“Này quà của vợ và con
Dòng tin bằng hữu,
núi non, sông hồ
Khói thơm, với sáp nến khô
Tôi còn giữ lửa,
ngây ngô tuổi mình
Dòng tin bằng hữu,
núi non, sông hồ
Khói thơm, với sáp nến khô
Tôi còn giữ lửa,
ngây ngô tuổi mình
Nổi nênh từ lúc
đăng trình
Khi giông bão,
lúc tội tình trăng sao
Văn chương mộng ước Ca dao
Sân Trình, cửa Khổng
xanh xao nghiệp thầy
đăng trình
Khi giông bão,
lúc tội tình trăng sao
Văn chương mộng ước Ca dao
Sân Trình, cửa Khổng
xanh xao nghiệp thầy
Ngao du theo hạt bụi gầy
Vịn vào nắng,
vịn vào mây đỡ buồn!
Dựa lưng trăng nhấp rượu suông
Cười như thơ ấu
ở truồng tắm mưa?
Vịn vào nắng,
vịn vào mây đỡ buồn!
Dựa lưng trăng nhấp rượu suông
Cười như thơ ấu
ở truồng tắm mưa?
Biết yêu em
tự thuở xưa
Thơ tình ghép chữ
mãi chưa thành vần
Liều như bại tướng
vong thân
Mai sau chạnh nhớ,
tình nhân, nhân tình…
tự thuở xưa
Thơ tình ghép chữ
mãi chưa thành vần
Liều như bại tướng
vong thân
Mai sau chạnh nhớ,
tình nhân, nhân tình…
Ngoài tri thiên mệnh
lung linh
Chạm vào hoa giáp
thấy mình thấy ta
Đôi khi cảm một sác na
Sợi dây hư ảo
ta bà âm dương
lung linh
Chạm vào hoa giáp
thấy mình thấy ta
Đôi khi cảm một sác na
Sợi dây hư ảo
ta bà âm dương
Đêm chong nến,
khói và hương
Giấy thơm, người trải
văn chương ghẹo đời
Ừ ta đang tuổi
hai mươi
Thơ gieo một chữ,
rượu mời người dâng
khói và hương
Giấy thơm, người trải
văn chương ghẹo đời
Ừ ta đang tuổi
hai mươi
Thơ gieo một chữ,
rượu mời người dâng
Năm mươi tám tuổi,
dần dần…
Trăng, hoa, mây, gió
bạn thân cùng trời
Cứ rong ruổi hết cuộc chơi
Tà tà, chậm chậm…
hết hơi. Rồi về!…”
dần dần…
Trăng, hoa, mây, gió
bạn thân cùng trời
Cứ rong ruổi hết cuộc chơi
Tà tà, chậm chậm…
hết hơi. Rồi về!…”
Mỗi lần đọc bài thơ trên của Trần Hoàng Vy là
mỗi lần trong tôi trào dâng xúc động. Đây là bài thơ Trần Hoàng Vy viết vào dịp
kỷ niệm sinh nhật lần thứ 58 của anh. Nội dung bài thơ như một tự khúc của Trần
Hoàng Vy viết về một chặng đường đời anh đã trải qua với bao hệ lụy đầy đắng cay
lẫn ngọt ngào hạnh phúc. Mà sao, chính tôi bắt gặp lại chính tâm trạng của
mình…
Khi đọc thơ Trần Hoàng Vy, tôi lại nhớ về những
năm 70 của thế kỷ trước, trên các báo, tạp chí văn nghệ xuất bản ở miền Nam, thỉnh
thoảng, xuất hiện những bài thơ của các tác giả trẻ là những người con của miền
núi Ấn sông Trà: Trần Hoàng Vy, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Tấn On… Chúng ta bắt gặp
những vần thơ của Trần Hoàng Vy đậm đà hương sắc ca dao, một Nguyễn Thánh Ngã
trữ tình, sâu sắc ngữ nghĩa. Với Nguyễn Tấn On là những rung động đầu đời đáng
yêu của thời tuổi ngọc. Ngày ấy, qua thơ của các anh, tôi dự cảm: Trần Hoàng
Vy, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Tấn On sẽ có những bước tiến dài trên con đường
sáng tạo thi ca.
Quả đúng thật vậy, đến nay đã gần 40 năm, Trần
Hoàng Vy, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Tấn On đã trở thành những tên tuổi thân thuộc
đối với những người yêu thơ. Với Trần Hoàng Vy chúng tôi có nhiều kỷ niệm đáng
nhớ trong đời. Sau năm 1975, Trần Hoàng Vy với chúng tôi cùng ở tại một
vùng đất đồi quanh năm đầy nắng gió của miền cực nam Trung bộ. Trần Hoàng Vy
công tác trong ngành giáo dục. Tôi làm biên tập ở cơ quan báo chí. Ôi cái thời
đầy gian khổ trong cuộc sống. Cái thời mà dường như cái nghèo, cái khổ chia đều
cho mọi người. Trong vất vả, gian nan của cuộc sống thời ấy, Trần Hoàng Vy vẫn
âm thầm làm thơ. Năm 1980, anh gởi về tòa soạn và tôi chọn đăng trên báo Thuận
Hải bài thơ “Gởi em bài ca dao xưa” (ký tên thật là Trần Vĩnh). Thời bây giờ
báo chúng tôi chuyên đăng thơ “cổ động”, “Gởi em bài ca dao xưa” của Trần Hoàng
Vy xuất hiện như một làn gió nhẹ. Lời thơ gần gũi như lời ru của người mẹ được
nhiều người thuộc lòng:
“…
Anh gửi em bài ca dao xưa
Của mẹ ru ta những trưa hè nắng lửa
Hay đêm đông hiu hắt một ánh đèn
Và đời người trong gian khổ từng quen
Anh gửi em bài ca dao xưa
Của mẹ ru ta những trưa hè nắng lửa
Hay đêm đông hiu hắt một ánh đèn
Và đời người trong gian khổ từng quen
Bài ca dao xưa con cò lặn lội
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Với con vò võ héo hon
Võng nâng điệu ví Kiều còn lênh đênh
Con nước giập giềnh
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Với con vò võ héo hon
Võng nâng điệu ví Kiều còn lênh đênh
Con nước giập giềnh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Cơn gió chướng mùa bông lau trắng lượn
Đàn cò bay về cuối mãi trời xa
Mẹ trong nắng táp mưa sa
Dưới đồng lầy lội thâm tà áo nâu
Bài thơ chiếc nón dãi dầu
Bên cơ cực sớm mái đầu bạc phơ”
…”
(Trích bài thơ Gửi em bài ca dao xưa)
Cơn gió chướng mùa bông lau trắng lượn
Đàn cò bay về cuối mãi trời xa
Mẹ trong nắng táp mưa sa
Dưới đồng lầy lội thâm tà áo nâu
Bài thơ chiếc nón dãi dầu
Bên cơ cực sớm mái đầu bạc phơ”
…”
(Trích bài thơ Gửi em bài ca dao xưa)
Năm 1982, cuộc sống càng khó khăn, Trần Hoàng
Vy xin chuyển công tác và đưa gia đình vào Tây Ninh sinh sống. Ngày ấy, anh
Phan Chính có nhã ý tổ chức bữa cơm thân mật để tiễn Trần Hoàng Vy hành phương
Nam lần thứ hai. Hẹn nhau gặp tại nhà anh Phan Chính lúc 19 giờ. Chúng tôi chờ
mãi… đến mòn con mắt vẫn chưa thấy Trần Hoàng Vy đến. Tôi và anh Phan Chính
“cưa” nhau nửa lít rượu gạo. Khi chúng tôi đã “sần sần” thì Trần Hoàng Vy mới đến.
Vừa bước vào nhà, không kịp thở, Trần Hoàng Vy nói: “Em cảm ơn hai anh nhưng
bây giờ em bận lắm, phải lo xe để sáng mai lên đường sớm. Em xin cụng ly, chúc
hai anh ở lại sức khỏe. Em không ngồi với hai anh được“. Nói xong, Trần
Hoàng Vy uống liền hai ly rượu, bắt tay chúng tôi, dắt chiếc xe đạp cà tàng ra
về. Nhìn theo dáng lầm lũi của Trần Hoàng Vy trên con đường đêm đầy ổ voi ổ gà,
chúng tôi đành chỉ còn biết “thương bạn chiều hôm sầu gối tay”. Thế là
chúng tôi xa cách nhau. Tuy vậy, vẫn thường đọc và theo dõi những sáng tác thơ
văn của Trần Hoàng Vy. Đến bây giờ, Trần Hoàng Vy đã xuất bản được 6 tập thơ, 3
tập truyện ngắn. Anh đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Chúng tôi thật sự
mừng cho anh. Và, tự hào có người đồng hương của mình thành danh ở quê người.
Sống ở phương Nam, trong thơ, Trần Hoàng Vy vẫn
đau đáu nhớ về đất mẹ Quảng Ngãi:
“Chiều như chạm gió quê xa
Chút hanh hao nắng, chút da mặn thầm
Chút hanh hao nắng, chút da mặn thầm
Từ ta biệt xứ vô âm
Một ngày nhớ gió khóc thầm gió ơi
Một ngày nhớ gió khóc thầm gió ơi
Quê xa mây lững thững trời
Gió rưng rức chén rượu mời lưng lưng
Gió rưng rức chén rượu mời lưng lưng
Nhấp môi Trà Khúc nửa chừng
Quê nhà ngọn gió kịp dừng bên sông?
Quê nhà ngọn gió kịp dừng bên sông?
Có còn ai chuyến đò đông
Chiều nay vấp sợi gió đồng từ quê…”
(Gió từ quê nhà)
Chiều nay vấp sợi gió đồng từ quê…”
(Gió từ quê nhà)
Từng sống và đi qua nhiều nơi, Trần Hoàng Vy
nhận ra ở đâu cũng là quê hương mến yêu:
“Mang trong mình nấm đất màu
Rằng là quê đó dãi dầu nắng mưa”
(Trích Bài thơ quê trong tập Tự khúc +)
Rằng là quê đó dãi dầu nắng mưa”
(Trích Bài thơ quê trong tập Tự khúc +)
Thơ Trần Hoàng Vy nhẹ nhàng giai điệu, đầy sắc
màu. Anh mượn cảnh để thể hiện tâm tình, làm cho người đọc xao xuyến…
“Rơi chiều, nắng nhạt, son pha
Lửng lơ, dải lụa… phù sa chân vườn
Theo sông, khói sóng mù sương
Con chim gọi bạn tiếng nương ráng hồng
Lục bình trở dạ tím bông
Ghe thương hồ giữa mênh mông nước. Chiều
Còn tôi với nắng liêu xiêu
Vó đăng lặn hụp kéo liều vầng trăng!…”
(Chiều sông Vàm)
Lửng lơ, dải lụa… phù sa chân vườn
Theo sông, khói sóng mù sương
Con chim gọi bạn tiếng nương ráng hồng
Lục bình trở dạ tím bông
Ghe thương hồ giữa mênh mông nước. Chiều
Còn tôi với nắng liêu xiêu
Vó đăng lặn hụp kéo liều vầng trăng!…”
(Chiều sông Vàm)
Chúng tôi đồng cảm với nhà giáo – nhà văn
Mang Viên Long khi ông nhận định về thơ Trần Hoàng Vy: “Thơ Trần Hoàng Vy
truyền cảm vì sự giản dị – chân thật, sâu lắng vì sự trong sáng – hồn nhiên.
Không hề dụng công trau chuốt hay cầu kỳ làm dáng…”
Riêng với chúng tôi, thơ và tâm hồn của Trần
Hoàng Vy như đóa sen lạc mùa rực hồng, ngát hương trong nắng thu phai – thật gần
gũi thân thương trong cuộc đời như chính anh từng viết:
“Tiền kiếp tôi bông sen lạc mùa thu dìu dịu nắng
Tắm nước cam lồ heo héo mặt ao,
Người mang tôi thuở âm dương bằng phẳng
Hương của ngày bảng lảng thấp cao.
Tắm nước cam lồ heo héo mặt ao,
Người mang tôi thuở âm dương bằng phẳng
Hương của ngày bảng lảng thấp cao.
Ước ao,
Vì sao
Lập lòe đom đóm
Băng băng đại ngàn, xanh lẫn vào xanh
Bài thơ ca dao đẫm ướt
Ngày vô ngôn
Đêm cũng vô ngôn…”
(Trích Tôi, ta và ta…)
Vì sao
Lập lòe đom đóm
Băng băng đại ngàn, xanh lẫn vào xanh
Bài thơ ca dao đẫm ướt
Ngày vô ngôn
Đêm cũng vô ngôn…”
(Trích Tôi, ta và ta…)
Tài liệu tham khảo & trích dẫn:
– Thơ Trần Hoàng Vy
– Đọc “Giang hồ tê chân” của Trần Hoàng Vy (Mang Viên Long – tháng 7/2010)
– Hàm Tân những chặng đường (1985)
– Thơ Huy Cận.
– Đọc “Giang hồ tê chân” của Trần Hoàng Vy (Mang Viên Long – tháng 7/2010)
– Hàm Tân những chặng đường (1985)
– Thơ Huy Cận.
Lê Ngọc Trác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét