Gérard Chapuis
Gérard Chapuis là một bác sĩ người Pháp gốc Việt đang sinh sống
tại Marseille, Pháp, thường được biết đến là nhà sưu tập cổ thư và cổ vật Việt
Nam, bởi anh đam mê thú chơi này khi còn là sinh viên qua tranh ảnh, báo chí…
Cái tên Gérard còn được nhiều người nhớ hơn, qua sự việc anh tham gia mua
bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi bán đấu giá tại Pháp vào ngày 24-11-2010,
nhằm mục đích "châu về hợp phố" cho người dân VN thưởng lãm (nhưng
không thành). Mới đây, qua một số bài viết phản ảnh về tình hình mỹ thuật hiện
nay của Đà Nẵng và miền Trung, chúng tôi tình cờ nhận được thư liên lạc của
Gérard.
“Trở lại Việt Nam lần đầu vào năm 1994 và khởi đầu
công việc sưu tập tem từ đấy. Một vài người bạn đã nêu nhận định ví von: “cái
cách mua tem của Gérard đã làm rung rinh thị trường tem hồi đó”. Bởi vì, giống
như được hướng dẫn bởi "bản năng bảo tồn"; tránh để hiện
vật văn hoá VN rơi vào tay người nước ngoài, tôi mong muốn, lịch sử tem VN phải
trong tay người VN…”. Mở đầu câu chuyện về mình, Gérard Chapuis đã nói với
chúng tôi như vậy.
Gérard cũng nói rằng, anh đã
gom được bộ sưu tập ấy trong lúc điều kiện kinh tế eo hẹp nhất. Vì thử tưởng tượng,
nếu chờ tới bây giờ để bắt đầu, thì món quý hiếm ấy chắc gì còn để mà
mua? Tính đến hiện nay, Gérard đã có khoảng 40.000 tài liệu bưu hoa về Việt Nam
qua các thời kỳ Đông Dương, Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại), Việt Nam cộng hoà, Việt
Nam dân chủ cộng hòa, Cộng hòa miền nam Việt Nam, Chiến tranh giải phóng anh em
bạn campuchia, Chiến tranh biên giới Việt-Trung, Thuế chống tư bản, Thuyền nhân
vượt biên, Việt Nam xuất khẩu lao động, Việt nam thống nhất v.v…Trong đó,
Gerard Chapuis đã xuất bản một tập sách 46 trang, khổ lớn, có tựa đề Vietnam
Essai d’ Étude de la Taxe Anticapitaliste ou Frais Terminaux (Thuế chống tư bản)
(Avril 1983 à Mai 1991), được in bởi COLFRA (Câu lac bô khảo cứu về BƯU
HOA (Philately/Tem) vào năm 1998. Tập sách chia thành các thời kỳ cụ thể như:
"Avril 1983 à Aout 1985, Début Septembre 1986 à fin Septembre
1986..."
Về nguyên nhân dẫn đến công việc sưu tập
tranh, Gérard cho biết: “Tôi đến Pháp từ năm 1977, bắt đầu vào học lớp
11, lấy bằng Tú Tài, rồi đậu tuyển vào y khoa và hoc taị Marseille. Trong những
thời gian rãnh rỗi, để vơi nổi buồn tha hương, cách tốt nhất để hướng về quê
hương là tôi tập Vovinam Việt võ đạo và tiếp tục học Hiệp Khí Đạo, sưu tập
sách, bưu ảnh và bưu hoa (Philately)… Một ngày, tôi nhận ra, để đi tới con đường
tận cùng của bộ môn sưu tập tem, dường như không thể không chú ý đến các phẩm mỹ
thuật vốn đang bị lẩn khuất dưới lớp bụi thời gian. Hơn thế nữa, đất nước
Việt Nam qua những biến động lịch sử đã làm thị trường tranh càng thêm
nhiễu nhương, lẩn lộn tranh thật, tranh giả. Do đó, bộ môn này với
tôi, trở nên một chuyên đề khó và trở thành hấp dẫn hơn.
Đặc biệt, vài năm lại đây tôi thấy hội họa trong nước có những bước chuyển đổi, dung nạp nhiều phong cách lạ. Nhưng điều đáng buồn là hội họa chúng ta lại hay bị nhái, hễ một người vẽ tranh bán được thì y như rằng nhiều họa sĩ khác lập tức nhái theo phong cách đó. Điều đó khiến cho hội họa thiếu những cái nhìn riêng biệt. Tôi cho rằng do các họa sĩ này thiếu nội lực. Vì vậy, hội họa trong nước ít tìm ra được những gương mặt mới độc đáo. Khi nói chuyện về hội họa VN khả dĩ khiến người ngoại quốc quan tâm, quay đi quay lại cũng vẫn là vài đỉnh dốc cao: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái…
Đặc biệt, vài năm lại đây tôi thấy hội họa trong nước có những bước chuyển đổi, dung nạp nhiều phong cách lạ. Nhưng điều đáng buồn là hội họa chúng ta lại hay bị nhái, hễ một người vẽ tranh bán được thì y như rằng nhiều họa sĩ khác lập tức nhái theo phong cách đó. Điều đó khiến cho hội họa thiếu những cái nhìn riêng biệt. Tôi cho rằng do các họa sĩ này thiếu nội lực. Vì vậy, hội họa trong nước ít tìm ra được những gương mặt mới độc đáo. Khi nói chuyện về hội họa VN khả dĩ khiến người ngoại quốc quan tâm, quay đi quay lại cũng vẫn là vài đỉnh dốc cao: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái…
Một trong những kỷ niệm ấn tượng nhất trong việc
mua tranh sưu tập của Gérard, đó là lần anh quyết định mua những bức tranh cũ,
bị bỏ quên của Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê thị Lựu qua những tấm ảnh chụp từ điện
thoại. Khi bung hình lớn lên,Gérard vô cùng thất vọng, bởi những vết loang lổ
trên tranh. Đến chừng về nước, khi thực sự tiếp cận tác phẩm, anh mới thấu hiểu
giá trị của nó, và nhận ra mà đã tìm được phấn vàng dưới lớp bụi thời gian.
Trở lại câu chuyện “vụ đấu giá bức tranh Chiều tà của
vua Hàm Nghi”, Gérard nói: “Tôi có duyên với mảnh vụn văn hóa Việt và có nhiều
cơ may thỉnh những món vật hồn thiêng lịch sử về bầu bạn. Tuy nhiên, đến nay,
như nhiều người đã biết về bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi, nhân dịp
70 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (2014), tôi có ý định đem tranh về cho người
dân VN thưởng lãm và nếu tranh không được bảo đảm an toàn tuyệt đối thì
tranh sẽ không về Việt Nam. Tôi không nghe bất cứ tin tức gì về phía lãnh đạo tỉnh
Thừa Thiên - Huế… Tôi không dám trách bất cứ ai, nhưng cứ coi là lỗi tại tôi
quá nhiều tham vọng bảo vệ tranh và vì thế tranh không có duyên để trở về cố
đô, mà lọt vào tay một người ẩn danh”.
Là người con tha hương, song luôn thiết tha hướng
về cội nguồn văn hoá Việt. Khi thực hiện bộ sưu tập, Gérard luôn nêu quan điểm,
không phân biệt vấn đề thể chế chính trị, Bắc hay Nam. Bởi văn hóa Việt là một
cuốn sách toàn vẹn, không thể để thiếu một chương nào. Vì thế bộ sưu tập của
Gérard trở nên rất đa dạng, từ chiếc mũ võ tướng nhà Trần thế kỷ thứ XIII, tìm
được ở sông Bạch Đằng, đến những tấm sơn mài của tướng Nguyễn Hữu Có tặng tướng
Mỹ Lewis W. Walt. Hay phải chăng, đinh cột sống của bộ sưu tập là bức thư viết
tay của vua Duy Tân? Là ruban của đội quân Pháp vào thành Huế ký hiệp ước khi
Thành Thuận an thất thủ? (tháng Tám năm 1883 quân Pháp mở cuộc tấn công cửa Thuận
An. Thành Trấn Hải thất thủ sau trận hỏa pháo dữ dội từ chiến thuyền Pháp; mất
tiền đồn bảo vệ, kinh thành Huế bị uy hiếp khiến triều đình nhà Nguyễn bị buộc
phải ký Hòa ước Quý Mùi, công nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam)…
Hiện nay, bên cạnh công việc sưu tập cổ
thư và cổ vật, Gerard còn chuyển ngữ sang tiếng Pháp một số tác phẩm khảo cổ về
văn hoá và phong tục của Việt Nam. Anh cũng đang có kế hoạch biên soạn một tập
sách về chuyên đề văn hóa và lịch sử miền Trung.
Ảnh:
1/ Gerard Chapuis
2/ Bộ sưu tập
gồm các tác phẩm
của Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê thị Lựu
Box:
Trong tuần lễ cuối tháng 11-2010, có một
cuộc bán đấu giá đã thu hút sự chú ý của người Việt. Đó là lần đầu tiên, một bức
tranh của vua Hàm Nghi mang tên là Déclin du jour (tạm dịch Chiều tà hay Ngày
tàn) được bán tại Paris. Tác phẩmphẩm của được ra giá ban đầu là 1.000
euro. Những người được phía tỉnh Thừa Thiên - Huế và Trung tâm BTDTCĐ Huế ủy
quyền tham gia đấu giá đã phải dừng bước khi giá bức tranh được đẩy lên trên
8.000 euro. Cuối cùng, tranh đã được bán với giá 8.800 euro cho một người tham
gia đấu giá qua điện thoại.
Bức Chiều tà do cựu hoàng Hàm Nghi vẽ là bức
tranh sơn dầu có kích thước 35 cm x 46 cm. Bức tranh được nhà vua sáng tác năm
1915, lúc ông đang sống tại biệt thự Gia Long, khu El Biar (Alger). Ông Nguyễn
Văn Phúc, Trưởng phòng đối ngoại của Trung tâm BTDTCĐ Huế cho biết, do từ
trước đến nay Trung tâm BTDTCĐ Huế chưa có tiền lệ tham gia đấu giá để mua lại
các cổ vật, các tác phẩm nghệ thuật nên cũng chưa có kinh nghiệm, thêm nữa thời
gian quá gấp rút không chuẩn bị kịp nên đã lỡ mất cơ hội mua bức tranh này.
Trần Trung Sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét