Sự tích cảm động về chiếc khèn Mông
Chiếc
khèn tồn tại lâu đời và mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Mông Nghệ
An. Xung quanh chiếc khèn ấy còn chứa đựng câu chuyện cảm động về tình ruột
thịt, anh em.
Đang ngồi lau chùi lại chiếc khèn lớn treo trên vách nhà, già làng Lầu Xái Phia
(bản Nậm Khiên – Nậm Càn – Kỳ Sơn) bảo rằng: “Đời sống của người Mông không thể
tách rời khỏi tiếng khèn. Tiếng khèn là tiếng nói của người Mông ta đó”.
Cây khèn luôn gắn bó với cuộc sống người Mông ở miền Tây xứ
Nghệ.
Xoay quanh câu chuyện về chiếc khèn và nguồn gốc ra đời, cụ Xái
Phia kể: Ngày xưa, trong một gia đình nọ có 6 anh em mồ côi cha mẹ nhưng họ
biết yêu thương nhau hết mực. Họ đi đâu cũng có nhau, chẳng bao giờ chịu chia
xa.
Một năm nọ, trời làm lũ lụt, mùa màng mất hết, đói kém xảy ra khắp nơi. 6 anh em cùng dân làng di tản lên vùng núi cao để tránh lũ và kiếm cái ăn. Tuy nhiên, 4 trong số 6 anh em đã không thể vượt qua được cơn lũ tàn khốc nơi rừng núi. Còn lại 2 anh em, thì 1 người bị dòng nước đẩy sang phía bên kia sông, nơi người chết nhiều vô số kể, những sọ dừa nằm lăn lóc dưới chân làm cho người em vô cùng sợ hãi.
Một năm nọ, trời làm lũ lụt, mùa màng mất hết, đói kém xảy ra khắp nơi. 6 anh em cùng dân làng di tản lên vùng núi cao để tránh lũ và kiếm cái ăn. Tuy nhiên, 4 trong số 6 anh em đã không thể vượt qua được cơn lũ tàn khốc nơi rừng núi. Còn lại 2 anh em, thì 1 người bị dòng nước đẩy sang phía bên kia sông, nơi người chết nhiều vô số kể, những sọ dừa nằm lăn lóc dưới chân làm cho người em vô cùng sợ hãi.
Người Mông gửi gắm tất cả tâm tình của mình trong tiếng
khèn.
Trong cảnh chia lìa, không thức ăn, nước uống, 2 anh em tưởng đã
đến bước đường cùng, họ nghĩ đến cái chết đang đợi mình phía trước. Nhưng trước
lúc chết, người anh muốn gửi những lời yêu thương đến với người em của mình
đang ở bên kia dòng lũ. Anh bèn lấy xương người chết mài thành dao cắt một cây
nứa làm sáo.
Khi cây sáo được làm xong, anh thổi lên nhưng cảm thấy thiếu mất một thứ gì đó rất thiêng liêng. Tiếng sáo của anh vút lên chỉ nói được tiếng nói của bản thân mà chưa hòa nhịp được với tiếng nói của những anh em mình. Sau một hồi suy nghĩ, anh làm tiếp 5 cái nữa tượng trưng cho tiếng nói của 5 anh em còn lại.
Khi cây sáo được làm xong, anh thổi lên nhưng cảm thấy thiếu mất một thứ gì đó rất thiêng liêng. Tiếng sáo của anh vút lên chỉ nói được tiếng nói của bản thân mà chưa hòa nhịp được với tiếng nói của những anh em mình. Sau một hồi suy nghĩ, anh làm tiếp 5 cái nữa tượng trưng cho tiếng nói của 5 anh em còn lại.
Chiếc khèn của người Mông mang trong mình biểu tượng
về nghĩa
tình anh em, thể hiện một trong
những nét văn hóa giàu bản sắc của cộng đồng
dân tộc này.
Sau khi gắn kết sáu cây sáo với nhau, người anh cả thổi lên thấy
nỗi lòng mình hòa nhịp với tiếng nói của các em. Tiếng khèn vang trong rừng núi
nói lên nỗi niềm của người Mông từ khi sinh ra cho đến lúc về thế giới bên kia.
Cái ngắn nhưng to nhất gọi là “đí lua” tượng trưng cho người anh cả, cái dài
nhất là “đí bùa” tượng trưng cho anh thứ hai, cái thứ 3 là “đí từ”, cái thứ 4
là “đí sờ”, cái thứ 5 là “đí tờ”, cái nhỏ nhất là em út “đí trồ”.
Trong đám tang của người Mông không thể thiếu tiếng khèn.
Tiếng khèn của người anh bay khắp núi rừng làm cho chim chóc,
thú vật ngỡ ngàng không hiểu vì sao hôm nay lại có âm thanh hay đến như vậy.
Các con vật khắp nơi rủ nhau kéo đến xem rất đông. Chúng đều ngỏ ý muốn xin
người anh một cái để thổi. Người anh ra điều kiện, nếu con vật nào giúp 2 anh
em đoàn tụ thì sẽ cho con vật đó cây sáo lớn nhất.
Cả vượn và diều hâu đều xung phong đưa người qua sông nhưng loài diều hâu chỉ biết dùng móng vuốt của mình nâng đỡ cho người anh còn loài vượn ra sức cõng người anh trên lưng bơi qua dòng nước lũ. Sau khi qua được sông, gặp lại người em, xét công lao của hai con vật, người anh tặng vượn cây sáo to nhất, kêu vang và hay nhất là cái “y lua”, còn loài điểu ưng được tặng cái nhỏ hơn. Chính vì lẽ đó mà loài vượn mới có tiếng kêu vang và hay như bây giờ.
Cả vượn và diều hâu đều xung phong đưa người qua sông nhưng loài diều hâu chỉ biết dùng móng vuốt của mình nâng đỡ cho người anh còn loài vượn ra sức cõng người anh trên lưng bơi qua dòng nước lũ. Sau khi qua được sông, gặp lại người em, xét công lao của hai con vật, người anh tặng vượn cây sáo to nhất, kêu vang và hay nhất là cái “y lua”, còn loài điểu ưng được tặng cái nhỏ hơn. Chính vì lẽ đó mà loài vượn mới có tiếng kêu vang và hay như bây giờ.
Trong đời sống tinh thần của cộng đồng
người Mông không bao giờ
thiếu tiếng khèn.
Ngồi trầm lặng bên bếp lửa, cụ Lầu Xái Phia nói: “Từ bao đời
nay, người Mông ta đều thể hiện nỗi lòng của mình vào tiếng khèn. Thổi khèn để
trai gái yêu nhau, thổi khèn để hồn vía tổ tiên về đoàn tụ với gia đình, để
linh hồn người chết được siêu thoát…”.
Đào Thọ
Nguồn Báo Nghệ An online 7/9/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét