đêm – bầu trời ấy cũng là một tấm gương khổng lồ, soi chiếu số phận, rồi chị cầm bút viết.
1. Có bông hoa Cúc đã hát lên khi gió thời gian, bão số phận ào qua.
Khi còn trẻ, có lẽ chị cũng không hề nghĩa mình sẽ làm thờ và trở thành thi sĩ. Dù các loại hình nghệ thuật sân khấu và điện ảnh điều sử dụng kịch bản văn chương làm “nền móng” ban đầu. Như vậy, nghệ thuật ngôn từ la bạn tâm giao đặc biệt của sân khấu và điện ảnh.
Hình như cái gọi là “số phận” là có thật?! Đến một ngày nào đó, hào quang của sân khấu, của màn ảnh không đủ khoa lấp sự cô đơn, cơn bão định mệnh cũng làm gãy đổ cây trái trong khu vườn hạnh phúc. Có lẽ vào một đêm khuya nào đó, chị Hoàng Cúc soi gương rồi nhìn ra trời đêm – bầu trời ấy cũng là một tấm gương khổng lồ, soi chiếu số phận, rồi chị cầm bút viết. Gọi là thơ hay trường ca cũng được! Gọi là nhật kí tâm trạng có vần hoặc bỏ vần cũng được?! Nhưng tôi nghĩ khi đó chị buộc phải nhập vai người phụ nữ tài sắc mà cô độc, độc thoại nội tâm không cần khán giả, trong “Vở diễn” tạm coi là cuối cùng của mình có tên “Bi kịch và hi vọng”. Ở đây, ông trời vừa là tác giả kịch bản vừa là đạo diễn nghiệt ngã nhất trên thế giới này. Hoàng Cúc đối thoại một phía với những người đã qua những việc đã qua, rồi dự cảm những gì sắp tới. Đối thoại một phía tịnh không một lời đáp thì thành độc thoại nội tâm.
2. Độc thoại nội tâm trong dòng hồi tưởng dằng dặc vui ít buồn nhiều.
Mỗi lời thoại được đánh dấu bằng kỷ niệm vui ít buồn nhiều: – Độc toại nội tâm của “Cúc” với nhiều hóa thân đẹp và đau, nhiều nhất là với hình tượng Em.
2.1. Độc thoại về những kỷ niệm hạnh phúc hiếm hoi
2.1.1. Kỷ niệm đẹp về những ngày tháng làm văn công thật tươi trẻ
“Những nóc nhà vùi sương lưng chừng núi/ Tháng ba ngả vào cây mơ cây mận/ Phát tiết nhựa tình cháy đỏ má gái tơ/ Ngây ngô cậu trai thắng cố nhày kèn/ Chàng trai văn công nào đa tình/ Mắt cô văn công nào cũng ướt…/ Mèn mém say lướt khướt môi mềm/ Ở cái mày nằm chở đầu đuôi…
Tuy vẫn còn một số đoạn kể tả dài dòng, tác giả vẫn thể hiện sự tinh tế bằng giác quan nghệ sĩ khi “Chụp” lấy các chi tiết đắt giá, rồi khắc hoạ nó bằng hệ thống từ ngữ (nhất là từ láy) có giá trị tạo hình và gợi cảm rất mạnh như “Mèn mén say lướt khướt môi mềm…
2.1.2. Kỷ niệm đẹp về một thời thiếu nữ đắm say.
– Em mang yếm thắm má đào/ Ngã vào nhánh mạ héo vào bắp tay/ Sương giãy mực sắc bao ngày/ Sớm mai tỉnh giấc rụng đầy hoa xoan (…)/… Em đưa nước vã lên bèo/ Cho anh ủ gỗ xoan theo mộng nào/ Tháng ba ngọng sấm mưa rào/ Đời gieo giông gió mà hao xuân thì..
Nếu như 6 câu thơ đầu (dù còn phảng phất hơi thơ Nguyễn Bính), vẫn khắc họa thành công hình tượng đẹp “Gái quê” trong “Cảnh quê” thanh bình thì 2 câu kết đã có 2 tín hiệu dự báo sự không bình an cho cô gái này. Đó là một âm thanh lạ “ngọng sấm mưa rào”, một hình ảnh lạ: “Đời gieo giông gió mà hao xuân thì”… Hai tín hiệu không vui có tính dự báo này đã hiện diện trong hàng loạt hồi ức buồn, kỉ niệm đau của nhân vật trữ tình “Em”, còn xuất hiện nhiều lần nữa. Ở những trang thơ – trường ca khác.
2.1.3. Kỷ niệm đẹp gắn với ước mơ tình yêu của “Em” cùng truyền thuyết Tiên Dung và Chử Đồng Tử
“Những hạt cải trên búp tay em/ Cựa mầm tràn ngập nắng vàng/ Em đã ủ ta mơ màng hương đất/ Ươm ta trong ngôi nha trắng nắng” (…)/… Tháng bảy nắng vàng ngơ ngác cánh ong nâu
Ta đi đâu
Dốc đời vẫn tìm về vùng sen bát ngát/ Cả cánh đồng ôm chặt triền đê/ Chử Đồng Tử vùi mình ôm cát/ Tiên Dung tắm Dạ Trạch đầm sen bát ngát/ Hồn phách phiêu bồng lưu lại dấu yêu…
Hàng loạt các danh từ, tính từ chỉ sự vật đẹp đầy sức sống gắn với quê hương, biểu hiện “Giấc mơ Em”: – Giấc mở hạt cải ngập nắng vàng; ngôi nhà trắng nắng, ướp gió và mùi hoa; Mặt trời và hoa hướng dương; nắng vàng và cánh ong nâu; Sen bát ngát và hương quê; Tiên Dung và Chử Đồng Tử… Tất cả bộc lộ ước mơ được yêu thương được gắn kết thật trong sáng và thơ mộng.
Những kỷ niệm đẹp vui, trong sáng này không nhiều, tuy nhiên, nó vẫn như những vì sao lấp lánh trong bầu trời đêm nhiều giông bão.
2.2. Độc thoại về những kỷ niệm buồn đau dằng dặc một đời người
2.2.1. Kỉ niệm về sự tàn khốc của chiến tranh
– Chiến tranh tôi biết đến hạt bo bo và hầm trú ẩn/ Biết đến quả bon B52 thù phá nát Khâm Thiên/ Còn lại vãi bừa về Phố Hiến
Một đêm chết hết cả nhà/ Thịt người vắt trên cành nhãn/ Mộng mơ, tan vùi…
Những câu kể giản dị này có sức lay động và ám gợi ghê gớm, như những ngón tay gõ cửa ký ức, đánh thức bao kỷ niệm bi hùng của trận đánh “Điện biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội. Cả một vùng kí ức thức dậy cùng thổn thức với nhân vật trữ tình “Em”.
Nhưng những kỷ niệm nằm trong phạm vi lịch sử dân tộc không nhiều, những đau buồn nhức nhối thuộc phạm vi thế sự: – Đời tư mới chiếm lĩnh tập thơ, trường ca này, nhiều câu chữ như có thấm cả mồi hôi, nước mắt và máu.
2.2.2. Kỷ niệm buồn đau trước thói đời đen bạc, lòng người nhỏ nhen, đố kị.
– Mẹ
Con chạm vào lòng mẹ trong mơ/ Thấy dòng trong đục, thấy bơ vơ lòng (…)/ … Đám đông khua miệng kì nhông/ Vấp môi cắn chặt chạm giông bão lòng…
Chưa một nhà thơ nào sử dụng hình ảnh “Miệng kì nhông” hay và độc đáo đến thế! Đây còn là một hình ảnh lạ gợi nhiều liên tưởng: – Từ miệng Kì nhông đến “Ngôn ngữ Kì nhông” để nói thói đời tráo trở, đổi trắng thay đen… Ngay dưới khổ thơ này tôi gặp hai câu thơ hay không phải nhà thơ nào cũng viết được: Cánh võng đong chiều mê hay tỉnh/ Minh triết Cha đi nguội ván cờ…
Cánh võng có hình dáng gợi liên tưởng về chiếc thuyền nằm nghiêng liên tục chuyển động, chẳng biết mê hay tỉnh mà “đong chiều” miên man thế?  “Cha càng Minh triết” càng bất động trước ván cờ cuộc đời “Ván cờ” đã “Nguội” vì sự trầm ngâm. Chỉ những người không minh triết mới nóng vội trước Ván cờ – Cuộc đời, một cá nhân nhỏ nhoi sẽ đi những nước cờ nào trong ván cờ nhân thế nhiều dông bão?
2.2.3. Nỗi cô độc và nhiều biểu hiện khác nhau của tâm trạng này.
a. Dự cảm không lành và giấc mơ thấy hồn thoát xác. Gặp lại hồn ma người thân đã mất lâu rồi.
Chuồn chuồn chúi sát bờ rào/ Có đôi bướm trắng lượn vào lượn ra/ Nhà ta ngồi cạnh ngã ba/ Mây vần gió giục mây va gió vào (…)… Này cười sung sướng như điên/ Rồi lăn ra ngủ thiên niên thoát dần (…)/… Trời thương đổ trận mưa rào/ Hồn ta ướt nhẹn chết cong cánh chuồn…
Rất kỳ lạ khi hiện tượng phân thân, hóa thân, hồn lìa khỏi xác, bay lên cao mà ngó xuống xác phàm (như hiện tượng chết lâm sàng) còn lặp lại nhiều lần, có lẽ như một biện pháp nghệ thuật đặc biệt chăng?
Hoặc là những câu thơ sau chỉ có thể xuất hiện khi người viết cô độc tột cùng:
Ngồi buồn lôi mặt ra chơi/ Vết hằn năm tháng tơi bời xóa luôn/ Xóa luôn cả khóe miệng buồn/ Xóa luôn cả ánh mắt tuôn lệ trào/ Xóa đi xóa lại ngọt ngào/ Tóc đen môi thắm thủa nào, xóa luôn…
Hai câu thơ kết làm chúng ta giật mình, ngẫm nghĩ rồi ứa lệ cùng người viết. Muốn xóa những dấu vết thời gian không đẹp trên mặt cùng các kỷ niệm không vui là bình thường, nhưng muốn xóa cả những kỉ niệm “Ngọt ngào”; muốn xóa cả hình ảnh tóc đen mội thắm thuở nào…” thì thật lạ và thật đau. Hiện tại phải tương phản dữ dội chừng nào với quá khứ mới bật lên, cháy lên ước muốn lạ lùng ấy. Khổ thơ như được buột thốt lên sau ly rượu đầy, sau khoảnh khắc nhìn hình ảnh của mình trong gương? Người ta “Thổ huyết” thì Hoàng Cúc “Thổ thơ vậy”?.
3. Thay lời kết
Còn có thể bàn đến nhiều vấn đề thú vị trong Tập thơ – Trường ca này: – Chủ đề bão lũ miền Trung; chủ đề Dịch Covid 19 và cái chết; Biểu tượng Trăng mang tính đa nghĩa; Thủ pháp sử dụng từ láy tài tình của chủ thể trữ tình…
Tuy nhiên, trong khuôn khổ một tham luận ngắn, tôi xúc động và sẻ chia tâm tư buồn vui, tuyệt vọng rồi lại hi vọng của tác giả.
Tờ lịch cũ câu thơ nhân thế/ Trả cho đời mơ giọt nắng tinh khôi/ Trên trời biếc lũ chim trời quấn quýt/ Dưới đất mềm ta ươm một nhành mai.
Chị Hoàng Cúc không định trở thành một nhà thơ, nhưng bên cạnh một vài câu chữ vụng về, bản năng nghệ sĩ như “Một hạt giống Bất tử” được ươm mầm vào hoàn cảnh riêng nhiều biến động và đẫm nỗi buồn, để rồi mọc cây Thi ca, kết trái tài hoa. Nhiều câu thơ chị viết như ứa lệ, nhưng thổ huyết làm tôi giật mình rồi trào nước mắt.
Xin chúc mừng một nghệ sĩ sân khấu: – Điện ảnh tài danh rẽ sang “Mảnh vườn văn chương”, rồi chị đã “Điểm chỉ vân tay nghệ sĩ” của mình vào lĩnh vực mới mẻ này.
17/6/2024
Nguyễn Đức Hạnh
Theo https://vanvn.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Đi tìm một vì sao: Quê nhà, đất nước, tình người! – Kỳ 1 Suốt hành trình tham gia kháng chiến, mỗi nơi từng sống và chiến đấu đều lưu lạ...