Kỳ
bí văn tự cổ trên vách đá giữa đại ngàn Trường Sơn
Nằm
biệt lập giữa đại ngàn Trường Sơn, nơi thượng nguồn dòng A Vương (Tây Giang -
Quảng Nam) hùng vỹ bắt đầu chảy về xuôi, vách đá bí ẩn khắc những dòng văn tự
cổ tồn tại ngàn năm nay như một bài toán không có lời giải với nhiều chuyên gia
văn hóa cũng như các nhà khoa học.
Huyền sử vách đá
Từ xã Lăng, một xã biên giới của huyện Tây Giang, phải mất chừng 1 giờ đồng hồ vượt suối cắt rừng, băng qua những dòng nước xiết, chúng tôi mới tới được bản Achia - một cụm dân tộc Cơtu nơi thượng nguồn sông A Vương giáp nước bạn Lào, nơi có vách đá bí ẩn bên dòng suối A Vương.
Từ xã Lăng, một xã biên giới của huyện Tây Giang, phải mất chừng 1 giờ đồng hồ vượt suối cắt rừng, băng qua những dòng nước xiết, chúng tôi mới tới được bản Achia - một cụm dân tộc Cơtu nơi thượng nguồn sông A Vương giáp nước bạn Lào, nơi có vách đá bí ẩn bên dòng suối A Vương.
3 bản khắc chưa bị chìm (Ảnh: Thượng Hỷ).
Thượng nguồn A Vương dòng suối luôn chảy xiết, tuy nhiên, ở nơi
có vách đá là một vùng đồng bằng, khá phẳng lặng, vách đá cao chừng 7m, chưa
tính chỗ nước ngập chừng 3m. Người ta chỉ nhìn thấy một vài dòng chữ còn nổi
lên phía trên. Già làng Bhriu Clói, kể lại, thượng nguồn dòng A Vương vào mùa
kiệt, có những chỗ trơ đáy, nhưng kỳ lạ, ngay nơi vách đá dựng đứng, nước luôn
dâng đầy.
Có 3 tấm đá nối liền nhau thành vách được khắc chữ viết. Đó là những dòng chữ bí ẩn có từ ngàn xưa, đến nay vẫn chưa ai giải mã được. Ngoại trừ phần lớn chữ khắc trên đá bị ngập nước, khoảng 4 dòng chữ còn lại nổi lên là những ký tự tượng hình, trông giống như chữ của người Chăm.
Có 3 tấm đá nối liền nhau thành vách được khắc chữ viết. Đó là những dòng chữ bí ẩn có từ ngàn xưa, đến nay vẫn chưa ai giải mã được. Ngoại trừ phần lớn chữ khắc trên đá bị ngập nước, khoảng 4 dòng chữ còn lại nổi lên là những ký tự tượng hình, trông giống như chữ của người Chăm.
Bức ảnh chụp của LePichon vào năm 1938 lúc dựng chòi
nghiên cứu
vách đá (Ảnh chụp tư liệu của anh Nguyễn Thượng Hỷ).
Trong một bài viết đăng trên tạp chí Những người bạn Huế vào năm
1938, LePichon - một viên quan ba người Pháp chuyên nghiên cứu văn hóa Cơ tu
thế kỷ trước, gọi những dòng chữ khắc trên đá ở bên bờ suối Lăng (ở xã Lăng,
LePichon gọi là suối Lens. Kỳ thực, đây là thượng nguồn của một nhánh sông A
Vương) là văn khắc trên đá ở Samo.
Già làng Bhriu Clói chỉ nơi những cữ viết cổ
còn sót lại trên
vách đá, chưa bị chìm trong nước.
Samo chính là một trong những đồn Pháp do LePichon lập nên. Làng
Achia, một làng nhỏ của thôn Nal (xã Lăng) nằm chênh vênh lưng chừng núi A
Vương, một trong hàng trăm ngọn núi trên dãy Trường Sơn. Chỉ vài chục hộ dân
sống biệt lập, Achia gắn liền với huyền sử mang màu sắc thần thoại của những
dòng chữ bí ẩn trên đá. Trải qua thời gian đằng đẵng, vật đổi sao dời, những
dòng chữ cổ xưa vẫn như đang thách thức tất cả…
Hành trình giải mã
Theo nhóm nghiên cứu của anh Nguyễn Thượng Hỷ - chuyên gia nghiên cứu văn hóa Chămpa, 3 bản khắc Samo được ký hiệu A,B và C thì bản A dành cho nghi lễ hiến tế với từ châu báu, ngọc trai và từ trâu; bản C là danh mục, sồ lượng các đồ hiến tế và lập lại từ có thể là Trâu (kabav) bản B có từ Ya, đại từ "ai" tiếng Chăm cổ có nghĩa là thần, thánh.
Hành trình giải mã
Theo nhóm nghiên cứu của anh Nguyễn Thượng Hỷ - chuyên gia nghiên cứu văn hóa Chămpa, 3 bản khắc Samo được ký hiệu A,B và C thì bản A dành cho nghi lễ hiến tế với từ châu báu, ngọc trai và từ trâu; bản C là danh mục, sồ lượng các đồ hiến tế và lập lại từ có thể là Trâu (kabav) bản B có từ Ya, đại từ "ai" tiếng Chăm cổ có nghĩa là thần, thánh.
Trai làng Achia luôn bảo vệ vách đá đã bị chìm trong nước
Tuy nhiên, suốt cả ba bản khắc không nêu danh tính vị thần được
tôn vinh như các bia của người Chăm cổ thường thấy xuất hiện về thần chủ Siva,
hoặc tên các vị vua.
Làng Achia.
Theo kết luận bài viết của Daoruang WITTAYARAT, tác giả mở rộng
nhận định rằng, 3 bản văn khắc trên đá được phát hiện ở bờ sông A Vương, một
nhánh chi lưu của sông Thu Bồn trong dãy Trường Sơn cách nhiều ngày đi bộ theo
hướng tây bắc từ Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam kết nối với khu vực vùng thung lũng sông
Mê Kông vùng Wat Phou thuộc tỉnh Chămpasak của Nam Lào. Đây là vùng đất quan
trọng từ lâu xem như là nơi phải đi qua.
Người làng Achia tin rằng, thần linh đang trú ngụ ở phía trên
cây này.
Anh Nguyễn Thượng Hỷ cho rằng, có thể với những từ “Trâu, châu
báu…”, liên quan đến một sự trao đổi nào đó của người Chăm với người
Cơtu.
Một bản khắc chưa bị chìm.
“Đây là chữ Chăm cổ, được khắc trên vách đá, nơi thổ địa của người Cơtu, tồn
tại ngàn năm đến nay chắc hẳn phải có một bức màn bí ẩn của sự giao thương hai
dân tộc. Có thể, người Chăm khi xưa là láng giềng thân thiện với tộc người
Cơtu. Huyền sử con đường muối chính là minh chứng cho điều này. Tuy nhiên, tất
cả đều chỉ là đoán định, bởi cả 3 bản khắc chúng ta mới chỉ dịch nghĩa được vài
chữ, chưa nói lên điều gì” - anh Hỷ cho biết.
“Chúng tôi đã cố gắng gửi nhiều bản đến các chuyên gia văn hóa, các giáo sư
tiến sĩ ngôn ngữ trong nước của như ở Nhật, Singapore, Hàn Quốc… nhưng cho đến
nay vẫn chưa ai giãi mã được. Hiện chúng tôi cũng chỉ biết cho người dân làng
tự bảo vệ nghiêm ngặt” - ông Nguyễn Chí Toàn, Trưởng phòng Văn hóa thông tin
huyện Tây Giang nói.
Nam Cường
Nguồn Dân Việt 11/8/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét