“Trời còn làm mưa mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn em mang em mang
Đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm
Ru em nồng nàn
Trong ca khúc “Diễm
xưa”, Trịnh đã viết “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”. Sỏi đá cũng cần có nhau
và con người càng cần có nhau trong một tình yêu trọn vẹn. Cả cuộc đời của người
nhạc sĩ tài hoa được sinh ra dường như để viết những bản tình ca bất tận, để
theo đến cùng một tôn giáo – tôn giáo tình yêu. Và những ca từ đầu tiên của bài
hát “Tuổi đá buồn” trên đây chính là một minh chứng cho tín ngưỡng và tôn giáo
tình yêu mà suốt đời Trịnh Công Sơn theo đuổi.
Mình
đã nghe ca khúc này từ rất lâu, rất lâu rồi và luôn đóng đinh nó cùng giọng hát
Khánh Ly, kể cả ở hiện tại, khi đã trải qua hơn 10 năm nghe và yêu nhạc Trịnh.
Song để cắt nghĩa tường minh hay phân tích ca từ của bài hát này quả là một điều
bất khả giải. Từ lần đầu tiên nghe những giai điệu và ca từ của “Tuổi đá buồn”
mình luôn thấy một cảm giác trỗi nhất, ám ảnh nhất, hằn sâu và bám rễ chắc chắn
nhất là một nỗi buồn, nỗi buồn mênh mang, dai dẳng và diết dóng. Nỗi buồn ấy lại
mang một nét đẹp mềm mại, dịu dàng, một vẻ ngây thơ, trong trắng của tuổi hoa
niên. Nó lan tỏa, trải dài và buông lơi theo không gian của mưa, theo thời gian
của ngày tháng, của những chủ nhật buồn. Và những hình ảnh trong bài hát vẫn
luôn đi về trong trí nhớ. Nó xốn xang, nó nhói lên bồi hồi xao xuyến. Trước khi
cảm nhạc, thấu lời “Tuổi đá buồn”, mình luôn hình dung trong trí óc hình ảnh của
một cô gái trẻ, mặc áo dài trắng, ngày mưa hay nắng cũng đi đến giáo đường với
những đóa hồng đỏ thắm.
Những hình dung về hình ảnh đó đem lại cho mình một cảm giác rất lạ. Sao cô cứ mặc áo dài, ngày chủ nhật đem hoa hồng đến giáo đường. Trong cơn mưa rơi mênh mang, những bước chân của cô càng thêm nặng ưu tư. Đường phố dài, đóa hoa hồng cài lên tóc mây, chủ nhật buồn vắng, một mình lặng lẽ với lời ru ngàn năm, cô đi xây cho mình một giáo đường tình yêu. Cái buồn vắng xao lòng không làm hồn ủy mị. Ngược lại, cái buồn của tuổi đá, tuổi người đi tìm giáo đường tình yêu kia lại làm ngời lên cái đẹp sáng trong. Buồn vương, buồn lâu, buồn lan tỏa nhưng sao vẫn thấy da diết, nồng nàn một khát vọng bất diệt – khát vọng một giáo đường của tình yêu thanh khiết, thánh thiện. Và rồi, ngày qua ngày, cô gái vẫn đi tới giáo đường trong chiều chủ nhật buồn, trong những cơn mưa thênh thang. Đến những ngày nắng, tháng chờ, sợi tóc của cô vương cùng mây trong ngày hcur nhật buồn:
Những hình dung về hình ảnh đó đem lại cho mình một cảm giác rất lạ. Sao cô cứ mặc áo dài, ngày chủ nhật đem hoa hồng đến giáo đường. Trong cơn mưa rơi mênh mang, những bước chân của cô càng thêm nặng ưu tư. Đường phố dài, đóa hoa hồng cài lên tóc mây, chủ nhật buồn vắng, một mình lặng lẽ với lời ru ngàn năm, cô đi xây cho mình một giáo đường tình yêu. Cái buồn vắng xao lòng không làm hồn ủy mị. Ngược lại, cái buồn của tuổi đá, tuổi người đi tìm giáo đường tình yêu kia lại làm ngời lên cái đẹp sáng trong. Buồn vương, buồn lâu, buồn lan tỏa nhưng sao vẫn thấy da diết, nồng nàn một khát vọng bất diệt – khát vọng một giáo đường của tình yêu thanh khiết, thánh thiện. Và rồi, ngày qua ngày, cô gái vẫn đi tới giáo đường trong chiều chủ nhật buồn, trong những cơn mưa thênh thang. Đến những ngày nắng, tháng chờ, sợi tóc của cô vương cùng mây trong ngày hcur nhật buồn:
“Trời còn làm mây mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng trôi nhanh trôi nhanh
Như dòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm
Ru em giận hờn
Vẫn những
giai điệu quen thuộc nhưng ca từ lại mở ra những liên tưởng khá, lạ hơn, êm
hơn, đẹp hơn, dịu hơn và do đó cũng buồn hơn. Những hình ảnh so sánh ở đây thật
đẹp. Những cái đẹp như hòa điệu cùng nhau, tôn vinh nhau trong vẻ óng chuốt của
nó. Mây lang thang – sợi tóc em bồng – dòng nước hiền trôi nhanh, bộ ba hình ảnh
đó khơi lên bao liên tưởng tinh tế, sáng trong. Nó gợi một nỗi ám ảnh về cái
trôi chảy của thời gian, cái hư hao của vẻ đẹp, cái mong manh của tuổi xanh. Tất
cả cứ khe khẽ, êm êm nhưng lại ngấm sâu, chìm lâu trong nỗi buồn. Hình ảnh đóa
hoa hồng xuất hiện lại một lần nữa nhưng không “cài lên tóc mây” phơi phang cái
đẹp, cái khát khao của tuổi đời mà bây giờ nó bị “vùi quên trong tay”. Sự
chuyển biến rất nhỏ, rất khẽ của hình ảnh gợi lên những suy nghĩ về cái mong
manh, vô thường trong cuộc đời. Những ngày trước, cô gái cài hoa hồng trên mái
tóc mây đến giáo đường với tất cả vẻ đẹp dịu dàng, những cảm xúc nồng nàn.
Nhưng thời gian qua, cô đến giáo đường và giấu kín những bông hồng trong tay.
Cô đến với nỗi buồn gặm nhấm, với nỗi buồn bi thiết của cuộc đời. Cô không thấy
một sự nồng nàn nữa mà cô giận hờn, giận hờn trong điệu ru quen thuộc ngàn năm.
Vì giáo đường tình yêu kia xa quá, vắng quá, cô quạnh nữa. Tuổi buồn qua mau và
cô gái không thể xây dựng giáo đường tình yêu một mình. Hoa hồng đẹp nhưng sẽ
có lúc nó tàn. Và dường như nó không thắm tươi như xưa nữa. Cô vùi quên đóa hồng
trong tay, vùi quên tuổi trẻ, vùi quên đi thời gian để miệt mài với lời ru ngàn
năm. Và sự hoang lạnh bắt đầu xâm nhập giáo đường, xâm chiếm lòng cô gái:
“Trời còn làm mưa mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang đi trong hư vô
Đây là
những đoạn cao trào trong giai điệu của bài hát vì nó là đoạn điệp khúc. Nhưng
mình không thấy kịch tính ở đây. Có chăng đó là kịch tính của nỗi buồn đang
chuyển hóa thành cái lạnh. Cái lạnh trong cơn mưa, cái lạnh trong lòng người,
cái lạnh phá ra từ nỗi buồn ngàn năm sâu thẳm. Cô gái không mang hoa hồng nữa
mà mang những phiến băng dài lạnh lẽo, giá buốt. Từng ngày qua đi trong hững hờ,
trong tuổi buồn hư vô. Cô như buông xuôi trước ngày dài buồn thẳm, trong hư vô
cuộc đời. Bơi tìm tình yêu, tìm hạnh phúc thật khó. Chúng siêu hình, chúng hư ảo
như ngày, như tuổi. Lòng cô gái như hóa băng, hóa đá còn trời vẫn mưa. Trời vẫn
mưa, cô gái vẫn đi về trong hư không cuộc đời:
“Trời còn làm mưa mưa rơi mưa rơi
Từng phiến mây hồng em mang trên vai
Tuổi buồn như lá gió mãi cuốn đi
quay tận cuối trời”
Cô gái
vẫn mang ánh hào quang của mây hồng đi về. Song áng mây đó lại là áng phù vân.
Cô cảm nhận sâu xa tuổi buồn mình đang mang. Còn gì mong manh, nhỏ bé và bất định,
nhẹ nhàng hơn chiếc lá. Cái tầng sâu xa ở đây là tuổi buồn trong thời gian. Nếu
“ngày qua hững hờ” chỉ đem đến nỗi buồn, một sự bùi ngùi, xót xa thì chiếc lá
“quay tận cuối trời” lại mang nỗi ám ảnh đầy bất an. Tất cả đều mơ hồng, mỏng mảnh
và sẽ bị phôi pha tất cả. Tất cả sẽ về nơi cuối trời, về miền cát bụi. Tất cả rồi
sẽ bị xóa mờ hết không còn lưu lại một dấu chân. Không chỉ buồn, lạnh, hoang
liêu mà tất cả chỉ là hư ảo. Tuổi hoa niên chìm ngập trong nỗi buồn vì không đến
được, không sống trọn vẹn được cùng giáo đường tình yêu. Từ đây, cô gái đã ra
đi, bỏ lại miền giáo đường hoang vắng, tịch liêu. Trời vẫn mưa, mưa thênh thang
trong miền không gian trống vắng, trong nỗi buồn tuổi đá, tuổi xanh:
Từng gót chân trần em quên em quên
Ôi miền giáo đường
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi
Em gầy ngón dài
Lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm
Ru em muộn phiền
Ru em bạc lòng”
Bỏ lại
sau lưng tất cả, cô gái quên miền giáo đường, quên tuổi buồn năm xưa. Giáo đường
tình yêu thành phế tích chìm lấp trong mưa. Rêu phong, ẩm mốc, u ám, hoang lạnh,
tịch lặng xâm chiếm cả không gian và thời gian. Đóa hoa hồng đã tàn và “em gầy
ngón dài”. Hình ảnh này khiến mình liên tưởng đến “bàn tay xanh xao đón ưu phiền”
trong bài “Nắng thủy tinh”. Có một cái đẹp mong manh, hư hao kiểu “vai em gầy
guộc nhỏ” hiển hiện trong không gian và thời gian. Lời ru ngàn năm vẫn vang lên
nhưng lần này ngập tràn se sót, tiếc thương. Lời ru cất lên những muộn phiền,
những buồn dai của tuổi đá, lòng người. Xót xa hơn là nó ru lên tiếng bạc lòng
của con người quên lãng. Nồng nàn – giận hờn – muộn phiền – bạc lòng là cả một
chu trình biến đổi trong tình cảm, nỗi lòng của con người. Cô gái xa dần, quên
dần miền giáo đường, quên đi một thời hoa niên của những khao khát. Cái tuổi một
thời thành lời ru ngàn năm, lời ru trong quên lãng và khuất lấp. Phải chăng vì
thế nó chính là tuổi đá buồn, buồn nỗi buồn của một thời, một đời, nỗi buồn
muôn thuở trong lòng người không thể đến được, không thể xây nên giáo đường
tình yêu.
Những
ca từ cuối cùng đã khép lại nhưng khoảng trống mênh mang mà nói tạo ra thì vẫ
còn đó. Nó không chỉ mênh mang mà còn dài dặc như “tuổi đá buồn”. Cũng như nhiều
ca khúc khác, ca từ của bài hát này thấm đẫm những bi cảm thời gian, tuổi trẻ,
tình yêu, hạnh phúc và thân phận con người. Kết cấu đều đặn của ca từ, của giai
điệu tạo cảm giác buồn thấm thía, buồn theo cả chiều không gian, cả chiều thời
gian, cả trong tâm thức con người. Những hình ảnh: mưa mênh mang, cô gái, hoa hồng
vẫn không ngớt ám ảnh mình về một miền giáo đường của mơ ước, của khát khao
tình yêu tinh khôi, thánh thiện. Nó nhói lên trong ngực trẻ nỗi buồn tuổi đá,
tuổi xuân, tuổi đời. Để từ đó, mỗi người cảm thấu được lòng mình, sống sao
không phải mang cái hư hao, buồn nản thấm thía của tuổi buồn. Bởi cái đời sống
của ta “Có bao lâu mà hững hờ”.
Hai Ngo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét