Mấy độ phong sương bặt dấu giày
Hoa quên mùa nở, bướm quên bay
Xác xơ ngoài giậu màu hoa dại
Lặng lẽ bên song dáng liễu gầy
Cá nước thẫn thờ chìm góc biển
Chim trời biền biệt tím chân mây
Chợt nghe khách báo tin đầu ngõ
Trăng lại về thăm nắng lại đầy.
Hoa quên mùa nở, bướm quên bay
Xác xơ ngoài giậu màu hoa dại
Lặng lẽ bên song dáng liễu gầy
Cá nước thẫn thờ chìm góc biển
Chim trời biền biệt tím chân mây
Chợt nghe khách báo tin đầu ngõ
Trăng lại về thăm nắng lại đầy.
Duy
Tân
Khi một cây bút điêu luyện có được một tứ thơ hay thì rất có thể người đọc được
hưởng thụ một bữa tiệc ngon lành đối với tất cả các giác quan; càng cảm nhận,
càng thưởng thức, càng chiêm nghiệm, càng ngẫm nghĩ thì càng cảm thấy mãn nguyện.
Với tôi, bài thơ Trước vườn xưa của Duy Tân là một bài thơ đạt được chuẩn tiêu
đó.
Nói cảm giác chung về một khu vườn mà tác giả rất kiệm lời.
“Hoa quên mùa nở, bướm quên bay”
Nhưng trước hết là tâm trạng của một người đứng trước khu vườn đầy kỷ niệm giờ đây đã trở thành hoang vắng, tiêu điều:
“Mấy độ phong sương, bặt dấu giày”
“Phong sương” ở đây có thể nghĩa là gió sương, là sự biến động của thiên nhiên theo thời gian, cũng có thể nghĩa là sương phủ (phong là gói lại). Từ lúc chia tay, sáng nào cũng có người đến, mong tìm một dấu giày mà sương chưa kịp phủ hết. Nhưng thất vọng: Dấu giày vẫn “bặt” – “Bặt” chứ không phải “không”, là “chẳng”. “Bặt” là chấm dứt hiện tượng lẽ ra còn phải tái hiện. (Cũng có thể hiểu: Cái vườn đã trở nên hoang vắng lâu ngày không ai đến thăm). Duy Tân đã phát triển ý thơ Nguyễn Du khi thăm lại vườn Thúy:
“Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày”
Khu vườn ấy còn “bặt” nhiều thứ, nhưng tác giả chỉ dẫn dụ chi tiết duy nhất là “dấu giày” . Tìm dấu giày là cách nói tránh tài tình về ý tìm người . Bài thơi nói về sự xa cách đã mòn mỏi mà chẳng thấy sự hiện diện bóng dáng con người. Chỉ một từ, mà vẫn thấy hiện lên một con người cụ thể khao khát đoàn viên: “Hoa quên mùa nở”
“Quên” chứ không phải là muộn; khi con người cách xa nhau thì đến cả cỏ cây hoa lá cũng quên luôn cái qui luật tự nhiên của nó; vạn vật cũng buồn lây.
Đó lá trong vườn. Ngoài vườn thì sao?
“Xác xơ ngoài giậu màu hoa dại”
Hoa trong vườn thì quên nở; còn hoa ngoài vườn thì cũng chỉ là hoa dại xác xơ. Cành liễu là hình ảnh của sự thiết tha mềm mại cũng chỉ còn là bóng dáng gầy guộc lặng lẽ bên song.
(Xin lan man nhắc lại giai thoại về “tứ mĩ nhân” trong văn học cổ Trung Quốc như sau):
Khi Chiêu Quân tắm, cá sông mải ngắm, quên bơi, để đến nỗi chịu xuôi tận đáy;
Tây Thi ngồi chơi trên bãi cỏ, chim bay qua, ngó thấy sắc đẹp, sững sờ, quên cả vỗ cánh mà rơi xuống đất;
Điêu Thuyền trang điểm đúng lúc mặt trăng bị đám mây che, Vương Doãn nhân đó mà thêu dệt “Sắc đẹp của nàng đến Hằng Nga cũng phải thẹn mà giấu mặt vào đám mây”; Dương Quý Phi khi ngắm hoa, tay vô tình chạm vào cánh hoa, hoa khép lại, người đời kháo nhau: Đến hoa cũng phải chịu nhường, chịu “chào thua” dung nhan của nàng.
Còn ở ta, trong “Cung oán ngâm khúc”, Nguyễn Gia Thiều đã dựa các điểm trên mà viết hai câu xuất thần:
“Chìm đáy nước, cá lờ đờ lặn
Lửng da trời, nhạn ngẩn ngơ sa”
Nói cảm giác chung về một khu vườn mà tác giả rất kiệm lời.
“Hoa quên mùa nở, bướm quên bay”
Nhưng trước hết là tâm trạng của một người đứng trước khu vườn đầy kỷ niệm giờ đây đã trở thành hoang vắng, tiêu điều:
“Mấy độ phong sương, bặt dấu giày”
“Phong sương” ở đây có thể nghĩa là gió sương, là sự biến động của thiên nhiên theo thời gian, cũng có thể nghĩa là sương phủ (phong là gói lại). Từ lúc chia tay, sáng nào cũng có người đến, mong tìm một dấu giày mà sương chưa kịp phủ hết. Nhưng thất vọng: Dấu giày vẫn “bặt” – “Bặt” chứ không phải “không”, là “chẳng”. “Bặt” là chấm dứt hiện tượng lẽ ra còn phải tái hiện. (Cũng có thể hiểu: Cái vườn đã trở nên hoang vắng lâu ngày không ai đến thăm). Duy Tân đã phát triển ý thơ Nguyễn Du khi thăm lại vườn Thúy:
“Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày”
Khu vườn ấy còn “bặt” nhiều thứ, nhưng tác giả chỉ dẫn dụ chi tiết duy nhất là “dấu giày” . Tìm dấu giày là cách nói tránh tài tình về ý tìm người . Bài thơi nói về sự xa cách đã mòn mỏi mà chẳng thấy sự hiện diện bóng dáng con người. Chỉ một từ, mà vẫn thấy hiện lên một con người cụ thể khao khát đoàn viên: “Hoa quên mùa nở”
“Quên” chứ không phải là muộn; khi con người cách xa nhau thì đến cả cỏ cây hoa lá cũng quên luôn cái qui luật tự nhiên của nó; vạn vật cũng buồn lây.
Đó lá trong vườn. Ngoài vườn thì sao?
“Xác xơ ngoài giậu màu hoa dại”
Hoa trong vườn thì quên nở; còn hoa ngoài vườn thì cũng chỉ là hoa dại xác xơ. Cành liễu là hình ảnh của sự thiết tha mềm mại cũng chỉ còn là bóng dáng gầy guộc lặng lẽ bên song.
(Xin lan man nhắc lại giai thoại về “tứ mĩ nhân” trong văn học cổ Trung Quốc như sau):
Khi Chiêu Quân tắm, cá sông mải ngắm, quên bơi, để đến nỗi chịu xuôi tận đáy;
Tây Thi ngồi chơi trên bãi cỏ, chim bay qua, ngó thấy sắc đẹp, sững sờ, quên cả vỗ cánh mà rơi xuống đất;
Điêu Thuyền trang điểm đúng lúc mặt trăng bị đám mây che, Vương Doãn nhân đó mà thêu dệt “Sắc đẹp của nàng đến Hằng Nga cũng phải thẹn mà giấu mặt vào đám mây”; Dương Quý Phi khi ngắm hoa, tay vô tình chạm vào cánh hoa, hoa khép lại, người đời kháo nhau: Đến hoa cũng phải chịu nhường, chịu “chào thua” dung nhan của nàng.
Còn ở ta, trong “Cung oán ngâm khúc”, Nguyễn Gia Thiều đã dựa các điểm trên mà viết hai câu xuất thần:
“Chìm đáy nước, cá lờ đờ lặn
Lửng da trời, nhạn ngẩn ngơ sa”
Cái đẹp của mỹ nữ trong văn chương người xưa
đạt đến độ
“Chim sa, cá lặn, nguyệt thẹn, hoa nhường”
Duy Tân đã sử dụng mô típ đó một cách sáng tạo, độc đáo để nói về sự xa cách, về nỗi buồn li biệt:
“Hoa quên mùa nở, bướm quên bây”
“Cá nước thẫn thờ chìm góc biển”
“Chim trời biền biệt tím chân mây”
Đến đây, ta lại nhớ đến thơ Nguyễn Du:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Cái buồn đến ngay cả cỏ cây hoa lá, chim muông cũng cảm nhận được mà chia sẻ - Buồn như vậy mới thực là buồn – Thơ đến vậy mới là thơ đích thực.
Ta hay nghe xem, cái khao khát đoàn viên kia nó “có hậu” hay không.
“Chợt nghe khách báo tin đầu ngõ
Trăng lại về thăm, nắng lại đầy”
Chim khách vui mừng báo tin cố nhân về thăm vườn cũ, ánh trăng thề ngày xưa lại vằng vặc, ánh nắng xuất hiện, phong sương tan biến, dấu giày tất sẽ xuất hiện, hoa lại nở, bướm lại bay, chim lại hót… Khi con người đoàn viên thì vạn vật lại trở về qui luật ngàn đời của nó.
Bài thơ “có hậu” vì đã chuyển được khoái cảm vào tâm hồn người đọc.
Đây là một bài thơ hay, đa nghĩa, có thể coi là một sự tự giãi bày của vườn thơ Đường đã bấy lâu nay, qua bao biến đổi gió sương ít người quan tâm đến. Những bông hoa của tám câu năm vần hầu như từng quên nở; vườn hoa vắng bóng hồ điệp mặc khách tao nhân; những tâm hồm đồng điệu thì hoặc “chìm nơi góc bể” hoặc đã “tím chân mây”. Vườn thơ Đường có lúc tưởng chừng hoang vu thực sự.
Rồi bỗng nhiên, Nghị quyết về văn hóa như chim khách báo tin vui. Vườn thơ Đường lại dìu dập yến oanh. “Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” lại được sưởi ấm với những ngày nắng mới – ánh nắng của tình yêu và bản sắc.
Chao ôi! Đã lâu lắm rồi mới lại được chiêm ngưỡng một bài thơ Đường mang phong vị cổ thi nao buồn và đằm thắm như vậy; được thấy một dòng chảy của văn phong tự ngàn xưa đang thấm dần vào tâm hồn những độc giả mê thơ, đặc biệt là thơ Đường.
Đây là một giọng thơ rất “hoài cổ” của một tác giả có cái tên rất “kim”: Duy Tân.
“Chim sa, cá lặn, nguyệt thẹn, hoa nhường”
Duy Tân đã sử dụng mô típ đó một cách sáng tạo, độc đáo để nói về sự xa cách, về nỗi buồn li biệt:
“Hoa quên mùa nở, bướm quên bây”
“Cá nước thẫn thờ chìm góc biển”
“Chim trời biền biệt tím chân mây”
Đến đây, ta lại nhớ đến thơ Nguyễn Du:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Cái buồn đến ngay cả cỏ cây hoa lá, chim muông cũng cảm nhận được mà chia sẻ - Buồn như vậy mới thực là buồn – Thơ đến vậy mới là thơ đích thực.
Ta hay nghe xem, cái khao khát đoàn viên kia nó “có hậu” hay không.
“Chợt nghe khách báo tin đầu ngõ
Trăng lại về thăm, nắng lại đầy”
Chim khách vui mừng báo tin cố nhân về thăm vườn cũ, ánh trăng thề ngày xưa lại vằng vặc, ánh nắng xuất hiện, phong sương tan biến, dấu giày tất sẽ xuất hiện, hoa lại nở, bướm lại bay, chim lại hót… Khi con người đoàn viên thì vạn vật lại trở về qui luật ngàn đời của nó.
Bài thơ “có hậu” vì đã chuyển được khoái cảm vào tâm hồn người đọc.
Đây là một bài thơ hay, đa nghĩa, có thể coi là một sự tự giãi bày của vườn thơ Đường đã bấy lâu nay, qua bao biến đổi gió sương ít người quan tâm đến. Những bông hoa của tám câu năm vần hầu như từng quên nở; vườn hoa vắng bóng hồ điệp mặc khách tao nhân; những tâm hồm đồng điệu thì hoặc “chìm nơi góc bể” hoặc đã “tím chân mây”. Vườn thơ Đường có lúc tưởng chừng hoang vu thực sự.
Rồi bỗng nhiên, Nghị quyết về văn hóa như chim khách báo tin vui. Vườn thơ Đường lại dìu dập yến oanh. “Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” lại được sưởi ấm với những ngày nắng mới – ánh nắng của tình yêu và bản sắc.
Chao ôi! Đã lâu lắm rồi mới lại được chiêm ngưỡng một bài thơ Đường mang phong vị cổ thi nao buồn và đằm thắm như vậy; được thấy một dòng chảy của văn phong tự ngàn xưa đang thấm dần vào tâm hồn những độc giả mê thơ, đặc biệt là thơ Đường.
Đây là một giọng thơ rất “hoài cổ” của một tác giả có cái tên rất “kim”: Duy Tân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét