Nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức
Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên
1960, đã qua đời lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật 27 tháng Ba năm 2011, tại bệnh viện
Fountain Valley Regional Hospital, California bởi xuất huyết mạch máu não
bên trái, nên nửa thân hình bên phải bị tê liệt, tuy có thể mở mắt, nghe và hiểu
người khác nói. Ngày 18.3.2011 Nguyễn Đức Quang qua cơn hôn mê, vẫn được giữ
trong phòng đặc biệt để theo dõi. Cách nay hơn một tháng, ngày 11.2.2011, Nguyễn
Đức Quang được chữa trị trong khu săn sóc đặc biệt, không ai được phép vào
thăm. Nguyễn Đức Quang ra đi để lại một vợ bà Tống Thị Thanh Thảo, con trai Kỹ
sư Nguyễn Đức Tường, vợ hai con, và con gái Nguyễn Thị Minh Nhiên, chồng, ba
con. Ngày 2.4.2011 nhập liệm, thăm viếng (4 - 7 giờ). Ngày 3.4.2011 thăm viếng
(9-5 giờ). Ngày 4.4.2011 thăm viếng, di quan, hỏa táng (9-12,30 giờ) tại
Lakeside Chapel, Westminster Memorial Park.
Phong trào du ca do hai nhạc
sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập thành lập năm 1966 tại miền Nam Việt Nam.
Du ca là một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ nhằm phục vụ quần chúng,
xuất hiện đồng thời với phong trào làm công tác xã hội của sinh viên học sinh.
Chủ tịch phong trào du ca từ năm 1967 là dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ, năm 1972 Đỗ Ngọc
Yến thay thế. Trưởng xưởng du ca do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang điều hành, đến năm
1972 giao cho Ngô Mạnh Thu tức nhạc sĩ Trần Tú. Phong trào được Bộ Quốc Gia
Giáo Dục và Thanh Niên công nhận chính thức và cấp giấy phép hoạt động kể từ
ngày 24.1.1969.
Phong trào du ca tập trung nhiều nhạc sĩ tên tuổi cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ: Nguyễn Đức Quang, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Trần Tú, Nguyễn Quyết Thắng, Giang Châu, Nguyễn Hữu Nghĩa, Trần Đình Quân, Lý Văn Chương, Nguyễn Thiện Cơ, Lê Quang Dũng, Nguyễn Văn Phiên, Võ Thị Xuân Đào...Phạm Duy có đóng góp một số bài như "Sức Mấy Mà Buồn", "Thôi Bỏ Đi Tám"...
Phong trào du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ. Những loại nhạc phong trào du ca thường sử dụng là Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận thức ca, Sử ca, Dân ca...những nhạc phẩm ca ngợi tình yêu con người và thân phận quê hương. Nhiều nhạc phẩm trở nên quen thuộc như "Việt Nam, Việt Nam" của Phạm Duy, "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ", "Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương" của Nguyễn Đức Quang, "Hát Từ Tim, Hát Bằng Hơi Thở", "Đứa Học Trò Trở Về" của Nguyễn Quyết Thắng, "Trở Về Nguyên Thủy", "Anh Sẽ Về" của Nguyễn Hữu Nghĩa phổ thơ Khê Kinh Kha.
Các nhạc phẩm nhằm mục đích kêu gọi thanh niên tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai sáng lạn. Trước năm 1975 tại miền Nam phong trào du ca có tác dụng sâu rộng với giới trẻ qua các đoàn, toán ca như Con Sáo Huế, Áo Nâu, Lòng Mẹ, Trùng Dương, Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông, Hồ Gươm, Sông Hậu, Vượt Sóng, Áo Xanh, Giao Chỉ, Đà Nẵng, Kiên Giang, Biên Hòa, Mùa Xuân, Phù Sa, Đồng Vọng...đi trình diễn khắp nơi, trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong đoàn thể. Đã xuất bản nhiều tuyển tập nhạc như "Tuyển Tập Du Ca 1" , "Du Ca 2", "Du Ca 3", "Những Bài Ca Khai Phá", "Ta Đi Trên Dòng Lịch Sử", "Những Điều Trông Thấy", "Những Khuôn Mặt Du Ca", "Hát Cho Những Nguời Sống Sót", "Anh Hùng Ca"... Thuở ấy ai sống thời sinh viên hẳn đã một lần nghêu ngao hát những lời ca của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trong bản "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ":
Phong trào du ca tập trung nhiều nhạc sĩ tên tuổi cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ: Nguyễn Đức Quang, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Trần Tú, Nguyễn Quyết Thắng, Giang Châu, Nguyễn Hữu Nghĩa, Trần Đình Quân, Lý Văn Chương, Nguyễn Thiện Cơ, Lê Quang Dũng, Nguyễn Văn Phiên, Võ Thị Xuân Đào...Phạm Duy có đóng góp một số bài như "Sức Mấy Mà Buồn", "Thôi Bỏ Đi Tám"...
Phong trào du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ. Những loại nhạc phong trào du ca thường sử dụng là Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận thức ca, Sử ca, Dân ca...những nhạc phẩm ca ngợi tình yêu con người và thân phận quê hương. Nhiều nhạc phẩm trở nên quen thuộc như "Việt Nam, Việt Nam" của Phạm Duy, "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ", "Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương" của Nguyễn Đức Quang, "Hát Từ Tim, Hát Bằng Hơi Thở", "Đứa Học Trò Trở Về" của Nguyễn Quyết Thắng, "Trở Về Nguyên Thủy", "Anh Sẽ Về" của Nguyễn Hữu Nghĩa phổ thơ Khê Kinh Kha.
Các nhạc phẩm nhằm mục đích kêu gọi thanh niên tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai sáng lạn. Trước năm 1975 tại miền Nam phong trào du ca có tác dụng sâu rộng với giới trẻ qua các đoàn, toán ca như Con Sáo Huế, Áo Nâu, Lòng Mẹ, Trùng Dương, Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông, Hồ Gươm, Sông Hậu, Vượt Sóng, Áo Xanh, Giao Chỉ, Đà Nẵng, Kiên Giang, Biên Hòa, Mùa Xuân, Phù Sa, Đồng Vọng...đi trình diễn khắp nơi, trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong đoàn thể. Đã xuất bản nhiều tuyển tập nhạc như "Tuyển Tập Du Ca 1" , "Du Ca 2", "Du Ca 3", "Những Bài Ca Khai Phá", "Ta Đi Trên Dòng Lịch Sử", "Những Điều Trông Thấy", "Những Khuôn Mặt Du Ca", "Hát Cho Những Nguời Sống Sót", "Anh Hùng Ca"... Thuở ấy ai sống thời sinh viên hẳn đã một lần nghêu ngao hát những lời ca của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trong bản "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ":
Ta như nước dâng, dâng tràn
có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loảng xoảng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời, nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loảng xoảng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời, nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang một
trong những người sáng lập phong trào du ca hồi thập niên 1960, đã ra đi lúc 4
giờ sáng 27.3.2011 tại Foutain Valley Regional Hospital, California, điều trị tại
đây từ ngày 11.2.2011 vì tai biến mạch máu não. Thời gian trong bệnh viện Nguyễn
Đức Quang được chữa trị trong khu săn sóc đặc biệt và ít ai được phép vào thăm
viếng bệnh nhân. Nguyễn Đức Quang sinh ở Sơn Tây (Bắc Việt) năm 1944, theo gia
đình di cư vào Sài Gòn năm 1954, sinh sống tại Đà Lạt năm 1958, tốt nghiệp trường
Đại học Chính trị Kinh doanh khóa 1. Bắt đầu sáng tác nhạc năm 1961, nhạc phẩm
đầu tay dành cho Hướng đạo mang tựa đề "Gươm Thiêng Hào Kiệt".
Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam năm 1963, cuộc tranh đấu xuống đường của
Phật giáo bởi bị đàn áp, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm bị
lực lượng tướng lãnh lật đổ, Nguyễn Đức Quang bắt đầu cảm hứng nhạc thanh niên
và những vấn đề sôi bỏng của đất nước hiện thời.
Năm 1964, Nguyễn Đức Quang chuyển qua những nhạc phẩm có chủ đề Tuổi trẻ, Quê hương, Dân tộc, xây dựng những đề tài mới cho tập "Trầm Ca", hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên, thành lập phong trào du ca năm 1966. Mãi sau năm 1965, một số nhạc phẩm của Nguyễn Đức Quang mới xuất hiện rải rải trên một số ấn phẩm sách, báo và vài tuyển tập do tình hình thiếu thốn phương tiện, điều kiện khi bấy giờ, có các nhạc phẩm in ronéo như "Trầm Ca" gồm 10 nhạc phẩm viết cho thanh niên, thời cuộc, những thao thức về con người, đất nước tạo một cao trào tuổi trẻ nhập cuộc vào các sinh hoạt, trở thành những dấu ấn chưa phai mờ trong nhiều thế hệ thanh niên từ đó đến nay,
"Những Bài Ca Khai Phá" gồm 40 nhạc phẩm sinh hoạt cho tuổi trẻ dùng trong các buổi họp mặt công tác xã hội, các hoạt động đám đông, kêu gọi tuổi trẻ đến với nhau xây dựng đất nước và niềm tin, "Ruồi Và Kên Kên" hoàn tất năm 1970 gồm 11 nhạc phẩm đề cập tới những vấn đề lớn trong bối cảnh chính trị, xã hội đen tối của hai miền đất nước, "Thỏ Thẻ Loan Phòng" gồm 18 nhạc phẩm sinh hoạt trong ngày hạnh phúc lứa đôi, hình thành năm 1969, nhiều bản thành nếp trong các đám cưới như "Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc", "Đám Cưới Chúng Mình", Đường Đến Hạnh Phúc"...Năm 1995, Ngô Mạnh Thu và Nguyễn Thiện Cơ trong nhóm Đồng Vọng thu gom lại hầu hết nhạc phẩm trong các tập nhạc phẩm chính, xuất bản dưới nhan đề "Dưới Ánh Mặt Trời" gồm 69 bài.
Năm 1979, Nguyễn Đức Quang cùng gia đình đến Hoa Kỳ định cư, hoạt động trong ngành truyền thông hải ngoại: Cựu giám đốc Trị sự, Chủ bút và Tổng Giám đốc nhật báo Người Việt (1984-1988), sáng lập nhật báo Viễn Đông, cựu chủ báo Chí Linh (tuần báo), Phụ Nữ Diễn Đàn (nguyệt san)...Sáng tác và có những chuyến đi trình diễn tại nhiều địa phương, cũng như đã gia nhập hướng đạo năm 1956, hoài bão xây dựng một phương pháp giáo dục thanh thiếu niên.
Năm 1964, Nguyễn Đức Quang chuyển qua những nhạc phẩm có chủ đề Tuổi trẻ, Quê hương, Dân tộc, xây dựng những đề tài mới cho tập "Trầm Ca", hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên, thành lập phong trào du ca năm 1966. Mãi sau năm 1965, một số nhạc phẩm của Nguyễn Đức Quang mới xuất hiện rải rải trên một số ấn phẩm sách, báo và vài tuyển tập do tình hình thiếu thốn phương tiện, điều kiện khi bấy giờ, có các nhạc phẩm in ronéo như "Trầm Ca" gồm 10 nhạc phẩm viết cho thanh niên, thời cuộc, những thao thức về con người, đất nước tạo một cao trào tuổi trẻ nhập cuộc vào các sinh hoạt, trở thành những dấu ấn chưa phai mờ trong nhiều thế hệ thanh niên từ đó đến nay,
"Những Bài Ca Khai Phá" gồm 40 nhạc phẩm sinh hoạt cho tuổi trẻ dùng trong các buổi họp mặt công tác xã hội, các hoạt động đám đông, kêu gọi tuổi trẻ đến với nhau xây dựng đất nước và niềm tin, "Ruồi Và Kên Kên" hoàn tất năm 1970 gồm 11 nhạc phẩm đề cập tới những vấn đề lớn trong bối cảnh chính trị, xã hội đen tối của hai miền đất nước, "Thỏ Thẻ Loan Phòng" gồm 18 nhạc phẩm sinh hoạt trong ngày hạnh phúc lứa đôi, hình thành năm 1969, nhiều bản thành nếp trong các đám cưới như "Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc", "Đám Cưới Chúng Mình", Đường Đến Hạnh Phúc"...Năm 1995, Ngô Mạnh Thu và Nguyễn Thiện Cơ trong nhóm Đồng Vọng thu gom lại hầu hết nhạc phẩm trong các tập nhạc phẩm chính, xuất bản dưới nhan đề "Dưới Ánh Mặt Trời" gồm 69 bài.
Năm 1979, Nguyễn Đức Quang cùng gia đình đến Hoa Kỳ định cư, hoạt động trong ngành truyền thông hải ngoại: Cựu giám đốc Trị sự, Chủ bút và Tổng Giám đốc nhật báo Người Việt (1984-1988), sáng lập nhật báo Viễn Đông, cựu chủ báo Chí Linh (tuần báo), Phụ Nữ Diễn Đàn (nguyệt san)...Sáng tác và có những chuyến đi trình diễn tại nhiều địa phương, cũng như đã gia nhập hướng đạo năm 1956, hoài bão xây dựng một phương pháp giáo dục thanh thiếu niên.
Nhật Thịnh
eva air booking
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
hãng korean air
giá vé máy bay đi mỹ giá rẻ
giá vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch