Được khẳng định từ thế kỷ XV trong tác phẩm Bồi ký để danh
tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba, tư tưởng Hiền tài là nguyên khí
quốc gia của Thân Nhân Trung là một trong những tư tường lớn đã được kiểm nghiệm
qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước. Trong sự phát triển mạnh mẽ và cũng hết
sức phức tạp hiện nay, tư tưởng này đang được tiếp tục đề cao chú trọng.
Tư tưởng của Thân Nhân Trung cho rằng: “Hiền tài là nguyên
khí của quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
Chính vì thế “bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ. vun trồng nguyên khí” là việc
đầu tiên đã, đang và cần phải làm của nhà nước. Như vậy, theo Thân Nhân Trung
hiền tài có vai trò quyết định” đến sự thịnh - suy của đất nước, hiền tài chính
là khí chất làm nên sự sống còn sự phát triển của xã hội, của quốc gia; một nước
muốn mạnh thì điều trước tiên cần quan tâm chú trọng là bồi dưỡng, chăm chú, đãi
ngộ hiền tài.
Có thể nói tư tưởng của Thân Nhân Trung là một tư tưởng
hết sức đúng đắn và tiến bộ. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ,
đó là những người vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí
tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm
mới cho con người, cho xã hộ, góp phần cài biến xã hội, thúc đẩy xã hội vận
động, họ là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa
trông rộng cho nên có thể vạch ra những đường hướng quan trọng cần thiết cho sự
vận động của xã hội trong tương lai… Để xây dựng một đất nước giàu mạnh về mọi
mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài,
có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì đức độ, nhân cách của họ sẽ giúp họ
biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, họ sẽ tạo ra những giá
trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội không thiếu những cá nhân có
tài, nhưng trong số đó không phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có
tài nhưng lại thiếu đức. Những người này thường đem cái tài của mình phục vụ
cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng
đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ về lợi ích chung của
cộng đồng, về những giá trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những
gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự
phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên,
ngày càng cường thịnh là nhờ sự đóng góp của hiền tài. Như vậy, rõ ràng hiền tài
chính là “nguyên khí” của một quốc gia, có vai trò quyết định tới sự thịnh - suy của một đất nước. Một xã hội, một đất nước càng nhiều hiền tài thì càng phát
triển nhanh chóng; một xã hội, một đất nước mà thiếu vắng hiền tài thì sẽ rất
khó bền vững, khó có được sự ổn định và phát triển.
Hiền tài là nguyên khí Quốc gia
Tư tưởng của Thân Nhân Trung không chỉ khẳng định vai trò
quan trọng của hiền tài đối với quốc gia mà còn nêu cao sự cần thiết
củạ việc quan tâm đến hiền tài. Đất nước nào, xã hội nào cũng có những người hiền
tài, tuy nhiên những người hiền tài đó có được phát huy hết những gì mà họ có
hay không còn phụ thuộc vào việc có trọng dụng hay không và trọng dụng của xã hội,
đất nước đó. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần thiết phải chăm lo bồi
dưỡng, trọng dụng hiền tài, cần trân trọng, tôn vinh những cống hiến, những đóng
góp của họ, cần bảo vệ, phát huy những giá trị quý giá mà họ đã đem lại cho xã
hội, cần tạo một môi trường trong sạch, lành mạnh để người hiền tài được phát
huy hết tiềm năng, Cần có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời, đúng đắn với người hiện
tại. Có như vậy thì hiền tài mới ngày càng dồi dào và đất nước
mới thực sự hưng thịnh. Ngược lại, có hiền tài mà không trọng dụng, thậm chí còn
tìm cách hủy hoại thì hiền tài cạn kiệt, không còn những người tài đức để kiến
tạo đất nước, xã hội lâm vào suy thoái, trì trệ, quốc gia tất sẽ đi đến chỗ
suy yếu. Điều này đã được minh chứng rõ ràng bằng lịch sử. Chăm lo đến hiền tài
là việc cần làm đầu tiên không chỉ của riêng một nhà nước, một xã hội nào mà là
của mọi nhà nước, mọi xã hội.
Hiền tài không phải tự nhiên mà có. Những người hiền tài
có một phần nhỏ là tư chất bẩm sinh, phần lớn là nhờ tu dưỡng, rèn luyện không
ngừng trong quá trình sống. Vì thế, bản thân những người tài đức trong xã
hội phải luôn thấy rõ vai trò của mình đối với đất nước, từ đó mà liên tục trau
dồi bản thân, phát huy tận độ mọi tiềm năng, cống hiến hết mình cho xã hội
trong mọi hoàn cảnh, xứng đáng với sự kỳ vọng của cộng đồng. Mọi cá nhân trong
xã hội phải luôn ra sức rèn luyện, phấn đấu để thành người tài đức góp phần xây
dựng đất nước. Đất nước phát triển thì cuộc sống của mỗi cá nhân cũng sẽ được đảm
bảo.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yêu cầu phát triển đất
nước càng đặt ra một cách bức thiết. Để sánh vai cùng các nước mạnh trong khu vực
và trên thế giới, chúng ta cần có nhiều hơn nữa những người tài đức. Chính bởi
vậy tư tưởng của Thân Nhân Trung thêm một lần nữa cần được khẳng định tính đúng
đắn và tiến bộ của nó. Đó chính là kim chỉ nam không chỉcủa một thời đại để xây
dựng một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng thực sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét