Sáng mãi sao Khuê buổi sớm
|
(Đọc Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi)
Chúng ta đều biết Nguyễn Trãi là vị anh hùng cứu nước nổi tiếng
mưu lược trong kháng chiến chống quân Minh. Chẳng những là tác giả "Bình
Ngô đại cáo” bất hủ, ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị nói lên tư tưởng
lớn của ông về các mặt triết học, chính trị, quân sự và nhiều thơ văn hết sức
quí báu. Cho đến nay, ông vẫn được suy tôn là nhà tư tưởng vượt thời đại, nêu
cao ý chí "tạo phúc cho dân” với hoài bão kinh bang tế thế khiến cho
"khắp thôn cùng xóm vắng không còn có tiếng hờn giận oán sầu". Nhân
kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông, tổ chức UNESCO đã long trọng vinh danh
Nguyễn Trãi là một trong những danh nhân văn hóa của thế giới.
Ngoài Quốc Âm thi tập, ông còn có tập thơ chữ Hán mang tên Ức Trai
thi tập. Dựa theo cách sắp xếp của dịch giả Đào Duy Anh, Ức Trai thi tập có thể
gồm 4 phần như sau:
1- Thơ làm trong khi chưa thành công: 29 bài, trong đó có 12 bài
làm trong thời sang Trung Quốc.
2- Thơ làm sau khi thành công, làm quan ở triều đình (31 bài)
3- Thơ tỏ ý chán nản muốn về nghỉ (22 bài)
4- Thơ làm khi về ở ẩn tại Côn Sơn (17 bài)
A- THƠ LÀM KHI CHƯA THÀNH CÔNG:
Bài "Qua biển" có mấy câu đầy khí phách:
"…Nghĩa khí quét mù muốn lớp dẹp
Tráng hoài nổi gió nửa buồm dong
Lá thuyền mừng tớ chầu trời trẩy
Thẳng cưỡi kình nghê vượt biển Đông"
Bài "Đêm đậu thuyền ở Bình-nam" cho thấy tâm trạng không
được như ý:
"Hẹn với hồ non đành phụ chí
Trôi xuôi năm tháng uổng bình sinh"
Bài "Giữa đường gửi bạn" lại khẳng định quyết tâm của
mình :
"…Nam châu bạn cũ như ai hỏi
Nhớ bảo rằng ta vẫn nhất tâm."
Bài "Ngẫu nhiên làm trong thuyền" lại nêu bật "
tráng chí bình sinh" .
"Cảnh lạ thường kinh năm tháng mới
Thuyền con còn nhớ nước non nhà
Bốn phương tráng chí bình sinh có
Khôn chối "mệt rồi" để chẳng ra
Bài "Sau loạn cảm tác" nói lên niềm xót xa trước cảnh
nhân dân rên siết vì chiến tranh, xót xa về thân phận của bản thân mình.
"…Thần châu từ thuở nổi can qua
Rên siết muôn dân đến thế mà
Ba chục năm trời danh tiếng hão
Quay đầu muôn việc giấc Nam Kha"
Bài "Gửi bạn" cho thấy nỗi khổ tâm của kẻ sĩ:
"…Tấc lưỡi hãy còn ăn nói được
Chiếc thân vẫn khó, xót thương thôi"
"…Đọc sách mười năm mà kiết xác,
Ăn toàn rau muống, chẳng chiên ngồi"
Bài "Đóng cửa biển" lại cho thấy chỗ dựa chủ yếu không
phải ở thế hiểm mà chính là ở lòng dân:
Khóa sông xích sắt cũng vầy thôi
Lật thuyền mới rõ dân như nước
Cậy hiểm khôn xoay, mệnh ở trời"
Bài "Đêm đậu thuyền ở Lâm Cảng" kết thúc bằng mấy câu:
"…Một đời quen nết chưa chừa được
Xiêu giạt nào hao khí thiếu niên"
Bài "Đêm đậu thuyền ở cửa biển" lại kết thúc bằng lời
khẳng định ý chí của mình:
"Lo trước bình sinh ôm một chí
Thức chong ngồi lạnh chỉ ôm chiên"
B- THƠ LÀM SAU KHI THÀNH CÔNG - LÀM QUAN Ở TRIỀU:
"Xem duyệt thủy trận" nói lên lòng yêu chuộng hòa bình:
"Muôn giáp khoe oai tì hổ dữ
Nghìn thuyền bày trận quán nga nhanh
Lòng vua muốn để dân ngơi nghỉ
Văn trị nên xây dựng thái bình"
Bài "Mừng về Lam Sơn” lại nêu cao đạo lý "nhân
nghĩa" tác giả từng đề xướng:
"…Quyền mưu vốn dĩ để trừ gian
Nhân nghĩa giữ gìn thế nước an
Ấm chiếu nhà nho nơi quán các
Nhàn gươm ông tướng chốn biên quan"
…Quái Bắc đã tiêu, kình ngạc lặng
Nam châu muôn thuở vẹn giang san"
Bài thứ tư trong loạt bài thơ "Mừng thắng trận" nêu cao
tâm lý "lo trước":
"…Đường xe khe thẳm phiền loan giá
Trướng ngọc mưu thần trổ hổ thao
Bốn biển như nay yên lặng cả
Cho hay "hậu dật" bởi tiên lao"
Bài "Ngẫu nhiên làm" coi tâm lý "lo trước”,
"lo xa" của mình như căn bệnh "vu khoát", có nghĩa là bệnh
"viển vông":
"…Vu khoát đời ta mang bệnh ấy
Không phương chữa, lão nặng thêm ra"
Bài 2 "Ngẫu nhiên làm trong thuyền" đầy thi hứng dạt dào
"…Góc biển, bên trời mặc ý chơi
Đến đâu cũng phóng bút ngâm hoài
Ông chài hồ rộng ba câu hát
Chú mục trăng cao một tiếng còi
Đêm vắng tựa không xem tạo biển
Gió thu thừa hứng cưỡi kình bơi
Lâng lâng muôn việc khi quên hết
Lẽ nhiệm đành nhường chén rượu thôi"
"…Trên non Yên Tử, chòm cao ngất
Trời mới canh năm đã sáng tinh
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả
Nói cười người ở giữa mây xanh
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa
Bao dải tua châu đá rũ mành
Dấu cũ Nhân Tôn còn vẫn đấy
Trùng đồng tháy giữa ánh quang minh"
Bài "Vân Đồn" nêu cao một địa danh lịch sử oai hùng :
"…Một vùng biếc sẫm gương lồng bóng
Muôn hộc xanh um tóc mượt màu
Non biển gạn trong tay vũ trụ
Tim gan chẳng núng sức ba đào"
Bài "Cửa Bạch Đằng" còn in bóng chiến công xưa lừng lẫy:
"…Chòm chòm núi đá kình rời đoạn
Lớp lớp bờ lau kiếm nát chồng
Quan ải trăm, hai, trời đặt hiểm
Anh hùng sự nghiệp dắt nên công"
Bài "Tĩnh yên chiều đứng trông"dạt dào thi hứng:
"…Mưa phùn khói lạt vá chiều mờ
Sắc nước màu trời ngó lửng lơ
Muôn thuở càn khôn tươi cảnh trí
Biển non vì tớ vẽ nên thơ"
Bài "Than oan" bộc lộ nỗi đau phải sa vòng tù ngục
"…Năm chục năm chìm nổi với đời
Non quê khe suối phụ duyên rồi
Danh hư họa thực nên cười quá
Ghét lũ trung côi đáng xót thôi
Khó tránh số mình là bởi mệnh
Chưa tiêu đạo thánh, ấy do trời
Trong lao lung ấy cam mang nhục
Cửa khuyết nhờ đâu đạt một lời"
C- THƠ TỎ Ý CHÁN NẢN MUỐN VỀ NGHỈ
Bài "Ngẫu nhiên làm" tỏ ý ngao ngán sự đời:
"…Cuộc đời một giấc mộng kê thôi
Tỉnh lại muôn vàn, thấy hão rồi
Hiện chỉ ưa vào trong núi ở
Lều tranh đọc sách cạnh hoa chơi"
Bài "Đề chùa Đông Sơn" thầm tiếc ba mươi năm hao phí
"…Một dạ quân thân vướng vít hoài
Thẹn rừng tủi suối ước xưa sai
Ba mươi năm lẻ trong trần mộng
Bài "Họa vần ông người làng gởi cho các đồng chí" nói
lên tâm trạng nguội lòng việc thế:
"…Nguội lòng việc thế đầu ra bạc
Nhờ rượu thân suy mặt ửng hồng
Thấy sáng phượng kia sà xuống hót
Tránh tên hồng nọ phải xa tung"
Bài "Nhờ người vẽ tranh Côn Sơn" thổ lộ tâm trạng tha
thiết nhớ Côn Sơn:
"…Rừng suối nửa đời phải lãng xao
Gia hương sau loạn phí chiêm bao
Tùng reo bậc đá ai nghe đấy
Mai chiếu bên khe thú vịnh đâu
Vắng vẻ yên hà gan ruột nẫu
Não nùng vượn hạc, ý tình đau
Toan nhờ thiên hạ cao tay vẽ
Nhớ vẽ lòng ra cả thế nào"
Bài "Đề canh ẩn đường của Từ Trọng phủ” cho thấy nỗi lòng
muốn về ở ẩn:
"…Tùng cúc hãy còn, về chửa muộn
Lợi danh không mãng, ẩn cho an
Than ôi mũ áo lầm ta mãi
Vốn khách câu thanh với cuốc nhàn"
Bài "Hứng chơi" (bài 2) thổ lộ nỗi niềm tâm sự:
"…Thanh chức mười năm băng nậm ngọc
Đơn tâm một mảnh lửa lò tiên
Ưu du lại bảo ta ưa thích
Cúi ngửa theo người, chịu chẳng nên"
Bài "Đáp bạn gửi cho" trải lòng tạ bạn:
"…Lươn lướt rồng phi, thuyền vạn hộc
Vững vàng mà vẫn phải lo nhào
Việc cam lệ ứa khôn bàn giỏi
Vận gặp bước cùng há trí cao
Yên các xa xôi, danh bấp bềnh
Gia sơn vui thú, giấc chiêm bao
Án cần tạ bạn đồng hương đấy
Tạm lấy tân thi tả nỗi sầu”
D- THƠ LÀM TRONG THỜI GIAN Ở ẨN Ở CÔN SƠN
Bài "Mộng ở trong núi" thanh thoát làm sao!
"Thanh Hư đầy động hàng ngàn trúc
Phơi phới suối bay rũ kính trong
Trăng sáng đêm qua trời tựa nước
Chiêm bao cưỡi hạc tới tiên cung"
"Cuối xuân tức cảnh" càng đầy cảm hứng
"Trọn ngày thong thả khép phòng văn
Khách tục bên ngoài chẳng bén chân
Khắc khoải quyên kêu xuân đã muộn
Hoa xoan mưa nhẹ nở đầy sân"
"Bến đò xuân đầu trại" càng dạt dào cảm xúc:
“Cỏ xuân đầu bến biếc như mây
Thêm lại mưa xuân trời nước đầy
Đường nội vắng teo, hành khách ít
Thuyền côi gác bãi ngủ thâu ngày" .
"Gặp gì nhàn hạ chẳng ngâm nga
Ngoài tục phong lưu tự một nhà
Núi biếc nghìn trùng phô ngọc đấy
Nước trong muôn khoảnh trải gương ra
Sáo đàn rộn rịp, chim vang rú
Gấm vóc tưng bừng giậu trổ hoa.
Thi liệu một thì đầy trước mắt
Thi ông, người thế ai hơn ta ?"
"Hứng làm ngay" bất chợt mà giàu thi tứ:
"…Tan mưa sắc núi thơ đầy mắt
Vơi lụt ánh sông tục sạch lòng
Khách đến cổng ngoài, chim ríu rít
Thu sâu sân rụng lá lung tung"
Bài "Hứng chiều” man mác nỗi buồn tâm sự:
"Nhà quạnh xóm cùng khổ vắng teo
Khăn thâm gậy trúc dạo quanh chiều
Bãi thông bóng xế cây đeo ráng
Đường nội người thưa, nước ngập kiều
Kim cổ không cùng, sông bát ngát
Anh hùng mang hận, lá veo veo
Trở về một chắc lan can tựa
Lạnh lẽo gương thiềm khoảng biếc treo"
"Chùa Tiên Du” là một bài thơ ngũ ngôn ngắn gọn mà đầy ý vị:
"Bóng xế thuyền con buộc
Vội lên lễ phật đài
Mây về giường sãi lạnh
Hoa rụng suối hương trôi
Chiều tối vượn kêu rộn
Núi quang bóng trúc dài
Ở trong dường có ý
Muốn nói bỗng quên rồi"
Và phải chăng "Bài ca Côn Sơn" là bài thơ tâm đắc nhất
của tác giả bởi thắm ý đượm tình với nước non quê cũ: Bài thơ gồm hai phần
chính, phần đầu cho thấy Côn Sơn có đủ thứ khe, đá, thông, trúc có thể làm đàn
cầm, chiếu thảm, nơi ngơi nghỉ, chốn ngâm nga cho tác giả, phần sau là lời tác
giả kêu gọi:
"Người sao chửa về đi
Nửa đời bụi bặm hoài lăn lóc
Muôn chung chín đỉnh có làm gì
Nước lã cơm rau miền tri túc
…Người đời trong trăm năm
Rút cuộc như thảo mộc
Vui buồn lo sướng đổi thay nhau
Một tươi một héo vẫn tương tục
Cồn hoang lầu đẹp cũng ngẫu nhiên
Chết rồi ai vinh với ai nhục?
Nhân gian nếu có bọn Sào Do
Khuyên hãy nghe ta ca một khúc
Về hình thức, bài thơ khá tự do phóng khoáng khác hẳn các thể thơ
trước. Hòa mình vào thiên nhiên phải chăng vừa thuận đạo tự nhiên, vừa hợp lẽ
sống tự do tự tại, xa lánh cuộc đời trần tục, tìm đến chốn ẩn cư thanh cao?
Bài thơ thanh thoát như một hồn thơ được giải phóng khỏi bao nhiêu ràng buộc
đời thường, xứng đáng là bài thơ kết thúc có hậu cho "Ức trai thi
tập".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét