1. Định nghĩa về âm nhạc, âm thanh:
1.1. Định nghĩa về âm nhạc: Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh làm phương tiện để phản ánh hiện thực cuộc sống. Bằng sức biểu cảm vô cùng lớn lao của những hình tượng âm thanh, âm nhạc có khả năng phản ánh một cách sâu sắc, tinh tế cuộc đấu tranh sinh tồn, những tình cảm suy tư thầm kín, những ước mơ, khát vọng, ý chí, niềm tin... giúp con người vượt qua mọi thiên tai, địch họa, vững bước xây đời, phấn đấu để đạt được những ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.
1.2. Định nghĩa về âm thanh: Âm thanh là một hiện tượng vật lý chuyển động có chấn động mà ta nhận biết được nhờ tai nghe. Âm thanh được tạo ra bởi một vật thể đàn hồi nào đó. Khi vật thể đàn hồi do bị tác động vào một lực, nó đã tạo ra những sóng âm. Những sóng âm này lan truyền trong không khí, đến tai người nghe làm cho màng nhĩ rung cùng dao động một tần số của sóng đó. Từ màng nhĩ, những sóng âm này truyền qua hệ thần kinh của bộ não tạo nên cảm giác về âm thanh.
- Trong muôn vàn những âm thanh từ cuộc sống, thiên nhiên mà con người nghe và cảm nhận được, có những âm không có tần số nhất định như tiếng máy nổ, tiếng trống, tiếng sấm, tiếng gió thổi..., những âm thanh đó là những âm không có độ cao rõ ràng, hoặc còn gọi là tạp âm.
- Các âm thanh có tần số rõ ràng có thể xác định được như: Tiếng chim sơn ca hót, tiếng gà gáy sáng, tiếng hát, tiếng đàn, tiếng sáo,... đó là những âm thanh có cao độ rõ ràng, được gọi là những âm thanh có tính nhạc.
2. Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc :
2.1. Cao độ:
Một "bản nhạc" nếu thiếu độ cao thì chỉ là một chuỗi tiết tấu vô hồn. Khi độ cao vang lên với những nốt cao thấp trầm bổng, tuy chưa thể diễn tả rõ ràng một trạng thái cảm xúc nào đó hoàn thiện, nhưng đó là đặc trưng nổi bật nhất, trực quan nhất, tác động vào sự tư duy nhận thức của con người đó là âm nhạc. Nhân tố độ cao có vị trí cực kì quan trọng trong nghệ thuật âm nhạc, là cả thế giới âm thanh vô cùng phong phú về cách cấu tạo, để dệt nên muôn vàn những giai điệu chan chứa những tình cảm về "nhân tình thế thái", của tình đời, tình người...
Nhân tố cao độ sẽ còn đề cập rất nhiều ở các phần sau. Ở nội dung này và toàn bộ chương I, bước đầu giúp sinh viên nắm vững được khái niệm về độ cao của âm thanh, các bậc cơ bản, mối tương quan về cao độ giữa các bậc cơ bản, một số quy ước về cách ghi chép nốt nhạc trên khuông, sự hóa, các bậc chuyển hóa, dấu hóa, thang âm... Định nghĩa: Cao độ là độ cao thấp, trầm bổng của âm thanh, phụ thuộc vào vật thể có tần số rung. Trong các tác phẩm âm nhạc, đó là mối quan hệ của các bậc, các quảng được liên kết trong tiến trình xây dựng mô típ, tiết nhạc, câu nhạc, tác phẩm âm nhạc.
Để đo tần số dao động của âm thanh, người ta dùng đơn vị là Hz (Hertz).
Ví dụ: Đàn Piano: - Âm thấp nhất có tần số là 16 Hz
- Âm cao nhất có tần số là 4.000 Hz
2.2. Trường độ: Độ ngân dài hay ngắn, sự dừng nghỉ lâu hay mau của âm thanh, được thể hiện bằng các hình nốt nhạc và các dấu lặng ( nội dung này sẽ được làm rõ ở chương II).
2.3. Cường độ: Độ to, nhỏ của âm thanh phụ thuộc vào tầm cỡ dao động của nguồn sinh ra âm. Trong tác phẩm âm nhạc, cường độ làm tăng sức diễn cảm của âm nhạc, phản ánh được sâu sắc nội tâm con người, ý tưởng tác giả cần thể hiện.
Đơn vị đo cường độ âm thanh là: deciben (db)
2.4. Âm sắc: Là khía cạnh chất lượng của âm thanh; đó là âm thanh của người và nhạc cụ phát ra xuất phát từ những đặc tính riêng của các nguồn phát ra âm thanh.
1.1. Định nghĩa về âm nhạc: Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh làm phương tiện để phản ánh hiện thực cuộc sống. Bằng sức biểu cảm vô cùng lớn lao của những hình tượng âm thanh, âm nhạc có khả năng phản ánh một cách sâu sắc, tinh tế cuộc đấu tranh sinh tồn, những tình cảm suy tư thầm kín, những ước mơ, khát vọng, ý chí, niềm tin... giúp con người vượt qua mọi thiên tai, địch họa, vững bước xây đời, phấn đấu để đạt được những ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.
1.2. Định nghĩa về âm thanh: Âm thanh là một hiện tượng vật lý chuyển động có chấn động mà ta nhận biết được nhờ tai nghe. Âm thanh được tạo ra bởi một vật thể đàn hồi nào đó. Khi vật thể đàn hồi do bị tác động vào một lực, nó đã tạo ra những sóng âm. Những sóng âm này lan truyền trong không khí, đến tai người nghe làm cho màng nhĩ rung cùng dao động một tần số của sóng đó. Từ màng nhĩ, những sóng âm này truyền qua hệ thần kinh của bộ não tạo nên cảm giác về âm thanh.
- Trong muôn vàn những âm thanh từ cuộc sống, thiên nhiên mà con người nghe và cảm nhận được, có những âm không có tần số nhất định như tiếng máy nổ, tiếng trống, tiếng sấm, tiếng gió thổi..., những âm thanh đó là những âm không có độ cao rõ ràng, hoặc còn gọi là tạp âm.
- Các âm thanh có tần số rõ ràng có thể xác định được như: Tiếng chim sơn ca hót, tiếng gà gáy sáng, tiếng hát, tiếng đàn, tiếng sáo,... đó là những âm thanh có cao độ rõ ràng, được gọi là những âm thanh có tính nhạc.
2. Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc :
2.1. Cao độ:
Một "bản nhạc" nếu thiếu độ cao thì chỉ là một chuỗi tiết tấu vô hồn. Khi độ cao vang lên với những nốt cao thấp trầm bổng, tuy chưa thể diễn tả rõ ràng một trạng thái cảm xúc nào đó hoàn thiện, nhưng đó là đặc trưng nổi bật nhất, trực quan nhất, tác động vào sự tư duy nhận thức của con người đó là âm nhạc. Nhân tố độ cao có vị trí cực kì quan trọng trong nghệ thuật âm nhạc, là cả thế giới âm thanh vô cùng phong phú về cách cấu tạo, để dệt nên muôn vàn những giai điệu chan chứa những tình cảm về "nhân tình thế thái", của tình đời, tình người...
Nhân tố cao độ sẽ còn đề cập rất nhiều ở các phần sau. Ở nội dung này và toàn bộ chương I, bước đầu giúp sinh viên nắm vững được khái niệm về độ cao của âm thanh, các bậc cơ bản, mối tương quan về cao độ giữa các bậc cơ bản, một số quy ước về cách ghi chép nốt nhạc trên khuông, sự hóa, các bậc chuyển hóa, dấu hóa, thang âm... Định nghĩa: Cao độ là độ cao thấp, trầm bổng của âm thanh, phụ thuộc vào vật thể có tần số rung. Trong các tác phẩm âm nhạc, đó là mối quan hệ của các bậc, các quảng được liên kết trong tiến trình xây dựng mô típ, tiết nhạc, câu nhạc, tác phẩm âm nhạc.
Để đo tần số dao động của âm thanh, người ta dùng đơn vị là Hz (Hertz).
Ví dụ: Đàn Piano: - Âm thấp nhất có tần số là 16 Hz
- Âm cao nhất có tần số là 4.000 Hz
2.2. Trường độ: Độ ngân dài hay ngắn, sự dừng nghỉ lâu hay mau của âm thanh, được thể hiện bằng các hình nốt nhạc và các dấu lặng ( nội dung này sẽ được làm rõ ở chương II).
2.3. Cường độ: Độ to, nhỏ của âm thanh phụ thuộc vào tầm cỡ dao động của nguồn sinh ra âm. Trong tác phẩm âm nhạc, cường độ làm tăng sức diễn cảm của âm nhạc, phản ánh được sâu sắc nội tâm con người, ý tưởng tác giả cần thể hiện.
Đơn vị đo cường độ âm thanh là: deciben (db)
2.4. Âm sắc: Là khía cạnh chất lượng của âm thanh; đó là âm thanh của người và nhạc cụ phát ra xuất phát từ những đặc tính riêng của các nguồn phát ra âm thanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét