Ghi chú trong truyện
* Chảy đi sông ơi
Đoạn sông Cà Lồ đi qua Kim Anh bên đường quốc lộ số 2 buồn và đẹp. Bên kia sông là Chi Đông. Bên này sông là Thạch Lỗi. Kế chút nữa là Thanh Nhàn. Cầu nhỏ gọi là Cầu Đen. Cầu to gọi là Cầu Trắng. Đêm vẫn nghe tiếng hổ gầm trên núi Tam Đảo vọng về. Những lời hát đồng dao ngân nga: Chảy đi sông ơi/ Băn khoăn làm gì/ Ai sống mãi được/ Em thì nông nổi/ Anh thì mê mải/ Anh đi tìm gì/ Lòng người đen bạc/ Mỹ nhân già đi/ Lời ai than thở/ Cuốn trong gió chiều/ Anh hùng cười gượng/ Nét buồn cô liêu/ Sóng đời đãi hết/ Chảy đi sông ơi/ Cho tôi nhớ lại/ Bên ai một chiều/ Thôi thì thôi vậy/ Yêu người tôi yêu/ Hết rồi nước mắt/ Mưa giăng ngợp chiều/ Thôi thì thôi nhé/ Em thì em bé/ Anh thì hoang vắng...
Đoạn sông Cà Lồ đi qua Kim Anh bên đường quốc lộ số 2 buồn và đẹp. Bên kia sông là Chi Đông. Bên này sông là Thạch Lỗi. Kế chút nữa là Thanh Nhàn. Cầu nhỏ gọi là Cầu Đen. Cầu to gọi là Cầu Trắng. Đêm vẫn nghe tiếng hổ gầm trên núi Tam Đảo vọng về. Những lời hát đồng dao ngân nga: Chảy đi sông ơi/ Băn khoăn làm gì/ Ai sống mãi được/ Em thì nông nổi/ Anh thì mê mải/ Anh đi tìm gì/ Lòng người đen bạc/ Mỹ nhân già đi/ Lời ai than thở/ Cuốn trong gió chiều/ Anh hùng cười gượng/ Nét buồn cô liêu/ Sóng đời đãi hết/ Chảy đi sông ơi/ Cho tôi nhớ lại/ Bên ai một chiều/ Thôi thì thôi vậy/ Yêu người tôi yêu/ Hết rồi nước mắt/ Mưa giăng ngợp chiều/ Thôi thì thôi nhé/ Em thì em bé/ Anh thì hoang vắng...
* Tướng về hưu
Bản thảo đầu tiên: Cha tôi bảo: Sao tôi cứ như lạc loài? Tôi nghĩ: Sao tôi cũng như lạc loài?
Bản thảo đầu tiên: Cha tôi bảo: Sao tôi cứ như lạc loài? Tôi nghĩ: Sao tôi cũng như lạc loài?
* Không có vua
Bản thảo đầu tiên: Ba ngày Tết trôi nhanh, lòng đường đầy xác pháo. Ai cũng có cảm giác ngày Tết trôi nhanh! Ngày nào mà chẳng trôi nhanh, hở giời? Đời nào mà chẳng trôi nhanh, hở đời?
Bản thảo đầu tiên: Ba ngày Tết trôi nhanh, lòng đường đầy xác pháo. Ai cũng có cảm giác ngày Tết trôi nhanh! Ngày nào mà chẳng trôi nhanh, hở giời? Đời nào mà chẳng trôi nhanh, hở đời?
* Muối của rừng
Mường Lưm là một rẻo rất hẻo lánh ở Yên Châu. Khoảng những năm 70 ở đây chưa có đường vào. Đi bộ từ Yên Châu vào đấy chừng khoảng 6 tiếng đồng hồ. Người không quen đi bộ sẽ thấy chồn chân, máu dồn xuống hai bắp chân đau không tưởng được.
Những dãy núi đá vôi cao ngất. Khỉ nhiều vô kể, leo trèo trên những vách đá hết sức tài tình.
Ôi tuổi trẻ! Những chuyến đi phiêu lưu mạo hiểm! Bông hoa tử huyền nào chờ ở cuối đường đi? Sương mù... Những trận mưa địa hình bất chợt ập xuống. Đi sâu vào rừng cảm nhận những hương vị của rừng, xúc động không nói nên lời.
Trước thiên nhiên, hóa ra con người là vô nghĩa lý nhất và kiêu ngạo nhất...
Mường Lưm là một rẻo rất hẻo lánh ở Yên Châu. Khoảng những năm 70 ở đây chưa có đường vào. Đi bộ từ Yên Châu vào đấy chừng khoảng 6 tiếng đồng hồ. Người không quen đi bộ sẽ thấy chồn chân, máu dồn xuống hai bắp chân đau không tưởng được.
Những dãy núi đá vôi cao ngất. Khỉ nhiều vô kể, leo trèo trên những vách đá hết sức tài tình.
Ôi tuổi trẻ! Những chuyến đi phiêu lưu mạo hiểm! Bông hoa tử huyền nào chờ ở cuối đường đi? Sương mù... Những trận mưa địa hình bất chợt ập xuống. Đi sâu vào rừng cảm nhận những hương vị của rừng, xúc động không nói nên lời.
Trước thiên nhiên, hóa ra con người là vô nghĩa lý nhất và kiêu ngạo nhất...
* Con gái thủy thần
Dự định có 5 phần.
Dự định có 5 phần.
* Những người thợ xẻ
Các nhà văn bậc thầy trên thế giới nói rất đúng về những kinh
nghiệm bản thân trong công việc viết văn của mình. Gơtơ: Tất cả những tác phẩm
của tôi đều chỉ là những trích đoạn của bản tự thú vĩ đại về cuộc đời tôi.
Ipxen: Tất cả những gì tôi đã tái hiện một cách sáng tạo, đều được lấy từ tâm
trạng của tôi hay những khoảnh khắc của cuộc đời mà tôi đã sống qua... Tôi làm
giải phẫu trong tâm hồn của bản thân vào đúng những chỗ mà sự lục lọi này làm
cho tôi đau đớn nhất. Đôđê: Tôi bao giờ cũng đem mình ra làm một đơn vị so
sánh. Ghertxen: Truyện này hơn hẳn tất cả những gì tôi đã viết, đây là một sự hồi
tưởng sinh động, một mảnh tim nóng hổi.
Những người thợ xẻ là một chuyện gần như có thật. Năm
nhân vật (Bường, Ngọc, Biên, Biền, cu Dĩnh) như năm ngón tay trên một bàn tay,
đấy cũng là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong truyện, Biên từ đầu đến cuối không
nói một câu nào.
Năm 1979, ở rừng Tây Bắc toán thợ xẻ (người làng Chuông,
Chương Mỹ, Hà Tây) có tác giả tham gia từng sống hai tháng trong rừng. Chúng
tôi đã chôn một người chết vì bệnh uốn ván ở trong núi... Anh ta tên là Biên. Đến
bây giờ anh ta vẫn chẳng nói một câu nào.
* Những bài học nông thôn
Nghệ thuật viết văn là nghệ thuật thấy và cảm: nhìn thấy con người, nhìn thấy sự vật và cảm nhận về con người đó, sự vật đó. Xtăngđan nhận xét: Để hiểu một người thì theo dõi mình là đủ; để hiểu nhiều người, cần phải tiếp xúc với họ. Những chuyến đi về nông thôn rất bổ ích cho những nhà văn thành thị. Song, nhìn thấy thì có thể có nhiều người nhìn thấy nhưng cảm nhận nó, không phải là việc dễ dàng, không phải ai cũng làm được. Sau nữa, lại phải biết cách diễn đạt, truyền sự cảm nhận ấy cho bạn đọc một cách nghệ thuật.
Nghệ thuật viết văn là nghệ thuật thấy và cảm: nhìn thấy con người, nhìn thấy sự vật và cảm nhận về con người đó, sự vật đó. Xtăngđan nhận xét: Để hiểu một người thì theo dõi mình là đủ; để hiểu nhiều người, cần phải tiếp xúc với họ. Những chuyến đi về nông thôn rất bổ ích cho những nhà văn thành thị. Song, nhìn thấy thì có thể có nhiều người nhìn thấy nhưng cảm nhận nó, không phải là việc dễ dàng, không phải ai cũng làm được. Sau nữa, lại phải biết cách diễn đạt, truyền sự cảm nhận ấy cho bạn đọc một cách nghệ thuật.
* Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết
Bộ ba truyện ngắn lịch sử liên hoàn này viết trong thời kỳ báo Văn nghệ sôi động nhất (khoảng 1988) với vị Tổng biên tập báo trứ danh là nhà văn Nguyên Ngọc. Đáng lẽ ra sẽ còn có vài ba truyện ngắn liên hoàn kiểu này nữa nếu như nhà văn Nguyên Ngọc không bị cách chức. Truyện thứ 4 đã được viết xong kể về đứa con của Đặng Phú Lân và Ngô Thị Vinh Hoa. Bản thảo bị đốt đi vào năm 1991.
Bộ ba truyện ngắn lịch sử liên hoàn này viết trong thời kỳ báo Văn nghệ sôi động nhất (khoảng 1988) với vị Tổng biên tập báo trứ danh là nhà văn Nguyên Ngọc. Đáng lẽ ra sẽ còn có vài ba truyện ngắn liên hoàn kiểu này nữa nếu như nhà văn Nguyên Ngọc không bị cách chức. Truyện thứ 4 đã được viết xong kể về đứa con của Đặng Phú Lân và Ngô Thị Vinh Hoa. Bản thảo bị đốt đi vào năm 1991.
* Sang sông
Truyện ngắn khó. Những bài tập ngôn ngữ. Các nhân vật: các con giống. Cách kể chuyện. Văn học là thế giới hoang tưởng, ảo tưởng, hão huyền trong cuộc đời thực tẻ nhạt, dung tục, của cảm xúc nhục cảm, vớ vẩn, suy đồi, là vàng trong cát, sự bất lực thê thảm. Chúng ta làm được gì khi xây những lâu đài cát trên bờ biển xanh?
Truyện ngắn khó. Những bài tập ngôn ngữ. Các nhân vật: các con giống. Cách kể chuyện. Văn học là thế giới hoang tưởng, ảo tưởng, hão huyền trong cuộc đời thực tẻ nhạt, dung tục, của cảm xúc nhục cảm, vớ vẩn, suy đồi, là vàng trong cát, sự bất lực thê thảm. Chúng ta làm được gì khi xây những lâu đài cát trên bờ biển xanh?
* Thương nhớ đồng quê
Bản thảo truyện Thương nhớ đồng quê bị thất lạc ngu
xuẩn ở Đà Nẵng. Nào ai biết giá trị của nó? Những bản in hiện nay đều không đầy
đủ. Bây giờ nó ở đâu? Có những kỷ niệm ở ngoài văn bản. Đáng ra còn có thêm
truyện Tình xưa người nay nữa. Truyện Tình xưa người nay kể về mối tình tay ba
của Nhâm (14 tuổi), của ông giáo Chi (45 tuổi), với cô Phương (21 tuổi). Nhâm
sau này (khi đã về già) kể lại câu chuyện tình cảm của mình, sự căm tức vô lối
của cậu học trò nhỏ với ông giáo Chi. Nhâm không thương xót gì ông giáo của
mình. Chỉ sau này, khi đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, đau đớn
trong cuộc đời mình thì Nhâm mới lý giải được mối tình của ông giáo
cũ. Nương dâu xanh xanh/ Hôm qua có người đi ngang nhà anh/ Cô gái áo xanh
xanh/ Tuổi trẻ đầu xanh/ Đâu rồi bóng dáng xưa yêu kiều đâu rồi, xa vời?/ Ai
lên dây đàn hát bài ca xưa/ Dây nào, tiếng tơ lòng/ Hôm qua ơi, mi đi rồi/ Có
còn không?/ Hôm nay ơi, mi đi rồi/ Có về không?/ Thuở ấy, ta trong như giọt
sương mai kia dưới trời/ Nay ta già rồi, tóc bạc rồi, ê chề nơi giang hồ/ Trong
đêm khuya, ai ngồi bóng chiếc, thẫn thờ/ Hình bóng ai kia?/ Trong sương mờ.... Rất
tiếc, bản thảo truyện Tình xưa người nay đã bị đốt mất...
* Mưa Nhã Nam
Những cái bẫy đặt trong rừng trông mong manh, đơn giản, không ai để ý. Sập là chết dở sống dở. Kìa là những giọt sương đêm. Bóng tối và ánh trăng lộng lẫy ngày rằm.
Ánh trăng ở rừng thật đáng sợ... Những con thú lớn đều mắc bẫy vào những đêm trăng như thế. Là ông hoàng của rừng, ông biết rồi ông sẽ chết. Sợ nhất là không chết được, là không bao giờ chết.
Những cái bẫy đặt trong rừng trông mong manh, đơn giản, không ai để ý. Sập là chết dở sống dở. Kìa là những giọt sương đêm. Bóng tối và ánh trăng lộng lẫy ngày rằm.
Ánh trăng ở rừng thật đáng sợ... Những con thú lớn đều mắc bẫy vào những đêm trăng như thế. Là ông hoàng của rừng, ông biết rồi ông sẽ chết. Sợ nhất là không chết được, là không bao giờ chết.
* Nguyễn Thị Lộ
Bản thảo đầu tiên: Mắt to, da ngăm đen, miệng rộng. Nàng kiềm chế niềm say mê và dục vọng. Chắc chắn trước Nguyễn, nàng đã yêu, đã sợ hãi. Nguyễn thích tiếng nàng cười, phong thái mạnh dạn, cốt cách sang trọng. Tiền kiếp của nàng là một con rắn da khô, rất độc. Nguyễn lần theo dấu vết của nàng, trong giấc mơ, trên căn gác nhỏ, bên kia nửa địa cầu, những bức tường gạch đỏ có dây leo, trời xanh thắm và biển xanh thắm... Nàng đi mất hút trong mong nhớ...
Bản thảo đầu tiên: Mắt to, da ngăm đen, miệng rộng. Nàng kiềm chế niềm say mê và dục vọng. Chắc chắn trước Nguyễn, nàng đã yêu, đã sợ hãi. Nguyễn thích tiếng nàng cười, phong thái mạnh dạn, cốt cách sang trọng. Tiền kiếp của nàng là một con rắn da khô, rất độc. Nguyễn lần theo dấu vết của nàng, trong giấc mơ, trên căn gác nhỏ, bên kia nửa địa cầu, những bức tường gạch đỏ có dây leo, trời xanh thắm và biển xanh thắm... Nàng đi mất hút trong mong nhớ...
* Đời thế mà vui
Truyện này viết trong một căn phòng nhỏ của nhà số 194 phố Quan Thánh. Truyện viết trong 14 ngày, từ ngày 12/6/1991 đến ngày 26/6/1991.
Truyện này viết trong một căn phòng nhỏ của nhà số 194 phố Quan Thánh. Truyện viết trong 14 ngày, từ ngày 12/6/1991 đến ngày 26/6/1991.
* Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt
Không phải Nguyễn Bính
Truyện ngắn Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt viết dựa trên cảm hứng về thơ và cuộc đời Nguyễn Bính. Nếu coi nhân vật chính trong truyện là Nguyễn Bính thì sai. Không hề có Nguyễn Bính thực như thế ngoài đời mặc dầu toàn bộ câu chuyện gợi nhớ đến Nguyễn Bính. Thí dụ:
- Chi tiết hộp bánh bích quy (Nguyễn Bính có chiếc hộp như thế đựng... bướm, tiền và thư tình, - xem hồi ký của Tô Hoài, Hoàng Tấn, Ngọc Giao, Mộng Tuyết...).
- Nguyễn Bính tự nhận mình là Trang Sinh, là Hồ Điệp, là Điệp Lang...
- Nguyễn Bính có bài thơ nhan đề Hoa và rượu nói về một người con gái tên Nhi, mở đầu như sau:
Không phải Nguyễn Bính
Truyện ngắn Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt viết dựa trên cảm hứng về thơ và cuộc đời Nguyễn Bính. Nếu coi nhân vật chính trong truyện là Nguyễn Bính thì sai. Không hề có Nguyễn Bính thực như thế ngoài đời mặc dầu toàn bộ câu chuyện gợi nhớ đến Nguyễn Bính. Thí dụ:
- Chi tiết hộp bánh bích quy (Nguyễn Bính có chiếc hộp như thế đựng... bướm, tiền và thư tình, - xem hồi ký của Tô Hoài, Hoàng Tấn, Ngọc Giao, Mộng Tuyết...).
- Nguyễn Bính tự nhận mình là Trang Sinh, là Hồ Điệp, là Điệp Lang...
- Nguyễn Bính có bài thơ nhan đề Hoa và rượu nói về một người con gái tên Nhi, mở đầu như sau:
Thấy rét u tôi bọc lại mền...
Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ tôi
Suốt ngày hai đứa nhẩn nha chơi...
Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ tôi
Suốt ngày hai đứa nhẩn nha chơi...
Họ có nhiều kỷ niệm, có lần:
Hai đứa ôm nhau, đánh giấc dài.
Bất đồ ngủ đến sáng ngày mai...
Bất đồ ngủ đến sáng ngày mai...
Sau đó chàng trai:
Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh
Tôi đi gian díu với kinh thành...
Tôi đi gian díu với kinh thành...
Tình yêu tan vỡ. Chàng trai xấu hổ:
Chiều nay tôi chắp đôi tay lại
Đừng gặp người xưa nữa, lạy giời.
Đừng gặp người xưa nữa, lạy giời.
Thơ cao siêu
Về nhận xét cuối truyện, có chứa ẩn
một vài chân lý văn học sử trong đó tác giả nhận ra rằng trong văn học thì ngôi
Chúa Lời trước sau vẫn thuộc về thơ. Thơ có tự bao giờ? Không biết. Tác phẩm
thơ đầu tiên của nhân loại là Kinh Thi. Nói đến Kinh Thi không thể không xuýt
xoa được. Thí dụ:
Tử khâm
Thanh thanh tử khâm
Du du ngã tâm
Túng ngã bất vãng
Tử ninh bất tự âm?
Thanh thanh tử bội
Du du ngã tâm
Túng ngã bất vãng
Tử ninh bất lai?
Khiêu hề thoát hề
Tại thành khuyết hề
Nhất nhật bất kiến
Như tam nguyệt hề
Thanh thanh tử khâm
Du du ngã tâm
Túng ngã bất vãng
Tử ninh bất tự âm?
Thanh thanh tử bội
Du du ngã tâm
Túng ngã bất vãng
Tử ninh bất lai?
Khiêu hề thoát hề
Tại thành khuyết hề
Nhất nhật bất kiến
Như tam nguyệt hề
Dịch: Cổ áo chàng
Cổ áo chàng xanh xanh
Vẩn vơ em nghĩ
Nếu em không đến
Sao chàng chẳng hỏi thăm?
Dây đeo ngọc của chàng xanh xanh
Vẩn vơ em nghĩ
Nếu em không đến
Sao chàng chẳng lại?
Em nhẹ nhàng nhảy lên
lầu trên thành
Một ngày không thấy chàng
như ba tháng
(Trịnh Phong 17)
Cổ áo chàng xanh xanh
Vẩn vơ em nghĩ
Nếu em không đến
Sao chàng chẳng hỏi thăm?
Dây đeo ngọc của chàng xanh xanh
Vẩn vơ em nghĩ
Nếu em không đến
Sao chàng chẳng lại?
Em nhẹ nhàng nhảy lên
lầu trên thành
Một ngày không thấy chàng
như ba tháng
(Trịnh Phong 17)
Thơ là tiếng nói nội tâm, là quán âm. Như bài thơ
trên, câu nào cũng hay cả. Bốn câu cuối có 4 từ đưa hơi (hề), 12 từ còn lại là
một... truyện ngắn thực sự. Truyện ngắn có thể viết như sau:
Ba tháng
Một bức tường đổ. Sau tường có chiếc giếng đá. Có
chàng thư sinh hay tắm ở đấy, vắt áo lên bờ tường.
Thiếu nữ đa tình vén rèm, trông thấy tấm lưng trần của chàng trai. ở đốt xương sống thứ tám của chàng có một nốt ruồi lạ. Ngày nào cũng nhìn, lầu ngày thành quen, thành nhớ.
Chàng trai ốm. Một ngày không gặp nhau dài như ba tháng.
Thiếu nữ đa tình vén rèm, trông thấy tấm lưng trần của chàng trai. ở đốt xương sống thứ tám của chàng có một nốt ruồi lạ. Ngày nào cũng nhìn, lầu ngày thành quen, thành nhớ.
Chàng trai ốm. Một ngày không gặp nhau dài như ba tháng.
Ai là Trang Sinh, là Hồ Điệp, là Điệp Lang
Chuyện Trang Sinh là chuyện giấc mộng đời, giấc kê vàng. Nhân
vật thi sĩ trong truyện (và cả Nguyễn Bính thật ngoài đời) chỉ mạo nhận, mạo
danh là Trang Sinh, là Hồ Điệp, là Điệp Lang mà thôi. Thực ra nhân vật Trang
Sinh, Hồ Điệp, Điệp Lang trong truyện phải là bậc mệnh phụ phu nhân. Chú ý câu
hỏi của những người lái đò: Thưa các bác, thưa các già... ở đây có vị nào
tên là như thế, như thế... hay không?. Không phải chữ già được viết ra một
cách vô tình.
Những người ít tuổi sao có đủ lịch lãm, trường đời để dám coi
đời là phù du, là giấc mộng được?.
Hôm qua em đi tỉnh về
Với đời người con gái thì thời điểm nào là đô hội, là tỉnh thành? Thơ Hồ Xuân Hương:
Với đời người con gái thì thời điểm nào là đô hội, là tỉnh thành? Thơ Hồ Xuân Hương:
Mười bảy hay là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.
Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.
Trong truyện, nhân vật cô gái đi tỉnh về là đắm đò, là
chết (ý nghĩa tượng trưng). Đây là toàn bộ bi kịch câu chuyện:
Tuổi son má đỏ môi hồng
Bước chân về đến nhà chồng là thôi.
Bước chân về đến nhà chồng là thôi.
Nếu tìm hiểu điểm thắt nút của bi kịch câu chuyện,
cũng là của đời sống thì chi tiết này là đỉnh điểm.
Tôi chẳng thể hiến tặng gì...
Cách hiểu một tác phẩm văn học phong phú vô cùng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Truyện ngắn Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt nói gì?
Trả lời:
- Tôi chẳng thể hiến tặng gì ngoài ánh hào quang tăm tối ấy...
Hai đoạn văn nằm trong một dự định bỏ dở liên quan đến truyện ngắn Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt:
I
Khi anh chỉ bừa lên trời và bảo rằng cánh chim đang bay kia là một con hồng hạc thì cô bật cười. Cô biết, đấy là một con cò chính cống. Giữa mùa hè nóng nực, giữa đồng không mông quạnh bói đâu ra chim hồng, chim hạc bây giờ.
Anh giải thích cho cô biết rằng chim hạc thực ra trông giống như một con gà ri, cái đáng kể là bộ lông vũ của nó tuyệt vời, anh dùng hai chữ mềm mại và bay bổng để miêu tả nó.
- Bay bổng... Em có hiểu không? Anh giơ tay lên và phác vào khoảng không một cử chỉ âu yếm. Thật cứt chó... tức là anh muốn nói về toàn bộ đời sống con người... cái thứ đạo đức cứt chó của con người.
Cô bảo anh im đi, anh không nên nói ra những nhận xét chủ quan của anh về đời sống con người vì anh có biết gì đâu mà nói. Anh chỉ là một cá nhân cô đơn. Anh chỉ biết làm nghệ thuật, mà làm nghệ thuật tức là không làm gì cả. Anh chỉ mơ mộng và điều chỉnh. Anh muốn sự vật thế này mới đẹp, cái áo thế này mới đẹp, ngôi nhà thế này mới đẹp. Anh gọi con cò là con hồng hạc... Đại để như thế. Anh muốn rằng toàn bộ đời sống con người phải đẹp theo cách của anh. Anh đâu biết rằng không có anh thì đời sống con người cũng đã đẹp rồi, hoặc cũng đã dã man rồi. Đẹp một cách dã man. Thế giới vốn là như thế, nghĩa là ngay từ thuở khai thiên lập địa đến nay vốn đã thế rồi.
Cách hiểu một tác phẩm văn học phong phú vô cùng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Truyện ngắn Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt nói gì?
Trả lời:
- Tôi chẳng thể hiến tặng gì ngoài ánh hào quang tăm tối ấy...
Hai đoạn văn nằm trong một dự định bỏ dở liên quan đến truyện ngắn Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt:
I
Khi anh chỉ bừa lên trời và bảo rằng cánh chim đang bay kia là một con hồng hạc thì cô bật cười. Cô biết, đấy là một con cò chính cống. Giữa mùa hè nóng nực, giữa đồng không mông quạnh bói đâu ra chim hồng, chim hạc bây giờ.
Anh giải thích cho cô biết rằng chim hạc thực ra trông giống như một con gà ri, cái đáng kể là bộ lông vũ của nó tuyệt vời, anh dùng hai chữ mềm mại và bay bổng để miêu tả nó.
- Bay bổng... Em có hiểu không? Anh giơ tay lên và phác vào khoảng không một cử chỉ âu yếm. Thật cứt chó... tức là anh muốn nói về toàn bộ đời sống con người... cái thứ đạo đức cứt chó của con người.
Cô bảo anh im đi, anh không nên nói ra những nhận xét chủ quan của anh về đời sống con người vì anh có biết gì đâu mà nói. Anh chỉ là một cá nhân cô đơn. Anh chỉ biết làm nghệ thuật, mà làm nghệ thuật tức là không làm gì cả. Anh chỉ mơ mộng và điều chỉnh. Anh muốn sự vật thế này mới đẹp, cái áo thế này mới đẹp, ngôi nhà thế này mới đẹp. Anh gọi con cò là con hồng hạc... Đại để như thế. Anh muốn rằng toàn bộ đời sống con người phải đẹp theo cách của anh. Anh đâu biết rằng không có anh thì đời sống con người cũng đã đẹp rồi, hoặc cũng đã dã man rồi. Đẹp một cách dã man. Thế giới vốn là như thế, nghĩa là ngay từ thuở khai thiên lập địa đến nay vốn đã thế rồi.
Cô muốn nói cho anh biết rằng những băn khoăn của anh về con
người đều chỉ vớ vẩn. Từ ngữ là một chuyện, lời lẽ không có ý nghĩa gì cả, nó
là các ký hiệu mà thôi, đơn giản là các ký hiệu vớ vẩn. Từ ngữ không có nội
dung đời sống. Chính từ ngữ gây nên nhầm lẫn, lời lẽ gây nên nhầm lẫn. Người
nào không nói năng gì cả là người hạnh phúc tuyệt vời. Người cao siêu nhất là
người câm hoặc ú ớ... Tất cả các bậc giáo chủ đều như vậy, họ nói bằng thần
chú, bằng mật ngữ, bằng ẩn ngữ, họ không phân biệt cò hay hạc...
Chim... - Cô thở dài. Không nên giải thích gì về chim cả...
Cô biết, từ bản chất, anh vốn là một nhà thơ. Thế nào là một
nhà thơ thì cô không biết.
Cô hỏi anh:
Thế nào là một nhà thơ?
Anh trả lời:
Làm cho đời sống con người đẹp lên, không bình thường.
Anh chữa lại ngay:
Không phải thế!
Anh muốn nói với cô rằng về bản chất đàn ông là thô bỉ, đàn
bà là phản trắc, trẻ con là láo xược, tôn giáo là thằng mù dẫn dắt thằng ngay.
Không! Anh không thể nói ra thế được dù anh biết chắc rõ ràng như thế. Anh là một
nhà thơ. Một nhà thơ tức là một nhà đạo đức, một minh sư, một bậc thầy, một con
người biết được điểm dừng.
Cô bảo anh đọc cho nghe một bài thơ. Anh hỏi:
- Về đời sống à?
Cô bảo:
- Vâng... về đời sống...
Anh đọc:
- Ô... ô... ô... A... a... a... Cô ca Cô la...
Cô nói:
- Không phải như thế!
Cô biết anh đang đau đớn, anh đang thấm thía khía cạnh thô bỉ,
dung tục của đời sống, anh đang phản ứng lại từ trong tâm khảm mềm yếu và nhạy
cảm của anh với hoàn cảnh bên ngoài. Không ai an ủi được anh lúc này. Cô chợt
hiểu ra tại sao con người cứ vẽ hết bức tranh này đến bức tranh khác, làm hết
việc nghệ thuật này đến việc nghệ thuật khác, con trâu nhai cỏ, con trâu đi
cày, chim thì bay, ngày lại ngày, ăn cơm, bài tiết và yêu thương nhau.
Cô nói sẽ đi cùng anh một đoạn đường, như thế sẽ vui hơn, đời
sống hơn.
- Thế nào là dấu vết đời sống?
- Như bầu trời kia. Anh nói. Không có gì cả... một cánh hạc,
em có hiểu không, một dấu chấm... và như thế người ta biết rằng sẽ có bầu trời...
Trong vũ trụ có dấu vết... dấu vết của ngày hôm nay...
- Sao lại hạc? Có người lại nói là cò...
- Không sao cả... có em thì cò thành hạc... nghĩa là chim cả...
Thế mới là thơ...
Họ đi đến bến đò ven sông. Anh hỏi một người qua đường:
Người kia cười tủm tỉm:
- Vâng, bến đò Vân.
Cô nói:
- Em đói...
Anh và cô rẽ vào một quán ăn đơn sơ. Chủ quán chạy ra đón
khách.
Anh hỏi:
- Ở đây có món hạc quay không?
Chủ quán trả lời:
- Thưa... có món hạc quay... nhưng người ta vẫn gọi là
chim...
Cô bảo:
- Chim thì chim...
Anh bảo:
- Thơ thì thơ... Đấy là đời sống... dấu vết của ngày hôm
nay...
II
Anh ngồi im nghe giáo sư giảng giải về thơ và chim.
Giáo sư nói:
- Chim hồng là chim hồng, chim hạc là chim hạc. Chim hồng, hồng hộc là con chim lớn, bay cao và xa. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu: Say hết tấc lòng hồng hộc. Chim hồng hộc cũng như chim bằng. Có điển tích côn bằng. Sách Trang Tử kể rằng ở biển Bắc có loài cá, gọi là côn, cá côn. Cá côn lớn hàng vạn dặm, cá côn hóa thành chim, gọi là bằng, lưng của chim bằng lớn không biết mấy ngàn dặm, khi giận dữ mà bay lên thì cánh chim tựa như đám mây đen che rợp cả trời. Chim hồng hộc là con vật truyền thuyết dùng để ví với chí nam nhi, tài bay nhảy. Sách Sử ký có câu: Yến tước an tri hồng hộc chí nghĩa là chim én, chim sẻ sao biết chí lớn của chim hồng, chim hộc.
Giáo sư nói tiếp:
- Chim hạc cũng là thứ chim quý. Chim hạc tượng trưng cho chí thanh cao. Chim hạc có tiếng sống lâu nên nói tuổi hạc nghĩa là tuổi thọ. Sách Phạm Tải Ngọc Hoa có câu: Mẹ cha tuổi hạc cao vời. Chim hạc được khắc tượng thờ ở các đình miếu. Thời Xuân Thu Trung Hoa có ông vua mê hạc đi phong quan tước, bổng lộc cho hạc đến nỗi mất nước.
Giáo sư mỉm cười:
- Anh là nhà thơ, anh có biết những chuyện ấy không?
Anh bảo:
- Nhà thơ không nghiên cứu... Họ bay lên... Như chim.
Giáo sư bảo:
- Đấy là hạng bét. Nguyễn Du chẳng bay gì cả, ông ta rất cồng kềnh. Ông ta kể chuyện, bảo cách người ta xem bói, làm quan, đi sứ, sống với vợ và thê thiếp... nghĩa là sống cuộc sống chừng mực, thanh bạch, đạo đức, giản dị. Anh có biết không?
Giáo sư lại nói:
- Những niêm luật, những quy định về gieo vần cùng sự du dương... những điều đó làm nên hình thức thơ, tức là xác định một trật tự tế nhị cho tâm hồn vốn bừa bãi của thi sĩ...
Anh thì thầm:
Anh ngồi im nghe giáo sư giảng giải về thơ và chim.
Giáo sư nói:
- Chim hồng là chim hồng, chim hạc là chim hạc. Chim hồng, hồng hộc là con chim lớn, bay cao và xa. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu: Say hết tấc lòng hồng hộc. Chim hồng hộc cũng như chim bằng. Có điển tích côn bằng. Sách Trang Tử kể rằng ở biển Bắc có loài cá, gọi là côn, cá côn. Cá côn lớn hàng vạn dặm, cá côn hóa thành chim, gọi là bằng, lưng của chim bằng lớn không biết mấy ngàn dặm, khi giận dữ mà bay lên thì cánh chim tựa như đám mây đen che rợp cả trời. Chim hồng hộc là con vật truyền thuyết dùng để ví với chí nam nhi, tài bay nhảy. Sách Sử ký có câu: Yến tước an tri hồng hộc chí nghĩa là chim én, chim sẻ sao biết chí lớn của chim hồng, chim hộc.
Giáo sư nói tiếp:
- Chim hạc cũng là thứ chim quý. Chim hạc tượng trưng cho chí thanh cao. Chim hạc có tiếng sống lâu nên nói tuổi hạc nghĩa là tuổi thọ. Sách Phạm Tải Ngọc Hoa có câu: Mẹ cha tuổi hạc cao vời. Chim hạc được khắc tượng thờ ở các đình miếu. Thời Xuân Thu Trung Hoa có ông vua mê hạc đi phong quan tước, bổng lộc cho hạc đến nỗi mất nước.
Giáo sư mỉm cười:
- Anh là nhà thơ, anh có biết những chuyện ấy không?
Anh bảo:
- Nhà thơ không nghiên cứu... Họ bay lên... Như chim.
Giáo sư bảo:
- Đấy là hạng bét. Nguyễn Du chẳng bay gì cả, ông ta rất cồng kềnh. Ông ta kể chuyện, bảo cách người ta xem bói, làm quan, đi sứ, sống với vợ và thê thiếp... nghĩa là sống cuộc sống chừng mực, thanh bạch, đạo đức, giản dị. Anh có biết không?
Giáo sư lại nói:
- Những niêm luật, những quy định về gieo vần cùng sự du dương... những điều đó làm nên hình thức thơ, tức là xác định một trật tự tế nhị cho tâm hồn vốn bừa bãi của thi sĩ...
Anh thì thầm:
- Không có tự do...
Giáo sư nói:
- Thi sĩ nới rộng quyền tự do của mình bằng sáng tạo tức là
mơ mộng và ảo tưởng. Cuộc sống cần mơ mộng ảo tưởng cũng gần bằng tiền bạc.
Anh cười thầm. Giáo sư là người minh triết, ông sống trong thế
giới sách vở. Sách vở là thứ hiện thực đã chế biến, nấu nướng. Có khoảng 1.000
món hiện thực.
- Không. Anh nghĩ. - Ông bạn già... Tôi chỉ cùng đi một đoạn
đường với ông thôi... Còn thì tôi bay lên... Như chim...
Hai người cùng đi. Họ đến một bến đò ngang. Anh hỏi một người
qua đường:
- Thưa, đây có phải bến đò Vân không?
- Vâng, bến đò Vân.
Anh mời giáo sư vào một quán ăn ven đường. Chủ quán chạy ra
đón khách.
- Thưa, các vị dùng gì?
Giáo sư bảo:
- Tôi chỉ ăn những món ăn quen thuộc...
Anh cười. Mặc kệ ông ta. Nhân tâm tuỳ thích. Ông ta sẽ ăn
trong khoảng 10 món hiện thực.
Chủ quán hỏi:
- Thưa ông, còn ông dùng gì?
Anh trả lời, trả lời như một nhà thơ, hoặc như một ông hoàng,
hoặc như ảo thuật gia David Coperfield:
- Ở đây có thức ăn của chim hồng, chim hộc hay không?
Chủ quán trả lời:
- Thưa, trước đây thì có...
* Chuyện tình kể trong đêm mưa
Nhưng ảo tưởng đã chết. Tôi sẽ chết. Chúng ta đều chết. Có thực tế cũng vậy mà không thực tế cũng vậy. Đừng nhắc lại chuyện cũ...
Vẫn nhớ những câu đồng dao thuở nào: Những như ngọn gió/ Lang thang chân trời/ Em thì nông nổi/ Tôi thì mê mải/ Thôi đừng vấn vương/ Thôi đừng nhớ tiếc/ Tôi đi xa khơi/ Em thì ở lại/ Em thì lên trời/ Tôi đã khóc đấy/ Khóc một mình thôi/ Ngày xưa sương mù/ Không ai sống được/ Như những ngọn gió/ Nào thôi chia tay/ Đời đen bạc lắm/ Rượu thì cay đắng/ Thôi thì thôi nhé/ Tôi thì hoang vắng/ Thôi thì hoang vắng/ Đất trời hoang vắng/ Xa trông một người/ Cánh chim lưng trời/ Rồi ra luân hồi/ Nụ cười trên môi/ Tôi đi qua rồi/ Bóng câu cửa sổ/ Em đi qua tôi/ Thôi thế là thôi/ Gấp trang sách lại/ Nhẹ tay bạn cũ/ Mặc ai khóc cười...
Nhưng ảo tưởng đã chết. Tôi sẽ chết. Chúng ta đều chết. Có thực tế cũng vậy mà không thực tế cũng vậy. Đừng nhắc lại chuyện cũ...
Vẫn nhớ những câu đồng dao thuở nào: Những như ngọn gió/ Lang thang chân trời/ Em thì nông nổi/ Tôi thì mê mải/ Thôi đừng vấn vương/ Thôi đừng nhớ tiếc/ Tôi đi xa khơi/ Em thì ở lại/ Em thì lên trời/ Tôi đã khóc đấy/ Khóc một mình thôi/ Ngày xưa sương mù/ Không ai sống được/ Như những ngọn gió/ Nào thôi chia tay/ Đời đen bạc lắm/ Rượu thì cay đắng/ Thôi thì thôi nhé/ Tôi thì hoang vắng/ Thôi thì hoang vắng/ Đất trời hoang vắng/ Xa trông một người/ Cánh chim lưng trời/ Rồi ra luân hồi/ Nụ cười trên môi/ Tôi đi qua rồi/ Bóng câu cửa sổ/ Em đi qua tôi/ Thôi thế là thôi/ Gấp trang sách lại/ Nhẹ tay bạn cũ/ Mặc ai khóc cười...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét