Tạp chí Văn
Số đặc biệt tưởng niệm Nguyễn Du
Số đặc biệt tưởng niệm Nguyễn Du
Lời ngỏ
Mặc dầu một năm qua, Đặc san Văn - Nghiên cứu và Phê bình Văn học chỉ ra có bốn số và tuy chưa đóng góp được công trình đáng kể nào, toàn Ban Biên tập cùng các cộng tác viên, đã cố gắng tạo cho tờ báo một phong thái chững chạc, một đường lối không rập khuôn theo một tờ báo nào khác, và cũng đã ít nhiều cung cấp cho bạn đọc một vài món ăn tinh thần bổ ích cho việc mở mang kiến văn và học thức. Không dám lấy đó làm kiêu, nhưng đủ lấy đó làm vui, chúng tôi cảm thấy vững tâm hơn khi theo đuổi một công cuộc quá nhiều khó khăn mà vô cùng bạc bẽo.
Trong Lời mở đăng trên tập I, chúng tôi đã tha thiết kêu gọi sự hợp tác, sự ủng hộ của các văn hữu cùng bạn đọc để Đặc san Văn sẽ có thể xuất bản mỗi hai tháng hay mỗi tháng một kỳ.
Mong ước ấy nay đã thành sự thật: kể từ tháng 11 năm 1967, Đặc san Văn sẽ được ấn hành mỗi tháng một tập.
Vẫn trung thành với đường lối cũ, chúng tôi cũng không quên mở thêm nhiều mục mới để nội dung tờ báo càng ngày càng thêm phong phú và bổ ích.
Với tầm hoạt động rộng rãi hơn trước, chúng tôi hy vọng sẽ được đón nhận nhiều sự cộng tác quý báu, không những của các tác giả đã nổi tiếng trên văn đàn, mà còn của những cây bút mới, đặc biệt là những cây bút trẻ. Đào sâu vốn văn hoá dân tộc, giới thiệu những tư trào mới trong văn học thế giới, chắc chắn đó không phải là việc của một người, một nhóm, mà là công trình chung đòi hỏi sự đóng góp, sự nỗ lực của tất cả những ai hằng tha thiết với văn hoá vậy…
Chúng tôi cũng hy vọng toàn thể bạn đọc sẽ tiếp tục ủng hộ nguyệt san Văn, vì chắc chắn là chúng tôi sẽ không thể duy trì được mức độ hoạt động đều đặn nếu thiếu sự ủng hộ quý báu đó.
Đông Hồ
Một điểm Phật tính trong Truyện Kiều
Xưa nay, nói đến văn chương Việt Nam, mọi nhà phê bình, toàn thể, đều bằng lòng công nhận Truyện Kiều là áng văn kiệt tác. Giữa rằng văn học, tác phẩm như một ngọn cô phong độc tú. Chẳng những trên phương diện văn học nghệ thuật, trên phương diện nhân sinh xã hội, mà trên phương diện triết lý nói chung, Phật giáo nói riêng, cũng cho chúng ta thấy tác giả. Tố Như Nguyễn Tiên Điền, quả thật là một nhà thơ thiên tài bách luyện.
Xưa nay, mọi người đều biết Truyện Kiều là một chuyện phong tình. Nhân vật chủ động trong truyện là một cô gái trăng hoa. Nhưng điều làm cho chúng ta ngạc nhiên là Nguyễn Du đã xây dựng tác phẩm của mình trên triết lý giản dị, trên tín ngưỡng phổ thông của Phật giáo. Đành rằng cốt các chuyện là sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân đời Minh, nhưng yếu tố chính phải là có ngòi bút sâu sắc tài tình của nhà thơ Hà Tĩnh. Vả các truyện Nôm của ta như Hoa tiên, Nhị độ mai, Phan Trần, Lâm Tuyền kỳ ngộ v.v… chuyện nào không là cốt truyện Tàu, nhưng vì tác giả các truyện đó không sánh kịp Tố Như mà Truyện Kiều vượt bậc.
Nhưng mà thôi, vấn đề đó không thuộc vào câu chuyện hôm nay. Ở đây, chúng ta trở lại để tìm thưởng thức mùi thiền và mùi đạo, đã phảng phất từ cảnh Vườn Lãm Thùy lan truyền cho đến dòng nước Tiền Đường. Chúng ta không cần bàn rộng đến thuyết nhân quả, đến nghiệp “Karma” của nhà Phật, mà Nguyễn Du đã áp dụng, chứng minh trong truyện, đúng hay là không đúng. Mà chỉ biết rằng nhân vật chính của tác giả là nàng Thuý Kiều đã sống trong nếp tin tưởng đó. Bất kỳ lúc nào, nàng Kiều cũng thấy mình bị bao vây bằng một vòng lưới túc khiên nghiệt chướng, không thoát được; rồi lại, cũng nhờ dựa vào nhân quả nghiệp duyên mà sống, sống nổi, mặc dầu sống trong kiếp yên hoa luân lạc, do tổ chức xấu xa của xã hội gây nên.
Nàng Kiều không phải sống với Kim Trọng, không phải sống với Thúc Sinh, cũng không phải sống với Từ Hải, mà thực sự thì nàng đã sống với hai nhân vật do học thuyết nhà Phật tạo nên. Một là hồn ma Đạm Tiên, hai là sư bà Giác Duyên. Đời nàng Kiều, cứ y như hễ gặp lúc khó khăn, không giải quyết được, thì có hai nhân vật đó xuất hiện, vẽ nẻo chỉ đường, vạch cho một lối thoát.
Hồn ma Đạm Tiên đã xuất hiện ba lần trong đời nàng Kiều:
Một lần, buổi chiều ngày Thanh minh, bắt đầu đến để trước bạ tên nàng vào sổ đoạn trường:
Mặc dầu một năm qua, Đặc san Văn - Nghiên cứu và Phê bình Văn học chỉ ra có bốn số và tuy chưa đóng góp được công trình đáng kể nào, toàn Ban Biên tập cùng các cộng tác viên, đã cố gắng tạo cho tờ báo một phong thái chững chạc, một đường lối không rập khuôn theo một tờ báo nào khác, và cũng đã ít nhiều cung cấp cho bạn đọc một vài món ăn tinh thần bổ ích cho việc mở mang kiến văn và học thức. Không dám lấy đó làm kiêu, nhưng đủ lấy đó làm vui, chúng tôi cảm thấy vững tâm hơn khi theo đuổi một công cuộc quá nhiều khó khăn mà vô cùng bạc bẽo.
Trong Lời mở đăng trên tập I, chúng tôi đã tha thiết kêu gọi sự hợp tác, sự ủng hộ của các văn hữu cùng bạn đọc để Đặc san Văn sẽ có thể xuất bản mỗi hai tháng hay mỗi tháng một kỳ.
Mong ước ấy nay đã thành sự thật: kể từ tháng 11 năm 1967, Đặc san Văn sẽ được ấn hành mỗi tháng một tập.
Vẫn trung thành với đường lối cũ, chúng tôi cũng không quên mở thêm nhiều mục mới để nội dung tờ báo càng ngày càng thêm phong phú và bổ ích.
Với tầm hoạt động rộng rãi hơn trước, chúng tôi hy vọng sẽ được đón nhận nhiều sự cộng tác quý báu, không những của các tác giả đã nổi tiếng trên văn đàn, mà còn của những cây bút mới, đặc biệt là những cây bút trẻ. Đào sâu vốn văn hoá dân tộc, giới thiệu những tư trào mới trong văn học thế giới, chắc chắn đó không phải là việc của một người, một nhóm, mà là công trình chung đòi hỏi sự đóng góp, sự nỗ lực của tất cả những ai hằng tha thiết với văn hoá vậy…
Chúng tôi cũng hy vọng toàn thể bạn đọc sẽ tiếp tục ủng hộ nguyệt san Văn, vì chắc chắn là chúng tôi sẽ không thể duy trì được mức độ hoạt động đều đặn nếu thiếu sự ủng hộ quý báu đó.
Đông Hồ
Một điểm Phật tính trong Truyện Kiều
Xưa nay, nói đến văn chương Việt Nam, mọi nhà phê bình, toàn thể, đều bằng lòng công nhận Truyện Kiều là áng văn kiệt tác. Giữa rằng văn học, tác phẩm như một ngọn cô phong độc tú. Chẳng những trên phương diện văn học nghệ thuật, trên phương diện nhân sinh xã hội, mà trên phương diện triết lý nói chung, Phật giáo nói riêng, cũng cho chúng ta thấy tác giả. Tố Như Nguyễn Tiên Điền, quả thật là một nhà thơ thiên tài bách luyện.
Xưa nay, mọi người đều biết Truyện Kiều là một chuyện phong tình. Nhân vật chủ động trong truyện là một cô gái trăng hoa. Nhưng điều làm cho chúng ta ngạc nhiên là Nguyễn Du đã xây dựng tác phẩm của mình trên triết lý giản dị, trên tín ngưỡng phổ thông của Phật giáo. Đành rằng cốt các chuyện là sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân đời Minh, nhưng yếu tố chính phải là có ngòi bút sâu sắc tài tình của nhà thơ Hà Tĩnh. Vả các truyện Nôm của ta như Hoa tiên, Nhị độ mai, Phan Trần, Lâm Tuyền kỳ ngộ v.v… chuyện nào không là cốt truyện Tàu, nhưng vì tác giả các truyện đó không sánh kịp Tố Như mà Truyện Kiều vượt bậc.
Nhưng mà thôi, vấn đề đó không thuộc vào câu chuyện hôm nay. Ở đây, chúng ta trở lại để tìm thưởng thức mùi thiền và mùi đạo, đã phảng phất từ cảnh Vườn Lãm Thùy lan truyền cho đến dòng nước Tiền Đường. Chúng ta không cần bàn rộng đến thuyết nhân quả, đến nghiệp “Karma” của nhà Phật, mà Nguyễn Du đã áp dụng, chứng minh trong truyện, đúng hay là không đúng. Mà chỉ biết rằng nhân vật chính của tác giả là nàng Thuý Kiều đã sống trong nếp tin tưởng đó. Bất kỳ lúc nào, nàng Kiều cũng thấy mình bị bao vây bằng một vòng lưới túc khiên nghiệt chướng, không thoát được; rồi lại, cũng nhờ dựa vào nhân quả nghiệp duyên mà sống, sống nổi, mặc dầu sống trong kiếp yên hoa luân lạc, do tổ chức xấu xa của xã hội gây nên.
Nàng Kiều không phải sống với Kim Trọng, không phải sống với Thúc Sinh, cũng không phải sống với Từ Hải, mà thực sự thì nàng đã sống với hai nhân vật do học thuyết nhà Phật tạo nên. Một là hồn ma Đạm Tiên, hai là sư bà Giác Duyên. Đời nàng Kiều, cứ y như hễ gặp lúc khó khăn, không giải quyết được, thì có hai nhân vật đó xuất hiện, vẽ nẻo chỉ đường, vạch cho một lối thoát.
Hồn ma Đạm Tiên đã xuất hiện ba lần trong đời nàng Kiều:
Một lần, buổi chiều ngày Thanh minh, bắt đầu đến để trước bạ tên nàng vào sổ đoạn trường:
Âu đành quả kiếp nhân duyên,
Cũng người một hội một thuyền đâu xa.
Cũng người một hội một thuyền đâu xa.
Lần thứ hai, đến để ngăn, không cho nàng chết, khi liều mạng với Tú Bà, bắt
nàng phải sống mà trả cho hết tiền căn nghiệp báo:
Rĩ rằng: nhân quả dở dang,
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao.
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao.
Và một lần thứ ba, đến để giữ sổ cho nàng:
Đoạn trường sổ rút tên ra,
Đoạn trường thơ phải đón mà trả nhau.
Đoạn trường thơ phải đón mà trả nhau.
Còn sư bà Giác Duyên, cũng ba lần đến với nàng:
Một lần, cho nàng nương náu ở Chiêu Ẩn Am khi nàng lỡ bước sẩy lời.
Lần thứ hai, ở doanh trại tướng quân Từ Hải, để chứng kiến kết quả của ân của oán, và cũng để thông báo trước lời tiền định của Tam Hợp Đạo cô.
Rồi lần thứ ba đến cứu vớt nàng ra khỏi trầm luân sông nước Tiền Đường, để cho nạn xưa trút sạch.
Những việc trên đó, ai mà không biết, cần chi phải kể lể dài dòng. Đành vậy, nhưng mà có nhắc lại, có nêu lên từng tình sự, từng chi tiết, mới thấy cả một thiên tình sử thi vị của Nguyễn Du lúc nào cũng chứa chan thiền vị.
Tôi không võ đoán và cũng không lập dị đâu. Ngay bắt đầu, chỗ hội Đạp Thanh, trong tiết Thanh minh, để dọn cho việc Thúy Kiều tiếp xúc với hồn ma Đạm Tiên, tác giả đã bắt nhân vật của mình nhìn thấy cảnh vật chung quanh khác với mắt nhìn của khác du xuân “đố lá tìm hoa”. Trong cảnh “cỏ non xanh rợn chân trời, cành lê trắng điểm” mà lại xen vào đó cảnh “rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”. Trong cảnh nhộn nhịp tưng bừng “dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước áo quần như nêm” mà lại xen vào đó cảnh “sè sè nấm đất bên đường vắng tanh hương khói”. Tiếp theo là cảnh chiều tà bóng xế, ám khí nặng nề:
Một lần, cho nàng nương náu ở Chiêu Ẩn Am khi nàng lỡ bước sẩy lời.
Lần thứ hai, ở doanh trại tướng quân Từ Hải, để chứng kiến kết quả của ân của oán, và cũng để thông báo trước lời tiền định của Tam Hợp Đạo cô.
Rồi lần thứ ba đến cứu vớt nàng ra khỏi trầm luân sông nước Tiền Đường, để cho nạn xưa trút sạch.
Những việc trên đó, ai mà không biết, cần chi phải kể lể dài dòng. Đành vậy, nhưng mà có nhắc lại, có nêu lên từng tình sự, từng chi tiết, mới thấy cả một thiên tình sử thi vị của Nguyễn Du lúc nào cũng chứa chan thiền vị.
Tôi không võ đoán và cũng không lập dị đâu. Ngay bắt đầu, chỗ hội Đạp Thanh, trong tiết Thanh minh, để dọn cho việc Thúy Kiều tiếp xúc với hồn ma Đạm Tiên, tác giả đã bắt nhân vật của mình nhìn thấy cảnh vật chung quanh khác với mắt nhìn của khác du xuân “đố lá tìm hoa”. Trong cảnh “cỏ non xanh rợn chân trời, cành lê trắng điểm” mà lại xen vào đó cảnh “rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”. Trong cảnh nhộn nhịp tưng bừng “dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước áo quần như nêm” mà lại xen vào đó cảnh “sè sè nấm đất bên đường vắng tanh hương khói”. Tiếp theo là cảnh chiều tà bóng xế, ám khí nặng nề:
Kiều rằng: “Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách còn là tinh anh.
Đã hay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ”.
Một lời nói chửa kịp thưa,
Phút đâu ngọn gió cuốn cờ đến ngay.
Ào ào đổ lộc rung cây,
Ở trong dường có hương bay ít nhiều.
Đè chừng ngọn cỏ lần theo,
Dấu giày từng bước in rêu rành rành,.
Mặt nhìn ai nấy đều kinh,
Nàng rằng: Này thật tin thành chẳng xa,
Hữu tình ta lại gặp ta,
Chớ nề u hiển mới là chị em”.
Thác là thể phách còn là tinh anh.
Đã hay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ”.
Một lời nói chửa kịp thưa,
Phút đâu ngọn gió cuốn cờ đến ngay.
Ào ào đổ lộc rung cây,
Ở trong dường có hương bay ít nhiều.
Đè chừng ngọn cỏ lần theo,
Dấu giày từng bước in rêu rành rành,.
Mặt nhìn ai nấy đều kinh,
Nàng rằng: Này thật tin thành chẳng xa,
Hữu tình ta lại gặp ta,
Chớ nề u hiển mới là chị em”.
Đọc đoạn văn vừa trích dẫn, có phải y như chúng ta đang nghe thấy cảnh u ám bi
thu, thê lương thảm đạm của ngày lễ Vu Lan:
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô.
Não lòng thay cảnh chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc giếng ngô rụng vàng.
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác sương sa.
Lòng nào lòng chẳng xót xa,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ, tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh.
Thương thay thập loại chủng sinh,
Phách đơn hồn chiếc linh đinh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Phận mồ côi lần lữa đêm đen.
Còn chi ai khó ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu.
Toát hơi may lạnh buốt xương khô.
Não lòng thay cảnh chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc giếng ngô rụng vàng.
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác sương sa.
Lòng nào lòng chẳng xót xa,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ, tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh.
Thương thay thập loại chủng sinh,
Phách đơn hồn chiếc linh đinh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Phận mồ côi lần lữa đêm đen.
Còn chi ai khó ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu.
Mấy câu trong bài văn “Chiêu hồn” của tác giả Đoạn trường tân thanh dẫn
ra trên đó, đã có khác gì nhau với đoạn văn trước mả Đạm Tiên.
Bắt đầu Truyện Kiều, trong những điểm văn chương và tâm lý mâu thuẫn đó, chúng ta đã thấy có mùi thiền mùi đạo rồi.
Rồi thì từ đó về sau, hãy còn bao nhiêu lần nữa, chúng ta thử theo bước thi sĩ Tố Như đi vãng cảnh chùa chiền.
Văn Truyện Kiều thật là đột ngột. Đang giữa tiết tháng Ba thanh minh quang đãng, bỗng có cảnh tháng Bảy sương sa cỏ áy sụt sùi; ngay trong cảnh vườn nhà họ Hoạn ác nghiệt, đanh đá chua ngoa, bỗng xuất hiện cảnh bác ái từ bi của Quan âm các:
Bắt đầu Truyện Kiều, trong những điểm văn chương và tâm lý mâu thuẫn đó, chúng ta đã thấy có mùi thiền mùi đạo rồi.
Rồi thì từ đó về sau, hãy còn bao nhiêu lần nữa, chúng ta thử theo bước thi sĩ Tố Như đi vãng cảnh chùa chiền.
Văn Truyện Kiều thật là đột ngột. Đang giữa tiết tháng Ba thanh minh quang đãng, bỗng có cảnh tháng Bảy sương sa cỏ áy sụt sùi; ngay trong cảnh vườn nhà họ Hoạn ác nghiệt, đanh đá chua ngoa, bỗng xuất hiện cảnh bác ái từ bi của Quan âm các:
Sẵn Quan âm các vườn ta,
Có cây trăm thước, có hoa bốn mùa,
Có cổ thụ có sơn hồ,
Cho nàng ra đó giữ chùa chép kinh.
Có cây trăm thước, có hoa bốn mùa,
Có cổ thụ có sơn hồ,
Cho nàng ra đó giữ chùa chép kinh.
Tuy biết rằng đó cũng là một cách Hoạn Thư giam lỏng nàng Kiều, bắt nàng và
Thúc Sinh phải thường trực chịu đựng trong cảnh:
Gác kinh viện sách đôi nơi,
Trong gang tấc lại gấp mười quan san.
Trong gang tấc lại gấp mười quan san.
Nhưng mà thực sự, Hoạn Thư đa đưa tay tế độ và trong thâm tâm đã mở cho nàng Kiều
một đường phương tiện:
Nghìn xưa âu cũng thế này
Từ bi âu liệu bớt tay mới vừa
Tiểu thư rằng ý trong tờ
Rắp đem mạng bạc nương nhờ cửa không.
Từ bi âu liệu bớt tay mới vừa
Tiểu thư rằng ý trong tờ
Rắp đem mạng bạc nương nhờ cửa không.
Cho nên, mặc dầu tiếng là bị giam cầm đó, mà cảnh ngục tù êm đềm mát mẻ biết chừng
nào. Ngoài phong cảnh thực hiện, “có cổ thụ có sơn hồ”, Hoạn Thư đã lo liệu thực
là chu đáo:
Tâng tâng trời mới bình minh,
Hương hoa ngũ cúng sắm sanh lễ thường
Đưa nàng đến trước Phật đường
Tam quy ngũ giới cho nàng xuất gia
Áo xanh đổi lấy cà sa,
Pháp danh lại đổi tên ra Trạc Tuyền
Sớm khuya tính đủ dầu đèn,
Xuân Thu cắt sẵn hai tên hương trà.
Hương hoa ngũ cúng sắm sanh lễ thường
Đưa nàng đến trước Phật đường
Tam quy ngũ giới cho nàng xuất gia
Áo xanh đổi lấy cà sa,
Pháp danh lại đổi tên ra Trạc Tuyền
Sớm khuya tính đủ dầu đèn,
Xuân Thu cắt sẵn hai tên hương trà.
Giữ chùa chép kinh, trong cảnh thảnh thơi thanh nhàn đó, lại có thêm cả hai cô
tiểu Xuân Thu hầu hạ hương trà khuya sớm, thì dầu trong cảnh “quan phòng then
nhặt khoá mau” nữa, ai mà không muốn tu cho trót, huống chi là nàng Kiều đang
giữa lúc chán chường:
Nàng từ lánh gót vườn hoa
Đường gần vườn tía đường xa bụi hồng.
Nhân duyên đâu lại còn mong,
Khỏi điều thẹn phấn tủi hồng thì thôi.
Phật tiền thảm lấp sầu vùi.
Ngày pho thủ tự đêm nồi tâm hương.
Cho hay giọt nước cành dương,
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.
Đường gần vườn tía đường xa bụi hồng.
Nhân duyên đâu lại còn mong,
Khỏi điều thẹn phấn tủi hồng thì thôi.
Phật tiền thảm lấp sầu vùi.
Ngày pho thủ tự đêm nồi tâm hương.
Cho hay giọt nước cành dương,
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.
Tất chúng ta lấy làm lạ, tại sao mà Hoạn Thư con gái quan Thượng Thư Lại Bọ
đương thời, sẵn sàng mọi quyền hành sanh sát trong tay, lại phải chịu khó phục
vụ người tình địch của mình, chu tất ân cần đến như vậy. Thật là khác hẳn với
tâm địa hiểm sâu và hành vi cay nghiệt của tiểu thư trước kia, hồi mới bắt được
Thúy Kiều, Hoạn Thư đã nhất quyết hành hạ cho đến nước:
Làm cho, cho mệt cho mê,
Làm cho đau đớn ê chề cho coi.
Trước cho bõ ghét những người
Sau cho để một trò cười về sau
Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên.
Làm cho đau đớn ê chề cho coi.
Trước cho bõ ghét những người
Sau cho để một trò cười về sau
Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên.
Chắc có người nghĩ rằng phải tạo nên ngoại cảnh ở Quan âm các đó mới đánh bẫy
được chàng Thúc và cô Kiều, cho hai đàng đều không lưu tâm e ngại, mà lấp lửng
thừa ưa.
Để đến một hôm, tiểu thư thử vắng nhà quả nhiên cả Thúc Lang và Trạc Tuyền đều mắc vào bẫy đã giương:
Để đến một hôm, tiểu thư thử vắng nhà quả nhiên cả Thúc Lang và Trạc Tuyền đều mắc vào bẫy đã giương:
Tiểu thư phải buổi vấn an lại nhà
tức thì:
Thừa cơ, Sinh mới lẻn ra
Xăm xăm đến chốn vườn hoa với nàng
Xăm xăm đến chốn vườn hoa với nàng
v.v…
Tôi thì nghĩ khác. Hoạn Thư bấy giờ đã nguôi cơn ghen tức. Chẳng những cơn ghen tức đến lúc đó mới nguôi, mà chắc rằng đã nguôi từ khi:
Tôi thì nghĩ khác. Hoạn Thư bấy giờ đã nguôi cơn ghen tức. Chẳng những cơn ghen tức đến lúc đó mới nguôi, mà chắc rằng đã nguôi từ khi:
Giọt rồng canh đã điểm ba
Tiểu thư nhìn mặt đường đà cam tâm
Lòng riêng tấp tểnh mừng thầm
Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay
Tiểu thư nhìn mặt đường đà cam tâm
Lòng riêng tấp tểnh mừng thầm
Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay
Và cũng động lòng trắc ẩn từ khi:
Cúi đầu quỳ trước sân hoa
Thân cung nàng mới dâng qua một tờ
Diện tiên trình với tiểu thơ
Thoắt xem dường có ngẩn ngơ chút tình
Liền tay trao lại Thúc Sinh
Rằng: tài nên trọn mà tình nên thương
Vì chăng có số giàu sang
Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên
Bể trần chìm nổi thuyền quyên
Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời.
Thân cung nàng mới dâng qua một tờ
Diện tiên trình với tiểu thơ
Thoắt xem dường có ngẩn ngơ chút tình
Liền tay trao lại Thúc Sinh
Rằng: tài nên trọn mà tình nên thương
Vì chăng có số giàu sang
Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên
Bể trần chìm nổi thuyền quyên
Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời.
Thì việc Hoạn Thư hậu đãi Thúy Kiều ở Quan âm các là do mối từ tâm, do Phật
tính vốn sẵn có của lòng người. Điều này, suy luận của tôi, đã có chứng
minh:
Sau khi nghe hai đàng kể lể:
Sau khi nghe hai đàng kể lể:
Rành rành kẽ tóc chân tơ
Mấy lời nghe biết đã dư tỏ tường
Bao nhiêu đoạn khổ tình thương
Nỗi ông vật vã nỗi nàng thở than.
Mấy lời nghe biết đã dư tỏ tường
Bao nhiêu đoạn khổ tình thương
Nỗi ông vật vã nỗi nàng thở than.
Cho đến khi “chán tai nàng mới rẽ hoa bước vào”. Dẫu biết rằng:
Dối quanh Sinh mới liệu lời
Tìm hoa quá bước xem người chép kinh
Tìm hoa quá bước xem người chép kinh
Mà tiểu thư vẫn cười nói ngọt ngào. Đó là tiểu thư cười nói ngọt ngào thẳng thắn.
Cũng như tiểu thư đã thẳng thắn thưởng thức tài nghệ của nàng Kiều:
Khen rằng: “Bút pháp đã tinh,
So vào thiếp Lan đình nào thua.
Tiếc thay lưu lạc giang hồ
Nghìn vàng thực cũng nên mua lấy tài”.
So vào thiếp Lan đình nào thua.
Tiếc thay lưu lạc giang hồ
Nghìn vàng thực cũng nên mua lấy tài”.
Chúng ta sẽ thấy hành động phát xuất do Phật tính xui nên đó, là Hoạn Thư đã
gây một cái nhân rất tốt cho mình.
Chúng ta xem đến hồi báo ân báo oán. Giữa cảnh:
Chúng ta xem đến hồi báo ân báo oán. Giữa cảnh:
Quân trung gươm lớn giáo dài,
Vệ trong thị lập, cơ ngoài song phi.
Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi,
Bác đồng chật đất, tinh kỳ rợp sân.
Vệ trong thị lập, cơ ngoài song phi.
Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi,
Bác đồng chật đất, tinh kỳ rợp sân.
Chắc chắn rằng, bao nhiêu nỗi oán hờn oan khốc, bao nhiêu nỗi đau đớn e chề mà
nàng Kiều chịu đựng trong mười mấy năm trời đều đổ trút tất cả lên đầu một người:
Dưới cờ gươm tuốt nắp ra
Chánh danh thủ phạm tên là Hoạn Thư.
Chánh danh thủ phạm tên là Hoạn Thư.
Chỉ nghe một tiếng chào của nàng Kiều, cũng đủ đoán được nỗi căm hờn tức tối
dâng lên trong lòng nàng:
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ ở đây!”.
“Tiểu thư cũng có bây giờ ở đây!”.
Tiếng chào đó quả là tiếng phán quyết cuối cùng rồi. “Bây giờ ở đây!” Trời ơi!
Nghe mà khiếp đảm kinh hồn. Trước khi tuyên án, nàng Kiều cũng đã tỏ cho Thúc
Sinh biết trước số phận của vợ chàng để cho chàng khỏi trách:
Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”.
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”.
“Trả nghĩa” cho “mưu sâu”. Thiệt là ghê gớm. Tánh mạng của Hoạn
Thư lúc đó, thật không còn có cách nào đảm bảo cho an toàn, sau bao nhiêu lời
nghiến răng tuyên bố đó.
Ấy thế mà, khi nghe Hoạn Thư nhắc đến câu:
Ấy thế mà, khi nghe Hoạn Thư nhắc đến câu:
“Nghĩ cho khi Các chép kinh”
thì tức khắc:
Truyền quân lịnh xuống trường tiền tha ngay!
Thật là có ai dám ngờ, bản án của Hoạn Thư được xử nhẹ nhõm dễ dàng, khoan hồng
đến như thế. Chúng ta độc giả vừa mới nín hơi hồi hộp mà nghe lời kết tội của
Ma Vương, thì liền đó, lại được thở ra khoan khoái nhẹ nhàng mà nghe lời tuyên
án vô lượng từ bi của Đức Phật.
Chúng ta đã thấy chưa. Cái nhân lành mà Hoạn Thư gieo ở Quan âm các, là để cho tiểu thư hái được cái quả tốt ở viên môn lúc bấy giờ.
Đó là điểm Phật tính trong Truyện Kiều mà Tố Như Nguyễn Tiên Điền đã khéo giấu giếm chúng ta, bằng một tài nghệ lão luyện, một kỹ thuật phi thường. Bắt đầu từ mối thắt:
Chúng ta đã thấy chưa. Cái nhân lành mà Hoạn Thư gieo ở Quan âm các, là để cho tiểu thư hái được cái quả tốt ở viên môn lúc bấy giờ.
Đó là điểm Phật tính trong Truyện Kiều mà Tố Như Nguyễn Tiên Điền đã khéo giấu giếm chúng ta, bằng một tài nghệ lão luyện, một kỹ thuật phi thường. Bắt đầu từ mối thắt:
Trộm nghe kẻ lớn trong nhà
Ở vào khuôn phép nói ra mối giường
Ở vào khuôn phép nói ra mối giường
cho đến mối gỡ:
Đã lòng tri quá thì nên
Truyền quân lịnh xuống trướng tiền tha ngay.
Truyền quân lịnh xuống trướng tiền tha ngay.
Chúng ta mới thấy được dụng công kỳ diệu, trí ý thâm trầm của tay Thần Thơ trác
tuyệt.
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê
Lấy ngữ pháp để giải thích Truyện Kiều [1]
Người Việt Nam, hễ biết đọc, thì ai cũng đọc qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, không biết đọc, cũng học truyền khẩu một vài đoạn để mà ngâm nga tiêu khiển. Nhưng hiểu nổi Truyện Kiều, hiểu từng câu từng chữ, dễ có mấy người! Truyện Kiều khó hiểu, không phải chỉ vì tác giả dùng nhiều điển cố, dịch nhiều từ ngữ Hán không thông dụng trong Việt ngữ [2]; Truyện Kiều khó hiểu còn vì cách cấu tạo câu khác hẳn cú pháp thông thường [3].
Vẫn biết rằng thi gia không bắt buộc phải theo cú pháp thông thường như khi ta nói hay viết văn xuôi. Thi ca cần có nhạc điệu, phải theo âm luật; số tiếng mỗi câu lại có hạn nhất định, nên thi gia tha hồ dùng phép đảo ngữ và phép lược ngữ. Tuy nhiên, ít ai dùng hai phép ấy nhiều như Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Đọc Truyện Kiều, đại đa số chỉ hiểu được đại ý, ít người hiểu được chính xác để có thể theo ngữ pháp mà phân tích từng câu từng đoạn trong truyện. Tất nhiên là muốn phân tích thì phải đặt lại những tiếng đảo trí theo thứ tự thông thường, và phải thêm vào những ý bị lược đi. Cái khó là ở đấy, cái khó là biết những tiếng nào đảo trí, những ý nào bị lược. Các sách có chú thích Truyện Kiều, chỉ chú thích về điển cố và từ ngữ, chứ chưa có sách nào chú thích về cú pháp.
Chúng ta hãy lấy mấy câu mở đầu trong Truyện Kiều:
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê
Lấy ngữ pháp để giải thích Truyện Kiều [1]
Người Việt Nam, hễ biết đọc, thì ai cũng đọc qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, không biết đọc, cũng học truyền khẩu một vài đoạn để mà ngâm nga tiêu khiển. Nhưng hiểu nổi Truyện Kiều, hiểu từng câu từng chữ, dễ có mấy người! Truyện Kiều khó hiểu, không phải chỉ vì tác giả dùng nhiều điển cố, dịch nhiều từ ngữ Hán không thông dụng trong Việt ngữ [2]; Truyện Kiều khó hiểu còn vì cách cấu tạo câu khác hẳn cú pháp thông thường [3].
Vẫn biết rằng thi gia không bắt buộc phải theo cú pháp thông thường như khi ta nói hay viết văn xuôi. Thi ca cần có nhạc điệu, phải theo âm luật; số tiếng mỗi câu lại có hạn nhất định, nên thi gia tha hồ dùng phép đảo ngữ và phép lược ngữ. Tuy nhiên, ít ai dùng hai phép ấy nhiều như Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Đọc Truyện Kiều, đại đa số chỉ hiểu được đại ý, ít người hiểu được chính xác để có thể theo ngữ pháp mà phân tích từng câu từng đoạn trong truyện. Tất nhiên là muốn phân tích thì phải đặt lại những tiếng đảo trí theo thứ tự thông thường, và phải thêm vào những ý bị lược đi. Cái khó là ở đấy, cái khó là biết những tiếng nào đảo trí, những ý nào bị lược. Các sách có chú thích Truyện Kiều, chỉ chú thích về điển cố và từ ngữ, chứ chưa có sách nào chú thích về cú pháp.
Chúng ta hãy lấy mấy câu mở đầu trong Truyện Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Mấy câu ấy, ai cũng cho là dễ, ai cũng tưởng là mình hiểu. Thế mà sự thực thì lại
khác, rất nhiều người chỉ hiểu được đại ý, chứ không hiểu được chính xác. Ấy
cũng là vì không nhận định ra những tiếng đảo trí và những ý bị lược.
Trong sáu câu thơ trên, đáng chú ý nhất là câu thứ nhất và câu thứ tư.
Câu thứ nhất, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim đã chú giải rõ ràng là lấy ở câu “Bách niên cảnh nhi ngã do vi nhân”, có nghĩa là “trong một cõi trăm năm mà ta vẫn là người”, tức là “trong cuộc đời người” (Sách đã dẫn, trang 55). Như vậy thì trong câu thơ “Trăm năm trong cõi người ta”, tác giả đảo trí từ kết trăm năm. Đặt lại theo thứ tự thông thường thì câu thơ ấy đổi ra: “Trong cõi trăm năm (của) người ta”, nghĩa là “trong đời người” hay gọn hơn nữa là “ở đời”.
Từ kết trăm năm đặt lên đầu câu, không phải là chủ đề để nhấn mạnh vào ý ấy [4], mà chỉ vì luật bằng trắc trong phép làm thơ lục bát. Theo thi luật này thì trong câu lục tiếng thứ ta bấy giờ cũng là tiếng trắc, tiếng thứ nhì phần nhiều là tiếng bằng [5]. Vì thế mà viết “Trong cõi trăm năm người ta” tiếng thứ tư là bằng, tiếng thứ nhì là trắc, như vậy là sai luật. Vả lại, đọc lên, cũng thấy nhạc điệu không bằng “Trăm năm trong cõi người ta”. Tóm lại, tác giả phải đặt trăm năm lên đầu câu trước trong cõi, chỉ vì âm luật, chứ không phải có ý nhấn mạnh vào ý “trăm năm”.
Nay ta đọc những bản dịch ra Pháp văn, đều thấy dịch giả đặt ý “trăm năm” lên đầu câu, dường như có ý nhấn mạnh:
Nguyễn Văn Vĩnh [6]: “Cent années, dans cette limite de notre vie humaine”.
Réne Crayssac [7]: “Cent ans - le maximum d’une humaine existence!”.
M. R. [8]: “Cent ans, à peine, bornent notre eistance”.
Xuân Phúc và Xuân Việt [9]: “En cent ans, dans ces limites de l’humaine carrière”.
Câu thơ “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” rất nhiều người hiểu là “những điều trông thấy làm ta đau đớn lòng”, kể cả những dịch giả trên kia, nên đã dịch ra:
Nguyễn Văn Vĩnh: “Les choses que j’ai vues m’ont fait souffrir (ont endolori mon coeur)”.
Réne Crayssac: “Ce que l’observateur peut bien voir ne saurait qu’endolorir son coeur”.
M.R.: “Que de spectacles à briser mon coeur”.
Xuân Phúc và Xuân Việt: “Que de spectacles à frapper douloureusement le coeur!”.
Hiểu và dịch như trên thì từ kết những điều trông thấy là chủ từ của trạng từ đau đớn, trạng từ này là trạng từ trỏ tác động (verbe d’action), chứ không còn là trạng từ trỏ trạng thái tĩnh (verbe d’état) nữa, và phải coi là trong câu thơ lược có tiếng làm [10].
Giá trong câu thơ không có tiếng mà thì ta có thể hiểu như trên được. Chính vì có tiếng mà, nên ta phải hiểu khác đi, nghĩa là không thể coi như lược tiếng làm, vì Việt ngữ không nói: “Những điều trông thấy mà làm đau đớn lòng”.
Theo chúng tôi, căn cứ vào cách dùng tiếng mà trong Việt ngữ [11], ta có thể hiểu câu thơ theo hai lối sau:
Trong sáu câu thơ trên, đáng chú ý nhất là câu thứ nhất và câu thứ tư.
Câu thứ nhất, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim đã chú giải rõ ràng là lấy ở câu “Bách niên cảnh nhi ngã do vi nhân”, có nghĩa là “trong một cõi trăm năm mà ta vẫn là người”, tức là “trong cuộc đời người” (Sách đã dẫn, trang 55). Như vậy thì trong câu thơ “Trăm năm trong cõi người ta”, tác giả đảo trí từ kết trăm năm. Đặt lại theo thứ tự thông thường thì câu thơ ấy đổi ra: “Trong cõi trăm năm (của) người ta”, nghĩa là “trong đời người” hay gọn hơn nữa là “ở đời”.
Từ kết trăm năm đặt lên đầu câu, không phải là chủ đề để nhấn mạnh vào ý ấy [4], mà chỉ vì luật bằng trắc trong phép làm thơ lục bát. Theo thi luật này thì trong câu lục tiếng thứ ta bấy giờ cũng là tiếng trắc, tiếng thứ nhì phần nhiều là tiếng bằng [5]. Vì thế mà viết “Trong cõi trăm năm người ta” tiếng thứ tư là bằng, tiếng thứ nhì là trắc, như vậy là sai luật. Vả lại, đọc lên, cũng thấy nhạc điệu không bằng “Trăm năm trong cõi người ta”. Tóm lại, tác giả phải đặt trăm năm lên đầu câu trước trong cõi, chỉ vì âm luật, chứ không phải có ý nhấn mạnh vào ý “trăm năm”.
Nay ta đọc những bản dịch ra Pháp văn, đều thấy dịch giả đặt ý “trăm năm” lên đầu câu, dường như có ý nhấn mạnh:
Nguyễn Văn Vĩnh [6]: “Cent années, dans cette limite de notre vie humaine”.
Réne Crayssac [7]: “Cent ans - le maximum d’une humaine existence!”.
M. R. [8]: “Cent ans, à peine, bornent notre eistance”.
Xuân Phúc và Xuân Việt [9]: “En cent ans, dans ces limites de l’humaine carrière”.
Câu thơ “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” rất nhiều người hiểu là “những điều trông thấy làm ta đau đớn lòng”, kể cả những dịch giả trên kia, nên đã dịch ra:
Nguyễn Văn Vĩnh: “Les choses que j’ai vues m’ont fait souffrir (ont endolori mon coeur)”.
Réne Crayssac: “Ce que l’observateur peut bien voir ne saurait qu’endolorir son coeur”.
M.R.: “Que de spectacles à briser mon coeur”.
Xuân Phúc và Xuân Việt: “Que de spectacles à frapper douloureusement le coeur!”.
Hiểu và dịch như trên thì từ kết những điều trông thấy là chủ từ của trạng từ đau đớn, trạng từ này là trạng từ trỏ tác động (verbe d’action), chứ không còn là trạng từ trỏ trạng thái tĩnh (verbe d’état) nữa, và phải coi là trong câu thơ lược có tiếng làm [10].
Giá trong câu thơ không có tiếng mà thì ta có thể hiểu như trên được. Chính vì có tiếng mà, nên ta phải hiểu khác đi, nghĩa là không thể coi như lược tiếng làm, vì Việt ngữ không nói: “Những điều trông thấy mà làm đau đớn lòng”.
Theo chúng tôi, căn cứ vào cách dùng tiếng mà trong Việt ngữ [11], ta có thể hiểu câu thơ theo hai lối sau:
Hoặc “Vì những điều trông thấy mà đau đớn
lòng”.
Hoặc “Trông thấy những điều xảy ra mà đau đớn
lòng”.
Tiếng mà là trợ từ có công dụng phân cách hai ý có
quan hệ nhân quả, bất luận là quan hệ về ý tứ hay quan hệ về cú pháp [12], khi nào ý nguyên nhân
đặt trước ý kết quả. Trong câu thơ “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, ý
“những điều trông thấy” là nguyên nhân, ý “đau đớn lòng” là kết quả.
Hiểu theo lối thứ nhất (a), thì trong câu thơ lược tiếng vì (vì… mà): hai ý nhân quả có quan hệ chính thuộc về cú pháp, và tiếng vì là quan hệ từ nguyên nhân.
Hiểu theo lối thứ hai (b), thì hai ý nhân quả chỉ có quan hệ về ý tứ. Về phương diện cú pháp, hai ý “những điều trông thấy” và “đau đớn lòng”, không ý nào phụ thuộc ý nào; hai ý đẳng lập với nhau. Hiểu theo lối thứ nhất, chỉ lược có tiếng vì; nhưng hiểu theo lối thứ nhì, thì không những đảo trí từ kết những điều, mà còn lược ý “xảy ra”. Tại sao lại phải coi là có lược ý “xảy ra”? Theo ngữ pháp Việt Nam, tiếng những dùng làm lượng từ trỏ phức số (pluriel), chỉ đi với thể từ [13] có thêm bổ từ, chứ không thể đi với thể từ không có bổ từ [14]. Vì thế mà nói “những điều trông thấy” thì được (trông thấy là bổ từ của điều); nhưng không thể nói “trông thấy những điều”, (điều không có bổ từ), mà phải nói “trông thấy những điều xảy ra”, “trông thấy những điều ấy”, “trông thấy những điều vui”, “trông thấy những điều buồn” v.v… (xảy ra hay ấy, hay vui, buồn đều dùng làm bổ từ cho điều).
Tuy rằng có thể nói “những điều trông thấy”, mà theo lối (a) phải thêm tiếng vì, là tại “vì những điều trông thấy mà ta đau đớn lòng” là một câu đơn “phrase simple”; trong câu đơn ấy tổ hợp những điều trông thấy là từ kết dùng làm bổ từ nguyên nhân. Và bắt buộc phải có quan hệ từ nguyên nhân vì. Còn theo lối (b), không có quan hệ từ nguyên nhân, câu “(Ta) trông thấy những điều (xảy ra) // mà (ta) đau đớn lòng” là câu phức (phrase composée) có hai cú đẳng lập (proposition indépendantens) về cú pháp, mặc dầu về ý tứ hai cú [15] có quan hệ nhân quả.
Trong sáu câu thơ đầu Truyện Kiều ta đã kể trên, câu thơ thứ hai “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” không có gì phải chú ý. Câu thơ thứ ba “Trải qua một cuộc bể dâu” là một cú lược chủ từ, nhưng phép lược này rất phổ thông trong lời nói thông thường [16]. Trong câu thứ tư, “đau đớn lòng” cũng lược ý chủ từ.
Câu thơ thứ sáu “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” có đảo trí từ kết má hồng: “Trời xanh quen thói đánh ghen (với) má hồng”.
Câu thơ thứ năm “Lạ gì bỉ sắc tư phong” là một cú lược chủ từ, nhưng đáng chú ý hơn là tứ kết lạ gì diễn tả ý phủ định mà không dùng phó từ phủ định: lạ gì = không lạ gì.
Lối nói, diễn tả ý phủ định mà không dùng tiếng phủ định, là do một tư thức (figure de pensée), môn tu từ học gọi là hư vấn (interrogation apparente), mà ra. Hư vấn là phép nói, đặt ra câu hỏi, mà thực ra không phải là để đợi trả lời. Tỉ dụ, ca dao có câu “Trong đầm gì đẹp bằng sen?”, hình thức là câu hỏi đấy, mà thực ra diễn tả bằng hư vấn mạnh hơn lối diễn tả thường, có dùng tiếng phủ định. Do đấy mà câu phủ định hàm thêm ý bất định (trong câu có cùng tiếng bất định như ai, gì, chi, nào, đâu, sao, bao…) hay ý bất khả năng, rất hay lược tiếng phủ định [17]. Phép hư vấn hay dùng nhiều trong Truyện Kiều, ta hãy dẫn ra vài tỉ dụ:
Hiểu theo lối thứ nhất (a), thì trong câu thơ lược tiếng vì (vì… mà): hai ý nhân quả có quan hệ chính thuộc về cú pháp, và tiếng vì là quan hệ từ nguyên nhân.
Hiểu theo lối thứ hai (b), thì hai ý nhân quả chỉ có quan hệ về ý tứ. Về phương diện cú pháp, hai ý “những điều trông thấy” và “đau đớn lòng”, không ý nào phụ thuộc ý nào; hai ý đẳng lập với nhau. Hiểu theo lối thứ nhất, chỉ lược có tiếng vì; nhưng hiểu theo lối thứ nhì, thì không những đảo trí từ kết những điều, mà còn lược ý “xảy ra”. Tại sao lại phải coi là có lược ý “xảy ra”? Theo ngữ pháp Việt Nam, tiếng những dùng làm lượng từ trỏ phức số (pluriel), chỉ đi với thể từ [13] có thêm bổ từ, chứ không thể đi với thể từ không có bổ từ [14]. Vì thế mà nói “những điều trông thấy” thì được (trông thấy là bổ từ của điều); nhưng không thể nói “trông thấy những điều”, (điều không có bổ từ), mà phải nói “trông thấy những điều xảy ra”, “trông thấy những điều ấy”, “trông thấy những điều vui”, “trông thấy những điều buồn” v.v… (xảy ra hay ấy, hay vui, buồn đều dùng làm bổ từ cho điều).
Tuy rằng có thể nói “những điều trông thấy”, mà theo lối (a) phải thêm tiếng vì, là tại “vì những điều trông thấy mà ta đau đớn lòng” là một câu đơn “phrase simple”; trong câu đơn ấy tổ hợp những điều trông thấy là từ kết dùng làm bổ từ nguyên nhân. Và bắt buộc phải có quan hệ từ nguyên nhân vì. Còn theo lối (b), không có quan hệ từ nguyên nhân, câu “(Ta) trông thấy những điều (xảy ra) // mà (ta) đau đớn lòng” là câu phức (phrase composée) có hai cú đẳng lập (proposition indépendantens) về cú pháp, mặc dầu về ý tứ hai cú [15] có quan hệ nhân quả.
Trong sáu câu thơ đầu Truyện Kiều ta đã kể trên, câu thơ thứ hai “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” không có gì phải chú ý. Câu thơ thứ ba “Trải qua một cuộc bể dâu” là một cú lược chủ từ, nhưng phép lược này rất phổ thông trong lời nói thông thường [16]. Trong câu thứ tư, “đau đớn lòng” cũng lược ý chủ từ.
Câu thơ thứ sáu “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” có đảo trí từ kết má hồng: “Trời xanh quen thói đánh ghen (với) má hồng”.
Câu thơ thứ năm “Lạ gì bỉ sắc tư phong” là một cú lược chủ từ, nhưng đáng chú ý hơn là tứ kết lạ gì diễn tả ý phủ định mà không dùng phó từ phủ định: lạ gì = không lạ gì.
Lối nói, diễn tả ý phủ định mà không dùng tiếng phủ định, là do một tư thức (figure de pensée), môn tu từ học gọi là hư vấn (interrogation apparente), mà ra. Hư vấn là phép nói, đặt ra câu hỏi, mà thực ra không phải là để đợi trả lời. Tỉ dụ, ca dao có câu “Trong đầm gì đẹp bằng sen?”, hình thức là câu hỏi đấy, mà thực ra diễn tả bằng hư vấn mạnh hơn lối diễn tả thường, có dùng tiếng phủ định. Do đấy mà câu phủ định hàm thêm ý bất định (trong câu có cùng tiếng bất định như ai, gì, chi, nào, đâu, sao, bao…) hay ý bất khả năng, rất hay lược tiếng phủ định [17]. Phép hư vấn hay dùng nhiều trong Truyện Kiều, ta hãy dẫn ra vài tỉ dụ:
Một dây một buộc, ai giằng cho ra. 1288 [18]
(ai = không ai)
Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình. 1542
(tốt chi = không tốt chi)
Mặt nào trông thấy nhau đây. 2531
(mặt nào = không còn mặt nào)
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà. 1783
(biết đâu = không biết đâu)
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân. 750
(kể làm sao xiết = không kể làm sao xiết)
Biết bao công mướn của thuê. 2827
(biết bao = không biết bao)
Dẫu thay mái tóc, dám dời lòng tơ. 552
(dám = không dám)
(ai = không ai)
Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình. 1542
(tốt chi = không tốt chi)
Mặt nào trông thấy nhau đây. 2531
(mặt nào = không còn mặt nào)
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà. 1783
(biết đâu = không biết đâu)
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân. 750
(kể làm sao xiết = không kể làm sao xiết)
Biết bao công mướn của thuê. 2827
(biết bao = không biết bao)
Dẫu thay mái tóc, dám dời lòng tơ. 552
(dám = không dám)
Dùng phép đảo ngữ, Nguyễn Du rất hay đặt thuật từ trước chủ từ [19]. Dưới đây là một
số tỉ dụ trích ở mấy trang đầu trong Truyện Kiều:
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 42
Gần xa nô nức yến anh. 45
Dập dìu tài tử giai nhân. 47
Sè sè nấm đất bên đường. 57
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. 58
Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh. 64
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. 66
Say chân theo một vài thằng con con. 138
Ngổn ngang trăm mối bên lòng. 183
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng. 239
Vắng nhà, được buổi hôm nay. 387
Gần xa nô nức yến anh. 45
Dập dìu tài tử giai nhân. 47
Sè sè nấm đất bên đường. 57
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. 58
Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh. 64
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. 66
Say chân theo một vài thằng con con. 138
Ngổn ngang trăm mối bên lòng. 183
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng. 239
Vắng nhà, được buổi hôm nay. 387
Câu đầu, đặt theo dùng vị trí từ tiếng, đổi ra: “Một vài bông hoa điểm trắng
cành lê…”. Câu cuối thông thường nói: “Được buổi hôm nay nhà vắng”.
Trong câu thơ dưới đây:
Trong câu thơ dưới đây:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần. 17
Không những đảo trí thuật từ, mà còn lược trạng từ là tiếng chính trong thuật từ.
Ta hiểu câu thơ trên là “Cốt cách như mai, tinh thần như tuyết”,
cũng như Nguyễn Du đã viết trong một câu thơ khác:
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai. 638
Nói đến lược ý trạng từ chính trong thuật từ, chúng tôi muốn dẫn thêm hai tỉ dụ:
Ngày xuân con én đưa thoi. 39
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh. 72
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh. 72
Câu trên, ta hiểu là “Ngày xuân đi nhanh như con én đưa thoi”, và câu
dưới là “Dấu chân xe ngựa có có (hay: đã phủ) rêu lờ mờ
xanh” [20]. Có chỗ, tác giả Truyện
Kiều đã lược ý trạng từ chính trong thuật từ, còn lược ý cả chủ từ,
như:
Làn thu thủy, nét xuân sơn. 25
ta hiểu là “Mắt như làn thu thủy, lông mày như nét xuân
sơn” (dịch Nhỡ như thu thủy, mi tự xuân sơn) [21]. Nguyễn Du dùng
rất nhiều điển cố, dịch rất nhiều thành ngữ của Trung Hoa, cho nên không căn cứ
vào xuất xứ, rất khó phân tích một số lớn câu thơ trong Truyện Kiều. Một
tỉ dụ nữa là câu:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành. 27
Hiện nay, tại các trường, lấy Truyện Kiều làm đề tài giảng văn, giáo
sư chỉ giảng về điển cố, về từ ngữ, giảng bút pháp của tác giả, cùng là triết
lý trong truyện. Nêu giảng thêm về cú pháp, cho học sinh và sinh viên hiểu được
chính xác hơn, không những sẽ gây được hứng thú trong lớp, mà học sinh và sinh
viên sẽ biết thêm cái tế nhị của tiếng Việt [23].
Đầu bài này, chúng tôi đã viết rằng chưa có cuốn sách nào chú thích Truyện Kiều về cú pháp. Thực ra, một công trình như vậy, không phải là việc của một hai người có thể làm nổi, mà cần có một tập thể chừng mươi người cùng nhau hội họp luôn luôn để trao đổi ý kiến thì mới mong có kết quả được.
Dù làm tập thể, công việc cũng rất khó khăn, vì trong truyện có nhiều câu ngay về đại ý ta cũng chỉ hiểu lờ mờ thôi. Không hiểu được đích xác, không phải chỉ vì có nhiều tiếng đảo trí, có nhiều ý bị lược, như chúng tôi đã nói ở trên, mà chính vì có nhiều từ ngữ thông dụng về thời Nguyễn Du mà hiện nay không còn dùng nữa, nên ta chỉ có thể đoán được nghĩa mà thôi.
Lại còn nhiều tiếng hiện còn thông dụng, mà Nguyễn Du dùng theo nghĩa khác hẳn nghĩa ta hiểu ngày nay. Dưới đây, chúng tôi dẫn hai tỉ dụ, một về tiếng sao; một về tiếng nhau.
Khi nàng Kiều đắc thế, báo ân trả oán, ra lệnh:
Đầu bài này, chúng tôi đã viết rằng chưa có cuốn sách nào chú thích Truyện Kiều về cú pháp. Thực ra, một công trình như vậy, không phải là việc của một hai người có thể làm nổi, mà cần có một tập thể chừng mươi người cùng nhau hội họp luôn luôn để trao đổi ý kiến thì mới mong có kết quả được.
Dù làm tập thể, công việc cũng rất khó khăn, vì trong truyện có nhiều câu ngay về đại ý ta cũng chỉ hiểu lờ mờ thôi. Không hiểu được đích xác, không phải chỉ vì có nhiều tiếng đảo trí, có nhiều ý bị lược, như chúng tôi đã nói ở trên, mà chính vì có nhiều từ ngữ thông dụng về thời Nguyễn Du mà hiện nay không còn dùng nữa, nên ta chỉ có thể đoán được nghĩa mà thôi.
Lại còn nhiều tiếng hiện còn thông dụng, mà Nguyễn Du dùng theo nghĩa khác hẳn nghĩa ta hiểu ngày nay. Dưới đây, chúng tôi dẫn hai tỉ dụ, một về tiếng sao; một về tiếng nhau.
Khi nàng Kiều đắc thế, báo ân trả oán, ra lệnh:
Thề sao thì lại cứ sao gia hình. 2388
Sao có nghĩa là “thế nào”, cũng như vậy có nghĩa là “thế ấy”. Sao và vậy là
hai tiếng hô ứng, và ngày nay thì ta nói: “Thề sao thì cứ vậy mà gia hình”. Chẳng
lẽ về thời Nguyễn Du tiếng sao có nghĩa là “vậy”?
Tỉ dụ thứ hai là tiếng nhau. Hiện nay, ta hiểu tiếng nhau hàm ý giao hỗ, hay là trỏ nhiều người, nhiều vật cùng làm một việc, cùng có một tính chất, như “Chúng nó đánh nhau”, - “Hai cái xe đụng nhau”, - “Hai người đẹp như nhau”, - “Hai cái nhà cao bằng nhau”. Ngoài nghĩa trên, nhau còn dùng để trỏ chính người nói, tỉ dụ:
Tỉ dụ thứ hai là tiếng nhau. Hiện nay, ta hiểu tiếng nhau hàm ý giao hỗ, hay là trỏ nhiều người, nhiều vật cùng làm một việc, cùng có một tính chất, như “Chúng nó đánh nhau”, - “Hai cái xe đụng nhau”, - “Hai người đẹp như nhau”, - “Hai cái nhà cao bằng nhau”. Ngoài nghĩa trên, nhau còn dùng để trỏ chính người nói, tỉ dụ:
Nào thầy, nào bạn đi đâu tá,
Bỏ chết nhau đây, chẳng giúp cùng.
(Khuyết danh)
Cái khó theo nhau mãi thế thôi,
Có ai hay chỉ một mình tôi.
(Từ Diễn Đồng)
Nó bỏ nhau đi lúc vắng nhà. (Nguyễn Thiện Kế)
Bỏ chết nhau đây, chẳng giúp cùng.
(Khuyết danh)
Cái khó theo nhau mãi thế thôi,
Có ai hay chỉ một mình tôi.
(Từ Diễn Đồng)
Nó bỏ nhau đi lúc vắng nhà. (Nguyễn Thiện Kế)
Trong Truyện Kiều, ta cũng thấy dùng tiếng nhau theo nghĩa
vừa dẫn trên. Như khi Kiều tiễn chân Thúc Sinh về quê, nói:
Thương nhau, xin nhớ lời nhau. 1515
thì cả hai tiếng nhau đều trỏ Kiều. Kiều bảo Thúc Sinh: “Chàng thương tôi, xin
nhớ lời tôi”, và lời nhau là lời Kiều căn dặn Thúc Sinh về nhà nên
“nói sòng cho mình” với Hoạn Thư. Lại như khi Đạm Tiên lần thứ nhất báo mộng
cho Kiều, nói:
Hàn gia ở mái tây thiên, 195-198
Dưới dòng nước chảy, bên trên có cầu.
Mấy lòng hạ cố đến nhau,
Mấy lời từ ném chấu gieo vàng.
Dưới dòng nước chảy, bên trên có cầu.
Mấy lòng hạ cố đến nhau,
Mấy lời từ ném chấu gieo vàng.
thì tiếng nhau cũng trỏ có một mình Đạm Tiên.
Nhưng, trong Truyện Kiều, có chỗ Nguyễn Du dùng tiếng nhau, không khỏi làm cho ta bỡ ngỡ; như khi Giác Duyên thuật lại việc cứu nàng Kiều, có đoạn:
Nhưng, trong Truyện Kiều, có chỗ Nguyễn Du dùng tiếng nhau, không khỏi làm cho ta bỡ ngỡ; như khi Giác Duyên thuật lại việc cứu nàng Kiều, có đoạn:
Khi nàng gieo ngọc trầm châu, 2987-2989
Đón nhau, tôi đã gặp nhau, rước về;
Cùng nhau nương cửa Bồ Đề…
Đón nhau, tôi đã gặp nhau, rước về;
Cùng nhau nương cửa Bồ Đề…
Tiếng nhau thứ ba trỏ cả Giác Duyên lẫn Kiều (hai người cùng nhau
nương cửa Bồ Đề), đúng như nghĩa thứ nhất ở trên (hai người cùng làm việc gì).
Nhưng hai tiếng nhau trên (đón nhau, gặp nhau), không trỏ
Giác Duyên và Kiều, cũng không trỏ một mình Giác Duyên và Thuý
Kiều, cũng không trỏ một mình Giác Duyên là người thuật chuyện (theo nghĩa thứ
hai), mà trỏ một mình nàng Kiều là đệ tam nhân. Hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy
cách dùng tiếng nhau như vậy trong sách khác.
Công việc dù khó khăn, mà người yêu Truyện Kiều, nói chung là yêu tiếng Việt, không phải là hiếm. Cho nên chúng tôi vẫn dám mong, chẳng sớm thì muộn, thế nào cũng có nhiều nhà thiện chí đứng ra làm công việc chúng tôi rất mong đợi.
Chú thích:
Công việc dù khó khăn, mà người yêu Truyện Kiều, nói chung là yêu tiếng Việt, không phải là hiếm. Cho nên chúng tôi vẫn dám mong, chẳng sớm thì muộn, thế nào cũng có nhiều nhà thiện chí đứng ra làm công việc chúng tôi rất mong đợi.
Chú thích:
[1] Bài này đã dịch ra Pháp văn, đăng trong đặc san số 59, 1966, của Trường
Bác cổ Viễn đông (École Française d’Extrême Orient), xuất bản để kỷ niệm đệ nhị
bách chu niên ngày sinh nhật tác giả Truyện Kiều. Nay chúng tôi sửa lại
và thêm một vài đoạn cống hiến độc giả Văn.
[2] Tỉ dụ trong hai câu thơ này:
Chén hà sánh giọng quỳnh tương
Dải là hương lộn, bình gương bóng lồng.
Những ngữ: chén hà, dải là, bình gương, dịch ở hà bôi, la đái, kinh bình (x. Truyện Thuý Kiều, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo và chú thích, Tân Việt, Sài Gòn, in lần thứ tư, tr. 82).
[3] Cú pháp, xin hiểu theo nghĩa là phép xếp đặt tiếng lẻ để cấu tạo thành câu nói, tương đương với tiếng Pháp syntaxe.
[4] Về quan niệm “chủ đề”, xem Trương Văn Chính và Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Đại học Huế, 1963, từ tr. 529 (ở dưới sẽ viết tắt là KLVNPVN). Chúng tôi xin dẫn một tỉ dụ. Nói “Tôi gửi thư rồi”, đó là câu nói thường, không có chủ đề. Nhưng, nói “Thư, tôi gửi rồi”, thì tiếng thư giữ chức vụ chủ đề trong câu, trước chủ từ là tôi.
Đọc cả câu: “Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, thì thấy không có lý gì để nhấn mạnh vào ý “trăm năm”.
Từ kết = groupe de mots, KLNPVN, tr. 190.
[5] Trần Trọng Kim, Việt Nam văn phạm, in lần thứ 7, Tân Việt, Sài Gòn, tr. 164.
[6] Nguyễn Văn Vĩnh, Traduction en français avec notes et commentaires du Kiều de Nguyễn Du (Grand poème populaire Vietnamien), Vĩnh Bảo - Hoành Sơn, Sài Gòn, 1951.
[7] Réné Crayssac, Kim Vân Kiều, le célèbre poème annamite de Nguyễn Du, traduit en vers Français, Lê Văn Tân, Hà Nội, 1926.
[8] M. R., Kim Vân Kiều, nouvelle traduction Française, Ed. Alexandre de Rhodes, Hà Nội, 1944.
[9] Xuân Phúc et Xuân Việt, Kim Vân Kiều traduit du Vietnamien, Connaissance de l’Orient, Collection UNESCO d’oeuvres représentatives, Galimard, Paris, 1961.
[10] Trạng từ: x. KLNPVN từ trang 156. Tiếng làm dùng để đổi trạng từ tĩnh thành trạng từ tác động, x. KLNPVN, trang 415, 421.
[11] KLNPVN, từ trang 608.
[12] Quan hệ về ý tứ và quan hệ về cú pháp: KLNPVN, tr. 484.
[13] Thể từ (substantif), các sác ngữ pháp cũ gọi là danh từ: KLNPVN, từ tr. 153.
[14] KLNPVN, tr. 348.
[15] Xem KLNPVN, tr. 479 vì sao chúng tôi dùng cú mà không dùng mệnh đề để dịch tiếng proposition.
[16] KLNPVN, từ tr. 509.
[17] Cũng xem: Nguyễn Hiến Lê và Trương Văn Chình, Tiếng đâu trong Truyện Kiều, số đặc biệt Văn, kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du, số 43, 1-10-1965. - Bài này cũng đã dịch ra Pháp văn, và đăng trong đặc san dẫn trên của Trường Bác cổ Viễn đông (xem lời chú 1).
[18] Số thứ tự trong các câu thơ theo Truyện Thuý Kiều, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim.
[19] Chủ từ và thuật từ: KLNPVN từ tr. 495. - Chủ từ và thuật từ thường là từ kết gồm tiếng chính và các gia từ; như trong câu “Các bọn thượng lưu xứ Ai Cập đời bấy giờ/ lãng phí sinh mệnh kẻ lao động một cách rất dữ quá” (Phạm Quỳnh), từ kết các bọn…bấy giờ là chủ từ, và từ kết lãng phí… dữ quá là thuật từ.
[20] Chúng tôi thảo luận với nhiều bạn, có người muốn hiểu câu thơ “Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh”, là “Ở trên dấu xe ngựa rêu đã lờ mờ xanh”, tức là coi có đảo trí tiếng đã. Chúng tôi không đồng ý, nhưng cũng viết ra đây để rộng đường dư luận.
[21] Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, trang 56.
[22] Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, trang 57
[23] Chúng tôi đã thử giảng như vậy trong một buổi học thì thấy kết quả mỹ mãn.
[2] Tỉ dụ trong hai câu thơ này:
Chén hà sánh giọng quỳnh tương
Dải là hương lộn, bình gương bóng lồng.
Những ngữ: chén hà, dải là, bình gương, dịch ở hà bôi, la đái, kinh bình (x. Truyện Thuý Kiều, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo và chú thích, Tân Việt, Sài Gòn, in lần thứ tư, tr. 82).
[3] Cú pháp, xin hiểu theo nghĩa là phép xếp đặt tiếng lẻ để cấu tạo thành câu nói, tương đương với tiếng Pháp syntaxe.
[4] Về quan niệm “chủ đề”, xem Trương Văn Chính và Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Đại học Huế, 1963, từ tr. 529 (ở dưới sẽ viết tắt là KLVNPVN). Chúng tôi xin dẫn một tỉ dụ. Nói “Tôi gửi thư rồi”, đó là câu nói thường, không có chủ đề. Nhưng, nói “Thư, tôi gửi rồi”, thì tiếng thư giữ chức vụ chủ đề trong câu, trước chủ từ là tôi.
Đọc cả câu: “Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, thì thấy không có lý gì để nhấn mạnh vào ý “trăm năm”.
Từ kết = groupe de mots, KLNPVN, tr. 190.
[5] Trần Trọng Kim, Việt Nam văn phạm, in lần thứ 7, Tân Việt, Sài Gòn, tr. 164.
[6] Nguyễn Văn Vĩnh, Traduction en français avec notes et commentaires du Kiều de Nguyễn Du (Grand poème populaire Vietnamien), Vĩnh Bảo - Hoành Sơn, Sài Gòn, 1951.
[7] Réné Crayssac, Kim Vân Kiều, le célèbre poème annamite de Nguyễn Du, traduit en vers Français, Lê Văn Tân, Hà Nội, 1926.
[8] M. R., Kim Vân Kiều, nouvelle traduction Française, Ed. Alexandre de Rhodes, Hà Nội, 1944.
[9] Xuân Phúc et Xuân Việt, Kim Vân Kiều traduit du Vietnamien, Connaissance de l’Orient, Collection UNESCO d’oeuvres représentatives, Galimard, Paris, 1961.
[10] Trạng từ: x. KLNPVN từ trang 156. Tiếng làm dùng để đổi trạng từ tĩnh thành trạng từ tác động, x. KLNPVN, trang 415, 421.
[11] KLNPVN, từ trang 608.
[12] Quan hệ về ý tứ và quan hệ về cú pháp: KLNPVN, tr. 484.
[13] Thể từ (substantif), các sác ngữ pháp cũ gọi là danh từ: KLNPVN, từ tr. 153.
[14] KLNPVN, tr. 348.
[15] Xem KLNPVN, tr. 479 vì sao chúng tôi dùng cú mà không dùng mệnh đề để dịch tiếng proposition.
[16] KLNPVN, từ tr. 509.
[17] Cũng xem: Nguyễn Hiến Lê và Trương Văn Chình, Tiếng đâu trong Truyện Kiều, số đặc biệt Văn, kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du, số 43, 1-10-1965. - Bài này cũng đã dịch ra Pháp văn, và đăng trong đặc san dẫn trên của Trường Bác cổ Viễn đông (xem lời chú 1).
[18] Số thứ tự trong các câu thơ theo Truyện Thuý Kiều, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim.
[19] Chủ từ và thuật từ: KLNPVN từ tr. 495. - Chủ từ và thuật từ thường là từ kết gồm tiếng chính và các gia từ; như trong câu “Các bọn thượng lưu xứ Ai Cập đời bấy giờ/ lãng phí sinh mệnh kẻ lao động một cách rất dữ quá” (Phạm Quỳnh), từ kết các bọn…bấy giờ là chủ từ, và từ kết lãng phí… dữ quá là thuật từ.
[20] Chúng tôi thảo luận với nhiều bạn, có người muốn hiểu câu thơ “Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh”, là “Ở trên dấu xe ngựa rêu đã lờ mờ xanh”, tức là coi có đảo trí tiếng đã. Chúng tôi không đồng ý, nhưng cũng viết ra đây để rộng đường dư luận.
[21] Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, trang 56.
[22] Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, trang 57
[23] Chúng tôi đã thử giảng như vậy trong một buổi học thì thấy kết quả mỹ mãn.
Nguyễn Văn Xuân
Vài điều nghĩ về, triết lý trong Truyện Kiều
Tôi nhớ trước kia ở Quảng Nam, có một người tên là Khương Hữu Tài [1].
Thật ra, triết lý trong Truyện Kiều trước đó không phải ít được nhắc đến. Ông Trần Trọng Kim đã bỏ nhiều thời giờ để bàn về tư tưởng Phật giáo “Triết học luân lý” Nho giáo trong Kiều cũng đã từng một thời làm rộn văn đàn. Nhưng người ta có cảm tưởng nó chỉ là giả mạo, là cái cớ để những nhà ái quốc chân chính đập lên đầu ngụy ái quốc Phạm Quỳnh. Nàng Kiều chỉ là nạn nhân.
Gần đây, nhân kỷ niệm hai trăm năm sanh Nguyễn Du, nhiều học giả, giáo sư đã đăng đàn diễn thuyết về triết lý này. Hình như lời nói thì nhiều mà tiếng vang quá ít. Cũng như đặc san kỷ niệm quá dày, quá rộn mà xong số nào là số ấy đi qua. Đâu còn cái thời Phạm Quỳnh cất tiếng, Nguyễn Bách Khoa cầm bút thuở nào…
Trong sự thất bại, hay chưa thành công chung của người cầm bút, tôi dám nói chuyện triết lý trong Truyện Kiều thì quả táo bạo, nó không thuộc thẩm quyền… nếu không phải chẳng có gì để phải nói thêm.
Nhưng tôi vẫn thử nói thêm một điểm: Sự liên quan giữa triết lý và tâm lý cùng diễn tiến tâm lý của cô Kiều và Truyện Kiều. Tôi sẽ trình bày một số kiểm điểm làm tôi nhận thấy - dĩ nhiên là chỉ theo ý tôi. Tuy vậy, nếu bạn đọc quả nhiên có cùng tôi đồng ý vài điểm nào, thì bạn khoan vội trách một mình Nguyễn Du. Vì, cũng như khá nhiều đoạn khác, Nguyễn Du gần như dịch nguyên bổn về phần tâm lý, diễn biến cốt truyện. Ông Lý Văn Hùng người Trung Hoa, đã đọc và so sánh khá nhiều đoạn trong bản Truyện Kiều với nguyên truyện Thanh Tâm Tài Nhân [2] và ông cũng công nhận dịch bản của Nguyễn Du, với văn bút lưu lợi đã tuyệt thắng. Sự kiện ông đem cái mà ông gọi “dịch bản” của nguyên truyện Trung Hoa ra dịch lại bằng tiếng Trung Hoa cho người Trung Hoa xem cũng đủ chứng minh sự thành thực và nhiệt tình của lời khen tặng trên kia. Nhờ những điểm so sánh đó mà tuy không có nguyên truyện [3] tôi cũng thấy qua một vài sự khó khăn của Nguyễn Du trong khi cố vượt cho được nguyên bản với những tầm thường, phi lý của nó. Một điều cũng nên nhắc nhở thêm là nguyên bản Thanh Tâm Tài Nhân ít khi thấy nhắc nhở trong các văn học sử Trung Hoa như một tác phẩm đáng chú ý, chứ chưa nói kiệt tác. Như vậy, từ tư tưởng, tình cảm đến triết lý, nhất là phần sau này, chắc chắn không có gì uyên áo cao thâm. Nói khác đi, nó không thể nào thoát được tính cách rẻ tiền thường vẫn thấy trong các tác phẩm của Trung Hoa dưới thời Minh, Thanh… Chính Nguyễn Du đã tái sinh và đưa Kim Vân Kiều lên đài vinh quang. Nhưng chắc chắn dù cố gắng tới đâu, ông cũng không thoát được sự ràng buộc của cốt truyện, với những tình tiết, những đột biến mà phải chuẩn bị tình cảm và tư tưởng thích đương để dẫn tới các sự kiện đóng khuôn sẵn ấy.
Có lẽ do đó mà biết bao học giả, phê bình gia cố gắng đề cao triết lý trong Truyện Kiều, nhưng nó vẫn không cao lên tí nào. Về mặt kỹ thuật, tôi lại nhận thấy chính những triết lý ấy đã làm hại rất nói riêng cho tâm lý Thúy Kiều, tức là kỹ thuật Truyện Kiều.
Trước hết, tư tưởng nho gia, với Đạm Tiên, liên lạc viên của Định mệnh.
Phải nói ngay là “triết học luân lý” Nho giáo đã là cái xương sống, ảnh hưởng mạnh nhất đến tâm lý Thúy Kiều và cũng là mấu chốt của bi kịch Thúy Kiều. Nếu không nặng tư tưởng Nho gia, Thuý Kiều đâu có bán mình chuộc cha, hy sinh tình yêu dịu dàng đến thế. Nho giáo cũng là cái tiêu chuẩn để sinh hoạt và phê phán, bình phẩm, không giống một số truyện bình dân, nặng về thực tế xã hội và lương tri. Nho giáo thành công trên rất nhiều đoạn. Nhưng tác giả Truyện Kiều không dừng lại trên đời sống thế gian, kiểm soát, nhận định được. Ông muốn hỏi thêm về thế giới vô hình, ý nghĩa của Định mệnh và đã tạo ra vai Đạm Tiên.
Đạm Tiên là một ca kỹ, đúng hơn là ca nhi, vì nàng còn tiếp khách (sống làm vợ khắp người ta). Khi chết, không người chôn, và nhất là không người cúng quảy, không có hậu tự. Người xưa cho rằng những kẻ chết đường chết sá, những thứ ma vô hậu đó không nhập về âm phủ, cứ lang thang mãi trên thế gian này mà tác quái. Nó là một mối bận tâm đối với những người bà con có con cháu nhỏ, những gia đình lương thiện có các cô gái trẻ, những học trò thi… Bởi thế, Trần Tế Xương chỉ mới dọa ra đi mà đã vội vàng:
Vài điều nghĩ về, triết lý trong Truyện Kiều
Tôi nhớ trước kia ở Quảng Nam, có một người tên là Khương Hữu Tài [1].
Thật ra, triết lý trong Truyện Kiều trước đó không phải ít được nhắc đến. Ông Trần Trọng Kim đã bỏ nhiều thời giờ để bàn về tư tưởng Phật giáo “Triết học luân lý” Nho giáo trong Kiều cũng đã từng một thời làm rộn văn đàn. Nhưng người ta có cảm tưởng nó chỉ là giả mạo, là cái cớ để những nhà ái quốc chân chính đập lên đầu ngụy ái quốc Phạm Quỳnh. Nàng Kiều chỉ là nạn nhân.
Gần đây, nhân kỷ niệm hai trăm năm sanh Nguyễn Du, nhiều học giả, giáo sư đã đăng đàn diễn thuyết về triết lý này. Hình như lời nói thì nhiều mà tiếng vang quá ít. Cũng như đặc san kỷ niệm quá dày, quá rộn mà xong số nào là số ấy đi qua. Đâu còn cái thời Phạm Quỳnh cất tiếng, Nguyễn Bách Khoa cầm bút thuở nào…
Trong sự thất bại, hay chưa thành công chung của người cầm bút, tôi dám nói chuyện triết lý trong Truyện Kiều thì quả táo bạo, nó không thuộc thẩm quyền… nếu không phải chẳng có gì để phải nói thêm.
Nhưng tôi vẫn thử nói thêm một điểm: Sự liên quan giữa triết lý và tâm lý cùng diễn tiến tâm lý của cô Kiều và Truyện Kiều. Tôi sẽ trình bày một số kiểm điểm làm tôi nhận thấy - dĩ nhiên là chỉ theo ý tôi. Tuy vậy, nếu bạn đọc quả nhiên có cùng tôi đồng ý vài điểm nào, thì bạn khoan vội trách một mình Nguyễn Du. Vì, cũng như khá nhiều đoạn khác, Nguyễn Du gần như dịch nguyên bổn về phần tâm lý, diễn biến cốt truyện. Ông Lý Văn Hùng người Trung Hoa, đã đọc và so sánh khá nhiều đoạn trong bản Truyện Kiều với nguyên truyện Thanh Tâm Tài Nhân [2] và ông cũng công nhận dịch bản của Nguyễn Du, với văn bút lưu lợi đã tuyệt thắng. Sự kiện ông đem cái mà ông gọi “dịch bản” của nguyên truyện Trung Hoa ra dịch lại bằng tiếng Trung Hoa cho người Trung Hoa xem cũng đủ chứng minh sự thành thực và nhiệt tình của lời khen tặng trên kia. Nhờ những điểm so sánh đó mà tuy không có nguyên truyện [3] tôi cũng thấy qua một vài sự khó khăn của Nguyễn Du trong khi cố vượt cho được nguyên bản với những tầm thường, phi lý của nó. Một điều cũng nên nhắc nhở thêm là nguyên bản Thanh Tâm Tài Nhân ít khi thấy nhắc nhở trong các văn học sử Trung Hoa như một tác phẩm đáng chú ý, chứ chưa nói kiệt tác. Như vậy, từ tư tưởng, tình cảm đến triết lý, nhất là phần sau này, chắc chắn không có gì uyên áo cao thâm. Nói khác đi, nó không thể nào thoát được tính cách rẻ tiền thường vẫn thấy trong các tác phẩm của Trung Hoa dưới thời Minh, Thanh… Chính Nguyễn Du đã tái sinh và đưa Kim Vân Kiều lên đài vinh quang. Nhưng chắc chắn dù cố gắng tới đâu, ông cũng không thoát được sự ràng buộc của cốt truyện, với những tình tiết, những đột biến mà phải chuẩn bị tình cảm và tư tưởng thích đương để dẫn tới các sự kiện đóng khuôn sẵn ấy.
Có lẽ do đó mà biết bao học giả, phê bình gia cố gắng đề cao triết lý trong Truyện Kiều, nhưng nó vẫn không cao lên tí nào. Về mặt kỹ thuật, tôi lại nhận thấy chính những triết lý ấy đã làm hại rất nói riêng cho tâm lý Thúy Kiều, tức là kỹ thuật Truyện Kiều.
Trước hết, tư tưởng nho gia, với Đạm Tiên, liên lạc viên của Định mệnh.
Phải nói ngay là “triết học luân lý” Nho giáo đã là cái xương sống, ảnh hưởng mạnh nhất đến tâm lý Thúy Kiều và cũng là mấu chốt của bi kịch Thúy Kiều. Nếu không nặng tư tưởng Nho gia, Thuý Kiều đâu có bán mình chuộc cha, hy sinh tình yêu dịu dàng đến thế. Nho giáo cũng là cái tiêu chuẩn để sinh hoạt và phê phán, bình phẩm, không giống một số truyện bình dân, nặng về thực tế xã hội và lương tri. Nho giáo thành công trên rất nhiều đoạn. Nhưng tác giả Truyện Kiều không dừng lại trên đời sống thế gian, kiểm soát, nhận định được. Ông muốn hỏi thêm về thế giới vô hình, ý nghĩa của Định mệnh và đã tạo ra vai Đạm Tiên.
Đạm Tiên là một ca kỹ, đúng hơn là ca nhi, vì nàng còn tiếp khách (sống làm vợ khắp người ta). Khi chết, không người chôn, và nhất là không người cúng quảy, không có hậu tự. Người xưa cho rằng những kẻ chết đường chết sá, những thứ ma vô hậu đó không nhập về âm phủ, cứ lang thang mãi trên thế gian này mà tác quái. Nó là một mối bận tâm đối với những người bà con có con cháu nhỏ, những gia đình lương thiện có các cô gái trẻ, những học trò thi… Bởi thế, Trần Tế Xương chỉ mới dọa ra đi mà đã vội vàng:
Mai không tên tớ, tớ đi ngay
Cúng giỗ từ đây chớ lấy ngày…
Cúng giỗ từ đây chớ lấy ngày…
Không biết đích xác ngày chết, ít ra cũng phải lấy ngày lên đường để làm ngày
vĩnh quyết, cho rủi có chết đường chết sá, cũng không đến nỗi chen nhau ăn cháo
lá đa.
Tuyệt vời ở chỗ hình ảnh con ma Đạm Tiên như thế phải gớm ghiếc đến đâu: đói lả, xõa tóc, hốc hác, bơ phờ, thế nhưng khi xuất hiện trong giấc mộng Thuý Kiều thì:
Tuyệt vời ở chỗ hình ảnh con ma Đạm Tiên như thế phải gớm ghiếc đến đâu: đói lả, xõa tóc, hốc hác, bơ phờ, thế nhưng khi xuất hiện trong giấc mộng Thuý Kiều thì:
“Sương in mặt tuyết pha thân,
Sen vàng lững thững như gần như xa”.
Sen vàng lững thững như gần như xa”.
Đã thế con ma “phong vận, thanh tân” ấy còn mách bảo cho Thuý Kiều biết số mệnh
của nàng với một cái tổ chức đầy thi vị: Hội đoạn trường với hội chủ, rồi đo đó
có: đoạn trường sổ, đoạn trường thơ… Những thứ khủng khiếp nhất của âm phủ đó –
nếu có – đã biến nên vẻ đẹp diễm kiều.
Nhưng nếu chỉ vậy thì cũng chẳng cần phải nói. Ai chẳng mong giấc mộng như thế dù nó là kết quả của sự lo hãi, bàng hoàng, máu chạy không đều, hay bộ tiêu hóa lười làm việc. Rồi tỉnh dậy, bắt chước Vương bà tự nhủ “Mộng huyền chắc đâu”.
Nhưng tác giả Truyện Kiều không dừng lại ở chỗ đó. Ông đẩy giấc mộng thành thực tại trong thế giới vô hình. Đạm Tiên trở nên một liên lạc viên, báo cho Thuý Kiều biết rõ thực sự số kiếp của Kiều và sẽ theo dõi nàng trên suốt quãng đường luân lạc.
Nói cách khác, như thế tức là Nguyễn Du đã chấp nhận mộng, xem đó như một trong những phương thế báo ứng giữa cõi vô hình và hữu hình và ở cõi vô hình là nơi ngự trị của quyền năng vô song: Định mệnh. Mộng, trở thành một điều kiện, không khác gì bói toán trong phương pháp “thiên nhân cảm ứng chí lý” [4] của Nho gia. Con ma ghê gớm mà chắc chắn là dân làng đã đuổi không cho chôn ở nghĩa địa chung, phải nhờ người khách viễn phương “vùi nông một nấm” giữa chỗ hoang vu, nay nghiễm nhiên giữ một địa vị tôn quý, một địa vị mà có người thích văn vẻ vẩn vơ còn gọi là sứ giả của Định mệnh! Nhưng Đạm Tiên có lợi hay có hại gì cho vai trò Thuý Kiều, nhất là trên bình diện tiết nghĩa, cũng như nàng có ảnh hưởng nào đến Sự thật trong diễn tiến Truyện Kiều?
Theo dõi Truyện Kiều từ nhà ra đi cùng Mã Giám Sinh, ta không thể không chung mối xót xa với người hiếu tử ấy, khi Tú bà, mụ trùm đĩ, vênh váo gọi nàng, truyền lệnh “Con lạy mẹ đây! Lạy rồi thì lạy cậu mày bên kia!”. Bên kia là ai? Chính là Mã Giám Sinh, kẻ đã ăn nằm với nàng, làm sao nàng khỏi toát mồ hôi lạnh? Sống giữa cái thời đầy đạo lý, làm sao chấp nhận điều kiện kia? Nàng van vỉ xin cho làm vợ nhỏ! Nàng chôn hết những cao vọng cuối cùng trong một phút, chỉ đòi xin làm vợ lẻ những kẻ đê tiện nhất trần gian. Nhưng trả lời nàng là những câu mất dạy và roi vọt tả tơi buộc Thuý Kiều phải mở cánh cửa hẹp nhất của Hội Đoạn trường. Nàng không có quyền lựa chọn. Thuý Kiều đã tê mê điên dại trong sự lợm giọng nghẹn ngào. Nàng tự giải quyết bằng cách rút dao tay áo tự đâm vào cổ. Và nàng ngã gục trên vũng máu của nàng.
Ở đây, xuất hiện Đạm Tiên. Nhiều người khâm phục. Họ cho là kỹ thuật Truyện Kiều nhờ đó giải quyết một điều nan giải về tâm lý Thuý Kiều. Đạm Tiên:
Nhưng nếu chỉ vậy thì cũng chẳng cần phải nói. Ai chẳng mong giấc mộng như thế dù nó là kết quả của sự lo hãi, bàng hoàng, máu chạy không đều, hay bộ tiêu hóa lười làm việc. Rồi tỉnh dậy, bắt chước Vương bà tự nhủ “Mộng huyền chắc đâu”.
Nhưng tác giả Truyện Kiều không dừng lại ở chỗ đó. Ông đẩy giấc mộng thành thực tại trong thế giới vô hình. Đạm Tiên trở nên một liên lạc viên, báo cho Thuý Kiều biết rõ thực sự số kiếp của Kiều và sẽ theo dõi nàng trên suốt quãng đường luân lạc.
Nói cách khác, như thế tức là Nguyễn Du đã chấp nhận mộng, xem đó như một trong những phương thế báo ứng giữa cõi vô hình và hữu hình và ở cõi vô hình là nơi ngự trị của quyền năng vô song: Định mệnh. Mộng, trở thành một điều kiện, không khác gì bói toán trong phương pháp “thiên nhân cảm ứng chí lý” [4] của Nho gia. Con ma ghê gớm mà chắc chắn là dân làng đã đuổi không cho chôn ở nghĩa địa chung, phải nhờ người khách viễn phương “vùi nông một nấm” giữa chỗ hoang vu, nay nghiễm nhiên giữ một địa vị tôn quý, một địa vị mà có người thích văn vẻ vẩn vơ còn gọi là sứ giả của Định mệnh! Nhưng Đạm Tiên có lợi hay có hại gì cho vai trò Thuý Kiều, nhất là trên bình diện tiết nghĩa, cũng như nàng có ảnh hưởng nào đến Sự thật trong diễn tiến Truyện Kiều?
Theo dõi Truyện Kiều từ nhà ra đi cùng Mã Giám Sinh, ta không thể không chung mối xót xa với người hiếu tử ấy, khi Tú bà, mụ trùm đĩ, vênh váo gọi nàng, truyền lệnh “Con lạy mẹ đây! Lạy rồi thì lạy cậu mày bên kia!”. Bên kia là ai? Chính là Mã Giám Sinh, kẻ đã ăn nằm với nàng, làm sao nàng khỏi toát mồ hôi lạnh? Sống giữa cái thời đầy đạo lý, làm sao chấp nhận điều kiện kia? Nàng van vỉ xin cho làm vợ nhỏ! Nàng chôn hết những cao vọng cuối cùng trong một phút, chỉ đòi xin làm vợ lẻ những kẻ đê tiện nhất trần gian. Nhưng trả lời nàng là những câu mất dạy và roi vọt tả tơi buộc Thuý Kiều phải mở cánh cửa hẹp nhất của Hội Đoạn trường. Nàng không có quyền lựa chọn. Thuý Kiều đã tê mê điên dại trong sự lợm giọng nghẹn ngào. Nàng tự giải quyết bằng cách rút dao tay áo tự đâm vào cổ. Và nàng ngã gục trên vũng máu của nàng.
Ở đây, xuất hiện Đạm Tiên. Nhiều người khâm phục. Họ cho là kỹ thuật Truyện Kiều nhờ đó giải quyết một điều nan giải về tâm lý Thuý Kiều. Đạm Tiên:
“Rõ rằng: nhân quả dở dang
Đã toan trốn nợ đoạn tràng được sao?
Số còn nặng nghiệp má đào,
Người dù muốn thác, trời nào có cho?
Hãy xin hết kiếp liễu bồ,
Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau”.
Đã toan trốn nợ đoạn tràng được sao?
Số còn nặng nghiệp má đào,
Người dù muốn thác, trời nào có cho?
Hãy xin hết kiếp liễu bồ,
Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau”.
Như thế, không chỉ là liên lạc viên của nhà Nho, nàng còn là của thuyết Nhân Quả
của Phật giáo. Nhờ lời dặn dò đó, Thúy Kiều có lý do tiếp tục sống, sống thiên
hạ, khi theo Sở Khanh cũng như khi vào thanh lâu dưới sức cưỡng ép bằng roi vọt
của Tú Bà. Và nàng đã không phản kháng như lần trước bằng cách tự vẫn.
Đó là do ảnh hưởng của Đạm Tiên?
Nếu Kiều là một truyện “phong thần” thì không nói làm gì. Nhưng tác phẩm này đã viết về đời nhà Thanh, khi tiểu thuyết Trung Hoa nhiều quyển có kỹ thuật khá cao thì đoạn này có nhiều cưỡng ép, làm chậm sự tiến bộ của khoa tâm lý đương thời.
Ở đời, thời nào cũng vậy, tự tử là việc hết sức khó. Nhiều người phải uống rượu cho say và chỉ dám dùng những cách nhẹ nhàng như uống thuốc độc, nhảy sông… Còn chết bằng cách đâm vào cổ mình, vào ngực mình thì hoặc là tay đại can đảm, hoặc bị đẩy tới chân tường mà không phương tiện nào khác ngoài con dao mới dám. Thúy Kiều ở trường hợp sau, dám tự vẫn chỉ là phản ứng tột độ khi mà trí não bốc cháy; cái chết trong trường hợp ấy tương đối dễ dàng.
Nhưng dù là kẻ can đảm tới đâu, đã chết bằng dao mà chết hụt, đã thấy máu mình đổ ra rồi mà còn bảo tự tử lần thứ hai thì vị tất đã dám. Ngay lần đầu Kiều đã run tay nên vết thương còn nhẹ, không nguy hiểm lắm cho tính mạng. Đưa được dao vào cổ là nhờ sức thúc đẩy của cơn điên loạn tinh thần. Còn bây giờ, vết thương da thịt đã lành mà vết thương lòng không phải không dịu bớt… Thời gian vẫn là môn thuốc để quên và là cái kiêm uyển chuyển khéo uốn nắn lòng người một cách tài tình. Thúy Kiều không còn nhìn mụ Tú bà với con mắt cũ, nhìn thanh lâu với hãi hùng xưa!
Hoàn cảnh không phải không có ảnh hưởng lớn. Nàng còn khám phá ra rằng ở đó cũng có những hạng đàn bà tốt như Mã Kiều và những người khác phụ họa nỗi bất bình của nàng mà mắng vào mặt Sở Khanh “kẻ chê bất nghĩa người cười vô lương”. Ở đời, chỉ có hạng bản lĩnh vững lắm mới không bị lung lạc bởi những cái phao cứu mệnh nhỏ nhặt ấy, chứ còn phần lớn, nhất là đàn bà, khi đã rơi vào chỗ tuyệt vọng rồi thì sự cố gắng bám víu vào một vài người tốt, người tương đối lương thiện để tìm lẽ sống chỉ là sự thường.
Bảo kẻ tự tử hụt mà còn dám tự tử lần thứ hai là điều khó thể có! Nhiều nhà tâm lý học xác nhận sự kiện ấy! Ngay như bây giờ bảo Kiều thử trốn lần thứ hai - việc có thể thực hiện được - nàng đâu đã dám làm mà phải chờ bao nhiêu lâu sau, đầy kinh nghiệm, hoàn toàn tin tưởng vào Thúc Sinh, nàng mới dám liều.
Vậy chính sự không thể tự tử lần nữa của Thúy Kiều sẽ là một diễn tiến tâm lý rất hợp lẽ, có thể đưa tác phẩm lên một bước khá cao về phương diện phân tích tâm lý và do đó cả kỹ thuật viết truyện. Vậy mà tác giả đã mượn lời con ma Đạm Tiên khiến đoạn tiếp tục sống của Thúy Kiều bị hạ thấp xuống, bắt gặp những lối giải quyết của những truyện tầm thường… Vả chăng, Nguyễn Du đâu có phải không biết sự tác dụng tai quái của thời gian trên tâm lý Thúy Kiều. Vào lúc mới ra đi, nàng nhớ Kim Trọng tha thiết đến đâu, bao giờ cũng đặt chàng vào hàng đầu tình cảm và chỉ cần nhắc đến một kỷ niệm vặt nào, tâm hồn nàng cũng bị kích thích đến cực độ. Vậy mà càng đi xa, sự nhớ nhung càng lợt lạt. Và khi lấy Từ Hải, Trọng chỉ là cái bóng mờ bên cái bóng mờ Thúy Vân:
Đó là do ảnh hưởng của Đạm Tiên?
Nếu Kiều là một truyện “phong thần” thì không nói làm gì. Nhưng tác phẩm này đã viết về đời nhà Thanh, khi tiểu thuyết Trung Hoa nhiều quyển có kỹ thuật khá cao thì đoạn này có nhiều cưỡng ép, làm chậm sự tiến bộ của khoa tâm lý đương thời.
Ở đời, thời nào cũng vậy, tự tử là việc hết sức khó. Nhiều người phải uống rượu cho say và chỉ dám dùng những cách nhẹ nhàng như uống thuốc độc, nhảy sông… Còn chết bằng cách đâm vào cổ mình, vào ngực mình thì hoặc là tay đại can đảm, hoặc bị đẩy tới chân tường mà không phương tiện nào khác ngoài con dao mới dám. Thúy Kiều ở trường hợp sau, dám tự vẫn chỉ là phản ứng tột độ khi mà trí não bốc cháy; cái chết trong trường hợp ấy tương đối dễ dàng.
Nhưng dù là kẻ can đảm tới đâu, đã chết bằng dao mà chết hụt, đã thấy máu mình đổ ra rồi mà còn bảo tự tử lần thứ hai thì vị tất đã dám. Ngay lần đầu Kiều đã run tay nên vết thương còn nhẹ, không nguy hiểm lắm cho tính mạng. Đưa được dao vào cổ là nhờ sức thúc đẩy của cơn điên loạn tinh thần. Còn bây giờ, vết thương da thịt đã lành mà vết thương lòng không phải không dịu bớt… Thời gian vẫn là môn thuốc để quên và là cái kiêm uyển chuyển khéo uốn nắn lòng người một cách tài tình. Thúy Kiều không còn nhìn mụ Tú bà với con mắt cũ, nhìn thanh lâu với hãi hùng xưa!
Hoàn cảnh không phải không có ảnh hưởng lớn. Nàng còn khám phá ra rằng ở đó cũng có những hạng đàn bà tốt như Mã Kiều và những người khác phụ họa nỗi bất bình của nàng mà mắng vào mặt Sở Khanh “kẻ chê bất nghĩa người cười vô lương”. Ở đời, chỉ có hạng bản lĩnh vững lắm mới không bị lung lạc bởi những cái phao cứu mệnh nhỏ nhặt ấy, chứ còn phần lớn, nhất là đàn bà, khi đã rơi vào chỗ tuyệt vọng rồi thì sự cố gắng bám víu vào một vài người tốt, người tương đối lương thiện để tìm lẽ sống chỉ là sự thường.
Bảo kẻ tự tử hụt mà còn dám tự tử lần thứ hai là điều khó thể có! Nhiều nhà tâm lý học xác nhận sự kiện ấy! Ngay như bây giờ bảo Kiều thử trốn lần thứ hai - việc có thể thực hiện được - nàng đâu đã dám làm mà phải chờ bao nhiêu lâu sau, đầy kinh nghiệm, hoàn toàn tin tưởng vào Thúc Sinh, nàng mới dám liều.
Vậy chính sự không thể tự tử lần nữa của Thúy Kiều sẽ là một diễn tiến tâm lý rất hợp lẽ, có thể đưa tác phẩm lên một bước khá cao về phương diện phân tích tâm lý và do đó cả kỹ thuật viết truyện. Vậy mà tác giả đã mượn lời con ma Đạm Tiên khiến đoạn tiếp tục sống của Thúy Kiều bị hạ thấp xuống, bắt gặp những lối giải quyết của những truyện tầm thường… Vả chăng, Nguyễn Du đâu có phải không biết sự tác dụng tai quái của thời gian trên tâm lý Thúy Kiều. Vào lúc mới ra đi, nàng nhớ Kim Trọng tha thiết đến đâu, bao giờ cũng đặt chàng vào hàng đầu tình cảm và chỉ cần nhắc đến một kỷ niệm vặt nào, tâm hồn nàng cũng bị kích thích đến cực độ. Vậy mà càng đi xa, sự nhớ nhung càng lợt lạt. Và khi lấy Từ Hải, Trọng chỉ là cái bóng mờ bên cái bóng mờ Thúy Vân:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
Duyên em dù nối chỉ hồng,
May ra khi đã tay bồng tay mang.
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
Duyên em dù nối chỉ hồng,
May ra khi đã tay bồng tay mang.
Tác giả không lợi dụng được khoa phân tích tâm lý ấy ở đây. Nhưng mụ Tú bà thì
mụ lại là nhà tâm lý học thực nghiệm kỳ khôi! Mụ đã gặp sự phản ứng của hằng
trăm cô gái rồi. Với cô nào quá quắt, mụ có lẽ cũng dùng một phương kế tương tự:
đày vào một nơi vắng vẻ cho họ ghê sợ cái cảnh cô đơn, họ sẽ thèm đời sống
chung đụng, đời sống có đối thoại, có cọ xát dù đối thoại, cọ xát chẳng đẹp đẽ
gì. Bởi thế, Kiều đã chạy theo ngay người đàn ông thứ nhất là Sở Khanh, dù đã
linh cảm những nguy hiểm sắp xảy tới cho mình…
Nhưng tác giả không dùng môn thuốc thời gian. Ông dùng con ma vô chủ để lặp lại cùng Thanh Tâm tài nhân những lời nói rẻ giá về Định mệnh và ông còn đẩy con ma ấy đi sâu vào sự phá hoại cái giá trị Đạo lý của Truyện Kiều.
Chúng ta đều biết Thuý Kiều vô tình mà giết Từ hải. Sở dĩ nàng khuyên Từ Hải ra hàng, thâm tâm của nàng không phải vì quốc gia, vì người yêu mà chỉ vì, chính vì mình. Ra khỏi cửa nhà là đứa con gái bị bán cho kẻ viễn khách thô bỉ, trọc phú, nàng mong có cơ hội trở về, nhưng trở về như thế nào? Còn gì tuyệt diệu cho bằng đứa con gái ấy bỗng nhiên:
Nhưng tác giả không dùng môn thuốc thời gian. Ông dùng con ma vô chủ để lặp lại cùng Thanh Tâm tài nhân những lời nói rẻ giá về Định mệnh và ông còn đẩy con ma ấy đi sâu vào sự phá hoại cái giá trị Đạo lý của Truyện Kiều.
Chúng ta đều biết Thuý Kiều vô tình mà giết Từ hải. Sở dĩ nàng khuyên Từ Hải ra hàng, thâm tâm của nàng không phải vì quốc gia, vì người yêu mà chỉ vì, chính vì mình. Ra khỏi cửa nhà là đứa con gái bị bán cho kẻ viễn khách thô bỉ, trọc phú, nàng mong có cơ hội trở về, nhưng trở về như thế nào? Còn gì tuyệt diệu cho bằng đứa con gái ấy bỗng nhiên:
Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương.
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,
Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha!
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,
Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha!
Từ ngôi mệnh phụ nàng rơi xuống vai vợ nhỏ của Hồ Tôn Hiến cũng không xong.
Nguyễn Khắc Hiếu hơi soi mói, nhưng quả không phải không khám phá ra vài sự thực
bị đát:
Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng;
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan.
Tổng đốc vì thương người bạc mệnh,
Tiền Đường chưa chắc mộ hồng nhan.
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan.
Tổng đốc vì thương người bạc mệnh,
Tiền Đường chưa chắc mộ hồng nhan.
Không được làm vợ Hồ, bây giờ nàng phải rơi xuống làm vợ của viên thổ quản.
Trong Truyện Kiều khi còn cái tên Ngu Sơ Tân Chí, đoạn này
có ghi là lúc theo Vĩnh Thuận tù trưởng, tới sông Tiền Đường, nàng đau đớn than
thở: “Minh Sơn đãi ta hậu, ta vì nước dụ hàng mà chàng bị giết, chết một tù (tù
trưởng) rồi lại thuộc một tù, tôi còn mặt mũi nào sống nữa” Thanh
Tâm tài nhân (nguyên truyện) ghi: “Kiều thét lên rằng: “Minh Sơn đãi ta hậu.
Ta vì việc nước mà giết lầm (ngộ sát) người. Giết một tù rồi thuộc một tù, còn
đem cái chết ra mà tạ (chàng)”.
Theo lời văn trong hai quyển trên, những chữ “Sát nhất tù, nhi thuộc nhất tù” không cho ta thấy hết cả sự phân biệt lớn lao như giữa Từ Hải với thổ quan trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cao cả trong chữ Từ Công, và cái tình cảm sâu sắc, bi đát và chí thành của Thúy Kiều dưới cảnh “Trời cao sông rộng một màu bao la” trong đêm ấy:
Theo lời văn trong hai quyển trên, những chữ “Sát nhất tù, nhi thuộc nhất tù” không cho ta thấy hết cả sự phân biệt lớn lao như giữa Từ Hải với thổ quan trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cao cả trong chữ Từ Công, và cái tình cảm sâu sắc, bi đát và chí thành của Thúy Kiều dưới cảnh “Trời cao sông rộng một màu bao la” trong đêm ấy:
Từ công hậu đãi ta,
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng.
Giết chồng rồi lại lấy chồng
Mặt nào là mặt đứng trong cõi đời.
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông.
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng.
Giết chồng rồi lại lấy chồng
Mặt nào là mặt đứng trong cõi đời.
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông.
So sánh đoạn văn này với cả hai đoạn mộc mạc trong Ngu Sơ Tân Chí và Thanh
Tâm Tài Nhân, người đọc thấy ngay là Thúy Kiều Việt Nam vượt xa hai cô
Thúy Kiều trên, và cái chết của nàng là một mối băn khoăn xao động cùng cực của
kẻ thương (chứ không hẳn yêu) chồng, biết rõ chữ Sỉ (biết xấu hổ) của đạo Nho
và cái chết không để chỉ tạ chồng mà còn phó cho trời đất, cho nghìn sau phê
phán. Cái chết đầy tinh thần trách nhiệm so với cái chết tuyệt vọng trong hai
tác phẩm trên cao đẹp dường nào.
Ấy thế mà cái chết cao đẹp của nàng cũng bị Đạm Tiên làm uế phần nào. Vì trước khi đem thân dâng cho cái chết như một giải pháp không còn chọn lựa, ta thử hỏi Thúy Kiều có dám chết như thế không, nếu nàng không đi qua sông, nghe “Triều đâu nổi sóng đùng đùng”. Để rồi:
Ấy thế mà cái chết cao đẹp của nàng cũng bị Đạm Tiên làm uế phần nào. Vì trước khi đem thân dâng cho cái chết như một giải pháp không còn chọn lựa, ta thử hỏi Thúy Kiều có dám chết như thế không, nếu nàng không đi qua sông, nghe “Triều đâu nổi sóng đùng đùng”. Để rồi:
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường.
Nhờ lời thần mộng rõ ràng:
Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây!
Nhờ lời thần mộng rõ ràng:
Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây!
Nói cách khác, nếu con sông ấy không phải là sông Tiền Đường? Và cho dẫu là
sông Tiền Đường mà Đạm Tiên không từng dặn dò: “Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò
về sau” thì Thúy Kiều có đã dám đâm đầu xuống sông để “thung dung tựu
nghĩa” như thế không? Hoá ra nàng chỉ nhớ chữ Sỉ, chỉ nhớ trách nhiệm, nàng chỉ
để ý đến lời phê phán của trời đất khi nghe nhắc tới hai chữ Tiền Đường. Bằng
không thì biết tù này, nàng ung dung tiếp tục theo tù khác
như nàng đã có thể là vợ nhỏ của Hồ Tôn Hiến hôm nào.
Đạm Tiên hại nhân cách của nàng như thế chưa đủ. Con ma ấy còn ỏn ẻo bảo với nàng khi nàng còn “mơ màng phách quế, hồn ma”:
Đạm Tiên hại nhân cách của nàng như thế chưa đủ. Con ma ấy còn ỏn ẻo bảo với nàng khi nàng còn “mơ màng phách quế, hồn ma”:
“Rằng tôi đã có lòng chờ;
Mất công mười mấy năm thừa ở đây”.
Mất công mười mấy năm thừa ở đây”.
Thật là không còn sự bịa đặt trơ trẽn nào hơn. Mười lăm năm, con ma ấy nằm chờ
Thúy Kiều ở một nơi cố định, khi chính nó biết đến lúc nào mới có sự quyết định
cuối cùng của Thúy Kiều!
Giác Duyên, có phải cái Duyên Giác ngộ Thúy Kiều hay cái gương xấu của nhà Phật?
Giác Duyên có phải là đại biểu chân chính của Phật giáo như nhiều người xưng tụng?
Tôi chưa được cơ hội hiểu những phần tinh thâm của đạo Phật, nhưng tôi nghĩ Phật giáo nếu có thành công thì chỉ thành công trên những chi tiết có liên quan trực tiếp, nhiều khi đã hoà lẫn trong sinh hoạt, trong cảm nghĩ của các nhân vật trong Truyện Kiều. Chính do sự thấm nhuần đó mà phán bảo đã đi sâu vào đời sống cá nhân và xã hội, bàng bạc trong khắp Truyện Kiều. Có những điều kiểm soát được một phần nào như khi Hoạn Thư hé một lối thoát cho Thúy Kiều do đức hiếu sinh, nhưng không biết bao nhiêu điều khác mà “ý tại, ngôn ngoại” khó lòng nói hết, vì nói vô căn cứ, nhưng không hẳn là sai lầm.
Nhưng vai trò Giác Duyên, được đề cao như đại biểu, có thể chấp nhận được không? Tôi không thể nào quan niệm cái đạo từ bi, hỉ xả ấy được thể hiện bằng nụ cười cực kỳ bao dung đại độ của đức Thế Tôn mà lại có thể có hạng cán bộ đại biểu thấp hèn đến thế!
Khi Giác Duyên gặp Thúy Kiều, khi nàng đưa những pháp bảo [5] của họ Hoạn (đồ quý của một đại gia, sao lại không có ghi chú ra bằng một dấu hiệu nào để phân biệt với nhà khác và lỡ mất, truy tìm dễ dàng?), bà chấp nhận ngay. Để rồi khi có người đàn việt lên chơi Chiêu Ẩn am cho biết đồ tế khí đó là của Hoạn gia thì “nghe nói rụng rời”, bà lập tức đẩy khéo Thúy Kiều đi. Hành động đó có phải hoàn toàn vì Kiều hay vì bà biết họ Hoạn có thể đến đốt chùa bất cứ giờ nào? Mà nếu bà là kẻ chân tu, thật thà lo cho Thúy Kiều thì kẻ chân tu, tức là kẻ mở đường chỉ lối cho tín đồ, đệ tử đó đã biết những gì về các đối tượng của mình? Bà đã chọn kẻ “am mây quen thói đi về dầu hương” tức là kẻ có thiện tâm thiện tính, có căn cơ tốt nhất để gởi gắm Thúy Kiều. Thế nhưng đau đớn và mỉa mai, kẻ mà nhà chùa đã chọn mặt nhờ tay tế độ lại chính là một… mụ trùm đĩ! Ôi! Không còn cái lầm lẫn nào cay chua, xót xa cho bằng và cũng không có sự tố cáo nào về những sa đọa của cửa Thiền ngày trước cho bằng: tín đồ trung thành nhất là bọn buôn thịt người, bọn cho vay nặng lãi, bọn đầu trộm đuôi cướp. Còn kẻ dẫn đạo (đường) cho họ thì có mắt như mù. Ngay trên trần thế, còn loạng choạng đến thế, thì về Niết bàn hay hỏa ngục, còn lầm lẫn đến đâu? Ví thử Giác Duyên là đại biểu tinh thần Phật giáo, thực sự, tức là bà phải can dự đến sự thưởng phạt ở cõi siêu hình, thì rồi đây, ai sẽ được chọn lên Niết bàn trước nhất?
Bạc bà?
Không cần bàn cãi.
Gởi người rồi, Giác Duyên cũng không cần biết số phận người ấy ra sao. Bà không có chút tinh thần trách nhiệm nào. Như thể bà chỉ cần đẩy khéo Kiều ra khỏi cửa mà phần bà được hưởng một công đức là đủ rồi, cho dù công đức ấy chỉ do lòng khiếp sợmà ra. Đâu có một chút từ tâm phát xuất do tinh thần bi, trí dũng, vì chân lý của Phật giáo, dù giữa lửa, vẫn ngồi yên mà lần tràng hạt niệm Nam mô Phật! Bà chỉ là hạng khiếp nhược mà thôi!
Bà còn làm một điều tồi tệ. Đẩy con người ta vào tay “cũng phường bán thịt, cũng tay buôn người” thì dù vô tình, cũng là một cái tôi. Thế mà khi Thúy Kiều đảo ngược hoàn cảnh lấy Từ Hải, uy quyền lừng lẫy, mời bà đến lãnh thường, bà không một tiếng chối từ. Tôi gọi lãnh thường chính là nói theo đúng tinh thần trong truyện Kiều, nhắc lại đúng y lời của Thúy Kiều nói với bà:
Giác Duyên, có phải cái Duyên Giác ngộ Thúy Kiều hay cái gương xấu của nhà Phật?
Giác Duyên có phải là đại biểu chân chính của Phật giáo như nhiều người xưng tụng?
Tôi chưa được cơ hội hiểu những phần tinh thâm của đạo Phật, nhưng tôi nghĩ Phật giáo nếu có thành công thì chỉ thành công trên những chi tiết có liên quan trực tiếp, nhiều khi đã hoà lẫn trong sinh hoạt, trong cảm nghĩ của các nhân vật trong Truyện Kiều. Chính do sự thấm nhuần đó mà phán bảo đã đi sâu vào đời sống cá nhân và xã hội, bàng bạc trong khắp Truyện Kiều. Có những điều kiểm soát được một phần nào như khi Hoạn Thư hé một lối thoát cho Thúy Kiều do đức hiếu sinh, nhưng không biết bao nhiêu điều khác mà “ý tại, ngôn ngoại” khó lòng nói hết, vì nói vô căn cứ, nhưng không hẳn là sai lầm.
Nhưng vai trò Giác Duyên, được đề cao như đại biểu, có thể chấp nhận được không? Tôi không thể nào quan niệm cái đạo từ bi, hỉ xả ấy được thể hiện bằng nụ cười cực kỳ bao dung đại độ của đức Thế Tôn mà lại có thể có hạng cán bộ đại biểu thấp hèn đến thế!
Khi Giác Duyên gặp Thúy Kiều, khi nàng đưa những pháp bảo [5] của họ Hoạn (đồ quý của một đại gia, sao lại không có ghi chú ra bằng một dấu hiệu nào để phân biệt với nhà khác và lỡ mất, truy tìm dễ dàng?), bà chấp nhận ngay. Để rồi khi có người đàn việt lên chơi Chiêu Ẩn am cho biết đồ tế khí đó là của Hoạn gia thì “nghe nói rụng rời”, bà lập tức đẩy khéo Thúy Kiều đi. Hành động đó có phải hoàn toàn vì Kiều hay vì bà biết họ Hoạn có thể đến đốt chùa bất cứ giờ nào? Mà nếu bà là kẻ chân tu, thật thà lo cho Thúy Kiều thì kẻ chân tu, tức là kẻ mở đường chỉ lối cho tín đồ, đệ tử đó đã biết những gì về các đối tượng của mình? Bà đã chọn kẻ “am mây quen thói đi về dầu hương” tức là kẻ có thiện tâm thiện tính, có căn cơ tốt nhất để gởi gắm Thúy Kiều. Thế nhưng đau đớn và mỉa mai, kẻ mà nhà chùa đã chọn mặt nhờ tay tế độ lại chính là một… mụ trùm đĩ! Ôi! Không còn cái lầm lẫn nào cay chua, xót xa cho bằng và cũng không có sự tố cáo nào về những sa đọa của cửa Thiền ngày trước cho bằng: tín đồ trung thành nhất là bọn buôn thịt người, bọn cho vay nặng lãi, bọn đầu trộm đuôi cướp. Còn kẻ dẫn đạo (đường) cho họ thì có mắt như mù. Ngay trên trần thế, còn loạng choạng đến thế, thì về Niết bàn hay hỏa ngục, còn lầm lẫn đến đâu? Ví thử Giác Duyên là đại biểu tinh thần Phật giáo, thực sự, tức là bà phải can dự đến sự thưởng phạt ở cõi siêu hình, thì rồi đây, ai sẽ được chọn lên Niết bàn trước nhất?
Bạc bà?
Không cần bàn cãi.
Gởi người rồi, Giác Duyên cũng không cần biết số phận người ấy ra sao. Bà không có chút tinh thần trách nhiệm nào. Như thể bà chỉ cần đẩy khéo Kiều ra khỏi cửa mà phần bà được hưởng một công đức là đủ rồi, cho dù công đức ấy chỉ do lòng khiếp sợmà ra. Đâu có một chút từ tâm phát xuất do tinh thần bi, trí dũng, vì chân lý của Phật giáo, dù giữa lửa, vẫn ngồi yên mà lần tràng hạt niệm Nam mô Phật! Bà chỉ là hạng khiếp nhược mà thôi!
Bà còn làm một điều tồi tệ. Đẩy con người ta vào tay “cũng phường bán thịt, cũng tay buôn người” thì dù vô tình, cũng là một cái tôi. Thế mà khi Thúy Kiều đảo ngược hoàn cảnh lấy Từ Hải, uy quyền lừng lẫy, mời bà đến lãnh thường, bà không một tiếng chối từ. Tôi gọi lãnh thường chính là nói theo đúng tinh thần trong truyện Kiều, nhắc lại đúng y lời của Thúy Kiều nói với bà:
“Nhớ khi lỡ bước xảy vời,
Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương.
Nghìn vàng gọi chút lễ thường
Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân!”.
Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương.
Nghìn vàng gọi chút lễ thường
Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân!”.
Tôi nói lãnh thưởng chứ không nói nhận cúng dường, vì hai cái đó khác nhau xa.
Bà không có quyền nhận tiền của Thúy Kiều dưới hình thức trả ơn. Kẻ tu hành, tế
độ trầm luân (dù chính bà đẩy nàng vào cảnh trầm luân) không ai có quyền đòi hỏi
gì kẻ thụ ân, vì mình thực hiện một công đức. Nhưng bà có quyền nhận một món tiền
lớn hơn như thế dưới hình thức cúng dường để làm chùa, đúc tượng, làm phúc thiện.
Món tiền ấy hoá thành của công, bà không có quyền tiêu riêng. Còn nhận phần thưởng
kia lại hoàn toàn có ý nghĩa thế tục, nhà sư bị cấm làm.
Ấy thế rồi, sau khi nhận xong tiền, bà còn nghe Thúy Kiều báo:
Ấy thế rồi, sau khi nhận xong tiền, bà còn nghe Thúy Kiều báo:
“… xin hãy rốn ngồi
Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù!”.
Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù!”.
Có ai từng nói với người chân tu như thế không?
Mà nhà chân tu, khi biết sắp có những hành động trả thù như thế, được người ta nghiến răng bảo vào mặt mình như thế, có thể yên tâm tại vị để thản nhiên chờ đợi hay không? Mà thật sự là một sự trả thù tàn ác và khiếp nhược, hèn hạ như ít khi thấy trong những cuộc khởi nghĩa chân chính. Từ Hải chỉ vì người yêu, vì sự đau khổ của đứa con gái giang hồ mà đi đến tận cùng của câu tục ngữ ghê tởm “Bẻ răng thì nhổ răng, đâm mất thì thọc lủng mắt”. Ông còn làm hơn như thế: một câu nói, một sự lừa phỉnh, vài chục roi tre… cũng đủ để:
Mà nhà chân tu, khi biết sắp có những hành động trả thù như thế, được người ta nghiến răng bảo vào mặt mình như thế, có thể yên tâm tại vị để thản nhiên chờ đợi hay không? Mà thật sự là một sự trả thù tàn ác và khiếp nhược, hèn hạ như ít khi thấy trong những cuộc khởi nghĩa chân chính. Từ Hải chỉ vì người yêu, vì sự đau khổ của đứa con gái giang hồ mà đi đến tận cùng của câu tục ngữ ghê tởm “Bẻ răng thì nhổ răng, đâm mất thì thọc lủng mắt”. Ông còn làm hơn như thế: một câu nói, một sự lừa phỉnh, vài chục roi tre… cũng đủ để:
Thế sao thì lại cứ sao gia hình!
Máu rơi, thịt nát tan tành…
Máu rơi, thịt nát tan tành…
Trước cảnh trả thù tàn nhẫn cực độ như thế mà vãi Giác Duyên, kẻ được gọi là
chân tu ấy, vẫn ngồi yên. Rất có thể, bà lợi dụng lòng yêu trọng và biết ơn của
Thúy Kiều để can đảm nói lên một lời nào đó… Nhưng bà vẫn làm thinh và người ta
còn có cảm tưởng rõ ràng bà mặc nhiên đồng ý [6] như chính Nguyễn Du “mình làm mình chịu, kêu mà ai
thương”.
Vãi Giác Duyên tưởng đến đó cũng tạm đủ. Nhưng đâu có hết, theo lối đặt tên trong Truyện Kiều, bà chính là kẻ dẫn đường cho Thúy Kiều, có cái duyên giác ngộ Thúy Kiều:
Vãi Giác Duyên tưởng đến đó cũng tạm đủ. Nhưng đâu có hết, theo lối đặt tên trong Truyện Kiều, bà chính là kẻ dẫn đường cho Thúy Kiều, có cái duyên giác ngộ Thúy Kiều:
Còn nhiều ân ái với nhau
Cơ duyên nào đã hết đâu, vội gì.
Cơ duyên nào đã hết đâu, vội gì.
Từ giã Thúy Kiều, bà “đeo bầu, quảy tráp rộng đường vân du”(có lẽ bằng tiền
thưởng của Thúy Kiều). Gặp Tam Hợp Đạo cô, nghe lời dạy bảo của Đạo cô, biết
Thuý Kiều sẽ tự trầm ở sông Tiền Đường, bà liền đến nơi đó:
Thuê năm, ngư phủ hai người
Đóng thuyền chực bến, kéo chài giăng sông.
Đóng thuyền chực bến, kéo chài giăng sông.
Óc tưởng tượng của tác giả chưa bao giờ khiến ta phải nghi ngờ bằng. Ai có đọc
qua những truyện Tàu, có liên quan đến sông Tiền Đường cũng đều biết khí thế của
nó. Chính Truyện Kiều cũng viết:
Triều đâu nổi sóng đùng đùng.
Người ta vẫn cho sức sóng như “Lôi đình vạn quân nộ mã bôn đằng chí thế” và người
ta vẫn tương truyền đó là do anh linh của đại trung thần Ngũ Tử Tư và Văn Chủng
thời Ngô Việt phát ra. Trước cảnh sông rộng bao la, sóng nổi hùng dũng đó mà chỉ
cần hai (con số quy định rõ ràng) ngư phủ để giăng những cái lưới (lưới gì?)
qua sông suốt năm chờ bắt một người tự nịch thì quả là chuyện bịa đặt quên óc
tưởng tượng. Thà như những truyện nôm khác: Phật bà Quan Âm báo mộng cho một bà
lão nào đó để bà ra vớt một thây người được đưa vào bãi cát, thật giản dị mà hợp
lý biết bao.
Giác Duyên được trình bày như một bậc chân tu, nhưng giả thử ta đổi ngôn từ để trình bày ta sẽ gặp một hạng nào? Sư hổ mang thì quá đáng, nhưng bà chính là hạng khiếp nhược, hạng đại cầu an, nặng tham sân si, hạng sư đầy dẫy dưới thời Pháp thuộc mới đây. Và đó chính là lý do mà đạo Phật được chấn hưng, từ Bắc vào Nam phát sinh những tổ chức nghiên cứu phát triển Phật giáo (như Hội Phật giáo ở Huế của bác sĩ L.D.T. chẳng hạn) để tự phân biệt và đẩy lui lần những hạng thầy tụng Giác Duyên.
Còn bà Tam Hợp Đạo cô?
Một số người (trong đó có Vũ Hạnh) cho là chữ Tam Hợp Đạo cô là biểu hiệu của sự hoà hợp Tam giáo Nho, Phật, Lão. Nhận xét này có lẽ không xa sự thật mấy, khi ta biết là trong truyện Kiều, những tên riêng không chỉ có tính cách riêng, mà là biểu hiệu, bao hàm ý nghĩa nội dung. (Như Hoạn: làm quan; Chiêu Ẩn am: am mời vào lánh nạn: Thúc Sinh: kẻ bó tay; Giác Duyên; Bạc Hà…). Nhưng trong Truyện Kiều khó tìm thấy tư tưởng Lão rõ ràng như trong nhiều tác phẩm đồng thời. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Đạo cô bao giờ cũng có vẻ là lạ, lời nói tiên tri của bà xác đáng, khiến na có cảm tưởng bà vượt lên trên cõi đời ô trọc, ở một nơi nào cao và mắt nhìn thấu mười phương, thu thập hết tinh hoa đạo lý trần gian. Nói khác đi, bà là hạng thoát ra ngoài cái quan niệm và cái thành kiến thế tục, và nhận định cùng bình phẩm của bà phải là mẫu mực, hay ít nhất cũng khiến cho con người ngẫm nghĩ. Vì thế, khi nghe Giác Duyên bày tỏ và thắc mắc về đời Thúy Kiều, bà đã có những lời, căn cứ trên đạo trời và đạo Phật, phán đoán về chữ tình là cõi nguồn ở lòng người và là căn do của mọi diễn tiến tai hại cho suốt đời nàng.
Tuy không thể nào dừng sự thích thú đưa so sánh hai đoạn văn:
A. Đoạn nguyên truyện Thanh Tâm Tài Nhân.
1. Bà Tam Hợp đối Giác Duyên nói: Phước do đức tu hành, khổ do tình ái. Thúy Kiều vì tình ái mà trầm luân trong khổ cảnh. Nhà vàng không ở được lâu, lại tìm chốn đoạn trường dấn thân vào. Nên nàng hai phen trả nợ yên hoa, phải trải qua một khổ nạn trong cảnh tôi đòi. Lại phải làm bạn với ma vương hổ lang trong cảnh đao binh, làm mồi cho cá rồng trong sóng nước. Kiếp này của Thúy Kiều sắp tiêu ma.
Lại nói: Nghiệp của Thúy Kiều có thể tiêu, duyên mới đã kết. Sự cùng Kiều có tình với nhau, có thể đợi nàng lúc tiêu kiếp ở sông Tiền Đường. Đặt một bè mía độ nàng, đó cũng là một cách làm phước vậy.
B. Đoạn của Nguyễn Du:
Giác Duyên được trình bày như một bậc chân tu, nhưng giả thử ta đổi ngôn từ để trình bày ta sẽ gặp một hạng nào? Sư hổ mang thì quá đáng, nhưng bà chính là hạng khiếp nhược, hạng đại cầu an, nặng tham sân si, hạng sư đầy dẫy dưới thời Pháp thuộc mới đây. Và đó chính là lý do mà đạo Phật được chấn hưng, từ Bắc vào Nam phát sinh những tổ chức nghiên cứu phát triển Phật giáo (như Hội Phật giáo ở Huế của bác sĩ L.D.T. chẳng hạn) để tự phân biệt và đẩy lui lần những hạng thầy tụng Giác Duyên.
Còn bà Tam Hợp Đạo cô?
Một số người (trong đó có Vũ Hạnh) cho là chữ Tam Hợp Đạo cô là biểu hiệu của sự hoà hợp Tam giáo Nho, Phật, Lão. Nhận xét này có lẽ không xa sự thật mấy, khi ta biết là trong truyện Kiều, những tên riêng không chỉ có tính cách riêng, mà là biểu hiệu, bao hàm ý nghĩa nội dung. (Như Hoạn: làm quan; Chiêu Ẩn am: am mời vào lánh nạn: Thúc Sinh: kẻ bó tay; Giác Duyên; Bạc Hà…). Nhưng trong Truyện Kiều khó tìm thấy tư tưởng Lão rõ ràng như trong nhiều tác phẩm đồng thời. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Đạo cô bao giờ cũng có vẻ là lạ, lời nói tiên tri của bà xác đáng, khiến na có cảm tưởng bà vượt lên trên cõi đời ô trọc, ở một nơi nào cao và mắt nhìn thấu mười phương, thu thập hết tinh hoa đạo lý trần gian. Nói khác đi, bà là hạng thoát ra ngoài cái quan niệm và cái thành kiến thế tục, và nhận định cùng bình phẩm của bà phải là mẫu mực, hay ít nhất cũng khiến cho con người ngẫm nghĩ. Vì thế, khi nghe Giác Duyên bày tỏ và thắc mắc về đời Thúy Kiều, bà đã có những lời, căn cứ trên đạo trời và đạo Phật, phán đoán về chữ tình là cõi nguồn ở lòng người và là căn do của mọi diễn tiến tai hại cho suốt đời nàng.
Tuy không thể nào dừng sự thích thú đưa so sánh hai đoạn văn:
A. Đoạn nguyên truyện Thanh Tâm Tài Nhân.
1. Bà Tam Hợp đối Giác Duyên nói: Phước do đức tu hành, khổ do tình ái. Thúy Kiều vì tình ái mà trầm luân trong khổ cảnh. Nhà vàng không ở được lâu, lại tìm chốn đoạn trường dấn thân vào. Nên nàng hai phen trả nợ yên hoa, phải trải qua một khổ nạn trong cảnh tôi đòi. Lại phải làm bạn với ma vương hổ lang trong cảnh đao binh, làm mồi cho cá rồng trong sóng nước. Kiếp này của Thúy Kiều sắp tiêu ma.
Lại nói: Nghiệp của Thúy Kiều có thể tiêu, duyên mới đã kết. Sự cùng Kiều có tình với nhau, có thể đợi nàng lúc tiêu kiếp ở sông Tiền Đường. Đặt một bè mía độ nàng, đó cũng là một cách làm phước vậy.
B. Đoạn của Nguyễn Du:
Sư rằng phúc, hoạ đạo trời,
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng có ta,
Tu là cõi phúc, tình là dây oan.
Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành!
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong,
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.
Ma dẫn lối, quỷ đưa đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
Hết nạn ấy đến nạn kia,
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.
Trong vòng dáo dựng gươm trần,
Kề răng hùm sói, gửi thân tôi đòi.
Giữa dòng nước chảy sóng dồi,
Trước hàm rồng cá gieo mồi thủy tinh,
Oan kia theo mãi với tình,
Một mình mình biết một mình mình hay.
Làm cho sống đọa thác đày,
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi.
Giác Duyên nghe nói rụng rời,
Một đời nàng hỡi! Thương ôi còn gì!
Sư rằng “Song chẳng hề chi,
Nghiệp, duyên, cân lại nhắc đi còn nhiều.
Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,
Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm.
Lấy tình thâm trả tình thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời.
Hại một người cứu muôn người,
Biết đường kính trọng, biết lời phải chăng.
Thửa công đức ấy ai bằng?
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi.
Khi nên, trời cũng chiều người,
Nhẹ nhàng nợ trước, đến bồi duyên sau.
Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau,
Tiền Đường thả một bè lau rước người.
Trước sau cho vẹn một lời,
Duyên ta mà cũng phúc trời chi không!”.
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng có ta,
Tu là cõi phúc, tình là dây oan.
Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành!
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong,
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.
Ma dẫn lối, quỷ đưa đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
Hết nạn ấy đến nạn kia,
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.
Trong vòng dáo dựng gươm trần,
Kề răng hùm sói, gửi thân tôi đòi.
Giữa dòng nước chảy sóng dồi,
Trước hàm rồng cá gieo mồi thủy tinh,
Oan kia theo mãi với tình,
Một mình mình biết một mình mình hay.
Làm cho sống đọa thác đày,
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi.
Giác Duyên nghe nói rụng rời,
Một đời nàng hỡi! Thương ôi còn gì!
Sư rằng “Song chẳng hề chi,
Nghiệp, duyên, cân lại nhắc đi còn nhiều.
Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,
Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm.
Lấy tình thâm trả tình thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời.
Hại một người cứu muôn người,
Biết đường kính trọng, biết lời phải chăng.
Thửa công đức ấy ai bằng?
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi.
Khi nên, trời cũng chiều người,
Nhẹ nhàng nợ trước, đến bồi duyên sau.
Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau,
Tiền Đường thả một bè lau rước người.
Trước sau cho vẹn một lời,
Duyên ta mà cũng phúc trời chi không!”.
Nếu so sánh với đoạn nguyên truyện thì đoạn của Nguyễn Du nhiều hơn hẳn một tiểu
đoạn, bình luận công của Thuý Kiều mà nguyên truyện không có - Xét toàn bộ đoạn
văn, phần nguyên tác thật khô khan, vắn tắt tuy khá đầy đủ. Phần của Nguyễn Du
thật lưu lợi, khinh khoái, văn chương linh động lạ lùng gần như không cần biết
gì đến nguyên tắc. Nhưng chính ở chỗ tài tình đó, Nguyễn Du đã bắt Đạo cô nói
những điều mà có lẽ nguyên tác giả đã tránh. Và tránh nhất là hai điểm: tà dâm
và cứu muôn người.
Làm thân con gái, nửa đêm về nhà trai tuy chưa chăn gối (gọi là tình ái) và hết lòng cưỡng lại sự đòi hỏi người yêu mới lần thứ nhất, như thế đã dủ để nói là tránh được tà dâm? Làm người đàn bà, mười lăm năm luân lạc trên cảnh giang hồ, hết nhà thổ này, sang nhà thổ nọ, gặp ai lấy nấy, lấy cả chồng người (Thúc Sinh), như thế mà bảo không mắc điều tà dâm thì bảo nó là cái gì? Chúng ta có thể không kể tới những điều đó và cho là vì hoàn cảnh gây nên. Nhưng hạ một câu khen “khỏi điều tà dâm” thì e khiên cưỡng quá. Lại là bậc siêu nhân mà báo hại Từ Hải là “Hại một người, cứu muôn người, Biết điều khinh trọng…” thì e cũng hấp tấp. Đành là chúng ta có thể không đồng ý với cái triều đình của Từ Hải lập nên vì nó cũng tàn nhẫn không kém gì triều đình nhà Minh, nhưng bao giờ dưới các thời quân quyền độc tài áp chế, những lực lượng chống đối cũng đều rất cần để làm cho vua chúa giật mình. Nếu họ thua, chế độ mới có thể khá hơn nhưng lịch sử thường cho thấy. Nếu họ thắng, họ có thể độc ác hơn, tàn bạo hơn (để dẫn nhanh đến sụp đổ) hoặc họ phải thay đổi pháp luật và quan lại, những phép cai trị, giáo dục, kinh tế. Nguyễn Du là người đã từng chứng kiến nhiều chế độ và sự đối kháng chắc ông phải rõ hơn chúng ta điều ấy. Vậy mà ông nỡ mượn lời Đạo cô, đoán như thế thì thật nặng nề. Thái bình là cần. Nhưng thái bình trong lầm than áp chế thì thà chiến tranh. Giết một người gây chiến đối kháng với chế độ hà khắc mà cho là có công, tức là chia sẻ với chế độ ấy những tội lỗi của nó.
Trong trường hợp ấy, rõ ràng nguyên tác giả lại có lý hơn Nguyễn Du. Bà chỉ cho Từ Hải là thế này thế nọ, nhưng không phê phán, “cân lại nhắc đi” tội hay công giết chồng và hậu quả của hành động vô tình ấy của Thúy Kiều. Bà chỉ đứng về phương diện tiêu cực, cho rằng nàng đã khổ quá ở kiếp này, thế là nghiệp đã dứt… chẳng có gì cao cả, nhưng lại dễ nghe hơn…
Làm thân con gái, nửa đêm về nhà trai tuy chưa chăn gối (gọi là tình ái) và hết lòng cưỡng lại sự đòi hỏi người yêu mới lần thứ nhất, như thế đã dủ để nói là tránh được tà dâm? Làm người đàn bà, mười lăm năm luân lạc trên cảnh giang hồ, hết nhà thổ này, sang nhà thổ nọ, gặp ai lấy nấy, lấy cả chồng người (Thúc Sinh), như thế mà bảo không mắc điều tà dâm thì bảo nó là cái gì? Chúng ta có thể không kể tới những điều đó và cho là vì hoàn cảnh gây nên. Nhưng hạ một câu khen “khỏi điều tà dâm” thì e khiên cưỡng quá. Lại là bậc siêu nhân mà báo hại Từ Hải là “Hại một người, cứu muôn người, Biết điều khinh trọng…” thì e cũng hấp tấp. Đành là chúng ta có thể không đồng ý với cái triều đình của Từ Hải lập nên vì nó cũng tàn nhẫn không kém gì triều đình nhà Minh, nhưng bao giờ dưới các thời quân quyền độc tài áp chế, những lực lượng chống đối cũng đều rất cần để làm cho vua chúa giật mình. Nếu họ thua, chế độ mới có thể khá hơn nhưng lịch sử thường cho thấy. Nếu họ thắng, họ có thể độc ác hơn, tàn bạo hơn (để dẫn nhanh đến sụp đổ) hoặc họ phải thay đổi pháp luật và quan lại, những phép cai trị, giáo dục, kinh tế. Nguyễn Du là người đã từng chứng kiến nhiều chế độ và sự đối kháng chắc ông phải rõ hơn chúng ta điều ấy. Vậy mà ông nỡ mượn lời Đạo cô, đoán như thế thì thật nặng nề. Thái bình là cần. Nhưng thái bình trong lầm than áp chế thì thà chiến tranh. Giết một người gây chiến đối kháng với chế độ hà khắc mà cho là có công, tức là chia sẻ với chế độ ấy những tội lỗi của nó.
Trong trường hợp ấy, rõ ràng nguyên tác giả lại có lý hơn Nguyễn Du. Bà chỉ cho Từ Hải là thế này thế nọ, nhưng không phê phán, “cân lại nhắc đi” tội hay công giết chồng và hậu quả của hành động vô tình ấy của Thúy Kiều. Bà chỉ đứng về phương diện tiêu cực, cho rằng nàng đã khổ quá ở kiếp này, thế là nghiệp đã dứt… chẳng có gì cao cả, nhưng lại dễ nghe hơn…
Tóm lại, triết lý trong Truyện Kiều không phải không có nhiều đoạn thành công.
Nhưng khi tác giả muốn mượn triết lý để cụ thể hoá những ý niệm siêu phàm, mà vốn
không thể có được thì ông lập tức dẫn tới chỗ phi lý, tạo ra những tâm sự, những
hành vi huyền hoặc, không hoà hợp với không khí chung vốn rất thành công về
phân tích tâm lý, cũng như diễn tiến của truyện, căn cứ trên thực tế, một thực
tế nhìn bằng nhãn quan khoa học và tiến bộ.
Và viết bài này, có lẽ tôi không chỉ vì tác phẩm của người xưa. Tôi còn muốn nói với người của thời chúng ta: Triết lý là cần. Triết lý bao hàm mọi khoa học nhân văn và tự nhiên… Triết lý có thể dẫn người ta khám phá nhiều huyền bí vũ trụ như cõi lòng.
Nhưng triết lý cũng chính là cuộc đời.
Như thế thì dù là triết lý Phật, Nho, Thiên chúa, Mác, Hiện sinh hay gì đi nữa, vấn đề không phải xây dựng nhân vật cho đúng kích thước của triết lý mà chính là thấm nhuần triết lý rồi nhân vật sẽ tự bày ra kích thước của nó. Và chính ở đó mà giá trị của triết lý trở nên cao cả. Còn nếu không thì cũng tạo ra những Đạm Tiên, Giác Duyên và Tam Hợp Đạo cô, những kẻ cứ Thúy Kiều mà lại chính là giết truyện Kiều.
Nhiều người chẳng đã bảo: “Truyện Kiều nên cắt đứt ngay khi nàng nhảy xuống sông Tiền Đường” hay sao?
Như thế, chẳng phải họ đương nhiên phủ nhận những vai trò Đạm Tiên, Giác Duyên, Tam Hợp Đạo cô và trả Truyện Kiều lại cho CHÂN, THIỆN, MỸ?
Chú thích:
Và viết bài này, có lẽ tôi không chỉ vì tác phẩm của người xưa. Tôi còn muốn nói với người của thời chúng ta: Triết lý là cần. Triết lý bao hàm mọi khoa học nhân văn và tự nhiên… Triết lý có thể dẫn người ta khám phá nhiều huyền bí vũ trụ như cõi lòng.
Nhưng triết lý cũng chính là cuộc đời.
Như thế thì dù là triết lý Phật, Nho, Thiên chúa, Mác, Hiện sinh hay gì đi nữa, vấn đề không phải xây dựng nhân vật cho đúng kích thước của triết lý mà chính là thấm nhuần triết lý rồi nhân vật sẽ tự bày ra kích thước của nó. Và chính ở đó mà giá trị của triết lý trở nên cao cả. Còn nếu không thì cũng tạo ra những Đạm Tiên, Giác Duyên và Tam Hợp Đạo cô, những kẻ cứ Thúy Kiều mà lại chính là giết truyện Kiều.
Nhiều người chẳng đã bảo: “Truyện Kiều nên cắt đứt ngay khi nàng nhảy xuống sông Tiền Đường” hay sao?
Như thế, chẳng phải họ đương nhiên phủ nhận những vai trò Đạm Tiên, Giác Duyên, Tam Hợp Đạo cô và trả Truyện Kiều lại cho CHÂN, THIỆN, MỸ?
Chú thích:
[1] Em thi sĩ Khương Hữu Dụng. Ông Tài hình như về sau bị giết
(Nhật hay Việt Minh?) chôn ở Quảng Ngãi.
[2] Ông gọi Thanh Tâm Tài Nhân (trang 4, Kim Vân Kiều, bản dịch chữ hán của Lý Văn Hùng, không để nhà xuất bản). Thanh Tâm Tài Nhân nhiều bản gọi là tên tác giả.
[3] Tôi cũng còn một bản Kiều, mất bìa, có ghi nhiều đoạn trích trong nguyên truyện.
[4] Lẽ thông cảm giữa trời và người.
[5] Lý Văn Hùng: Những y bát tích trượng của tăng gia mới gọi là pháp bửu, còn đồ nhạc cụ thì gọi là pháp khí (như chuông, khánh trong Truyện Kiều).
[6] Khi gặp Tam Hợp Đạo cô, bà khen Thúy Kiều: Người sao hiếu nghĩa đủ đường.
[2] Ông gọi Thanh Tâm Tài Nhân (trang 4, Kim Vân Kiều, bản dịch chữ hán của Lý Văn Hùng, không để nhà xuất bản). Thanh Tâm Tài Nhân nhiều bản gọi là tên tác giả.
[3] Tôi cũng còn một bản Kiều, mất bìa, có ghi nhiều đoạn trích trong nguyên truyện.
[4] Lẽ thông cảm giữa trời và người.
[5] Lý Văn Hùng: Những y bát tích trượng của tăng gia mới gọi là pháp bửu, còn đồ nhạc cụ thì gọi là pháp khí (như chuông, khánh trong Truyện Kiều).
[6] Khi gặp Tam Hợp Đạo cô, bà khen Thúy Kiều: Người sao hiếu nghĩa đủ đường.
Quách Tấn
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Những ai đã biết đến Đoạn trường tân thanh, đã biết đến Nguyễn Du, thì không mấy ai không thuộc câu:
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Những ai đã biết đến Đoạn trường tân thanh, đã biết đến Nguyễn Du, thì không mấy ai không thuộc câu:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Nghĩa là:
Ba trăm năm nữa trên trần thế
Ai biết là ai khóc Tố Như.
Ai biết là ai khóc Tố Như.
Hai câu này, phần nhiều các nhà viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều đều
bảo rằng là lời khẩu chiếm của Tố Như tiên sinh lúc sắp mất. Mãi đến năm 1943,
học giả Đào Duy Anh mới cải chính.
Đó là câu kết của bài “Độc Tiểu Thanh ký” của Tố Như. Và toàn thiên rằng:
Đó là câu kết của bài “Độc Tiểu Thanh ký” của Tố Như. Và toàn thiên rằng:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lạy phần dư!
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lạy phần dư!
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Bài thơ tuyệt diệu. Nhưng có rõ sự tích mới nhận thức trọn cái hay.
Tiểu Thanh là ai? Là một giai nhân có tài, có sắc, sống vào khoảng đầu nhà Minh. Nàng họ Phùng, lấy lẽ một người tên Phùng. Kiên tên chồng. Nàng tự hiệu là Tiểu Thanh. Vợ cả ghen bắt nàng lên ở trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Không bao lâu, nàng buồn mà chết. Mồ chôn dưới chân núi Cô Sơn, trên bờ Tây Hồ. Khi chết nàng mới mười tám tuổi.
Bình sinh nàng có tập thơ ký thác tâm sự. Nàng chết rồi, người vợ cả lấy đem đốt cho tuyệt tích. Nhưng may còn sót lại được một ít, người đương thời sưu tập thành sách gọi là Phần dư cảo(Cảo thơ đốt còn sót lại).
Nhân đọc bài ký về Tiểu Thanh, Nguyễn Du xúc cảm làm thơ ai điếu. Đại ý nói rằng:
Tiểu Thanh là ai? Là một giai nhân có tài, có sắc, sống vào khoảng đầu nhà Minh. Nàng họ Phùng, lấy lẽ một người tên Phùng. Kiên tên chồng. Nàng tự hiệu là Tiểu Thanh. Vợ cả ghen bắt nàng lên ở trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Không bao lâu, nàng buồn mà chết. Mồ chôn dưới chân núi Cô Sơn, trên bờ Tây Hồ. Khi chết nàng mới mười tám tuổi.
Bình sinh nàng có tập thơ ký thác tâm sự. Nàng chết rồi, người vợ cả lấy đem đốt cho tuyệt tích. Nhưng may còn sót lại được một ít, người đương thời sưu tập thành sách gọi là Phần dư cảo(Cảo thơ đốt còn sót lại).
Nhân đọc bài ký về Tiểu Thanh, Nguyễn Du xúc cảm làm thơ ai điếu. Đại ý nói rằng:
“Vườn hoa bên Tây Hồ đã hoá thành gò cả rồi.
Điếu nàng chỉ hướng vào trang sách đọc trước cửa sổ.
Son phấn có thần chắc phải thương xót vì những việc xảy ra sau lúc chết.
Văn chương không mệnh nên bị lụy về nạn đốt dở.
Những mối hận xưa nay khó hỏi trời được,
Ta tự coi như người đồng hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong lưu.
Nhưng không biết sau ba trăm năm lẻ nữa,
Trên trần thế ai là người sẽ khóc Tố Như”.
Điếu nàng chỉ hướng vào trang sách đọc trước cửa sổ.
Son phấn có thần chắc phải thương xót vì những việc xảy ra sau lúc chết.
Văn chương không mệnh nên bị lụy về nạn đốt dở.
Những mối hận xưa nay khó hỏi trời được,
Ta tự coi như người đồng hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong lưu.
Nhưng không biết sau ba trăm năm lẻ nữa,
Trên trần thế ai là người sẽ khóc Tố Như”.
Nguyễn Du điếu Tiểu Thanh, cũng như Thuý Kiều khóc Đạm Tiên: Thương người nhưng
thật ra là tự thương mình vậy.
Bài thơ hàm súc, diễn ra thơ quốc âm không thể lột hết ý nghĩa. Xin tạm phỏng dịch:
Bài thơ hàm súc, diễn ra thơ quốc âm không thể lột hết ý nghĩa. Xin tạm phỏng dịch:
Hồ Tây hoa kiểng: giải gò hoang,
Cửa hé trang thơ chạnh điếu nàng.
Hận luống vương thêm hồn phấn dại,
Tro chưa tàn hết lụy văn chương.
Thanh thương khó hỏi oan chồng chất,
Phong nhã đành chung nợ vấn vương.
Rồi Tố Như, sau ba kỷ nửa,
Trần gian ai kẻ sụt sùi thương?
Cửa hé trang thơ chạnh điếu nàng.
Hận luống vương thêm hồn phấn dại,
Tro chưa tàn hết lụy văn chương.
Thanh thương khó hỏi oan chồng chất,
Phong nhã đành chung nợ vấn vương.
Rồi Tố Như, sau ba kỷ nửa,
Trần gian ai kẻ sụt sùi thương?
Đọc bài nguyên tác, có người thấy chuyển kết không niêm với những câu trên nên
ngờ rằng có sự chắp nối của người đời sau. Không nên ngờ. Bởi người xưa, nhất
là các đại gia văn chương, không câu chấp niêm luật. Huống nữa với câu “bất
tri…”, bài thơ được kết thúc một cách chặt chẽ, mà tứ thơ lại lai láng vô
cùng.
Có người lại hỏi: Tại sao tác giả nói “tam bách dư niên” mà không nói “nhất bách hoặc nhị bách”? Theo các nhà khảo cổ thì từ ngày Tiểu Thanh mất đến ngày Nguyễn Du làm thơ điếu nàng, tính trên ba trăm năm. Nguyễn Du và Tiểu Thanh là người đồng hội. Tiểu Thanh mất rồi, ba trăm năm sau, có Nguyễn Du khóc. Sau ba trăm năm Nguyễn Du chết, biết ai là người khóc Nguyễn Du?
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du còn truyền lại được nhiều. Nhưng từ khi cựu học cáo chung, thì bị chôn vùi trong tàng cổ viện như muôn ngàn giai phẩm khác bằng Hán văn. Thỉnh thoảng sách báo trích đăng năm ba bài không đủ làm cho nhiều người chú ý. Có lắm bài được truyền tụng trong dân chúng. Nhưng vì truyền miệng nên không tránh khỏi sai lạc hoặc ít hoặc nhiều. Có khi lầm lẫn cả tên tác giả. Như bài “Điệp tử thư trung” sau đây là một.
Có người lại hỏi: Tại sao tác giả nói “tam bách dư niên” mà không nói “nhất bách hoặc nhị bách”? Theo các nhà khảo cổ thì từ ngày Tiểu Thanh mất đến ngày Nguyễn Du làm thơ điếu nàng, tính trên ba trăm năm. Nguyễn Du và Tiểu Thanh là người đồng hội. Tiểu Thanh mất rồi, ba trăm năm sau, có Nguyễn Du khóc. Sau ba trăm năm Nguyễn Du chết, biết ai là người khóc Nguyễn Du?
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du còn truyền lại được nhiều. Nhưng từ khi cựu học cáo chung, thì bị chôn vùi trong tàng cổ viện như muôn ngàn giai phẩm khác bằng Hán văn. Thỉnh thoảng sách báo trích đăng năm ba bài không đủ làm cho nhiều người chú ý. Có lắm bài được truyền tụng trong dân chúng. Nhưng vì truyền miệng nên không tránh khỏi sai lạc hoặc ít hoặc nhiều. Có khi lầm lẫn cả tên tác giả. Như bài “Điệp tử thư trung” sau đây là một.
Điệp tử thư trung
Vân song tằng kỷ nhiễm thư hương,
Tạ khước phong lưu vị thị cuồng.
Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch [1]
Tân hồn vô lệ khốc văn chương.
Đố ngư di tỉnh phiền ba mộng,
Huỳnh hỏa nan khói cẩm tú trường.
Văn đạo đã ưng cam nhất tử,
Dâm thư do thắng vị hoa vương [2].
Vân song tằng kỷ nhiễm thư hương,
Tạ khước phong lưu vị thị cuồng.
Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch [1]
Tân hồn vô lệ khốc văn chương.
Đố ngư di tỉnh phiền ba mộng,
Huỳnh hỏa nan khói cẩm tú trường.
Văn đạo đã ưng cam nhất tử,
Dâm thư do thắng vị hoa vương [2].
Phỏng dịch:
Song vân từng thấm vị thư hương.
Bỏ thú phong lưu há phải cuồng.
Mệnh bạc còn duyên vương sách sử,
Hồn tàn không lệ khóc văn chương.
Khó mong lửa đóm thiêu lòng gấm,
Dễ khiến thân sâu tỉnh mộng vàng.
Đạo lý sớm nghe chiều chết hả,
Hoa đâu bằng chữ dám cưu mang.
Bỏ thú phong lưu há phải cuồng.
Mệnh bạc còn duyên vương sách sử,
Hồn tàn không lệ khóc văn chương.
Khó mong lửa đóm thiêu lòng gấm,
Dễ khiến thân sâu tỉnh mộng vàng.
Đạo lý sớm nghe chiều chết hả,
Hoa đâu bằng chữ dám cưu mang.
Thời tiền chiến, cụ Nguyễn Dật, một túc nho thôn Phú Phong, quận Bình Khê, tỉnh
Bình Định, đọc bài “Điệp tử thư trung” cho tôi nghe, và bảo rằng đó là của một
người Tàu ở Quy Nhơn. Cụ nói rằng: “Người Tàu ấy có nhiều sách quý. Cụ Nghè Vân
Sơn Nguyễn Trọng Trí [3] cùng các bạn thường đến tiệm mượn xem. Một hôm chủ nhân
phơi sách nơi sân. Tình cờ gió lật một quyển, để lộ một con bươm bướm đã chết
khô. Cụ nghè liền thách làm thơ. Người Tàu làm xong trước. Đọc lên, cử toạ đều
thất kinh gác bút. Bài thơ quá hay, nên không mấy chốc mà truyền xa”.
Thời kháng chiến chống Pháp, nhân ra Huế, tôi đọc bài thơ và kể câu chuyện lại cho cụ Vân Bình Tôn Thất Lương nghe. Cụ bảo: “Tôi nhớ chừng đã có đọc trong một tập sách nào đây một câu chuyện nói về bài “Thư trung tử hồ điệp”. Đại khái rằng có một thi nhân cho in một tập thơ, trang đầu chép bài “Thư trung tử hồ điệp”. Một vị quan lớn xem thấy quở rằng: “Không có sĩ hạnh nên đề cao giá trị của giống tiểu nhân. Văn chương phải dùng tải đạo thì văn chương mới khỏi giảm giá, người làm văn mới nêu cao được phẩm cách”. Lời của vị quan kia là lời của một người hủ nho. Thi nhân không thèm đáp, chỉ mỉm cười cáo lui. Tập sách ấy không trích lục bài thơ. Tôi nghi là bài này. Người Tàu Quy Nhơn đã lấy lầm của mình cũng không biết chừng”.
Còn một bài nữa cũng rất được truyền tụng. Đó là bài:
Thời kháng chiến chống Pháp, nhân ra Huế, tôi đọc bài thơ và kể câu chuyện lại cho cụ Vân Bình Tôn Thất Lương nghe. Cụ bảo: “Tôi nhớ chừng đã có đọc trong một tập sách nào đây một câu chuyện nói về bài “Thư trung tử hồ điệp”. Đại khái rằng có một thi nhân cho in một tập thơ, trang đầu chép bài “Thư trung tử hồ điệp”. Một vị quan lớn xem thấy quở rằng: “Không có sĩ hạnh nên đề cao giá trị của giống tiểu nhân. Văn chương phải dùng tải đạo thì văn chương mới khỏi giảm giá, người làm văn mới nêu cao được phẩm cách”. Lời của vị quan kia là lời của một người hủ nho. Thi nhân không thèm đáp, chỉ mỉm cười cáo lui. Tập sách ấy không trích lục bài thơ. Tôi nghi là bài này. Người Tàu Quy Nhơn đã lấy lầm của mình cũng không biết chừng”.
Còn một bài nữa cũng rất được truyền tụng. Đó là bài:
Vọng phu thạch
Thạch da? Nhân da? Bỉ hà nhân?
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân.
Vạn kiếp điểu vô vân vũ mộng,
Nhất trình lưu đác cổ kim thân.
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,
Đài triện trường minh nhất đoạn văn.
Tứ vọng liên sơn diếu vô tế,
Độc giao nhi nữ thiện di luân.
Thạch da? Nhân da? Bỉ hà nhân?
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân.
Vạn kiếp điểu vô vân vũ mộng,
Nhất trình lưu đác cổ kim thân.
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,
Đài triện trường minh nhất đoạn văn.
Tứ vọng liên sơn diếu vô tế,
Độc giao nhi nữ thiện di luân.
Tạm dịch:
Đá hay người? Ấy ai người ấy?
Đầu non cao trải mấy nghìn xuân.
Giấc không bén, mộng Vu Thần,
Tấm thân kim cổ trong ngần gương trinh.
Mưa ba thu lệ tình lai láng,
Ngàn rêu in một áng sầu văn.
Non xanh vướng mắt, xa gần,
Gánh luân thường để riêng phần thuyền quyên!
Đầu non cao trải mấy nghìn xuân.
Giấc không bén, mộng Vu Thần,
Tấm thân kim cổ trong ngần gương trinh.
Mưa ba thu lệ tình lai láng,
Ngàn rêu in một áng sầu văn.
Non xanh vướng mắt, xa gần,
Gánh luân thường để riêng phần thuyền quyên!
Ở Bình Định, trên hòn núi Bà thuộc quận Phù Cát có Đá Vọng Phu. Khách phong tao
thường đến tưởng vịnh. Bài thượng dẫn tương truyền là của một “ông Đồ Nghệ”.
Gần đây ông bạn Thi Vũ ở Pháp gởi về tặng tôi ba tập thi Hán văn của Tố Như mà bạn chép được: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Những bài “Độc Tiểu Thanh ký”, “Hồ điệp tử thư trung”, “Vọng phu thạch” thấy chép trong Thanh Hiên thi tập.
Tôi tự nghĩ: Nếu không có Đào Duy Anh, thì chắc ít người biết rõ câu “Tam bách dư niên hậu…” ở trong bài “Độc Tiểu Thanh ký”. Và đến như cụ Nguyễn Trọng Trí, cụ Nguyễn Dật và cụ Tôn Thất Lương là những bậc túc nho tiền bối đọc nhiều sách, thuộc nhiều thơ xưa Việt Nam cũng như Trung Quốc, mà còn đọc không hết được thơ Tố Như, huống hồ phần đông kẻ hậu sinh chỉ có sách Việt văn và sách Âu Mỹ để đọc.
Tôi mong gặp được thiện duyên để công bố cả ba tập thơ Tố Như hầu giúp người háo cổ. Nay để mua vui cùng bạn đọc chưa được biết mà lòng muốn biết, tôi xin nói qua ba tập ấy, và trích dịch một ít bài làm duyên.
Thanh Hiên thi tập gồm những bài làm từ lúc tác giả còn lận đận phong trần cho đến lúc ra làm quan cùng nhà Nguyễn, ở Bắc Hà (…? - 1804).
Nam Trung tạp ngâm gồm những bài làm trong khoảng tác giả được triệu vào làm quan ở Kinh đô Huế rồi ra làm quan ở Quảng Bình (1805 - 1812).
Bắc hành tạp lục gồm những bài làm trong lúc tác giả đi sứ sang Trung Quốc (1813).
Toàn bộ gồm bao nhiêu bài không biết. Những tập thơ của bạn Thi Vũ gởi cho tôi gồm tất cả 249 bài, toàn thơ thất ngôn và ngũ ngôn, bát cú có, tứ tuyệt có, trường thiên có. Trong số này có 78 bài ở Thanh Hiên, 40 bài ở Nam Trung và 131 bài ở Bắc hành.
Thơ gồm đủ các loại: tả tình, tả cảnh, vịnh cổ, ký sự… Bài nào cũng mang tâm sự của tác giả, cũng biểu lộ thái độ của tác giả đối với hoàn cảnh xã hội đương thời.
Xưa nay nói về Nguyễn Du, phần đông chỉ dựa vào tập Đoạn trường tân thanh và bài văn Chiêu hồn. Hai bản Việt văn tuyệt tác này phản ảnh phần nào tâm hồn của tác giả mà thôi. Đọc ba tập thơ chữ Hán chúng ta mới thấy được chân tướng của Tiên Điền.
Các tác phẩm chữ Hán cho chúng ta thấy cuộc đời của Nguyễn Du rất khổ. Chẳng những khổ về mặt tinh thần, mà về phần vật chất cũng không chút sướng. Mặc dù cả nhà, từ ông cha cho đến anh em đều làm quan to, gia đình tiên sinh rất nghèo. Nghèo vì Nguyễn Du mồ côi sớm, lại con vợ lẽ, không hưởng được gì nhiều. Kế đến khi lớn lên gặp cảnh loạn lạc, tiên sinh phải chạy, nay đây mai đó, nghèo túng, đau ốm ngót mười năm trời. Sau ra làm quan cùng nhà Nguyễn, lương ít con đông. Tình cảnh thật là chua xót. Hoàn cảnh khổ, tâm sự khổ, nên thơ của tiên sinh bài nào cũng chứa chan nỗi buồn, “nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”.
Đây xin trích đôi bài làm chứng:
Gần đây ông bạn Thi Vũ ở Pháp gởi về tặng tôi ba tập thi Hán văn của Tố Như mà bạn chép được: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Những bài “Độc Tiểu Thanh ký”, “Hồ điệp tử thư trung”, “Vọng phu thạch” thấy chép trong Thanh Hiên thi tập.
Tôi tự nghĩ: Nếu không có Đào Duy Anh, thì chắc ít người biết rõ câu “Tam bách dư niên hậu…” ở trong bài “Độc Tiểu Thanh ký”. Và đến như cụ Nguyễn Trọng Trí, cụ Nguyễn Dật và cụ Tôn Thất Lương là những bậc túc nho tiền bối đọc nhiều sách, thuộc nhiều thơ xưa Việt Nam cũng như Trung Quốc, mà còn đọc không hết được thơ Tố Như, huống hồ phần đông kẻ hậu sinh chỉ có sách Việt văn và sách Âu Mỹ để đọc.
Tôi mong gặp được thiện duyên để công bố cả ba tập thơ Tố Như hầu giúp người háo cổ. Nay để mua vui cùng bạn đọc chưa được biết mà lòng muốn biết, tôi xin nói qua ba tập ấy, và trích dịch một ít bài làm duyên.
Thanh Hiên thi tập gồm những bài làm từ lúc tác giả còn lận đận phong trần cho đến lúc ra làm quan cùng nhà Nguyễn, ở Bắc Hà (…? - 1804).
Nam Trung tạp ngâm gồm những bài làm trong khoảng tác giả được triệu vào làm quan ở Kinh đô Huế rồi ra làm quan ở Quảng Bình (1805 - 1812).
Bắc hành tạp lục gồm những bài làm trong lúc tác giả đi sứ sang Trung Quốc (1813).
Toàn bộ gồm bao nhiêu bài không biết. Những tập thơ của bạn Thi Vũ gởi cho tôi gồm tất cả 249 bài, toàn thơ thất ngôn và ngũ ngôn, bát cú có, tứ tuyệt có, trường thiên có. Trong số này có 78 bài ở Thanh Hiên, 40 bài ở Nam Trung và 131 bài ở Bắc hành.
Thơ gồm đủ các loại: tả tình, tả cảnh, vịnh cổ, ký sự… Bài nào cũng mang tâm sự của tác giả, cũng biểu lộ thái độ của tác giả đối với hoàn cảnh xã hội đương thời.
Xưa nay nói về Nguyễn Du, phần đông chỉ dựa vào tập Đoạn trường tân thanh và bài văn Chiêu hồn. Hai bản Việt văn tuyệt tác này phản ảnh phần nào tâm hồn của tác giả mà thôi. Đọc ba tập thơ chữ Hán chúng ta mới thấy được chân tướng của Tiên Điền.
Các tác phẩm chữ Hán cho chúng ta thấy cuộc đời của Nguyễn Du rất khổ. Chẳng những khổ về mặt tinh thần, mà về phần vật chất cũng không chút sướng. Mặc dù cả nhà, từ ông cha cho đến anh em đều làm quan to, gia đình tiên sinh rất nghèo. Nghèo vì Nguyễn Du mồ côi sớm, lại con vợ lẽ, không hưởng được gì nhiều. Kế đến khi lớn lên gặp cảnh loạn lạc, tiên sinh phải chạy, nay đây mai đó, nghèo túng, đau ốm ngót mười năm trời. Sau ra làm quan cùng nhà Nguyễn, lương ít con đông. Tình cảnh thật là chua xót. Hoàn cảnh khổ, tâm sự khổ, nên thơ của tiên sinh bài nào cũng chứa chan nỗi buồn, “nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”.
Đây xin trích đôi bài làm chứng:
U cư
I.
Đào hoa đào diệp lạc phân phân
Môn yểm tà phi nhất viện bần
Trú cửu đốn vong thân thị khách,
Niên thâm cách giác lão tùy thân.
Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục,
Loạn thế toàn sinh cửa ủy nhân.
Lưu lạc bạch đầu thành để sự
Tây phong xuy đảo tiểu ô cân.
II.
Thập tải phong trần khứ quốc xa
Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia.
Trường đồ nhật mộ tân du thiểu,
Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa.
Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch,
Hoang trì thủy hạc xuất hà ma.
Hành nhân mạc tụng “đăng lâu phú”
Cường bán xuân quang tại hải nha.
I.
Đào hoa đào diệp lạc phân phân
Môn yểm tà phi nhất viện bần
Trú cửu đốn vong thân thị khách,
Niên thâm cách giác lão tùy thân.
Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục,
Loạn thế toàn sinh cửa ủy nhân.
Lưu lạc bạch đầu thành để sự
Tây phong xuy đảo tiểu ô cân.
II.
Thập tải phong trần khứ quốc xa
Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia.
Trường đồ nhật mộ tân du thiểu,
Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa.
Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch,
Hoang trì thủy hạc xuất hà ma.
Hành nhân mạc tụng “đăng lâu phú”
Cường bán xuân quang tại hải nha.
Phỏng dịch:
I.
Đào rụng đầy sân lá tiếp hoa,
Một gian lều nát khép lơ là.
Trọ lâu quên bẵng thân là khách,
Tới mãi thành quen tuổi cũng già.
Thời loạn, nể người mong sống trọn,
Thói đời, giả vụng chút phòng xa.
Nổi chìm bạc tóc chưa nên việc
Thổi bật khăn đầu trận gió qua.
II.
Mười năm gió bụi biệt gia hương,
Nương cửa người trơ mái tóc sương.
Bạn ít ngày chiều được diệu vợi,
Bệnh nhiều xuân vắng quán thê lương.
Trăng soi vách nát đoanh lằn mối,
Nước cạn đầm hoang rộn ễnh ương.
Già nửa xuân quang thân góc bể,
Qua đường chớ đọc phú chàng Vương [4].
Đào rụng đầy sân lá tiếp hoa,
Một gian lều nát khép lơ là.
Trọ lâu quên bẵng thân là khách,
Tới mãi thành quen tuổi cũng già.
Thời loạn, nể người mong sống trọn,
Thói đời, giả vụng chút phòng xa.
Nổi chìm bạc tóc chưa nên việc
Thổi bật khăn đầu trận gió qua.
II.
Mười năm gió bụi biệt gia hương,
Nương cửa người trơ mái tóc sương.
Bạn ít ngày chiều được diệu vợi,
Bệnh nhiều xuân vắng quán thê lương.
Trăng soi vách nát đoanh lằn mối,
Nước cạn đầm hoang rộn ễnh ương.
Già nửa xuân quang thân góc bể,
Qua đường chớ đọc phú chàng Vương [4].
Đó là hoàn cảnh lúc chạy loạn, tấm thân lưu lạc quê người. Chúng ta không lấy
gì làm lạ cho lắm. Chúng ta có ngờ đâu, nỗi đau buồn thương tủi vẫn đeo nặng
tác giả lúc không còn phải “ăn gởi nằm nhờ nhà người”, tức là lúc đã đi làm
quan. Chúng ta hãy đọc hai bài tác giả đề trên vách công đường lúc làm quan ở
Huế:
Xương hạp môn tiền xuân sắc lan,
Cách giang diêu đối Ngự Bình san.
Xuân tòng giang thượng lai hà xứ?
Nhân ỷ thiên nhai trệ nhất quan.
Mãn địa phồn thanh văn dạ vũ,
Nhất sàng cô muộn dịch xuân hàn!
Đào hoa mạc trượng đồng quân ý
Bằng hữu phong di tính tối toan.
Cách giang diêu đối Ngự Bình san.
Xuân tòng giang thượng lai hà xứ?
Nhân ỷ thiên nhai trệ nhất quan.
Mãn địa phồn thanh văn dạ vũ,
Nhất sàng cô muộn dịch xuân hàn!
Đào hoa mạc trượng đồng quân ý
Bằng hữu phong di tính tối toan.
Tạm dịch:
Hồ nhạt màu xuân trước cửa rồng,
Xanh xanh núi Ngự phía kia sông.
Xuân theo ngọn nước về đâu tá?
Quan lụn chân trời nghĩ chán không!
Rả rích đêm dồn mưa nhẫy đất
Im lìm muộn chống lạnh qua song.
Hoa đào chớ cậy Đông quân luyến,
Dì gió cay chua chất chứa lòng.
Xanh xanh núi Ngự phía kia sông.
Xuân theo ngọn nước về đâu tá?
Quan lụn chân trời nghĩ chán không!
Rả rích đêm dồn mưa nhẫy đất
Im lìm muộn chống lạnh qua song.
Hoa đào chớ cậy Đông quân luyến,
Dì gió cay chua chất chứa lòng.
Thật là buồn! Nhưng chưa thảm bằng tình cảnh tả trong bài thứ hai:
Đông vọng giang đầu vọng cố giao
Phú vân vô định thủy thao thao
Phong xuy cổ trủng phù vinh tận,
Nhật lạc bình sa chiến cốt cao!
Sơn nguyệt giang phong như hữu dãi,
Nham thê cốc ẩm bất từ lao.
Bình sinh dĩ tuyệt vân tiêu mộng,
Phạ kiến bàng nhân vấn vũ mao.
Phú vân vô định thủy thao thao
Phong xuy cổ trủng phù vinh tận,
Nhật lạc bình sa chiến cốt cao!
Sơn nguyệt giang phong như hữu dãi,
Nham thê cốc ẩm bất từ lao.
Bình sinh dĩ tuyệt vân tiêu mộng,
Phạ kiến bàng nhân vấn vũ mao.
Tạm dịch:
Trông vời quê cũ nước mông mênh,
Cuộn cuộn mây theo sóng bập bềnh,
Cát phẳng ngày tà vun chiến cốt,
Mồ xưa gió lạnh lấp phù vinh
Gió sông trăng núi như chờ khách,
Uống hố nằm hang cũng thoả tình.
Lông cánh những e người hỏi đến,
Tung mây đã dứt mộng bình sinh.
Cuộn cuộn mây theo sóng bập bềnh,
Cát phẳng ngày tà vun chiến cốt,
Mồ xưa gió lạnh lấp phù vinh
Gió sông trăng núi như chờ khách,
Uống hố nằm hang cũng thoả tình.
Lông cánh những e người hỏi đến,
Tung mây đã dứt mộng bình sinh.
Ở trong cảnh “ơn vua lộc nước” mà đưa những cảnh thương tâm về chết chóc, về
tàn tạ ra mà nói, đem cảnh uống hố nằm hang ra mà suy, thì đủ biết lòng tác giả
đã đau buồn chán ngán đến đâu! Tuy thế nỗi lòng vẫn còn “nửa mở nửa khép”. Bài
“Ngẫu đề” sau đây mới cho chúng ta thấy rõ tình cảnh tác giả lúc bấy giờ:
Bạch địa đình trì dạ sắc không,
Thâm đường tiễu tiễu hạ liêm lung.
Đinh đông châm chử thiên gia nguyệt,
Tiêu ác ba tiêu nhất viện phong.
Thập khẩu đề cơ Hoàng Lĩnh bắc,
Nhất thân ngọa bệnh Đế Thành đông.
Tri giao quái ngã sầu đa mộng,
Thiên hạ hà nhân bất mộng trung.
Thâm đường tiễu tiễu hạ liêm lung.
Đinh đông châm chử thiên gia nguyệt,
Tiêu ác ba tiêu nhất viện phong.
Thập khẩu đề cơ Hoàng Lĩnh bắc,
Nhất thân ngọa bệnh Đế Thành đông.
Tri giao quái ngã sầu đa mộng,
Thiên hạ hà nhân bất mộng trung.
Tạm dịch:
Trống trải thầm sân đêm nhạt suông,
Nhà sâu im ỉm bức rèm buông.
Tiếng chày lay động trăng nghìn nóc,
Tàn chuối đìu hiu gió một phòng.
Mười miệng đòi cơm ngoài cõi Bắc,
Một thân nằm bệnh góc thành Đông.
Người quen trách tớ hay sầu mộng,
Thiên hạ còn ai tỉnh táo không?
Nhà sâu im ỉm bức rèm buông.
Tiếng chày lay động trăng nghìn nóc,
Tàn chuối đìu hiu gió một phòng.
Mười miệng đòi cơm ngoài cõi Bắc,
Một thân nằm bệnh góc thành Đông.
Người quen trách tớ hay sầu mộng,
Thiên hạ còn ai tỉnh táo không?
Cảnh tịch liêu đến thế là cùng, tình thảm đạm đến thế là cực! Một người ra làm
quan, dù quan nhỏ đến đâu cũng không đến nỗi bơ vơ trơ trọi đến thế, cũng không
đến nỗi con cái ở nhà phải chịu cảnh cơ hàn như thế, huống hồ tác giả lúc vào
Huế đã được thăng đến hàm đông các họa sĩ! Đọc đến câu:
Mười miệng đói cơm ngoài cửa Bắc
Một thân nằm bệnh góc thành Đông
Một thân nằm bệnh góc thành Đông
Nếu không nghiên cứu kỹ thân thế và gia cảnh của Nguyễn Du, thì chúng ta có thể
ngờ rằng tình cảnh đã bị tác giả “bi thảm hoá” vậy. Nhưng sự thiệt quả là thế.
Nguyễn Du vào Huế có một mình. Bà vợ lớn họ Đoàn sinh được một trai, bà thứ họ
Võ sinh được một trai, và người thiếp sinh được mười trai và sáu gái [5]. Bà nào nuôi con nấy. Lương bổng của tác giả chỉ đủ uống
thuốc để sống cho qua ngày!
Tình cảnh của Nguyễn Du thật không khác tình cảnh Đỗ Phủ đời Đường. Và tuy tấm thân không bị đày đọa như Khuất Nguyên đời Đông Châu, nhưng nỗi lòng vẫn tương tự. Cho nên khi đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du có đến Lỗi Dương viếng mộ Đỗ Phủ và khi qua Tương Đàm có làm thơ điếu Khuất Nguyên. Văn chương thống thiết.
Điếu Khuất Nguyên đến hai bài, nhan là:
Tình cảnh của Nguyễn Du thật không khác tình cảnh Đỗ Phủ đời Đường. Và tuy tấm thân không bị đày đọa như Khuất Nguyên đời Đông Châu, nhưng nỗi lòng vẫn tương tự. Cho nên khi đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du có đến Lỗi Dương viếng mộ Đỗ Phủ và khi qua Tương Đàm có làm thơ điếu Khuất Nguyên. Văn chương thống thiết.
Điếu Khuất Nguyên đến hai bài, nhan là:
Tương đàm điếu Tam lư Đại phu
I.
Hiến tu nhân khứ nhi thiên tải
Thử địa do văn lan chỉ hương
Tông quốc tam niên bi phòng trục,
Sở từ vạn cổ thiện văn chương.
Ngư long giang thượng vô tàn cốt
Đỗ nhược châu biên hưu chúng phương.
Cực mục thương tâm hà xứ thị,
Thu phong lạc mộc quá Nguyên Tương.
II.
Sở quốc oan hồn táng thử trung,
Yên ba nhất vọng điều hà cùng!
Trực giao hiến lệnh hành thiên hạ,
Hà hữu Ly Tao kế quốc phong.
Thiên cổ thuỳ nhân liên độc tỉnh?
Tứ phương hà xứ thác cô trung!
Cận thời mỗi hiếu vi kỳ phục,
Sở hội tiêu lan cánh bất đồng.
I.
Hiến tu nhân khứ nhi thiên tải
Thử địa do văn lan chỉ hương
Tông quốc tam niên bi phòng trục,
Sở từ vạn cổ thiện văn chương.
Ngư long giang thượng vô tàn cốt
Đỗ nhược châu biên hưu chúng phương.
Cực mục thương tâm hà xứ thị,
Thu phong lạc mộc quá Nguyên Tương.
II.
Sở quốc oan hồn táng thử trung,
Yên ba nhất vọng điều hà cùng!
Trực giao hiến lệnh hành thiên hạ,
Hà hữu Ly Tao kế quốc phong.
Thiên cổ thuỳ nhân liên độc tỉnh?
Tứ phương hà xứ thác cô trung!
Cận thời mỗi hiếu vi kỳ phục,
Sở hội tiêu lan cánh bất đồng.
Để các bạn ít đọc sách Tàu, dễ nhận thức ý nghĩa trong bài thơ, xin nói qua về
thân thế Khuất Nguyên và về xuất xứ của đôi chữ không được phổ biến.
Khuất Nguyên là người nước Sở, đời Chiến quốc (thế kỷ IV trước Công nguyên). Ông làm chức Tam lư Đại phu. Ban đầu được Sở Hoài Vương tín nhiệm, bằng lòng thực hành chủ trương chính sách của ông. Nhưng rồi nghe lời gian thần gièm xiểm, nhà vua đày ông đi Trường Sa (Giang Nam). Ông qua hồ Động Đình, theo dòng sông Nguyên, đến vùng Thần Dương, Tự Phố, rồi lại theo sông Tương đến Mịch La. Ở Mịch La được ít lâu ông buồn chán quá, trầm mình mà chết. Ông chết nhằm ngày mồng năm tháng năm.
Ở nơi đất trích ông có soạn bộ Ly Tao, văn chương tuyệt diệu. Đó là một kiệt tác trong văn học cổ điển Trung Hoa. Tiếp theo Kinh Thi đời Xuân Thu, Ly Tao là nguồn của bao nhiêu dòng thơ Trung Quốc.
Những chữ như “hiếu tu” (chăm sửa sang đức tốt), “chỉ lan” (cỏ chỉ hoa lan), “đỗ nhược” (hoa màu trắng có sáu cánh, giống như hoa sen), “độc tỉnh” (một mình tỉnh), “cô trung” (lòng trung không ai biết đến), “tiêu lan” (hoa tiêu hoa lan)… đều là những chữ mượn trong Ly Tao, và Ly Tao cũng thường gọi là “Sở từ” (những bài từ của nước Sở. Ngoài Ly Tao ra, sở từ còn gồm nhiều tác phẩm của các thi gia khác, nhưng phần nhiều đều bắt nguồn ở Ly Tao).
Nguyễn Du đến Tương Đàm (Trường Sa) mùa thua năm Quý Dậu (1813) và từ phía Nam lên Bắc Kinh có đi trên dòng sông Tương. Cho nên cảnh Nguyên Tương trong thơ vừa nói đến Khuất Nguyên vừa nói đến mình vậy.
Xin tạm dịch hai bài điếu Khuất Nguyên như sau:
Khuất Nguyên là người nước Sở, đời Chiến quốc (thế kỷ IV trước Công nguyên). Ông làm chức Tam lư Đại phu. Ban đầu được Sở Hoài Vương tín nhiệm, bằng lòng thực hành chủ trương chính sách của ông. Nhưng rồi nghe lời gian thần gièm xiểm, nhà vua đày ông đi Trường Sa (Giang Nam). Ông qua hồ Động Đình, theo dòng sông Nguyên, đến vùng Thần Dương, Tự Phố, rồi lại theo sông Tương đến Mịch La. Ở Mịch La được ít lâu ông buồn chán quá, trầm mình mà chết. Ông chết nhằm ngày mồng năm tháng năm.
Ở nơi đất trích ông có soạn bộ Ly Tao, văn chương tuyệt diệu. Đó là một kiệt tác trong văn học cổ điển Trung Hoa. Tiếp theo Kinh Thi đời Xuân Thu, Ly Tao là nguồn của bao nhiêu dòng thơ Trung Quốc.
Những chữ như “hiếu tu” (chăm sửa sang đức tốt), “chỉ lan” (cỏ chỉ hoa lan), “đỗ nhược” (hoa màu trắng có sáu cánh, giống như hoa sen), “độc tỉnh” (một mình tỉnh), “cô trung” (lòng trung không ai biết đến), “tiêu lan” (hoa tiêu hoa lan)… đều là những chữ mượn trong Ly Tao, và Ly Tao cũng thường gọi là “Sở từ” (những bài từ của nước Sở. Ngoài Ly Tao ra, sở từ còn gồm nhiều tác phẩm của các thi gia khác, nhưng phần nhiều đều bắt nguồn ở Ly Tao).
Nguyễn Du đến Tương Đàm (Trường Sa) mùa thua năm Quý Dậu (1813) và từ phía Nam lên Bắc Kinh có đi trên dòng sông Tương. Cho nên cảnh Nguyên Tương trong thơ vừa nói đến Khuất Nguyên vừa nói đến mình vậy.
Xin tạm dịch hai bài điếu Khuất Nguyên như sau:
I.
Hai nghìn năm vắng người sửa đức,
Nơi đây còn thơm nức chỉ lan.
Ba năm đất trích phũ phàng,
Sở từ muôn thuở rỡ ràng văn chương.
Sông cá rồng nắm xương không giữ,
Bãi hoa lồng trăm thứ cỏ thơm.
Nơi nào gởi mối thương tâm!
Lá thu gió rụng nẻo tầm Nguyên Tương.
II.
Nơi đây chốn hồn oan Sở quốc,
Mắt muôn trùng khói nước chơi vơi.
Vì ban hiến lệnh xuống đời,
Ly Tao đâu để nối lời Quốc Phong.
Hồn độc tỉnh ai lòng tưởng tới?
Niềm cô trung biết gởi phương nao?
Đời nay chuộng lạ xiết bao,
Đeo lan dắt ngọc nhưng nào giống xưa!
Hai nghìn năm vắng người sửa đức,
Nơi đây còn thơm nức chỉ lan.
Ba năm đất trích phũ phàng,
Sở từ muôn thuở rỡ ràng văn chương.
Sông cá rồng nắm xương không giữ,
Bãi hoa lồng trăm thứ cỏ thơm.
Nơi nào gởi mối thương tâm!
Lá thu gió rụng nẻo tầm Nguyên Tương.
II.
Nơi đây chốn hồn oan Sở quốc,
Mắt muôn trùng khói nước chơi vơi.
Vì ban hiến lệnh xuống đời,
Ly Tao đâu để nối lời Quốc Phong.
Hồn độc tỉnh ai lòng tưởng tới?
Niềm cô trung biết gởi phương nao?
Đời nay chuộng lạ xiết bao,
Đeo lan dắt ngọc nhưng nào giống xưa!
Trong buồn thương đau xót có oán hận mỉa mai! Và ngoài hai bài “Tương đàm điếu
Tam lư Đại phu” trên, trong Bắc hành tạp lục còn ba bài nữa cũng nói
về Khuất Nguyên: “Phản chiêu hồn”, “Biện giả”, “Trường sa Giả thái phó”. Văn
chương đều ngầm chứa bi phẫn. Đó là Nguyễn Du mượn Khuất Nguyên, chẳng những để
gởi gắm tâm sự, mà còn để làm điển hình cho kẻ trung lương bị bọn gian nịnh làm
hại, ở khắp mọi nơi, mọi thời đại.
Tương đàm ở phía Bắc Lỗi Dương, sang Bắc Kinh, Nguyễn Du phải qua Lỗi Dương trước. Nhưng không biết tiên sinh ghé thăm mộ Đỗ Phủ lúc đi hay lúc về. Lúc đến thăm có cảm tác một luật, nhan là:
Tương đàm ở phía Bắc Lỗi Dương, sang Bắc Kinh, Nguyễn Du phải qua Lỗi Dương trước. Nhưng không biết tiên sinh ghé thăm mộ Đỗ Phủ lúc đi hay lúc về. Lúc đến thăm có cảm tác một luật, nhan là:
Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ
Thiên cổ văn chương thiên cổ sư
Bình sinh bội phục vị thường ly.
Lỗi Dương tùng bách bất tri xứ!
Thu phố ngư long hữu sở ti.
Dị đại tương liên không sái lệ,
Nhất cùng chí thử khởi công thi?!
Trạo đầu cựu chứng y thuyên vị!
Địa hạ vô linh quỷ bối xy.
Thiên cổ văn chương thiên cổ sư
Bình sinh bội phục vị thường ly.
Lỗi Dương tùng bách bất tri xứ!
Thu phố ngư long hữu sở ti.
Dị đại tương liên không sái lệ,
Nhất cùng chí thử khởi công thi?!
Trạo đầu cựu chứng y thuyên vị!
Địa hạ vô linh quỷ bối xy.
Phỏng dịch:
Thơ thiên cổ cũng thầy thiên cổ,
Vốn một lòng ngưỡng mộ bấy nay.
Lỗi Dương tùng bá đâu đây
Cá rồng thu lạnh sông đầy nhớ thương.
Há văn chương luỵ người đến thế?!
Chạnh nghìn xưa dòng lệ khôn ngăn
Lắc đầu bệnh cũ còn chăng?
Suối vàng chớ để mấy thằng quỷ trêu.
Vốn một lòng ngưỡng mộ bấy nay.
Lỗi Dương tùng bá đâu đây
Cá rồng thu lạnh sông đầy nhớ thương.
Há văn chương luỵ người đến thế?!
Chạnh nghìn xưa dòng lệ khôn ngăn
Lắc đầu bệnh cũ còn chăng?
Suối vàng chớ để mấy thằng quỷ trêu.
Văn tiêu dao, tình thâm thiết. Thật là lời của “nòi tình thương người đồng điệu”.
Nhưng Đỗ Phủ vốn người huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây sau dời đến Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, mà sao mộ lại ở Lỗi Dương, tỉnh Hồ Nam?
Nguyên năm Đại lịch thứ 5 (770), Đỗ Thiếu Lăng chạy loạn đến Hồ Nam, nương nhờ nhà Thôi Vĩ ở Lỗi Dương. Một hôm lên núi Hành Sơn yết miếu Nhạc Phi, gặp lụt. Nước dâng to ngót mười hôm không về được. Quan huyện lệnh Lỗi Dương do họ Nhiếp hay tin đưa thuyền đến rước về. Đêm ấy rượu say rồi mất ở huyện đường, hưởng dương 59 tuổi. Vì nhà nghèo không đưa hài cốt về quê được, phải táng ở Lỗi Dương. Bốn mươi ba năm sau (813), cháu là Đỗ Tư Nghiệp mới đưa di cốt về chôn gần mộ ở núi Thú Dương.
Nguyễn Du đến thăm mộ ở Lỗi Dương vào khoảng 1813-1814, nghĩa là ngót một ngàn năm sau khi mộ Đỗ đã cải táng. Cho nên mới có câu:
Nhưng Đỗ Phủ vốn người huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây sau dời đến Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, mà sao mộ lại ở Lỗi Dương, tỉnh Hồ Nam?
Nguyên năm Đại lịch thứ 5 (770), Đỗ Thiếu Lăng chạy loạn đến Hồ Nam, nương nhờ nhà Thôi Vĩ ở Lỗi Dương. Một hôm lên núi Hành Sơn yết miếu Nhạc Phi, gặp lụt. Nước dâng to ngót mười hôm không về được. Quan huyện lệnh Lỗi Dương do họ Nhiếp hay tin đưa thuyền đến rước về. Đêm ấy rượu say rồi mất ở huyện đường, hưởng dương 59 tuổi. Vì nhà nghèo không đưa hài cốt về quê được, phải táng ở Lỗi Dương. Bốn mươi ba năm sau (813), cháu là Đỗ Tư Nghiệp mới đưa di cốt về chôn gần mộ ở núi Thú Dương.
Nguyễn Du đến thăm mộ ở Lỗi Dương vào khoảng 1813-1814, nghĩa là ngót một ngàn năm sau khi mộ Đỗ đã cải táng. Cho nên mới có câu:
Lỗi dương tùng bà bất tri xứ.
Tuy tìm không biết đích xác nền mả cũ nơi nào, nhưng lòng nhớ thương vẫn có chỗ
đình đậu: Những áng văn chương tuyệt tác mà trong đó có câu:
Ngư long tịch mịch thu giang lãnh
Cố quốc bình cư hữu sở ti.
Cố quốc bình cư hữu sở ti.
Nghĩa là:
Cá rồng vắng vẻ sông thu lạnh,
Thong thả lòng thêm nhớ cố hương.
Thong thả lòng thêm nhớ cố hương.
Câu thơ của Nguyễn Du:
Thu phố ngư long hữu sở ti
là đúc hai câu thơ của Đỗ Phủ lại làm một. Câu này vừa tả cảnh trước mắt, vừa
nói lên nỗi lòng của Đỗ Phủ ngày xưa, vừa tỏ tấm tình của Nguyễn Du đối với Đỗ
Phủ trong khi đến thăm mộ. Thật tài tình mà cũng thật cảm động!
Cập luận, Nguyễn Du vừa khóc Đỗ Thiếu Lăng vừa khóc mình. Vì cảnh nghèo khó cảnh nổi cảnh chìm thật không khác nhau. Không khác nhau cho đến cảnh “con đói”. Đỗ Phủ có câu:
Cập luận, Nguyễn Du vừa khóc Đỗ Thiếu Lăng vừa khóc mình. Vì cảnh nghèo khó cảnh nổi cảnh chìm thật không khác nhau. Không khác nhau cho đến cảnh “con đói”. Đỗ Phủ có câu:
Hậu ộc cố nhân thư đoạn tuyệt,
Hằng cơ trĩ tử sắc thê lương!
Hằng cơ trĩ tử sắc thê lương!
Nghĩa là:
Bạn xưa nhiều bỗng tình lơ láo,
Con trẻ không cơm mặt võ vàng.
Con trẻ không cơm mặt võ vàng.
Tình cảnh có khác gì tình cảnh trong câu Nguyễn Du:
Thập khẩu đề cơ Hoành Tĩnh Bắc,
Nhất thân ngoạ bệnh Đế Thành Đông.
Nhất thân ngoạ bệnh Đế Thành Đông.
Đồng bệnh tương liên, nên không cầm được giọt lệ! Nhưng có phải vì thơ hay mà đời
phải chịu đến thế? Chưa chắc đã đúng. Nhưng trên đời đã không ra sao rồi, thì
xuống âm phủ đừng để lũ quỷ nhạo báng nữa! Đó là ngụ ý nghi ngờ người hậu thế.
“Bất tri tam bách dư niên hậu!”.
Con bệnh “lắc đầu” Nguyễn Du nói trong thơ, có lẽ là một tật do tuổi già sinh ra. Nguyên Đỗ Phủ bình sinh mắc nhiều bệnh, lúc về già tai bị điếc, cánh tay phải bị tê liệt. Nói chuyện phải bút đàm một cách khó khăn. Cho nên khi nói chuyện với người, thường chỉ gật đầu, lắc đầu, ra dấu. Lâu ngày thành tật. Có lẽ trong một bài thơ nào Đỗ có nói đến tật ấy, nên Nguyễn Du mới nhắc đến.
Xem qua một ít thơ chữ Hán của ba tập Thanh Hiên, Nam Trung, Bắc hành, chúng ta nhận thấy thi tài của Nguyễn Du thật lỗi lạc. Và ba tập thơ kia, ngoài giá trị về mặt văn chương, còn giúp cho nhà khảo cổ biết rõ tâm sự tác giả Đoạn trường tân thanh. Không biết trong Thư viện Quốc Gia Saigon có đủ ba tập thơ ấy và các nhà hữu trách hiện đại ở trong chính quyền có nghĩ đến việc bảo tồn nền văn hóa cũ của Việt Nam?.
Huỳnh Phan Anh
Đoạn trường tân thanh trên đường tìm kiếm người đọc
Liệu người ta có thể giải thích Đoạn trường tân thanh? Tại sao câu hỏi này, câu hỏi không phải về một tác phẩm mà về một sự giải thích có thể được về một tác phẩm, câu hỏi về khả năng và quyền hạn của người đọc trên một tác phẩm. Liệu người ta có thể giải thích một tác phẩm văn chương? Câu hỏi đương nhiên đặt người đọc, người phê bình đứng trước một giới hạn: giới hạn tri thức của mình. Nếu không có lẽ câu hỏi không hề đặt ra. Hỏi là mời gọi trả lời. Điều này đã hẳn. Nhưng hỏi còn có nghĩa là cấm đoán mọi câu trả lời. Hỏi đặt con người trước khả hữu và vô hữu của sự trả lời. Liệu người ta có thể giải thích Đoạn trường tân thanh, giải thích một tác phẩm? Câu hỏi chạm thẳng vào phần số văn chương, vào ý nghĩa nền tảng của văn chương và những tương quan nó dựng nên với người đọc (sự thưởng ngoạn). Gọi là nền tảng vì nó đương nhiên khử trừ mọi tính cách, tư cách, yếu tố, thành phần chỉ có thể liên hệ va chạm những lớp mặt ngoài giả tạo của văn chương. Gọi là nền tảng vì nó chỉ nhằm giữ lại những gì có thể giữ lại, nghĩa là bản chất, nghĩa là yếu tính, những gì thật sự làm nên văn chương, làm nên sự sống hay làm nên sự chết của nó chỉ là một. Văn chương rồi sẽ đi về đâu. Về đâu có thể không ai biết nhưng điều chắc chắn là văn chương không hề là một thực tại ù lì đứng sững. Tác phẩm ngay trong sự hoàn thành của nó đã bắt đầu một đời sống, một chuyến đi. Tác phẩm có thể là một món đồ, một sự vật nhưng đồng thời nó không ngớt phủ nhận thân phận đồ vật đó. Về đâu, tác phẩm? Về đâu, mọi hành trình con người? Phải chăng khi nói về đâu lảng vảng sự chết, dưới tận cùng, đích tuyệt đỉnh. Lảng vảng là đến gần trong ước muốn dung xa hay dang xa trong ước muốn đến gần, đời sống đã không còn giữ lại sự sống, khi cái chết đúng ra chỉ góp phần làm nên đời sống (đời sống chỉ có chỉ còn trong điều kiện của cái chết. Không có cái chết thử hỏi làm gì có đời sống. Không có cái chết, còn gì phi lý hơn nữa). Khi cái chết may thay còn là bản chất đời sống này. Giữa sự sống và sự chết, tác phẩm chọn lựa gì? Tác phẩm không chọn lựa gì. Tác phẩm còn là tác phẩm nhất thiết trong hoàn cảnh đó: không phủ nhận, không chối từ, không chọn lựa. Tác phẩm không hề là dấu hiệu của con người chiến thắng hay thất bại trên một cái gì. Tác phẩm chính là con người đã thoát ly khỏi những ý niệm hữu hạn, trần tục đó.
Liệu người ta có thể giải thích Đoạn trường tân thanh? Câu hỏi đặt ra một thế kỷ rưỡi sau khi tác phẩm ra đời, nghĩa là sau nhiều nỗ lực giải thích của học giả bao nhiêu thời đại (bao nhiêu thời đại học giả), nghĩa là sau khi tác phẩm đã được giải thích nhiều lần, nhiều cách: những sự việc đủ biến câu hỏi thành thừa thãi vô vị. Người ta đã nói nhiều về Đoạn trường tân thanh, đó cũng chính là lý do khiến ta lên tiếng lần này không phải để tiếp tục phê phán ít ra như mọi người đã phê phán lần này để đặt những phê phán thành vấn đề, câu hỏi. Câu hỏi đặt con người đứng trước chính sự phê phán của mình, nghĩa là trước khoảng cách với tác phẩm, có thể là một khoảng cách đời đời, có thể vì đó là đòi hỏi của tác phẩm. Tác phẩm cấm đoán mọi nỗ lực tới gần, mọi mưu toan chú giải cùng một lúc với sự mời gọi tới gần hay chú giải. Một tác phẩm đã được chú giải nhiều lần nhiều cách, điều này cũng có nghĩa là tác phẩm chưa được bao giờ, tác phẩm còn phải chú giải (đến bao giờ?). Câu hỏi “Liệu có thể giải thích Đoạn trường tân thanh?” không nhằm biến tác phẩm thành một đối tượng tương đối hay tuyệt đối: nó hiến một cơ hội cho tác phẩm, cơ hội để tác phẩm còn là tác phẩm trong ý nghĩa đầy đủ nhất của nó, tác phẩm không như một cái gì đã xong một lần, tác phẩm không như một hồ sơ đã xếp lại đã giải quyết xong. Chú giải không có nghĩa là soi sáng hay tháo rời tác phẩm như một món đồ, cho nó một câu kết luận. Chú giải có thể là làm tối tác phẩm, nói một cách nào đó, tác phẩm trở thành bất khả tri, niềm bí ẩn đang tìm cách bộc lộ hay chính sự bộc lộ đang tìm cách lẩn tránh, tác phẩm chỉ còn là một cơ hội, cơ hội cho chính tác phẩm, tác phẩm đồng nghĩa với cái gì đang trở thành tác phẩm. Phải chăng Đoạn trường tân thanh đang trên đường tìm kiếm một chân dung cho chính nó. Và câu hỏi của chúng ta thay vì ngăn cản - như hầu hết những cách thế chú giải về nó, cho tới bây giờ - đã chỉ nhằm tạo cơ hội, cho tác phẩm được thong dong trên hành trình đi tới của nó. Đây cũng chính là khởi điểm chân thật nhất của tác động phê bình, khởi điểm đồng thời là tận cùng. Nhà phê bình đứng trước giới hạn của mình, vô hạn của tác phẩm. Phê bình? Không. Chỉ có tác phẩm, chỉ còn tác phẩm đang tìm được cơ hội để khẳng định cho chính nó.
Đoạn trường tân thanh, những tiếng mới về một nỗi đau lòng dàn trải trên 3.254 câu lục bát. Tác phẩm Nguyễn Du có thể chỉ là những tiếng kêu ai oán, những lời lẽ thống thiết, tiếng và lời, máu và nước mắt. Tôi biết vì sao tôi chọn bốn chữ Đoạn trường tân thanh để gọi tác phẩm Nguyễn Du thay vì một cái tên nào khác, Truyện Thuý Kiều, chẳng hạn. Đoạn trường tân thanhkhông là Truyện Thuý Kiều, không là một câu chuyện được kể ra với những cơ cấu, những kích thước, những ý hướng của nó như bất luận một nhà phê bình nào cũng có thể phát biểu diễn đạt như vậy. Không ai chỗi cãi trong Đoạn trường tân thanh có một câu chuyện (nhiều hơn cũng nên), một (nhiều) thảm kịch, ngoài ra những nhân vật, những cá tính, những tình tự v.v… tất cả được thắt chặt hay tháo gỡ tài tình, tất cả được “vẽ” nên, viết ra, dựng thành đời sống, nghĩa là cảnh nào ra cảnh ấy, ai ra nấy, đâu ra đó, không thể khác hơn, không thể thêm vào). Đọc bất cứ một bài phê bình nào về Đoạn trường tân thanh người ta cũng có thể bắt gặp những nhận xét những phán đoán tương tự trên đây, chúng chứng tỏ phê bình đã chọn con đường dễ dãi nhất, tất cả những gì chúng phát biểu không vượt ngoài những điều kiện tối thiểu và bắt buộc để một cuốn sách trở thành một tác phẩm, một người làm thơ trở thành một thi sĩ, một người viết văn trở thành một nhà văn. Tôi cho là thừa khi nói Nguyễn Du tả hình thù Từ Hải hay tâm lý Thuý Kiều quá đúng, quá tài tình cũng như khi nói Đoạn trường tân thanh là một tác phẩm vĩ đại và Nguyễn Du là một thiên tài. Tất cả đều thừa trừ phi người ta không còn cách nào khác để nhìn tác phẩm, nói về tác phẩm). - Nhưng Đoạn trường tân thanh không là một câu chuyện, không là một thảm kịch, không là nỗi gian truân của Thuý Kiều, không là sự “dọc ngang” của Từ Hải, không là tất cả những gì bao gồm trong nó. Nói một cách nào đó, Đoạn trường tân thanh bao gồm những gì mà nó phủ nhận hay phủ nhận chính những gì làm nên nó (bởi những yếu tố làm nên Đoạn trường tân thanh có thể đã không làm nên nó từ bản chất). Đoạn trường tân thanh, trong tư cách một tác phẩm, tự nó phải rũ bỏ, chối từ tất cả những dáng vẻ bề ngoài giả tạo, những gì có thể nhìn ngắm được, những gì đứng trơ trên mặt chữ, tất cả chỉ có thể đem lại thỏa mãn cho một tri thức hạn hẹp thường tình. Phải chăng đó là điều kiện nền tảng để tác phẩm có thể tìm gặp bản chất của nó, cái gì đang không ngừng lẩn trốn ở đàng sau những dáng vẻ bề ngoài, những hình thù chữ nghĩa. Đâu là bản chất, đâu là chân dung trung thực nhất, sâu thẳm nhất của tác phẩm? Câu hỏi không nhất thiết được trả lời tức thì. Nhưng câu hỏi nhất thiết phải được đặt ra. Bởi câu hỏi đương nhiên đặt con người đứng quay lưng trước những sự thật giả dối. Bởi với câu hỏi đó, nhà phê bình bắt đầu thấu rõ công việc của mình.
Với những ghi nhận ở trên, ta thử hỏi Đoạn trường tân thanhcho tới bây giờ đã đón chịu bao nhiêu ngộ nhận, đã tìm được thật sự bao nhiêu độc giả cho nó, đã được nhìn ngắm từ trong bản thể thẹn thùng của nó bao nhiêu lần. Hay thật ra nó vẫn đang trên đường tìm kiếm độc giả. Khi Đoạn trường tân thanh được “đọc” thật sự cũng là lúc người ta bắt đầu khôi phục Nguyễn Du, cũng là lúc tác phẩm Nguyễn Du đạt tới sự hoàn thành (một hoàn thành nào đó). Trong trường hợp người ta tiếp tục (với tất cả niềm tin hồn nhiên của mình), nhìn ở Đoạn trường tân thanhmột câu chuyện hay một tấn kịch với những kích thước rắn chắc cố định của nó (mặc dù vấn nạn có thể đặt ra: “Truyện Thuý Kiều” đã hẳn là thảm kịch chưa? Người ta có thể đau lòng với “mười lăm năm ấy” của nàng Kiều. Nhưng đời người chỉ có thể bi thảm hay không, và thảm kịch thật sự chỉ có thể là thảm kịch của đời người của kiếp người của định mệnh toàn vẹn. Khi Nguyễn Du nói “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”, ông không nói trong thảm kịch mà nói trên hay nói ngoài thảm kịch), tiếp tục nhìn ở đó tâm sự, nỗi lòng không phải của tác giả Nguyễn Du mà của đại thần Nguyễn Du luôn ray rứt tâm trạng hoài Lê, sự việc này: hậu quả tất nhiên của nhà phê bình chỉ căn cứ trên nội dung sơ đẳng của tác phẩm (mặc dù với lối loại suy nông cạn đó, người ta không còn cách nào tàn nhẫn hơn để “giết” một tác giả, một tác phẩm: Đoạn trường tân thanh chỉ còn là một phương tiện để tác giả biện minh thái độ chính trị của mình), tiếp tục lải nhải tranh luận về một Đoạn trường tân thanhcó hay không một giá trị đạo đức (có hay không để làm gì? Những phạm trù đạo đức liệu có thể đem lại gì cho một tác phẩm?) v.v… thiết tưởng chừng đó Đoạn trường tân thanh hãy còn là một tác phẩm chưa thật sự đọc tới bao giờ. Và Đoạn trường tân thanh, những tiếng mới về một nỗi đau lòng cũ đó hãy còn là lời lẽ chưa xác định, không ngớt đòi hỏi sự xác định cho nó. Và Nguyễn Du vẫn tiếp tục gần gũi đồng thời xa cách muôn trùng.
Nguyễn Quốc Trụ
Nguyễn Du giữa chúng ta
Bây giờ đọc Truyện Kiều, chúng ta hy vọng sẽ khám phá thêm được những gì ở trong hơn ba ngàn câu thơ đó? Liệu những độc giả bây giờ và sau này sẽ hài lòng với những giải thích đã có về Kiều? Tại sao cái cửa sổ mở sang khu vườn tình ái thơ mộng (mở sang khu vườn Thuý), lại bị đóng chặt mãi mãi chỉ vì “một tên xưng xuất, tại thằng bán tơ”. Liệu chúng ta, ngoài mớ giải thích về nguyên nhân nhân quả lấy từ Phật, có thể chấp nhận có một thảm kịch ở trong Truyện Kiều, một thứ thảm kịch kiểu Hy Lạp, theo đó, thảm kịch là cái không thể giải thích được, là con mắt của Định mệnh mở trừng trừng, là gã Oedipe tuy biết nhưng không thể tránh khỏi phải giết cha, lấy mẹ, theo đó, thảm kịch là cái không chấp nhận bất cứ một giải thích nào.
Và có thật một tâm sự hoài Lê của một cựu thần, và có thật người cựu thần đó đã cặm cụi thức thâu đêm suốt sáng, cố gắng moi óc, vắt tim sáng tạo nên 3.254 câu thơ, chỉ để bày tỏ một thái độ Khổng học, thứ triết lý giáo dục đẳng cấp mà chúng ta không thể nào tìm thấy, dù một mảy may, trong suốt cuốn truyện, trong suốt cuộc đời “thanh y hai lượt thanh lâu hai lần” của nàng Kiều?
Và tại sao cùng một tâm sự hoài Lê, hoài quân vương đó cho những tác phẩm khác nữa như Mai Đình mộng ký, Cung oán ngâm khúc?
Chúng ta sẽ phải hiểu chữ “nghiệp” như thế nào? Theo ý nghĩa Phật học hay theo một ý hướng văn chương, theo tinh thần của sự sáng tạo?
Chúng ta có thể vay mượn lý thuyết phân tâm học để coi Đạm Tiên như là tiềm thức của Kiều, coi Kiều như một nhân vật bị bệnh mộng tưởng (một visionnaire giống như những nhân vật của Julien Green chẳng hạn). Chúng ta có thể vay mượn triết lý hiện sinh, triết lý Mác-xít, và tất cả những triết lý hiện chúng ta đang có để chú giải Kiều? Chúng ta có thể quả quyết tất cả những chú giải trước đây về Kiểu đều sai, cho nên chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu?
Và tại sao chúng ta vẫn còn tiếp tục đọc Kiều, tiếp tục tìm cách chú giải Kiều?
Con bệnh “lắc đầu” Nguyễn Du nói trong thơ, có lẽ là một tật do tuổi già sinh ra. Nguyên Đỗ Phủ bình sinh mắc nhiều bệnh, lúc về già tai bị điếc, cánh tay phải bị tê liệt. Nói chuyện phải bút đàm một cách khó khăn. Cho nên khi nói chuyện với người, thường chỉ gật đầu, lắc đầu, ra dấu. Lâu ngày thành tật. Có lẽ trong một bài thơ nào Đỗ có nói đến tật ấy, nên Nguyễn Du mới nhắc đến.
Xem qua một ít thơ chữ Hán của ba tập Thanh Hiên, Nam Trung, Bắc hành, chúng ta nhận thấy thi tài của Nguyễn Du thật lỗi lạc. Và ba tập thơ kia, ngoài giá trị về mặt văn chương, còn giúp cho nhà khảo cổ biết rõ tâm sự tác giả Đoạn trường tân thanh. Không biết trong Thư viện Quốc Gia Saigon có đủ ba tập thơ ấy và các nhà hữu trách hiện đại ở trong chính quyền có nghĩ đến việc bảo tồn nền văn hóa cũ của Việt Nam?.
Huỳnh Phan Anh
Đoạn trường tân thanh trên đường tìm kiếm người đọc
Liệu người ta có thể giải thích Đoạn trường tân thanh? Tại sao câu hỏi này, câu hỏi không phải về một tác phẩm mà về một sự giải thích có thể được về một tác phẩm, câu hỏi về khả năng và quyền hạn của người đọc trên một tác phẩm. Liệu người ta có thể giải thích một tác phẩm văn chương? Câu hỏi đương nhiên đặt người đọc, người phê bình đứng trước một giới hạn: giới hạn tri thức của mình. Nếu không có lẽ câu hỏi không hề đặt ra. Hỏi là mời gọi trả lời. Điều này đã hẳn. Nhưng hỏi còn có nghĩa là cấm đoán mọi câu trả lời. Hỏi đặt con người trước khả hữu và vô hữu của sự trả lời. Liệu người ta có thể giải thích Đoạn trường tân thanh, giải thích một tác phẩm? Câu hỏi chạm thẳng vào phần số văn chương, vào ý nghĩa nền tảng của văn chương và những tương quan nó dựng nên với người đọc (sự thưởng ngoạn). Gọi là nền tảng vì nó đương nhiên khử trừ mọi tính cách, tư cách, yếu tố, thành phần chỉ có thể liên hệ va chạm những lớp mặt ngoài giả tạo của văn chương. Gọi là nền tảng vì nó chỉ nhằm giữ lại những gì có thể giữ lại, nghĩa là bản chất, nghĩa là yếu tính, những gì thật sự làm nên văn chương, làm nên sự sống hay làm nên sự chết của nó chỉ là một. Văn chương rồi sẽ đi về đâu. Về đâu có thể không ai biết nhưng điều chắc chắn là văn chương không hề là một thực tại ù lì đứng sững. Tác phẩm ngay trong sự hoàn thành của nó đã bắt đầu một đời sống, một chuyến đi. Tác phẩm có thể là một món đồ, một sự vật nhưng đồng thời nó không ngớt phủ nhận thân phận đồ vật đó. Về đâu, tác phẩm? Về đâu, mọi hành trình con người? Phải chăng khi nói về đâu lảng vảng sự chết, dưới tận cùng, đích tuyệt đỉnh. Lảng vảng là đến gần trong ước muốn dung xa hay dang xa trong ước muốn đến gần, đời sống đã không còn giữ lại sự sống, khi cái chết đúng ra chỉ góp phần làm nên đời sống (đời sống chỉ có chỉ còn trong điều kiện của cái chết. Không có cái chết thử hỏi làm gì có đời sống. Không có cái chết, còn gì phi lý hơn nữa). Khi cái chết may thay còn là bản chất đời sống này. Giữa sự sống và sự chết, tác phẩm chọn lựa gì? Tác phẩm không chọn lựa gì. Tác phẩm còn là tác phẩm nhất thiết trong hoàn cảnh đó: không phủ nhận, không chối từ, không chọn lựa. Tác phẩm không hề là dấu hiệu của con người chiến thắng hay thất bại trên một cái gì. Tác phẩm chính là con người đã thoát ly khỏi những ý niệm hữu hạn, trần tục đó.
Liệu người ta có thể giải thích Đoạn trường tân thanh? Câu hỏi đặt ra một thế kỷ rưỡi sau khi tác phẩm ra đời, nghĩa là sau nhiều nỗ lực giải thích của học giả bao nhiêu thời đại (bao nhiêu thời đại học giả), nghĩa là sau khi tác phẩm đã được giải thích nhiều lần, nhiều cách: những sự việc đủ biến câu hỏi thành thừa thãi vô vị. Người ta đã nói nhiều về Đoạn trường tân thanh, đó cũng chính là lý do khiến ta lên tiếng lần này không phải để tiếp tục phê phán ít ra như mọi người đã phê phán lần này để đặt những phê phán thành vấn đề, câu hỏi. Câu hỏi đặt con người đứng trước chính sự phê phán của mình, nghĩa là trước khoảng cách với tác phẩm, có thể là một khoảng cách đời đời, có thể vì đó là đòi hỏi của tác phẩm. Tác phẩm cấm đoán mọi nỗ lực tới gần, mọi mưu toan chú giải cùng một lúc với sự mời gọi tới gần hay chú giải. Một tác phẩm đã được chú giải nhiều lần nhiều cách, điều này cũng có nghĩa là tác phẩm chưa được bao giờ, tác phẩm còn phải chú giải (đến bao giờ?). Câu hỏi “Liệu có thể giải thích Đoạn trường tân thanh?” không nhằm biến tác phẩm thành một đối tượng tương đối hay tuyệt đối: nó hiến một cơ hội cho tác phẩm, cơ hội để tác phẩm còn là tác phẩm trong ý nghĩa đầy đủ nhất của nó, tác phẩm không như một cái gì đã xong một lần, tác phẩm không như một hồ sơ đã xếp lại đã giải quyết xong. Chú giải không có nghĩa là soi sáng hay tháo rời tác phẩm như một món đồ, cho nó một câu kết luận. Chú giải có thể là làm tối tác phẩm, nói một cách nào đó, tác phẩm trở thành bất khả tri, niềm bí ẩn đang tìm cách bộc lộ hay chính sự bộc lộ đang tìm cách lẩn tránh, tác phẩm chỉ còn là một cơ hội, cơ hội cho chính tác phẩm, tác phẩm đồng nghĩa với cái gì đang trở thành tác phẩm. Phải chăng Đoạn trường tân thanh đang trên đường tìm kiếm một chân dung cho chính nó. Và câu hỏi của chúng ta thay vì ngăn cản - như hầu hết những cách thế chú giải về nó, cho tới bây giờ - đã chỉ nhằm tạo cơ hội, cho tác phẩm được thong dong trên hành trình đi tới của nó. Đây cũng chính là khởi điểm chân thật nhất của tác động phê bình, khởi điểm đồng thời là tận cùng. Nhà phê bình đứng trước giới hạn của mình, vô hạn của tác phẩm. Phê bình? Không. Chỉ có tác phẩm, chỉ còn tác phẩm đang tìm được cơ hội để khẳng định cho chính nó.
Đoạn trường tân thanh, những tiếng mới về một nỗi đau lòng dàn trải trên 3.254 câu lục bát. Tác phẩm Nguyễn Du có thể chỉ là những tiếng kêu ai oán, những lời lẽ thống thiết, tiếng và lời, máu và nước mắt. Tôi biết vì sao tôi chọn bốn chữ Đoạn trường tân thanh để gọi tác phẩm Nguyễn Du thay vì một cái tên nào khác, Truyện Thuý Kiều, chẳng hạn. Đoạn trường tân thanhkhông là Truyện Thuý Kiều, không là một câu chuyện được kể ra với những cơ cấu, những kích thước, những ý hướng của nó như bất luận một nhà phê bình nào cũng có thể phát biểu diễn đạt như vậy. Không ai chỗi cãi trong Đoạn trường tân thanh có một câu chuyện (nhiều hơn cũng nên), một (nhiều) thảm kịch, ngoài ra những nhân vật, những cá tính, những tình tự v.v… tất cả được thắt chặt hay tháo gỡ tài tình, tất cả được “vẽ” nên, viết ra, dựng thành đời sống, nghĩa là cảnh nào ra cảnh ấy, ai ra nấy, đâu ra đó, không thể khác hơn, không thể thêm vào). Đọc bất cứ một bài phê bình nào về Đoạn trường tân thanh người ta cũng có thể bắt gặp những nhận xét những phán đoán tương tự trên đây, chúng chứng tỏ phê bình đã chọn con đường dễ dãi nhất, tất cả những gì chúng phát biểu không vượt ngoài những điều kiện tối thiểu và bắt buộc để một cuốn sách trở thành một tác phẩm, một người làm thơ trở thành một thi sĩ, một người viết văn trở thành một nhà văn. Tôi cho là thừa khi nói Nguyễn Du tả hình thù Từ Hải hay tâm lý Thuý Kiều quá đúng, quá tài tình cũng như khi nói Đoạn trường tân thanh là một tác phẩm vĩ đại và Nguyễn Du là một thiên tài. Tất cả đều thừa trừ phi người ta không còn cách nào khác để nhìn tác phẩm, nói về tác phẩm). - Nhưng Đoạn trường tân thanh không là một câu chuyện, không là một thảm kịch, không là nỗi gian truân của Thuý Kiều, không là sự “dọc ngang” của Từ Hải, không là tất cả những gì bao gồm trong nó. Nói một cách nào đó, Đoạn trường tân thanh bao gồm những gì mà nó phủ nhận hay phủ nhận chính những gì làm nên nó (bởi những yếu tố làm nên Đoạn trường tân thanh có thể đã không làm nên nó từ bản chất). Đoạn trường tân thanh, trong tư cách một tác phẩm, tự nó phải rũ bỏ, chối từ tất cả những dáng vẻ bề ngoài giả tạo, những gì có thể nhìn ngắm được, những gì đứng trơ trên mặt chữ, tất cả chỉ có thể đem lại thỏa mãn cho một tri thức hạn hẹp thường tình. Phải chăng đó là điều kiện nền tảng để tác phẩm có thể tìm gặp bản chất của nó, cái gì đang không ngừng lẩn trốn ở đàng sau những dáng vẻ bề ngoài, những hình thù chữ nghĩa. Đâu là bản chất, đâu là chân dung trung thực nhất, sâu thẳm nhất của tác phẩm? Câu hỏi không nhất thiết được trả lời tức thì. Nhưng câu hỏi nhất thiết phải được đặt ra. Bởi câu hỏi đương nhiên đặt con người đứng quay lưng trước những sự thật giả dối. Bởi với câu hỏi đó, nhà phê bình bắt đầu thấu rõ công việc của mình.
Với những ghi nhận ở trên, ta thử hỏi Đoạn trường tân thanhcho tới bây giờ đã đón chịu bao nhiêu ngộ nhận, đã tìm được thật sự bao nhiêu độc giả cho nó, đã được nhìn ngắm từ trong bản thể thẹn thùng của nó bao nhiêu lần. Hay thật ra nó vẫn đang trên đường tìm kiếm độc giả. Khi Đoạn trường tân thanh được “đọc” thật sự cũng là lúc người ta bắt đầu khôi phục Nguyễn Du, cũng là lúc tác phẩm Nguyễn Du đạt tới sự hoàn thành (một hoàn thành nào đó). Trong trường hợp người ta tiếp tục (với tất cả niềm tin hồn nhiên của mình), nhìn ở Đoạn trường tân thanhmột câu chuyện hay một tấn kịch với những kích thước rắn chắc cố định của nó (mặc dù vấn nạn có thể đặt ra: “Truyện Thuý Kiều” đã hẳn là thảm kịch chưa? Người ta có thể đau lòng với “mười lăm năm ấy” của nàng Kiều. Nhưng đời người chỉ có thể bi thảm hay không, và thảm kịch thật sự chỉ có thể là thảm kịch của đời người của kiếp người của định mệnh toàn vẹn. Khi Nguyễn Du nói “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”, ông không nói trong thảm kịch mà nói trên hay nói ngoài thảm kịch), tiếp tục nhìn ở đó tâm sự, nỗi lòng không phải của tác giả Nguyễn Du mà của đại thần Nguyễn Du luôn ray rứt tâm trạng hoài Lê, sự việc này: hậu quả tất nhiên của nhà phê bình chỉ căn cứ trên nội dung sơ đẳng của tác phẩm (mặc dù với lối loại suy nông cạn đó, người ta không còn cách nào tàn nhẫn hơn để “giết” một tác giả, một tác phẩm: Đoạn trường tân thanh chỉ còn là một phương tiện để tác giả biện minh thái độ chính trị của mình), tiếp tục lải nhải tranh luận về một Đoạn trường tân thanhcó hay không một giá trị đạo đức (có hay không để làm gì? Những phạm trù đạo đức liệu có thể đem lại gì cho một tác phẩm?) v.v… thiết tưởng chừng đó Đoạn trường tân thanh hãy còn là một tác phẩm chưa thật sự đọc tới bao giờ. Và Đoạn trường tân thanh, những tiếng mới về một nỗi đau lòng cũ đó hãy còn là lời lẽ chưa xác định, không ngớt đòi hỏi sự xác định cho nó. Và Nguyễn Du vẫn tiếp tục gần gũi đồng thời xa cách muôn trùng.
Nguyễn Quốc Trụ
Nguyễn Du giữa chúng ta
Bây giờ đọc Truyện Kiều, chúng ta hy vọng sẽ khám phá thêm được những gì ở trong hơn ba ngàn câu thơ đó? Liệu những độc giả bây giờ và sau này sẽ hài lòng với những giải thích đã có về Kiều? Tại sao cái cửa sổ mở sang khu vườn tình ái thơ mộng (mở sang khu vườn Thuý), lại bị đóng chặt mãi mãi chỉ vì “một tên xưng xuất, tại thằng bán tơ”. Liệu chúng ta, ngoài mớ giải thích về nguyên nhân nhân quả lấy từ Phật, có thể chấp nhận có một thảm kịch ở trong Truyện Kiều, một thứ thảm kịch kiểu Hy Lạp, theo đó, thảm kịch là cái không thể giải thích được, là con mắt của Định mệnh mở trừng trừng, là gã Oedipe tuy biết nhưng không thể tránh khỏi phải giết cha, lấy mẹ, theo đó, thảm kịch là cái không chấp nhận bất cứ một giải thích nào.
Và có thật một tâm sự hoài Lê của một cựu thần, và có thật người cựu thần đó đã cặm cụi thức thâu đêm suốt sáng, cố gắng moi óc, vắt tim sáng tạo nên 3.254 câu thơ, chỉ để bày tỏ một thái độ Khổng học, thứ triết lý giáo dục đẳng cấp mà chúng ta không thể nào tìm thấy, dù một mảy may, trong suốt cuốn truyện, trong suốt cuộc đời “thanh y hai lượt thanh lâu hai lần” của nàng Kiều?
Và tại sao cùng một tâm sự hoài Lê, hoài quân vương đó cho những tác phẩm khác nữa như Mai Đình mộng ký, Cung oán ngâm khúc?
Chúng ta sẽ phải hiểu chữ “nghiệp” như thế nào? Theo ý nghĩa Phật học hay theo một ý hướng văn chương, theo tinh thần của sự sáng tạo?
Chúng ta có thể vay mượn lý thuyết phân tâm học để coi Đạm Tiên như là tiềm thức của Kiều, coi Kiều như một nhân vật bị bệnh mộng tưởng (một visionnaire giống như những nhân vật của Julien Green chẳng hạn). Chúng ta có thể vay mượn triết lý hiện sinh, triết lý Mác-xít, và tất cả những triết lý hiện chúng ta đang có để chú giải Kiều? Chúng ta có thể quả quyết tất cả những chú giải trước đây về Kiểu đều sai, cho nên chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu?
Và tại sao chúng ta vẫn còn tiếp tục đọc Kiều, tiếp tục tìm cách chú giải Kiều?
Trước hết, mọi chú giải trước đây, bây giờ, và sau này về một tác phẩm lớn cỡ Đoạn
trường tân thanh, Cung oán ngâm khúc… đều là những khiếm khuyết, những défauis bên
cạnh tác phẩm. Chú giải bao giờ cũng chỉ là cái thiếu bên cạnh
cái đủ là tác phẩm. Heidegger cũng đã phát tự biện minh khi làm công
việc chú giải thơ Holderlin, đại khái ông nói: “Kẻ chú giải phải xử sự như một
thừa thãi, vô ích trước tác phẩm. Và bước chân cuối cùng của kẻ chú giải (phát
giác quan trọng nhất của gã về tác phẩm) đẩy gã vào bóng tối, làm gã biến mất
trước sự khẳng định đơn thuần của chính tác phẩm. Thơ, theo Heidegger, là một
cái chuông treo lơ lửng giữa trời, và một chút tuyết nhỏ nào đó rơi trên nó,
làm nó kêu rộn ràng, từ một hoà điệu cho đến khi trở thành hỗn độn. Một chút
xíu tuyết, đó là hình ảnh của một lời chú giải vậy. Một lời chú giải (một tiếng
nói phê bình) mang trong nó một chút kỳ dị là càng tự bày tỏ, khẳng định, nó
càng dễ tự xoá, tự biến mất. Tiếng nói phê bình biến mất trong khi tự bày tỏ.
Nó là sự có mặt luôn luôn sẵn sàng vắng mặt. Phê bình, chú giải chỉ là lùi bước
trước tác phẩm, tạo một khoảng cách càng rộng càng tốt giữa tiếng nói phê bình
và tiếng nói sáng tạo. Phê bình gia là một độc giả trong những độc giả nhưng hắn
hiểu rõ hơn những độc giả khác tại sao hắn để mất cái mà hắn khám phá ra được về
tác phẩm. Hắn phá hoại nhiều hơn là xây dựng.
Tiếng nói phê bình do đó là tiếng nói của sự im lặng. Nó từ chối tham dự vào lịch sử con người cũng như lịch sử văn chương. Nó không lý luận, không là trùng phúc và cũng không là biện chứng. Tại sao thế? Trước hết nó tự hiểu nó không là gì trước lịch sử loài người, nó không nói được một điều gì quan trọng, trường cửu… trước cái vô cùng quan trọng là lịch sử, lịch sử với những định luật tàn khốc, vững chắc nhất của nó (những định luật về chiến tranh, về đấu tranh giai cấp, về vong thân… chẳng hạn). Đối với lịch sử văn chương nói riêng, tiếng nói phê bình từ chối những tiếng nói phê bình cất lên trước nó. Nó không có anh em họ hàng. Nó không liên hệ gì với triết học, với những khoa học nhân văn (xã hội học, nhân chủng học…). Tiếng nói phê bình là cô đơn, là nói lảm nhảm một mình. Nhưng chính vì cô đơn, vì là cái có mặt nhưng luôn luôn sửa soạn biến mất, cho nên tiếng nói phê bình đã tham dự vào chính thực-tại-tác-phẩm, là tác phẩm. Tiếng nói phê bình là tác phẩm đi từ ngoài vào, là ánh sáng của bóng tối, là tiếng nói của im lặng. Phê bình tức là mở tác phẩm ra phần ánh sáng không phải của trí tuệ, trí thông minh, hoặc học vấn.
Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều, là độc giả đầu tiên và cũng là người chú giải thứ nhất về chính tác phẩm của mình. Bởi vì hai câu: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” là một chú giải thứ nhất Truyện Kiều. Bởi vì một tác giả bao giờ cũng là một chú giải, một phê bình gia “en puissance”, khi người đó đọc lại tác phẩm của mình. Đó là câu nói cuối cùng của tác giả (của tác phẩm) và cũng là câu nói đầu tiên của tác giả (người chú giải) về tác phẩm.
Trong câu nói đầy giọng cảm khái đó của Nguyễn Du, có cái đam mê của sự đọc, có cái sáng suốt của sự viết, có cái vẻ bất động tiêu cực của chiếm hữu sáng tạo và có cái tự do vô cùng của sáng tạo.
Một nhà văn xuất hiện và mở ra ngay trong gã cái được gọi là vụ án văn chương (Chaque écrivain qui nait ouvre en lui le procès de la littérature. - R. Barthes. Le degré zéro de l’écriture). Nguyễn Du, cùng với tác phẩm Kiều và hai câu khẩm chiếm khi sắp chết, đã mở ra tất cả những tại sao của văn chương và của phê bình văn chương vậy.
Và nếu có thể có một tâm sự Nguyễn Du thì đó là một tâm sự “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Đó là tâm sự của một tác giả đi tìm độc giả. Đó là tâm sự của Orphée khi đi tìm Eurydice.
Là một lời viết kêu gọi một lời đọc.
Đi tìm tâm sự Nguyễn Du cũng chính là đi tìm ý nghĩa đầu tiên (sau cùng) của sáng tạo. Đó cũng là một công cuộc tìm kiếm cái hữu (l’être) của thơ, của Đoạn trường tân thanh vậy.
Đi tìm tâm sự Nguyễn Du tức là tìm cách trả lời câu hỏi của tác giả Truyện Kiều gửi lại hậu thế, tìm cách trả lời những câu hỏi đến từ một câu hỏi:
Một câu hỏi, đó là: “Bất tri tam bách…”.
Những câu hỏi, đó là: Thơ là gì? Văn chương là gì? Viết là gì? Tại sao viết? Viết cho ai? Đọc là gì? Tại sao đọc?
Những câu hỏi đưa đến một bản thể học của văn chương vậy.
Tiếng nói phê bình do đó là tiếng nói của sự im lặng. Nó từ chối tham dự vào lịch sử con người cũng như lịch sử văn chương. Nó không lý luận, không là trùng phúc và cũng không là biện chứng. Tại sao thế? Trước hết nó tự hiểu nó không là gì trước lịch sử loài người, nó không nói được một điều gì quan trọng, trường cửu… trước cái vô cùng quan trọng là lịch sử, lịch sử với những định luật tàn khốc, vững chắc nhất của nó (những định luật về chiến tranh, về đấu tranh giai cấp, về vong thân… chẳng hạn). Đối với lịch sử văn chương nói riêng, tiếng nói phê bình từ chối những tiếng nói phê bình cất lên trước nó. Nó không có anh em họ hàng. Nó không liên hệ gì với triết học, với những khoa học nhân văn (xã hội học, nhân chủng học…). Tiếng nói phê bình là cô đơn, là nói lảm nhảm một mình. Nhưng chính vì cô đơn, vì là cái có mặt nhưng luôn luôn sửa soạn biến mất, cho nên tiếng nói phê bình đã tham dự vào chính thực-tại-tác-phẩm, là tác phẩm. Tiếng nói phê bình là tác phẩm đi từ ngoài vào, là ánh sáng của bóng tối, là tiếng nói của im lặng. Phê bình tức là mở tác phẩm ra phần ánh sáng không phải của trí tuệ, trí thông minh, hoặc học vấn.
Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều, là độc giả đầu tiên và cũng là người chú giải thứ nhất về chính tác phẩm của mình. Bởi vì hai câu: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” là một chú giải thứ nhất Truyện Kiều. Bởi vì một tác giả bao giờ cũng là một chú giải, một phê bình gia “en puissance”, khi người đó đọc lại tác phẩm của mình. Đó là câu nói cuối cùng của tác giả (của tác phẩm) và cũng là câu nói đầu tiên của tác giả (người chú giải) về tác phẩm.
Trong câu nói đầy giọng cảm khái đó của Nguyễn Du, có cái đam mê của sự đọc, có cái sáng suốt của sự viết, có cái vẻ bất động tiêu cực của chiếm hữu sáng tạo và có cái tự do vô cùng của sáng tạo.
Một nhà văn xuất hiện và mở ra ngay trong gã cái được gọi là vụ án văn chương (Chaque écrivain qui nait ouvre en lui le procès de la littérature. - R. Barthes. Le degré zéro de l’écriture). Nguyễn Du, cùng với tác phẩm Kiều và hai câu khẩm chiếm khi sắp chết, đã mở ra tất cả những tại sao của văn chương và của phê bình văn chương vậy.
Và nếu có thể có một tâm sự Nguyễn Du thì đó là một tâm sự “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Đó là tâm sự của một tác giả đi tìm độc giả. Đó là tâm sự của Orphée khi đi tìm Eurydice.
Là một lời viết kêu gọi một lời đọc.
Đi tìm tâm sự Nguyễn Du cũng chính là đi tìm ý nghĩa đầu tiên (sau cùng) của sáng tạo. Đó cũng là một công cuộc tìm kiếm cái hữu (l’être) của thơ, của Đoạn trường tân thanh vậy.
Đi tìm tâm sự Nguyễn Du tức là tìm cách trả lời câu hỏi của tác giả Truyện Kiều gửi lại hậu thế, tìm cách trả lời những câu hỏi đến từ một câu hỏi:
Một câu hỏi, đó là: “Bất tri tam bách…”.
Những câu hỏi, đó là: Thơ là gì? Văn chương là gì? Viết là gì? Tại sao viết? Viết cho ai? Đọc là gì? Tại sao đọc?
Những câu hỏi đưa đến một bản thể học của văn chương vậy.
Bởi vì, gạt bỏ những chú giải xã hội, chính trị, “có một tâm sự hoài Lê” ở
trong Kiều, gạt bỏ những ý hướng phê bình nhằm đưa Nguyễn Du đến giường bệnh,
những ý hướng, toan tính phê bình mà chắc chắn chúng ta không thể chấp nhận được,
hoặc chỉ chấp nhận tới một giới hạn nào đó, chúng ta chỉ có thể tiếp tục đọc Kiều
và chú giải Kiều bằng chính tác phẩm Kiều và bằng lời chú giải thứ nhất của
chính tác giả, trên đường đi tìm kiếm cái nghiệp của sự viết, cái tâm
sự của tác giả muốn gửi gấm lại người đọc. Một công cuộc tìm kiếm cái nghiệp của
sự viết (cái hữu của sự sáng tạo) như vậy sẽ giúp chúng ta hiểu được
những “khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”, những “Rằng hay thì thực là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”, những “Đã mang lấy nghiệp vào
thân”, những “Xưa nay sầu thảm, nay sao vui vầy?”…
Kafka, trong một bức thư gửi cho bạn, viết: “Nhà văn là một bouc-émissaire của nhân loại. Nhờ hắn mà nhân loại có thể vui hưởng tội lỗi một cách ngây thơ vô tội”. Chính niềm hoan lạc ngây thơ vô tội này là sự đọc. Sự viết mang trong nó mầm bất hạnh, nhưng sự đọc lại là hân hoan, lại là ân sủng. Một nhân xấu cho một quả tốt. Viết là một sự vật ai oán (chose nocturne), là cái ngậm đắng, nuốt cay, là cái nghiệp, là cái sầu thảm. Nhưng đọc lại là ân huệ, là an hưởng tội lỗi một cách không tội lỗi, (một cách thơ ngây vô tội). Viết là một tác động xấu (activité mauvaise) nhưng đọc lại là cái bất động, cái tiêu cực sung sướng. Cái hữu của sự viết là bất hạnh trong khi bản tính của sự đọc lại là hạnh phúc, mặc khải…
Chúng ta phải hiểu cái tâm sự của Nguyễn Du (nếu có thể gọi đó là một tâm sự) như một niềm ao ước, một hy vọng cảm thông ở nơi người đọc. Bởi vì viết là chỉ mong được đọc, như Sartre nói, viết mà không mong được đọc, được biết tới chỉ là một thất bại. Được đọc, được thông cảm và được tha thứ. Bởi vì nhà văn là một kẻ phạm tội; một kẻ bị kết án phải viết. Nhà văn là gã Oedipe bị lời nguyền rủa độc ác phải lấy mẹ giết cha. Nhà văn là gã Sisyphe bị kết án suốt đời vác đá. (Chúng ta không có ý định, ở đây, nhằm đưa tới kết luận nhà văn phải có một đời sống vật chất hoặc tinh thần khốn nạn, khổ sở, để nhờ đó mà văn chương trở nên vinh quang, người đọc trở thành sung sướng). Hắn là một kẻ trầm luân, hắn là sự khổ, là bất hạnh. Hắn mang cái nghiệp viết bất hạnh đó vào thân. Hắn là một thứ bouc-émissaire. Một gã tội phạm.
Và kẻ tội phạm đó mong được đọc, được hiểu, được thông cảm, tha thứ, mong được hưởng những giọt nước mắt khóc thương. Tâm sự của Nguyễn Du mong gửi gấm nơi người đọc cũng chính là tâm sự, là nỗi lòng của chàng nhạc sĩ Orphée lặn lội nơi địa ngục để tìm kiếm nàng Eurydice thân yêu vậy.
Kafka, trong một bức thư gửi cho bạn, viết: “Nhà văn là một bouc-émissaire của nhân loại. Nhờ hắn mà nhân loại có thể vui hưởng tội lỗi một cách ngây thơ vô tội”. Chính niềm hoan lạc ngây thơ vô tội này là sự đọc. Sự viết mang trong nó mầm bất hạnh, nhưng sự đọc lại là hân hoan, lại là ân sủng. Một nhân xấu cho một quả tốt. Viết là một sự vật ai oán (chose nocturne), là cái ngậm đắng, nuốt cay, là cái nghiệp, là cái sầu thảm. Nhưng đọc lại là ân huệ, là an hưởng tội lỗi một cách không tội lỗi, (một cách thơ ngây vô tội). Viết là một tác động xấu (activité mauvaise) nhưng đọc lại là cái bất động, cái tiêu cực sung sướng. Cái hữu của sự viết là bất hạnh trong khi bản tính của sự đọc lại là hạnh phúc, mặc khải…
Chúng ta phải hiểu cái tâm sự của Nguyễn Du (nếu có thể gọi đó là một tâm sự) như một niềm ao ước, một hy vọng cảm thông ở nơi người đọc. Bởi vì viết là chỉ mong được đọc, như Sartre nói, viết mà không mong được đọc, được biết tới chỉ là một thất bại. Được đọc, được thông cảm và được tha thứ. Bởi vì nhà văn là một kẻ phạm tội; một kẻ bị kết án phải viết. Nhà văn là gã Oedipe bị lời nguyền rủa độc ác phải lấy mẹ giết cha. Nhà văn là gã Sisyphe bị kết án suốt đời vác đá. (Chúng ta không có ý định, ở đây, nhằm đưa tới kết luận nhà văn phải có một đời sống vật chất hoặc tinh thần khốn nạn, khổ sở, để nhờ đó mà văn chương trở nên vinh quang, người đọc trở thành sung sướng). Hắn là một kẻ trầm luân, hắn là sự khổ, là bất hạnh. Hắn mang cái nghiệp viết bất hạnh đó vào thân. Hắn là một thứ bouc-émissaire. Một gã tội phạm.
Và kẻ tội phạm đó mong được đọc, được hiểu, được thông cảm, tha thứ, mong được hưởng những giọt nước mắt khóc thương. Tâm sự của Nguyễn Du mong gửi gấm nơi người đọc cũng chính là tâm sự, là nỗi lòng của chàng nhạc sĩ Orphée lặn lội nơi địa ngục để tìm kiếm nàng Eurydice thân yêu vậy.
Tôi đã định theo gót Tiên phong Mộng liên đường chủ nhân, trong khi đề tựa Kiều,
đi tìm một cuộc biến chuyển ngôn ngữ, từ lục Phong tình sang Đoạn
trường tân thanh (thành ra cái lục Phong tình thì vẫn là cái lục cũ, mà
cái tiếng đoạn trường thì lại là cái tiếng mới vậy) rồi từ Đoạn
trường tân thanh sang Truyện Thuý Kiều. Bằng hai tiếng “tân thanh”,
chúng ta có thể đi đến những định nghĩa về thơ: Thơ là lời nói, thơ là biến động,
thơ là cái ngôn ngữ trẻ nhất, mới nhất. Bằng chữ truyện chúng ta có
thể coi Kiều như một cuốn tiểu thuyết và nếu đã coi đó là một cuốn tiểu
thuyết, chúng ta sẽ phải tìm kiếm một nội dung và một hình thức của nó. Chúng
ta sẽ giải thích cái hậu của Truyện Kiều như của bất cứ một
cuốn tiểu thuyết nào (như thế chúng ta có thể tránh được những giải thích vay
mượn từ Phật học, như trường hợp Trần Trọng Kim chú giải Kiều).
Nhưng công việc đó đòi hỏi một thời gian nghiên cứu quá dài.
Chú thích:
Nhưng công việc đó đòi hỏi một thời gian nghiên cứu quá dài.
Chú thích:
[1] Có chỗ chép là “khô cốt hữu duyên mai giản tịch”
[2] Chữ “vong” đọc “vương” vì theo vận toàn bài. Có chỗ chép là “vị hoa mang”. Nghĩa là “mải miết vì hoa”. “Vị hoa vương” là bỏ mình vì hoa. Câu kết ý nói: “Thà mang tiếng đam mê sách vở còn hơn say đắm theo hoa (Chết vì sách còn hơn chết vì hoa).
[3] Nguyễn Trọng Trí là một danh nhân tỉnh Bình Định. Hay chữ nổi tiếng. Đỗ cử nhân triều Tự Đức và có dự phong trào Cần Vương chống Pháp (1985-1987).
[4] Vương Xán đời Tam quốc có bài “Đăng lâu phú” tả cảnh tha hương và niềm cố quận rất thống thiết.
[5] Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền có chép rõ tình cảnh các người con.
[2] Chữ “vong” đọc “vương” vì theo vận toàn bài. Có chỗ chép là “vị hoa mang”. Nghĩa là “mải miết vì hoa”. “Vị hoa vương” là bỏ mình vì hoa. Câu kết ý nói: “Thà mang tiếng đam mê sách vở còn hơn say đắm theo hoa (Chết vì sách còn hơn chết vì hoa).
[3] Nguyễn Trọng Trí là một danh nhân tỉnh Bình Định. Hay chữ nổi tiếng. Đỗ cử nhân triều Tự Đức và có dự phong trào Cần Vương chống Pháp (1985-1987).
[4] Vương Xán đời Tam quốc có bài “Đăng lâu phú” tả cảnh tha hương và niềm cố quận rất thống thiết.
[5] Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền có chép rõ tình cảnh các người con.
Nguồn: Tạp chí Văn, Nghiên cứu và Phê bình văn học,
năm thứ nhất, đệ tứ tam cá nguyệt 1967, tập 3. Chi phiếu, bưu phiếu đề tên ông
Nguyễn Đình Vượng. Thư từ, bản thảo, ấn phẩm đề tên ông Trần Phong Giao. Giao
thiệp trực tiếp về mọi việc xin hỏi ông Gia Tuấn. Số 38, Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn.
Điện thoại: 23.595. Giá 30 đồng. Bản điện tử do talawas thực hiện.
14/5/2008
Tạp chí Văn
Theo http://www.talawas.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét