Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2024
Khác biệt giữa thơ, văn
Thơ văn là hai từ thường đi chung với nhau. Người thích viết văn, đôi khi cũng làm vài câu thơ. Hay ít nhất ở vài đoạn viết, vài câu viết, họ đã để dấu chấm, dấu phẩy mặc tình rong chơi. Dù vô tình hay cố ý, họ đã để những dấu chấm hờ hững... khoảng trống đủ thoáng giữa đôi chữ... để người đọc... rớt hồn mình vào đó. Người thích làm thơ cũng thế. Trong thơ, từ dùng đã được hoá thân thành con chữ. Những con chữ có thể không được o bế như mỹ từ. Lời nói, cách nói thường ngày được thả đầy trong đấy. Ẩn dụ chẳng có gì xa vời, khó hiểu. Đôi chi tiết vụn vặt được moi ra, nhắc đến, tầm thường như cái áo sút vài khuy. Nhiều bài mà người viết bảo là thơ, đã bị xoá vần, xoá vận. Nếu đọc lướt qua, không chú ý đến những dấu ngắt câu mất trật tự, nếu bỏ quên những khoảng trống... tưởng vô tình, hay sai khuyết... thì người đọc dễ thấy đó là những bài thơ tồi và những ý tưởng chẳng vào đâu.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tuổi chớm thu
Tuổi chớm thu Dòng nắng ấm rửa trôi màu lá cũ lá không vàng để mùa bước vào thu ào cơn mưa run lẩy bẩy trên cành gió đan vuốt … sợi thu và...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét