Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Chẳng còn điều gì là riêng tư nữa: Google và Facebook biết rất rõ về bạn

Chẳng còn điều gì là riêng tư nữa: 
Google và Facebook biết rất rõ về bạn 
Sự riêng tư bị đe dọa nghiêm trọng
Sự riêng tư không phải là về dữ liệu mà là về con người. Sự riêng tư không phải là về sự bí mật, cũng không phải là về sự che giấu thông tin, mà cũng chẳng phải là một vấn đề về công nghệ. Sự riêng tư là một vấn đề mang tính xã hội. Nó liên quan tới việc xử lý các thông tin xác định cá nhân và tôn trọng sự minh xác đối với một người mà các thông tin đó chỉ tới. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có một chút gì đó sự riêng tư trong các trang mạng xã hội thì bạn hoàn toàn sai lầm.
Nghĩa kỹ lại xem. Bạn có biết ai là những người đã đầu tư tiền vào các trang mạng xã hội này không?
Google và các công cụ tìm kiếm khác theo dõi kín kẽ những gì người dùng đã tìm kiếm. Qua một khoảng thời gian, những dữ liệu thu được có thể cho biết khá nhiều điều. Nhìn chung, các quy định về quyền riêng tư chẳng có tác dụng gì nhiều và người dùng thì vẫn thường bỏ qua việc đọc chi tiết những điều khoản sử dụng giữa họ với các sản phẩm trực tuyến.
Google vào ngày 1 tháng Ba năm 2012 đã cho áp dụng phương pháp theo dõi tổng thể với những quy định về quyền riêng tư mới. Theo đó, Google có khả năng theo dõi hoạt động của người dùng trên mọi dịch vụ: Google Docs, Gmail, YouTube, và nhiều cái khác nữa. Họ sẽ theo dõi mỗi người dùng thông qua những lần đăng nhập tài khoản.
Cái cách mà Google biện minh cho hành động này là với cách làm này, họ có thể làm cho các sản phẩm của họ tốt hơn và phù hợp với từng cá nhân một. Theo như lời từ phía Google, nói một cách ngắn gọn, họ có thể phục vụ bạn theo cách tương tự như bạn là người dùng duy nhất của họ vậy. Trên mọi dịch vụ, họ biết bạn thích gì và muốn gì.
Mọi thứ đã trở nên ầm ĩ trên truyền thông kể từ khi Google tuyên bố sự thay đổi này. Tôi không nghe thấy nhiều người bàn tán về việc này trong các cuộc trò truyện thường nhật, nhưng chắc chắc là có một số người đang lo lắng về nó. Nhưng tôi cho rằng đa số trong số chúng ta đã click vào chữ “bỏ qua” mà không chịu đọc cái thông báo nho nhỏ của Google về sự thay đổi này. Tuy nhiên, trên Twitter, mọi người lại bàn tán khá xôn xao.
Chuyên gia về sự riêng tư Steven Rambam đã cho một cái nhìn sâu sắc về khả năng xâm hại quyền riêng tư thông qua những công cụ miễn phía trên mạng Internet. Ông đã đưa ra những ví dụ về Facebook, MySpace, blogs và vân vân. Ông cũng chỉ ra cách những công ty như Google hay thậm chí Domino’s Piazza đang sử dụng các công nghệ khai phá dữ liệu để có được những bộ hồ sơ đầy đủ về người dùng của họ.
Một trong những câu nói hay nhất của ông đó là khi đề cập về khả năng mà những chiếc điện thoại di động có thể thu thập thông tin: “iPhone sử dụng cả hai - GPS và Skyhook - và bạn không thể trốn được, bạn chỉ có thể trốn đi nếu tháo hẳn cục pin ra - à mà, chờ chút…bạn không thể tháo được cục pin ra khỏi iPhone!”
Cảnh giác với những mồi câu từ Google
Google là một nhà cung cấp gần như cái gì cũng có: tìm kiếm trực tuyến, email, maps, mạng xã hội, và nhiều hơn nữa. Nhưng bạn đã bao giờ dừng lại và tự hỏi mình xem bạn đã cho Google biết những gì về bạn rồi? Hãy tiếp tục đọc để biết tất cả những cách mà Google đang khai thác bạn:
1. Những từ khóa bạn tìm kiếm: Có hàng triệu người trên toàn thế giới đang sử dụng Google và họ biết rõ từng từ khóa mà mỗi người đang tìm kiếm là gì.
2. Những website mà bạn truy cập tới: Google Adsense được rất nhiều người dùng để quảng cáo trực tuyến, và những cookie của Google sẽ lưu trữ lại những lần bạn ghé thăm các trang web với những chương trình quảng cáo của họ trong đó.
3. Những blog bạn đọc: Nếu bạn dùng Google Reader, Google biết mọi blogs mà bạn đăng ký theo dõi. Thậm chí nếu bạn không dùng Google Reader, Google cũng biết mọi trang blog mà bạn đã truy cập.
4. Thông tin tài chính của bạn: Những người sử dụng AdSense hoặc Google Checkout chia sẻ thông tin tài chính, địa chỉ và những thông tin cá nhân khác cho Google.
5. Sức mạnh và độ phổ biến của trang web hay blog của bạn: Đối với những người dùng của Google Analytics, Google nắm được tất cả những trang web bạn quản lý, trạng thái hoạt động của chúng như thế nào và xu hướng của chúng nữa.
6. Những người hay tổ chức mà bạn gửi email tới: Những người dùng Gmail và những ai gửi email tới cho họ chia sẽ một số thông tin cá nhân và kinh doanh với google.
7. Những gì có trên máy tinh của bạn: Nếu bạn đang sử dụng Google Desktop, Google biết tuốt về những gì bạn đang lưu giữ trong máy tính.
8. Bài nghiên cứu khóa học, bills, những bài viết blog sắp đăng tải, vân vân: Docs và Spreadsheets là những công cụ offline trên nền tảng web rất tốt, nhưng sử dụng chúng đồng nghĩa với việc các thông tin trên tài liệu của bạn sẽ bị Google nắm rõ.
9. Lịch sinh hoạt của bạn: Google Calendar làm cho thông tin cá nhân và lịch công việc của bạn trở nên rõ như ban ngày đối với Google.
10. Mạng xã hội và những mối quan tâm của bạn: Google đánh chỉ mục những trang web như Orkut, Facebook, Digg và những trang tương tự mà có thông tin về những thứ bạn quan tâm.
11. Khi nào bạn sẽ bị cảm cúm: Google sử dụng sự theo dõi về những tìm kiếm liên quan tới flu/cúm để biết được ở đâu và khi nào thì có bệnh cúm xảy ra.
12. Vị trí của bạn và bạn bè của bạn: Sử dụng Google Latitude, người dùng điện thoại di động có thể chia sẻ vị trí với những người khác. Thậm chí ngay cả khi bạn không dùng Latitude, Google Maps dành cho di động có thể tính toán được vị trí của bạn.
13. Những gì bạn đang xem trên Youtube: Google sở hữu Youtube, và biết tất cả những video bẩn mà bạn đã xem.
14. Những gì và những nơi bạn học: Google Books, Scholar, và University Search là những công cụ nắm được cuộc sống chốn nhà trường của bạn.
15. Mọi thứ bạn đã nhìn, xem, nghe trên mạng: Những người dùng của Google Chrome cho phép Google nhìn thấy được mọi những trang web mà họ đã ghé thăm.
16.Các vấn đề của bạn: Việc đưa ra những câu hỏi và trả lời trên Google Answers sẽ cho Google thấy được các vấn đề trong cuộc sống riêng tư của bạn.
17. Các vấn đề y tế của bạn: Bạn có dùng Google Health không? Nếu bạn đang dùng thì tức là bạn đã chia sẻ toàn bộ thông tin lịch sử bệnh lý của bạn cho Google.
18. Địa chỉ nhà riêng của bạn: nếu bạn sử dụng Google Maps, AdSense hoặc Checkout thì sẽ có khả năng rất lớn là Google nắm được nơi ở của bạn đấy.
19. Số điện thoại: Nếu sử dụng SMS, Google Mobile và Gmail thì bạn có thể cho Google biết số điện thoại của bạn.
20. Tiếng nói của bạn: Sử dụng Google Talk sẽ chia sẻ với Google âm thanh giọng nói của bạn như thế nào.
21. Bạn, gia đình và bạn bè của bạn trông như thế nào: Với phần mềm sửa ảnh Picasa, bạn đã cho Google thấy ảnh của bạn, của bạn bè và những khoảnh khắc đáng kể trong cuộc đời bạn.
22. Mọi thứ bạn làm trên mạng: Google Secure Access mã hóa dữ liệu của bạn, do đó mọi thứ bạn làm trên mạng dính dáng tới trường học hay nơi làm đều được lưu lại.
23. Những thứ bạn đã mua và sẽ mua: Tìm kiếm sản phẩm hay Catalog có thể cho Google thấy được bạn sẽ muốn mua cái gì.
24. Công việc kinh doanh của bạn: Những từ khóa và gu mua bán của bạn trên Adwords có thể cho Google thông tin về ngành kinh doanh của bạn.
25. Những thứ quan trọng với bạn: Nếu bạn đã cài đặt Google Alerts thì Google biết tuốt về những điều quan trọng nhất với bạn trên mạng.
Vậy phải làm thế nào để thoát ra khỏi thế giới Google?
Tuy nhiên, trước khi tiếp tục, tôi muốn chỉ ra một mối nguy hiểm: lý do tại sao rất nhiều người sử dụng chủ yếu các sản phẩm của Google cho mọi vấn đề trên mạng. Đó là bởi vì Google thực sự đã làm ra những ứng dụng cực tốt. Tuy vậy, một số những ứng dụng đó có thể không được tốt như Gmail hay Google+, cho nên bạn nên có những quyết định được tính toán kỹ lưỡng về những công cụ mà bạn thực sự cần hoặc những chức năng mà bạn thấy cần thiết.
Khi mà bạn có thể tắt Web History cũng như không sử dụng công cụ tìm kiếm được mã hóa bởi Google, bạn hoàn toàn vẫn có thể đạt được cái bạn cần một cách dễ dàng bằng việc sử dụng một số công cụ khác. (Đặc biệt là khi mà những vấn đề về quyền riêng tư nay đã được sáng tỏ và sự nguy hiểm là hoàn toàn thấy được.)
Với sự biến mất của Scroogle (một công cụ cho phép tìm kiếm bằng Google nhưng có sự đảm bảo về quyền cá nhân), chúng ta có thể trông chờ vào hai công cụ tìm kiếm tách biệt hoàn toàn với Google đó là DuckDuckgo và Gibiru. Cả hai trang này đều đảm bảo sự riêng tư tuyệt đối và chắc chắn những tìm kiếm của người dùng được mã hóa bằng việc giấu đi địa chỉ IP của bạn từ truy vấn tìm kiếm của bạn. Với hai công cụ này, kết quả tìm kiếm của bạn sẽ chẳng thua kém gì một kết quả tìm kiếm cơ bản từ Google. Starting Page cũng tuyên bố rằng trang web này hoạt động như một người trung gian đứng giữa Google và bạn (tương tự Scroogle) và không lưu trữ bất cứ một thông tin riêng tư nào. Do đó, thậm chí nếu họ có chăng bị ra hầu tòa đi nữa, thì họ cũng chẳng có một thông tin cá nhân nào của bạn để trình lên. Và mọi thứ mà Google biết đó là một ai đó đã đưa ra một truy vấn tìm kiếm từ Starting Page nhưng họ không có một cách nào để biết được đó là ai đã làm. Starting Page thậm chí còn có một plugin cho FireFox mà sử dụng HTTPS cho thanh công cụ tìm kiếm trên trình duyệt. Khi mà bạn không có một phương pháp nào để thoát khỏi sự kiểm soát hoàn toàn, một chút ít phi Google trong cuộc sống của bạn có thể giúp bạn thoải mái hơn. Thử trải nghiệm những thay thế cho sản phẩm của Google có thể giúp bạn thoát khỏi sự kiểm soát tuyệt đối của Google.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Nguồn: Knowledge of Today
Theo http://bookhunterclub.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tuổi chớm thu Dòng nắng ấm rửa trôi màu lá cũ lá không vàng để mùa bước vào thu ào cơn mưa run lẩy bẩy trên cành gió đan vuốt … ...