Ngày nay có nên đem truyện
Kiều dạy học hay không? Chúng tôi chưa dám trả lời dứt khoát “nên học Kiều” hay “không
nên dạy Kiều”. Xin thú thật rằng: Mục đích cấp thiết của nhận định này chỉ
để phá cái luận điệu tuyên truyền chủ nghĩa duy vật Mác-Xít của ông Nguyễn Bách
Khoa đã phê bình văn chương vì mục đích chính trị. Ông đề cao giai cấp đấu
tranh, ngụy biện về duy vật lịch sử, hủy diệt tình cảm và quyền sống con người,
lại phá hoại tình máu mủ, hạ thấp giá trị con người xuống, xuyên tạc lịch sử và
các học thuyết.
Tóm lại, ông chủ trương “phá
hoại” thì chúng tôi phải vì “xây dựng” đả phá những sai lầm của
ông. Nhất là chúng tôi không muốn thanh thiếu niên vì “hấp thụ” cái
lý thuyết duy vật của ông mà đầu óc bị nhiễm độc“cách mạng giai cấp đấu tranh”. Sau
nữa gọi có đôi lời “chiêu tuyết” cho Nguyễn Du, một nhà thơ tiền bối đã có
công góp một giai phẩm vào cái gia tài văn học còn thưa thớt của dân tộc. Nói
chúng tôi “khóc” tiên sinh thì tuy không phải“dư nước mắt” nhưng nghe
cũng “kiểu cách” quá. Vậy xin nói chúng tôi bênh vực người đã khuất bằng
cách bác bỏ những lời mạt sát của ông Nguyễn Bách Khoa. Chúng tôi đặt hai giả
thuyết về “nên” và “không nên”.
GIẢ THUYẾT THỨ NHẤT:
Chúng ta có thể dùng Truyện Kiều trong nhà trường bời những lý do:
1- Kỹ thuật văn chương của truyện thật hảo diệu, từ ngữ phong phú, âm điệu dễ truyền cảm, lại hợp với tinh thần bình dân và mang nặng dân tộc tính. Chúng ta không quá khích như ông Phạm Quỳnh cho rằng “Truyện Kiều còn thì nước Nam còn”, nhưng chúng ta hy vọng rằng Truyện Kiều còn thì dân tộc tính Việt Nam trong văn chương còn.
2- Về nội dung Truyện Kiều tuy mang tính chất “phong tình” và lãng mạn, nhưng ngày nay Truyện Kiều không còn “cai trị nước ta” nữa, nghĩa là dân tộc ta đã trưởng thành, đã có đầy đủ kinh nghiệm, không còn sợ bị lợi dụng nữa. Nội dung nó gây được tình thương đối với con người đau khổ, gây được ý thức cách mạng giải phóng tình cảm con người. Thanh niên ngày nay không còn “non dại” như thanh niên thời nô lệ nữa. Nếu cần cấm học Truyện Kiều trước hết hãy cấm những tiểu thuyết lãng mạn, hãy đóng cửa các rạp chiếu bóng đi đã.
3- Các bậc cha mẹ Á Đông chú trọng tha thiết tới việc giáo dục con cái nên “sợ Truyện Kiều”. Người ta sợ không phải vì tin lời các nhà duy vật kết án Kiều mà sự thực người ta chỉ tin ở lời cụ Ngô Tất Tố, cụ Huỳnh Thúc Kháng là các nhà giáo dục gương mẫu. Tuy thế, cái ‘chất độc” trong Truyện Kiều chỉ “giết” nổi khối óc ủy mị, bệnh hoạn của thanh niên thời Pháp thuộc, chứ nó không hại nổi tâm hồn lành mạnh của thanh niên ngày nay.
4- Chúng ta phải nhận định rõ ràng hai cụ Ngô Tất Tố, Huỳnh Thúc Kháng sở dĩ phải nhắm mắt kết án Truyện Kiều, vì ông Phạm Quỳnh quá đại ngôn, đã ru ngủ thanh niên còn cho rằng: ”Truyện Kiều quan hệ văn hóa Việt Nam...nếu không có Truyện Kiều thì tình trạng dân tộc Việt Nam chưa biết đến thế nào” (!). Vì thế cụ Ngô Tất Tố mới công kích ông Phạm Quỳnh là “con oanh học nói, xằng xiên bậy bạ, rồ dại điên cuồng đưa tà thuyết ra để vu dân...” Các cụ hay có thành kiến và chủ trương tuyệt đối cho nên khi đã nghi ông Phạm Quỳnh là Việt gian thì các cụ phải mạt sát lây cả đến cái tác phẩm mà kẻ Việt gian đã tán tụng để xuyên tạc, lợi dụng. Chứ nếu các cụ còn sống tới nay thì biết đâu các cụ lại chẳng “phục hồi danh dự“ cho Truyện Kiều? 5- Hai cụ Ngô Tất Tố, Huỳnh Thúc Kháng đã làm phận sự của “con người trong giai đoạn”. Cần cứu quốc gấp rút, các nhà chí sĩ muốn thanh thiếu niên phải nghiên cứu những tác phẩm có tính tranh đấu kiểu “Anh hùng ca” như bài “Hịch” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Nghĩa là các cụ muốn “Văn chương phải là con thuyền chở Đạo lý, phải là Vũ khí sắc bén để chiến đấu” (=Văn chương vi tái đạo chi Châu, vi Quốc gia chi vũ khí, vi đào tạo tinh thần, hùng khí chi nhiệt năng). Chúng ta ngày nay còn phải làm cả cái phận sự của“con người muôn thuở“ nữa. Chúng ta thong dong hơn các cụ. Hơn nữa văn chương đâu phải bắt buộc có “ích lợi thực tế” và quá cụ thể như cơm áo, súng đạn? Vì thế, chúng ta đã có thể chủ trương vừa phải rằng “Văn chương là con thuyền chở Đạo lý, là son phấn tô điểm cho Quốc gia, là liều thuốc hay để di dưỡng tính tình”. (=Văn chương vi tái đạo chi châu, vi hoa quốc chi phấn, vi di tinh dưỡng tính chi linh đan).
6- Tư tưởng lãng mạn (=Romantisme) chính đáng bắt nguồn tự Jean Jacques Rousseau đâu có phải là xấu xa? Chỉ tại người đời hiểu lầm hoặc xuyên tạc cái chữ “lãng mạn” đấy thôi.
GIẢ THUYẾT THỨ HAI:
Chúng ta tất có thể e-ngại và không dạy Truyện Kiều vì những lý do sau này:
1- Kỹ thuật văn chương Truyện Kiều tuyệt diệu, mà ảnh hưởng tinh thần của nó lại đáng ngại. Những điều “Thiện” được nêu ra như: Hiếu, Nhân, Trung, Trinh, Tiết, Nghĩa tuy không đến nỗi mơ hồ, nhưng không nổi bật lên được, không đáng kể làm “gương sáng” và những hình ảnh lồng khung cuộc sống lại không sát với thực tế xã hội Việt Nam ngày nay và ngay cả đương thời: những chuyện sai nha, gái bán mình, cảnh thanh lâu, giang hồ, cửa Phật đài, thói hảo hán, lục lâm, tham quan ô lại, khác hẳn thời gian và không gian, chẳng khác chuyện Tam Quốc, Đông Chu, Thủy Hử, hoàn toàn xa lạ và có vẻ cổ tích, “kiếm hiệp”.
2- Những điều “Ác” nêu ra không đủ làm “điều răn”. Chúng tôi nghĩ: Những chuyện xấu xa, phạm luân lý trắng trợn như truyện Anna Karénine của Tolstoi, thế mà có giá trị luân lý hơn Truyện Kiều nhiều. Vì nàng Anna tuy phạm tội bỏ chồng lìa con theo trai, nhưng kết quả nàng bị lương tâm trừng phạt ghê gớm đến nỗi lao đầu vào bánh xe lửa mà tự sát. Đây mới thật là một chuyện “xấu” đáng lấy làm “răn” cho giới nữ lưu. Trái lại nàng Kiều không làm “chuyện xấu” mà chỉ làm một “chuyện không đẹp”. Kiều tuy có hiếu, nhân, trung, trinh, tiết, nghĩa đấy, nhưng cái đời (làm gái giang hồ) của Kiều dù sao nó không được đẹp. Truyện Anna Karénine có giá trị về giáo dục hơn chuyện Kiều nhiều. Một cô gái nào đọc truyện nàng Anna (chán cảnh đời hạnh phúc trong sự phẳng lặng u tịch của người nội trợ được chồng nuông chiều, bỏ đi tìm những rung cảm mãnh liệt, cam chịu khuất phục, nô lệ tình nhân đến nỗi kết quả cuộc đời rất bi thảm...) thì cô gái ấy phải học được một bài học quí giá để giữ mình. Ngược lại một cô gái đọc truyện nàng Kiều (vì bán mình chuộc cha phải sống đời ô trọc...) thì rất có thể, cô gái ấy sẽ khôngg hối hận khi chẳng may bị sa ngã vào vòng trụy lạc. Có thể an ủi: ”Chẳng qua cái số mình bạc phận như số Cô Kiều, chứ mình đâu muốn thế này? Mình đâu có tội tình gì?”. Một nhà luân lý khắc nghiệt có thể kết án: ”Truyện Kiều là một chuyện làm đĩ được thi vị hóa”. Cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng đã nói: ”Nếu một ngày kia, trong xã hội ta, nữ giới ai cũng nhận sự theo trai, làm đĩ là tốt thì...”.
3- Cái đẹp của chuyện Kiều giống như cái tài của con ngựa bất kham, giống như cái đẹp của bông hoa hồng có gai. Chúng tôi đã thấy có những thiếu niên chỉ “mê” Truyện Kiều vì cái tính chất ái tình mê đắm, có những thiếu niên chỉ“tỉ mỉ “ nghiên cứu những câu như “nước vỏ lựu máu mào gà...”hoặc đã dám hỏi người lớn về“nghĩa đen” của câu: ”Con ong đã tỏ đường đi lối về“ là thế nào!.
Chúng tôi cũng còn nhớ, trong kỳ thi Trung Học Phổ Thông ở Bắc Việt niên khóa 1953-1954, một giáo sư chấm thi ở Hải Phòng trong kỳ thi vấn đáp, đã “vặn” một cô nữ sinh“đến điều”, nghĩa là ông ấy bắt buộc cô này phải giảng giải rõ ràng cái ý nghĩa của câu:
Biết thân đến bước lạc loài,
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.
Những cô nữ sinh nọ với ông giáo này “hình như“ chưa phải những tay kỵ mã có tài, chưa phải người chơi hoa hường thận trọng thì phải?
4- Ở đời, bất cứ việc gì, dù hay, dù đẹp, dù cao cả tới đâu, mà bị xuyên tạc, bị lợi dụng, thì cũng hóa ra dở, xấu và tai hại.
GIẢ THUYẾT THỨ NHẤT:
Chúng ta có thể dùng Truyện Kiều trong nhà trường bời những lý do:
1- Kỹ thuật văn chương của truyện thật hảo diệu, từ ngữ phong phú, âm điệu dễ truyền cảm, lại hợp với tinh thần bình dân và mang nặng dân tộc tính. Chúng ta không quá khích như ông Phạm Quỳnh cho rằng “Truyện Kiều còn thì nước Nam còn”, nhưng chúng ta hy vọng rằng Truyện Kiều còn thì dân tộc tính Việt Nam trong văn chương còn.
2- Về nội dung Truyện Kiều tuy mang tính chất “phong tình” và lãng mạn, nhưng ngày nay Truyện Kiều không còn “cai trị nước ta” nữa, nghĩa là dân tộc ta đã trưởng thành, đã có đầy đủ kinh nghiệm, không còn sợ bị lợi dụng nữa. Nội dung nó gây được tình thương đối với con người đau khổ, gây được ý thức cách mạng giải phóng tình cảm con người. Thanh niên ngày nay không còn “non dại” như thanh niên thời nô lệ nữa. Nếu cần cấm học Truyện Kiều trước hết hãy cấm những tiểu thuyết lãng mạn, hãy đóng cửa các rạp chiếu bóng đi đã.
3- Các bậc cha mẹ Á Đông chú trọng tha thiết tới việc giáo dục con cái nên “sợ Truyện Kiều”. Người ta sợ không phải vì tin lời các nhà duy vật kết án Kiều mà sự thực người ta chỉ tin ở lời cụ Ngô Tất Tố, cụ Huỳnh Thúc Kháng là các nhà giáo dục gương mẫu. Tuy thế, cái ‘chất độc” trong Truyện Kiều chỉ “giết” nổi khối óc ủy mị, bệnh hoạn của thanh niên thời Pháp thuộc, chứ nó không hại nổi tâm hồn lành mạnh của thanh niên ngày nay.
4- Chúng ta phải nhận định rõ ràng hai cụ Ngô Tất Tố, Huỳnh Thúc Kháng sở dĩ phải nhắm mắt kết án Truyện Kiều, vì ông Phạm Quỳnh quá đại ngôn, đã ru ngủ thanh niên còn cho rằng: ”Truyện Kiều quan hệ văn hóa Việt Nam...nếu không có Truyện Kiều thì tình trạng dân tộc Việt Nam chưa biết đến thế nào” (!). Vì thế cụ Ngô Tất Tố mới công kích ông Phạm Quỳnh là “con oanh học nói, xằng xiên bậy bạ, rồ dại điên cuồng đưa tà thuyết ra để vu dân...” Các cụ hay có thành kiến và chủ trương tuyệt đối cho nên khi đã nghi ông Phạm Quỳnh là Việt gian thì các cụ phải mạt sát lây cả đến cái tác phẩm mà kẻ Việt gian đã tán tụng để xuyên tạc, lợi dụng. Chứ nếu các cụ còn sống tới nay thì biết đâu các cụ lại chẳng “phục hồi danh dự“ cho Truyện Kiều? 5- Hai cụ Ngô Tất Tố, Huỳnh Thúc Kháng đã làm phận sự của “con người trong giai đoạn”. Cần cứu quốc gấp rút, các nhà chí sĩ muốn thanh thiếu niên phải nghiên cứu những tác phẩm có tính tranh đấu kiểu “Anh hùng ca” như bài “Hịch” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Nghĩa là các cụ muốn “Văn chương phải là con thuyền chở Đạo lý, phải là Vũ khí sắc bén để chiến đấu” (=Văn chương vi tái đạo chi Châu, vi Quốc gia chi vũ khí, vi đào tạo tinh thần, hùng khí chi nhiệt năng). Chúng ta ngày nay còn phải làm cả cái phận sự của“con người muôn thuở“ nữa. Chúng ta thong dong hơn các cụ. Hơn nữa văn chương đâu phải bắt buộc có “ích lợi thực tế” và quá cụ thể như cơm áo, súng đạn? Vì thế, chúng ta đã có thể chủ trương vừa phải rằng “Văn chương là con thuyền chở Đạo lý, là son phấn tô điểm cho Quốc gia, là liều thuốc hay để di dưỡng tính tình”. (=Văn chương vi tái đạo chi châu, vi hoa quốc chi phấn, vi di tinh dưỡng tính chi linh đan).
6- Tư tưởng lãng mạn (=Romantisme) chính đáng bắt nguồn tự Jean Jacques Rousseau đâu có phải là xấu xa? Chỉ tại người đời hiểu lầm hoặc xuyên tạc cái chữ “lãng mạn” đấy thôi.
GIẢ THUYẾT THỨ HAI:
Chúng ta tất có thể e-ngại và không dạy Truyện Kiều vì những lý do sau này:
1- Kỹ thuật văn chương Truyện Kiều tuyệt diệu, mà ảnh hưởng tinh thần của nó lại đáng ngại. Những điều “Thiện” được nêu ra như: Hiếu, Nhân, Trung, Trinh, Tiết, Nghĩa tuy không đến nỗi mơ hồ, nhưng không nổi bật lên được, không đáng kể làm “gương sáng” và những hình ảnh lồng khung cuộc sống lại không sát với thực tế xã hội Việt Nam ngày nay và ngay cả đương thời: những chuyện sai nha, gái bán mình, cảnh thanh lâu, giang hồ, cửa Phật đài, thói hảo hán, lục lâm, tham quan ô lại, khác hẳn thời gian và không gian, chẳng khác chuyện Tam Quốc, Đông Chu, Thủy Hử, hoàn toàn xa lạ và có vẻ cổ tích, “kiếm hiệp”.
2- Những điều “Ác” nêu ra không đủ làm “điều răn”. Chúng tôi nghĩ: Những chuyện xấu xa, phạm luân lý trắng trợn như truyện Anna Karénine của Tolstoi, thế mà có giá trị luân lý hơn Truyện Kiều nhiều. Vì nàng Anna tuy phạm tội bỏ chồng lìa con theo trai, nhưng kết quả nàng bị lương tâm trừng phạt ghê gớm đến nỗi lao đầu vào bánh xe lửa mà tự sát. Đây mới thật là một chuyện “xấu” đáng lấy làm “răn” cho giới nữ lưu. Trái lại nàng Kiều không làm “chuyện xấu” mà chỉ làm một “chuyện không đẹp”. Kiều tuy có hiếu, nhân, trung, trinh, tiết, nghĩa đấy, nhưng cái đời (làm gái giang hồ) của Kiều dù sao nó không được đẹp. Truyện Anna Karénine có giá trị về giáo dục hơn chuyện Kiều nhiều. Một cô gái nào đọc truyện nàng Anna (chán cảnh đời hạnh phúc trong sự phẳng lặng u tịch của người nội trợ được chồng nuông chiều, bỏ đi tìm những rung cảm mãnh liệt, cam chịu khuất phục, nô lệ tình nhân đến nỗi kết quả cuộc đời rất bi thảm...) thì cô gái ấy phải học được một bài học quí giá để giữ mình. Ngược lại một cô gái đọc truyện nàng Kiều (vì bán mình chuộc cha phải sống đời ô trọc...) thì rất có thể, cô gái ấy sẽ khôngg hối hận khi chẳng may bị sa ngã vào vòng trụy lạc. Có thể an ủi: ”Chẳng qua cái số mình bạc phận như số Cô Kiều, chứ mình đâu muốn thế này? Mình đâu có tội tình gì?”. Một nhà luân lý khắc nghiệt có thể kết án: ”Truyện Kiều là một chuyện làm đĩ được thi vị hóa”. Cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng đã nói: ”Nếu một ngày kia, trong xã hội ta, nữ giới ai cũng nhận sự theo trai, làm đĩ là tốt thì...”.
3- Cái đẹp của chuyện Kiều giống như cái tài của con ngựa bất kham, giống như cái đẹp của bông hoa hồng có gai. Chúng tôi đã thấy có những thiếu niên chỉ “mê” Truyện Kiều vì cái tính chất ái tình mê đắm, có những thiếu niên chỉ“tỉ mỉ “ nghiên cứu những câu như “nước vỏ lựu máu mào gà...”hoặc đã dám hỏi người lớn về“nghĩa đen” của câu: ”Con ong đã tỏ đường đi lối về“ là thế nào!.
Chúng tôi cũng còn nhớ, trong kỳ thi Trung Học Phổ Thông ở Bắc Việt niên khóa 1953-1954, một giáo sư chấm thi ở Hải Phòng trong kỳ thi vấn đáp, đã “vặn” một cô nữ sinh“đến điều”, nghĩa là ông ấy bắt buộc cô này phải giảng giải rõ ràng cái ý nghĩa của câu:
Biết thân đến bước lạc loài,
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.
Những cô nữ sinh nọ với ông giáo này “hình như“ chưa phải những tay kỵ mã có tài, chưa phải người chơi hoa hường thận trọng thì phải?
4- Ở đời, bất cứ việc gì, dù hay, dù đẹp, dù cao cả tới đâu, mà bị xuyên tạc, bị lợi dụng, thì cũng hóa ra dở, xấu và tai hại.
Tử Vi Lang
Trả lờiXóamáy bay eva air
ve may bay di my eva
korean air việt nam
mua ve may bay di my hang korea
Vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich