Những bí ẩn của cuộc đời 3
Chương 17
Nghiệp Quả Giữa Cha Mẹ Và Con Cái
Trong nhiều thế kỷ, gia đình là một tổ chức riêng biệt mà người
gia trưởng là người cha, hay người mẹ, theo phong tục ở một vài xứ. Những tổ chức
gia đình ấy vẫn luôn luôn tồn tại ở khắp nơi. Theo một quan niệm duy vật, người
ta coi những trẻ con như là một sở hữu của cha mẹ của chúng: Chúng sinh ra do bởi
sự mang nặng đẻ đau và hy sinh của người mẹ; chúng được nuôi dưỡng do bởi sự
làm lụng khó khăn vất vả của cha mẹ. Nói về phương diện vật chất, những người
làm cha mẹ có một thể chất khỏe mạnh hơn, già dặn hơn thông minh hơn những đứa
con; vì lẽ đó, họ có quyền ngự trị trong gia đình.
Nhưng nói về phương diện tâm linh, thì không hề có vấn đề cha mẹ là tuyệt đối
cao cả hơn con cái. Tất cả sinh linh trong Trời Đất đều là những đơn vị bình đẳng
của toàn thể một cơ cấu rộng lớn. Trên bình diện tâm linh, cha mẹ không có sở hữu
con cái, thậm chí cũng không phải là những người sáng tạo ra con cái. Họ chỉ là
những phương tiện cho những linh hồn của những đứa con mượn chỗ đầu thai ở cõi
thế gian. Một sự vận hành mầu nhiệm trong cơ thể họ khiến cho họ giao hợp với
nhau trong một lúc và làm vận chuyển một cơ cấu cũng không kém mầu nhiệm, mà kết
quả là sự cấu tạo và sinh sản ra một thể xác hài nhị Cái thể xác đó trở nên chỗ
nương ngụ của một linh hồn khác cũng tiến hóa như chúng tạ Linh hồn ấy nhất thời
bị yếu kém và không biết nói, trách niệm và bổn phận của chúng ta trong sự nuôi
dưỡng cho nó lớn lên, đều là những kinh nghiệm rất quý báu cho tạ Đó là những
kinh nghiệm giúp ta khai mở đức hy sinh và bác ái, với một tấm lòng thương cảm
và trìu mến sâu xa thâm trầm.
Những sự việc tốt lành kể trên chỉ xảy ra khi người làm cha mẹ không có lòng
chiếm hữu và áp chế con cái dưới một hình thức nào đó. Trong quyển "The
Prophet", ông Khalil Gibran viết như sau:
"Con cái của anh sinh ra, không phải là của anh.
Chúng nó chỉ là con cái của "Sự sống bất diệt trường tồn"
Chúng nó do bởi anh sinh ra, chớ không phải là của anh.
Và tuy chúng sống chung với anh trong một nhà,
nhưng chúng không thuộc quyền sở hữu của anh.
Anh chỉ là những cái cung nhờ đó những đứa con anh lấy đà vùng vẫy,
chẳng khác nào như mũi tên bắn ra tận bốn phương trời.
Người Cung Thủ kéo sợi dây cung là nhằm mục đích hòa vui, và trong khi Người yeếu
cái mũi tên bay, Người cũng yêu cái cung còn ở lại."
Đối với con cái, những bậc phụ huynh không nên có một thái độ áp chế của kẻ bề
trên, hoặc một thái độ ganh ghét ruồng bỏ. Một thái độ bình thản ôn hòa là thái
độ thích nghi nhất của người cha mẹ đối với con cái mà họ có bổn phận nuôi dưỡng
chăm nom. Họ chỉ có được thái độ ấykhi nào họ hiểu biết điều chân lý căn bản
này, là tất cả chúng sinh, tất cả mọi sinh linh đều bình đẳng với nhau. Nói
theo danh từ thường dùng trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những người
làm cha mẹ là những con "Kinh vận hà" để cho nguồn sinh hoạt đi xuyên
qua, và nhờ đó những linh hồn có phương tiện để đầu thai ở cõi trần. Bởi vậy những
cặp nam nữ sắp sửa thành hôn được khuyên nhủ và dặn dò về tánh cách thiêng
liêng của sự giao hợp giữa vợ chồng. Quan điểm này đúng với quan điểm triết học
Ấn Độ cho rằng vấn đề tình dục và sinh lý giữa nam nữ có một ý nghĩa thiêng
liêng và cao quý. Nhưng bất hạnh thay, khoa Thần học cổ truyền của đạo Gia Tô lại
coi mọi vấn đề liên quan đến sự sinh dục như là dấu vết của tội lỗi. Do một sự
hiểu lầm đáng tiếc về biểu tượng diễn tả trong Chương La Genèse của bộ Thánh
Kinh, toàn thể nhân loại bị coi như là kết quả của "Tội lỗi nguyên thủy"
gây ra bởi ông Adam và bà Evẹ Tuy rằng lễ hôn phối hợp pháp hóa sự giao hợp giữa
vợ chồng, người ta vẫn nghĩa rằng con cái được sinh sản ra trong vòng tội lỗi.
Đó là những quan niệm sai lầm về vấn đề sinh lý tự nhiên của cơ thể con người
theo như ý muốn của Thượng Đế. Quan niệm sai lầm ấy có những hậu quả tâm lý rất
tai hại, gây nên những sự dồn ép sinh lý, ý niệm tội lỗi và những xung đột tâm
lý thuộc về loại trầm trọng và tê liệt nhứt.
Tuy nhiên, giải pháp đối tượng của vấn đề này không phải là tự do luyến ái, hay
tự do thỏa mãn dục tình. Giải pháp thích nghi là sự thông hiểu một cách tường tận
rằng cơ năng sinh sản sáng tạo của con người là một quyền năng thiêng liêng. Một
cuộc soi kiếp nói: "Ái tình và sự giao hợp với một thể xác tinh khiết là
cái kinh nghiệm thiêng liêng cao quý nhất một linh hồn có thể thâu thập trong một
kiếp sống ở cõi trần." Quan điểm này được nhấn mạnh trong nhiều cuộc soi
kiếp, và người ta nhận thấy nó trong những trường hợp mà một người phụ nữ muốn
biết xem nàng có thể nào có con được không? Trong những trường hợp đó đương sự
thường yêu cầu một cuộc khán bịnh rằng Thần Nhãn để xem nàng có thể tự chuẩn bị
bằng cách nào để thụ thai và sinh sản. Trong những cuộc khán bịnh đó, những
phép điều trị về cơ thể nêu ra rất nhiều, nhưng không có gì khác thường. Có
khác chăng là sự soi xét bằng Thần Nhãn giúp cho ông Cayce biết rõ nhu cầu của
mỗi cơ thể riêng biệt của mỗi người tùy theo trường hợp. Tuy nhiên, những cuộc
soi kiếp cũng nhấn mạnh về tánh cách quan trọng của sự chuẩn bị tư tưởng và tâm
linh, vì thái độ tinh thần của người mẹ sẽ hấp dẫn những linh hồn cùng có một
tâm trạng tương tự, theo luật "Đồng thinh tương ứng; đồng khí tương cầu."
Cuộc soi kiếp nói: Linh hồn này hãy nên biết rằng sự chuẩn bị tư tưởng và tâm linh
là một việc có tính cách sáng tạo, cũng cần thiết như sự chuẩn bị về thể chất,
có lẽ còn cần thiết hơn.
Đối với một người đàn bà ba mươi sáu tuổi hỏi ông rằng bà ấy còn hy vọng có con
hay không, cuộc soi kiếp nói: "Bà hãy tự luyện mình thành một khí cụ tốt
lành hơn về mọi mặt thể chất, trí não, và tâm linh. Người đời thường có thói
quen chỉ xem sự thụ thai như một việc làm thuộc về thể chất mà thôi."
Một cuộc soi kiếp khác nói: "Do sự giao hợp, con người có dịp tạo nên một
đường vận hà để cho đấng Tạo Hóa có thể hành động xuyên qua nàng bằng quyền
năng Sáng Tạo của Ngài. Vậy đương sự hãy cẩn thận coi chừgn thái độ của mình và
của người bạn trăm năm của mình khi các người tạo nên các cơ hội đó, vì linh hồn
đầu thai vào làm con các người sẽ có một tánh tình tùy thuộc một phần nào ở
thái độ của cha mẹ."
Những cuộc soi kiếp cho biết rằng những mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái
không phải do sự ngẫu nhiên tình cờ. Những sợi dây liên lạc thường đã có saün từ
những kiếp trước giữa người con với người mẹ hay người chạ Trong những trường hợp
rất hiếm mà sợi dây liên lạc đó không có, thì tình trạng gia đình tạo nên cái
hoàn cảnh thích ứng với nhu cầu tâm lý của đứa trẻ. Những hồ sơ Cayce cho biết
rằng vài đứa trẻ có một sợi dây duyên nghiệp với người cha mà không có với người
mẹ, hoặc đảo ngược lại, có duyên nghiệp với người mẹ mà không có người chạ
Trong những trường hợp đó, thườgn có một trạng thái dửng dưng giữa đứa con với
người cha hay người mẹ mà nó mới quen biết lần đầu tiên trong kiếp này. Những
trường hợp dưới đây chỉ cho ta thấy một cách đặc biệt nhiều mối liên hệ khác
nhau giữa cha mẹ và con cái.
Hai mẹ con người kia có một tình mẫu tử rất khắn khít: Họ đã là hai mẹ con
trong kiếp trước. Hai cha con người kia cũng có một tình phụ tử nồng nàn: Trong
một kiếp trước họ đã là hai anh em trong một gia đình. Một người mẹ không hạp với
con gái của bà: Họ chưa từng có sự liên hệ gì với nhau ở trong kiếp trước. Giữa
một người con gái kia với người mẹ của cô ấy, chỉ có một sự dửng dưng lạnh nhạt;
cuộc soi kiếp cho biết kiếp trước hai người là hai chị em ruột nhưng lại có một
mối bất hòa trầm trọng: Hai người thường xung đột cãi vả lẫn nhau, và vẫn chưa
hòa thuận trở lại. Hai cha con người kia kiếp trước là hai vợ chồng. Một người
mẹ và con gái thường xugn đột lẫn nhau: Trong kiếp trước, họ là hai bạn gái
tranh dành nhau một người đàn ông vàtranh dành địa vị. Trong hai mẹ con người,
người con trai hay lấn át người mẹ: Trong kiếp trước, họ là hai cha con, với sự
liên hệ gia đình trái ngược lại.
Những trường hợp đó chỉ rằng sự hấp dẫn của con cái đến với cha mẹ là do bởi sự
hành động của nhiều nguyên tắc. Những nguyên tắc đó nhiều đều ẩn dấu đối với cặp
mắt phàm của chúng tạ Những hồ sơ Cayce giúp cho ta có những tài liệu suy gẫm,
nhưng không có đầy đủ chi tiết để cho ta có thể dịch ra thành một định luật nhất
định.
Theo luật hấp dẫn, những người đồng thanh khí và giống nhau về tâm tình tánh chất
thường rút lại gần nhau. Nhưng đồng thời, vì những lý do nhân quả, những kẻ thù
nghịch cạnh tranh nhau và tâm tính tánh chất đối chọi nhau thường cũng hay rút
lại gần nhau. Một thí dụ điển hình là trường hợp một đứa trẻ được ông Cayce soi
kiếp khi mới lên năm tuổi. Cuộc soi kiếp cho biết những đặc tính của đứa trẻ là
thói ích kỷ, sự thờ ơ lãnh đạm và ngoan cố không chịu phục thiện khi y có lỗi.
Y có những khả năng tiềm tàng của một nhà khảo cứu khoa học. Trong một kiếp trước,
y là một nhà sưu tầm về tiềm lực của hơi nước như là một khí cụ sản xuất tinh lực.
Ở một kiếâp trước, y là một chuyên viên hóa học chế tạo cac loại chất nổ; trong
kiếp trước nữa y là một chuyên viên ngành cơ khí; và đi lùi về dĩ vãng một kiếp
nữa; người ta thấy y là một kỹ sư điện khí ở châu Atlantidẹ Bốn kiếp dành cho sự
hoạt động tích cực về ngành khoa học thực dụng đã làm ch đương sự hoạt động
tích cực về ngành khoa học thực dụng đã làm cho đương sự phát triển những khả
năng đặc biệt, nhưng y lại quá thiên về giá trị của khoa học vật chất mà khinh
rẻ giá trị của tình thương, đức tính mỹ lệ, và sự hợp nhất tâm linh của mọi
loài vạn vật.
Bởi đó, y có một thái độ thản nhiên lạnh lùng đối với người chung quanh. Cuộc
soi kiếp còn cho biết rằng đứa trẻ ấy sẽ thành công vẻ vang trong kiếp này nếu
nó theo đuổi ngành kỹ thuật điện khí, hay cơ khí dùng sức mạnh của hơi nước, và
gồm một công việc có dùng đến sự tính toán bằng phép đại số. Lời tiên tri đã tỏ
ra hoàn toàn đúng. Đứa trẻ ấy bây giời đã trở nên một viên kỹ sư điện khí và những
điểm chính trong tánh tình của y đều giống y như cuộc soi kiếp đã tiết lộ, tuy
rằng y đã có một sự thay đổi tánh tình nhờ ảnh hưỡng của hoàn cảnh gia đình
trong kiếp hiện tại.
Nếu nói rằng theo luật đồng khí tương cầu, những người giống nhau sẽ rút lại gần
nhau, thì trng trường hợp này có lẽ đứa trẻ đã sinh ra trong một gia đình khoa
học trí thức, mà người cha có lẽ là một kỹ sư và người mẹ là một giáo sư toán
pháp ở một trườgn Đại Học chẳng hạn. Nhưng trái lại, y lại sinh ra trong một
gia đình gồm những người nuôi lý tưởng vị tha, không có óc hoạt động thực tế.
Người cha có óc tín ngưỡng tôn giáo và thích hoạt động xã hội; người mẹ tuy rằng
bề xã giao hơi kém, nhưng có khuynh hướng hoạt động xã hội do ảnh hưởng của người
chạ Người anh cả của đứa trẻ cũng là một người có lý tưởng vị tha, và sự hoạt động
chính của y trong đời là giúp đỡ kẻ khác.
Xét về bề ngoài, thì sự đầu thai của một đứa trẻ như thế trong gia đình kể trên
không thể nói là do nhân quả gây nên. Tuy nhiên, dường như có một nguyên tắc sửa
đổi, chấn chỉnh những điều thiên lệch để đem lại sự thăng bằng trong tâm tính của
một con người. Có thể rằng linh hồn đứa trẻ đã nhận thấy sự khuyết điểm của
mình và đã chọn lựa đầu thai vào một gia đình có lý tưởng vị tha giúp đời, để
cho y có cơ hội phát triển khía cạnh vị tha bác ái trong tâm tính của y.
Trong kiếp hiện tại, đứa trẻ luôn luôn có dịp tiếp xúc với những người mà mục đích
chính trong đời là phụng sự kẻ khác. Óc thực tế của y thường ảnh hưởng đến những
người khác trong gia đình một cách lành mạnh, trái lại, lý tưởng vị tha của họ
hằng ngày đều nhắc nhở cho y biết rằng ngoài ra những giá trị thực tế và vật chất
của cuộc đời, còn có những giá trị đạo đức tâm linh. Tuy rằng kinh nghiệm đó
không có đem đến một sự thay đổi hoàn toàn trong cái giá trị căn bản của cuộc đời
y là khoa học thực dụng, nhưng nó đã ảnh hưởng đến con người của y bằng cách
làm cho y trở nên bớt ích kỷ khô khan và trở nên cởi mở hồn nhiên hơn về mặt
giao tế ngoài xã hội.
Như thế, việc chọn lựa hoàn cảnh để đầu thai dường như đã đạt được mục đích sửa
đổi tâm tính và cuộc đới của y ít nhất là một phần nào. Những tài liệu hồ sơ
Cayce chứng minh một cách đầy đủ rằng những linh hồn sắp sửa tái sinh trở lại
cõi trần có ít nhiều tự do trong việc chọn lựa hoàn cảnh và gia đình nào họ muốn
đầu thai. Có vài bằng chứng chỉ rằng đối với những linh hồn kém tiến hóa, thì sự
tự do chọn lựa ấy có giới hạn, nhưng nói chung thì sự lựa chọn cha mẹ để đầu
thai dường như là một cái đặc quyền của mỗi linh hồn. Người ta không dễ hiểu lý
do tại sao một linh hồn lại cố tình chịu đầu thai vào một nhà ổ chuột tôi tăm
trong ngõ hẻm, với những cha mẹ bần cùng khốn khó, một thể xác yếu đuối bệnh tật,
và những hoàn cảnh bất lợi khác. Xét qua bề ngoài thì dường như một sự chọn lựa
như thế có vẻ vô lý; nhưng nếu xét kỹ người ta thấy rằng điều ấy cũng có một lý
do sâu xa: Có khi một linh hồn cố ý chọn lựa một hoàn cảnh xấu xa bất lợi để
làm phương tiện lấy đà, hầu có nỗ lực cố gắng vượt qua mọi chướng ngại và chiến
thắng nghịch cảnh.
Có một điều lạ là sự tự do chọn lựa ấy dường như là có một ảnh hưởng đến tỷ lệ
chết yểu của trẻ con. Nói chung thì khi sinh ra, một linh hồn có thể thoáng thấy
một phần nào cái viễn ảnh cuộc đời tương lai của mình ở thế gian, khi y chọn lựa
cha mẹ của y và hoàn cảnh để đầu thai. Nhưng vì con người còn có quyền xử dụng
ý chí, tự do nên luật Tự Nhiên khiến cho y không thể nào biết trước tất cả mọi
việc xảy ra trong tương lai. Sau khi đã chọn lựa cha mẹ và sinh ra ở thế gian,
một linh hồn có thể nhận thấy rằng những người làm cha mẹ của y không ứng đáp lại
đúng y như nguyện vọng của y sở cầu. Bởi đó, cái mục đích của y nhắm khi đầu
thai vào làm con trong gia đình ấy đã hỏng, vì y đã gặp phải những hoàn cảnh
khác hẳn, nên linh hồn bèn không muốn sống nữa và tự ý rút lui.
Dưới đây là một trường hợp một thiếu phụ mà cuộc soi kiếp cho biết rằng trong một
kiếp trước, nàng đã bị chết yểu. Kiếp này nàng đầu thai trở lại một gia đình nọ
do bởi sự hấp dẫn của người mẹ, nhưng sau khi sinh ra nàng được ít lâu thì người
cha bắt đầu say sưa chè chén, trở nên thô lỗ cộc cằn và đánh đập vợ con. Thất vọng
vì cảnh gia đình ấy, linh hồn đứa trẻ bèn quyết định không sống nữa và sau một
cơn đau ốm vặt thuộc về bịnh trẻ con, nàng bèn từ giả cõi trần để trở về chốn
cũ! Cuộc soi kiếp cho biết rằng những sự "Rút lui" như thế là những
hiện tượng rất thông thường. Nếu như vậy, thì sự chết yểu của trẻ con, ít nhất
trong vài trường hợp, có thể ví dụ như sư rút lui âm thầm của một khán giả đi
xem hát, bị thất vọng khi xem một màn đầu không được hấp dẫn, bèn lẳng lặng đứng
dậy bỏ ra về. Trong vài trường hợp như trường hợp kể trên, một sự rút lui như
thế có thể là do sự lỗi lầm của những người làm cha mẹ; nhưng trong những trường
hợp khác, nó chỉ là do sự xét đoán sai lầm của linh hồn đầu thai.
Đôi khi, sự chết yểu của một đứa con vừa sinh ra có thể được coi như một kinh
nghiệm đau khổ cần thiết cho những người làm cha mẹ. Đứa con chỉ sinh ra có một
lúc ngắn ngủi với một tinh thần hy sinh, để đem lại cho một bài học đau khổ mà
họ cần dùng, và nhờ đó họ sẽ có cơ hội tiến hóa về tinh thần.
Một điểm lý thú khác đã được xác nhận rõ ràng và nhiều lần trong những tập hồ
sơ của Cayce, là lúc thụ thai không phải là lúc linh hồn của đứa trẻ nhập vào
trong bụng người mẹ. Những cuộc soi kiếp thường khuyên các bà mẹ có mang hãy giữ
gìn tư tưởng trong thời kỳ thai nghén, vì những tư tưởng của người mẹ có thể ảnh
hưởng đến cái bào thai, và quyết định một phần nào về loại linh hồn nào sẽ đầu
thai vào làm cho con họ.
Dưới đây là một đoạn vấn đáp trong tập hồ sơ Cayce về vấn đề này:
Hỏi: "Tôi phải có một thái độ tinh thần như thế nào trong những tháng sắp
tới?"
Đáp: "Điều ấy tùy nơi loại linh hồn mà bà mong muốn sẽ đầu thai làm con
bà. Nếu bà muốn con là nghệ sĩ, nhạc sĩ, bà hãy nghĩ đến âm nhạc, nghệ thuật và
mỹ lệ. Bà muốn có con giỏi về máy móc chăng? Như vậy, bà hãy nghĩ đến cơ khí,
hoặc làm lụng, hoạt động với các loại máy móc. Bà chớ tưởng rằng điều ấy không
có ảnh hưởng gì! Đây là một điều mà các bà mẹ nên biết: Tâm trạng của một người
mẹ trong khi thai nghén có ảnh hưởng rất nhiều đến tánh tình của đứa trẻ sẽ đầu
thai vào làm con các bà."
Theo những tài liệu của ông Cayce thì linh hồn có thể nhập vào bào thai khi còn
nằm trong bụng mẹ trước khi sinh ra, hoặc ít lâu sau khi sinh ra, hoặc ngay vừa
lúc mới sinh ra. Có thể sau khi sinh ra đến hai mươi bốn giờ đồng hồ, linh hồn
mới nhập vào thể xác đứa trẻ; và trong vài trường hợp, cũng có sự thay đổi vào
giờ chót về linh hồn nào sẽ nhập ào. Điều này mới nghe qua thì dường như không
đúng với thuyết Luân Hồi nếu người ta tin rằng một thể xác có thể sống mà không
có linh hồn ngự trị Ở bên trong; nhưng sự thật, điều ấy không phải là hoàn toàn
vô lý. Những người Thông Thiên Học gọi thể xác là cái khí cụ của linh hồn.
Chúng ta hãy thử lấy thí dụ sau đây để giải thích vấn đề kể trên: Một chiếc xe
hơi đã được chế tạo xong, giàn xe đã lắp xong xuôi, bộ đồ đèn lửa đã bắt cháy;
chiếc xe đã bắt đầu quay máy và động cơ đã chạy, nhưng người lái xe vẫn chưa xuất
hiện và chưa vào ngồi trong xe. Dùng thí dụ đó để so sánh thì ta có thể quan niệm
rằng khi hài nhi vừa sinh ra, thể xác của nó đã được cấu tạo đầy đủ, những bộ
phận trong cơ thể đã hoạt động, mặc dầu linh hồn của đứa trẻ vẫn chưa nhập vào
thể xác.
Lẽ tự nhiên, sự lý luận bằng cách so sánh không phải là luôn luôn vững chắc và
xác đáng, nêu chúng ta phải dùng cách lý luận đó là vì trong những cuộc soi kiếp
của ông Cayce, chúng ta luôn luôn gặp phải những điều lạ lùng như đã kể trên;
và bởi vì sự hiểu biết của chúng ta về sự bí ẩn của đời người hãy còn thô thiển
và thiếu sót để có thể giải thích một cách xác đáng theo phương pháp khoa học.
Có người đưa ra cho ông Cayce câu hỏi này: "Cái gì làm cho thể xác đứa trẻ
sống lại được, trước khi linh hồn nhập vào?" Câu trả lời có vẻ bí hiểm, nếu
không nói là mơ màng và khó hiểu: "Đó là cái tinh thần. Vì tinh thần là
nguồn gốc của vật chất, và đó chính là Thượng Đế vậy."
Về điểm này và nhiều điểm khác nữa, người ta cần có những cuộc sưu tầm bằng khả
năng khiếu Thần Nhãn. Sự sinh sản không phải là một sự tình cờ, và việc một đứa
trẻ lọt lòng mẹ để chào đời không phải là một điều giản dị như người ta có thể
tưởng. Về vấn đề này cũng như bao nhiêu vấn đề khác trên địa hạt nhân sinh, những
cuộc soi kiếp của ông Cayce đã tỏ ra vô cùng lý thú và hữu ích vì nó hé mở những
chân trời mới lạ để dìu dắt những cuộc sưu tầm khảo cứu của người đời nay.
Chương 18
Vài Nghiệp Quả Gia Đình
Một trong những điều buồn thảm nhất của con người là sinh ra
một đứa con tàn tật. Về phương diện vật chất, điều này là một gánh nặng về sự
phí tổn tiền bạc và công lao săn sóc cho đứa trẻ. Về phương diện kinh tế, đó là
một cái gánh nặng của xã hội phải nuôi dưỡng một phế nân có thụ hưởng mà không
sản xuất. Về phương diện tâm linh, điều ấy gây cho con người một sự hoài nghi về
lòng nhân từ của Thượng Đế, và một sự băn khoăn lo ngại cho hạnh phúc của đứa
trẻ.
Đối với những cha mẹ đau khổ đó, định luật Luân Hồi có thể đem đến cho họ lòng
can đảm và đức tin. Trước hết, theo định luật ấy thì tất cả mọi sự tai ương, tật
ách, đau khổ của con người đều là do quả báo gây nên. Trong những tập hồ sơ của
Cayce có vài trường hợp những đứa trẻ bị tật nguyền từ khi mới sinh ra, nhưng lại
được coi như không phải vì lý do quả báo. Nhưng nói chung thì những phế tật đều
là dấu hiệu rõ ràng của sự vi phạm hoặc lỗi lầm trong quá khứ. Kế đó, sự liên hệ
giữa cha mẹ và đứa con bị phế tật cũng là do quả báo sinh ra. Những cuộc soi kiếp
cho những đứa trẻ bị chứng sưng đầu, câm điếc, chương óc và những tật ách khác,
đều luôn luôn nói rằng: "Đó là quả báo, vừa là của cha mẹ, vừa là của đứa
trẻ."
Một trong những thí dụ xác đáng về loại quả báo này là trường hợp của một cô
gái nhỏ người Do Thái mới mười hai tuổi, bị chứng động kinh từ thuở sơ sinh. Chứng
bịnh này không những là phiền phức khi cô bị lên cơn, mà còn là một trở ngại rất
lớn cho sự phát triển cá tính của cộ Theo cuộc soi kiếp thì người cha, người mẹ
và cô gái, ba người đã từng xum họp với nhau trong kiếp trước trong một gia
đình ở Bắc Mỹ hồi thời kỳ khởi nghĩa giành độc lập. Trong kiếp đó, cha mẹ cô
gái nhận thấy rằng theo chế độ cũ của người Anh có lợi về tiền bạc vật chất hơn
là theo phe khởi nghĩa giành độc lập. Trong kiếp đó, nên họ hoạt động để cung cấp
tài liệu tin tức cho chế độ Hoàng Gia. Cô gái là một thiếu nữ đẹp và thông
minh, nhưng điều này lại là những yếu tố cần thiết có thể giúp ích cho những
mưu toan của cha mẹ cộ Thay vì giữ cô trong nhà, cha mẹ cô lại khuyến khích cô
dùng những lợi khí sắc bén và quyến rũ kia vào những mục đích chính trị có lợi
cho gia đình. Mặc dầu cuộc soi kiếp không nói cho biết kết quả tấn tuồng ám muội
kia, nhưng nó đã vạch rõ những hậu quả của hành động ấy trong kiếp hiện tại.
Xem xét những hậu quả này, chúng ta mới thấy rằng luật Nhân Quả hành động một
cách mầu nhiệm và đúng đắn vô cùng, không hề suy chuyển. Cuộc soi kiếp cho cô
gái bắt đầu như sau: "Những người cha mẹ của linh hồn này nên so sánh những
kinh nghiệm đã qua của họ bằng một cuộc soi kiếp cho chính họ, để nhìn thấy những
bổn phận và triển vọng của họ đối với linh hồn này. Bất cứ người nào nhìn thấy
sự đau khổ hiện tại của linh hồn này đều phải nhận thức sự kiện "Nhân nào
quả nấy, " và không ai có thể kiêu ngạo Chúa Trời, vì ai gieo giống nào sẽ
gặp giống nấy. Sự bành trướng bản ngã và phóng đãng trụy lạc của linh hồn này
trong kiếp trước đã in dấu vết trong cơ thể của cô trong lúc hiện tại, vì ai
gieo gió ắt sẽ gặp bão. Những người làm cha mẹ phải chịu trách nhiệm một phần lớn
về cuộc đời ô trược đó, nhằm mục đích thực hiện những lợi lộc vật chất. Bởi đó,
chính họ phải chịu gánh lấy hậu quả trong kiếp này."
Nói tóm lại, người con gái ấy bị chứng động kinh trầm trọng trong lúc hiện tại
là để trả quả báo về sự chơi bời dâm đãng trong kiếp trước. Thât là một điều
công bình mà thấy cha mẹ cô có trách nhiệm phải nuôi dưỡng săn sóc một người
con mà sự sa đọa phần lớn là do sự lỗi lầm của họ gây ra.
Một trường hợp lý thú khác là của một thiếu nữ ở New York, bị mù mắt từ khi lọt
lòng mẹ. Nhìn qua các tấm ảnh của cô ta thì cũng khá đẹp. Người mẹ yêu cầu ông
Cayce khán bịnh cho cô ấy, nhưng vì không có một cuộc soi kiếp nên không rõ tật
ách mù lòa này nguyên nhân từ đâu. Dầu sao, người mẹ cô yêu cầu một cuộc soi kiếp
cho chính bà ấy, và nhờ đó người ta mới thấy rõ mối liên hệ về nhân quả giữa
hai mẹ con bà ấy. Trong một kiếp trước, người mẹ đã từng làm một giáo sự dạy học.
Cuộc soi kiếp nói: "Linh hồn này đã lợi dụng một cơ hội để làm tiền và
gieo sự rối rắm vào cuộc đời của một người đàn bà khác. Kiếp này hai vợ chồng y
phải trả quả báo, vì thuở xưa hai người hành động theo những mục đích ích kỷ mà
không kể đến luật Trời."
Người ta chỉ có thể phỏng đoán về tánh chất thật sự của tấn bi kịch này, trong
đó hình như người cha cũng đóng một vai trò. Tất cả những gì xảy ra, ấy là một
vị giáo chức đã khai thác một người đàn bà nọ vì lợi riêng, làm cho người kia
buồn rầu và đau khổ. Chính người đàn bà bị khai thác đó, trong một kiếp trước
cũng có một nghiệp ác cần phải trả, mà quả báo là tật mù mắt. Trong kiếp này cô
bèn đầu thai vào làm con gái của vị giáo chức kia, nhờ đó mẹ cô đã có cơ hội để
trả quả báo cũ.
Trường hợp thứ ba là một trường hợp rất lý thú về tật khật khùng của người con
vì tội lỗi của một người mẹ. Trong một kiếp trước ở Palestine, người đàn bà kia
đã chế nhạo những kẻ tàn tật, bởi đó cô gây ra những nghiệp ác làm cho cô sinh
ra một đứa con thiếu trí khôn và khật khùng trong kiếp này.
Trong một trường hợp khác, đương sự là một thiếu nữ bị chứng to đầu vì trong óc
có nước, một chứng bịnh rất kỳ lạ và ít có. Người mẹ đã chết vài ngày sau khi sinh
sản, và người cha đã gởi đứa con trong một nhà từ thiện Công giáo. Khi đứa con
lên bốn tuổi, người cha đến xin ông Cayce soi kiếp cho nó. Cuộc soi kiếp nói:
"Em này rất thông minh, hiểu biết mọi chuyện, biết gọi tên từng người và
có thể theo dõi cuộc nói chuyện lý thú. Em ấy không thể đi đứng gì được, vì đầu
em quá nặng và lớn quá, và em phải chú ý giữ gìn luôn luôn cho đầu khỏi
nghiêng."
Vì không có một cuộc soi kiếp nào cho em gái này nên người ta không biết rõ lý
do của căn bịnh ấy. Tuy thế ông Cayce đã soi kiếp cho người cha, vì người này
muốn biết sự liên hệ giữa ông với đứa con gái trong kiếp trước là như thế nào.
Câu trả lời rất vắn tắt và khô khan: "Trong kiếp trước ông có phương tiện
giúp đỡ kẻ khác, nhưng ông làm ngơ không chịu giúp ai cả! Vậy ông nên tập lấy
tánh biết thương người trong kiếp này." Cuộc soi kiếp không có nói đầy đủ
chi tiết để cho ta biết rõ tánh ích kỷ của ông là như thế nào. Chỉ nghe nói rằng
kiếp trước, ông là một người lái buôn ở Fort Dearborn, và "Thâu thập được
rất nhiều của cải vật chất, nhưng lại rất kém cỏi về phương diện tâm
linh." Xét về trường hợp kể trên, người ta thấy rằng nếu chúng ta thản
nhiên và làm ngơ trước sự đau khổ của kẻ khác, chính chúng ta sẽ bị định mệnh
đem đến cho ta những đau khổ đó. Một người kia có thể không quá độc ác để tích
cực gây thương tổn cho kẻ khác, nhưng ông có thể không chịu làm lành cũng như
ông không làm ác. Một thái độ thản nhiên bất động như thế trước sự đau khổ của
nhân loại có lẽ không phải là một tội ác lớn để gây nên một nghiệp quả tàn tật
vào xác thân. Nhưng dầu sao người ta cũng phải học bài học thiện chí và thông cảm.
Bằng cách này hay cách khác, người ta phải chú trọng đến những sự lầm than khốn
khổ của người đời; nói tóm lại, người ta phải có lòng nhân từ và biết thương
xót kẻ khác. Và vì lẽ người ta không bị quả báo tật nguyền vào chính bản thân
mình, thì còn có phương tiện nào tốt lành hơn là lãnh lấy cái kinh nghiệm đau
thương của người cha sinh ra một đứa con tàn phế? Do sự đau khổ nhìn thấy đứa
con bị phế tật, mà người ta mới có dịp thông cảm sự đau khổ của những người làm
cha mẹ Ở vào một trường hợp tương tự, và mới hiểu rõ ý nghĩa thế nào là sự đau
khổ của người thế gian.
Những trường hợp vừa kể trên chỉ cho chúng ta thấy rằng giữa cha mẹ và con cái
có những nhân duyên và nghiệp quả ràng buộc lẫn nhau. Ngoài ra cũng có những sợi
dây duyên nghiệp giữa những anh em trong một gia đình. Trong những hồ sơ Cayce,
có một trường hợp lạ lùng về sự thù nghịch giữa hai chị em nhà kia đã dẫn chứng
cho điều nầy. Kể từ khi họ còn thơ ấu, giữa hai chị em nói trên đã có sự ganh
ghét, đố kỵ và thù hằn lẫn nhau. Giữa hai chị em, luôn luôn xảy ra những xung đột
cãi vã, thường khi chỉ vì những duyên cớ nhỏ nhặt không đâu. Sự thù nghịch đó
không có xảy ra giữa những người anh em khác trong gia đình.
Xét theo quan điểm tâm lý của Freud, thì sự thù nghịch giữa hai chị em nhà này
có thể truy nguyên ra bởi sự tranh giành tình thương của người chạ Nhưng theo sự
quan sát bằng Thần Nhãn của ông Cayce thì giữa hai người có một sự ghen tuông
sâu xa về tình: Trong một kiếp trước, người chị có chồng và giữa hai chị em đã
xảy ra một sự hiểu lầm về sự giao thiệp giữa người em vợ với người anh rể.
Để cho những nhân vật của tấn bi kịch này hiển hiện rõ ràng, chúng ta hãy gọi
tên cô em là Loan, gọi tên cô chị là Thúy, và Bình là chồng của Loan. Trong cuộc
soi kiếp cho cô em (Loan), cô này hỏi về những mối liên hệ trong kiếp trước giữa
cô với người chồng và người chị của cô ta thế nào, thì cô nghe thuật lại câu
chuyện dưới đây: Ba người đã từng gặp nhau trong kiếp trước, trong kiếp đó,
Bình là chồng của Thúy tức là chị của Loan bây giờ. Một khi kia Bình đau nặng,
và vì một lý do nào đó không rõ, lúc ấy Bình lại ở cách xa với vợ ỵ Loan làm
nghề nữ y tá, và nhờ sự săn sóc của cô nên Bình chóng khỏi bịnh và phục hồi lại
sức khỏe. Sự săn sóc của Loan đối với Bình chẳng qua chỉ là bổn phận của một cô
điều dưỡng, nhưng sự chăm nom tận tụy của cô đã tạo nên giữa hai người một sự
thông cảm, nó làm cho người chị là Thúy phải lấy làm cay đắng khi cô khám phá
ra câu chuyện. Sự ghen tuông vô căn cứ ấy không bao lâu đã trở nên lòng thù hận,
và sự căm hờn uất hận đã ảnh hưởng sâu xa trong tâm hồn của người đàn bà khó
tính ấy đến nỗi sau nhiều thế kỷ, nó vẫn còn biểu lộ nơi tánh của cô trong kiếp
này.
Dưới đây là một trường hợp thứ hai về nghiệp quả ràng buộc giữa một người anh
trai và một người em gái, hai anh em cùng sinh tại Anh quốc. Trong cuộc Thế Chiến
Thứ Hai, họ được giao cho một người đàn bà Mỹ săn sóc, người này hồi đó làm
giám đốc của một trường học ở tiểu bang New England. Người anh lên mười tuổn,
còn cô em mới năm tuổi. Bà mẹ nuôi của hai em biết rõ tâm lý trẻ con bởi sự học
về phần lý thuyết và cũng do sự thực nghiệm của một đời làm nghề dạy học. Bà ấy
bắt đầu nhận thấy sự thù nghịch rõ rệt giữa hai anh em. Trong hai người thì người
anh có vẻ "Ăn hiếp" và dữ nhất. Bà ấy yêu cầu ông Cayce soi kiếp cho
cả hai đứa. Cuộc soi kiếp tiết lộ cho biết một sự kiện rất lý thú: Hai đứa trẻ
trong kiếp trước là những người thuộc hai bộ lạc đối lập ở xứ Ecosse, hai bộ lạc
này đã từng chia rẽ và thù nghịch nhau vì một sự tranh chấp từ lâu đời và đã từng
đánh với nhau những trận giao phong ác liệt. Sự thù nghịch ấy tồn tại qua nhiều
thế kỷ, và biểu lộ trong kiếp này qua sự thù hằn giữ hai đứa trẻ nhỏ!
Hai thí dụ trên đây cũng đủ chứng minh cho thuyết Luân Hồi quả báo và đem lại sự
giải đáp cho bài toán bí hiểm về sự thù nghịch vô căn cứ giữa những anh em
trong một nhà, làm cho họ bị dày vò khổ sở mà không hiểu lý do vì đâu. Mọi gia
đình đều có lý do xung đột căn cứ trên những đụng chạm nhất thời. Tuy nhiên những
sự đụng chạm nhất thời đó có thể truy nguyên từ nhiều thế kỷ trước.
Việc tìm ra nguyên nhân ở một kiếp trước về sự thù nghịch giữa hai người, không
đủ để làm tiêu tan sự thù nghịch ấy. Nếu hai người ấy không muốn kéo dài sự thù
nghịch kia từ kiếp này sang kiếp khác, thì trong kiếp này họ phải cố gắng nhẫn
nại thay thế sự căm thù ấy bằng tình thương, và thay đổi sự đố kỵ chia rẽ kia
trở thành một lòng ưu ái và thiện cảm. Lời khuyên trên đây không những áp dụng
cho những anh em trong một nhà mà thôi, nó còn áp dụng cho mọi giao tế ngoài xã
hội, cùng mọi sợi dây liên hệ ràng buộc chúng ta với tất cả mọi người trần
gian.
Xét cho cùng, những sự thay đổi ngôi thường xuyên của chúng ta trong gia đình
trải qua nhiều kiếp luân hồi sinh tử, chỉ rằng thật ra chúng ta không phải là
những người của một gia đình riêng biệt nào cả. Chúng ta là những phần tử của đại
gia đình nhân loại, và trong sự sinh hoạt hằng ngày chúng ta phải luôn luôn sống
một cách có ý thức với điều Chân Lý tối trọng đó.
Chương 19
Nhân Quả Đối Với Chức Nghiệp
Tất cả mọi người trong chúng ta đều có mang trên vai một gánh
nặng gồm đủ thứ sở trường và sở đoản, cùng những đức tính tốt và thói hư tật xấu,
những cái hay và cái dở, ưu điểm và khuyết điểm dồn dập tích tụ từ lâu đời.
Điều này hiển hiện rõ ràng trong những cuộc soi kiếp đặc biệt của ông Cayce, nhằm
mục đích giúp đỡ trong vấn đề hướng nghiệp cho một số người. Trước đây, ta đã
thấy sự hành động của "Nguyên tắc liên tục" trong việc đào tạo khả
năng, và vì thế, nguyên tắc ấy đã trở nên một yếu tố quan trọng trong đời người.
Một thí dụ điển hình là trường hợp của một thiếu phụ làm nghề sửa sắc đẹp ở New
York. Nhà cô là một mỹ viện hạng sanh, chuyên sửa sắc đẹp phụ nữ, uốn tóc, chải
đầu, cùng sửa cách ăn nói, điệu bộ. Chính chủ nhân cũng là một người có sắc đẹp
và cốt cách yểu điệu. Cuộc soi kiếp cho cô tiết lộ ba kiếp trở về trước, mà dường
như là chỉ có hai kiếp là có ảnh hưởng trực tiếp đến khuynh hướng nghề nghiệp của
cô bây giờ. Một kiếp đó diễn ra dưới triều đại Pháp hoàng Louis 15, hồi đó cô
có một ảnh hưởng lớn đối với nhà vua và hoàng triều. Trong kiếp đó, cô tập sự về
nghành giao tế, lễ nghi cùng phép xã giao lịch sự, nghệ thuật trang sức và những
bí quyết chưng diện sắc đẹp. Trong kiếp trước nữa, cô sống dưới thời Đế quốc La
Mã, và là một trong những người đầu tiên trong hàng quý tộc đã theo đạo Gia Tộ
Thụt lùi về dĩ vãng, cô đã sống ở xứ cổ Ai Cập vào khoảng 13.000 năm trước Tây
Lịch kỷ nguyên, và đã từng làm việc công quả trong một ngôi đền. Trong một kiếp
dưới thời hoàng triều nước Pháp, cô đã thâu thập được những kinh nghiệm về đời
sống lộng lẫy xa hoa; cô đã phát triển những khả năng đặc biệt về phép giao tế
và phép lịch sự trong đời sống xã hội. Những kinh nghiệm mà cô đã thâu thập được
trong một ngôi đền thời cổ Ai Cập cần được giải thích rõ ràng hơn. Dường như thời
kỳ đó ở Ai Cập có hai ngôi đền lớn, gọi là Đền Mỹ Lệ và Đền Hy Sinh. Người ta
thấy rải rác trong vài chục cuộc soi kiếp những sự mô tả hai ngôi đền này, và
do sự góp nhặt những tài liệu đó, người ta có một ý niệm khá đúng về những gì
đã xảy ra ở đó.
Ngôi đền Mỹ Lệ là một loại học đường hay trường Đại học, nhưng nó không phải lo
về mặt trí dục mà thôi, mà còn nhằm đào tạo nhân cách trên một phương diện đồng
đều, toàn diện. Tất cả những nghệ thuật và khoa học đều được xử dụng để đào tạo
nên một linh hồn cao thượng và một thể xác kiện toàn cho các học viên để chuẩn
bị cho họ trở nên những người công dân có khả năng, hầu có tích cực hoạt động
cho xứ sở. Ngôi đền này còn là trường huấn luyện về mặt tôn giáo và đạo đức tâm
linh. Ngôi đền này có bảy trung tâm đào tạo có kỷ luật, theo quy mô của bảy
Luân Xa hay bí huyệt trong trong cơ thể con người. Điều này cho ta thấy rằng
chương trình học tập và kiến trúc của ngôi Đền được quan niệm trên sự hiểu biết
sâu xa về khoa Huyền Môn.
Một trong những ngành hoạt động của ngôi đền Mỹ Lệ là vấn đề hướng nghiệp căn cứ
trên nền tảng tâm linh. Nhiều người trong kiếp này chú trọng đến vấn đề hướng
thiện, phát triển nhân cách, hoặc đào tạo nhân phẩm bằng nghệ thuật và tôn
giáo, khi truy nguyên ra thì được biết rằng trong kiếp trước, họ là những giáo
sư hay sinh viên đã từng theo học ở ngôi đền Mỹ Lệ hồi thời cổ Ai Cập.
Còn Đền Hy Sinh thì có vẻ giống như một bệnh viện, trong đó người ta áp dụng những
kỹ thuật điện khí nhằm mục đích giải phẫu và chữa bịnh (có lẽ do người Atlante
truyền lại). Phép chữa bịnh này theo một nguyên tắc chính là kiện toà thể xác
và cải tiến giống nòi, vì người ta gọi trung tâm này là Đền, có ngụ ý một sự hướng
dẫn tâm linh.
Dưới đây là trường hợp của một y sĩ chuyên môn chữa bịnh đau khớp xương. Cuộc
soi kiếp cho biết rõ bốn tiền kiếp của ông, mà ba kiếp có ảnh hưởng đến phương
diện nghề nghiệp của ông trong kiếp này. Ông đã từng làm y sĩ ở Mỹ Châu lúc ban
sơ và có giao thiệp với người thổ dân xứ ấy, nhờ đó mà y học được phép chữa bịnh
theo lối tự nhiên và bằng chất thảo mộc. Trong các cuộc soi kiếp, nếu người nào
trước kia đã từng có tiếp xúc chặt chẽ với người thổ dân châu Mỹ, hoặc chính họ
là những người thổ dân da đỏ trong kiếp trước, đều tỏ ra có khuynh hướng sống một
đời sống tự nhiên nơi chốn rừng bụi, ưa thích cảnh thiên nhiên, thích làm những
công việc bằng tay chân, và dùng cách chữa bịnh theo phương pháp tự nhiên.
Trong kiếp thứ hai, vị y sĩ trông coi các nhà tắm công cộng và chuyên về phép
thoa bóp ở La Mã dưới thời kỳ bắt đầu kỷ nguyên Gia Tộ Trong kiếp thứ ba, y sống
ở Ba Tư và trong kiếp thứ tư, đi thụt lùi về dĩ vãng, ông làm nghề ướp xác bằng
dầu thơm ở xứ cổ Ai Cập, độ 13.000 năm trước Tây lịch kỷ nguyên. Có lẽ kinh
nghiệm của ông trong kiếp đó đã giúp cho ông có sự hiểu biết về những bộ phận
bên trong cơ thể con người cùng ảnh hưởng của chất liệu và cỏ thơm đối với da
thịt con người.
Trường hợp sau đây là của một nhà mỹ nghệ Ở Hollywood, làm giám đốc chuyên môn
về màu sắc trong một hãng phim điện ảnh. Cuộc soi kiếp cho biết ông đã từng sống
về ngành mỹ thuật trong ba kiếp trước. Tất cả có bốn tiền kiếp đã được soi thấu:
Trong một kiếp, ông làm nhà trang hoàng nhà cửa vào cuối thời kỳ khai mở thuộc
địa, ở Bắc Mỹ; trong kiếp kế đó, ông làm sĩ quan trong quân đội kỵ binh ở Nga;
kế đó nữa ông làm nhà trang trí mỹ thuật cho một bà Hoàng ở xứ Đông Dương; và
trong kiếp xa xưa nhất, ông làm người trang hoàng bên trong của Ngôi Đền Lớn ở
xứ cổ Ai Cập. Người ta có cảm tưởng rằng nhờ kinh nghiệm trong kiếp làm sĩ quan
kỵ binh mà kiếp này ông phát triển những đức tánh linh hoạt, tỉ mỉ, cẩn thận và
ham hoạt động, cùng với tánh thích chưng diện và lòng háo thắng. Như vậy, nhiều
điểm trong tánh tình nó giúp cho công việc làm của ông ở kiếp này có thêm phần
sinh khí và linh động, dường như được truy nguyên từ những kinh nghiệm ở kiếp
làm sĩ quan kỵ binh, mà nghề quân nhân lại là một ngành không có liên quan gì đến
mỹ thuật. Còn những kỹ thuật sắc xảo về phương diện nghề nghiệp của y thì có thể
truy nguyên từ ba kiếp dành cho sự hoạt động về nghệ thuật.
Một nhà soạn nhạc tiếng tăm ở New York cũng đã có trong quá khứ những kinh nghiệm
về ngành này trong nhiều tiền kiếp. Trong một kiếp trước, hồi thời kỳ khai thác
thuộc địa ở Bắc Mỹ, ông đảm nhiệm những lớp dạy âm nhạc và dạy hát trong các
trường. Một kiếp khác, ông là người Đức, làm nghề đẽo cây và chế tạo các loại đờn
dây. Một kiếp thứ ba, ông làm hề tại triều vua Nabuchodonosor ở xứ Chaldeẹ Kiếp
cuối cùng lui về quá khứ, ông là một người dân Atlante đến xứ Ai Cập và lãnh
vai trò coi sóc phần âm nhạc trong những cuộc tế lễ ở các đền thờ. Sự thích thú
của ông về âm nhạc trong kiếp này dường như là do bỏi kinh nghiệm của ông trong
kiếp làm nghề chế tạo đờn. Tánh hài hước và trí óc linh hoạt của ông được truy
nguyên ra từ kiếp trước làm hề; và những khả năng về âm nhạc của ông được truyền
lại từ hai kiếp làm nhạc sĩ.
Đôi khi những thú vui tiêu khiển ngoài vòng hoạt động nghề nghiệp của một người
cũng được truy nguyên ra từ những tiền kiếp. Thí dụ như trường hợp của một viên
giám đốc ngân hàng, từ thuở nhỏ đã tỏ ra ham thích chơi các môn thể thao, nhứt
là chơi môn quần vợt. Khi vị mục sư nhà thờ Baptiste, mà ông là một tín đồ, tỏ
ý chống lại việc chơi môn đánh banh vào ngày chúa nhật, thì vị giám đốc ngân
hàng liền tức khắc rời khỏi giáo hội! Ngân hàng đã trở nên ngành hoạt động nghề
nghiệp của ông và nhờ đó ông đã thâu hoạch được một sản nghiệp lớn. Nhưng ông
thường dùng thời giờ rảnh để tham gia một câu lạc bộ đánh quần vợt. Chúng ta
hãy thử xét những nghề nghiệp của ông trong các tiền kiếp: Trước hết, ông là một
trong những người khai thác thuộc địa đầu tiên, làm nghề xuất nhập cảng ở Bắc Mỹ.
Trong kiếp kế đó, ông là người La Mã, đảm nhiệm việc tổ chức các trò du hí công
cộng tại các vũ trường. Một kiếp nữa, ông là người tù trưởng của một bộ lạc lưu
động ở Ba Tư, chuyên môn tổ chức những trung tâm trao đổi hàng hóa. Trong kiếp
thứ tư, ông là quan Thủ Kho ở triều đình xứ Ai Cập thời cổ. Người ta nhận thấy
rằng ba kiếp trong số đó đã trực tiếp ảnh hưởng đến nghề nghiệp và ngành ngân
hàng của ông bây giờ. Kiếp thứ hai làm nhà tổ chức các cuộc du hí ở La Mã, đã
giúp cho ông có khả năng lãnh đạo, nhờ đó có thể tiến lên địa vị Giám đốc ngân
hàng. Đồng thời, kinh nghiệm ở kiếp đó cũng là nguyên nhân sự thích thú của y về
các môn điền kinh, thể dục ở kiếp này.
Trong các cuộc soi kiếp cề vấn đề hướng nghiệp, ông Cayce thường xuyên một số
người nên theo đuổi môn học chữa bịnh bằng điện lực, hóa học hay thủy lực học
và âm nhạc. Môn chữa bịnh bằng điện ngày nay đã thịnh hành rất nhiều, những lời
khuyên của ông Cayce đối với số người nói trên vốn căn cứ trên những kinh nghiệm
trong những tiền kiếp của họ Ở Ai Cập hay ở châu Atlantide.
Dường như vào khoảng 10.000 năm trước Tây lịch, hồi thời kỳ tai biến cuối cùng
trong ba cơn thiên tai lớn đã tiêu diệt châu Atlantide tị nạn đã di cư sang Ai
Cập họ đã đem theo những kiến thức và tiến bộ của họ về nghệ thuật và khoa học.
Tuy rằng họ không thể xây dựng trở lại nền văn minh hùng cường và cao của họ nữa,
những gì còn sót lại về khoa học và kiến thức của họ đã hỗn hợp với nền văn
minh Ai Cập. Trong tất cả những trường hợp mà ông Cayce khuyên đương sự nên
theo đuổi ngành chữa bịnh bằng điện lực, đều có một điểm lý thú chung: Tuy rằng
ngành này là một ngành hoạt động khá mới mẻ đối với thế giới hiện nay, nhưng nó
là một ngành học thuật rất cổ mà ngày xưa cổ nhân đã từng biết rõ.
Trong nhiều trường hợp mà các đương sự tỏ ra thích thú say mê ngành hàng không,
điện tử, vô tuyến điện ảnh, khoa thôi miên, nguyên tử lực... Sự thích thú này đều
được truy nguyên từ những kinh nghiệm của đương sự trong một kiếp trước ở châu
Atlantidẹ Bởi đó người ta có thể kết luận rằng khi nào một người có khuynh hướng
hoặc tài năng rõ rệt về một môn khoa học hay một ngành hoạt động nào, thì chắc
chắn rằng trong một hay nhiều kiếp trước, người ấy đã từng theo đuổi và thực
hành môn ấy, hoặc là một ngành hoạt động tương tự.
Nhiều trường hợp khác đưa đến một kết luận rằng sự thay đổi nghề nghiệp cũng
không phải là một sự thất bại, nếu sự thích thú về nghề mới chọn có căn cứ chắc
chắn trong dĩ vãng, và khả năng về nghề nghiệp này đã được phát triển trong kiếp
trước. Thí dụ, dưới đây là trường hợp của một người 31 tuổi, mặc dầu đã có gia
đình nhưng ông lại quyết định theo đuổi việc học Y khoa. Vì những lý do nào đó,
ông không thể theo ngành Y học từ thuở còn niên thiếu, mặc dầu cha ông là một
bác sĩ, và ông có hoàn cảnh thuận tiện để học về ngành này. Ông yêu cầu ông
Cayce dành cho một cuộc soi kiếp. Ông muốn biết xem quyết định của y có thể thực
hiện được không, và sau cùng ông sẽ thành công hay không về nghề y khoa. Cuộc
soi kiếp hoàn toàn xác nhận là được, và cho biết rằng sự thích thú của ông về
ngành này truy nguyên ra từ hồi thời kỳ khởi nghĩa ở Mỹ quốc. Kiếp đó, y là một
người línhh hầu, làm tùy phái đưa thư tín trong quân đội. Dường như nhờ lòng từ
thiện chí và khả năng thông cảm nên ông được cấp trên giao cho công tác đi phủ
dụ và nân đỡ tinh thần binh sĩ. Chín trong lúc đó, ông nảy sinh ra ý muốn trở
nên một y sĩ. Cảnh tượng đau khổ của những thương binh ngoài mặt trận làm cho
ông muốn có sự hiểu biết về phương tiện nghề nghiệp của một y sĩ để làm xoa dịu
những đau khổ đó.
Điều lý thú mà ta nên nhận xét là đương sự đã chọn người cha làm y sĩ để đầu
thai vào làm con trong gia đình trong kiếp này. Điều này hẳn là mộ hoàn cảnh
thuận tiện để cho ông bước vào nghề y khoa. Tuy rằng người ta không biết rõ lý
do vì sao ông quyết định hơi trễ để theo học về ngành này, nhưng có lẽ đó là vì
y lập gia đình sớm. Có thể rằng giữa hai vợ chồng y, có một sự hấp dẫn mãnh liệt
do duyên nghiệp tạo nên từ kiếp trước, và cuộc hôn nhân đó đã làm cho ông tạm
gác lại các mục đích khác, nhưng điều quan trọng là cuộc soi kiếp tiên đoán trước
sự thành công của ông trong một ngành mà ông mới theo đuổi lần đầu tiên.
Nói tóm lại, việc truy nguyên các khả năng nghề nghiệp của một người chỉ rằng
các khả năng đó dường như đã được khai mở từ một hay nhiều tiền kiếp, trong khi
đó đương sự đã từng làm nghề nghiệp đó rồi, hay là một nghề tương tự.
Một sự thích thú say mê về một ngành hoạt động phụ thuộc chỉ rằng trong kiếp
trước, ngành hoạt động đó là nghề nghiệp chính của đương sự.
Nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện trên thế giới hiện nay thật ra là sự biến thiên
của những nghệ thuật và khoa học của người Atlante và Ai Cập thời cổ. Có vài
người dường như mới bước vào một ngành hoạt động mới lần đầu tiên trong lịch
trình tiến hóa của họ. Nếu trong dĩ vãng, họ đã từng thích thú và phát triển những
khả năng về một nghề nghiệp nào, thì sự thành công trong nghề nghiệp đó ở kiếp
này sẽ là một điều chắc chắn.
Chương 20
Phương Châm Trong Việc Chọn Nghề
Những câu chuyện thuật lại về khuynh hướng nghề nghiệ trong
các tập hồ sơ của Cayce có thể làm ch người sưu tầm khảo cứu phải nêu ra nhiều
câu hỏi. Trước hết, có vấn đề bắt đầu làm một nghề nghiệp, một vấn đề nó làm
cho các Triết gia phải lấy làm thắc mắc khi họ cố gắng truy nguyên đến tận gốc,
khi linh hồn con người mới xuất hiện lần đầu tiên trên cõi trần gian. Việc gì
thúc đẩy một ngành hoạt động này, và một linh hồn khác bước vào một ngành hoạt
động khác? Nếu tất cả mọi linh hồn đều do Thượng Đế phát sinh từ lúc nguyên thủy,
nghĩa là bình đẳng và không cách biệt, thì tại sao có người lại hướng về nông
nghiệp, có người chọn thương mại, người thứ ba chọn nghề dệt cửi, người thứ tư
hướng về âm nhạc, và người thứ năm chọn ngành toán học? Phải chăng trong mỗi
người đều có một cái động lực tế nhị thuộc về cá tính riêng từng người, nó thúc
đẩy họ vươn lên chọn lựa những ngành hoạt động khác nhau? Nếu như thế, thì cái
cá tính đó đã biểu lộ bằng cách nào?
Trong những hồ sơ của Cayce, không có sự giải đáp rõ ràng những câu hổi nêu
trên, nhưng lại có những tài liệu khá mỹ mãn về một điểu khác: Việc gì làm cho
một linh hồn thay đổi một nghề nghiệp này qua một nghề nghiệp khác? Người ta thấy
trong các hồ sơ của Cayce có nhiều trường hợp thay đổi nghiệp như vậy, và sự
phân tách các tài liệu chỉ rằng sự thay đổi đó căn cứ trên hai yếu tố căn bản:
Hoặc do lòng ham muốn, hoặc do luật nhân quả.
Trong nhiều trường hợp đã kể trên, chúng ta thấy rằng lòng ham muốn cũng có
mãnh lực tương đương với việc gây nhân tạo quả. Một linh hồn có thể bắt đầu nảy
sinh ra ý muốn có một khả năng hay một đức tính mới, khi họ chung đụng tiếp xúc
vởi một người có cái khả năng hay đức tính đó. Theo ông Cayce, nhiều người mục
kích tận mắt những công việc cứu độ thế gian của đức Jesus khi Ngài đi thuyết
pháp giảng đạo và cứu chữa người đau ốn, tật nguyền, bỗng nhiên họ có sự cảm hứng,
chẳng khác như một sự truyền nhiễm, và muốn làm y như Ngài! Cái mãnh lực của ý
muốn đó thúc đẩy họ cố gắng trải qua nhiều kiếp để phát triển khả năng giáo dục
và chữa bịnh. Đôi khi, lòng ham muốn không phải do nơi ảnh hưởng của một người
nào, mà do bởi đương sự cảm thấy bất lực trước một tình trạng nguy cấp mà thiếu
khả năng cần thiết, nên y không thể giải cứu hay làm gì được. Dầu rằng lý do
như thế nào, lòng ham muốn là một yếu tố quan trọng của vận mạng con người.
Lòng ham muốn đó tăng trưởng lên lần lần và nhắm những mục đích càng ngày càng
rõ rệt cho đến khi về sau, bởi sự chọn lựa cha mẹ và một hoàn cảnh thích nghi,
một linh hồn bắt đầu phát triển một khía cạnh mới trong tánh tình của y cho đến
mực hoàn toàn.
Có lẽ phải cần đến nhiều kiếp luân hồi sanh tử, cũng như trong các trường hợp
tâm tính "Khép chặt" và "Cởi mở", con người mới có thể hoàn
toàn thực hiện sự thay đổi một nghề này qua nghề khác dưới mãnh lực của ý muốn.
Nếu điều này là đúng, thì đó là một sự khuyến khích quý báu cho những người nào
tự thấy kém cỏi trong sự hoạt động nghề nghiệp của mình. Có thể rằng lý do sự
kém cỏi của họ, so với tài năng của người khác, là bởi vì họ chỉ mới bắt đầu
ngành hoạt động ấy không bao lâu, và chưa đủ thời giờ để phát triển hết mọi tài
năng của mình.
Ngoài lòng ham muốn, nghiệp quả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết
định thay đổi nghề nghiệp.
Thí dụ: Một quả báo tàn tật về thể xác, khi đến lúc chính mùi và phải trả, có
thể làm gián đoạn cuộc đời nghệ sĩ tài bà đang lên của một nhà khiêu vũ, một sự
nghiệp mà ông đã dày công luyện tập và cải tiến đến mức tuyệt luân trải qua nhiều
tiền kiếp. Một quả báo làm gián đoạn nữa chừng một sự nghiệp như thế, tự nhiên
là đưa đến sự thay đổi qua một nghề nghiệp khác, và có thể làm thức động một khả
năng tiềm tàng đã bị chôn vùi và quên lãng từ lâu.
Đó là trường hợp của một thiếu nữ bị bịnh lao xương háng, như đã kể trong
Chương năm. Sau khi mắc phải chứng bịnh này một thời gian rất lâu, thiếu nữ ấy
yêu cầu ông Cayce soi kiếp và cho biết xem cô có thể làm nghề gì trở nên hữu
ích cho xã hội. Ông Cayce khuyên cô nên học đàn, và cho biết thêm rằng cô có
thiêu tư về âm nhạc, vì trong một kiếp trước ở xứ cổ Ai Cập, cô đã từng chuyên
môn về loại đờn dây. Người thiếu nữ nghe theo và nhận thấy rằng quả có một khả
năng vững chắc về đờn dây, mặc dầu trước kia cô chưa hề học đàn bao giờ. Sau một
thời gian, cô đã có thể biểu diễn môn đờn dây trước công chúng, và mặc dầu tài
nghệ của cô chưa đủ để làm cho cô được nổi tiếng, nhưng ít nhất cô đã làm một
nghề hữu ích để tìm thấy lẽ sống cùng hạnh phúc trong cuộc đời của một phế
nhân. Trong những kiếp trước gần đây, cô đã làm những nghề nghiệp khác. Như vậy,
trong trường hợp này, một quả báo xác thân đã xuất hiện thình lình để làm gián
đoạn một sự nghiệp, và làm sống lại một tài năng đã quên lãng và bỏ phế từ lâu.
Một vấn đề khác được nêu ra: Một linh hồn phải có kinh nghiệm về bao nhiêu nghề
nghiệp khác nhau trước khi sự tiến hóa của y được coi như là tròn vẹn? Để đi đến
mức tuyệt đỉnh của cuộc tiến hóa, mỗi linh hồn phải trải qua rất nhiều kinh
nghiệm khác nhau. Trong Thái Dương hệ, không có một linh hồn nào được coi như
đã phát triển hoàn toàn về nghệ thuật chẳng hạn, nếu đồng thời y lại hoàn toàn
dốt về ngành cơ khí, y học, hay xã hội học. Người ta có thể quan niệm rằng mỗi
linh hồn phải trải qua ít nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về tất cả mọi ngành học
thuật và hoạt động trong hoàn vũ.
Trong rất nhiều trường hợp, có một sự liên hệ chặt cheẽ giữa vấn đề nghề nghiệp
và vấn đề tâm linh. Nói một cách khác, trong nhiều trường hợp, một sự khó khăn
về nghề nghiệp dường như là có nguyên nhân ở một sự khuyết điểm về tánh tình, cần
phải được sửa chữa. Đó là trường hợp của một người đàn ông độc thân, bốn mươi
tám tuổi, là nhân viên địa ốc, vì tánh tình khó khăn, nên càng ngày ông càng bị
lúng túng trong việc hành nghề của ông. Ông yêu cầu ông Cayce soi kiếp để biết
xem y có nên đổi nghề khác hay chăng, và nghề nào sẽ thích hợp với ỷ Ông Cayce
cho biết rằng trong một kiếp trước ông đã làm nghề dạy học, nhưng ông có một
tánh chất hung bạo, cộc cằn, và độc đoán. Ông đã mang theo cái mầm mống của
tánh cah61t cứng rằng và bạo tàng đó qua kiếp này, nó làm cho ông khó hòa mình
trong sự giao tiế ngoài xã hội. Ông Cayce khuyên không nên đổi nghề mặc dầu ông
đang bị nhiều nỗi khó khăn trong nghề nghiệp. Cuộc soi kiếp nói: "Mặc dầu
điều đó không phải dễ làm, nhưng anh đang học một bài học cần thiết."
Có nhiều trường hợp tương tự như thế trong tập hồ sơ Cayce, làm cho người ta nhớ
lại một tư tưởng của Tolstol. Nhà văn hào này nói rằng những hoàn cảnh trong đời
người giống như những giàn tre dùng để cất nhà. Những giàn tre này được dựng
lên để làm cái sườn chung quanh, nhờ đó một ngôi nhà lầu được xây dựng lên ở
phía trong. Nhưng cái sườn tre bên ngoài vốn không có một giá trị tuyệt đối và
trường cửu. Khi ngôi nhà lầu đã dựng lên xong, thì người ta dẹp bỏ cái giàn tre
ở phía ngoài. Có lẽ những nghề nghiệp làm ăn của con người cũng có thể được
quan niệm bằng cách đó, giống như những cái sườn hay cái khuôn để nung đúc nên
những điều kiện cần thiết cho sự tiến hóa tâm linh.
Một mặt khác, những khuynh hướng nghề nghiệp không phải luôn luôn đều có mục
đích phát triển đức tính. Nó có thể là cần thiết cũng như bao nhiêu những ngành
khác thuộc về cõi giới vật chất, mà con người phải chinh phục bằng tinh thần.
Có lẽ nhờ đó mà con người phải chinh phục bằng tinh thần. Có lẽ nờn đó mà con
người sẽ tập chế ngự vật chất, hiểu những nguyên tắc và định luật của đời sống
và hợp tác với Thiên Cơ.
Những tập hồ sơ Cayce chứa đựng nhiều tài liệu về cuộc đời một số người, mà những
khả năng đã bị quên lãng từ lâu và chôn vùi trong những chỗ thâm sâu kín đáo của
tiềm thức. Cuộc soi kiếp nhắc nhở cho đương sự chú ý đến những khả năng tiềm
tàng đó, và trong rất nhiều trường hợp, những khả năng một khi đã thức tỉnh, liền
có thể nảy nở mau chóng để trở thành một thiên tư đặc biệt về nghề nghiệp. Người
ta có thể truy nguyên khả năng đặc biệt này ở những kinh nghiệm mà đương sự đã
thâu nhập được trong những tiền kiếp. Biết được điều này, tức là biết rằng mọi
người trong chúng ta có dự trữ trong tiềm thức một số vốn kiến thức hay khả
năng chưa được dùng đến, cũng ví dụ thình lình chúng ta được biết rằng trong một
thành phố mà chúng ta ở từ thuở nhỏ, chúng ta có một số tiền dự trữ trong ngân
hàng, nhưng đã quên hẳng từ lâu.
Những sự say mê thích thú của chúng ta về một ngành nào đều có thể truy nguyên
từ những hoạt động của ta trong những kiếp trước về ngành ấy. Có người chỉ
thích thú đặc biệt về những sự vật của xứ Tây Ban Nha; hoặc có người chỉ ưa
thích những sự vật của xứ Trung Hoa, hay Nhật Bổn chẳng hạ; đó chắc là họ đã từng
sống kiếp trước ở những xứ ấy. Nếu những người ấy biết trau dồi, khuynh hướng của
họ bằng cách học sinh ngữ Tây Ban Nha, hoặc khảo cứu về lịch sử và văn hóa
Trung Hoa hay Nhật Bản, hoặc khảo cứu về lịch sử và văn hóa Trung Hoa hay Nhật
Bản, họ có thể làm thức động những ký ức sâuxa trong tiềm thức và những khả
năng đã thâu nhập được trong kiếp trước ở xứ ấy. Nhờ đó, họ cũng có thể tiếp
xúc với những người trong những kiếp trước đó. Sự gặp gỡ với những người mà ta
đã công nhận duyên cũ từ kiếp trước có thể hoàn toàn làm thay đổi cuộc đời của
chúng ta bằng cách mở cửa chúng ta bước vào những địa hạt hoạt động mà chúng ta
không hề nghĩ đến. Việc làm đầu tiên trong vấn đề hướng nghiệp là kiểm điểm lại
những khả năng của mình chọn lấy khả năng trội nất của đương sự.
Nhưng trong những trường hợp khả nghi không quyết đoán, hoặc cần đưa ra cho
đương sự những cảnh cáo đặc biệt nào đó, thì ông Cayce thường đưa ra những
nguyên tắc đại cương) của họ. Những nguyên tắc đó thường được lặp lại, nhiều lần,
đến nỗi ngưòi ta có thể coi đó như những giáo điều căn bản cho việc chọn nghề
nghiệp.
Nguyên tắc thứ nhất là: Hãy nêu cao một lý tưởng, định rõ mục đích sâu xa của
cuộc đời mình, và tìm cách thực hiện lý tưởng đó. Sự nêu cao lý tưởng và một điều
quan trọng trong vấn đề hướng nghiệp. Những cuộc soi kiếp đều nhấn mạnh rằng ta
nên biết minh bạch rõ ràng về cái lý tưởng của một người thường là phức tạp
nhưng chúng ta chỉ có thể đi đúng con đường của mình muốn đi tới. Sự lựa chọn
nghề nghiệp phải căn cứ trên vấn đề cao lý tưởng trước nhất.
Nguyên tắc hai là: Hãy cố gắng giúp đỡ và phụng sự kẻ khác. Bằng cách nào ta có
thể phụng sự nhân loại cho được hiệu quả nhất? Đó là phương châm tối hậu để làm
tiêu chuẩn cho việc chọn lựa nghề nghiệp của mỗi người. Ta nên coi mình như những
phần tử của nhân loại. "Phụng sự kẻ khác, tức là phụng sự Thượng Đế một
cách cao cả nhất." đó là một câu thường được lập đi lập lại trong các cuộc
soi kiếp. Một câu khác nữa cũng thường được nhắc lại nhiều lần: "Kẻ nào muốn
trở nên cao cả nhứt trong các ngươi, là kẻ chịu làm tôi tớ phụng sự cho tất cả."
"Chỉ có một lý tưởng duy nhất, là làm cho mọi lý tưởng của ta đều hỗn hợp
với sức mạnh Sáng Tạo của Vũ Trụ; làm cho thể xác, trí tuệ, tâm linh của chúng
ta trở nên mãnh lực tích cực hoạt động để bồi đắp, trợ giúp cái sức Sáng Tạo
nói trên và cho nhân loại."
Đi kèm với phương châm này, ông Cayce còn nói rằng vấn đề tiền bạc, danh vọng ở
đời phải đi sau ý muốn phụng sự, và chỉ là những vấn đề phụ thuộc mà thôi. Một
đứa trẻ mười ba tuổi có nhiều khả năng và chưa biết nên theo học về ngành nào,
đặt câu hỏi: "Tôi phải phát triển khả năng nào để khi đến lúc trưởng thành
tôi có thể thành công về phương diện tiền bạc?" Câu trả lời là: "Em
hãy quên vấn đề tiền bạc, mà chỉ nên nghĩ rằng em có thể trợ giúp bằng cách nào
để làm cho cõi thế gian trở nên một cõi giới tốt lành hơn. Đừng khi nào lãng
phí công lao cố gắng chỉ vì vấn đề tiền bạc. Tiền bạc sẽ đến với ta khi ta dùng
khả năng của mình để phụng sự nhân loại."
Một người khác hỏi: "Tôi nên theo đuổi ngành hoạt động nào để có thể kiếm
được nhiều tiền nhất?" Câu trả lời cho ông là: "Anh hãy gác lại vấn đề
tiền bạc. Vấn đề tiền phải là cái hậu quả của sự thành thật cố gắng muốn sống
cách nào để giúp cho kẻ khác cùng đi trên con đường tiến hóa với mình. Sự thịnh
vượng về vật chất phải đi sau lý tưởng phụng sự. Chỉ có Thượng Đế mới cho ta sự
phú quý thịnh vượng, nếu ta xứng đáng."
Một nhà xuất nhập cảng được lời khuyên sau đây: "Phương cah6m của ông phải
là: Tôi muốn phụng sự đồng loại của tôi, để cho họ có thể dùng tôi làm cái đà
tiến bước. Tiền tài danh vọng sẽ đến với tôi như những kết quả của một đời tốt
lành và phụng sự; chứ ta không nên coi nó như những miếng mồi thơm vì nó mà ta
phải hành động trái với lương tâm để chiếm đoạt cho được."
Nguyên tắc thứ ba là: "Hãy xử dụng những gì mình đang có trong taỵ Hãy bắt
đầu từ chỗ vị trí hiện tại của mình bây giờ." Câu này dường như thừa, vì
đó là lẽ hiển nhiên. Tuy vậy, cũng như những sự thật hiển nhiên khác, nó cần được
lập lại, vì người ta vốn hay khinh thường những điều giản dị và gần với mình, để
đi tìm những chuyện xa vời, khó khăn. Có nhiều người muốn phụng sự nhân loại,
nhưng lại có một lý tưởng quá viễn vông, không thiết thực, hoặc không phù hợp với
hoàn cảnh hiện tại. Tron khi họ nhìn thấy cái mục đích cao cả, đáng cho họ theo
đuổi, thì họ lại bị mắc kẹt trong một cuộc đời phức tạp mà họ không thể nào
thoát ra khỏi. Những trách nhiệm gia đình, hay những trở lực về tài chánh, làm
ngăn trở sự thực hiện lý tưởng của họ. Đối với những người này, những cuộc soi
kiếp thường khuyên rằng: "Người ta chỉ có thể xử dụng những gì người ta có
trong lúc này." Cuộc hành trình dài muôn dặm đường chỉ bắt đầu bằng một bước
chân. Bước chân đầu tiên đó, người ta phải làm ngay bây giờ ở chỗ vị trí hiện tại.
Một người đàn bà 49 tuổi hỏi ông Cayce: "Tôi phải làm công việc gì trong đời
tôi?" Câu trả lời là: "Bà hãy giúp đỡ những kẻ yếu đuối và những kẻ vấp
ngã; giúp thêm sức mạnh và can đảm cho những kẻ thất bại." Bà ấyhỏi:
"Bằng cách nào tôi có thể làm công việc đó?" Bà hãy bắt đầu với những
cơ hội hiện tại. Hãy sử dụng những gì bà đang có và bắt đầu ngay ở chỗ bà đang ở.
Bà hãy tin tưởng ở nơi Thượng Đế. Bà đừng nói rằng bà muốn làm công việc gì và ở
tại nơi nào, mà hãy nói rằng: Tôi tự hiến dâng cho Ngài. Ngài hãy dùng tôi vào
bất cứ công việc gì, và bất cứ nơi nào Ngài muốn."
Một người đàn bà khác cũng có sự thắc mắc giống như thế. Bà ấy đã 61 tuổi, vợ của
một vị lãnh sự nọ Ở một xứ Bắc Âu. Bà ta đã đi du lịch nhiều nơi ở miền Trung
Đông và có nhiều kiến thức sâu rộng. Bà ấy hỏi: "Tôi phải làm gì để phụng
sự nhân loại một cách hữu hiệu nhất?" Câu trả lời cũng giống như trường hợp
kể trên: "Bà hãy làm bất cứ việc gì đến với bà hằng ngày. Không phải những
kẻ làm nên những kỳ công hiển hách, tiếng tăm vang dội lẫy lừng như sóng cồn đại
hải, mới là những kẻ làm được nhiều việc nhất; mà chính là những người biết đón
nhận những cơ hội phụng sự xảy đến hằng ngày. Khi những cơ hội ấy được tận dụng
triệt để, thì những dịp tốt lành hơn sẽ xuất hiện, và những công việc phụng sự
lớn lao sẽ đến với họ. Đó là bởi vì khi ta dùng những phương tiện đang có trong
hiện tại để phụng sự kẻ khác, thì những phương tiện ấy sẽ không bao giờ mất, mà
tự nó sẽ đến với ta một cách dồi dào hơn trước."
Một người khác cũng nhận được lời khuyên: "Anh hãy bắt đầu ở chỗ vị trí hiện
tại của anh. Và khi anh đã làm xong bổn phận. Ơn Trên sẽ khiến cho anh gặp gỡ
những cơ hội tốt lành và lớn lao hơn!" Lời khuyên có vẻ triết lý này không
những áp dụng cho những người thình lình giác ngộ và có ý muốn phụng sự nhân loại,
mà cũng áp dụng cho cả những người muốn làm những việc to tát, vang dội tiếng
tăm, bất cứ trên lĩnh vực hoạt động nào. Dường như sự lập đi lập lại trong các
cuộc soi kiếp về việc "Người ta cần phải sử dụng những gì mình đang có
trong tay và nên bắt đầu từ chỗ vị trí hiện tại của mình," là để chống lại
hai khuynh hướng thường tình của người đời; đó là: Sự tê liệt, không hoạt động
vì kiến thức hẹp hòi nông cạn; và sự tê liệt vì một tầm nhãn quang quá bao quát
rộng lớn.
Có nhiều người biết mục đích mà họ muốn thực hiện trên các địa hạt nghệ thuật,
văn hóa, khoa học hay chính trị. Nhưng vì một sự tính toán sai lầm, họ bỏ dở giữa
chừng và không làm gì cả: Mục đích của họ dường như không thể thực hiện được.
Vì họ không biết rõ về tính cách liên tục của mọi cố gắng và mọi sinh hoạt
trong đời sống con người, nên họ không nhận thức rằng thời gian không có quan hệ
gì cả, và những gì đã bắt đầu trong một kiếp sẽ đem lại kết quả trong kiếp sau.
Họ lầm tưởng rằng vì thời gian ngắn ngủi, nên họ không thể thực hiện được mục
đích, thí dụ như trở nên một nhạc sĩ tài hoa trong kiếp này. Họ bị tê liệt cả ý
chí tiến thủ, bỏ dở việc học âm nhạc: Bởi đó họ đứng một chỗ không tiến thêm nữa,
và trong những kiếp sau họ lại khởi sự học lại từ chỗ bắt đầu! Nhưng nếu họ biết
áp dụng lời khuyên đầy minh triết của ông Cayce là hãy bắt đầu từ chỗ vị trí hiện
tại và xử dụng những gì mình đang nắm trong tay, thì sự tê liệt kia sẽ không
còn, và họ sẽ dùng nghị lực của họ để hoạt động theo đúng đường lối, với nhiều
triển vọng tốt đẹp và tin tưởng nơi sự thành công trong tương lai.
Ngoài ra, có những người nhờ thuết Luân Hồi đã hé mở cho họ nhìn thấy cái viễn ảnh
của một tương lai sáng lạn huy hoàng, nhưng họ lại không diễn đạt cái đức tin
đó ra bằng những hành động xử thế hằng ngày. Nhiều nhà triết học và nhân chủng
học mãi đắm chìm trong việc học hỏi khảo cứu các định luật thiên nhiên trong Vũ
trụ, nó cai quản sự tiến hóa tâm linh của nhân loại, đến nỗi họ quên rằng sự tiến
bộ của con người không phải chỉ được thực hiện bằng sự học hỏi suông mà thôi. Họ
chẳng khác nào như người du khách mãi lo nghiên cứu lộ trình trên tấm bản đồ một
cách chăm chú và say sưa đến nỗi họ không bao giờ cất bước ra đi! Họ mảng lo nhồi
sọ với những vấn đề trừu tượng siêu hình đến nỗi khi cần phải thực hiện một sự
thay đổi tâm tính hay làm một việc hữu ích để giúp đỡ nhân loại, thì lại thờ ơ
chểnh mảng và hoàn toàn vô dụng.
Những cuộc soi kiếp của ông Cayce luôn luôn nhắc nhở cho chúng ta biết rằng dầu
cho chúng ta sống trong hoàn cảnh nào, những hoàn cảnh đó đều hoàn toàn thích hợp
với tình trạng tiến hóa tâm linh của chúng ta trong lúc hiện tại. Dầu cho chúng
ta gặp phải những hoàn cảnh khó khăn trái ngược, chúng ta cũng nên coi đó như
là những cái phương tiện để giúp chúng ta lấy đà tiến bước, chớ không nên coi
đó như là những chướng ngại. Khi ta biết vượt qua những khó khăn trở ngại đó,
thì chúng ta mới được coi như là xứng đáng nhận lãnh những hoàn cảnh tốt lành
và thuận tiện hơn. Trong một cuộc soi kiếp có lời khuyên như sau:
"Anh hãy nhớ rằng dầu anh sống trong hoàn cảnh nào, điều đó cũng là cần
thiết cho sự tiếp xúc hằng ngày với mọi người, và chính là nhờ sự cải thiện từng
ngày, từng giờ, từng phút đó mà anh thực hiện cuộc tiến hóa dài hạn của anh
trong tương lai. Chính nhờ xây từng viên gạch nhỏ, mà người ta mới dựng nên một
ngôi nhà lầu nhiều tầng. Khi một linh hồn đã chuẩn bị saün sàng để phụng sự, nhờ
sự công phu cố gắng cải tiến không ngừng từng giờ từng phút, mà những điều kiện
cần thiết cho sự tiến hóa của y sẽ xuất hiện để giúp cho y có thể tiến hóa mau
hơn, và gặp những hoàn cảnh cùng cơ hội thuận tiện hơn.
"Vậy anh hãy xây dựng tương lai của anh cũng như một toà nhà lầu, với những
gì anh có saün trong tay, và tuần tự xây thành những viên gạch nhỏ. Anh chớ nên
nóng nảy vội vàng và băn khoăn lo lắng: Tất cả mọi sự xây dựng chẳng phải là
công trình sáng tạo thiêng liêng của Ngài ử"
Chương 21
Bí Quyết Đào Tạo Khả Năng
Những điều tiết lộ của ông Cayce về những khả năng của con
người và sự phát triển khả năng một cách liên tục từ kiếp này qua kiếp khác, có
những ảnh hưởng rất sâu sắc về phương diện thực tế. Trước hết, nó trình bày cho
ta thấy những triển vọng vô giới hạn về sự tiến hóa của con người, và điều này
tùy ở sự cố gắng của từng cá nhân. Nói về những khả năng tiềm tàng được tích tụ
từ lâu trải qua thời gian, thì người ta có thể xử dụng lần hồi chẳng khác nào
như một số vốn cất trong ngân hàng. Lẽ tự nhiên, những nguồn tài nguyên tiềm
tàng về khả năng và đức tánh của mỗi người hoàn toàn tùy thuộc nơi cố gắng mà y
đã thực hiện trong dĩ vãng, và đã tích tụ trong kho tàng tâm linh của y.
Điều này cũng áp dụng cho những khả năng của ta trong tương lai. Cũng như những
khả năng của chúng ta bây giờ là do sự cố gắng tích lũy từ thuở quá khứ, thì những
khả năng mà ta sẽ có trong tương lai cũng là do bởi những cố gắng của ta đang
làm ngay bây giờ. Những số vốn nghị lực, thời giờ và công phu khó nhọc mà chúng
ta dùng để thu thập một khả năng trong kiếp hiện tại sẽ không phải là mất, mà sẽ
mang lại kết quả cho ta xử dụng trong những kiếp tương lai.
Trên thế gian có hàng nghìn người âm thầm cố gắng theo đuổi một chí hướng nuôi
từ thuở nhỏ mặc dầu họ biết chắc rằng họ không bao giờ thực hiện được. Xét theo
lối thường tình, thì đó thật là một việc đáng buồn; nhưng sự cố gắng và thích
thú say mê của họ thật ra không phải là hoài công vô ích nế người ta xét lại vấn
đề dưới ánh sáng của thuyết Nhân Quả Luân Hồi.
Một ông lão cố gắng vun trồng những khóm hoa trong vườn nhà ông, có lẽ không
mong ước chiếm giải quán quân về cuộc thi trồng hoa đẹp; hoặc được lời khen tặng
và biểu dương trong những tạp chí nông nghiệp. Tuy nhiên, trong lúc hiện tại,
ông ta đang xây đắp mầm mống cho sự hiểu biết về ngành thảo mộc học, để rồi
trong một kiếp tương lai, nó sẽ đâm chồi nẩy lộc thành những kiến thức sâu rộng
về ngành này và làm ông ta trở thành một nhà trồng tỉa trứ danh hay một nhà thảo
mộc học uyên bác.
Những cố gắng thô thiển và vụng về của một người đàn bà đứng tuổi đang tập vẽ
tranh, không phải chỉ là một đầu đề chế giễu của bạn bè thân quyến trong gia
đình cô mà thôi; nó còn là những bước đầu cho một nghệ thuật già dặn và chắc chắn
để làm cho cô có thể trở thành một họa sĩ tài danh trong một kiếp xa gần trong
tương lai.
Ông giáo sư âm nhạc trải qua nhiều năm tận tụy với nghề dạy đờn dương cầm, vẫn
cố gắng hành nghề một cách vô danh, không tên tuổi. Với thời gian trôi qua, năm
tàn tháng lụn, ông không còn nuôi hy vọng trở thành một nhạc sĩ tài danh nữa,
nhưng có lẽ ông ta sẽ tự an ủi nếu ông ta biết rằng chính ông ta đang lần bước
đi trên con đường sự nghiệp vẻ vang trong những kiếp tương lai. Những tiếng đàn
du dương gieo vào tiềm thức của ông một ý niệm chắc chắn về nhịp độ; sự lập đi
lập lại những bài đàn dạy học trò, trải qua thời gian đã gieo trong tâm hồn ông
những vết ký ức sâu đậm không thể phai mờ về nhạc lý. Chỉ trong một, hai, hay
ba kiếp nữa, ông sẽ trở thành một thiên tài về đàn dương cầm, làm cho người
đương thời phải ngạc nhiên khâm phục về tài năng xuất chúng của ông.
Nói tóm lại, theo thuyết Luân Hồi, không có một cố gắng nào là mất đi. Nếu luật
Nhân Quả hành động một cách chắc chắn và vô tư để đem lại cho ta sự trừng phạt
về những hành vi bất chính của mình, thì nó cũng hành động một cách vô tư chắc
chắn để đem lại cho ta phần thưởng về những cố gắng công phu có tính cách xây dựng.
Nếu chúng ta thật tin tưởng nơi điều quan trọng này, thì chúng ta sẽ không bao
giờ bị thất vọng trên đường đời. Mỗi giờ phút trôi qua, chúng ta đều tự tạo nên
tương lai của mình. Cái tương lai đó được tốt đẹp hay không, là tùy nơi trong
lúc hiện tại chúng ta có những cố gắng tốt lành và xây dựng, hay là chúng ta
lãng phí thời giờ vô ích để tìm những thú vui vật chất phù du giả tạm của cuộc
đời trần thế.
Hiểu như thế, người ta sẽ không còn cho rằng giai đoạn cuối cùng của đời người,
thường gọi là lúc "Tuổi già", là một giai đoạn bất lực và vô dụng, cần
phải nghỉ ngơi, an phận, và không làm gì cả. "Tuổi già" hiểu như thế
là một sự dị đoan. Theo các cuộc soi kiếp của ông Cayce, ở xứ Ai Cập cách đây độ
mười ngàn năm, đời sống trung bình của con người là trên một trăm tuổi. Sự ăn uống
tiết độ, đúng phép vệ sinh, và bí quyết giữ cho tư tưởng được lành mạnh trong sạch,
giúp cho con người sống rất lâu, và thậm chí đến lúc tuổi già, họ cũng không đến
nỗi rung rẩy lụm cụm. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này. Khoa Tâm bịnh
học (Psychosomatiquie) cũng khám phá rằng sự già nua một phần lớn do bởi một bệnh
trạng tâm lý của đương sự, theo đó ý nghĩa rằng y là một người vô ích, vô dụng
trong xã hội, và đã đến lúc y cần phải được thay thế bởi những người trẻ.
Sở dĩ họ có thái độ đó bởi vì họ có cái quan niệm theo "Chiều ngang"
về cuộc đời, tức là một thói quen hay so sánh mình với những kẻ khác trên bình
diện "Ngang" trong thời gian và không gian. Nhưng theo thuyết Luân Hồi
thì quan niệm chân thật về cuộc đời phải là một quan niệm theo "Chiều dọc".
Tự so sánh mình với những người trẻ tuổi hơn, không những là một điều chướng,
mà còn là vô ích vì chúng ta chỉ hoạt động để tự vươn mình và tiến bộ lấy cho
mình, sự tiến bộ của chúng ta không phải là tương đối với kẻ khác, mà là tương
đối với chính mình và với Thượng Đế.
Hiểu như thế, ta sẽ không còn thắc mắc ganh tị với những người ở vào một hoàn cảnh
tốt lành và thuận tiện hơn hoàn cảnh của ta trong hiện tại. Sự ganh tị chỉ là một
ảo tưởng vật chất. Trên phương diện tâm linh, ta không đua tranh với ai cả, nếu
không là với chính linh hồn mình.
Dầu sao, một người đến lúc tuổi già không nên tự coi như một phế nhân, ở ngoài
lề xã hội. Trái lại, trong sự tịch mịch âm thầm, y nên dành thời giờ còn lại để
trau dồi một vài khả năng mới, và học hỏi thêm những gì mà trước kia vì bận rộn
công việc hoặc vì bổn phận gia đình, y không có thời giờ theo đuổi một cách tận
tâm và trọn vẹn. Làm như vậy, y sẽ xây đắp nền tảng cho sự tiến bộ tâm linh của
y trong những kiếp sau. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce thường nói rằng chúng
ta nên sống một cách xây dựng cho đến lúc cuối cùng trong đời tạ Dưới đây là một
vài đoạn có ý nghĩa:
"Anh hãy có điều độ trong tất cả mọi chuyện; không nên làm điều gì thái
quá. Được như vậy, anh sẽ sống đến trăm tuổi, với điều kiện là anh sẽ sống cách
nào để xứng đáng với tuổi thọ của anh. Anh có gì để ban rải cho kẻ kkhác? Nếu
anh không có gì để cho ra, thì anh có quyền gì để sống cho chật đất?"
Hỏi: "Tôi phải làm sao để tự chuẩn bị cho lúc tuổi già?"
Đáp: "Cô hãy tự chuẩn bị cho lúc hiện tại. Tuổi già sẽ làm cho cô khôn
ngoan già dặn thêm. Cô hãy dịu dàng, dễ thương và biết thương người, nếu cô muốn
được trẻ trung mãi mãi... "
Hỏi: "Tôi phải làm gì để khỏi sự bị cô đơn khi tuổi già sắp đến?"
Đáp: "Anh hãy săn tay áo lên và bắt tay vào làm một việc gì để giúp đỡ một
người nào đó. Anh hãy làm cho người khác vui vẻ hạnh phúc, và hãy tự quên mìn để
giúp đỡ người chung quanh. Như thế, anh sẽ không còn sợ sệt lo âu về những gì
có thể xảy đến cho mình và sẽ không cảm thấy buồn chán, cô đơn."
Hỏi: "Tôi phải làm gì để được yên ổn trong lòng và tìm thấy sự an tịnh?"
Đáp: "Anh hãy giúp đỡ kẻ khác. Anh hãy quyết định mỗi ngày làm một điều
thiện, hoặc giúp một tay nâng đỡ một việc gì cho một người nào đó cần sự giúp đỡ.
Thí dụ: Anh có thể đến viếng thăm một người bịnh, và trò chuyện an ủi họ. Như
thế anh sẽ thấy trong lòng yên ổn, không thắc mắc, nghĩ ngợi, lo âu."
Như vậy, tính cách liên tục của đời người trở nên một sự thật đầy ý nghĩa, xét
về vấn đề phát triển khả năng và đức tánh trải qua nhiều kiếp luân hồi sinh tử.
Hiểu được chân lý đó, người ta sẽ không còn có sự ganh tị đối với kẻ khac, vì sự
ganh tị là một điều vô ích. Triết gia Emerson nói sẽ có lúc người ta nhận định
rằng thói ganh tị là do sự vô minh mà ra. Điều ấy rất đúng, nhưng nó chỉ được
hiểu rõ là khi nào người ta hiểu thuyết luân hồi. Những kẻ ganhtị là những người
không biết rõ sự kiện này, là bất cứ điều gì người khác làm được, ta cũng có thể
làm được; tất cả những gì người khác có, như sắc đẹp, tài năng, danh vọng, giàu
sang, đức hạnh... Ta cũng có thể có được, với điều kiện chúng ta chỉ cần thực
hiện những cố gắng cần thiết mà thôi.
Một thái độ xử thế thích nghi về điểm này đã được diễn tả trong cuộc đời của nhạc
sĩ trứ danh Paganinị Người ta thuật lại rằng nhạc sĩ này có lần bị hai năm tù
vì mắc nợ không trả được. Trong khi bị giam, hằng ngày ông vẫn chơi một cây đàn
vĩ cầm cũ, chỉ có ba dây. Sau khi được phóng thích, ông trình diễn đàn vĩ cầm
trước công chúng với một ngón đàn sắc xảo tuyệt diệu hơn trước, làm cho cử tọa
phải ngạc nhiên về tài nghệ xuất chúng của ông. Ngón đàn đặc biệt của ông là mỗi
khi đến những đoạn nhạc khó khăn nhất, thì ông bèn cắn đứt sợi dây dưới của cây
đàn vĩ cầm và tiếp tục kéo đàn chỉ có ba dây! Ngón đàn tuyệt luân này, ông đã học
được trong thời gian hai năm ngồi tù.
Việc bị giam cầm trong khám là một điều chướng ngại khó khăn và là một nghịch cảnh,
nhưng Paganini đã phản ứng một cách xây dựng, chứ không thối chí hay thất vọng.
Ngày nay con người còn sống ở thế gian, thì ông còn phải bị những cảnh do quả
báo đưa đến. Nhưng chúng ta không nên để ch nghịch cảnh đè bẹp hoặc làm cho ta
bị điêu đứng khổ sở; mà trái lại, giữa cơn nghịch cảnh, chúng ta cũng vẫn có thể
vui sống với một niều hy vọng.
Khi nghịch cảnh xảy đến không thể tránh khỏi, chúng ta có thể chấp nhận nó một
cách kiên nhẫn, can đảm và vui vẻ; và như thế, chúng ta xây đắp nền tảng cho sự
thành công vẻ vang trong tương lai.
Chương 22
Tiềm Năng Của Con Người
Từ những đoạn trên, chúng ta đã thấy rằng luật Nhân Quả gồm
có hai khía cạnh: Khía cạnh liên tục và khía cạnh chấn chỉnh, hay sửa đổi. Nói
về khía cạnh liên tục của luật Nhân Quả, thì có nhiều khuynh hướng trái ngược từ
thuở quá khứ có thể xuất hiện cùng một lượt trong kiếp này, và tạo nên một sự
xung đột bên trong tâm hồn của một người.
Trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những khuynh hướng về khả năng hay tánh
tình của một người có thể truy nguyên từ những kinh nghiệm của ông trong một kiếp
trước. Thí dụ: Một người kia có những khuynh hướng về âm nhạc mà ông đã hấp thụ
trong một kiếp trước, nhưng đồng thời ông cũng mang theo một khuynh hướng về
ngành dạy học, từ một kiếp trước nữa. Thề là ông có cả hai khuynh hướng về hai
ngành học thuật khác nhau: Aâm nhạc và giáo dục. Những khuynh hướng trái ngược
này gây ra một sự xung đột âm thầm trong tâm hồn ông, khi ông phải chọn lấy một
nghề nhứt định. Ông sẽ là một nhạc sĩ hay một giáo sử Trong nhiều năm, ông bị
dày vò bởi một sự lưỡng lự phân vân, không biết chọn lấy nghề nào. Sau khi sự
xung đột ngấm ngầm này phải được giải quyết bằng cách dung hòa cả hai khuynh hướng,
hay là bỏ một nghề mà chỉ chọn lấy một nghề, tùy theo lý tưởng của đương sự đối
với cuộc đời, hay là do sự nhu cầu tài chánh.
Một sự xung đột còn khó khăn hơn nữa, là trường hợp mà đươngsự chưa diệt trừ
xong một tật xấu cũ. Thí dụ: Một người có thói khinh ngạo, di sản từ một kiếp
trước, trong kiếp đó ông lạm dụng quyền thế một cách độc tài đối với một dân tộc
bị áp chế. Trong một kiếp sau, ông đầu thai làm một đứa trẻ tàn tật sống trong
một túp lều nghèo nàn. Thói khinh ngạo của ông đã bị chận đứng vì luật quả báo,
và ông đã bắt đầu tập lấy thái độ khoan dung, ôn hoà với mọi người. Nhưng thói
khinh ngạo của ông vẫn chưa được diệt trừ tận gốc, và hãy còn biểu lộ một phần
nào. Bởi đó trong kiếp này, ông có hai khuynh hướng trái ngược lẫn nhau trong
tâm tính, khi thì ông có thái độ khinh ngạo, khi thì có lòng khoan dung. Chính
đương sự cũng biết rõ điều này, và mỗi khi ông nghĩ đến tình bác ái đại hồng
trong nhân loại, ông sẽ bắt đầu cố gắng diệt trừ thói kinh ngạo còn tiềm tàng
trong người. Nhưng phần nhiều, người ta không ý thức được vấn đề này.
Các tập hồ sơ Cayce có chứa đựng rất nhiều trường hợp như trên, mà dưới đây là
một trường hợp rõ rệt nhất:
Một người kia có hai khuynh hướng trái ngược: Khi thì khép chặt, cách biệt, lạnh
lùng; khi thì lại hồn nhiên, cởi mở. Theo cuộc soi kiếp, điều này được truy nguyên
từ hai loại kinh nghiệm khác hẳn nhau. Trong một kiếp trước, ông là một tu sĩ
trong một nhà tu kín bên Anh, chính kiếp này đã tạo cho ông một tâm hồn khép chặt
và lánh đời. Trong một kiếp trước nữa, ông là một người tình nguyện tùng chinh
trong cuộc Thánh Chiến hồi thời Trung Cổ; kiếp đó đã giúp cho ông có tâm hồn cởi
mở và yêu đời. Sự trái ngược đó làm cho mọi người đều xa lánh, vì họ không dám
chơi với một người tính khí bất thường, hôm qua vừa mới vui vẻ hồn nhiên, hôm
nay đã lạnh lùng cách biệt!
Ông Aldous Huxley có thuật chuyện một tu sĩ Y Pha Nho hồi thế kỷ mười bảy tên
là Pierre Claver, hy sinh tận tụy suốt một đời để phụng sự những người da đen
nhập cảng từ Phi Châu thường bị ngược đãi và đối xử tàn nhẫn. Tu sĩ thường
khuyên những mọi da đen này hãy ăn năn sám hối những tội lỗi của họ đã làm. Ông
Huxley nói: "Lời khuyên đó có vẻ dường như không đúng chỗ, nhưng biết đâu
tu sĩ có lý là vì dầu ở hoàn cảnh nào, con người cũng vẫn luôn luôn cần phải cứu
chuộc lại những tội lỗi và sai lầm trong quá khứ mà họ phải chịu quả báo. Những
sự ngược đãi, hung ác, bất công của người đời biết đâu chẳng là những cơ hội để
nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại những hành động hung dữ, độc ác bất công mà chính
chúng ta đã làm trong những kiếp trước?"
Ông Huxley còn nêu ra một vấn đề quan trọng: đó là điều ảo tưởng nó làm cho ta
nghĩ rằng mình là trong sạch và vô tội. Phần nhiều chúng ta khi lâm nghịch cảnh
hay bị những nỗi đau khổ bất công, thường nghĩ rằng mình là oan ức, vô tội mà
phải bị thiệt thòi, chớ không nghĩa rằng có lẽ mình đã từng gây ra những nỗi bất
công đau khổ cho kẻ khác. Chúng ta luôn luôn tưởng rằng mình tốt lành và vô tội.
Có lẽ là do thói kiêu căng vốn tự nhiên trong mọi người, nhưng còn một lý do
khác, đó là sự lãng quên: Một định luật thiên nhiên đầy nhân từ và bác ái khiến
cho chúng ta quên đi một cái dĩ vãng sai lầm và tội lỗi trong những kiếp quá khứ.
Một người đàn bà nọ phàn nàn: "Tôi luôn luôn đối xử tốt lành với tất cả mọi
người; nhưng người ta đối xử tệ bạc với tôi như vậy. Con người thật là bạc bẽo
và vô ơn!"
Chúng ta có thể đáp lại như vầy: "Phải, bà đã tốt lành và lương thiện
trong kiếp này bởi vì bà nhận thấy rằng về phần thể chất, bà không đẹp; và bà
chỉ có thể thâu phục được lòng người bằng những hành động tốt lành và vị thạ
Nhưng đó chỉ là một đức tánh mà bà mới tập. Bà hãy nhình lại kiếp trước: Bà rất
đẹp, với một nhan sắc đẹp duyên dáng, sắc xảo, mặn mà, nhưng lòng bà rất độc!
Ngày nay, bà chỉ gặt hái lấy những gì bà đã gieo trong kiếp trước. Việc bà bị đối
xử độc ác và bất công không phải là do bởi sự vô ơn tệ bạc của người đời; mà đó
chỉ là những quả báo của những hành vi độc ác mà bà đã gây ra đối với kẻ khác.
Bà đã trồng hoa thơm cỏ ngọt suốt đời, nhưng bà chỉ lấy gai nhọn và trái đắng
là những thứ mà bà đã gieo trong kiếp trước. Mùa gặt sau, sẽ đem lại cho bà những
hoa thơm trái ngọt mà bà đã gieo trong kiếp này. Trong khi chờ đợi, bà hãy vui
lòng nhận lãnh những quả đắng và gai nhọn, nhưng bà đừng thối chí và hãy tiếp tục
vun trồng hoa thơm trái ngọt một cách can đảm và đầy tin tưởng... ""
Những sự đau khổ và nghịch cảnh trong đời đều có một mục đích giáo dục để đào tạo
tánh tình, dầu cho đó là những tai nạn bên ngoài như chiến tranh, dịch lệ, động
đất, bão lụt; hoặc đó là những mối xung đột ngấm ngầm trong tâm hồn. Khi nào
khoa Tâm Lý Học nhìn nhận rằng tất cả mọi sự đau khổ cay đắng, tai ương và nghịch
cảnh của người đời đều có một ý nghĩa sâu xa thâm trầm để dìu dắt họ trên con
đường tiến hóa, thì chừng đó ngành học thuật ấy đã tiến được một bước khác lớn.
Chương 23
Khía Cạnh Của Luật Nhân Quả
Trước đây, chúng ta đã thấy trường hợp của người nhạc sĩ mù,
mà nguyên nhân là do bởi kiếp trước, trong một bộ lạc dã man ở Ba Tư, ông đã lấy
dùi sắt nhọn nung đỏ chọc vào mắt những kẻ tù binh để hành tội những người này.
Trong trường hợp này, người ta sẽ đặt câu hỏi: "Tại sao ông lại chịu trách
nhiệm về những phong tục bổn xứ hồi đương thời? Tại sao một người phải bị quả
báo trong khi ông chỉ thừa hành chức vụ mà xã hội giao phó cho ông?"
Thí dụ, hồi xưa nước Pháp dùng những đao phủ quân để hành tội những phạm nhân
trên đoạn đầu đài. Người đao phủ ấy chỉ là một công chức của Nhà Nước và làm việc
ăn lương của chính phủ. Có thể nào người ấy bị quả báo khi ông thừa hành chức vụ
chém đầu tội nhân do luật pháp bắt buộc chăng? Nếu là không, thì tại sao người
đao phủ của bộ lạc dã man nước Ba Tư hồi thời cổ, lấy dùi sắt nung đỏ chọc vào
mắt tù binh của một bộ lạc cừu địch, lại phải chịu quả báo? Trước đây chúng ta
đã thấy rằng không phải hành động gây nên nghiệp quả mà chính là cái nguyên
nhân làm động lực bên trong cho hành động ấy, chính cái tinh thần bên trong làm
chủ động cho mọi việc làm, mới là cái nguyên nhân tạo nên nghiệp quả. Ngoài ra,
còn có vấn đề trách nhiệm chung, hay nghiệp quả công cộng, nghĩa là nếu một xã
hội có những tập quán xấu xa, độc ác gây nên đau khổ cho nhiều người thuộc về
xã hội đó đều phải chia xẻ một phần nào trách nhiệm và quả báo của xã hội ấy
gây nên. Theo ý nghĩa của nền luân lý thông thường, nếu những hành vi tàn bạo
như sát phạt, giết chóc, gây thương tích cho kẻ khác, tuyệt đối là những điều
ác dữ, thì tất cả những người nào thuộc về thành phần của xã hội tàn bạo đó đều
phạm tội, nếu không trực tiếp thì cũng gián tiếp. Tội ác đó càng tăng nếu họ biết
rằng phong tục tập quán đó là độc ác, mà họ vẫn tiếp tục tán thành và không làm
gì để trừ bỏ những thói tàn bạo hung ác ấy. Và nếu họ trực tiếp nhúng tay vào
những hành động hung dữ ấy, thì tội ác của họ càng tăng hơn nhiều.
Lấy dùi sắt nhọn chọc thủng mắt những người khác chỉ vì họ là tù binh của một bộ
lạc cừu địch, dĩ nhiên là một hành động hung ác bạo tàn. Nếu người đao phủ tự
trong lòng ông chống đối việc làm hung bạo này, và chỉ thừa hành chức vụ vì bắt
buộc phải tuân lệnh thượng cấp, thì có lẽ ông không gây nên nghiệp ác. Nhưng nếu
trong khi thừa hành chức vụ, tự trong lòng ông tán thành việc làm hung ác này,
nghĩa là ông cũng nuôi trong lòng một sự hung ác tương đương với phong tục bổn
xứ của ông, thì chắc chắn là ông phải chịu quả báo.
Vấn đề này được giải đáp một cách mỹ mãn trong kinh Bhagavad Gita của Ấn Độ:
"Làm mà như không làm, tuy hữu vi mà vô vi, nghĩa là làm một cách vô tư, với
một tinh thần giải thoát, không bám víu, không vụ lợi; đó tức là cái bí quyết của
sự hành động cao thượng, siêu thoát, và không gây nên nghiệp quả... "
Thậm chí đến tình thương cũng phải là một tình thương vô tư, không tha thiết,
không chiếm hữu, một tình thương siêu thoát, chứ nếu không, nó sẽ tạo nên những
sợi dây trói buộc trong kiếp sau. Nếu người đao phủ xứ Ba Tư kể trên chỉ thừa
hành chức vụ với một tinh thần hy sinh theo như việc làm của những nhà hiền triết
thời xưa, không thỏa mãn dục vọng riêng, không có lòng hung dữ bạo tàn và đàn
áp kẻ khác, thì ông sẽ không gây nên ác quả. Theo lý luận đó, vì lẽ người ấy đã
bị quả báo mù mắt trong kiếp này, nên ta có thể kết luận rằng ông đã nuôi thói
hung ác trong khi thừa hành chức vụ, theo phong tục bổn xứ của y.
Trong chương mười một, chúng ta đã thấy rằng sự hiểu biết về Luật Nhân Quả
không khỏi làm cho người ta băn khoăn lưỡng lự trước một vài vấn đề xã hội, và
không biết sẽ hành động như thế nào cho hợp lý. Chúng ta đã thấy rằng trong nhiều
trường hợp, sự lạm dụng quyền năng trong những kiếp quá khứ đã đưa đến cảnh
nghèo khổ, khó khăn trắc trỏ trong kiếp hiện đại. Nếu phần nhiều sự đau khổ buồn
rầu của con người đều do bởi những việc làm ác của họ gây nên trong quá khứ thì
ta phải đối xử thế nào với những kẻ hoạn nạn khốn cùng? Ta phải có thái độ như
thế nào đối với hoàn cảnh khó khăn đau khổ của kẻ khác? Ta có nên ngảnh mặt làm
ngơ và nói như thế này chăng: "Này ông bạn ơi, ông bạn đau khổ vì quả báo
của ông bạn tự gây ra, chứ không phải oan uổng gì đâu. Tôi không còn quyền can
thiệp vào sự hành động của Luật Nhân Quả."
Ta có nên nghĩ rằng sự thiện cảm là một thái độ trái mùa, và lòng nhân từ là một
điều không phải chỗ của nó trước sự hành động vô tư của Luật Nhân Quả hay
chăng? Có lẽ ta không nên giải đáp những câu hỏi đó một cách hấp tấp vội vàng,
và với một sự cảm tình bồng bột. Chúng ta biết rằng một kẻ sát nhân nguy hiểm sẽ
không học được bài học của y, nếu vì lòng nhân hậu quá đáng, người ta để cho
ông được tự do có điều kiện sau một thời gian giam cầm ngắn ngủi. Chúng ta biết
rằng một người học trò dốt không thể học hết chương trình lớp học của y, nếu
ông giáo sư quá dễ dãi để cho y về sớm ba giờ mỗi ngày. Chúng ta biết rằng một
đứa trẻ không thể biết vâng lời, nếu người mẹ luôn luôn bênh vực con, không để
cho nó chịu hình phạt nghiêm khắc và roi vọt của người chạ Chúng ta biết rằng
những khó khăn trắc trở và đau khổ của người đời, dưới hình thức những tật nguyền,
tại nạn, nghèo khổ... Thật ra là sự biểu hiện ý muốn cải thiện và giáo dục của
Thiêng Liêng. Như vậy, làm sao ta dám can thiệp vào sự hành động của Thiên Y,
và phá luật lệ thiên nhiên?
Thí dụ, chúng ra thấy một người kia sống trong cảnh lầm than khốn khổ, nghèo nàn
cơ cực, với một thân hình tàn phế, tật nguyền, chúng ta không khỏi động lòng
thương hại. Nhưng nếu chúng ta xét mọi sự theo khía cạnh Nhân Quả, chúng ta
cũng có thể nhìn thấy con người bất hạnh ấy dưới một hình thức khác. Chúng ta
có thể nhìn về dĩ vãng và tưởng tượng người ấy trong một vai trò khác, với một
bộ y phục khác và sống trong một thời đại khác hơn bây giờ.
Chúng ta có thể tưởng tượng con người vô phước ấy dưới những nét của một vị
lãnh chúa nước Nga hồi thời Nga Hoàng; một vị lãnh chúa có một thân hình cao lớn,
lực lưỡng, khỏe mạnh, nhưng lại hung tợn, độc ác và vô nhân đạo. Với những tài
sản khổng lồ, giàu sang không kể xiết, ông đã tỏ ra lạnh nhạt dửng dưng trước sự
đau khổ của những người nông dân đã làm việc cặm cụi suốt đời để làm giàu cho ỵ
Với một thân hình tráng kiện, sức khỏe dồi dào, ông ra hiên ngang hống hách,
khinh thường những kẻ yếu đuối, đối xử tàn nhẫn với đàn bà, trừng phạt thẳng
tay không chút lòng thương xót đối với những kẻ đã làm mất lòng ông. Đó là hình
ảnh cho người của ông trong kiếp trước. Nhìn chung quanh ông, ta thấy những nạn
nhân của ông đang sống vất vưỡng, dở chết dở sống trên những vùng hoang vu lạnh
lẽo ở xứ Tây Bá Lợi Á, do bởi ông đã dùng quyền lực áp chế để đày ải họ sang xứ
này. Ta thấy những trẻ con xanh xao gầy còm, mặt mày ngơ ngác vì đói lạnh, bởi
cha mẹ chúng là những nông dân nô lệ, suốt đời phục dịch vị lãnh chúa tàn bạo,
nhưng vẫn không đủ cơm ăn áo mặc, vợ con phải chịu đói rách quanh năm.
Khi chúng ta nhìn thấy cảnh tượng kiếp trước của người ấy như thế, một cảnh tượng
có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới, trong những thời đại đã qua, thì
chúng ta biết rằng ông sẽ có lúc phải trả quả báo về những tội ác của ông đã
làm. Và ngày nay, chúng ta đã gặp lại ông trong bộ áo của một kẻ hành khất khốn
khổ lầm than, thân hình tàn phế, chúng ta có thể nào còn thương hại ông được
chăng? Gặp cảnh này, chúng ta đã đứng trước một vấn đề tâm lý, luân lý và xã hội
có một tầm quan trọng rất lớn, một vấn đề mà chúng ta cần phải hiểu rõ trong việc
xử thế hằng ngày. Người ta đã tìm thấy một phương pháp giải quyết vấn đề này
trong chế độ xã hội của một xứ trên thế giới là xứ Ấn Độ.
Vấn đề mà chúng ta nêu ra khi chúng ta vừa mới chấp nhận thuyết Luân Hồi, người
Ấn Độ đã từng biết rõ từ bao nhiêu thế kỷ về trước. Người Ấn Độ đã giải quyết vấn
đề này bằng cách không can thiệp vào sự hành động của luật nhân quả. Điều này
giải thích một phần lớn thái độ thản nhiên của họ đối với những kẻ đau khổ, hoạn
nạn, khốn cùng, và cách đối xử đặc biệt mà họ dành cho những người thuộc gia cấp
cùng đinh (paria)
Chế độ giai cấp ở Ấn Độ vốn căn cứ trên pháp luật của đức Manou, một luật gia
và triết gia danh tiếng của Ấn Độ thời cổ. Cũng như Platon, Ngài tuyên bố rằng
theo luật tự nhiên, xã hội loài người chia ra từng thành phần, tùy theo công việc
hay chức nghiệp của mỗi người. Điều huấn thị này về sau trở nên một tập quán xã
hội, và tập quán đó dần dần kết tinh lại thành ra một trật tự về giai cấp. Truyền
thống, phong tục và thói dị đoan của một dân tộc gồm đến chín mươi phần trăm những
kẻ thất học, đã làm cho tập quán nói trên trở thành bất di dịch, không thể sửa
đổi.
Gia cấp hạ tiện gồm thành phần những người làm những công việc ti tiện, thấp
kém nhất trong xã hội. Giai cấp này về sau trở nên thành phần "Bất khả tiếp
xúc" (intouchable), do sự lý luận rằng nếu họ đầu thai làm những người thuộc
giai cấp hạ tiện đó, là để trả quả báo về những việc làm xấu xa và tội ác của họ
trong một kiếp trước. Bởi sử lý luận đó, người ta không can thiệp vào luật Trời
khiến cho họ phải lầm than khổ sở, mà cứ dửng dưng trước sự hành động tự nhiên
của Luật Quả Báo.
Nếu chúng ta chấp nhận lý lẽ thứ nhứt của người Ấn Độ, theo đó Luật Nhân Quả đặt
để ta vào một hoàn cảnh hay thân phận thích nghi, tương xứng với nghiệp quả của
mình, và nếu chúng ta cũng chấp nhận luôn lý lẽ thứ hai của họ về đẳng cấp
trong xã hội, thì ta thấy rằng lập luận của họ rất vững chắc và rất có lý. Lập
luận ấy dầu rằng có cái lý lẽ vững chắc, nhưng nếu nó đưa chúng ta đi đến kết
luận là phải dửng dưng trước sự đau khổ của kẻ khác, thì đó thật là một điều
đáng buồn! Tuy thế, ta cũng thấy có những người luôn luôn cố gắng hoạt động
trong các công trình cứu tế để làm dịu bớt sự đau khổ của nhân loại. Đó là bởi
vì họ có lòng nhân từ bác ái đến một mực độ rất cao.
Thấy vậy, lòng bác ái tức là tình thương bao la phủ nhận lý luận của những kẻ
thản nhiên, bất can thiệp, mặc dầu lý luận này bề ngoài dường như có lý. Chính
đó là ý nghĩa lời răn dạy của đấng Christ, vì Ngài đã dành trọn cuộc đời để đi
truyền giáo và chữa bịnh cho người thế gian mê lầm và đau khổ. Cuộc đời của đấng
Christ đã chứng minh rằng dầu cho tội lỗi của con người nặng đến đâu, ta cũng
phải luôn luôn đưa ra một cánh tay cứu giúp.
Cuộc đời của ông Edgar Cayce tuy không thể đem so sánh với đấng Christ, nhưng
ông cũng là một người cái tinh thần cứu độ chúng sinh giống như đấng Christ, vì
trong bốn mươi năm, ông đã hoạt động với một tấm lòng nhiệt thành và bác ái để
cứu giúp những người đau khổ từ thể xác đến tinh thần. Những cuộc soi kiếp của
ông Cayce đều xác nhận rõ ràng quan niệm này, là đời người bị chi phối và cai
quản bởi một định luật rất khoa học, đó là Luật Nhân Quả mà phương Đông đã biết
rõ từ lâu đời. Đồng thời, những cuộc soi kiếp đó cũng xác nhận định luật bác ái
nhân từ và lý tưởng phụng sự, là những điểm cốt yếu trong giáo lý của mọi tôn
giáo.
Không cần biết về tội lỗi của người khác ra sao trong những kiếp quá khứ, chúng
ra nên cố gắng giúp đỡ họ, và đừng lầm tưởng rằng làm như thế, chúng ta có thể
can thiệp vào sự hành động của Luật Nhân Quả. Ngoài ra, chúng ta nên hiểu rằng
dửng dưng nguội lạnh trước sự đau khổ của kẻ khác cũng là một tội ác mà chúng
ta phải chịu quả báo về sau này. Một khía cạnh khác của vấn đề tế nhị này là
con người có quyền tự do ý chí trong mọi hành động, và không phải tất cả mọi việc
lớn nhỏ trong đời đều đã được định saün từng chi tiết theo một cái định mệnh bất
di dịch.
Bởi đó, sự cố gắng của chúng ta để giúp đỡ một người đau khổ hoạn nạn, không phải
chỉ là một kinh nghiệm bản thân cần thiết cho ta để tự cải thiện lấy mình trong
sự thực hành tình bác ái mà thôi, nó còn là một điều quý báu có thể làm thay đổi
cả một thái độ tinh thần, và cả một cuộc đời của đương sự. Xét cho cùng, ta nên
hiểu rằng nghiệp quả là do tư tưởng tạo nên. Sự sinh hoạt trái đạo, cách xử thế
sai lầm, nguyên nhân là do sự lầm lạc trong tư tưởng. Bởi đó, người ta chỉ có
thể hoàn toàn thay đổi thái độ đối với cuộc đời bằng ách hoàn toàn cải tạo tư
tưởng. Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã tuyên bố một cách rất đúng rằng tư
tưởng chính là sức mạnh sáng tạo, và trừ phi có sự thay đổi tư tưởng ở tự nơi
mình, người ta không thể nào cứu chuộc và sửa đổi lại những nghiệp quả xấu đã
gây từ trước.
Hiểu theo một ý nghĩa thần bí, các tôn giáo cho rằng Thượng đề sáng tạo ra con
người; những theo ý nghĩa thiết thực thì con người tự sáng tạo lấy mình! Luật
Nhân Quả là cái định luật theo đó con người tự tạo nên cái thân phận sang hèn,
may rủi, tốt xấu, vui buồn của chính mình. Luật Nhân Quả đặt con người trong sự
kiềm tỏa, trói buộc và đặt ông trong vòng kỷ luật để cho ông tự tu tiến lấy bản
thân, nhưng đồng thời nó cũng là kẻ giải phóng và là một người bạn tốt. Biết rõ
điều này, người Phật tử luôn luôn giữ thái độ hồn nhiên, thanh thoát trước mọi
nghịch cảnh, mọi nỗi thăng trầm chìm nổi của cuộc đời và nói: "Phật Pháp
là chỗ trú ẩn của tạ"
Đối với những người thông hiểu mục đích tốt lành của mọi định luật thiên nhiên
trong Trời Đất, thì câu nói đó cũng có ý nghĩa đầy đủ với những tính cách an ủi
và khích lệ như câu tương tự của người tín đồ Gia Tô Giáo: "Chúa Trời là
niềm vui, là Ánh Sáng, và là đấng Che Chở của tạ"
Chương 24
Một Phương Châm Xử Thế
Trong thời gian chữa bệnh giúp đời, ông Cayce đã nhận được
nhiều thơ tín từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. Đọc những bức thư đó, người ta
không khỏi lấy làm buồn tủi, nghẹn ngào và động lòng trắc ẩn trước bao nỗi đoạn
trường, đau khổ, lầm than của nhân loại. Ông Cayce đã không quản công lao khó
nhọc, làm việc không tiếc thân, bất kể ngày đêm, để giúp đỡ tất cả mọi người bằng
những cuộc soi tiền kiếp, giúp đỡ và bày vẽ phương pháp điều trị bịnh tật, cùng
phương pháp giải quyết những nỗi khó khăn đau khổ trong cuộc đời của họ.
Có những bức thư trình bày những nỗi thắc mắc, băn khoăn của đương sự, chẳng hạn
như của một thiếu phụ viết như sau: "Tôi tự hỏi không biết ông có thể dành
cho tôi một cuộc soi kiếp để giúp ý kiến về đời sống tình cảm của tôi chăng?
Tôi thật không còn biết tính sao? Tôi muốn tái giá và hy vọng có một gia đình ấm
cúng, hạnh phúc, nhưng tôi e ngại không biết có lấy được người chồng vừa ý hay
không, hay là có lẽ tôi không nên nghĩ đến việc tái giá nữa? Và chắc có lẽ cũng
không có ai thương yêu tôi?"
Một người đàn bà khác viết: "Làm sao cho chồng tôi thay đổi tính tình, để
cho gia đình tôi được sống trong bầu không khí yên vui và hạnh phúc?"
Những người viết thơ bày tỏ tâm sự, dầu là thông minh hay dốt nág, giàu hay
nghèo, sang hay hèn, tất cả đều tiết lộ cho ta thấy sự thắc mắc băn khoăn của
nhân loại. Dầu họ là những người nhút nhát, tánh tình khép chặt, cô đơn, bệnh tật,
thất bại trên đường đời hoặc gia đình rối rắm, họ đều có một nguyện vọng chung,
là cải tiến tình trạng hiện tại để làm cho số phận của họ trở nên tốt đẹp hơn.
Trong hầu hết mọi trường hợp, họ đều được cho biết rằng nguyên nhân tình trạng
đau khổ của họ là do chính họ tự gây ra. Đó là điểm đầu tiên mà đương sự phải
nhìn nhận. Xét cho cùng, mỗi người tự tạo lấy những khó khăn đau khổ cho mình,
và bởi đó chính họ phải tự giải quyết những nỗi khó khăn đau khổ đó.
Bất luận sự khó khăn trắc trở đó như thế nào, như khổ về sự cô đơn; hoặc vì người
chồng tánh tình xung khắc, không thể cùng nhau hòa hợp; vì một đức con hư hỏng;
một hoàn cảnh chật hẹp tù tùng chẳng hạn; chúng ta chỉ có thể vượt qua được sự
khó khăn bằng cách tự sửa đổi lấy tâm tính của mình. Điều cần phải sửa đổi,
chính là cái thái độ tinh thần và cách xử thế hằng ngày của chúng ta vậy. Hãy dẹp
bỏ tánh hay chỉ trích, chê bai, saün sàng lên án những người chung quanh, tánh
thù vặt, kiêu căng, ngã mạn, dửng dưng, lạnh lùng. Hãy trừ bỏ thói ích kỷ,
khinh mạn, đố kỵ. Những khó khăn chướng ngại của ta chỉ có thể giải quyết được
bằng cách tu sửa tánh tình, tập lấy những đức tính tốt lành, nhân đức, thuộc về
địa hạt tâm linh.
Sự giáo dục tâm linh và thay đổi thái độ trong cách xử thế hằng ngày phải được
đặt trong khuôn khổ một sự hiểu biết sâu xa về Vũ Trụ, cùng những mối liên quan
về Vũ trụ và Con Người. Quan niệm do biểu lộ rõ rệt trong các tập hồ sơ Cayce
và những cuộc soi kiếp mà ông đã thực hiện cho hằng trăm người. Quan niệm ấy gồm
có những đường lối đại cương như sau:
Có một Quyền Năng Sáng Tạo vô biên mà người ta gọi là Thượng Đế.
Mỗi linh hồn là một phần tử của Thượng Đế.
Đời người có một mục đích, và diễn ra một cách liên tục. Đời sống con người vẫn
tiếp tục luôn luôn sau khi chết.
Đời người được cai quản bởi những định luật Luân Hồi và Nhân Quả:
"Thực hiện lòng bác ái tức là thuận theo Cơ Trời."
"Ý chí con người tạo nên định mệnh"
"Tư tưởng có một quyền năng sáng tạo."
"Sự giải đáp cho mọi vấn đề khó khăn là ở tự nơi linh hồn mỗi người...
"
Căn cứ trên những điều ấy, là những điều răn dạy sau đây:
"Ta hãy bắt đầu tìm hiểu những mối tương quan giữa mình và những Sức Mạnh
Sáng Tạo của Vũ Trụ, hay Thượng Đế."
"Ta hãy đặt mục đích và lý tưởng trong đời mình, và hãy cố gắng thực hiện
những lý tưởng đó."
"Hãy hoạt động, kiên nhẫn, và vui vẻ luôn luôn."
"Đừng nghĩ đến kết quả của việc làm, hãy dâng mọi kết quả lên Thượng Đế."
"Đừng trốn tránh những khó khăn xảy đến cho tạ"
"Hãy làm mọi việc lành để giúp đỡ kẻ khác."
Nhiều người phương Tây không chấp nhận quan niệm của những tôn giáo Phương Đông
về Vũ trụ và nhân sinh, nhưng quan niệm này đã được những cuộc soi kiếp của ông
Cayce xác nhận. Tuy nhiên, mặc dầu họ không thể chấp nhận quan niệm đó vì thiếu
bằng chứng khoa học xác đáng, chặt chẽ hơn là những bằng chứng trong hồ sơ
Cayce, họ cũng không thể phủ nhận một cách dễ dàng tánh cách đúng đắn, hợp lý
và làm thỏa mãn lý trí của thuyết Luân Hồi, cùng lập luận vững chắc và thỏa
đáng của thuyết ấy trên các phương diện tâm lý, luân lý và khoa học. Đối với
người nào có thể chấp nhận thuyết Luân Hồi, thì nó đem lại cho họ một lẽ sống mới,
một kim cỉ nam để soi hướng vàdìu dắt họ trên đường đời, và một sự quả quyết chắc
chắn rằng họ sẽ không bị lạc bước trong chốn mê đồ gồm những sức mạnh tối tăm,
cuồng loạn, và không mục đích.
Kết luận
Trong những trang vừa qua, chúng ta đã đi hết một quãng đường
dài, bắt đầu từ một câu chuyện nhỏ xảy ra trong một phòng khách sạn ở Dayton,
Ohio, Hoa Kỳ, khi ông Edgar Cayce dùng Thần Nhãn trong lúc thôi miên, lần đầu
tiên cho biết Luân Hồi là một điều có thật trong cõi Thiên Nhiên. Câu chuyện ấy
và những chuyện tương tự khác nối tiếp theo sau về vấn đề Luân Hồi có vẻ dường
như một nền tảng chưa đủ vững chắc để xây dựng trên đó cả một tòa lâu đài tâm
lý và triết lý mà chúng ta đã thấy những nét đại cương trong quyển sách này.
Tuy nhiên, xét về lịch sử khoa học, người ta thấy rằng những sự phát minh lớn
lao làm đảo lộn cả một thế hệ, dường như chỉ bắt đầu bằng những câu chuyện nhỏ
nhặt vô lý. Một cái đùi ếch bị điện giựt và một mẩu bánh mì mốc meo dường như
là những sự vật quá nhỏ mọn không đủ dùng để phát minh ra bình điện khí và thuốc
trụ sinh (Penicilline) nhưng sự thật đó chính là những nguyên nhân đưa đến hai
sự phát minh kỳ diệu trên. Một ngọn đèn lồng đưa lủng lẳng trong một nhà thờ cổ
ở một làng nhỏ bên Ý đã đưa ông Galilée đến việc phát minh ra một đồng hồ thiên
văn. Một bồn nước tràn đã giúp cho ông Archimede tìm ra một định luật quan trọng
về áp lực của chất nước.
Lịch sử đã đưa đến cho ta nhiều thí dụ tương tự. Chúng ta phải nhìn nhận sự thật
có thể tìm ra được từ những chỗ rất giản dị tầm thường, và chúng ta cũng sẽ
không ngạc nhiên mà thấy người học thức ít ỏi, không tài ba, thiếu văn hóa, nằm
trong giấc ngủ thôi miên, lại có thể đưa ra những bằng chứng quan trọng để chứng
minh cho một thuyết căn bản lạ lùng về đời sống con người.
Chúng ta hãy tóm tắt những gì đã chứng minh cho sự thật của những cuộc soi kiếp
của ông Cayce, ngoài ra vô số những bằng chứng hiển nhiên khác về sự thật của
hiện tượng Thần Nhãn. Có tất cả bảy điểm chính sau đây:
1.- Sự phân tách tâm lý và diễn tả hoàn cảnh bên ngoài của những người hoàn
toàn xa lạ Ở cách xa hàng trăm cây số; và trong hằng ngàn trường hợp, đã tỏ ra
đúng ý như thật.
2.- Sự tiên đoán về những thiên tư, khả năng và những điểm khác của đương sự,
đã được chứng thực trong nhiều năm sau, không những cho người lớn, mà cũng cho
trẻ sơ sinh.
3.- Những đặc điểm về tánh tình của đương sự được truy nguyên một cách hợp lý từ
những kinh nghiệm thâu nhập ở các kiếp trước.
4.- Những lời tiên đoán đều đúng và không hề trái ngược nhau, không những trên
nguyên tắc đại cương mà thôi, mà cũng trong từng chi tiết nhỏ nhặt, trong hằng
trăm các cuộc soi kiếp khác nhau, và ở những thời ký khác nhau.
5.- Những tài liệu lịch sử lu mờ đã được kiểm điểm lại bằng cách tra cứu các
văn khố; những tên tuổi của các nhân vật vô danh đã được tìm thấy tại những địa
điểm mà các cuộc soi kiếp đã nêu ra.
6.- Những cuộc soi kiếp cùng những lời khuyên mà đương sự đã chấp nhận và nghe
theo, đã giúp cho nhiều người thay đổi cuộc đời của họ về các phương diện tâm
lý, nghề nghiệp, và sức khỏe thể chất.
7.- Những lời khuyên nhủ và răn dạy có tính cách triết lý và tâm lý trong các
cuộc soi kiếp đều hạp với lẽ Đạo, đúng như nền Đạo lý cổ truyền đã từng đem giảng
dạy ở Ấn Độ từ nhiều thế kỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét