Cảm
nhận cung đàn xưa
Đâu khoảng năm 1994, trong một
buổi chiều lang thang vào một nhà sách trên đường Lê Lợi, tình cờ tôi thấy một
băng cassette bìa màu xanh nhạt có hình ca sĩ Ánh Tuyết. Tôi cầm lên xem, là
album ca nhạc do Trung tâm băng nhạc Trẻ phát hành có tên Cung đàn xưa, gồm
toàn những ca khúc tiền chiến nổi tiếng một thời.
Giọng ca Ánh Tuyết thì tôi
đã được nghe cô ấy hát từ khi còn ở Huế, nhưng đây là lần đầu tiên được biết
trong cuốn băng này, ca sĩ trình bày toàn những ca khúc đã một thời vang bóng của
nhiều nhạc sĩ trứ danh.
Một loạt ca khúc bất hủ của
những cây đại thụ trong nền âm nhạc VN nửa sau thế kỷ 20 như: Văn Cao với Buồn
tàn thu, Cung đàn xưa; Dương Thiệu Tước với Bóng chiều xưa, Đêm tàn Bến Ngự;
Trần Hoàn với Sơn nữ ca; Thông Đạt với Ai về sông Tương; Tô Hải với Nụ
cười sơn cước, La Hối với Xuân và tuổi trẻ …
Tất cả được tập hợp để tạo
nên một tổng thể giai điệu mang nhiều âm sắc khác nhau, biểu hiện nỗi lòng và nỗi
niềm hoài cảm của con người…
Một Buồn tàn thu ẩn
chứa tâm sự nhớ nhung của người thiếu nữ đối với người yêu đang xông pha ngoài
sương gió vì nghĩa vụ; nỗi lòng đó được ca sĩ trình bày bằng giọng ca rất điêu
luyện:
Ai lướt đi ngoài sương gió
Không dừng chân đến em bẽ
bàng
Ôi! Vừa thoáng nghe em mơ
ngày bước chân chàng,
Giọng hát trong trẻo truyền
cảm đó đã thể hiện trên một nền nhạc sang trọng, gợi cho người nghe những hoài
niệm về một thời xa vắng, về một không gian tĩnh lặng trầm mặc được ghi lại
trong từng ca từ của ca khúc Ngọc lan:
Ngọc lan dòng suối tơ vương
Mắt thu hồ dại ánh vàng
Ngọc lan nhành liễu nghiêng
nghiêng
Tà mấy cánh phong nắng thơm
ngoài song…
Ngọc Lan (Dương Thiệu Tước) Thái Thanh Lyric Loi bai hat ...
Xen vào đó là giai điệu rộn
rã tươi vui, biểu lộ niềm tin yêu và khát vọng của tuổi trẻ trong một mùa xuân
thanh bình hoan lạc:
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi
sáng
Bên cạnh cũng có những ca từ
thật bình dị, chân thật nhưng không kém phần lãng mạn sâu lắng trong Nụ cười
sơn cước của nhạc sĩ Tô Hải:
Ai về sau dãy núi Kim Bôi
Nhắn rằng tim tôi chưa phai
mờ
Hình dung một chiếc thắt
lưng xanh
Một chiếc vòng sáng long
lanh
Nhưng có lẽ gợi cho người
nghe cảm xúc nhất là tình khúc Cung đàn xưa của nhạc sĩ Văn Cao. Đã từ
lâu tôi rất thích bài hát này của nhạc sĩ. Càng nghe càng thấm vì ý tứ,
hình ảnh trong lời hát thật đẹp và buồn. Có lẽ những ai đã từng
yêu và rồi phải chia tay một mối tình đẹp và lãng mạn mới cảm nhận
hết sự tinh tế, huyễn hoặc, lộng lẫy và buồn bã của Cung đàn
xưa.
Hình ảnh người thiếu nữ
trong bài hát quá đẹp và thánh thiện. Người thiếu nữ ấy được nhắc
đến bằng những ngôn từ trau chuốt, huyền ảo, không phải do cô là một
nàng tiên mà là do tâm tình của người nhạc sĩ rất trân trọng khi
hoài vọng, nhớ thương và xưng tụng người tình.
Hồn cầm phong hương hình
dáng xuân tàn
Ngày dần buông trôi sầu vắng
cung đàn
Từ người ra đi chờ vắng tin
người
Trong những năm tháng đầu
tiên của tiến trình đổi mới, Trung tâm băng nhạc Trẻ (tên cũ của Hãng phim Trẻ
ngày nay) đã tiên phong mang đến cho người nghe những bài hát thật hay trong
kho tàng ca khúc trữ tình của nền âm nhạc một thời vang bóng. Đó là những viên
ngọc quý tồn tại mãi với thời gian, với tâm hồn con người.
Cuộc thi mời bạn đọc cùng
viết cảm nhận, bình luận về những album, những chương trình của Hãng phim Trẻ
sản xuất trong thời gian qua. Cuộc thi do Tuổi Trẻ Online phối hợp
với Hãng phim Trẻ tổ chức, có tổng giải thưởng là 13 triệu đồng.
Để tham gia cuộc thi, mời
bạn xem, nghe những tác phẩm của Hãng phim Trẻ do ban tổ chức cung cấp trên website Tuổi
Trẻ Online hoặc bạn tự có được. Sau đó, bạn có thể viết bài cảm nhận về
một album chương trình, một nhạc sĩ, nghệ sĩ, ca sĩ, bài hát, tiểu phẩm hài
hoặc một nhân vật trong những tác phẩm này.
|
Tôn Thất Thọ
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét