Từ xa xưa, con người đã biết dùng thơ ca để thể hiện những cảm
xúc mạnh mẽ trong tâm hồn. Thơ đến với chúng ta bằng sự đồng điệu của những tấm
lòng, bằng mối giao cảm của tiếng nói tri âm, tri kỉ. Thơ là “chuyện đồng điệu”
là “tiếng nói đồng ý, đồng tình”, về việc định nghĩa thư Lê Quý Đôn đã có những
nhận định về thơ khá sắc sảo: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”, còn Ngô
Thì Nhậm lại nhấn mạnh: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”.
Thơ là phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ được hình thành nhờ
mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Trong dòng chảy của thơ, con
người được đắm chìm mình trong tình cảm của nhà thơ và của chính mình. Thơ thấm
vào lòng người, bởi những cảm xúc trực tiếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo, bằng
ý tứ sâu xa, sức quyến rũ của tiết tấu và thanh điệu. Tất cả những yếu tố ấy ùa
vào lòng người đọc, xóa đi hay khắc sâu thêm những tình cảm, tạo nên ấn tượng
khó phai mờ. Con người khi đến với thơ tâm hồn sẽ được thanh lọc để trong sáng
và cao thượng hơn.
Vai trò của tình cảm trong việc sáng tác thơ
Lê Quý Đôn nói “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”. Nghĩa
là thơ phải xuất phát từ tâm hồn. tình cảm của nhà thơ. Rõ ràng thơ khác với thể
loại tự sự. Nhà thơ tiếp xúc và phản ánh cuộc sống không phải hàng những chi tiết,
bề bộn của hiện thực mà chủ yếu là để bộc lộ tình cảm của mình trước cuộc sống.
Thơ có tiếng nói riêng, nó như những lời tâm sự làm sống dậy trong lòng ta những
kỷ niệm vui buồn của quá khứ xa xôi. Thơ chính là cuộc sống, là sự phản ánh cuộc
sống một cách cao đẹp. Cái đẹp của sự sống luôn luôn biến động, vì vậy thơ sinh
ra bởi con người nặng tình với cuộc sống. Có tài năng chưa đủ, nhà thơ còn phải
yêu cuộc sống và tha thiết với thơ, thơ mới chân thành và rung động lòng người.
Thơ rất gần gũi nhưng cũng rất cao xa, cao quý và thoát tục.
“Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn
khi động chạm tới cuộc sống” (Nguyễn Đình Thi). Đúng như vậy, muốn có thơ, nhà
thơ phải chớp được những giây phút xuất thần. Khi đứng trước cảnh vật thiên nhiên,
cảnh đời éo le, nỗi đau của con người, nỗi đau thế sự, nếu chỉ có phát ngôn hời
hợi thì không thể thành thơ. Một yếu tố không thể thiếu được đó là sự rung động
của trái tim tạo thành điểm giao thoa giữa nội tâm và ngoại cảm. Khi ấy ngòi bút
mới có thể xúc động hồn thơ. Thiếu rung động, thơ chỉ là sự ghép vần, ghép chữ,
chỉ còn là cái xác không hồn.
Thơ ca sinh ra từ tâm hồn, từ trong lòng người ta, và trở lại
làm cho con người ngạc nhiên vì nó. Phải trả thơ về với cuộc sống sau khi đã chắt
lọc từ cuộc sống. Phải nâng thơ lên, không chỉ là sự sống mà phải là thơ. Cho nên
thơ không chỉ là sự im lặng giữa các từ, nó là tiếng lòng, là sự tỉnh táo trong
cảm xúc vừa trữ tình, vừa suy tưởng để rồi trở thành người bạn trung thành trên
mọi chặng đường đời.
Trong quá trình sáng tạo thơ, rung động và cảm xúc là điểm lựa.
Từ đó tình cảm trong thơ phải mạnh mẽ và sâu lắng đến tận cùng. Trên thực tế
nhiều nhà thơ đã xuất thần trên ngọn bút nhờ cái giây phút xuất thần ấy. Hoàng
cầm khi nghe tin giặc đốt phá quê nhà, một vùng quê với bao kỷ niệm, đã viết câu
thơ “Sao xót xa như rụng bàn tay”. Quê hương đau như thân thể mình đau.
Có lần Chế Lan Viên tâm sự: “Thơ muốn làm cho người ta khóc,
trước tiên mình phải khóc, muốn làm cho người ta cười, trước hết mình phải cười”.
Nghĩa là người làm thơ phải cảm xúc gấp nhiều lần người thường. Cho nên thơ là
sản phẩm của một tâm hồn cụ thể mang những điều kỳ diệu vào bí ẩn của tâm hồn ấy.
Thơ là con đẻ của cảm xúc, của trạng thái tâm hồn. Mỗi tâm hồn là vương quốc riêng
và một chút rung động đều có thể trở thành thơ. Nhưng không phải cảm xúc nào cũng
thành thơ. Trong mọi yếu tố làm nên chất thơ, tình cảm là yếu tố quan trọng, nó
là cái gốc, cái cội của thơ. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện
sự nồng cháy ở trong lòng. Có như vậy Chế Lan Viên mới viết:
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết,
Văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng có đối tượng
phản ánh là con người và xã hội. Nhưng cuộc sống và con người trong thơ đã được
phản chiếu qua một tâm hồn cụ thể. Vì thế thơ là nỗi niềm, là tấm lòng không phá
của riêng nhà thơ mà trái tim nhà thơ phải đập cùng một nhịp đập với trái tim quần
chúng và cả cộng đồng. Nhà thơ phải biết kết hợp tình cảm và lý trí thì mới đem
đến cho thơ những cảm xúc sâu sắc. Khi nói về truyền thống của dân tộc nếu không
“Khởi phát từ trong lòng”, nếu không bắt đầu từ tận cùng của cảm xúc thì làm
sao Nguyễn Đình Thi viết được những câu thơ.
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất,
Đêm đêm rì rầm trong tiếng dứt,
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Cảm xúc tạo nên hình tượng lí trí hòa vào tình cảm khiến cho
hình tượng thơ cổ sự hài hòa của tình cảm và lý trí.
Cuộc sống vốn bề bộn và phức tạp, thơ cũng phải đa dạng và
phong phú. Người nghệ sĩ phải đi từ trái tim mình để sáng tạo nghệ thuật. Thơ là
tiếng nói đi từ trái tim nhà thơ đến trái tim người đọc. Người đọc thơ muốn tìm
thấy cảm xúc, tình cảm, tâm trạng của mình trong thơ. Có những bài thơ không cần
phân tích, chỉ đọc một cách âm thầm mà người đọc như bị chao đảo:
Đưa người ra không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng.
Trở lại ý kiến của Lê Quý Đôn, ta thấy ngoài cái ý nghĩa tình
cảm là gốc của thơ, Lê Quý Đôn muốn nhấn mạnh thơ hay là thơ có cảm xúc bắt đầu
từ cái tâm. Cảm xúc không hướng tới cái tâm thì thơ chỉ là những lời giáo huấn
suông và máy móc. Khi Ngô Thì Nhậm nói “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có
thần” cũng có nghĩa là thơ phải xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của nhà thơ. Phải
yêu thương và trân trọng con người và cuộc sống. Thơ muốn hay tình cảm phải bùng
cháy, đó là bản chất của thơ, nguyên tắc của thơ. Chỉ khi nào tình cảm tràn ra
thì chữ nghĩa trong thơ mới hàm súc và chắt lọc.
Lịch sử nền thi ca nước ta từ cổ điển đến hiện đại đã chứng
minh cho điều lý giải trên đây. Nếu không có cái tâm thì Nguyễn Du không viết được
câu thơ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Và nếu không có cái tình thì Nguyễn Đinh Chiểu không thể viết:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Sau này Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đình
Thi… đều là những thi sĩ chắt thơ từ cõi lòng, từ trái tim biết nhìn đời, đau đời
và biết nâng cuộc đời lên trong những trang thơ. Đồng nghĩa với những ý kiến trên,
nhà thơ Chính Hữu đã cho rằng “Chỉ có thể có những bài thơ hay nếu mỗi câu có
dính máu của mình trong đó”.
Có thể nói những ý kiến của Lê Quý Đôn và Ngô Thì Nhậm đến
nay vẫn có giá trị không chỉ về mặt lí luận mà cả về sáng tác. Đó là những ý kiến
sâu sắc đóng góp cho nền thi ca Việt Nam. Nó có giá trị như kim chỉ nam giúp các
nhà thơ của nhiều thế hệ không đi lệch hướng như con tàu không đi chệch đường
ray của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét