Học nhạc Classic
Tới khi anh Khiêm từ Pháp trở về VN, cả nhà dọn từ
Phố Hàng Dầu lên đường Blocklauss Nord cách khu Ngũ Xã khoảng 200 thước, tủ
sách của anh Khiêm chiếm cả một phòng trên gác, ngay cạnh phòng tôi ngủ. Tôi
không những được đọc rất nhiều sách tiếng Pháp (lúc đó tôi 14 tuổi, đã đậu bằng
Tiểu Học và đang theo học Trung Học tại trường Thăng Long), mà còn được nghe
khá nhiều đĩa nhạc do anh Khiêm đem về từ Pháp. Thế là tôi bắt đầu được làm
quen với nhạc cổ điển Tây Phương, không phải chỉ với những bài quá quen thuộc với
dân yêu nhạc ở VN như Sérénade, Ave Maria của Schubert (nhờ phim chiếu bóng đã
khởi sự có tiếng nói), mà là những bài như Élégie, Méditation de Thais của Massenet, La Norma của Bellini, Les
Millions d’Arlequin của Drigo, một đoạn trong opera Le Barbier
de Séville của Rossini v.v... Lúc đó, tôi đã đi vào tuổi 15 và đang học
Trung Học.
Jules Massenet (sinh 1842 - tử 1912) là nhạc sĩ người Pháp nổi danh về opera vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và theo nhiều phê bình gia, là người viết giai điệu đẹp nhất của thời đó. Hai bài Élégie (về sau được tôi soạn lời Việt Nam với cái tên Bi Ca) và Méditation de Thais làm tôi rất thích thú và vác mandoline ra đánh suốt ngày. Lúc đó tôi chưa biết cơ cấu của khúc nhạc (motif, development) nhưng cũng nhận ra những câu nhạc khác nhau ra sao? đẹp như thế nào? (bây giờ thì thấy nhạc của mình có thể phong phú không thua hai bản nhạc của Massenet!).
Jules Massenet (sinh 1842 - tử 1912) là nhạc sĩ người Pháp nổi danh về opera vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và theo nhiều phê bình gia, là người viết giai điệu đẹp nhất của thời đó. Hai bài Élégie (về sau được tôi soạn lời Việt Nam với cái tên Bi Ca) và Méditation de Thais làm tôi rất thích thú và vác mandoline ra đánh suốt ngày. Lúc đó tôi chưa biết cơ cấu của khúc nhạc (motif, development) nhưng cũng nhận ra những câu nhạc khác nhau ra sao? đẹp như thế nào? (bây giờ thì thấy nhạc của mình có thể phong phú không thua hai bản nhạc của Massenet!).
Nhạc
của Bellini, vì là nhạc bel
canto (nhạc làm cho người hát hay) của truyền thống Italy
nên hấp dẫn tôi hơn. Le Barbier de Séville của Rossini thì rất phong phú về tiết điệu còn bài Les Millions
d’Arlequin của Drigo thì làm tôi say
mê và cũng soạn lời Việt (mang tên Hắt Hiu). Nghiên cứu kỹ càng nhạc của tôi sẽ có thể tìm ra
sự ảnh hưởng của những bản nhạc cổ điển này.
Trước khi nói về việc tôi được học hỏi thêm về các thể loại dân ca cổ truyền như hát quan họ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, về ca cải lương và về nhạc POP tây phương khi đi theo gánh hát Đức Huy, tất cả những bài ca địa phương (chants régionaux) từ các miền khác nhau ở Việt Bắc tới trung du Bắc bộ, qua đồng bằng Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vào tận Bình Trị Thiên...
Xin được viết tiếp về loại nhạc cổ điển mà tôi đã biết qua loa như đã kể ở trên, nghĩa là nói tới chuyện tôi đã hấp thụ được những gì khi tôi có cơ hội qua Paris học nhạc trong hai năm 54-55.
Như đã kể trong Hồi Ký Ba, vì đi học tự túc, tôi không thể học nhạc cổ điển từ A tới Z, tôi chỉ muốn tìm hiểu cách viết một nhạc phẩm của một vài đại nhạc sĩ classic châu Âu như Franz Schubert, Claude Debussy... hai đại diện của hai trường phái lãng mạn và ấn tượng trong âm nhạc.
Trước hết tôi chú tâm tới Debussy vì nhạc của ông có xu hướng tìm về nhạc Á Đông trong giai điệu, hòa điệu và tôi nghĩ rằng tôi có thể học ở nơi ông nhiều điều bổ ích.
Như chúng ta đã biết, Debussy hay dùng những âm giai mới lạ. Các thể nhạc nhà thờ ngày xưa (modal music) và nhiều thang âm Á Đông đã được ông dùng. Một thang âm điển hình là ngũ âm phím đen (pentatonic black keys):
Pentatonic Scale
Còn thang âm bằng nhau (whole-tone scale) là một thang âm mà Debussy cũng thường hay dùng để tạo giai điệu. Thang âm này có 6 nốt ngang bằng nhau mà không có bán âm ở giữa:
Thang âm bằng nhau
Một ví dụ là khúc điệu mang tên Voiles (Sails): sol#, fa#, mi, re, do, sib.
Tôi nghiên cứu rất kỹ nhạc tập Préludes phát hành năm 1910, gồm 12 đoản khúc, dành cho những người đánh đàn piano. Nhạc tập này có phần hòa điệu rất phong phú và rất lạ thường. Trong đó có hai bài Des Pas Sur La Neige, La Cathédrale Engloutie, không ngờ có ngày lại vô tình có dính líu với nhạc của tôi.
Debussy
Des pas sur la neige
(Footprints in the Snow)
Đó là bài thứ 6 trong 12 bài preludes của Claude Debussy. Nó diễn tả cảnh tuyết lạnh trong mùa Đông đang chết. Người ta có thể nghe tiếng chim thảm thiết gọi nhau và tiếng sáo của một mục đồng từ xa vọng về. Có thể Debussy đã muốn nói lên sự xao xuyến và im lặng của tuyết, sự buông tơi tả của tuyết và bề dầy bất động của tuyết... rồi sẽ nói lên sự mơ mộng về những dấu chân người để lại trên bãi tuyết.
Tôi không thể nào ngờ được rằng là 65 năm sau khi bài của Debussy ra đời, sau 20 năm tôi biết (và quên phứt đi) nhạc khúc này... thì vào khoảng 1980, tôi đang ở Hoa Kỳ, bỗng dưng tôi có cảm hứng viết ra một ca khúc cũng nhan đề:
Dấu Chân Trên Tuyết
Phạm Duy
Dấu chân trên tuyết của một người lữ thứ
Như mồ chôn một quá khứ nặng nề
Dấu chân sâu đậm giữ nguyên niềm hờn tủi
Của một người xa nơi miền ấm, nắng vui...
Dấu chân be bé của mẹ già xứ nóng
Sao buồn... ...hơn một vệt bước trong bùn
Dấu chân khô lạnh chứa muôn vàn khổ nhục
Của mẹ lìa con hay vợ lỡ xa chồng!
Dấu Chân Trên Tuyết của Debussy có nhiều phân khúc nói về tuyết (sự xao xuyến và im lặng của tuyết, sự tơi tả của tuyết và bề dầy bất động của tuyết) và nói lên sự mơ mộng về những dấu chân người để lại trên bãi tuyết. Dấu Chân Trên Tuyết của Phạm Duy nói về số phận của người lữ thứ đang chôn một quá khứ nặng nề bằng dấu chân sâu đậm và hờn tủi... Nói về dấu chân be bé của mẹ già xứ nóng buồn hơn một vệt bước trong bùn, của mẹ lìa con hay vợ lỡ xa chồng... Nói về những dấu chân khô lạnh chứa muôn vàn khổ nhục.
... còn nói tới cả những dấu chân tung toé của lũ trẻ thơ đang đùa rỡn, dấu chân êm ái của vài lứa tình nhân... rồi khi làn nắng ấm Xuân về, trên con đường đã mọc loài cỏ dại, còn hằn in một vài dấu chân người và trong tim ta in đậm dấu chân người.
Một bài prélude khác của Debussy, Giáo Đường Dưới Biển (La Cathédrale Engloutie, The Sunken Cathedral).
Nhạc khúc của Debussy nói về một huyền thoại ở xứ Bretagne (Pháp) có một giáo đường, từ lâu chìm sâu dưới biển bây giờ từ từ nổi lên trong một buổi sáng sớm khi biển còn yên lặng và trong suốt... Nghe như có tiếng cầu nguyện của từ sâu thẳm vọng lên cùng với tiếng chuông nhà thờ và tiếng phong cầm... Ở đây, Debussy dùng các hòa âm lạ thường không phải để mô tả câu chuyện huyền ảo này mà để gây ấn tượng cho người nghe. Hình thức của nhạc khúc này chỉ có hai đoạn (AB, hay abab), vốn là hình thức quen thuộc của Debussy.
Vào năm 1910, Debussy soạn Giáo Đường Dưới Biển (La Cathédrale Engloutie, The Sunken Cathedral), thì lạ lùng thay, trong năm 1980, tôi có bài Con Dế Hát Rong trong đó tôi nói về bãi tha ma dưới biển.
Con dế đã đi vòng quanh bốn bể
Vượt nghìn trùng xa, một thuyền một ta gặp hết bến Mê
Bão nổi lên cho biển tả tơi
Cho thuyền ôm ta chìm vào khơi
Thuyền rơi xuống vực...
Con dế muốn thăm bầy tiên đuôi cá
Ai ngờ gặp ngay nghĩa địa hồn ma dưới nước trôi qua
Ôi biển sâu thăm thẳm huyền mơ,
Sinh vật ra đi từ ngàn xưa, nay trở về quê cũ...
Sau khi đã nói về sự yêu quý nhạc Debussy đến nỗi bị ảnh hưởng (tối thiểu cũng là trong phạm vi đề tài), bây giờ tôi xét lại coi xem tôi có còn nặng tình với Debussy về khía cạnh nào nữa không? Có ! Tôi còn bắt chước Debussy trong việc soạn giai điệu, hòa âm mà bây giờ mới có dịp nói ra.
Tôi đã được một vài nhạc học gia nhận định là người đã đưa ra được cái gọi là gamme phamduyrienne, nghĩa là đã áp dụng được tinh hoa của nhạc thất cung vào nhạc ngũ cung khiến cho nhạc phẩm của tôi vẫn giữ được mầu sắc dân tộc mà vẫn tiến bộ, không giống như những nhạc sĩ yêu nhạc dân tộc nhưng không muốn (hay không biết) tìm cách thăng hoa dân ca VN lên. Nhạc của tôi, dù là nhạc ngũ cung (như Nhớ Người Thương Binh, Nhớ Người Ra Đi, Tiếng Hát Trên Sông Lô v.v...) nhưng vì áp dụng nhạc thuật của nhạc đương đại (contemporain) nên nghe như nhạc thất cung. Nhớ Người Thương Binh là một bài hát rất gần với quan họ, cò lả nhưng nghe ra vẫn có thể là một bài Tân Nhạc có tonalité với hai đoạn major, minor.
Ngoài ra, theo rõi sáng tác phẩm của tôi thì thấy tôi đã thử thách đem thêm dăm ba thang âm (khác với ngũ cung thường lệ) như những thang âm Do Mib Sol La, La Do Mi Sol, Sol Si Do Mi Fa vào các ca khúc (và vẫn lọt tai nhiều người nghe):
Chiều Về Trên Sông Dạ Lai Hương Còn Chút Gì Để Nhớ Vậy thì đã có lúc tôi thử đem ngũ âm phím đen (pentatonic black keys) hay thang âm bằng nhau (whole-tone scale) của Debussy vào nhạc mình xem sao? 1969, tôi phổ nhạc bài thơ Tỳ Bà của Bích Khê. Nhiều người đã cho rằng thơ của Bích Khê là những đóa hoa thần dị với ba tính cách khác nhau là thơ tượng trưng, thơ huyền diệu và thơ trụy lạc. Với bài Tỳ Bà, trong phần giai điệu, tôi chủ ý dùng thang âm hẹp (nghĩa là âm giai ít nốt) là sol lab sib mib (hay renversement của nó là lab sib mib sol) để giữ không khí huyền ảo của thơ. Nhưng đó là năm 69, Duy Cường còn là cậu bé, chưa giúp tôi đặt chords giống như loại nhạc vô thể (atonal) được. Bây giờ là lúc coi xem có thể áp dụng ngũ âm phím đen hay thang âm bằng nhau vào bài Tỳ Bà như tôi đã muốn hay không? (Bài Tỳ Bà do Thái Thanh hát vào casssette trong một năm xưa, dùng hòa âm classic nên không tạo được tính chất lung linh của bài thơ). Tiếp tục là phần còn lại của Tỳ Bà, có dùng thang âm bằng nhau (whole-tone scale), Duy Cường phải đọc lại tài liệu của Arnold Schoenberg, người chủ trương nhạc vô thể (atonality) vào năm 1920, để đặt accords cho bài Tỳ Bà: Thang âm bằng nhau:
Trước khi nói về việc tôi được học hỏi thêm về các thể loại dân ca cổ truyền như hát quan họ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, về ca cải lương và về nhạc POP tây phương khi đi theo gánh hát Đức Huy, tất cả những bài ca địa phương (chants régionaux) từ các miền khác nhau ở Việt Bắc tới trung du Bắc bộ, qua đồng bằng Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vào tận Bình Trị Thiên...
Xin được viết tiếp về loại nhạc cổ điển mà tôi đã biết qua loa như đã kể ở trên, nghĩa là nói tới chuyện tôi đã hấp thụ được những gì khi tôi có cơ hội qua Paris học nhạc trong hai năm 54-55.
Như đã kể trong Hồi Ký Ba, vì đi học tự túc, tôi không thể học nhạc cổ điển từ A tới Z, tôi chỉ muốn tìm hiểu cách viết một nhạc phẩm của một vài đại nhạc sĩ classic châu Âu như Franz Schubert, Claude Debussy... hai đại diện của hai trường phái lãng mạn và ấn tượng trong âm nhạc.
Trước hết tôi chú tâm tới Debussy vì nhạc của ông có xu hướng tìm về nhạc Á Đông trong giai điệu, hòa điệu và tôi nghĩ rằng tôi có thể học ở nơi ông nhiều điều bổ ích.
Như chúng ta đã biết, Debussy hay dùng những âm giai mới lạ. Các thể nhạc nhà thờ ngày xưa (modal music) và nhiều thang âm Á Đông đã được ông dùng. Một thang âm điển hình là ngũ âm phím đen (pentatonic black keys):
Pentatonic Scale
Còn thang âm bằng nhau (whole-tone scale) là một thang âm mà Debussy cũng thường hay dùng để tạo giai điệu. Thang âm này có 6 nốt ngang bằng nhau mà không có bán âm ở giữa:
Thang âm bằng nhau
Một ví dụ là khúc điệu mang tên Voiles (Sails): sol#, fa#, mi, re, do, sib.
Tôi nghiên cứu rất kỹ nhạc tập Préludes phát hành năm 1910, gồm 12 đoản khúc, dành cho những người đánh đàn piano. Nhạc tập này có phần hòa điệu rất phong phú và rất lạ thường. Trong đó có hai bài Des Pas Sur La Neige, La Cathédrale Engloutie, không ngờ có ngày lại vô tình có dính líu với nhạc của tôi.
Debussy
Des pas sur la neige
(Footprints in the Snow)
Đó là bài thứ 6 trong 12 bài preludes của Claude Debussy. Nó diễn tả cảnh tuyết lạnh trong mùa Đông đang chết. Người ta có thể nghe tiếng chim thảm thiết gọi nhau và tiếng sáo của một mục đồng từ xa vọng về. Có thể Debussy đã muốn nói lên sự xao xuyến và im lặng của tuyết, sự buông tơi tả của tuyết và bề dầy bất động của tuyết... rồi sẽ nói lên sự mơ mộng về những dấu chân người để lại trên bãi tuyết.
Tôi không thể nào ngờ được rằng là 65 năm sau khi bài của Debussy ra đời, sau 20 năm tôi biết (và quên phứt đi) nhạc khúc này... thì vào khoảng 1980, tôi đang ở Hoa Kỳ, bỗng dưng tôi có cảm hứng viết ra một ca khúc cũng nhan đề:
Dấu Chân Trên Tuyết
Phạm Duy
Như mồ chôn một quá khứ nặng nề
Dấu chân sâu đậm giữ nguyên niềm hờn tủi
Của một người xa nơi miền ấm, nắng vui...
Dấu chân be bé của mẹ già xứ nóng
Sao buồn... ...hơn một vệt bước trong bùn
Dấu chân khô lạnh chứa muôn vàn khổ nhục
Của mẹ lìa con hay vợ lỡ xa chồng!
Dấu Chân Trên Tuyết của Debussy có nhiều phân khúc nói về tuyết (sự xao xuyến và im lặng của tuyết, sự tơi tả của tuyết và bề dầy bất động của tuyết) và nói lên sự mơ mộng về những dấu chân người để lại trên bãi tuyết. Dấu Chân Trên Tuyết của Phạm Duy nói về số phận của người lữ thứ đang chôn một quá khứ nặng nề bằng dấu chân sâu đậm và hờn tủi... Nói về dấu chân be bé của mẹ già xứ nóng buồn hơn một vệt bước trong bùn, của mẹ lìa con hay vợ lỡ xa chồng... Nói về những dấu chân khô lạnh chứa muôn vàn khổ nhục.
... còn nói tới cả những dấu chân tung toé của lũ trẻ thơ đang đùa rỡn, dấu chân êm ái của vài lứa tình nhân... rồi khi làn nắng ấm Xuân về, trên con đường đã mọc loài cỏ dại, còn hằn in một vài dấu chân người và trong tim ta in đậm dấu chân người.
Một bài prélude khác của Debussy, Giáo Đường Dưới Biển (La Cathédrale Engloutie, The Sunken Cathedral).
Nhạc khúc của Debussy nói về một huyền thoại ở xứ Bretagne (Pháp) có một giáo đường, từ lâu chìm sâu dưới biển bây giờ từ từ nổi lên trong một buổi sáng sớm khi biển còn yên lặng và trong suốt... Nghe như có tiếng cầu nguyện của từ sâu thẳm vọng lên cùng với tiếng chuông nhà thờ và tiếng phong cầm... Ở đây, Debussy dùng các hòa âm lạ thường không phải để mô tả câu chuyện huyền ảo này mà để gây ấn tượng cho người nghe. Hình thức của nhạc khúc này chỉ có hai đoạn (AB, hay abab), vốn là hình thức quen thuộc của Debussy.
Vào năm 1910, Debussy soạn Giáo Đường Dưới Biển (La Cathédrale Engloutie, The Sunken Cathedral), thì lạ lùng thay, trong năm 1980, tôi có bài Con Dế Hát Rong trong đó tôi nói về bãi tha ma dưới biển.
Con dế đã đi vòng quanh bốn bể
Vượt nghìn trùng xa, một thuyền một ta gặp hết bến Mê
Bão nổi lên cho biển tả tơi
Cho thuyền ôm ta chìm vào khơi
Thuyền rơi xuống vực...
Con dế muốn thăm bầy tiên đuôi cá
Ai ngờ gặp ngay nghĩa địa hồn ma dưới nước trôi qua
Ôi biển sâu thăm thẳm huyền mơ,
Sinh vật ra đi từ ngàn xưa, nay trở về quê cũ...
Sau khi đã nói về sự yêu quý nhạc Debussy đến nỗi bị ảnh hưởng (tối thiểu cũng là trong phạm vi đề tài), bây giờ tôi xét lại coi xem tôi có còn nặng tình với Debussy về khía cạnh nào nữa không? Có ! Tôi còn bắt chước Debussy trong việc soạn giai điệu, hòa âm mà bây giờ mới có dịp nói ra.
Tôi đã được một vài nhạc học gia nhận định là người đã đưa ra được cái gọi là gamme phamduyrienne, nghĩa là đã áp dụng được tinh hoa của nhạc thất cung vào nhạc ngũ cung khiến cho nhạc phẩm của tôi vẫn giữ được mầu sắc dân tộc mà vẫn tiến bộ, không giống như những nhạc sĩ yêu nhạc dân tộc nhưng không muốn (hay không biết) tìm cách thăng hoa dân ca VN lên. Nhạc của tôi, dù là nhạc ngũ cung (như Nhớ Người Thương Binh, Nhớ Người Ra Đi, Tiếng Hát Trên Sông Lô v.v...) nhưng vì áp dụng nhạc thuật của nhạc đương đại (contemporain) nên nghe như nhạc thất cung. Nhớ Người Thương Binh là một bài hát rất gần với quan họ, cò lả nhưng nghe ra vẫn có thể là một bài Tân Nhạc có tonalité với hai đoạn major, minor.
Ngoài ra, theo rõi sáng tác phẩm của tôi thì thấy tôi đã thử thách đem thêm dăm ba thang âm (khác với ngũ cung thường lệ) như những thang âm Do Mib Sol La, La Do Mi Sol, Sol Si Do Mi Fa vào các ca khúc (và vẫn lọt tai nhiều người nghe):
Chiều Về Trên Sông Dạ Lai Hương Còn Chút Gì Để Nhớ Vậy thì đã có lúc tôi thử đem ngũ âm phím đen (pentatonic black keys) hay thang âm bằng nhau (whole-tone scale) của Debussy vào nhạc mình xem sao? 1969, tôi phổ nhạc bài thơ Tỳ Bà của Bích Khê. Nhiều người đã cho rằng thơ của Bích Khê là những đóa hoa thần dị với ba tính cách khác nhau là thơ tượng trưng, thơ huyền diệu và thơ trụy lạc. Với bài Tỳ Bà, trong phần giai điệu, tôi chủ ý dùng thang âm hẹp (nghĩa là âm giai ít nốt) là sol lab sib mib (hay renversement của nó là lab sib mib sol) để giữ không khí huyền ảo của thơ. Nhưng đó là năm 69, Duy Cường còn là cậu bé, chưa giúp tôi đặt chords giống như loại nhạc vô thể (atonal) được. Bây giờ là lúc coi xem có thể áp dụng ngũ âm phím đen hay thang âm bằng nhau vào bài Tỳ Bà như tôi đã muốn hay không? (Bài Tỳ Bà do Thái Thanh hát vào casssette trong một năm xưa, dùng hòa âm classic nên không tạo được tính chất lung linh của bài thơ). Tiếp tục là phần còn lại của Tỳ Bà, có dùng thang âm bằng nhau (whole-tone scale), Duy Cường phải đọc lại tài liệu của Arnold Schoenberg, người chủ trương nhạc vô thể (atonality) vào năm 1920, để đặt accords cho bài Tỳ Bà: Thang âm bằng nhau:
·
chord B triton = B C#
D# F G
·
chord A triton = A B
C# D# F#
Từ ngày còn bé rồi lớn lên trong những năm
tháng đi theo gánh hát rong, sau đó đi kháng chiến rồi tới thời đi Pháp học
thêm về nhạc... ngồi nghĩ lại, thấy duyên nợ của tôi với nhạc classic hay neo-classic (đã trở thành nhạc POP) từ đó tới nay cũng không
phải là ít.
Ngoài tác phẩm của các nhạc sĩ mà tôi đã đan kể như của Jules Massenet, Vincenzo Bellini, Ricardo Drigo, Claude Debussy... tôi luôn luôn tìm hiểu và soạn lời Việt Nam cho các tác phẩm của các bậc thầy khác như Franz Schubert, Robert Schumann, Enrico Toselli, Johannes Brahms, Johann Strauss, Richard Strauss, Frederic Chopin...Tôi cho rằng soạn lời ca tiếng Việt cho những ca khúc classic (đã trở thành nhạc POP) là cách hay nhất để hiểu kỹ càng nhạc cổ điển Tây Phương.
Nói tới thể tài của ca khúc cổ điển, tôi thấy thể tài serenade được nhiều nhạc sĩ chiếu cố. Khi mới bước vào âm nhạc thì tôi được nghe ngay và đã thuộc lòng ngay bài Serenata của Enrico Toselli. Bản nhạc Ý đại lợi này thì quá đẹp, lại có thêm lời ca tiếng Pháp rất hay, cho tới hôm nay tôi còn nhớ:
Viens, ce soir si doux
Et l'heure est heureuse
On sent la caresse
Des mots d'amour
Qu'on écoute à genoux...
Biết bài này từ khi mới 14, 15 tuổi nhưng cho mãi tới năm 1942 hay 1943 tôi mới soạn lời Việt...
Lắng trầm tiếng chiều ngân
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ôi! Nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
Ðã quên hết sầu chưa
Lời này là tiếng xưa
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ
Bên gối ơ thờ
Ôi tiếng tơ tình mong chờ...
Vào lúc đầu đời, tôi cũng như Văn Cao và các nhạc sĩ trẻ khác thường hay nói tới cây đàn, cung đàn, tiếng đàn. Do đó mà trong bài nhạc chiều của Toselli này, tôi nói tới tiếng đàn triền miên nắn tiếng sầu đời... Cũng như về sau này trong sáng tác, nếu tôi hay nói tới những buổi chiều thì đó là vì tôi bị ảnh hưởng của các bản mộ khúc, dạ khúc của các nhạc sĩ cổ điển. Người Âu Phương dùng chữ sérérade, sérénata để nói lên cái sérénité tức là sự trầm lặng của chiều.
Với Schubert, khúc nhạc chiều (Serenade) đã ám ảnh tôi từ khi còn tập tọe đánh đàn mandoline. Khi tôi soạn lời Việt cho bài này (tại Thanh Hóa-1948) tôi biết rằng Schubert đã phổ nhạc một bài thơ Ðức thành ra bản nhạc chiều nổi danh này. Tôi cũng biết rằng lời của bài này nói thẳng vào cảnh vật và con người nhưng với lời Việt, với tình cảm Việt, tôi không dùng ngôn ngữ trực tiếp để nói lên cái sầu của những buổi chiều trong không gian Việt Nam và trong lòng tôi.
Dạ Khúc
Sérénade
Nhạc Franz Schubert - Lời Việt: Phạm Duy
Chiều buồn nhẹ xuống đời
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai.
Vẻ sầu của đoá cười
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi.
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai
Cho niềm yêu đến bên tôi.
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
Ru người qua chốn thương đau
Cho làn nước mắt chìm sâu.. . .
Tình đời toả mát màu
Chiều nay là lúc đầu
Nói cho nhau nghe đời sau.
Nhẹ nhàng người đắm sầu
Kể lể chuyện kiếp nao
Có ai chia lìa nhau.
Một ngày đó tóc mây đã phai mầu
Có chờ ta oán trách đâu
Có vì duyên kiếp không lâu.
Ðời sẽ thấy chúng ta sống không cầu
Cho tình cứ úa phai mau
Cho người cứ mãi phụ nhau.
Dù một ngày đời sẽ vỡ tan rồi
Người về khuất chân trời
Nhớ nuôi cho hương một chiều
Vương vấn đời
(hừm......)
Cuộc tình vĩnh viễn xa vời
Chỉ còn thương nhớ mà thôi
Bóng tối buồn không lời.
Trong thời gian còn ở Chợ Neo, Thanh Hoá, tôi soạn bài Trở Về Mái Nhà Xưa (Back To Sorriento). Lời ca của tác giả Curtiss là để quảng cáo cho thành phố Sorriente, soạn ra để mời đón khách du lịch... Lời ca Việt thì nói lên phần nào sự mệt mỏi của con người trong kháng chiến, mơ tới ngày được trở về với cái bình thường của mình. Bài này có thêm chút không khí Bồ Tùng Linh vì tôi là người Á Ðông:
Trở Về Mái Nhà Xưa
Back To Sorriento
Nhạc: E. Curtiss - Lời Việt: Phạm Duy
Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây xác hiu hắt lạnh lùng.
Ôi lãng du quay về điêu tàn.
Ðâu tiếng đàn ngoài hiên mưa?
Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa?
Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa.
Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan.
Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan.
Về đây nhé! Cắm xong chiếc thuyền hồn
Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn.
Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh.
Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh.
Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh.
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn
Ðốt ánh đèn in bóng vào rêu xanh.
Sẽ thấy cười tan vỡ hồn đêm thanh.
Và nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về
Ðang khóc than trên đường não nề.
Thôi nhé đừng hoài âm xưa
Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà
Người ngồi im bóng
Lắng nghe tháng ngày qua.
ời ôm lấy rồi, sầu dương thế ơi...
Tôi cũng thích nhạc opera và do đó thích bài Les Millions d'Arlequin của Richard Drigo (sinh 1846 - tử 1930) là một nhà viết nhạc người Ý, chuyên soạn nhạc ballet, opera. Tôi đã quên hẳn bài này, lúc tôi qua Pháp chơi (1998) và gặp lại cô Khanh cùng đi kháng chiến với tôi ở Bình-Trị-Thiên thì cô này còn nhớ và chép ra cho tôi lời ca tiếng Việt mà tôi đã soạn khi còn ở Thanh Hoá trong năm 1948, tạm gọi là:
Hắt Hiu
Les Millions d'Arlequin
Nhạc Drigo – Lời Phạm Duy
(re-edited in 2005)
Chiều thu khi khói lam mờ buông
Suối âm u từ nguồn, hương yêu goi buồn
Nhạc lên sao hắt hiu chìm xuống
Và lòng sao thấy não nuột, nhơ ớ ơ thương...
Nghiêng ven bờ...
...thùy dương bóng xế nhạt mầu
Sẽ tan đi cung nhạc nào dưới vừng trăng chiều
Ôi sương mù nhòa rơi trắng xoá nẻo đường
Chỉ còn buồn thương tràn dâng
Lòng người bâng khuâng chiều hoang
Bâng khuâng trong chiều hoang... mang.
Gió không buồn hôn lá trên con đường xưa
Nước không còn soi bóng đôi hoa thờ ơ ơ ờ
Ta lặng nghe cánh uyên đang về nơi tổ êm nào
Để ta còn mãi khát khao... Tiếng côn trùng hiu hắt ru ta, buồn xa
Khát khao nào, ân ái khi xưa còn lưa ơ ờ
Ta lặng cho bóng đêm ôm chùm ta vào xa vời
Từ âu sầu tới hắt hiu...
CODA
Lòng hắt hiu thương đau, nhè nhẹ thương đau
Người vẫn mang muôn vàn yêu (y) dấu...
Trong những sáng tác của tôi, có những bài như Khối Tình Trương Chi, Dạ Lai Hương... bị ảnh hưởng của bài Hắt Hiu này.
Trong thời gian du học ở Pháp (1954-1955), tôi rất yêu những ca khúc của một tài hoa sớm nở chóng tàn là Nicole Louvier và có soạn lời ca tiếng Việt cho bài Si Tu Me Délivreras của nàng. Rất buồn cho tôi là tôi đã quên bài này rồi ! Nhưng tôi nhớ là đã vì nàng mà tôi soạn lời cho một trong những bài nhạc tình buồn nhất của thế giới. Ðó là bài Sombre Dimanche do nhạc sĩ Hung Gia Lợi Seress Rejso sáng tác. Bài này có hơi nhạc rất gần gũi với hơi nhạc của Nicole Louvier. Người đời có tạo một huyền thoại về bài Chủ Nhật Buồn phóng tác từ nhạc bohémien này, nói rằng đã có người tự tử khi nghe bản nhạc...
Chủ Nhật Buồn
Sombre Dimanche
Nhạc: Seress Rejso - Lời Việt: Phạm Duy Chủ nhật buồn, đi lê thê
Cầm một vòng hoa đê mê.
Bước chân về với gian nhà,
Với trái tim cùng nặng nề.
Xót xa gì? Oán thương gì?
Ðã biết nuôi hương chia ly.
Chót say mê đã yêu thì
Dẫu vô duyên còn nặng thề.
Ngồi một mình, nghe hơi mưa,
Mặc lệ tràn câu thiên thu.
Gió hiên ngoài nhắc một loài
Dế dun hoài du thương du.
Du hỡi du hời!. . . .
Chủ nhật buồn, tôi im hơi
Vì đợi chờ không nguôi ngoai.
Bước chân người nhớ thương tôi,
Ðến với tôi thì muộn rồi!
Trước quan tài, khói hương mờ
Bốc lên như vạn ngàn lời.
Dẫu qua đời, mắt tôi cười
Vẫn đăm chiêu nhìn về người.
Hồn lìa rồi, nhưng em ơi,
Tình còn nồng đôi con ngươi,
Nhắc cho ai biết cuối đời
Có một người yêu không thôi
Du hỡi du hời!
Bây giờ nói tới bài Dòng Sông Xanh. Tên chính của bài này là An der schönen blauen Donau op. 314 (Bên dòng sông Danube xanh xinh đẹp), một bài valse của Johann Strauss II, soạn năm 1867. Ông là con của Johann Strauss I và là em của Josef Strauss và Eduard Strauss. Johann Strauss II là thành viên nổi tiếng nhất của gia đình Strauss. Ông được biết đến với tư cách là "vua thể loại Waltz" và có những đóng góp to lớn cho sự nổi tiếng của waltz tại Vienna trong thế kỷ 19. Bản nhạc nguyên thủy này không được đón nhận nồng nhiệt cho lắm, có lẽ vì lời nhạc của nó. Phần lời nhạc này do Josef Weyl đặt, ông này vốn là tay chuyên giúp vui trong hội hợp ca nam của Vienne nên ông đặt lời nhạc cho vui để hát trong lễ “Fasching”, một phần cũng là để phù hợp nhu cầu của công chúng nước Áo lúc đó đang muốn quên đi nỗi buồn thua trận ở Königgrätz trước quân nước Phổ. Có điều lời nhạc đó nghe ra rất ngây ngô đến tức cười, nên đã không được công chúng đón nhận nồng nhiệt cho lắm.
Bản Dòng Sông Xanh lời Việt được hát nhiều nhất ở Việt Nam là do tôi đặt lời vào khoảng cuối thập niên 40. Trả lời một cuộc phỏng vấn, ca sĩ Thái Thanh đã phát biểu :“Hồi đó, năm tôi 14 tuổi, anh Phạm Duy cứ dùng tôi làm cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng, chị ruột của tôi. Năm đó Thái Hằng khoảng 21 tuổi. Không lạ gì mà hồi đó đã có bài "Dòng Sông Xanh" nhạc Johann Strauss lời Việt. Ông Phạm Duy đã phải đặt lời Việt cho bài "Dòng Sông Xanh" để cho cô Thái Thanh bé xíu hát thì mới lấy điểm được với bà Thái Hằng.”
(Thái Thanh, Giai phẩm Xuân Người Việt Ất Dậu, 2004)
Lý do để tôi có ý định sau này sẽ soạn những chương khúc (gồm nhiều bài khác nhau nhưng có chung một đề tài) là vì học được ở Johann Strauss II cách phân chia các nhạc đoạn trong một nhạc khúc dài của ông.
Tôi đã thử phác ra mạch lạc của ca khúc:
Đoạn 1, nói chung về dòng sông Danube:
Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc mơ huyền...
Đoạn 2, cảnh buổi sáng, có cô gái giặt giũ bên sông:
Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu
Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai.
Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui
Thả ý thắm theo người chở gió về suôi.
Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi
Ðời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ
Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa
Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta.
Đoạn 3, có con tầu trôi qua trên sông:
Sông về sông dào dạt ý
Hát tang bồng theo tầu mà đi
Ai giang hồ sau ngàn hải lý
Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ.
Đoạn 4, ngồi đây nhớ tới người xưa:
Ôi, mắt em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời.
Ôi, mắt em xanh như đêm dài, để người quên kiếp mai.
Đoạn 5, người xưa nay trở về sông cũ:
Sông về, sông cười ròn tiếng
Yêu mối tình bên bờ Thành VIENNE.
Ðôi giang hồ quay về bờ bến
Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Ðàng.
Đoạn 6, vẫn dĩ vãng hiện về:
Ngày ấy, có tiếng ai khoan hò thuyền về.
Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè.
Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về
Nước sông miên man trôi đi.
Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề.
Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì.
Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề
Nước sông miên man trôi đi.
Đoạn 7, cảnh tái hồi của đôi tình nhân:
A á a a a a a a a a! Em ơi! Em ơi! Yêu đi!
A á a a a a a a a a! Có sóng nước trên sông ghi.
A á a a a a a a a a! Em ơi! Em ơi! Ra đi!
A á a a a a a a a a! Nước cũ đón đưa về...
Đoạn 8, cảnh buổi tối, trăng lên trên sông Danube: Người hỡi! Ánh trăng rụng không tới nước.
Vì đêm rét mướt, dòng sông lắng câm.
Người hỡi ! Giúp nhau mở đôi mắt ướt
Ngắm cầu nhớ sông im cúi gầm.
Đoạn 9, mùa Đông tới:
Đi về đâu? Đi về đâu?
Nước lặng khô cứng đờ.
Màn tang buông tuyết phủ.
Người ơi! Đi về đâu?
Kiếp tù đầy nước giá
Xót thương cho cây khô nghèo.
Đoạn 10, mùa Xuân về:
Rồi đàn chim xanh từ trời thanh về vờn quanh.
Gió Đông chết ngoài sông mới, mùa Xuân tới.
Ai mơ hồ ngủ kỹ, mau ra đời.
Bông hoa đầu rụng rơi trên sông xanh lơ.
Đoạn 11, lên thuyền ra đi:
Đi ! Ta đi, cùng đi theo sông, vờn sóng nước biếc.
Theo nhịp sóng vui tưng bừng.
Sông vi vu ù u... vui nghe tầu hú... u hú.
Sẽ đưa ta đi nơi xa mờ
Cùng đi, vào Thương với Nhớ.
Đoạn 12, nhắc lại đoạn đầu, để hết:
Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc huyền mơ ...
Plaisir d'Amour làmột tình khúc viết năm 1780 bởi Jean Paul Égide Martini với lời của J. Florian. Dù đã trở thành một bài nhạc POP nhưng vẫn còn giữ được phong thái của nhạc classic. Tôi soạn bài này khi yêu một cô thiếu nữ Pháp:
Plaisir d'amour ne dure qu'un instant,
chagrin d'amour durera toute la vie... Etude No 3 hay là Tristesse của Chopin là một ca khúc cổ điển mà thanh niên Việt Nam nào khởi sự học nhạc cũng đều biết đến. Riêng tôi thì đã thấy ngay Chopin đưa ra môt khúc nhạc với hành điệu chậm, buồn... rồi đi tới nốt cao nhất của ca khúc xong mới đi xuống để kết thúc. Tuy mới học nhạc sơ sơ nhưng tôi đã biết rằng ca khúc nào cũng phải đi từ cao độ bình thưởng rồi tới climax túc là cao điểm của cảm súc... rồi từ từ đi xuống. (chỗ cao điểm)
... Rồi nét nhạc xuống dần để chấm dứt bản nhạc: Chanson de Solveig của nhạc sĩ Na Uy Edward Grieg là một khúc điệu trong vở Peer Gynt của nhà viết kịch nổi tiếng Henrik Ibsen. Grieg đã bỏ ra 2 năm trong đời để gọt giũa từng âm điệu để làm sao cho xứng đáng với tác phẩm kịch thơ xuất chúng nhất, vĩ đại nhất của thế kỷ XIX. Bài này có giai điệu và lời ca khiến cho tôi buồn, có lẽ một phần nỗi buồn ấy nằm trong nội dung của bản nhạc và cũng một phần hiện ra trong ký ức của tôi, khi biết đôi chân mình còn nhuốm bước phong trần và giật mình thức tỉnh trong lòng người lữ thứ một khắc khoải. Ở đâu đó, khúc hát của tình yêu như tiếng gọi thiết tha mong những cánh chim còn mải mê quay về nơi yên bình tổ ấm và được bao dung trước những lỗi lầm. Khi soạn lời ca cho bài Chanson de Solveig, tôi chưa hề biết đến gió đêm tuyết lạnh của vùng Bắc Âu ra sao, nhưng tôi đã đưa vào lời ca những ý tưởng mà tôi đã nhét vào những bài hát siêu hình như bài Tạ Ơn Đời cũng vừa được soạn ra trong lúc này.
Khúc Ca Ly Biệt
Nhạc: Edouard Grieg - Lời Việt Phạm Duy 2
Người đi về mai sau
Nghe lóc cóc xe tang đưa sầu
Nghe bóng xế khăn sô bay ngang đầu.
Người đi vào không gian,
Nghe ấm áp yêu thương vô vàn
Nghe tiếng hát êm êm ru linh hồn.
Người về dần trong cõi mơ
Như chót lúc nào vừa mới ra đời
Chào đón xuân tươi ngày mới
Cuộc đời từ trong chiếc nôi
Tới lúc quay về cùng với gió bụi
Về chốn không tên (y y) xa xôi (y y).
Gần đây, sau tôi đã trở về quê hương, nhân một chủ báo vốn là bạn cố tri, vừa qua đời ở Hoa Kỳ, người ta tổ chức đám tang và một ca sĩ đã thay tôi hát bài này trước quan tài trong sự thương tiếc của mọi người đi đưa đám.
Tới bài Traumerei tức là Rêverie của Schumann. Với bài này Schumann dạy tôi dùng một motif nhưng mỗi lần nhắc lại thì thay đổi vài nốt:
Motif chính là: la re, do re fa# la re re... Thay đổi thành: la re, do re fa# la fa# fa# Một lân nữa thay đổi hai nốt sau cùng: la re do fa# la do do Cuối cùng, chuyển cung nhưng vẫn giữ motif đó: re sol, fa# sol si re sol sol... Và cũng như nhạc thuật của bài Nhạc Sầu Chopin, ca khúc được đưa đến climax (climax) rồi xuống dần để kết thúc. Tôi đã áp dụng nhạc thuật chuyển motif và đạt tới cao điểm này trong vài bài của tôi như Nghìn Trùng Xa Cách, Còn Gì Nữa Đâu...
Für Elise (tiếng Anh là For Elise) là một nhạc khúc của Ludwig van Beethoven (1770-1827). Bản chính thất lạc và mãi tới năm 1865 (sau khi Beethoven đã qua đời) mới có một nhà xuất bản in ra và phát hành. Không ai biết rõ Elise là ai? Vài phê bình gia cho rằng Nàng là nhân tình thứ 5 của Beethoven. Và cũng có người nói rằng tên bài nhạc là Für Therese, một học trò của ông mà ông đã hỏi làm vợ, nhưng Therese đã chọn một quan chức người Áo làm chồng...
Tôi soạn lời cho bài Für Elise khi ca sĩ Khánh Ly muốn có một ca khúc để hát về không khí sân khấu ca kịch. Theo tinh thần của bài Ánh Đèn Mầu, tôi viết về một mối tình nghệ sỹ nhan đề:
Khi Màn Nhung Mở Ra
Für Elise
Nhạc: Beethoven - Lời Việt: Pham Duy
Khi màn nhung mở ra, kịch đã bắt đầu
Đèn mầu soi lên, rộn ràng sân khấu
Và ban nhạc tưng bừng vang, dạo khúc khai màn
Chàng là vai quen, trong vở ái ân nồng.
Chàng là vai chính, hiệp sĩ mắt xanh
Vì nước yêu dân, một đấng anh hùng
Nên nhiều cô phải mê và mến yêu chàng
Để buồn cho em, người đóng vai thường...
Làm sao mà trao tình em cho ai?
Làm sao xa người yêu?
Tình trên sân khấu, tình giữa hai vai
Tình giữa chúng tôi, tình giữ trong đời.
Tình đã dâng người ơi!
Làm sao hết thắc mắc, khó quá
Có anh trong đời không chịu để lìa xa.
Đêm kịch xong chàng đi cùng với ai rồi
Và màn nhung buông, đời là tăm tối
Rồi em lẻ loi, lẻ loi về giữa đêm buồn
Còn mùi hương thơm, chàng đã ôm em.
CODA
Tình em, còn đó, còn trong mơ
Người ơi xin gửi cho...
Nhân ngồi tìm về những gì tôi học được từ nhạc classic, tôi nhớ lại những ngày tôi mới 15, 16 tuổi, nhờ có những dĩa hát do anh Khiêm đem về từ Pháp, tôi đã được biết đến một bài hát rất lạ của Schubert. Tôi đã làm lời Việt cho bài hát đó nhưng không giữ lại bản dịch. Bây giờ, khi đã gần 90 tuổi, ngồi nhớ lại bài hát thì tôi bèn nhờ bạn Eric Henry tìm mua ở Đức quốc bản chính và tôi đã cố gắng nhớ lại lời ca tiếng Việt và viết ra. Đó là bài Die Wandelndem Glocke, nguyên là một bài thơ của Goethe mà Schubert phổ thành ca khúc.
Tên bài hát tiếng Việt là Tiếng Chuông Đuổi Bắt. Nó kể chuyện một đứa bé không chịu đi nhà thờ và bị mẹ dọa : con không đi nhà thờ thì sẽ bị chuông nhà thờ đuổi bắt. Bé thơ cho rằng quả chuông ở nơi trời cao, làm sao mà xuống chụp ta, bắt ta được?
Cậu em cứ nhởn nhơ đi đuổi bướm ngoài đồng hay trong rừng. Nhưng rồi một hôm đang đi chơi, nó thấy quả chuông ở đâu sà xuống đuổi bắt nó. Nó vừa run, vừa tránh chuông đổ xuống, chạy rất nhanh, lẩn lút dưới những khóm lá rừng... Thế là từ đó trở đi, chỉ cần nghe một tiếng chuông đầu tiên réo gọi là nó đã bước nhanh theo mẹ tới nhà thờ... Die Wandelndem Glocke
Tiếng Chuông Đuổi Bắt
Thơ: Geothe - Nhạc: Schubert
Lời Việt: Phạm Duy
Làng kia, một em, ngày chủ nhật êm,
Từ giáo đường vang tiếng chuông lên
Thì em không thích tới nơi thờ Chúa
Vào rừng hái hoa hay rong chơi...
Mẹ em thường khuyên: "Này con mà nghe
Được tiếng hồi chuông réo kêu con
Mà không đi ngay tới nơi thờ Chúa
Thì bị cái chuông lôi con đi"
"Quả chuông làm sao, ở nơi trời cao,
Mà xuống chụp ta, bắt ta được?"
Cậu em nhởn nhơ cứ đi đuổi bướm
Ngoài đồng giống như khi tan học.
Chuông không reo nữa ới chuông ơi,
Me em không nói nữa, chắc vì mẹ đứt hơi.
(nhưng) Trời ơi, sợ thay! Quả chuông sà xuống
Đuổi nó, em ơi quá lo sợ.
Ghê quá, chuông đuổi nhanh
Kinh quá, thương cậu em
Vừa run vừa tránh chuông đổ xuống
Nhưng nó rất nhanh, thoăn thoắt bước chân
Lẩn lút dưới những khóm lá rừng
Từ nay từ nay, ngày chủ nhật hay
Ngày lễ, từ nơi nóc giáo đường
Hồi chuông reo cho em nhớ ngày cũ
Bị lùng bắt dữ trên cánh đồng
Kỷ niệm khó quên, cần gì nhắc em
Theo mẹ tới nơi tôn thờ Thánh
Chỉ nghe một tiếng đầu tiên réo gọi
Em đà bước nhanh tới giáo đường...
Rimsky Korsdakoff là ông tổ của nhạc dân ca Nga. Ông có soạn một bài aria nằm trong opera Sadko, nhan đề Chanson Hindoo. Bài này có những nốt bán cung mềm mại mà tôi ưa thích, nghe rất giống nhạc Ấn Độ, tôi bèn soạn thành một bài hát ví một người tình cao sang như ngọn núi Hi Ma Lạp Sơn mà tôi không chiếm được trái tim!
Sầu Dương Thế
Chant Hindou
Nhac Rimsky Korsdakoff - Lời Phạm Duy Ôi tuyết cao sang mênh mang Hi Ma Lạp Sơn
Ta dưới dương gian nực nội chật chội tủi hờn
Thèm ôm tuyết buồn, tuyệt nhiên lạnh trắng...
Em, như sầu nghìn năm, tuyết phủ lặng câm, trên nơi cao vời
Ta như cơn buồn dỗi, như sôi sục mãi, mãi không thôi
Ôi Hi Ma Lạp Sơn, không một lời ru, không tay vời
Vuốt tóc ta chẳng vuốt, vuốt xanh gò má, vuốt khô môi.
Đỉnh đời ở cao quá còn nghe nhiều lắm
Dưới đây không ngừng buồn rầu, cay đắng
Mà chỉ đành im tiếng nhìn nơi lạnh lẽo
Tuyết ngăn che nhiều niềm yêu còn thiếu...
Em im lìm một nơi, âm thầm mà thôi, không lời
Sẽ có ta tìm tới thay buồn rầu cho u hoài
Em cho một sầu vương, yêu mà là thương, huy hoàng
Em cho một tình câm, muôn năm chẳng vương dương trần
Em hỡi bao la, cao xa Hi Ma Lạp Sơn
Ban phát bao nhiêu yêu thương nặng nhẹ chập chờn
Người ôm lấy rồi, sầu dương thế ơi... Trong thời kỳ đi theo gánh hát cải lương, tôi học thêm được nhiều những bản nhạc ngoại quốc, ví dụ một bài Nam Mỹ sau đây:
La Cumparsita mà tôi đệm đàn guitar (do Paul Báu dạy tôi) trong giàn nhạc tiền trường (avant scene) là bài hát viết bởi một nhạc sĩ người xứ Uruguaytên là Gerardo Matos Rodríguez trong năm 1917. Đó là một bài hát nổi danh và phổ biến nhất thế giới. Tên của bài hát là The Little Parade (Cuộc Diễu Hành Nho Nhỏ). Bài La Cumparsita không phải là nhạc cổ điển nhưng tôi cũng cho vào trang này vì nó nằm trong dĩ vãng cổ điển của tôi và nó sẽ dẫn tới bài Tình Kỹ Nữ mà tôi soạn về sau: Khi soạn lời ca cho bài này, tôi đang sống chung với một vũ nữ rất đẹp, cuộc tình cũng ngắn ngủi như trong bài Tình Kỹ Nữ:
Người vũ nữ, người xưa mến thương ơi
Nhớ tới hương đêm kinh đô chưa qua đời
Nhớ tới đôi môi nụ cười
Nhớ tới xa xôi, nay đã xa rồi.
Người vũ nữ ngồi bên cốc lên men
Bát ngát hương môi cho anh say mềm
Nhịp nhàng gieo trên sàn êm
Rộn ràng nghe bao lời điên
Của khách giang hồ say triền miên.
Ta ghì cho tan vỡ trái tim này
Cho người ăn chơi nhíu đôi lông mày
Ta cười cho xanh ngát kiếp lưu đầy
Cho người vũ nữ khóc tấm thân gầy.
Chưa nói yêu nhau mà lòng đã đau
Chưa nói mê say mà tình đã bay
Chưa biết môi em mà hồn đã quên
Ðã qua một đêm... Có thể nói không có một người Việt Nam yêu tân nhạc nào mà không biết tới bài Ánh Đèn Mầu, nguyên là bài Eternally trong phim Limelight của Charlie Chaplin, do Nguyễn Xuân Mỹ soạn lời Việt, phát hành bởi nhà xuất bản An Phú ở Saigon vào năm 1955 và từ đó tới nay, đã do rất nhiều ca sĩ nam nữ hát trên các đài Radio, trong những buổi Đại Nhạc Hội, nhất là tại các phòng trà, vũ trường... Hai năm sau, 1957, nhà xuất bản Hoa Thủy Tiên ở Saigon cho in ra một bài ca lời Việt nhan đề Tình Tôi của một người mang tên Anh Hoa, cũng soạn trên nhạc điệu của bài Eternally đó:
Tìm đâu những giờ phút êm đềm bên em,
Ngồi bên nhau mà hát theo đàn thâu đêm.
Trời về khuya vầng trăng lạc lõng nhìn em cặp mắt mơ màng,
Lòng tôi xốn xang, dìu em bước sang bờ cõi thiên đàng...
Vào khoảng năm 1960, một nữ ca sĩ nổi danh trong thời đại là Ánh Tuyết ở Saigon lại hát một bài gọi là Ánh Đèn Mầu do Khuyết Danh soạn lời Việt theo điệu Eternally trong một băng cassette của nhà xuất bản Premièremà chủ nhân là nhạc sĩ Phượng Linh (Nguyễn Văn Đông):
Màn đêm buông dần xuống ánh đèn bừng lên
Là em đem điệu hát cho người vui thêm
Đời em đã là món quà quý đẹp trong làn mắt của ai
Mà khi nếp nhăn vùi theo tháng năm đời chóng quên dần...
Riêng tôi thì rất cảm kích sau khi đã coi cuốn phim Limelight của Charlie Chaplin và cảm thương cho cuộc đời ca sĩ của mình cho nên cũng soạn một bài ca tiếng Việt cho Eternally, do nhà xuất bản Bút Nhạc ở Saigon ấn hành trong tháng 8 năm 1973:
Ánh Đèn Sân Khấu
(trong phim Limelight)
Phiên Khúc
Đời nghệ sĩ giang hồ
Sống mỗi đêm vì ánh đèn.
Đèn vụt tắt đi rồi
Phấn son kia cũng phai mầu
Đời mình sẽ đi vào
Chốn tối tăm và u sầu bơ vơ.
Điệp khúc:
Là giun dế nhỏ bé
Trong bụi cỏ lau.
Mà đi mơ tình lớn
Yêu vòm trăng sao.
Là con sâu nằm kín ở trong tổ kia mà ước giang hồ.
Là ta mỗi đêm
Đèn sâu khấu soi
Một kiếp u hoài...
Là nghệ sĩ nghèo khó
Yêu nàng minh tinh.
Từng đêm mơ được chết
Trong vòng tay xinh,
Được là ngư phủ với giọng hát Trương Chi.
Được ôm lấy vai
Mỵ Nương thắm tươi suốt đời... Khi tôi qua sinh sống ở Hoa Kỳ, vì cô cháu là nữ ca sĩ Ý Lan muốn thu thanh bài Ánh Đèn Sân Khấu kể trên và vì lúc đó tôi không còn giữ được lời ca này, cho nên tôi đã viết ngay một bài ca khác dưới tựa đề Đời Ca Nhi (Ánh Đèn Mầu), để cho Ý Lan thu vào CD... rồi tôi cho đăng bài này lên web phamduy.com :
Đời Ca Nhi
(Ánh Đèn Mầu)
theo bài Limelight của Charlie Chaplin
Lời Việt: Phạm Duy
Màn nhung đen mở với ánh đèn mầu soi
Để em tung mở tiếng ca ngọt làn môi.
Đời thiêu thân thẳng lao vào ánh đèn soi đầm ấm đêm nồng
Để đom đóm kia, nhiều khi chết tan, cả xác lẫn hồn... 2
Màn nhung đen mở với ánh đèn mầu soi
Để em tung mở tiếng ca ngọt làn môi
Đời thiêu thân thẳng lao vào ánh đèn soi đầm ấm đêm nồng
Để đom đóm kia nhiều khi chết tan, cả xác lẫn hồn...
Còn xuân xanh để khiến cho đời mê man
Rồi nhan sắc giọng hát phai cùng thời gian
Người ca sĩ chờ khi đèn tắt trong đêm
Màn buông xuống cho đời quên lắng lo, ráng quên...
(Người ca sĩ mong đừng tan bóng đêm, suốt đời...)
Người Việt yêu nhạc dù là ngoại đạo nhưng thường rất thích hát và thích nghe nhạc Công Giáo trong dịp Lễ Giáng Sinh. Tôi đã soạn những lời ca cho các bài Ave Maria của Schubert và Gounod thuộc dòng nhạc cổ điển.
Ave Maria
Schubert
Lời Việt: Phạm Duy
Dâng về Mar-i-a
Ðây những linh hồn đầy ưu tư
Khép nép trong lòng Mẹ, ôi hết ưu phiền
Ðàn con xin Mẹ âu yếm nối cho lành duyên.
Hãy ban cho hương đời đã tan vỡ trong ngày qua
Và đưa tới nơi mơ hồ.
Mẹ ôi! Sancta-a Mar-i-a.
Lòng con run lên vì nghe tiếng chuông xa xa.
Từ xưa thơ ấu, hoa xuân nở trong gió thơ
Tàn kiếp mong linh hồn siêu thoát Thiên Ðường kia.
Ave Mar-i-a. Ave Maria
Gounod
Lời Việt: Phạm Duy
Cầu xin Mari-a!
Thấm nhuần một lòng thương chúng ta
Ðoái hoài một đàn con xót xa.
Mến trìu một bàn tay thiết tha của người.
Mẹ ôi ! Mà lòng trinh tiết toả ngời.
Người mà tình thiêng muôn đời
Quỳ niệm, một vòng hoa đặt trên thánh giá
Những khi chiều tà.
Xin cầu một kiếp nào
Mối tình xanh mãi mầu, tiếng hát chầu
Ðưa bao duyên lành mới qua cầu.
Hoa trong muôn vườn hát khoe mầu
Người cười trong ánh nắng
Tiếng reo yên lành
Ðây đó ta cùng nép dưới ban thờ xin cầu lời thương nhau
Amen...
Nếu phải kể thêm về sự ích lợi cho tôi khi soạn lời ca cho nhạc POP thì phải kể khoảng trên dưới 300 bài ca ngoại quốc, từ nhạc Hoa Kỳ như Lắng Tai Nghe (Listen To The Music), Vòng Tay Nữ Sinh (To Sir With Love), Hai Khía Cuộc Ðời (Both Sides Now...), qua nhạc Pháp như La Plus Belle Pour Aller Danser(Em Đẹp Nhất Ðêm Nay),Dans Le Soleil Et Dans Le Vent(Trong Nắng Trong Gió...), nhạc Nhật như Hoa Đào Ca (Sakura), Nhớ Ta Thì Về (Tokimeki Wa Ballade), Tình Ta (Yume Oeba...), nhạc Đức như Cô Em Người Đức (So Wie Du), Nắng Thu (Way Ich Dir Sagen Will), nhạc Nam Mỹ như Chút Hờn Ghen (Jalousie), Đừng Lừa Dối Tôi (Media Luz), Hoa Tím Ngời (Violetta), nhạc Do Thái như Đường Về Đất Thánh (Inch' Allah), Về Nơi Đất Hứa (Exodus), nhạc Mễ Tây Cơ như Bơ Vơ (Malaguena), Mất Người Yêu (La Nave Del Olvido), Người Từ Đâu Tới (Che Vuole), nhạc Trung Hoa như Bông Hồng Trung Quốc (Rose de Chine), Sống Trong Mơ Màng (Nhạc Trung Hoa), Con Tim Đa Tình hay là Trái Tim Đa Tình (nhạc Đài Loan)...
Trang này chỉ muốn nói tới sự học hỏi về nhạc Âu Mỹ và áp dụng những nhạc thuật của nó vào sáng tác của mình. Khi tôi tuyên bố rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là ĐẠI CHÚNG thì trang này đã cắt nghĩa cho lề lối HỌC và HÀNH của tôi.
Mong rằng đây không phải là sự khoe khoang về cái học (pedantrie) mà chỉ là sự hồi âm những câu hỏi của những nhà nghiên cứu.
Ngoài tác phẩm của các nhạc sĩ mà tôi đã đan kể như của Jules Massenet, Vincenzo Bellini, Ricardo Drigo, Claude Debussy... tôi luôn luôn tìm hiểu và soạn lời Việt Nam cho các tác phẩm của các bậc thầy khác như Franz Schubert, Robert Schumann, Enrico Toselli, Johannes Brahms, Johann Strauss, Richard Strauss, Frederic Chopin...Tôi cho rằng soạn lời ca tiếng Việt cho những ca khúc classic (đã trở thành nhạc POP) là cách hay nhất để hiểu kỹ càng nhạc cổ điển Tây Phương.
Nói tới thể tài của ca khúc cổ điển, tôi thấy thể tài serenade được nhiều nhạc sĩ chiếu cố. Khi mới bước vào âm nhạc thì tôi được nghe ngay và đã thuộc lòng ngay bài Serenata của Enrico Toselli. Bản nhạc Ý đại lợi này thì quá đẹp, lại có thêm lời ca tiếng Pháp rất hay, cho tới hôm nay tôi còn nhớ:
Viens, ce soir si doux
Et l'heure est heureuse
On sent la caresse
Des mots d'amour
Qu'on écoute à genoux...
Biết bài này từ khi mới 14, 15 tuổi nhưng cho mãi tới năm 1942 hay 1943 tôi mới soạn lời Việt...
Lắng trầm tiếng chiều ngân
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ôi! Nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng
Ðã quên hết sầu chưa
Lời này là tiếng xưa
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ
Bên gối ơ thờ
Ôi tiếng tơ tình mong chờ...
Vào lúc đầu đời, tôi cũng như Văn Cao và các nhạc sĩ trẻ khác thường hay nói tới cây đàn, cung đàn, tiếng đàn. Do đó mà trong bài nhạc chiều của Toselli này, tôi nói tới tiếng đàn triền miên nắn tiếng sầu đời... Cũng như về sau này trong sáng tác, nếu tôi hay nói tới những buổi chiều thì đó là vì tôi bị ảnh hưởng của các bản mộ khúc, dạ khúc của các nhạc sĩ cổ điển. Người Âu Phương dùng chữ sérérade, sérénata để nói lên cái sérénité tức là sự trầm lặng của chiều.
Với Schubert, khúc nhạc chiều (Serenade) đã ám ảnh tôi từ khi còn tập tọe đánh đàn mandoline. Khi tôi soạn lời Việt cho bài này (tại Thanh Hóa-1948) tôi biết rằng Schubert đã phổ nhạc một bài thơ Ðức thành ra bản nhạc chiều nổi danh này. Tôi cũng biết rằng lời của bài này nói thẳng vào cảnh vật và con người nhưng với lời Việt, với tình cảm Việt, tôi không dùng ngôn ngữ trực tiếp để nói lên cái sầu của những buổi chiều trong không gian Việt Nam và trong lòng tôi.
Dạ Khúc
Sérénade
Nhạc Franz Schubert - Lời Việt: Phạm Duy
Chiều buồn nhẹ xuống đời
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai.
Vẻ sầu của đoá cười
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi.
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai
Cho niềm yêu đến bên tôi.
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
Ru người qua chốn thương đau
Cho làn nước mắt chìm sâu.. . .
Tình đời toả mát màu
Chiều nay là lúc đầu
Nói cho nhau nghe đời sau.
Nhẹ nhàng người đắm sầu
Kể lể chuyện kiếp nao
Có ai chia lìa nhau.
Một ngày đó tóc mây đã phai mầu
Có chờ ta oán trách đâu
Có vì duyên kiếp không lâu.
Ðời sẽ thấy chúng ta sống không cầu
Cho tình cứ úa phai mau
Cho người cứ mãi phụ nhau.
Dù một ngày đời sẽ vỡ tan rồi
Người về khuất chân trời
Nhớ nuôi cho hương một chiều
Vương vấn đời
(hừm......)
Cuộc tình vĩnh viễn xa vời
Chỉ còn thương nhớ mà thôi
Bóng tối buồn không lời.
Trong thời gian còn ở Chợ Neo, Thanh Hoá, tôi soạn bài Trở Về Mái Nhà Xưa (Back To Sorriento). Lời ca của tác giả Curtiss là để quảng cáo cho thành phố Sorriente, soạn ra để mời đón khách du lịch... Lời ca Việt thì nói lên phần nào sự mệt mỏi của con người trong kháng chiến, mơ tới ngày được trở về với cái bình thường của mình. Bài này có thêm chút không khí Bồ Tùng Linh vì tôi là người Á Ðông:
Trở Về Mái Nhà Xưa
Back To Sorriento
Nhạc: E. Curtiss - Lời Việt: Phạm Duy
Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây xác hiu hắt lạnh lùng.
Ôi lãng du quay về điêu tàn.
Ðâu tiếng đàn ngoài hiên mưa?
Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa?
Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa.
Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan.
Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan.
Về đây nhé! Cắm xong chiếc thuyền hồn
Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn.
Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh.
Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh.
Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh.
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn
Ðốt ánh đèn in bóng vào rêu xanh.
Sẽ thấy cười tan vỡ hồn đêm thanh.
Và nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về
Ðang khóc than trên đường não nề.
Thôi nhé đừng hoài âm xưa
Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà
Người ngồi im bóng
Lắng nghe tháng ngày qua.
ời ôm lấy rồi, sầu dương thế ơi...
Tôi cũng thích nhạc opera và do đó thích bài Les Millions d'Arlequin của Richard Drigo (sinh 1846 - tử 1930) là một nhà viết nhạc người Ý, chuyên soạn nhạc ballet, opera. Tôi đã quên hẳn bài này, lúc tôi qua Pháp chơi (1998) và gặp lại cô Khanh cùng đi kháng chiến với tôi ở Bình-Trị-Thiên thì cô này còn nhớ và chép ra cho tôi lời ca tiếng Việt mà tôi đã soạn khi còn ở Thanh Hoá trong năm 1948, tạm gọi là:
Hắt Hiu
Les Millions d'Arlequin
Nhạc Drigo – Lời Phạm Duy
(re-edited in 2005)
Chiều thu khi khói lam mờ buông
Suối âm u từ nguồn, hương yêu goi buồn
Nhạc lên sao hắt hiu chìm xuống
Và lòng sao thấy não nuột, nhơ ớ ơ thương...
Nghiêng ven bờ...
...thùy dương bóng xế nhạt mầu
Sẽ tan đi cung nhạc nào dưới vừng trăng chiều
Ôi sương mù nhòa rơi trắng xoá nẻo đường
Chỉ còn buồn thương tràn dâng
Lòng người bâng khuâng chiều hoang
Bâng khuâng trong chiều hoang... mang.
Gió không buồn hôn lá trên con đường xưa
Nước không còn soi bóng đôi hoa thờ ơ ơ ờ
Ta lặng nghe cánh uyên đang về nơi tổ êm nào
Để ta còn mãi khát khao... Tiếng côn trùng hiu hắt ru ta, buồn xa
Khát khao nào, ân ái khi xưa còn lưa ơ ờ
Ta lặng cho bóng đêm ôm chùm ta vào xa vời
Từ âu sầu tới hắt hiu...
CODA
Lòng hắt hiu thương đau, nhè nhẹ thương đau
Người vẫn mang muôn vàn yêu (y) dấu...
Trong những sáng tác của tôi, có những bài như Khối Tình Trương Chi, Dạ Lai Hương... bị ảnh hưởng của bài Hắt Hiu này.
Trong thời gian du học ở Pháp (1954-1955), tôi rất yêu những ca khúc của một tài hoa sớm nở chóng tàn là Nicole Louvier và có soạn lời ca tiếng Việt cho bài Si Tu Me Délivreras của nàng. Rất buồn cho tôi là tôi đã quên bài này rồi ! Nhưng tôi nhớ là đã vì nàng mà tôi soạn lời cho một trong những bài nhạc tình buồn nhất của thế giới. Ðó là bài Sombre Dimanche do nhạc sĩ Hung Gia Lợi Seress Rejso sáng tác. Bài này có hơi nhạc rất gần gũi với hơi nhạc của Nicole Louvier. Người đời có tạo một huyền thoại về bài Chủ Nhật Buồn phóng tác từ nhạc bohémien này, nói rằng đã có người tự tử khi nghe bản nhạc...
Chủ Nhật Buồn
Sombre Dimanche
Nhạc: Seress Rejso - Lời Việt: Phạm Duy Chủ nhật buồn, đi lê thê
Cầm một vòng hoa đê mê.
Bước chân về với gian nhà,
Với trái tim cùng nặng nề.
Xót xa gì? Oán thương gì?
Ðã biết nuôi hương chia ly.
Chót say mê đã yêu thì
Dẫu vô duyên còn nặng thề.
Ngồi một mình, nghe hơi mưa,
Mặc lệ tràn câu thiên thu.
Gió hiên ngoài nhắc một loài
Dế dun hoài du thương du.
Du hỡi du hời!. . . .
Chủ nhật buồn, tôi im hơi
Vì đợi chờ không nguôi ngoai.
Bước chân người nhớ thương tôi,
Ðến với tôi thì muộn rồi!
Trước quan tài, khói hương mờ
Bốc lên như vạn ngàn lời.
Dẫu qua đời, mắt tôi cười
Vẫn đăm chiêu nhìn về người.
Hồn lìa rồi, nhưng em ơi,
Tình còn nồng đôi con ngươi,
Nhắc cho ai biết cuối đời
Có một người yêu không thôi
Du hỡi du hời!
Bây giờ nói tới bài Dòng Sông Xanh. Tên chính của bài này là An der schönen blauen Donau op. 314 (Bên dòng sông Danube xanh xinh đẹp), một bài valse của Johann Strauss II, soạn năm 1867. Ông là con của Johann Strauss I và là em của Josef Strauss và Eduard Strauss. Johann Strauss II là thành viên nổi tiếng nhất của gia đình Strauss. Ông được biết đến với tư cách là "vua thể loại Waltz" và có những đóng góp to lớn cho sự nổi tiếng của waltz tại Vienna trong thế kỷ 19. Bản nhạc nguyên thủy này không được đón nhận nồng nhiệt cho lắm, có lẽ vì lời nhạc của nó. Phần lời nhạc này do Josef Weyl đặt, ông này vốn là tay chuyên giúp vui trong hội hợp ca nam của Vienne nên ông đặt lời nhạc cho vui để hát trong lễ “Fasching”, một phần cũng là để phù hợp nhu cầu của công chúng nước Áo lúc đó đang muốn quên đi nỗi buồn thua trận ở Königgrätz trước quân nước Phổ. Có điều lời nhạc đó nghe ra rất ngây ngô đến tức cười, nên đã không được công chúng đón nhận nồng nhiệt cho lắm.
Bản Dòng Sông Xanh lời Việt được hát nhiều nhất ở Việt Nam là do tôi đặt lời vào khoảng cuối thập niên 40. Trả lời một cuộc phỏng vấn, ca sĩ Thái Thanh đã phát biểu :“Hồi đó, năm tôi 14 tuổi, anh Phạm Duy cứ dùng tôi làm cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng, chị ruột của tôi. Năm đó Thái Hằng khoảng 21 tuổi. Không lạ gì mà hồi đó đã có bài "Dòng Sông Xanh" nhạc Johann Strauss lời Việt. Ông Phạm Duy đã phải đặt lời Việt cho bài "Dòng Sông Xanh" để cho cô Thái Thanh bé xíu hát thì mới lấy điểm được với bà Thái Hằng.”
(Thái Thanh, Giai phẩm Xuân Người Việt Ất Dậu, 2004)
Lý do để tôi có ý định sau này sẽ soạn những chương khúc (gồm nhiều bài khác nhau nhưng có chung một đề tài) là vì học được ở Johann Strauss II cách phân chia các nhạc đoạn trong một nhạc khúc dài của ông.
Tôi đã thử phác ra mạch lạc của ca khúc:
Đoạn 1, nói chung về dòng sông Danube:
Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc mơ huyền...
Đoạn 2, cảnh buổi sáng, có cô gái giặt giũ bên sông:
Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu
Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai.
Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui
Thả ý thắm theo người chở gió về suôi.
Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi
Ðời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ
Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa
Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta.
Đoạn 3, có con tầu trôi qua trên sông:
Sông về sông dào dạt ý
Hát tang bồng theo tầu mà đi
Ai giang hồ sau ngàn hải lý
Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ.
Đoạn 4, ngồi đây nhớ tới người xưa:
Ôi, mắt em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời.
Ôi, mắt em xanh như đêm dài, để người quên kiếp mai.
Đoạn 5, người xưa nay trở về sông cũ:
Sông về, sông cười ròn tiếng
Yêu mối tình bên bờ Thành VIENNE.
Ðôi giang hồ quay về bờ bến
Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Ðàng.
Đoạn 6, vẫn dĩ vãng hiện về:
Ngày ấy, có tiếng ai khoan hò thuyền về.
Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè.
Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về
Nước sông miên man trôi đi.
Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề.
Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì.
Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề
Nước sông miên man trôi đi.
Đoạn 7, cảnh tái hồi của đôi tình nhân:
A á a a a a a a a a! Em ơi! Em ơi! Yêu đi!
A á a a a a a a a a! Có sóng nước trên sông ghi.
A á a a a a a a a a! Em ơi! Em ơi! Ra đi!
A á a a a a a a a a! Nước cũ đón đưa về...
Đoạn 8, cảnh buổi tối, trăng lên trên sông Danube: Người hỡi! Ánh trăng rụng không tới nước.
Vì đêm rét mướt, dòng sông lắng câm.
Người hỡi ! Giúp nhau mở đôi mắt ướt
Ngắm cầu nhớ sông im cúi gầm.
Đoạn 9, mùa Đông tới:
Đi về đâu? Đi về đâu?
Nước lặng khô cứng đờ.
Màn tang buông tuyết phủ.
Người ơi! Đi về đâu?
Kiếp tù đầy nước giá
Xót thương cho cây khô nghèo.
Đoạn 10, mùa Xuân về:
Rồi đàn chim xanh từ trời thanh về vờn quanh.
Gió Đông chết ngoài sông mới, mùa Xuân tới.
Ai mơ hồ ngủ kỹ, mau ra đời.
Bông hoa đầu rụng rơi trên sông xanh lơ.
Đoạn 11, lên thuyền ra đi:
Đi ! Ta đi, cùng đi theo sông, vờn sóng nước biếc.
Theo nhịp sóng vui tưng bừng.
Sông vi vu ù u... vui nghe tầu hú... u hú.
Sẽ đưa ta đi nơi xa mờ
Cùng đi, vào Thương với Nhớ.
Đoạn 12, nhắc lại đoạn đầu, để hết:
Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc huyền mơ ...
Plaisir d'Amour làmột tình khúc viết năm 1780 bởi Jean Paul Égide Martini với lời của J. Florian. Dù đã trở thành một bài nhạc POP nhưng vẫn còn giữ được phong thái của nhạc classic. Tôi soạn bài này khi yêu một cô thiếu nữ Pháp:
Plaisir d'amour ne dure qu'un instant,
chagrin d'amour durera toute la vie... Etude No 3 hay là Tristesse của Chopin là một ca khúc cổ điển mà thanh niên Việt Nam nào khởi sự học nhạc cũng đều biết đến. Riêng tôi thì đã thấy ngay Chopin đưa ra môt khúc nhạc với hành điệu chậm, buồn... rồi đi tới nốt cao nhất của ca khúc xong mới đi xuống để kết thúc. Tuy mới học nhạc sơ sơ nhưng tôi đã biết rằng ca khúc nào cũng phải đi từ cao độ bình thưởng rồi tới climax túc là cao điểm của cảm súc... rồi từ từ đi xuống. (chỗ cao điểm)
... Rồi nét nhạc xuống dần để chấm dứt bản nhạc: Chanson de Solveig của nhạc sĩ Na Uy Edward Grieg là một khúc điệu trong vở Peer Gynt của nhà viết kịch nổi tiếng Henrik Ibsen. Grieg đã bỏ ra 2 năm trong đời để gọt giũa từng âm điệu để làm sao cho xứng đáng với tác phẩm kịch thơ xuất chúng nhất, vĩ đại nhất của thế kỷ XIX. Bài này có giai điệu và lời ca khiến cho tôi buồn, có lẽ một phần nỗi buồn ấy nằm trong nội dung của bản nhạc và cũng một phần hiện ra trong ký ức của tôi, khi biết đôi chân mình còn nhuốm bước phong trần và giật mình thức tỉnh trong lòng người lữ thứ một khắc khoải. Ở đâu đó, khúc hát của tình yêu như tiếng gọi thiết tha mong những cánh chim còn mải mê quay về nơi yên bình tổ ấm và được bao dung trước những lỗi lầm. Khi soạn lời ca cho bài Chanson de Solveig, tôi chưa hề biết đến gió đêm tuyết lạnh của vùng Bắc Âu ra sao, nhưng tôi đã đưa vào lời ca những ý tưởng mà tôi đã nhét vào những bài hát siêu hình như bài Tạ Ơn Đời cũng vừa được soạn ra trong lúc này.
Khúc Ca Ly Biệt
Nhạc: Edouard Grieg - Lời Việt Phạm Duy 2
Người đi về mai sau
Nghe lóc cóc xe tang đưa sầu
Nghe bóng xế khăn sô bay ngang đầu.
Người đi vào không gian,
Nghe ấm áp yêu thương vô vàn
Nghe tiếng hát êm êm ru linh hồn.
Người về dần trong cõi mơ
Như chót lúc nào vừa mới ra đời
Chào đón xuân tươi ngày mới
Cuộc đời từ trong chiếc nôi
Tới lúc quay về cùng với gió bụi
Về chốn không tên (y y) xa xôi (y y).
Gần đây, sau tôi đã trở về quê hương, nhân một chủ báo vốn là bạn cố tri, vừa qua đời ở Hoa Kỳ, người ta tổ chức đám tang và một ca sĩ đã thay tôi hát bài này trước quan tài trong sự thương tiếc của mọi người đi đưa đám.
Tới bài Traumerei tức là Rêverie của Schumann. Với bài này Schumann dạy tôi dùng một motif nhưng mỗi lần nhắc lại thì thay đổi vài nốt:
Motif chính là: la re, do re fa# la re re... Thay đổi thành: la re, do re fa# la fa# fa# Một lân nữa thay đổi hai nốt sau cùng: la re do fa# la do do Cuối cùng, chuyển cung nhưng vẫn giữ motif đó: re sol, fa# sol si re sol sol... Và cũng như nhạc thuật của bài Nhạc Sầu Chopin, ca khúc được đưa đến climax (climax) rồi xuống dần để kết thúc. Tôi đã áp dụng nhạc thuật chuyển motif và đạt tới cao điểm này trong vài bài của tôi như Nghìn Trùng Xa Cách, Còn Gì Nữa Đâu...
Für Elise (tiếng Anh là For Elise) là một nhạc khúc của Ludwig van Beethoven (1770-1827). Bản chính thất lạc và mãi tới năm 1865 (sau khi Beethoven đã qua đời) mới có một nhà xuất bản in ra và phát hành. Không ai biết rõ Elise là ai? Vài phê bình gia cho rằng Nàng là nhân tình thứ 5 của Beethoven. Và cũng có người nói rằng tên bài nhạc là Für Therese, một học trò của ông mà ông đã hỏi làm vợ, nhưng Therese đã chọn một quan chức người Áo làm chồng...
Tôi soạn lời cho bài Für Elise khi ca sĩ Khánh Ly muốn có một ca khúc để hát về không khí sân khấu ca kịch. Theo tinh thần của bài Ánh Đèn Mầu, tôi viết về một mối tình nghệ sỹ nhan đề:
Khi Màn Nhung Mở Ra
Für Elise
Nhạc: Beethoven - Lời Việt: Pham Duy
Khi màn nhung mở ra, kịch đã bắt đầu
Đèn mầu soi lên, rộn ràng sân khấu
Và ban nhạc tưng bừng vang, dạo khúc khai màn
Chàng là vai quen, trong vở ái ân nồng.
Chàng là vai chính, hiệp sĩ mắt xanh
Vì nước yêu dân, một đấng anh hùng
Nên nhiều cô phải mê và mến yêu chàng
Để buồn cho em, người đóng vai thường...
Làm sao mà trao tình em cho ai?
Làm sao xa người yêu?
Tình trên sân khấu, tình giữa hai vai
Tình giữa chúng tôi, tình giữ trong đời.
Tình đã dâng người ơi!
Làm sao hết thắc mắc, khó quá
Có anh trong đời không chịu để lìa xa.
Đêm kịch xong chàng đi cùng với ai rồi
Và màn nhung buông, đời là tăm tối
Rồi em lẻ loi, lẻ loi về giữa đêm buồn
Còn mùi hương thơm, chàng đã ôm em.
CODA
Tình em, còn đó, còn trong mơ
Người ơi xin gửi cho...
Nhân ngồi tìm về những gì tôi học được từ nhạc classic, tôi nhớ lại những ngày tôi mới 15, 16 tuổi, nhờ có những dĩa hát do anh Khiêm đem về từ Pháp, tôi đã được biết đến một bài hát rất lạ của Schubert. Tôi đã làm lời Việt cho bài hát đó nhưng không giữ lại bản dịch. Bây giờ, khi đã gần 90 tuổi, ngồi nhớ lại bài hát thì tôi bèn nhờ bạn Eric Henry tìm mua ở Đức quốc bản chính và tôi đã cố gắng nhớ lại lời ca tiếng Việt và viết ra. Đó là bài Die Wandelndem Glocke, nguyên là một bài thơ của Goethe mà Schubert phổ thành ca khúc.
Tên bài hát tiếng Việt là Tiếng Chuông Đuổi Bắt. Nó kể chuyện một đứa bé không chịu đi nhà thờ và bị mẹ dọa : con không đi nhà thờ thì sẽ bị chuông nhà thờ đuổi bắt. Bé thơ cho rằng quả chuông ở nơi trời cao, làm sao mà xuống chụp ta, bắt ta được?
Cậu em cứ nhởn nhơ đi đuổi bướm ngoài đồng hay trong rừng. Nhưng rồi một hôm đang đi chơi, nó thấy quả chuông ở đâu sà xuống đuổi bắt nó. Nó vừa run, vừa tránh chuông đổ xuống, chạy rất nhanh, lẩn lút dưới những khóm lá rừng... Thế là từ đó trở đi, chỉ cần nghe một tiếng chuông đầu tiên réo gọi là nó đã bước nhanh theo mẹ tới nhà thờ... Die Wandelndem Glocke
Tiếng Chuông Đuổi Bắt
Thơ: Geothe - Nhạc: Schubert
Lời Việt: Phạm Duy
Làng kia, một em, ngày chủ nhật êm,
Từ giáo đường vang tiếng chuông lên
Thì em không thích tới nơi thờ Chúa
Vào rừng hái hoa hay rong chơi...
Mẹ em thường khuyên: "Này con mà nghe
Được tiếng hồi chuông réo kêu con
Mà không đi ngay tới nơi thờ Chúa
Thì bị cái chuông lôi con đi"
"Quả chuông làm sao, ở nơi trời cao,
Mà xuống chụp ta, bắt ta được?"
Cậu em nhởn nhơ cứ đi đuổi bướm
Ngoài đồng giống như khi tan học.
Chuông không reo nữa ới chuông ơi,
Me em không nói nữa, chắc vì mẹ đứt hơi.
(nhưng) Trời ơi, sợ thay! Quả chuông sà xuống
Đuổi nó, em ơi quá lo sợ.
Ghê quá, chuông đuổi nhanh
Kinh quá, thương cậu em
Vừa run vừa tránh chuông đổ xuống
Nhưng nó rất nhanh, thoăn thoắt bước chân
Lẩn lút dưới những khóm lá rừng
Từ nay từ nay, ngày chủ nhật hay
Ngày lễ, từ nơi nóc giáo đường
Hồi chuông reo cho em nhớ ngày cũ
Bị lùng bắt dữ trên cánh đồng
Kỷ niệm khó quên, cần gì nhắc em
Theo mẹ tới nơi tôn thờ Thánh
Chỉ nghe một tiếng đầu tiên réo gọi
Em đà bước nhanh tới giáo đường...
Rimsky Korsdakoff là ông tổ của nhạc dân ca Nga. Ông có soạn một bài aria nằm trong opera Sadko, nhan đề Chanson Hindoo. Bài này có những nốt bán cung mềm mại mà tôi ưa thích, nghe rất giống nhạc Ấn Độ, tôi bèn soạn thành một bài hát ví một người tình cao sang như ngọn núi Hi Ma Lạp Sơn mà tôi không chiếm được trái tim!
Sầu Dương Thế
Chant Hindou
Nhac Rimsky Korsdakoff - Lời Phạm Duy Ôi tuyết cao sang mênh mang Hi Ma Lạp Sơn
Ta dưới dương gian nực nội chật chội tủi hờn
Thèm ôm tuyết buồn, tuyệt nhiên lạnh trắng...
Em, như sầu nghìn năm, tuyết phủ lặng câm, trên nơi cao vời
Ta như cơn buồn dỗi, như sôi sục mãi, mãi không thôi
Ôi Hi Ma Lạp Sơn, không một lời ru, không tay vời
Vuốt tóc ta chẳng vuốt, vuốt xanh gò má, vuốt khô môi.
Đỉnh đời ở cao quá còn nghe nhiều lắm
Dưới đây không ngừng buồn rầu, cay đắng
Mà chỉ đành im tiếng nhìn nơi lạnh lẽo
Tuyết ngăn che nhiều niềm yêu còn thiếu...
Em im lìm một nơi, âm thầm mà thôi, không lời
Sẽ có ta tìm tới thay buồn rầu cho u hoài
Em cho một sầu vương, yêu mà là thương, huy hoàng
Em cho một tình câm, muôn năm chẳng vương dương trần
Em hỡi bao la, cao xa Hi Ma Lạp Sơn
Ban phát bao nhiêu yêu thương nặng nhẹ chập chờn
Người ôm lấy rồi, sầu dương thế ơi... Trong thời kỳ đi theo gánh hát cải lương, tôi học thêm được nhiều những bản nhạc ngoại quốc, ví dụ một bài Nam Mỹ sau đây:
La Cumparsita mà tôi đệm đàn guitar (do Paul Báu dạy tôi) trong giàn nhạc tiền trường (avant scene) là bài hát viết bởi một nhạc sĩ người xứ Uruguaytên là Gerardo Matos Rodríguez trong năm 1917. Đó là một bài hát nổi danh và phổ biến nhất thế giới. Tên của bài hát là The Little Parade (Cuộc Diễu Hành Nho Nhỏ). Bài La Cumparsita không phải là nhạc cổ điển nhưng tôi cũng cho vào trang này vì nó nằm trong dĩ vãng cổ điển của tôi và nó sẽ dẫn tới bài Tình Kỹ Nữ mà tôi soạn về sau: Khi soạn lời ca cho bài này, tôi đang sống chung với một vũ nữ rất đẹp, cuộc tình cũng ngắn ngủi như trong bài Tình Kỹ Nữ:
Người vũ nữ, người xưa mến thương ơi
Nhớ tới hương đêm kinh đô chưa qua đời
Nhớ tới đôi môi nụ cười
Nhớ tới xa xôi, nay đã xa rồi.
Người vũ nữ ngồi bên cốc lên men
Bát ngát hương môi cho anh say mềm
Nhịp nhàng gieo trên sàn êm
Rộn ràng nghe bao lời điên
Của khách giang hồ say triền miên.
Ta ghì cho tan vỡ trái tim này
Cho người ăn chơi nhíu đôi lông mày
Ta cười cho xanh ngát kiếp lưu đầy
Cho người vũ nữ khóc tấm thân gầy.
Chưa nói yêu nhau mà lòng đã đau
Chưa nói mê say mà tình đã bay
Chưa biết môi em mà hồn đã quên
Ðã qua một đêm... Có thể nói không có một người Việt Nam yêu tân nhạc nào mà không biết tới bài Ánh Đèn Mầu, nguyên là bài Eternally trong phim Limelight của Charlie Chaplin, do Nguyễn Xuân Mỹ soạn lời Việt, phát hành bởi nhà xuất bản An Phú ở Saigon vào năm 1955 và từ đó tới nay, đã do rất nhiều ca sĩ nam nữ hát trên các đài Radio, trong những buổi Đại Nhạc Hội, nhất là tại các phòng trà, vũ trường... Hai năm sau, 1957, nhà xuất bản Hoa Thủy Tiên ở Saigon cho in ra một bài ca lời Việt nhan đề Tình Tôi của một người mang tên Anh Hoa, cũng soạn trên nhạc điệu của bài Eternally đó:
Tìm đâu những giờ phút êm đềm bên em,
Ngồi bên nhau mà hát theo đàn thâu đêm.
Trời về khuya vầng trăng lạc lõng nhìn em cặp mắt mơ màng,
Lòng tôi xốn xang, dìu em bước sang bờ cõi thiên đàng...
Vào khoảng năm 1960, một nữ ca sĩ nổi danh trong thời đại là Ánh Tuyết ở Saigon lại hát một bài gọi là Ánh Đèn Mầu do Khuyết Danh soạn lời Việt theo điệu Eternally trong một băng cassette của nhà xuất bản Premièremà chủ nhân là nhạc sĩ Phượng Linh (Nguyễn Văn Đông):
Màn đêm buông dần xuống ánh đèn bừng lên
Là em đem điệu hát cho người vui thêm
Đời em đã là món quà quý đẹp trong làn mắt của ai
Mà khi nếp nhăn vùi theo tháng năm đời chóng quên dần...
Riêng tôi thì rất cảm kích sau khi đã coi cuốn phim Limelight của Charlie Chaplin và cảm thương cho cuộc đời ca sĩ của mình cho nên cũng soạn một bài ca tiếng Việt cho Eternally, do nhà xuất bản Bút Nhạc ở Saigon ấn hành trong tháng 8 năm 1973:
Ánh Đèn Sân Khấu
(trong phim Limelight)
Phiên Khúc
Đời nghệ sĩ giang hồ
Sống mỗi đêm vì ánh đèn.
Đèn vụt tắt đi rồi
Phấn son kia cũng phai mầu
Đời mình sẽ đi vào
Chốn tối tăm và u sầu bơ vơ.
Điệp khúc:
Là giun dế nhỏ bé
Trong bụi cỏ lau.
Mà đi mơ tình lớn
Yêu vòm trăng sao.
Là con sâu nằm kín ở trong tổ kia mà ước giang hồ.
Là ta mỗi đêm
Đèn sâu khấu soi
Một kiếp u hoài...
Là nghệ sĩ nghèo khó
Yêu nàng minh tinh.
Từng đêm mơ được chết
Trong vòng tay xinh,
Được là ngư phủ với giọng hát Trương Chi.
Được ôm lấy vai
Mỵ Nương thắm tươi suốt đời... Khi tôi qua sinh sống ở Hoa Kỳ, vì cô cháu là nữ ca sĩ Ý Lan muốn thu thanh bài Ánh Đèn Sân Khấu kể trên và vì lúc đó tôi không còn giữ được lời ca này, cho nên tôi đã viết ngay một bài ca khác dưới tựa đề Đời Ca Nhi (Ánh Đèn Mầu), để cho Ý Lan thu vào CD... rồi tôi cho đăng bài này lên web phamduy.com :
Đời Ca Nhi
(Ánh Đèn Mầu)
theo bài Limelight của Charlie Chaplin
Lời Việt: Phạm Duy
Để em tung mở tiếng ca ngọt làn môi.
Đời thiêu thân thẳng lao vào ánh đèn soi đầm ấm đêm nồng
Để đom đóm kia, nhiều khi chết tan, cả xác lẫn hồn... 2
Màn nhung đen mở với ánh đèn mầu soi
Để em tung mở tiếng ca ngọt làn môi
Đời thiêu thân thẳng lao vào ánh đèn soi đầm ấm đêm nồng
Để đom đóm kia nhiều khi chết tan, cả xác lẫn hồn...
Còn xuân xanh để khiến cho đời mê man
Rồi nhan sắc giọng hát phai cùng thời gian
Người ca sĩ chờ khi đèn tắt trong đêm
Màn buông xuống cho đời quên lắng lo, ráng quên...
(Người ca sĩ mong đừng tan bóng đêm, suốt đời...)
Người Việt yêu nhạc dù là ngoại đạo nhưng thường rất thích hát và thích nghe nhạc Công Giáo trong dịp Lễ Giáng Sinh. Tôi đã soạn những lời ca cho các bài Ave Maria của Schubert và Gounod thuộc dòng nhạc cổ điển.
Ave Maria
Schubert
Lời Việt: Phạm Duy
Dâng về Mar-i-a
Ðây những linh hồn đầy ưu tư
Khép nép trong lòng Mẹ, ôi hết ưu phiền
Ðàn con xin Mẹ âu yếm nối cho lành duyên.
Hãy ban cho hương đời đã tan vỡ trong ngày qua
Và đưa tới nơi mơ hồ.
Mẹ ôi! Sancta-a Mar-i-a.
Lòng con run lên vì nghe tiếng chuông xa xa.
Từ xưa thơ ấu, hoa xuân nở trong gió thơ
Tàn kiếp mong linh hồn siêu thoát Thiên Ðường kia.
Ave Mar-i-a. Ave Maria
Gounod
Lời Việt: Phạm Duy
Cầu xin Mari-a!
Thấm nhuần một lòng thương chúng ta
Ðoái hoài một đàn con xót xa.
Mến trìu một bàn tay thiết tha của người.
Mẹ ôi ! Mà lòng trinh tiết toả ngời.
Người mà tình thiêng muôn đời
Quỳ niệm, một vòng hoa đặt trên thánh giá
Những khi chiều tà.
Xin cầu một kiếp nào
Mối tình xanh mãi mầu, tiếng hát chầu
Ðưa bao duyên lành mới qua cầu.
Hoa trong muôn vườn hát khoe mầu
Người cười trong ánh nắng
Tiếng reo yên lành
Ðây đó ta cùng nép dưới ban thờ xin cầu lời thương nhau
Amen...
Nếu phải kể thêm về sự ích lợi cho tôi khi soạn lời ca cho nhạc POP thì phải kể khoảng trên dưới 300 bài ca ngoại quốc, từ nhạc Hoa Kỳ như Lắng Tai Nghe (Listen To The Music), Vòng Tay Nữ Sinh (To Sir With Love), Hai Khía Cuộc Ðời (Both Sides Now...), qua nhạc Pháp như La Plus Belle Pour Aller Danser(Em Đẹp Nhất Ðêm Nay),Dans Le Soleil Et Dans Le Vent(Trong Nắng Trong Gió...), nhạc Nhật như Hoa Đào Ca (Sakura), Nhớ Ta Thì Về (Tokimeki Wa Ballade), Tình Ta (Yume Oeba...), nhạc Đức như Cô Em Người Đức (So Wie Du), Nắng Thu (Way Ich Dir Sagen Will), nhạc Nam Mỹ như Chút Hờn Ghen (Jalousie), Đừng Lừa Dối Tôi (Media Luz), Hoa Tím Ngời (Violetta), nhạc Do Thái như Đường Về Đất Thánh (Inch' Allah), Về Nơi Đất Hứa (Exodus), nhạc Mễ Tây Cơ như Bơ Vơ (Malaguena), Mất Người Yêu (La Nave Del Olvido), Người Từ Đâu Tới (Che Vuole), nhạc Trung Hoa như Bông Hồng Trung Quốc (Rose de Chine), Sống Trong Mơ Màng (Nhạc Trung Hoa), Con Tim Đa Tình hay là Trái Tim Đa Tình (nhạc Đài Loan)...
Trang này chỉ muốn nói tới sự học hỏi về nhạc Âu Mỹ và áp dụng những nhạc thuật của nó vào sáng tác của mình. Khi tôi tuyên bố rằng trường Đại Học Âm Nhạc của tôi là ĐẠI CHÚNG thì trang này đã cắt nghĩa cho lề lối HỌC và HÀNH của tôi.
Mong rằng đây không phải là sự khoe khoang về cái học (pedantrie) mà chỉ là sự hồi âm những câu hỏi của những nhà nghiên cứu.
Phạm Duy
hãng vé máy bay eva
vé máy bay đi mỹ hãng eva
giá vé korean airlines
book vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich