Dòng nhạc thời gian
Đoàn
Chuẩn - Từ Linh
Ðoàn Chuẩn được xem là một trong ba nhạc sĩ chuyên viết về mùa Thu. Hai người đi trước là Ðặng Thế Phong và Văn Cao. Thế nhưng, khác với hai nhạc sĩ nghèo kia, Ðoàn Chuẩn là công tử thành phố Cảng, tức Hải Phòng. Ông sinh năm 1924 trong một gia đình giàu có, chủ nhân hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng khắp Ðông Dương, đã được nhắc tới trong câu tục ngữ: “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần/ Nước mắm Vạn Vân, cá rô Ðầm Sét”.
Công tử thành phố Cảng nổi tiếng là người hào hoa, có thú chơi xe hơi. Vào thủa mà đa số người dân thành phố chỉ đủ khả năng sắm một chiếc xe đạp, thì Ðoàn Chuẩn đã làm chủ tới sáu chiếc xe hơi. Trong đó có một chiếc Ford Frégatte độc nhất tại miền Bắc, và một chiếc Buick cùng đời cùng kiểu với xe của Thủ Hiến Bắc Kỳ.
Ðoàn Chuẩn được xem là một trong ba nhạc sĩ chuyên viết về mùa Thu. Hai người đi trước là Ðặng Thế Phong và Văn Cao. Thế nhưng, khác với hai nhạc sĩ nghèo kia, Ðoàn Chuẩn là công tử thành phố Cảng, tức Hải Phòng. Ông sinh năm 1924 trong một gia đình giàu có, chủ nhân hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng khắp Ðông Dương, đã được nhắc tới trong câu tục ngữ: “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần/ Nước mắm Vạn Vân, cá rô Ðầm Sét”.
Công tử thành phố Cảng nổi tiếng là người hào hoa, có thú chơi xe hơi. Vào thủa mà đa số người dân thành phố chỉ đủ khả năng sắm một chiếc xe đạp, thì Ðoàn Chuẩn đã làm chủ tới sáu chiếc xe hơi. Trong đó có một chiếc Ford Frégatte độc nhất tại miền Bắc, và một chiếc Buick cùng đời cùng kiểu với xe của Thủ Hiến Bắc Kỳ.
Đoàn Chuẩn thời còn bé, cùng gia đình ở Hải Phòng
Ông về Hà Nội học tây ban cầm với Nguyễn Thiện Tơ một thời gian, rồi quay sang
thọ giáo hạ uy cầm với William Chấn. Người ta cho rằng nét nhạc dịu dàng,
tha thiết trong các sáng tác của ông là do ảnh hưởng của loại nhạc cụ này. Năm
1947, sau khi kháng chiến bùng nổ, gia đình ông dời về Thanh Hóa. Tại đây ông
gặp gỡ Tô Vũ, tác giả bản “Em Ðến Thăm Anh Một Chiều Mưa”, cùng đi hát với
Ngọc Bích. Năm 1948, Ðoàn Chuẩn sáng tác bản nhạc đầu tay, “Tình Nghệ Sĩ”.
Ca khúc này được giới thưởng ngoạn đón nhận ngay, có lẽ vì nhạc của ông giản dị
mà thấm thía, nhẹ nhàng mà lắng đọng, nhất là gần gũi với người nghe.
Ðây khách ly hương mấy thu vàng ấm…
Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng…
Mơ tới bên em em tô quầng mắt…
Em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung…
Ðây khách ly hương mấy thu vàng ấm…
Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng…
Mơ tới bên em em tô quầng mắt…
Em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung…
Tung phấn
hương yêu qua muôn lời hát…
Bay tới bên em tới em thầm nhắc…
Ðây ý tơ xưa đâu duyên tình cũ…
Bóng anh phai dần ái ân tàn theo…
Mối tình nghệ sĩ như giấc mơ…
Chóng tàn vì vương muôn ý thơ…
Mỗi chiều ngàn tiếng tơ khóc than
Còn nhắc mãi tới đêm nao trăng về…
Vào
khoảng năm 1949, Ðoàn Chuẩn theo một đoàn cứu thương lên chiến khu và sáng tác
bản “Ðường Về Việt Bắc”. Mặc dù tựa đề mang đầy màu sắc kháng chiến, ngay ở câu
đầu Ðoàn Chuẩn đã cho biết đây là một bản nhạc tình:
“Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng…”
“Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng…”
Đoàn Chuẩn (giữa) và ban nhạc hạ uy cầm
Tới đây, chúng tôi xin phép đi ra ngoài đề để nói về một cái sai cố tình của
nhiều người. Ðó là việc đổi tựa đề bản “Ðường Về Việt Bắc” thành “Ðường Về Miền
Bắc”. Vì lý do chính trị, sau này khi hát một số ca-khúc hoặc sử dụng những bài
thơ sáng tác thời kháng chiến, người ta đã thay đổi một vài chữ cho phù hợp với
thời thế. Chẳng hạn, mấy chữ “anh du kích” trong bản “Sơn Nữ Ca” của Trần Hoàn
được thay bằng “anh lữ khách”. Hoặc câu “Nàng có ba người anh đi bộ đội” trong
bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” của Hữu Loan được đổi thành “Nàng có ba người anh đi
quân đội”. Thế nhưng, trong khi hai trường hợp kể trên có thể chấp nhận được,
thì việc đổi tựa bản “Ðường Về Việt Bắc” thành “Ðường Về Miền Bắc” không thể
chấp nhận bởi vì nó vô lý và vô nghĩa. Bài này được Ðoàn Chuẩn viết khi ông
đang ở miền Bắc và đi lên chiến khu Việt Bắc, chứ không phải từ miền Trung hay
miền Nam đi ra miền Bắc. Rất tiếc, có thể nói tới 99% những nhà xuất bản nhạc,
sản xuất băng nhạc tại miền Nam trước năm 1975 và tại hải ngoại sau này đã quên
hẳn tựa đề nguyên thủy của bài hát nói trên. Thiết nghĩ đây là một sự húy kỵ không
cần thiết, nếu không muốn nói là xem thường tác giả.
Hình thời thanh niên, được dùng để
quảng cáo cho thương hiệu Vạn Vân
Năm 1950, chỉ một thời gian ngắn sau khi theo đoàn cứu thương, Ðoàn Chuẩn bỏ
kháng chiến để trở về Hà Nội. Tại đây, ông cho phổ biến một số sáng tác có sẵn,
đồng thời làm thêm những bản mới. Trong mọi sáng tác của Ðoàn Chuẩn, trừ bản
“Gửi Người Em Gái”, tất cả còn lại đều được ghi tác giả là “Ðoàn Chuẩn Từ
Linh”, hoặc một cách chi tiết hơn, “nhạc Ðoàn Chuẩn, lời Từ Linh”.
Từ Linh là một người bạn thân của Ðoàn Chuẩn, di cư vào Nam năm 1954 và sau đó
không ai nghe nói tới ông nữa. Có người nói ông mất năm 1987, người khác lại
nói năm 1992. Riêng Ðoàn Chuẩn thì cho biết dù có ký tên Từ Linh, tất cả các
ca khúc đều do ông sáng tác cả nhạc lẫn lời. Tại sao ông lại ghi tên Từ Linh
vào tác phẩm của mình là một bí mật riêng tư. Tại Hà Nội, các sáng tác của Ðoàn
Chuẩn được nồng nhiệt đón nhận, được nhà xuất bản nhạc Tinh Hoa và các đài
phát thanh đua nhau phổ biến. Tổng cộng từ năm 1948 tới năm 1956, Ðoàn Chuẩn
sáng tác được 16 ca khúc, nhưng chỉ cho phổ biến 10 bản được xem là những
tình khúc để đời.
Như chúng tôi đã trình bày ở đoạn mở đầu, Ðoàn Chuẩn được xem là một trong ba
nhạc sĩ chuyên viết về mùa Thu, sau Ðặng Thế Phong và Văn Cao. Tuy cùng là mùa
Thu ở miền Bắc, nhưng Thu trong các sáng tác của ba tác giả đều khác nhau. Thu
trong nhạc của Ðặng Thế Phong là Thu tuyệt vọng, như ông viết trong bản “Giọt
Mưa Thu”: “Ai nức nở thương đời, châu buông mau/ Dương thế bao la sầu.” Còn Thu
trong nhạc của Văn Cao là tiếng kêu khắc khoải của những tâm hồn cô đơn, như
trong bản “Buồn Tàn Thu”: “Ai lướt đi ngoài sương gió/ Không dừng chân đến em
bẽ bàng/ Ðêm mùa Thu chết/ Nghe mùa Thu rớt rơi theo lá vàng…”
Ca sĩ Mộc Lan, nguyên mẫu
của bài “Gửi Người Em Gái Miền Nam”
Thu của Ðoàn Chuẩn thì trái lại, là Thu quyến rũ, Thu của trời xanh, của những
tà áo xanh, những lá thư tình màu xanh, của gió lộng mây ngàn. Cho tới lúc ấy
hình như chưa có một nhạc sĩ nào đem lại cho mùa Thu những dáng nét tuyệt mỹ,
những thơ mộng êm đềm như Ðoàn Chuẩn. Cũng lá vàng rơi tan tác, cũng những cánh
chim ngập ngừng, nhưng sao Thu của Ðoàn Chuẩn đáng yêu quá. Hay vì ông yêu
người nên yêu cả mùa Thu?
Với bao tà áo xanh đây mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
Lá vàng từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian
Với bao tà áo xanh đây mùa thu
Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
Lá vàng từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi phím tơ đồng tìm duyên
Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân
Về đôi mắt như hồ thu
Thấy hối tiếc nhiều
Thuyền đã sang bờ
Ðường về không lối
Giòng đời trôi đã về chiều
Mà lòng mến còn nhiều
Ðập gương xưa tìm bóng
Nhưng thôi tiếc mà chi
Chim rồi bay, anh rồi đi
Ðường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng
Gửi phím tơ đồng tìm duyên
Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân
Về đôi mắt như hồ thu
Thấy hối tiếc nhiều
Thuyền đã sang bờ
Ðường về không lối
Giòng đời trôi đã về chiều
Mà lòng mến còn nhiều
Ðập gương xưa tìm bóng
Nhưng thôi tiếc mà chi
Chim rồi bay, anh rồi đi
Ðường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng
Ðoàn
Chuẩn là một con người hào phóng, điều đó không đáng ngạc nhiên vì ông
xuất thân là công tử thành phố Cảng. Ông còn là con người đa tình, đa tình theo
nghĩa văn nghệ. Việc này cũng chẳng có gì đáng trách, mà đã được chính Ðoàn
phu nhân xác nhận và thông cảm. Nhưng có một điều mà có lẽ sau này một số người
phải ân hận, vì trước kia đã nhìn Ðoàn Chuẩn với một cặp mắt thiếu trân trọng,
đó là những người cho rằng ông là con nhà giàu, làm nhạc để mà chơi. Phải đợi
tới sau năm 1954, khi nhạc của ông bị cấm hát tại miền Bắc và được phổ biến sâu
rộng, được yêu mến trong giới ca sĩ, trong tầng lớp trí thức, sinh viên
học sinh ở trong Nam, những người nói trên mới nhận ra rằng Ðoàn Chuẩn không
làm nhạc để mà chơi như họ nghĩ. Có thể khi học nhạc ông chỉ học để mà chơi.
Nhưng khi bước vào lãnh vực sáng tác, ông đã sáng tác với cả tâm hồn.
Thu đi cho
lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé
ngồi trong thuyền hoa
tình duyên đành dứt
Có những đêm về sáng
Có những đêm về sáng
đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi
mà phung phí đời em không tiếc nhớ
Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta
Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi
Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta
Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi
Sáng tác
sau cùng trong số 10 tình khúc của Ðoàn Chuẩn đã được ông viết vào năm 1956, đó
là bản “Gửi Người Em Gái”, viết cho một người con gái đã di cư vào Nam năm
1954. Lại thêm một giai thoại đẹp và buồn về cuộc đời và sự nghiệp của công tử
thành phố Cảng, người nghệ sĩ tài tử đáng yêu đã để lại cho chúng ta những bản
tình ca muôn thuở…
Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Ðượm đà phong kín cánh mong manh tấm hoa lòng
Hà Nội chờ đón tết vắng bóng người đi liễu rũ mà chi
Ðêm tân xuân Hồ Gươm sao long lanh
Hoa mai rơi rủ nhau nơi phương xa
Ðường phố vắng bóng đèn chạnh lòng tôi nhớ tới người em
Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương
mắt nồng rộn ý yêu thương
Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Ðượm đà phong kín cánh mong manh tấm hoa lòng
Hà Nội chờ đón tết vắng bóng người đi liễu rũ mà chi
Ðêm tân xuân Hồ Gươm sao long lanh
Hoa mai rơi rủ nhau nơi phương xa
Ðường phố vắng bóng đèn chạnh lòng tôi nhớ tới người em
Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương
mắt nồng rộn ý yêu thương
Ðôi mắt em nói nhiều tha thiết như dáng kiều
ôi tình yêu
Nhưng một sớm mùa thu giữa chân trời xanh ngát
Nàng đi gót hài xanh nàng đi cho dạ sao đành
Ðừng quên lối cũ ân tình nghĩa xưa
Rồi từ ngày ấy nước sông ngăn cách đôi lòng
Chuyện tình vỡ lỡ bến cô đơn không ai ngờ
Tình nghèo xa cách mãi em tôi đành ôm mối sầu mà đi
Em tôi đi màu son lên đôi môi
Khăn soan bay lả lơi trên hai vai
Nhìn xác pháo bên thềm gợi lòng tôi nhớ tới người em
Hoài Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét