Bến
Ba Nghè và sự tích một vùng đất học
Bến
Ba Nghè là địa danh gợi niềm tự hào về truyền thống hiếu học của một làng quê
thuộc xã Thanh Giang (Thanh Chương). Dòng chảy thời gian đã đi qua hàng mấy thế
kỷ, cảnh vật đã mấy lần đổi thay nhưng truyền thống ấy luôn được người dân nơi
đây lưu giữ.
Bên ấm chè xanh nóng hổi, tỏa hương thơm phức, ông Phạm Sỹ Bớ- tộc trưởng họ
Phạm, là hậu duệ của Phạm Kinh Vỹ, người từng đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất
thân khoa thi năm Giáp Thìn (1724) giải thích cặn kẽ cho khách về gốc tích của
xóm Ba Nghè: “Tên gọi xóm Ba Nghè bắt nguồn từ bến Ba Nghè ở phía trước làng,
ngày xưa có 3 vị tiến sỹ của đất Thổ Hào này ghé thuyền về vinh quy bái tổ”.
Bến Ba Nghè - tương truyền là nơi ghé thuyền của 3 vị tiến sỹ
quê xã Thổ Hào (Thanh Giang- Thanh Chương ngày nay).
3 vị tiến sỹ đất Thổ Hào xưa (nay là xã Thanh Giang) là Nguyễn
Tiến Tài (đăng khoa năm 1664), Phạm Kinh Vỹ (đăng khoa năm 1724) và Nguyễn Lâm
Thái (đăng khoa năm 1739). Nhà thờ Nguyễn Tiến Tài hiện ở xóm Tiên Cầu, nhà thờ
Phạm Kinh Vỹ ở xóm Ba Nghè, đều đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử
- văn hóa. Còn tiến sỹ Nguyễn Lâm Thái được bà con nhân dân xóm Bàu Sen quyên
góp tiền của, công đức xây dựng miếu thờ, quanh năm hương khói.
Nhà thờ Tiến sỹ Nguyễn Tiến Tài - di tích lịch sử- văn hóa cấp
tỉnh.
Bến Ba Nghè thuộc sông Hói Nậy, dòng sông chảy về từ các xã giáp
biên giới Việt - Lào và hợp lưu với sông Lam tại xứ Phuống (Thanh Giang). Ngày
trước, điểm hợp lưu được xác định ở đầu xóm Ba Nghè này nay, cách bến khoảng
200m. Nhưng trải qua hàng trăm năm với bao biến động, vị trí hợp lưu bây giờ
nằm ở địa phân xã Thanh Lâm, cách đó chừng 3km.
Dấu tích bến Ba Nghè vẫn còn hiện hữu, là doi đất nhô ra phía hữu ngạn, mấy thế kỷ trước, 3 vị tiến sỹ đất Thổ Hào đã vượt sông Lam, đi vào dòng Hói Nậy và ghé thuyền tại đây để bước về làng làm lễ vinh quy bái tổ. Và xóm có bến Ba Nghè được đặt tên là xóm Ba Nghè, tên gọi dân dã nhưng chứa đựng biết bao niềm tự hào...
Dấu tích bến Ba Nghè vẫn còn hiện hữu, là doi đất nhô ra phía hữu ngạn, mấy thế kỷ trước, 3 vị tiến sỹ đất Thổ Hào đã vượt sông Lam, đi vào dòng Hói Nậy và ghé thuyền tại đây để bước về làng làm lễ vinh quy bái tổ. Và xóm có bến Ba Nghè được đặt tên là xóm Ba Nghè, tên gọi dân dã nhưng chứa đựng biết bao niềm tự hào...
Nhà thờ Phạm Kinh Vỹ - di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh.
Nối mạch nguồn hiếu học từ đời xưa, con cháu Ba Nghè ngày nay
hiểu được những giá trị của truyền thống và ra sức bồi đắp cho truyền thống ấy
ngày một dày thêm. Chưa có con số thống kê chính xác, áng chừng số người có
bằng đại học là con cháu của làng không dưới 50, trên 10 người có bằng thạc sỹ
và 6 người có bằng tiến sỹ.
Để khuyến khích sự học, xóm đã xây dựng được quỹ khuyến học trao thưởng cho các em có thành tích học tập tốt vào dịp Tết Trung thu. Các dòng họ đều vận động xây dựng nguồn quỹ này để động viên con cháu cố gắng vươn lên trong học tập. Bởi lẽ, người Ba Nghè quan niệm, thành công của một người không chỉ là niềm vui của gia đình, mà của cả dòng họ và làng xã.
Để khuyến khích sự học, xóm đã xây dựng được quỹ khuyến học trao thưởng cho các em có thành tích học tập tốt vào dịp Tết Trung thu. Các dòng họ đều vận động xây dựng nguồn quỹ này để động viên con cháu cố gắng vươn lên trong học tập. Bởi lẽ, người Ba Nghè quan niệm, thành công của một người không chỉ là niềm vui của gia đình, mà của cả dòng họ và làng xã.
Nhà thờ họ Trần Sỹ ở xóm Ba Nghè (Thanh Giang- Thanh
Chương).
Ngày nay, nói đến truyền thống hiếu học ở miền quê Thanh Giang,
người dân nơi đây thường kể đến dòng họ Trần Sỹ. Trong số 6 tiến sỹ có gốc gác
ở Ba Nghè thì có tới 5 người là con em của dòng họ này. Riêng gia đình ông Trần
Sỹ Xân có 2 con là Trần Sỹ Bùi Quang và Trần Sỹ Bùi Trung vừa mới bảo vệ thành
công luận án tiến sỹ.
Con cháu thành đạt đều trở về góp phần xây dựng từ đường, khuôn viên của dòng họ ngày một khang trang, bề thế. Tiến sỹ Trần Sỹ Kháng từng công tác tại Bộ Quốc phòng đang có dự định vận động những người thành đạt góp tiền khôi phục lại bến Ba Nghè. Ý tưởng này nếu trở thành hiện thực sẽ bồi đắp về truyền thống hiếu học của quê hương, và bến Ba Nghè sẽ là điểm dừng chân tham quan của du khách gần xa...
Con cháu thành đạt đều trở về góp phần xây dựng từ đường, khuôn viên của dòng họ ngày một khang trang, bề thế. Tiến sỹ Trần Sỹ Kháng từng công tác tại Bộ Quốc phòng đang có dự định vận động những người thành đạt góp tiền khôi phục lại bến Ba Nghè. Ý tưởng này nếu trở thành hiện thực sẽ bồi đắp về truyền thống hiếu học của quê hương, và bến Ba Nghè sẽ là điểm dừng chân tham quan của du khách gần xa...
Công Kiên
Nguồn Báo Nghệ An online 7/9/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét