Chong Cheol - Nhà thơ Kasa
kiệt xuất của Hàn Quốc
Báo cáo của chúng tôi tìm hiểu đặc điểm thơ Kasa, một thể thơ
dân tộc tiêu biểu của Korea qua một số tác phẩm nổi tiếng của Chong Cheol, thi
nhân kiệt xuất thời Choseon.
CHONG CHEOL - THE KOREAN POET FAMOUS IN KASA GENRE
In this paper, we study the characteristics of Kasa, one
of typical poetic genres of Korea through analyzing the works by Chong Cheol, a
famous poet in Choseon dynasty.
1. CHONG CHEOL - NHÀ
THƠ, NHÀ CHÍNH TRỊ
Chong Cheol 鄭澈/ Trịnh Triệt (1536-1593) là nhà
thơ, nhà chính trị thời vua Seonjo (Vua thứ 14 Choseon 朝鮮/ Triều Tiên), tự Kye Ham 季㴠 (Quý Hàm), hiệu Song Gang 松江 (Tùng Giang). Chong Cheol sống vào giai đoạn lịch sử
nhiều biến động với những xung đột giữa các phe phái trong xã hội Choseon. Hệ
thống trật tự xã hội tan vỡ, xung đột giữa các phe phái chính trị gay gắt, dẫn
đến mấy lần xảy ra chính biến mà lịch sử gọi là “sĩ họa” 士禍[v]. Đất nước không những rối loạn bên
trong, mà còn phải đối diện với chiến tranh xâm lược của Nhật Bản - cuộc chiến
chống Nhật năm Nhâm Thìn (Nhâm Thìn Ủy loạn壬辰倭亂).
Trong tình hình rối ren như vậy, Chong Cheol sống theo quan niệm “xuất xử hành
tàng” của đạo Nho. Khi vua trọng dụng thì đem đạo ra thi hành, còn khi vua
không dùng thì giấu mình đi. Sự thăng trầm đến mấy lần trong cuộc đời Chong
Cheol, cũng là tình trạng chung của sĩ đại phu đương thời.
Chong Cheol sinh năm 1536 vào thời Chungjong/ Trung Tông (ông
vua thứ 11 của Choseon), trải qua triều Injong (Nhân Tông) và triều Myongjong
(Minh Tông), mất năm 1593 (năm Seonjo/ Tuyên Tổ thứ 26), tức là giai đoạn giữa
tiền kỳ và hậu kỳ của Choseon. Cuộc đời của Chong Cheol thường được chia ra
thành bốn giai đoạn: giai đoạn đi học, giai đoạn làm quan trong triều, giai đoạn
thăng trầm, giai đoạn tận trung quốc nạn.
Giai đoạn đi học: từ lúc ra đời đến khi thi đỗ trạng nguyên.
Thời niên thiếu Chong Cheol sống trong cảnh nhung lụa ở
Hanyang 漢陽/ Hán Dương (Seoul ngày nay) dưới sự
che chở của người chị cả - hậu phi của Injong và chị thứ hai - phu nhân của
thân vương Kye Lim gun (Quế Lâm Quân). Khi Injong còn là Đông Cung thế tử,
Chong Cheol thường vào cung chơi, hai người rất thân với nhau. Nhưng năm
Chong Cheol lên 10 tuổi, xảy ra nạn sĩ họa năm Ất Tị, anh rể là Kye
Lim Gun bị ngờ oan là mưu tạo phản, nên bị đi đày. xử phạt. Cùng bị đi còn có
cha và anh cả Chong Cheol. Chong Cheol cũng phải theo cha sống cuộc đời đày ải
phiêu bạt. Sau 6 năm lưu đày, Chong Cheol theo cha tới Chang Pyong, nơi ông nội
của ông được chôn cất. Ở nơi đây, cuộc sống của Chong Cheol bắt đầu ổn định lại.
Anh được đi học, được gặp gỡ các thầy giáo và đồng môn, rèn luyện nhân cách và
trau dồi học vấn. Lúc trẻ thường lui tới cung điện, thân thiết với Myongjong,
nên Chong Cheol có ý thức trách nhiệm cao với vương thất và lòng trung quân sâu
sắc trong suốt cuộc đời ông. Chính “Ất Tỵ sĩ họa” đã để lại trong ông một chấn
thương tinh thần rất lớn, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến hành vi chính trị cũng
như các tác phẩm văn học của ông.
Giai đoạn làm quan trong triều (từ năm 27 tuổi cho đến
năm 40 tuổi). Chong Cheol đăng khoa vào thời vua Myongjong nhưng không được trọng
dụng do những mâu thuẫn giữa hai người từ trước. Năm Chong Cheol 32 tuổi, vua
Seonjo lên ngôi với nhiều đổi mới tích cực cùng với việc phục hồi địa vị và trọng
dụng những người có liên lụy với Ất Tị sĩ họa trước đó, Chong Cheol quay lại
làm quan. Năm 35 tuổi chịu tang bố, 38 tuổi chịu thêm tang mẹ. Trong suốt hai
năm đó ông ở nhà giữ mộ, việc làm ấy được coi là “tận lễ”, được dư luận khen ngợi
là “Sự thân dĩ hiếu” (事親以孝/ Thờ cha mẹ rất mực Hiếu kính).
Từ lòng hiếu kính đó, Chong Cheol mở rộng ra thành ý thức “trung thần luyến chủ”
và tinh thần “ái dân” của người “chăn dân” (mục dân quan).
Giai đoạn thăng trầm (từ 40 tuổi đến 54 tuổi). Trong triều
hai phe Đông Nhân và Tây Nhân tranh chấp quyền lực rất gay gắt. Chong Cheol là
người lãnh đạo của phe Tây Nhân, ông dần dần có được vị trí quan trọng trong giới
chính trị, nhưng cũng có lúc thăng lúc trầm. Năm 45 tuổi Chong Cheol được làm
chức Quan sát sử dưới triều Kang Won Do. Đây là giai đoạn ông sáng tác nhiều
bài thơ Hangul nổi tiếng như Huấn dân ca, Quan Đông biệt
khúc và thơ chữ Hán. Huấn dân ca thể hiện suy tư của
Chong Cheol về trách nhiệm của người làm quan với dân chúng. Quan Đông
biệt khúc thể hiện lòng trung quân ái quốc với những câu thơ bất hủ về
phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp vùng Quan Đông. Đây có thể xem là thời kỳ đỉnh
cao của nhà thơ Song Gang.
Giai đoạn tận trung quốc nạn (từ năm 54 tuổi đến 58 tuổi).
Sĩ họa năm Kỷ Sửu rồi Nhật Bản xâm lược (Nhâm Thìn Ủy loạn) liên tục xảy ra.
Phe Tây nhân bị thất thế, Chong Cheol bị đi đày ở Kang Gye. Cuộc sống hết sức
khó khăn, sau đó mất ở Kang Hoa. Những năm cuối đời, văn chương của ông chủ yếu
vẫn là sự hồi tưởng và tự vấn về cuộc đời mình. Đề tài chủ yếu vẫn
là lo nước, nhớ vua và tình yêu. Trong bối cảnh chính trị rối ren, đầy
mâu thuẫn, thơ của ông luôn hướng về hiện thực, nhưng mặt khác ông vừa muốn
tránh xa cái hiện thực theo tinh thần tiêu dao. Sự giằng co, trăn trở giữa xu
hướng thăng hoa siêu thoát và khổ não về hiện thực đã khiến thơ ông đa dạng, phức
tạp.
Chong Cheol bẩm chất thông minh, nhưng gia đình gặp nạn sĩ họa,
nên con đường học tập bắt đầu muộn và gặp nhiều trắc trở. Đến thời kỳ trưởng
thành ông nhanh chóng khắc phục khó khăn đó, sau này ông đã đạt được thành công
trên cả con đường văn học và chính trị. Chong Cheol chịu ảnh hưởng cả hai
tư tưởng Nho giáo và Lão Trang, điểu ấy đã tạo nên tình thần trung quân, phong
cách cứng cỏi bên cạnh tinh thần phong lưu, tiêu dao, phóng nhiệm trong thơ
ông.
2. THỂ THƠ KASA 歌辞/CA TỪ
2.1. Quá trình hình thành và
phát triển của Kasa
Thông thường để hình thành một thể loại thơ ca mới thì cần
phải kế thừa những đặc tính từ hình thái thể loại văn học thời trước, đồng thời
chịu sự tác động của cả những điều kiện lịch sử đương thời. Có nhiều thuyết về
sự phát sinh của Kasa như thuyết Tục dao Koryo (Cao Ly高麗), thuyết Kyong Gi che ga (Kinh Kì thể ca), thuyết Nhạc
chương thể, thuyết Hán thi hiển thổ thể, thuyết Dân dao, thuyết thơ
Phật giáothời đại Silla (Tân La 新羅). Trong đó nhiều học giả ủng hộ thể
Kasa phát sinh từ Kinh Kì thể ca kết hợp với Dân dao giáo thuật.
Có thuyết cho rằng thể Kasa xuất hiện đầu tiên với bài Seo Wang
ca (Tây vãng ca西 往 歌) của Na Ong hoa sang (Lại Ông hòa thượng懶 翁 和 尙, nhà sư cuối Koryo), nhưng cũng có ý kiến rằng Sang
Chun gok (Thưởng xuân khúc賞 春 曲) của Chung Keuk In (Đinh Khắc Nhân丁克仁; văn
thân Choseon) đầu Choseon mới là tác phẩm đầu tiên được sáng tác bằng thể Kasa.
Song hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng thời điểm Dân dao giáo thuật - văn học
truyền miệng chuyển sang thể loại Kasa - văn học viết là khoảng sơ kỳ Choseon.
Kasa là văn chương của sĩ đại phu nên sáng tác của họ luôn hướng
tới sự tự xét mình, giáo huấn về đạo đức xử thế. Nếu nói về cách luật của Kasa
thì đến thời Chung Cheol vẫn giữ được tương đối trọn vẹn nhịp 3/4, 4/4 ở toàn
bài và nhịp 3/5, 4/3 ở câu cuối (giống với câu cuối của thể Sijo). Điều ấy thể
hiện ý thức tôn sùng trật tự của tầng lớp sĩ đại phu.
Giai đoạn sơ kỳ sơ Choseon là giai đoạn lịch sử đầy biến động
với sự lật đổ tầng lớp quý tộc, hình thành nên giai cấp sĩ đại phu, theo đó
hình thành xã hội mới với hoàn cảnh và văn hóa mới. Thời bấy giờ tầng lớp thống
trị mới là sĩ đại phu không thể thỏa mãn với nền văn học quá khứ cho nên họ
sáng tạo thể loại mới cho phù hợp với quan niệm của mình. Dân giao giáo thuật
văn học vốn được truyền miệng từ xưa, đến giai đoạn này giới sĩ đại phu đã chuyển
sang văn học viết với ý thức xác định rõ tác giả, đồng thời tiếp tục phát triển
văn học cho phù hợp với tính chất của giai cấp mình. Kasa không phải là thơ ca
vui chơi mà là thơ ca tự tỉnh và giáo huấn trên cơ sở phản ánh hiện thực cuộc sống.
Thơ 3 âm phổ có nhịp điệu sinh động để hát và nhảy. Thơ 4 âm phổ có nhịp điệu ổn
định, trang trọng, chậm rãi khoan thai. Văn học của quý tộc Koryo là văn học ca
hát 3 âm phổ có phân đoạn như tục dao, Kinh Kỳ thể ca, văn học sĩ đại phu lại
là văn học ca ngâm. Còn Kasa là thể loại 4 âm phổ liên tục, vừa ca hát được vừa
ngâm được. Về sự hình thành và quá trình phát triển văn học Kasa có nhiều học
giả khảo sát và chia ra từ 3 đến 7 giai đoạn. Trong phạm vi bài viết này chúng
tôi chỉ thuật minh đến cuối thời Choseon.
Kasa phát sinh vào thời sơ kỳ Choseon và rất được giới sĩ đại
phu hưởng ứng. Lúc đầu Kasa với loại Giang hồ Kasa có các tác
phẩm tiêu biểu như Sang Chun Gok (Thưởng Xuân khúc) của Chung Keuk
In, Miễn Ngưỡng đình ca (俛 仰 亭 歌) của Song Soon (Tống Thuần宋純), Tinh Sơn biệt khúc (星 山 別 曲) của
Chung Cheol, Nhạc Chí ca (樂 志 歌) của Lee Seo (Lý Tự 李 緖), Lạc bần ca (樂 貧 歌) của Lee
Y (Lý Nhĩ 李珥)v.v... Nội dung chính của các tác phẩm
này là cảnh vật thiên nhiên, đời sống sinh hoạt và niềm vui sống của con người.
Đoạn cuối thường viết về ý muốn sống cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, “an
bần lạc đạo” hay là lời cảm tạ ơn vua.
Kasa giai đoạn này chủ yếu được viết với nhịp 3/4, xen nhiều
nhịp 2/3 và 2/4. Câu cuối cùng của Kasa với câu cuối của Sijo giống nhau về nhịp.
Ngoài Giang hồ Kasa còn các thể Lưu phối Kasa và Giáo
huấn Kasa, đặc biệt có sự xuất hiện tác giả nữ như Heo Nan Seol Heon.
Cuộc đấu tranh giữa các đảng phái ngày càng sâu sắc, hơn nữa
lại thêm Nhật Bản xâm lược vào Choseon, chiến tranh (Nhâm Thìn Ủy loạn) bùng nổ
làm xuất hiện Kasa chiến tranh và Kasa phê phán hiện thực.
Các tác phẩm miêu tả cảnh bi thảm của chiến tranh, lên tiếng phê phán hiện thực
tiêu biểu như Yong sa um (Long xa ngâm 龍 蛇 吟), tác phẩm
miêu tả lòng căm thù như Taepyong ga (Thái bình ca,太 平 歌)
và Bong San gok, miêu tả cuộc sống tù binh như Dodaemado ga (Đáo
Đối Mã Đảo ca, 到 對 馬 島 歌), Jaeilbonjang
ga (Tại Nhật Bản trường ca, 在日本長歌) của Beak Su Hoe (Bạch Thụ Hội白 受 會) v.v...
Nhưng chủ đề và đề tài của Choseon tiền kỳ như Giang hồ, Lưu phối, Du
ký vẫn được giữ nguyên và không ngừng phát triển, trở thành thể loại phổ
biến của sĩ đại phu. Lô Khê ca (蘆 溪 歌) của Park
In Ro (Phác Nhân Lão朴 仁老), Dật
Dân ca (逸 民 歌) của Yun I Hoo (Doãn Nhĩ Hậu尹 爾 厚) là tác phẩm nói đến cái vui sống với
thiên nhiên.
Lấy Nhâm Thần Uy loạn làm mốc, Kasa thường được chia ra hai
giai đoạn lớn là tiền kỳ Kasa và hậu kỳ Kasa. Tác giả ở điểm phân kỳ là Lô
Khê Park In Ro. Khác với Chung Cheol, Kasa của Park In Ro không bàn về
chính trị mà chủ yếu là vấn đề chiến tranh, bên cạnh đó vẫn sáng
tác theo các chủ đề như “an bần lạc đạo” và “ưu quốc trung hiếu” đã có từ tiền
kỳ Choseon chẳng hạn như Thái bình từ (太平詞), Thuyền
thượng thán (船上嘆), Lĩnh Nam ca (嶺南歌), Sa Đề khúc (沙提曲), Lô
Khê ca. Ngoài ra, các tác phẩm của ông cũng thể hiện sự thất thế, cảnh ly tan của
sĩ đại phu như Lậu Hạng từ (陋 巷 詞).
Sau thời kỳ Nhâm Thìn Ủy loạn, các tác phẩm có yếu tố bi kịch
khá phong phú, được xem như là đặc điểm tiêu biểu của Kasa hậu kỳ Choseon, từ
đó Kasa dần được tự sự hóa và tiểu thuyết hóa. Với bản thuyết minh mở đầu như
văn xuôi và phá nhịp 4/4 của Kasa trước đó được xem như một mẫu Kasa phá cách,
có thể nhìn thấy rõ nhất ở Kasa của Park In Ro. Thời kỳ này là số lượng tác phẩm
của mỗi tác giả tăng lên đáng kể cùng với sự xuất hiện của các tác giả là thiền
sư. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính giai đoạn này Kasa được phổ biến rộng rãi
đến mức cả tầng lớp bình dân và phụ nữ cũng có thể sáng tác Kasa và hình thành
nên các bản Kasa khuê phòng. Tuy nhiên phần lớn các sáng tác lưu truyền đến nay
đều khuyết danh.
Trong quá trình phát triển của Kasa, đây là thời kỳ hưng thịnh
nhất, mở rộng lực lượng sáng tác Kasa với chủ đề đa dạng, chuyển đổi từ hướng
trữ tình sang tự sự. Kasa trường thiên bắt đầu xuất hiện từ cuối thể kỷ XVIII,
mở ra khía cạnh mới trong lịch sử phát triển của Kasa. Về nội dung tự sự có
kinh nghiệm du ký, phong tục tập quán, chuyện kể lịch sử v.v... Các tác phẩm thời
kỳ này dài hơn trước, rõ hơn về cốt truyện, mở rộng thời gian và không gian,
không hạn chế chiều dài của chuyện, thậm chí có bài dài đến hơn 400 câu. Lúc
này Kasa dần mang tinh thần của văn xuôi cận đại với đại diện tiêu biểu nhất là
tiểu thuyết. Ngoài việc viết về những chuyến đi trong nước, Kasa du ký thời kỳ
này viết cả về đi du lịch nước ngoài như Il Dong Chang Yu
ca và Yeon Haeng biol gok.
Kasa không ngừng mở rộng đề tài, xuất hiện ái tình
Kasacủa người bình dân như San Sa biol gok (Tưởng tư biệt khúc想思別曲), Chun myon gok (Xuân Miên khúc春眠), Sa rang ga…viết về tình yêu nam nữ. Với Kasa Thiên
chúa giáo của học giả phái Nam In có các tác phẩm tiêu biểu
như Shipgyemyong ga (Thập Giới Mệnh ca) của Chung Yak Cheon,
và Cheonju kong kyong ga (Thiên Chủ Cung kính ca) của Lee Beok. Thời
kỳ này xuất hiện ngày càng nhiều các bản Kasa khuê phòng.
Nhìn chung, Kasathời kỳ này có dung lượng dài để chứa đựng được
một nội dung hiện thực trọn vẹn và chính xác. Phụ nữ và người bình dân trở
thành khối tác giả mới. Sự phân kỳ Kasa cũng như đặc điểm về nội dung và
hình thức của thể loại này được quyết định bởi các sự kiện chính trị và xã hội.
Các học giả thường chọn các mốc sự kiện để phân kỳ Kasa như dựng nước Choseon,
sáng thế Hun Min Chung Um (Hangul), Nhâm Thìn Ủy loạn, xuất hiện tư tưởng thực
học (đề cao đời sống thực của con người), cách mạng Đông học v.v…
Kasa càng về sau càng đi sâu và gần gũi với cuộc sống, phản
ánh những biến đổi trong xã hội. Nội dung và cách thể hiện trở nên đa dạng, lực
lượng sáng tác được mở rộng, đề tài cũng phong phú hơn. Kasa dần dần được văn
xuôi hóa. Cũng giống với Sijo, Kasa có nhịp điệu chậm rãi, là thể loại phù hợp
để ngâm sơn vịnh thủy và giáo huấn đạo đức Nho gia. Thời kỳ hưng thịnh nhất của
Kasa là thời đại Choseon với sự mở rộng biên độ cả về nội dung, hình thức lẫn lực
lượng sáng tác. Có thể xem Kasa là một thể loại đã góp phần mở rộng phạm vi văn
học Hàn Quốc.
2.2. Những nguyên tắc nghệ thuật
của Kasa
Đặc trưng hình thức của Kasa là thơ ca một hàng 4 âm phổ liên
tục, vận luật chủ yếu của âm phổ là 3/3, 3/4 hay là 4/4. Số hàng không hạn chế,
câu cuối của Kasa thường có âm phổ là 3/5, 4/3 giống như câu cuối của
Sijo. Những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đến tầng lớp sĩ đại phu góp phần quyết
định nhịp điệu của Kasa với 4 âm phù hợp với tính chất chậm rãi, ổn định, cân bằng
và trang trọng. Đặc điểm 4 âm trong mỗi âm phổ của Kasa được hoàn thiện dưới
triều Songjong (vua thứ 9 của Choseon). Về sau Kasa cùng với Sijo tác động
tương hỗ, ảnh hưởng lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển cả về mặt dạng thức và ý
nghĩa. Hai thể thơ phổ biến dưới thời Choseon là Kasa và Sijo, luôn có sự gắn kết
với nhau từ lúc hình thành và trong suốt quá trình phát triển.
Triều đại Choseon từ đầu đến vua Sejo (vua thứ 7) với “nội ưu
ngoại loạn” liên tục, không thể sáng tạo nên thể loại thơ ca mới cho riêng
Choseon. Song Kinh Kì thể ca đến Choseon vẫn được sáng tác nhiều, nói
cách khác đó là thể thơ Han lim biol gok sáng tác theo Han lim biol
gok thể. Nhưng đến triều vua Songjong chính trị bắt đầu ổn định đã tạo điều kiện
thuận lợi cho thơ ca phát triển. Vua Sejong tạo ra Hangul đã thống nhất giữa
nói và viết. Đây là cơ sở quan trọng cho việc sáng tác Kasa bằng văn từ quốc ngữ
sau này, đồng thời góp phần cho sự phát triển mạnh mẽ của thể loại Kasa.
Han lim biol gok gần với tiếng đàn Kumungo đã tạo nên âm
điệu độc đáo cho văn học tiếng Hàn Quốc. Theo đó ngôn từ Hàn Quốc và âm luật của
đàn Komungo là nhất thể. Âm điệu 3/3 vốn là hình thức nhạc khúc nhảy múa, âm điệu
4/4 là âm điệu chậm rãi và trang trọng. Trong Hanlim boil gok âm điệu
3/3 nhiều hơn so với âm điệu 4/4 bởi vì Han lim boil gok gần với ca
dao vốn sử dụng nhiều nhịp 3. Nhưng theo quá trình phát triển thì nhịp 3 giảm dần
thay vào đó là nhịp 4 xuất hiện nhiều hơn. Thể Kasa hình thành từ đây. Có
thể thấy đặc điểm âm luật Kasa sơ kỳ trong Mionangchung ga với nhịp
3/4, 3/4, 3/4, 4/4. Đến mãn kỳ Kasa khuynh hướng âm điệu chủ yếu là
4/4/4/4 như trong tác phẩm Nang ho sin sa (Lãng hồ tân
từ 朗 湖 新 詞). Càng về hậu kỳ Choseon, đặc điểm
hình thức của Kasa càng có nhiều ngoại lệ, đến cuối cùng âm điều 4/4/4/4
trở thành vận luật chủ yếu của Kasa.
Thể thơ Kasa có một vị trí quan trọng trong nền văn học
Hàn Quốc. Kasa xuất hiện từ khá sớm (từ sơ kỳ Choseon) và đến nay vẫn được lưu
truyền và sáng tác rộng rãi. Có rất nhiều học giả nghiên cứu về Kasa với nhiều
ý kiến khác nhau. Nhưng trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ muốn đem lại
cái nhìn chung nhất về quá trình hình thành và phát triển của thể loại Kasa.
Kasa mang trong mình yếu trữ tình lẫn tự sự, chính sự kết hợp độc đáo này đã ảnh
hưởng rất lớn đến các thể loại khác của văn học Hàn Quốc sau này.
3. KASA CỦA CHUNG CHEOL
Kim Man Jung 金万重tiểu thuyết gia Triều Tiên nổi tiếng
TK.XVII nhận định đằng: “Quan Đông biệt khúc và hai bài Tư mỹ nhân
khúc của Chung Choel là Ly tao của Triều Tiên” và “Văn chương
Triều Tiên xưa nay chỉ có ba tác phẩm ấy là đứng đầu”. Tư mỹ nhân
khúc và Tục tư mỹ nhân khúc miêu tả tâm tình người cô gái nhớ
người yêu. Nàng bộc lộ nỗi bi tình, thể hiện niềm trung trinh với người yêu. Bốn
mùa thay đổi lại ba động đến tâm hồn nàng khiến nàng sầu muộn. Nhưng hai bài
kasa này không chỉ nói về ái tình mà, theo các nhà nghiên cứu thì nó còn
thể hiện nỗi lòng trung quân luyến chúa của Chung Choel khi ông bị lưu đầy. Tuy
nhiên sức lay động của hai bài kasa vượt lên trên hoàn cảnh cụ thể, được người
sau nhớ đến như những danh tác tụng ca ái tình. Về phương diện lịch sử, hai bài
thơ là những đột phá về phương diện trữ tình cá nhân trong thời kỳ dài thơ ca bị
thống trị bởi kasa Đạo học. Dưới đây là hai bài thơ tạm dịch ra tiếng Việt.
사미인곡(思美人曲)
정철(鄭澈, 1536~1593)
이 몸 생겨날 제 임1을 따라 생겼으니
한평생 연분이며 하늘 모를 일이런가
나 오직 젊어 있고 임 오직 날 사랑하니
이 마음 이 사랑은 견줄 데 다시 없다
평생에 원하기를 한데 살자 하였더니
늙어서 무슨 일로 따로 두고 그리는고
엊그제 임을 모셔 광한전2에 올랐더니
그동안 어찌하여 하계(下界)에 내려왔소
올 적에 빗은 머리 얽혀진 지 삼 년이라
연지분 있다마는 눌 위하여 곱게 할고
마음에 맺힌 근심 첩첩이 쌓여 있어
짓느니 한숨이요 지느니 눈물이라
인생은 유한한데 시름도 그지없다
무심한 세월은 물 흐르듯 하는구나
사철이 때를 알아 가는 듯 다시 오니
듣거니 보거니 느낄 일도 많고 많다
봄바람 건듯 불어 쌓인 눈을 헤쳐내니
창밖에 심은 매화 두세 가지 피었어라
가뜩이나 냉담한데 암향은 무슨 일인고
황혼에 달조차 베개 맡에 비치니
느끼는 듯 반기는 듯 임이신가 아니신가
저 매화 꺾어내어 임 계신 데 보내고저!
임이 너를 보면 어떻다 여기실까
꽃 지고 새 잎 나니
녹음(綠陰)이 깔렸는데
비단 휘장 적막하고 수(繡)장막 비어있다
부용장(芙蓉帳) 걷어 놓고 공작병풍 둘러두니
가뜩 시름한데 날은 어찌 지루한고
원앙금(鴛鴦錦) 베어놓고 오색실풀어내어
금(金)자를 겨누어서 임의 옷을 지어내니
솜씨는 물론이고 규격도 갖췄구나
산호(珊瑚)나무 지게 위에
백옥함(白玉函)에 담아두고
임에게 보내고자 임 계신 데 바라보니
산인지 구름인지 멀고도 머을시고
천리 만리 머나먼 길 뉘라서 찾아갈고
가거든 열어보고 나인지 반기실까
하루 밤 서리 내려 기러기 울어 낼제
누각에 혼자 올라 수정발 걷은 끝이
동산에 달이 돋고 북극에 별이 뵈니
임이신가 반기니 눈물이 절로 난다
맑은 빛 자아내어 봉황루(鳳凰樓)3에
보내고저!
누(樓) 위에 걸어 두고 온 누리에다 비취어
깊은 산과 골짜기도 대낮같이 만드소서
천지가 얼어붙어 흰눈이 일색인데
사람은 커녕 나는 새도 끊어졌다
소상강4 (瀟湘江) 남쪽도 추움이이렇거든
옥루(玉樓) 높은 곳은 더욱 말해 무엇하리
봄볕을 부쳐 내어 임 계신 데 쏘이고저!
처마에 비친 해를 옥루5에 올리고저!
붉은 치마 걷어차고 푸른 소매 반(半)만 걷어
해질 녘 대숲6에서 생각을 하고 한다
짧은 해 쉽게 지어
긴 밤을 고쳐 앉아
푸른 등 걸은 곁에
전공후7(鈿箜篌) 놓아 두고
꿈에나 임을 보려 턱 받고 기댔으니
원앙금(鴛鴦衾)도 차고 차다 이 밤은 언제 샐고
하루도 열두 때
한 달도 서른 날
잠깐만 생각 말고
이 시름 잊자 하니
마음에 맺혀있어 골수에 사무치니
편작(扁鵲)8이 열이 온들 이 병을어찌하리
아아! 내 병이야 이 임의 탓이로다
차라리 죽어져서 범나비나 되오리라
꽃나무 가지마다 간데 족족 앉았다가
향 묻은 날개로 임의 옷에 옮기리라
임이야 나인 줄 모르셔도
나는 임을 따르려 하노라
속미인곡(續美人曲)
저기 가는 저 각시 본 듯도 하오구려
백옥경9좋은 곳을 어찌하여 이별하고
날도 다 저무는데 누굴 보러 가시는고
아! 너로구나 내 소릴 들어 보오
내 얼굴 이 거동이 사랑받게 될까마는
임은 어찌 날 보시고 특별히 여기실새
나도 임을 믿어 딴 뜻이 전혀 없어
아양이야 응석이야 어지럽게 굴었든지
반기시는 낯빛이 옛과 어찌 다르신고
누워 생각하고 일어 앉아 헤아리니
내 몸의 지은 죄가 산같이 쌓였으니
하늘이라 원망하며 사람이라 허물하랴
서러워 생각하니 조물의 탓이로다
그것일랑 생각 마오
맺힌 일이 있나이다
임을 뫼셔봐서 임의 일을 내 알거니
물 같은 얼굴이 편하실 적 몇 날인고
봄 추위와 무더위 어찌하여 지내시며
가을날 엄동은 누가 또 모셨는고
새벽죽, 아침 저녁 진지는 예와 같이 잡수는가
기나긴 밤에 잠은 어찌 주무시나
임 계신 곳 소식을 어떻게든 알자하니
오늘도 저물도다 내일이나 사람올까
내 마음 둘 곳 없다 어디에로 가잔말인가
잡거니 밀거니 높은 산에 올라가니
구름은 물론이오 안개는 무슨 일고
산천이 어두운데 해와 달 어찌 보며
지척을 모르는데 천리를 바라보랴
차라리 물가에 가 뱃길이나 보자 하니
바람이야 물결이야 어리둥절 되었구나
사공은 어디 가고 빈 배만 걸렸는고
강가에 혼자 서서 지는 해를 굽어보니
임 계신 곳 소식이 더욱 아득하구나
초가집 찬 잠자리에 밤중쯤 돌아오니
반 벽 등잔은 누굴 위해 밝았는고
오르며 내리고 헤매며 방황하니
어느덧 피곤하여 풋잠이 잠깐 들어
정성이 지극하여 꿈에 임을 보니
옥 같은 얼굴이 반(半)이 넘어 늙었어라
마음속에 먹은 말씀 실컷 사뢰렸더니
눈물이 쏟아지니 말인들 어이하며
정을 못다 풀어 목마저 메이니
방정맞은 닭 울음에 잠은 어찌 깨었던고
아아! 허사로다 이 임이 어디 간고
잠결에 일어 앉아 창을 열고 바라보니
가련한 그림자만 날 따를 뿐이로다
차라리 스며들어 지는 달이나 되어서
임 계신 창안에 환하게 비치리라
각시님 달은커니와 궂은 비나 소서
|
Tư mỹ nhân khúc
Chung Cheol
Tôi được sinh ra theo cùng với Người1,
Như có duyên phận trời định sẵn.
Tôi còn trẻ Người chỉ thương tôi,
Tình yêu của tôi không gì sánh được.
Những ước mong suốt đời bên nhau,
Bây giờ già rồi sao cách xa nhung nhớ.
Mơ qua lên đến điện Quảng Hàn 2(廣寒殿) với Người,
Chẳng ngờ bị giáng xuống trần gian,
Ba năm qua tôi chưa chải tóc.
Phấn son gì trang điểm cho ai.
Lòng buồn bã thở than rơi lệ,
Đời có hạn mà buồn vô cùng.
Ngày tháng hững hờ trôi đi như nước.
Theo bốn mùa nóng lạnh mà đi,
Vừa nhìn vừa nghe thời gian vô tận.
Gió đông vô tình cuốn tuyết mù mịt,
Vài bông mai nở ngoài cửa sổ.
Trời lạnh giá, thoang thoảng mùi hương.
Ánh trăng vàng chiếu loang trêngối,
Khóc hay vui là phải với Người.
Tôi muốn gửi Người hoa mai rực rỡ.
Nhìn hoa này Người thấy vui không.
Hoa tàn héo lá non mới nhú
Bóng cây xanh bao phủ khắp nơi,
Trướng lụa rủ màn thêu cô đơn.
Trướng gấm cuốn, bình phong khổng tước,
Dạ nhớ Người ngày sao lê thê.
Cắt lụa oanh tháo sợi ngũ sắc,
Bằng thước vàng may áo cho Người,
Khéo léo vô hồi phong cách cao nhã.
Trong hộp bạch ngọc trên gùi san hô ,
Mong gửi đến Người mà núi rừng cách trở,
Xa xôi vạn dặm biết nhờ gửi ai.
Mở nhìn áo ấy vui như gặp mặt.
Tiếng chim hồng lưng trời sương giá,
Mình tôi bước lên lầu, vén rèm thủy
tinh,
Trăng núi Đông sao phương Bắc rực rỡ,
Ngỡ như Người nước mắt ngấn đầy.
Muốn gửi trăng đến Phượng Hoàng lâu3(鳳凰樓).
Treo trên đấy chiếu sáng trần thế,
Đến rừng sâu núi thẳm cũng đầy trăng.
Đất trời lặng tuyết trắng khắp nơi,
Không bóng người, không bóng chim tăm cá.
Bờ Nam Tiêu Tương4(潇湘) lạnh tanh như thế
Ngọc lầu cao gió rét vô hồi.
Muốn mặt trời xuân chiếu đến nơi Người.
Đem nắng ấm treo lên lầu Ngọc5 (玉樓).
Mặc váy hồng khoác áo choàng xanh
Tựa vào tre lúc trời ngả bóng6
Lòng trăn trở với bao nghĩ suy.
Mặt trời đông chiều tàn sớm lặn,
Một mình tôi ngồi với đêm dài.
Gảy đàn sắt 7 bên ngọn đèn xanh,
Tựa vào tường mơ dáng Người đến,
Mền oanh lạnh cho đến rạng đông.
Một ngày mười hai canh
Ba mươi ngày một tháng,
Dặn lòng thôi thương nhớ,
Nguyện quên nỗi buồn này
Nỗi đau đớn âm thầm trong gan ruột,
Dẫu Biển Thước 8 cũng không sao chữa được.
Ôi! bệnh này có phải tại Người,
Ước mơ sao chết đi thành bướm.
Đậu lên hoa lên những nhành cây,
Cánh thơm hương vương sang áo Người.
Cho dù chính Người không nhận thấy,
Nguyện theo Người đến cuối đất cùng trời.
Tục mỹ nhân khúc
Cô gái kia dường như ta đã gặp,
Đã chia tay ở kinh Bạch Ngọc 9(白玉京),
Đi tìm ai trong bóng chiếu này?
Ôi! là chị, hãy nghe em kể.
Gương mặt xinh tươi với dáng yêu kiều,
Người yêu em khi vừa nhìn thấy
Em cũng tin Người rất đỗi chân thành
Hay vì nũng nịu yếu mềm quá
Nét mặt nhìn em không như xưa.
Lúc nằm khi ngồi cứ luôn tơ tưởng,
Lỗi lầm em xếp cao như núi
Sao oán trời đổ lỗi cho ai
Lòng buồn nghĩ là do tạo hóa.
Đừng nghĩ như thế em ơi!
Trong lòng em có nhiều uẩn khúc.
Sống bên Anh mọi điều em biết cả,
Thân yếu như nước Người vẫn như thường?
Nóng lạnh xuân hè Người có chịu nổi,
Đêm ngày thu đông ai người chăm sóc,
Sáng tối cơm canh có được như xưa.
Đêm dài thế Người có ngon giấc?
Dù thế nào em vẫn ngóng tin Người
Một ngày trôi qua, ngày mai tin sẽ tới?
Lòng em buồn nào biết về đâu.
Rẽ cây vịn đá trèo lên núi,
Sương mù mây xám giăng cản lối.
Núi sông lờ mờ như thế,
Sao thấy được mặt trời ánh trăng,
Không thấy gần sao nhìn được chốn xa.
Đành hỏi đường mà đến bến nước,
Gió thổi sóng cuộn lên tơi bời.
Thuyền không lái chỉ trơ thuyền trống.
Đứng bên sông mà dõi bóng chiều
Tin tức của Người vẫn tít mù khơi.
Đêm lại đến ngồi ôm chăn lạnh,
Đèn sáng xanh giờ chiếu cho ai đây.
Ngày lên núi, rồi lang thang trên bến,
Đêm chập chờn thức rồi lại tỉnh,
Lòng nao nao mộng được gặp Người.
Dáng ngọc ngày xưa giờ đà tàn úa.
Lòng buồn chất chứa biết bao lời.
Nước mắt rơi, mà lòng muốn nói ,
Tình tự chưa xong mà cứ nghẹn lời,
Gà gáy tỉnh rồi, em còn tiếc mãi.
Ơi hư tưởng, Người ở nơi đâu.
Choàng mở cửa nhìn ra ngoài vắng ngắt.
Chỉ có bóng em tội nghiệp đuổi theo em.
Thà chết đi hóa thành vầng trăng sáng
Chiếu qua cửa phòng ngủ đến bên Anh.
Xin đừng là trăng, hãy thành mưa dai dẳng.
|
Ghi chú:
1. Người: chỉ
người yêu, mà cũng là chỉ vua.
3. Phượng
Hoàng lâu(鳳凰樓): Lời nói đẹp cung điện vua sống ở.
4. Tiêu Tương
(潇湘): Sông Tiêu, sông Tương ở tỉnh Hồ
Nam của Trung Quốc.
5. Ngọc lâu (玉樓): Lầu gác hoa lệ, nơi người yêu sống.
6. Tựa vào tre
trong bóng chiều (日暮脩竹): Trong thơ ‘Giai nhân’ của Đổ Phủ
co một câu “Thiên hàn thúy tụ bạc, nhật mộ ỷ tu trúc (天寒翠袖薄日暮倚脩竹)”,
Chung Cheol đã sử dụng điển cố này.
7. Không hầu
điêu (鈿箜篌): Một loại nhạc cụ ngày xưa, như cái
đàn sắt nhỏ.
8. Biển Thước
(扁鵲): Bác sĩ nổi tiếng thời Xuân Thu.
9. Bạch Ngọc
kinh (白玉京): Kinh đô thiên giới nơi ngọc hoàng
ngự. Trong bài này là nơi người yêu ở.
10. Kasa vốn không phân đoạn nhưng để
cho người đọc dễ theo dõi chúng tôi tự phân đoạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.강은혜, 송강의전후미인곡연관성연구; Nghiên cứu về tính liên quan tiếp hậu mỹ nhân khúc của
Song Gang, 숙명여자대학교석사학위논문, 2010
2.금기창, 가사문학의형성발전에대하여; Về hình thành và phát triển của văn học Kasa, 어문연구11권(pp197-242),어문연구학회, 1982
3.이욱희, 송강정철문학의미학과작가의식연구; Nghiên cứu về mỹ học của văn học Chung Cheol
và ý thức tác giả, 연세대학교석사학위논문, 2004
4.최혜진, 가사문학의향유전통과현대적계승; Truyền thống hưởng thụ của văn học Kasa và kế thừa
hiện đại, 열상고전연구제32집(pp515-545), 열상고전연구회,
12/2010
5.전태열, 가사의장르적성격연구Nghiên cứu về tính cách thể loại của Kasa, 건양대학교석사학위논문, 2003
6.김진희, 송강가사의수용론적연구; Nghiên cứu Kasa Song Gang, 연세대학교박사학위논문, 2009
김은정, 류대곤, 청소년을위한한국고전문학사Văn học sử cổ điển để thanh
thiếu niên, 두리미디어, 2011
Ghi chú:
[v] Sĩ họa: thời Choseon sĩ đại phu
trong triều hình thành 2 phái đối lập nhau, phái có thế lực mạnh hơn đánh
đuổi và đày ải phe thất thế gây nên nạn sĩ họa.
Nguồn: Tham luận đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc
tế “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai”
(International Conference on Vietnam - Korea Relationship in the past, the
present and the future) do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.
HCM tổ chức dưới sự tài trợ của Viện Nghiên cứu văn hóa trung ương Hàn Quốc
(The Academy of Korean Studies) vào ngày 1.12.2012.
ĐOÀN LÊ GIANG
KIM HYE SOON
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét