Ai cũng có một quê hương để rồi
khi đi xa lại nhớ về. Nhớ về nơi ấy với biết bao kỷ niệm đậm đà da diết khó
quên khi hiện tại đang sống trên một mảnh đất khác mà ta có thể tạm gọi nơi này
là quê hương thứ hai. Với tôi, tôi không dám gọi Huế bằng hai tiếng thân thương
như thế nhưng tôi biết rằng Huế đã gắn bó với mình biết bao ân tình sâu
nặng.
Cách đây hơn mười năm, tôi chỉ là một gã trai
xứ nẫu lơ ngơ ra giữa đất Cố đô theo đuổi giấc mơ đèn sách. Những ngày đầu tiên
sống trên đất Huế không ít những ngỡ ngàng từ thiên nhiên cảnh đẹp đến cả những
nếp nghĩ nếp sống của con người và mảnh đất nơi đây. Những lăng tẩm đền đài,
cung điện nguy nga vàng son một thời bây giờ lớp rêu thời gian đã bám dày lịch
sử dẫu cho bàn tay con người cứ tu dưỡng sửa sang. Có lẽ cũng chính vì những nét
trầm tư mặc cổ như vậy mà tính cách con người nơi này không có nơi nào giống
được. Họ thư thái, tế nhị, trọng lễ nghĩa và mến khách vô cùng. Đến cả những
món ăn cũng được gọi là "rất Huế". Nếu ai đã từng một lần thưởng thức
món cơm hến, bánh bèo, hoặc bún bò Huế... sẽ thấy lòng mình tĩnh tại và yêu Huế
hơn. Với chúng tôi ngày đó, sáng làm tô cơm hến lót dạ lên giảng đường, trưa
ăn xáo xào dĩa cơm bụi cho qua bữa, buổi chiều cuối tuần có rảnh rỗi thì cả bọn
dắt nhau về cuối đường Bà Triệu uống ly rượu Mệ....
Thế mà cuộc sống vẫn vô tư và vui đến lạ kỳ. Bên cạnh niềm vui thường ngày, thành phố du lịch bên bờ sông Hương còn có nhiều ngả đường thơ mộng. Khi trời sang tháng Tư, những con đường mặt phố Lê Lợi, Hai Bà Trưng hoa bằng lăng nở đến tím lòng. Tôi còn nhớ ngày đó mắc nợ em nhành bằng lăng hé nụ chưa hái trước cổng trường sư phạm để rồi năm tháng chia xa, mỗi người về một nơi vẫn không hoài mong đợi xót xa. Tháng năm về, hoa phượng bung lửa kín cả một khoảng trời, đường Đoàn Thị Điểm, Ngô Quyền, hai bên bờ Sông Hương cháy rực dưới ánh nắng hè, chẳng vì thế mà có người gọi nơi này là thành phố hoa phượng thứ hai. Tháng sáu trời đổ mưa dông. Nhưng mưa tháng sáu ở Huế cũng giống như mưa Sài Gòn, ào ạt qua nhanh rồi tạnh hẳn chứ không dầm dề như người ta tưởng. Kỷ niệm thời sinh viên bềnh bồng khó tả trải đều khắp bốn mùa song có lẽ đậm đà và nhớ nhất là những lần đi dưới mưa cùng em rồi cả hai tìm nơi trú chân dưới một căn nhà nhỏ bên đầu cầu Tràng Tiền. Mưa tháng sáu nước dòng Hương trong vắt, từng con đò du lịch vội vàng rẽ sóng tụ về bến đợi đưa đón du khách tìm cuộc vui. Sông Hương như có linh hồn, ai đến, ai đi vội vàng hay thư thả cũng đều có chung một ấn tượng khó quên. Sang mùa đông mưa Huế dầm dề. Tôi và lũ bạn nhớ nhà không ngủ được tụ tập uống trà ăn kẹo lạc nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ gióng đều đều từng hồi lúc canh ba. Về khuya cả bọn cứ rúc đầu vào tấm chăn mỏng tìm hơi ấm trong tiết Đại hàn, có đứa thút thít vì nghĩ thương quê mình đang trong mùa nước lũ, cha mẹ nhọc nhằn sớm hôm đồng sâu ruộng cạn.
Thế mà cuộc sống vẫn vô tư và vui đến lạ kỳ. Bên cạnh niềm vui thường ngày, thành phố du lịch bên bờ sông Hương còn có nhiều ngả đường thơ mộng. Khi trời sang tháng Tư, những con đường mặt phố Lê Lợi, Hai Bà Trưng hoa bằng lăng nở đến tím lòng. Tôi còn nhớ ngày đó mắc nợ em nhành bằng lăng hé nụ chưa hái trước cổng trường sư phạm để rồi năm tháng chia xa, mỗi người về một nơi vẫn không hoài mong đợi xót xa. Tháng năm về, hoa phượng bung lửa kín cả một khoảng trời, đường Đoàn Thị Điểm, Ngô Quyền, hai bên bờ Sông Hương cháy rực dưới ánh nắng hè, chẳng vì thế mà có người gọi nơi này là thành phố hoa phượng thứ hai. Tháng sáu trời đổ mưa dông. Nhưng mưa tháng sáu ở Huế cũng giống như mưa Sài Gòn, ào ạt qua nhanh rồi tạnh hẳn chứ không dầm dề như người ta tưởng. Kỷ niệm thời sinh viên bềnh bồng khó tả trải đều khắp bốn mùa song có lẽ đậm đà và nhớ nhất là những lần đi dưới mưa cùng em rồi cả hai tìm nơi trú chân dưới một căn nhà nhỏ bên đầu cầu Tràng Tiền. Mưa tháng sáu nước dòng Hương trong vắt, từng con đò du lịch vội vàng rẽ sóng tụ về bến đợi đưa đón du khách tìm cuộc vui. Sông Hương như có linh hồn, ai đến, ai đi vội vàng hay thư thả cũng đều có chung một ấn tượng khó quên. Sang mùa đông mưa Huế dầm dề. Tôi và lũ bạn nhớ nhà không ngủ được tụ tập uống trà ăn kẹo lạc nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ gióng đều đều từng hồi lúc canh ba. Về khuya cả bọn cứ rúc đầu vào tấm chăn mỏng tìm hơi ấm trong tiết Đại hàn, có đứa thút thít vì nghĩ thương quê mình đang trong mùa nước lũ, cha mẹ nhọc nhằn sớm hôm đồng sâu ruộng cạn.
Bốn năm nhanh hơn một cái bắt tay. Bốn năm trôi
qua tôi chưa kịp viết cho Huế và em một dòng thơ thì lại phải chia tay. Buổi
chiều cuối cùng trong thời sinh viên còn lại với vùng đất cố đô chúng tôi ngồi tụ
tập dưới những tán cây bàng trên đường Trương Định uống vài chung rượu khề khà
nói chuyện tương lai. Ngày mai mỗi đứa sẽ về một nơi, mỗi người làm một việc.
Tôi về lại Phú Yên, đứa vào Nam lập nghiệp, đứa ở lại giảng đường, đứa
lên Tây Nguyên và nhiều đứa về Nghệ An, Thanh Hóa...Biết rằng không còn gặp
nhau nhiều để bầu bạn tâm sự như thường ngày nữa nên ai cũng hứa hẹn đủ điều.
Rằng chúng mình nhất định sẽ gặp lại nhau tại nơi này trong bước đường học tập
tiếp theo hay trong lúc trường tổ chức kỷ niệm ngày thành lập. Tôi biết hứa thì
hứa thế chứ thật tình khó lắm, kẻ Nam người Bắc dễ gì gặp nhau.
Đêm cuối cùng, tôi và em đi dạo đến cuối
con đường từng là kỷ niệm. Phượng vĩ dưới ánh điện vàng trở nên nhức mắt. Cả
hai cùng thầm lặng chẳng nói được một câu gì cho ra hồn, chỉ có từng cơn mưa
bất chợt đổ về làm cho giòng Hương xao động, khẽ khàng...
Sáng hôm sau em tiễn tôi ra xe trong người còn
vương víu men nồng đêm chia tay. Cái vẫy tay tạm biệt khi xe lăn bánh nhẹ nhàng
đến thế mà bao năm rồi tôi chưa trở lại nơi này dẫu biết rằng bây giờ Huế vẫn
còn tôi.
Đào Tấn Trực
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét