Nguyễn Vỹ - Nhân chứng của một
thời đại
Qua tác phẩm của những nhà
thơ, nhà văn, chúng ta thấy họ là những nhân chứng của thời đại. Nhà thơ Nguyễn
Vỹ là một trong những nhân chứng của một thời đại mà ông đã từng sống.
Nguyễn Vỹ sinh năm 1910,
trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước ở làng Tân Phong (Tân Hội),
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyễn Vỹ là một người đa tài, suốt đời sống bằng
nghề văn và báo chí. Ông ký nhiều bút danh: Tân Phong, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền,
Tâm Trí… Từ những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, Nguyễn Vỹ đã xuất hiện
trên văn đàn, tham gia viết trên tạp chí Văn học, Tiểu thuyết thứ Năm, Hà nội
báo, Phụ nữ… ở Hà Nội. Và, là một cây bút chính luận sắc sảo trên các tờ báo thời
bấy giờ như: Le Sygne, L’ami du peuple, La patrie Annamite…
Thừa hưởng truyền thống yêu
nước của gia đình, dòng họ, Nguyễn Vỹ đã thể hiện tư tưởng chống Pháp, chống
phong kiến và chống cả Nhật Bản trong những bài báo của mình. Chính vì vậy, năm
1937, ông bị nhà cầm quyền bắt giam 6 tháng tù ở Hà Nội vì một bài báo chống
Pháp. Năm 1940, ông lại bị Nhật Bản bắt cầm tù ở Phú Yên. Năm 1945 mới được tự
do. Từ năm 1946, ông sống ở Sài Gòn. Nguyễn Vỹ đã sáng lập và điều hành
nhiều tờ báo: Dân ta, Bông lúa, Tạp chí Phổ thông, Tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm…
Nguyễn Vỹ bị tai nạn giao
thông tại Long An, qua đời vào ngày 4/2/1971. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm
với nhiều thể tài phong phú, đa dạng, phải nói là đồ sộ: Về thơ có: Tập
thơ đầu – Premières Poésies (1934, thơ Việt – Pháp), Hoang
vu (1962). Truyện ngắn: Vinh và nhục của Nguyễn Văn Nguyên (1936).
Tiểu thuyết gồm có: Đứa con hoang (1938), Người yêu của hoàng
thượng (1938), Thi sĩ Kỳ Phong (1938), Chiếc bóng (1941), Dây
bí rợ (1957), Chiếc áo cưới màu hồng (1957), Hai thiêng
liêng (1957), Mồ hôi nước mắt (1965). Chính luận viết bằng tiếng
Pháp: Kẻ thù là Nhật Bản (1938), Cái họa Nhật Bản (1938), Tấn
kịch Việt – Pháp (1947). Biên khảo: Những người đàn bà lừng danh
trong lịch sử (1970). Chứng tích thời đại: Tuấn, chàng trai nước Việt (1970), Văn
thi sĩ tiền chiến (1970). Thơ trào phúng, các tập Tiểu phẩm hài gồm có: Thơ
lên ruột (1970), Mình ơi! (1970), Buồn muốn khóc lên (1970).
Nguyễn Vỹ là nhà thơ, nhà
văn và là nhà báo lão thành trong làng báo miền Nam. Ông được người đời công nhận
là một nhà báo dám nói lên sự thật. Về văn, Nguyễn Vỹ chuyên viết tiểu thuyết
xã hội. Nhà văn – Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan nhận định về tiểu thuyết của
Nguyễn Vỹ như sau: “Ông là một người giàu tình cảm, nhìn cuộc đời bằng con mắt
bi quan, trái tim ông rung động khá nhiều…“. Cùng với tiểu thuyết và các thể
tài khác, Nguyễn Vỹ trước sau vẫn là một nhà thơ. Ông thật sự nổi tiếng về thơ.
Từ năm 1941, mặc dù có những nhận định có phần khắt khe về Nguyễn Vỹ, nhưng cả
Hoài Thanh – Hoài Chân và Vũ Ngọc Phan đều phải công nhận: “Nguyễn Vỹ là người
có tài về thơ“.
Nhiều thế hệ yêu thích bài “Sương
rơi” và “Gởi Trường Tửu” của Nguyễn Vỹ. Hoài Thanh – Hoài Chân
cho rằng 2 bài thơ này thật sự là kiệt tác của Nguyễn Vỹ. Hai bài thơ trên Nguyễn
Vỹ viết với phong cách khác nhau. Ông đã tạo ra nhạc điệu riêng trong “sương
rơi”. Với bài “Gởi Trường Tửu”, theo thể thất ngôn trường thiên, Nguyễn
Vỹ viết trong cơn say với tâm trạng bi phẫn, u uất: “…
Thời thế bây giờ vẫn thấy khó
Nhà văn An Nam khổ như chó
Mỗi lần cầm bút nói văn chương
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương…”
Nhà văn An Nam khổ như chó
Mỗi lần cầm bút nói văn chương
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương…”
Lời thơ thống thiết, nói lên
nỗi khổ của văn thi sỹ và những người làm báo trong bối cảnh đất nước bị thực
dân Pháp cai trị.
Trên con đường thi ca, Nguyễn
Vỹ đã từng viết:
“Ta hãy truyền một thi hứng
mới cho thế kỷ hai mươi
Ta hãy ký thác trong vần thơ những tình sâu ý hiếm”.
Ta hãy ký thác trong vần thơ những tình sâu ý hiếm”.
Hai câu thơ trên như một
tuyên ngôn về thơ của Nguyễn Vỹ. Và, ông đã có những sáng tạo mới lạ, đầy táo bạo
trong thơ. Nguyễn Vỹ là người đề xướng trường phái thơ Bạch Nga trên tạp chí tiểu
thuyết Thứ Năm ở Hà Nội trong thập niên 30 của thế kỷ 20. Nguyễn Vỹ đã viết những
câu thơ 2 chữ và 12 chữ (Có người gọi là câu thơ 12 chân). Sau này trên tạp chí
Phổ Thông xuất bản ở Sài Gòn, Nguyễn Vỹ tiếp tục đề xướng trường phái thơ Bạch
Nga và thể thơ hình đối xứng. Bài thơ mang dạng hình học, các hình ảnh ngộ
nghĩnh, đầy mới lạ (Thơ hình đối xứng là lấy câu giữa của bài thơ làm trục đối
xứng của những câu thơ theo thứ tự đầu và cuối của toàn bài thơ. Những bài thơ,
nhìn toàn bài sau khi viết hoặc in trên giấy giống như những bức họa, hoặc có
hình lục lăng, tứ giác, hình thoi…). Trường phái mới lạ này đã thoát ly khỏi những
quy tắc thể thơ cổ truyền. Sau Nguyễn Vỹ, chúng ta còn bắt gặp nhiều bài thơ “lạ” như
thế của Phan Phụng Văn, Ngô Hữu Đoàn và nhiều cây bút khác.
Trước khi bị tai nạn giao
thông qua đời đúng một năm, Nguyễn Vỹ viết bài thơ “Quảng Ngãi, quê hương
tôi”. Lời thơ tha thiết, ý thơ hùng hồn, Nguyễn Vỹ đã khắc họa được những
nét đặc trưng tiêu biểu về đất và người quê hương núi Ấn sông Trà: “…
Quảng Ngãi – quê hương tôi
Nhiệm màu guồng xe nước
Tha thướt chập chùng
Lên men đồng lúa mướt
Lả lướt mênh mông
Quảng Ngãi – quê hương tôi
Thương thương làn mây trôi
Mơn cảnh đồi Thiên Ấn
Vương vương sầu tơ nắng
Nút Bút vùng phương khôi
Quảng Ngãi – quê hương tôi
Dòng sông rạo rực
Lưng Rồng uốn khúc
Rực rỡ ánh dương ngời
Trùng trùng gấm vóc
Huyết lệ sử dân Hời
Từ Chiêm Thành khai quốc
Dâng về ngôi Đại Việt
Trọn ân tình Chúa, Tôi
Quảng Ngãi – quê hương tôi
em>Dân tình bất ly
Dân trí bất nhược
Dân đức bất suy
Dân tâm bất khuất
Khí thiêng nung đúc
Văn chương kiệt phách hào hoa
Bất chấp cường quyền, uy vũ…”
Nhiệm màu guồng xe nước
Tha thướt chập chùng
Lên men đồng lúa mướt
Lả lướt mênh mông
Quảng Ngãi – quê hương tôi
Thương thương làn mây trôi
Mơn cảnh đồi Thiên Ấn
Vương vương sầu tơ nắng
Nút Bút vùng phương khôi
Quảng Ngãi – quê hương tôi
Dòng sông rạo rực
Lưng Rồng uốn khúc
Rực rỡ ánh dương ngời
Trùng trùng gấm vóc
Huyết lệ sử dân Hời
Từ Chiêm Thành khai quốc
Dâng về ngôi Đại Việt
Trọn ân tình Chúa, Tôi
Quảng Ngãi – quê hương tôi
em>Dân tình bất ly
Dân trí bất nhược
Dân đức bất suy
Dân tâm bất khuất
Khí thiêng nung đúc
Văn chương kiệt phách hào hoa
Bất chấp cường quyền, uy vũ…”
Cùng với sự nghiệp thơ, có một
tác phẩm của Nguyễn Vỹ được nhiều người yêu thích và đánh giá cao, đó là tác phẩm
“Tuấn, chàng trai nước Việt”. Tác phẩm này trước khi in thành sách trọn bộ
2 tập được đăng tải từng kỳ trên tạp chí Phổ Thông đã thu hút được đông đảo người
đọc. Hình minh họa trong tác phẩm là một người thanh niên khôi ngô, tuấn tú, mặc
chiếc áo dài cổ truyền, đầu đội mũ cối rộng vành đã trở thành thân thuộc với
người đọc thời bấy giờ. Theo Nguyễn Vỹ thì tác phẩm “Tuấn, chàng trai nước Việt” không
phải là tiểu thuyết, không phải là hồi ký, cũng không phải là tự truyện. Nguyễn
Vỹ đã viết về những con người, những sự kiện chân thật với tư cách là nhân chứng
khách quan của thời đại. Chính vì vậy, ông gọi tác phẩm của mình là “chứng tích
thời đại“. Ông viết về xã hội Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 đến năm 1945,
viết về chân dung cuộc sống của một thế hệ cùng thời với ông, mà ông đã gọi là
“thế hệ Tuấn – chàng trai nước Việt”. Nguyễn Vỹ đã ghi chép một cách đầy sáng tạo
các sự kiện; phải nói là ngồn ngộn sự kiện, đầy hấp dẫn, phong phú và đầy chân
thật trong “Tuấn, chàng trai nước Việt“. Ông trở thành người kể chuyện
tài hoa, hấp dẫn. Từ chuyện ăn mặc, thời trang, tóc tai, học hành, thi cử, chuyện
làng xã, chính trị… Từ đời sống sinh hoạt của một vùng đất, của một đất nước
chuyên sống bằng nông nghiệp lạc hậu, tiếp xúc với những phương tiện hiện đại,
cơ giới, máy móc tự động của phương Tây; đến tình cảm và suy nghĩ của một thế hệ
đối với đất nước và dân tộc.
Đọc tác phẩm này của Nguyễn
Vỹ, chúng ta thấy rõ hoàn cảnh, cuộc sống của Việt Nam từ trong thời kỳ phong
kiến, thuộc địa đến thời kỳ bùng nổ dân chủ, giành độc lập. Chúng ta hiểu rõ
tình hình kinh tế, văn hóa xã hội, cũng như những tập quán xã hội của nước ta
trong thời kỳ đầu thế kỷ 20. Tác phẩm “Tuấn, chàng trai nước Việt” đã trở
thành nguồn tư liệu quý giá giúp rất nhiều cho những nhà nghiên cứu, biên soạn,
trích dẫn những phong tục tập quán, những sinh hoạt trong đời sống, những chuyển
biến lịch sử của đất nước Việt Nam trong thời kỳ đầu của thế kỷ 20.
Với tác phẩm “Tuấn, chàng
trai nước Việt”, nhà thơ Nguyễn Vỹ là nhân chứng của một thời đại.
Tài liệu tham khảo và trích
dẫn
– Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (1942)
– Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân (1942)
– Nguyễn Vỹ – Nhân tích của một vùng đất và một thời đại của Đỗ Lai Thúy (Tạp chí VHNT số 7/2007)
– Tạp chí Phổ thông số 233/1970.
– Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (1942)
– Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân (1942)
– Nguyễn Vỹ – Nhân tích của một vùng đất và một thời đại của Đỗ Lai Thúy (Tạp chí VHNT số 7/2007)
– Tạp chí Phổ thông số 233/1970.
Lê Ngọc Trác
hãng bay eva
ve may bay eva tu my ve vn
phòng vé korean air tại tphcm
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch