Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại
MỘT THẾ HỆ MỚI
Nguyễn Vĩnh Tiến, Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, tốt nghiệp loại giỏi, Cao học Pháp Ngữ (Master Francophone) “Toulouse - Hà Nội 2001-2004”. Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Kiến Trúc và Thương Mại Việt Pháp (T-group), là người "bay giữa kiến trúc, nhạc và thơ”. Văn Cầm Hải, Cử nhân Văn Khoa, Cử nhân Luật khoa. Tu nghiệp báo chí tại Hà Lan 2002, được mời tham gia chương trình Viết Văn Quốc Tế tại University Of Iowa (The University of Iowa, International Writing Program), Mỹ, 2005. Nguyễn Thúy Hằng, họa sĩ, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP HCM, học nâng cao về hội họa đương đại tại Mỹ. Lê Vĩnh Tài, Đại học Y Khoa Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, làm nghề tự do. Phan Huyền Thư, tốt nghiệp đại học Tổng hợp khoa Văn năm 1993, là biên kịch hãng phim Tài liệu và khoa học trung ương. Nguyễn Vĩnh Nguyên khoa ngữ văn, Đại học Đà Lạt, 2001, là phóng viên văn hóa của báo Sài gòn Tiếp thị. Vi Thùy Linh, Đại học báo chí, Trần Ngọc Tuấn, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, nhà thơ, nhà văn, nhà báo, từng được trung tâm văn học Literaturwerkstatt (Berlin) và Viện Goethe Institut (Munich) tổ chức dịch tác phẩm và mời sang Đức nói chuyện, giao lưu, đọc thơ, được giới thiệu trên tạp chí Thi Bình (số 5.2005). Hàn Quốc, được đánh giá là một trong số ít những nhà thơ trẻ triển vọng, có nhiều cách tân đột phá của thi ca Việt Nam hiện đại.
Nguyễn Huy Thiệp đã từng nhận xét như thế này, và tôi tin rằng ông đã ngộ nhận. ”Nhìn vào danh sách hơn 1.000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều… "vô học", tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tùy tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả. (2)
Trong bài viết này, tôi sẽ tiếp cận thơ trẻ ở ý thức sáng tạo của tác giả, ở thi pháp và phong cách (nếu có) để thử phác họa chân dung từng nhà thơ, định hình gương mặt của một thế hệ nhà thơ mới, qua những tên tuổi ít nhiều đã tự khẳng định mình trong thơ ca
NHỮNG GƯƠNG MẶT MỚI
1. Nguyễn Hữu Hồng Minh
Nguyễn Hữu Hồng Minh là người được tạp chí Thi Bình (số 5.2005) Hàn Quốc, đánh giá là một trong số ít những nhà thơ trẻ triển vọng, có nhiều cách tân đột phá của thi ca Việt Nam hiện đại.Thơ của anh là thơ tư tưởng. Anh suy tư sâu sắc những trải nghiệm hiện sinh. Hiện sinh với anh là hiện sinh quy tử (being to the death)”Sự sống thật là sự sống réo trên đầu sự chết”(Sự Sống Thật)Anh thấy sự chết hiển hiện trong tất cả tồn tại.“ Tôi thấy cái chết ló dạng trong những câu thơ tôi vừa viết…“Chúng ta người đã chết lại bàn cãi quá ồn ào về cái chết “(Sự Vụ)Hiện hữu đối với NHHM là hiện hữu thừa và dơ bẩn (Ghi Chép Rời), hiện hữu phân rã (Sóc Trăng, Lỗ Thủng Lịch Sử). Con người xa lạ với chính mình, xa lạ với tha nhân. ”Giưã chúng ta những bến không bờ/ Những bờ không bến/ Chúng ta nhị nguyên“ (Giữa Chúng Ta). “Đôi khi tôi giật mình vì một tiếng nói xa lạ/ như tôi tìm được thanh đới mình từ cổ họng những người đã chết” (Tiếng Nói Bội Trương). NHHM không thể hình dung nổi người yêu của mình giữa một “cuộc tồn tại không tình yêu, không em trơ vắng hoang địa những ngón tay đồ tể khai quật hoa văn xác ướp“ (Mẫu Tự).Tất cả vui lấp trong cát, tuyệt vọng. “Em ơi, hãy bới cát tìm cuống họng cho anh/ để anh tập đánh vần lại chữ A/ A!A!A!/ Trước một đời sống cát“ (Bài Cát).NHHM mất phương hướng trong cõi hiện sinh mảnh vỡ. Hắn là một kẻ không đầu, không tay chân, không cả dương vật, không tiếng nói. Một Ngày Tự Do cũng là tự do ý thức về cái chết, hiện sinh Chậm Như Thùng Thuốc Nổ.“Nhưng khi hắn cần dương vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài gònHắn cần đầu thì mới hay vứt ở Hà NộiHắn cần khua khoắng chân tay thì đã rụng rơi đâu đó ở Cà MauTrong giấc mơ hắn không rõ hắn đã nói điều gì với Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang.Dạng háng! Hãy dạng háng!Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít...”(Lỗ Thủng Lịch Sử)“Y lang bang đâu khi không đầu?(Ăn Hải cảng)NHHM trăn trở nhiều về thơ ca, nhưng thơ ca cũng chết, anh bế tắc:Mi không phải là thi sĩ!Khốn nạn mi không phải là thi sĩ!Đừng ảo tưởng!Chữ nghĩa đã hóa gạch đá xây mồ táng mi…… Giã từ thôi, giã từ.Trên bàn tay bại liệt của mi ngòi bút trơ cạn dòng suối máu...(Giã từ)Có thể nhận thấy NHHM còn đang trải nghiệm hiện sinh, anh chưa đạt tới ý thức về nỗi chết bằng Haller trong Sói Cô Đơn (Steppenwolf) của Hermann Hesse. Anh nhận ra một thế giới xa lạ nhưng chưa nhìn thấy cái xa lạ, phi lý như trong Kẻ Xa Lạ (L’étranger) và Ngộ Nhận (Le malentendu) của A. Camus. Anh vẫn còn hăm hở “ăn“ trong cuộc hiện sinh và “Không nghĩ mình có thể ăn nhiều thế“ (Ăn Hải Cảng) mà chưa chưa trải nghiệm trạng thái buồn nôn cuả J.P.Sartre. Anh chưa vượt qua được hiện sinh như S. Kierkegaard hay Nietzsche. NHHM mới chỉ chạm tới tư tưởng về hiện sinh. Có thể anh sẽ còn đi tiếp hành trình tư tưởng cuả mình trong thơ ca.Về nghệ thuật, Thơ NHHM chưa vượt qua được những thành tựu của người đi trước. Thơ anh giàu chất suy tưởng, nhưng suy tưởng của anh không phong phú bằng Chế Lan Viên, anh thể hiện tư tưởng hiện sinh nhưng anh chưa tiếp cận được cách viết dòng ý thức như thơ Thanh Tâm Tuyền (bài thơ Phẫu Tích là một bài có cách viết gần như bài thơ ĐEN của Thanh Tâm Tuyền). Khi anh viết về những trải nghiệm ăn chơi, người đọc còn nhận thấy ảnh hưởng của Đỗ.KH. Anh đem cái tục vào thơ chẳng khác gì những “nhà thơ hậu hiện đại làm thơ” như nói tục ở đầu đường xó chợ.“Hoảng loạn và kinh sợ khi hắn phát hiện ra mình vẫn sống mà làm việc với những xác chếtĐi đứng ngoằn nghèo như ma trơi, linh hồn quỷ nhập tràng luôn dụ khị hắn làm những trò mê cuồng và quái đảnHắn muốn làm tình với Nguyễn Thị Thu Huệ - Hắn tàn bạo điều đóHắn muốn hiếp Lê Thị Mỹ Ý - Hắn thèm muốn điều đóHắn không nứng trước Phan Thị Vàng Anh - Hắn khẳng định điều đóHắn yêu Ly Hoàng Ly - Hắn mãi tôn thờ điều đóHắn sợ hãi lỗ nẻ của Vi Thùy Linh - Hắn khiếp hãi điều đóNhân loại chui ra từ háng - Hắn quả quyết điều đóDân tộc Việt là một dân tộc mê lồn - Hắn xác tín điều đó”(Lỗ Thủng Lịch Sử)Đọc những dòng thơ trên, người đọc hẳn hoài nghi về ý thức sáng tạo của anh. Anh cho rằng: “Thực ra ngôn ngữ rất ít hoạt động. Nó “ngủ” là chính. Nó chỉ thức dậy và quậy tung náo loạn do ý thức điều khiển của bộ não và cảm giác. Nó cũng không có từ đẹp hay từ xấu. Từ đẹp hay xấu là do cảm quan cá nhân của người sử dụng và bối cảnh sử dụng...”. Nói về nhà thơ nhà văn, anh chủ trương: “Tại sao khi họ dám xây dựng, tạo ra được một nhân vật thì lại không dám để mình biến thành một nhân vật trong mắt kẻ khác?”, vì thế anh dùng từ “vô tư” và nêu đích danh những đồng nghiệp văn chương làm đối tượng chơi chữ cuả mình. Tôi nghĩ rằng, văn chương, ngôn ngữ không chỉ là con chữ trung tính, mà còn là văn hóa, tư tưởng, và thẩm mỹ. Anh đã lật đổ những “đại tự sự“ để dùng cái ấy vỗ vào mặt đồng nghiệp của anh. Xin nhớ, họ là những người có nhân cách, là những nhân vị xã hội, một Con Người với tất cả giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc. Anh đánh đồng họ với cái giống của anh, và muốn đối xử với họ chỉ bằng cái giống bản năng sinh vật thì hẳn đó là một sự tha hóa, không còn là nghệ thuật nữa.NHHM chưa định hình được một khuôn mặt thơ với những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của riêng anh.
Đó là một thế hệ có trình độ học vấn cao, đa tài và hoạt động ở nhiều lĩnh vực xã hội. Họ có ý thức mới trong sáng tạo nghệ thuật và có nhiều điều kiện giao lưu quốc tế. Họ khẳng định một thế hệ mới, thế hệ trẻ hôm nay, thế hệ trẻ của một đất nước mở cửa và hội nhập, hoàn toàn khác với thế hệ nhà thơ đi trước trưởng thành trong chiến tranh. Nguyễn Hữu Hồng Minh cho biết: “có xu thế thăm dò và cổ vũ mọi tìm kiếm, mọi thể nghiệm trong nghệ thuật Thơ của người viết trẻ… Đó là thế hệ dò tìm, phác họa chân dung, gương mặt của chính mình sau chiến tranh. Nói cách khác, giả sử cha anh chúng tôi đã sinh trưởng vào thời điểm như chúng tôi, thế hệ của e-mail, chat, internet…, khi thông tin đang mở rộng và thu hẹp lại thế giới, thì chắc họ cũng phải trăn trở, cũng phải thể nghiệm như chúng tôi. Không còn cách nào khác. Và chúng tôi, nếu sinh ra vào bối cảnh đất nước đang có chiến tranh thì cũng phải lên đường cầm súng, bảo vệ Tổ quốc. Đó là niềm tin, lòng tự hào và ý thức dân tộc. Dò tìm gương mặt mới của thế hệ “(1)
Xin đơn cử một vài trường hợp
2. Vi Thùy Linh
Đối với Vi Thùy Linh, tình yêu và thơ là định mệnh. Nhà thơ tâm sự: ”12 năm làm thơ, sống cho thơ, tôi ngày càng thấm thía thơ là định mệnh của tôi… Có hai lĩnh vực trường tồn qua mọi thời đại, bởi sức mạnh thiêng liêng vượt qua mọi ranh giới, khác biệt, màu da, ngôn ngữ: đó là Tình yêu và Nghệ thuật. Sống cho thơ và vì thơ mà sống đẹp, tôi vẫn tiếp tục hành trình thơ, hành trình tình yêu của mình.” (Sống Thơ, 6.2007). Trước Vi Thùy Linh (VTL) đã có nhiều người làm thơ tình, VTL đã làm mới thơ tình như thế nào?
Thơ tình VTL là thơ tình của người đang yêu, đang đắm say hạnh phúc và hoan lạc. VTL miêu tả cuồng nhiệt hạnh phúc nhục thể hòa với hạnh phúc tinh thần trong nhiều bài thơ như Âu Cơ, Tình Tự Ca, Trên Ngực Anh,...
Hồi hộp đến cuối đường tơ lụa
Tây Tạng mê ảo cuồng hoa
Trứng nhộn nhịp thụ thai
Âu Cơ rũ váy rũ nghiệt ngã
Lại hứng hứng gió thốc
Thôi miên những cánh cửa chồi răng
Hoa Thùy Linh
Đàn đàn mũi tên bay từ giữa hai đùi
Bắn nát sự cam phận.
(Âu Cơ)
“Suốt đêm suốt đêm/
Những khát khao được giải phóng“
(Bản Đồ Tình yêu...)
Trong đam mê và say đắm nghiệm sinh tình yêu nhục thể, VTL đặt thành những tín niệm. Tình yêu làm nên nhân loại “Trong lòng em, anh khai thị thế gian“ (Âu Cơ). Tình yêu là ánh sáng, là ngày mới là sự sống:
“Cả thế giới chật ních buồn phiền bỗng nhiên vắng lặng
Để loài người học yêu nhau trở lại
Để loài hoa không bao giờ mãn khai, hé mở“ (Đường Ong)
Tình yêu cứu rỗi nhân loại
“… Thế giới loạn ly vì lũ khủng bố cuồng man ngu muội cực đoan quá khích
Nắm lấy tay nhau, những bàn tay không biên giới!..
… Những làn môi mọng đỏ đòi hôn như dâu tây đòi nước và ánh sáng
Nếu cả loài người đều yêu nghệ thuật và thơ hay, sẽ không còn cái ác” (Hãy phủ thơ khắp thế giới của em!)
VTL kêu gọi giải phóng phụ nữ
“Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu
Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động
Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa
Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược
Nào cùng đi Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu
Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động
Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa
Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược
Nào cùng đi”
(Bản Đồ Tình yêu)
Em giải phóng em trong thế giới tâm hồn
Hỡi những người phụ nữ, hãy yêu và sống đến cùng như mình muốn
Đừng mặc cảm giấu che! Nín đi! Bắt đầu cuộc sống không cần chịu đựng, chờ chiếu cố
(Yêu cùng George Sand)
VTL khai thác triệt để những phần thân thể và những hoạt động giao hoan tình dục, những cảm giác vật chất và tinh thần: Bàn Tay, Đôi mắt Anh, Trên Ngực Anh, môi hôn, làn da, ”lưng anh lưng em tự sóng” “anh hòa em vào máu“
Anh hạ trời xuống Anh nâng đất lên
Anh bùng vỡ thanh xuân cuồng điên
Trên lưng Anh, bơi mải miết ngón ngón em dài trắng
Môi em trườn đêm căng
Duỗi chân dài, em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt
Vào lúc Anh lên em lên Anh
Thụ tạo giấc mơ ấp ủ
Em đạt khát khao làm Mẹ
(Nơi Ánh Sáng)
Yêu là liều, bất chấp ngặt nghèo ngăn cấm
Chẳng có gì trói buộc, hoãn, sợ run
Lúc 12 giờ đêm đến gần Anh đang đợi
Phòng ngủ biển xanh mây bay thiên thanh
Chiếc giường đàn hương - máy bay bằng gỗ
Dâng mình lên theo cơ thể ngụt ngàn
Dâng từng đợt mưa say đợt cắn
Anh trai tráng hệt như chưa lần nào
Em nữ tính nhiều mà sao vẫn thiếu
Đóa nhung đen nở mịn đường cỏ ấm
Còn nợ mùa thu vì em trắng quá
Suốt đời mải miết chạy theo tình yêu
(Tình Tự Ca)
Tuy say đắm nhục thể nhưng VTL vẫn đủ tỉnh táo để suy tư về tình yêu trong những tương quan nhân loại, và nhìn đời tươi xanh
Anh dắt em đi mãi trong màu xanh thành phố, trên triền xanh của sóng, giữa không tận bầu trời
Chúng mình đã đi qua bao thế kỷ bất an, sao loài người yếu đuối đến thế?!.
Chúng mình đã đi qua ánh sáng bao nền văn minh huy hoàng, mà nhân gian vẫn tìm gì mãi thế?! Điều quan trọng nhất, bí mật hệ trọng nhất là biết yêu nhau trong sự sống tận cùng
Đi bộ qua những vòm trời, anh nằm bên em giữa thời đại mệt nhoài rạn bóng những thế kỷ
Nhắm mắt để chuỗi ánh nhìn vẹn nguyên phát hàng triệu tia bích ngọc
Máu anh truyền em truyền đời xanh thẳm (Xanh)
Ta đi tìm thời gian đã mất trong thời gian đang trôi
Ta ước về tháng ngày chưa đến trong thời gian đang trôi
Thong thả yêu nhau bằng khí lực thanh xuân, giữa chớp nhoáng ngày đêm - tình huống nghiệt ngã của tạo hóa
Tận hưởng xuân ngưng lại mùa huyền bí
Làm như quên tình tiết trai gái hôn cháy cả giao thừa...
Trên da thịt đôi ta, theo hơi thở Anh, mưa xuân đang ấm
Gió lên tình, vờ không phân biệt nổi mùi nàng với ngàn hoa
(Ngưng lại mùa xuân)
VTL cũng có những bài thơ tạo được những xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ, khổng chỉ về niềm hoan lạc và về cả nổi buồn (Nhật Thực, Phía Ngày Tắt Nắng)
Khi anh đẩy em bằng mắt
Trăng vừa tròn mười chín!
Em đã thả đi bao nỗi buồn
Buộc bằng tóc rụng,
Tóc đã rụng mùa mùa nhiều rồi
Mà chưa thấy nắng lên,
Em òa vỡ,
Những nỗi đau chèn nhau,
Em lầm lũi đến trước cổng nhà anh!
Nhặt xác nỗi buồn còn tươi nguyên,
Đốt lên thành lửa ném lên trời,
Đốt lên thành lửa ném lên trời
(Phía Ngày Tắt Nắng)
Nếu so sánh với thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Nguyên Sa, thơ tình Vi Thùy Linh đã mới hơn nhiều. Người đọc nhận thấy trong thơ VTL chất đắm say của Xuân Diệu, chất suy tư tỉnh táo và đằm thắm thủy chung của Xuân Quỳnh, những tinh tế ngôn ngữ của Nguyên Sa, nhưng ở VTL, đúng như nhà thơ tự nhận định, thơ VTL được viết bằng ngôn ngữ tinh ròng, phong phú, bằng giọng tâm sự chân thành gần gũi giàu nữ tính
“Trổ nhiều ô cửa bằng vòm chữ, ngôn ngữ là di sản văn hóa
Viết bằng tiếng Việt thật đẹp và cuốn hút, miệt mài quá mức”
(Yêu cùng George Sand)
Vì thế dù miêu tả tình dục, ngôn ngữ thơ VTL không trần tục thô thiển, mà vẫn giữ được sự chừng mực, vừa đủ bộc lộ tất cả những mê đắm, vừa đủ tỉnh táo giữ được cái đẹp của thơ ca trong cái đẹp cuộc sống tươi xanh, để tạo nên những giá trị mới cho thơ tình. Tuy nhiên, về nghệ thuật, thơ VTL không mới.
Tôi nghĩ rằng tình yêu, tình dục, niềm hoan lạc trong tình yêu không phải là tất cả. Cuộc sống có bao nhiêu vấn đề cần tiếng nói của thơ ca. Khi tuổi thanh xuân qua đi, khi những trách nhiệm xã hội chồng chất lên vai và khi tình yêu chỉ còn lại những giông bão sau những sắc màu của cầu vồng rực rỡ, thịt da chai lỳ nhục cảm, thay vào đó là những đớn đau thân xác (bệnh tật, sự tàn phai...), không biết VTL có còn viết được những dòng thơ sung mãn như những gì chị đã viết. Không phải trong thơ chị đã ánh lên những nét nhăn muộn phiền rồi đó sao. Dù sao VTL vẫn còn đang rất trẻ.
Tự nhủ không thể yêu ai nữa
Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng
Chị cố tránh con đường xưa…
Lại đêm…
Lại đêm…
(Thiếu Phụ và Con Đường)
Quả không vui chút nào khi bài viết này chưa kịp công bố thì tôi nhận được tin: “tháng 11 này VTL sẽ ngừng làm thơ, it nhất là 5 năm tới cô sẽ không làm thơ nữa. Vì cô không muốn mãi làm thiếu nữ trong thi ca. Cô muốn làm người đàn bà từng trải”. (theo Thùy Vân - An Ninh thế giới - phongdiep.net 23.10.2008)
3. Lê Vĩnh Tài
Thơ Lê Vĩnh Tài khó đọc. Anh chủ trương vậy. “Thơ, theo tôi nghĩ, nên bí ẩn chứ không nên bày tỏ, nên lỏng lẻo chứ không bắt buộc…”, “Thông điệp của thơ mang tính ẩn dụ và đôi khi khá kiên nhẫn (và lắm lúc khá tàn nhẫn), không thể “bày tỏ hàng ngày”. (trả lời phỏng vấn cuả Nguyễn Đức Tùng) Người đọc không đủ kiên nhẫn sẽ bỏ thơ anh mà đi. Nhưng thơ anh có sức ám ảnh. Chữ nghĩa của anh trùng trùng điệp điệp, chữ gọi chữ, lời tiếp lời, như không bến không bờ. Tôi không hình dung nổi anh lấy đâu ra chữ để làm phong phú thơ anh đến thế. Đó chính là phẩm chất thi sĩ ở anh, và hơn nữa, khả năng sáng tạo thật dồi dào. Anh không trau chuốt lời như nhà thơ Lãng Mạn, không dụng công chữ nghĩa như Lê Đạt, không sử dụng những kỹ thuật của thơ Hình Thức hay Hậu Hiện Đại. Làm thơ, với anh tự nhiên như sự sống. Anh cho biết: ”Làm thơ là một việc tự nhiên và “tuôn chảy” vô cùng, nhiều thứ cùng đến và cùng chồng mờ lên nhau cùng một lúc,...” Tiếng Việt trong thơ anh là tiếng Việt mộc mạc chân thực, tự nhiên, bởi thơ anh là thơ tâm sự, là lời chia xẻ những suy tư về cuộc sống. Tuy nhiên tư duy nghệ thuật của anh là từ hiện thực, qua so sánh liên tưởng trở thành ẩn dụ. Có những ẩn dụ gần gũi dễ nhận ra, nhưng có những liên tưởng đứt đoạn, nhảy vọt, tạo ra những ẩn dụ đứt lìa với cái gốc hiện thực, thành ra khó hiểu. Đọc thơ anh vì thế có lúc mệt nhoài mà vẫn bất lực, bởi vì như anh nói “nhiều thứ cùng đến và cùng chồng mờ lên nhau cùng một lúc”, đành để cho những cảm giác mơ hồ, những ẩn nghĩa lãng đãng mãi trong hồn, chờ mong một lúc nào đó hiện hình trở lại trong cõi nhân sinh.
Thơ của anh hay ở cách nhìn, cách thể hiện và cách đặt vấn đề, tất cả đều rất riêng, một kiểu tư duy nghệ thuật của riêng anh.
Xin đọc Sự bình yên đã vắng bóng người
những tấn bê tông rơi như thiên thạch
vỡ đôi để lại bầu trời
xanh đến mức không làm sao tin nổi
máu của người lại có thể rơi
những giấc mơ chồng lên nhau lộn xộn
khi người từ 30 mét... ừ, thôi
không kịp lau mồ hôi và bùn sau mấy ngày mưa dầm và lạnh
từ nay mưa cũng thiếu hơi người
những tấn bê tông như mặt trời đang buồn và lặn
trong tưởng tượng của người
đêm đồng bằng những ngôi nhà đèn chong bên cửa sổ
cứ nhìn lên như mắt của người
còn khối bê tông trách nhiệm không rơi được
vì bắt đầu thấm máu
dù muốn chìm xuống sông Hậu
thật sâu
Anh nói đến vụ sập cầu Cần Thơ. Đó là điều không làm sao tin nổi, một tai họa khủng khiếp như thiên thạch vỡ đôi để lại bầu trời. Máu, mồ hôi, bùn đất, ước mơ của bao nhiêu người đã bị vùi lấp, nhưng rồi người ta quên rất nhanh như ngày tàn (mặt trời đang buồn và lặn). Chỉ có gia đình những nạn nhân, và chính nạn nhân, những ngôi nhà đèn chong bên cửa sổ/ cứ nhìn lên như mắt của người. Anh lên tiếng quyết liệt đòi phải có trách nhiệm. “Còn khối bê tông trách nhiệm không rơi được/ vì bắt đầu thấm máu/ dù muốn chìm xuống sông Hậu/ thật sâu. Bài thơ có sức lay động xâu xa lòng người bởi những hình ảnh cứ soi vào mắt người đọc. Những người đã chết, mắt cứ nhìn lên, trong khi những người có trách nhiệm lại muốn sự việc chìm xuống thật sâu. Những ngôi nhà đèn chong bên cửa sổ heó hắt biết là chừng nào. Tứ thơ rất lạ.” Những công nhân đã chết đột ngột, “… không kịp lau mồ hôi và bùn sau mấy ngày mưa dầm và lạnh/ từ nay mưa cũng thiếu hơi người”. Họ đổ mồ hôi cả khi trong mưa dầm và lạnh, họ làm cho mưa nắng thấm mồ hôi và tình người.
Thơ Lê Vĩnh Tài là thơ của tình người thẳm sâu những kiếp nghèo, kiếp khổ, hun hút bóng đêm. Anh nói nhiều đến nước mắt. Thế giới thơ của anh là thế giới cuả bóng đêm. Anh xác nhận: “Vì xét cho cùng, “những điều chỉ tìm thấy trong thơ” chính là nước mắt, thiếu những điều tìm thấy đó thì cũng không còn đôi mắt nữa.
...” Nước mắt tràn trên mặt
tôi quên mất mình còn gương mặt
không biết mình còn là người hay không
(Xa quá không sao biết được)
đêm ơi
ví dụ như ta đang bình minh
mặt trời trên trang giấy ngày xưa ta vẽ (*)
mỗi lúc một đỏ hơn
mỗi lúc một đớn đau hơn
đêm còn muốn một điều gì nữa?
(Như một gợi nhớ của đêm)
Anh có những bài thơ xúc động về những thân phận cuả bóng đêm, những người chết ngoài biển, bị tàn phá trong giông bão (Những Căn Nhà Bây Giờ Nền Cát Trắng, nếu mỗi người dân sau cơn bão bị mua hóa giá một ngôi biệt thự), người trồng bưởi lao đao vì tin đồn ăn bưởi ung thư (Trong Thời Đại Nguy Cơ), nỗi khát khao tự do của nhân dân Tây Tạng (Ba Khúc Một Giấc mơ), dân nghèo trong kinh tế thị trường (bài 8%, Bù Lỗ, Nằm Vạ), những đứa trẻ bị bỏ rơi (Một Mai Qua Cơn Mê) về những tương phản đau lòng (Thế là Chịu Thua, Đố Vui, Những ngày Mưa Mưa Mãi Không Thôi, Viết Được 26 Câu)... nhất là những đoạn thơ viết về cha mẹ, về người yêu và bạn bè, trĩu nặng ưu tư xót thương. Bài Hay Là Gió Làm Em Nước Mắt, Đêm và Những Khúc Rời của Vũ là những bài rất hay về tình yêu, tình bạn và những suy tư thân phận
“đừng tìm môi trong môi
chỉ nước rơi trong mắt
chảy thương nhớ lên trời
nước ơi luân hồi sinh ra từ giấc ngủ
Vũ nghĩ gì khi cựa quậy trong áo quan…
… Vũ đã cố gắng ngủ
không còn hy vọng gì
cuộc đời này xanh xao màu xám
pha hai màu trắng và đen
như lá cờ màu cam
pha hai màu vàng đỏ
sự sống pha vào cái chết
Vũ mơ được nhiều không?
người chết không còn giấc mộng
người chết không còn yêu
Vũ yêu được nhiều không?
(Đêm và Những Khúc Rời của Vũ)
LVT ưu tư nhiều về hiện sinh, về thế sự. Anh tra hỏi “sống để làm gỉ/ sống sẽ làm gì/ sống sẽ còn gì và một loạt câu hỏi tại sao, tại sao, tại sao (Xa Quá Không Sao Biết Được). Anh nhận ra sự phi lý vô nghĩa, nỗi bất lực hiện sinh, con người lạc mất trong một thế giới xa lạ (Rồi Sớm Mai Im Lặng sương Mù) con người phải sống giả dối, phải đeo mặt nạ, “nói thật là một tội”. Tuy nhiên thơ anh không phải là thơ tư tưởng, anh nghiêng về nghiền ngẫm cuộc đời
“những ngày mưa bốc khói không thôi
tàn tro đã bay như phù thủy
cái gì cũng phi lý
sự nghèo nàn tất tả thức khuya”
(Những ngày mưa mưa mãi không thôi...)
Nỗi day dứt lớn nhất trong thơ LVT là nỗi day dứt về thơ, về chính sự tồn tại của nhà thơ. Thơ bất lực trước cuộc sống, còn nhà thơ bị cuộc sống tha hóa (Những Câu Thơ Như Gió Rã Rời, Thi Sĩ, cãi Nhau Với T, Ngang qua festival thơ, 2008, hãy Nhìn Gần Hơn Nữa Hỡi Nhà Thơ...)
tại sao cứ nhìn thấy điều này thơ nói về điều khác
hay thơ không còn mắt để nhìn
hay nhàu nát đã thành ngơ ngác
thơ thật mềm trên trang báo bị mưa
nhiều nơi phố đã bắt đầu cúp điện
những hàng cây đổ gục tắc đường
bông hoa giấy giả vờ suy tưởng
cố thông minh hơn kẻ làm vườn
với chiếc kéo không xương
tỉa tót giam mình -> bốn bức tường tưởng tượng
tội nghiệp
không ai biết trái tim của chàng
thi sĩ đang vo tròn = nắm đấm
mưa ướt đẫm
một cái gì làm chàng khó thở
đám mây nằm bất động bãi đờm
(những câu thơ như gió rã rời)
Thơ đánh số (30 bài…) của LVT là sự tự phê bình về thơ và nhà thơ. LVT biến nỗi ưu tư day dứt thành nụ cười khôi hài tràn nước mắt về thực tại thơ. Anh có tài sáng tạo ra những câu chuyện mang ý nghĩa ẩn dụ, khả năng sáng tạo thật phong phú. Cái nhìn sắc xảo, phê phán mạnh mẽ nhưng hiền lành (Khác với cái nhìn lật đổ của Xuân Sách trong Chân Dung Nhà Văn) Anh vận dụng một vài thủ pháp Hậu Hiện Đại, nhưng vừa đủ chừng mực, như ta quen gặp trong cái hài dân gian
“có một bài thơ vì quá trớn đã té nhào ra trang giấy, vỡ tung ra những tiếng kêu, khóc, chửi bới, đau đớn... nhưng không thấy văng ra một chữ nào một người tò mò lại xem, khen, chê... nhưng không nhìn kịp bài thơ (vì cũng không có chữ nào) mà tha hồ bình luận khi chỉ cầm trên tay mảnh vỡ một người nữa hùa theo cũng xem, khen, chê... và trên tay cũng là mảnh vỡ (nhưng vụn và nhỏ hơn mảnh vỡ hồi nãy) thêm người nữa, người nữa, người người nữa... mọi người vào hùa xúm lại xem, khen, chê... và lần này chỉ còn là những hạt bụi trên tay bài thơ quá chán (mệt) nên đã bốc hơi bay đi hết (thành mưa, rơi xuống một khu rừng nào đó... thành gió, cũng bay đến một đến một chỗ nào đó) không ai thấy trang giấy nằm khóc òa” (thơ 2)
4. Phan Huyền Thư
Nhìn Phan Huyền Thư cười, tôi không nghĩ được rằng tâm hồn chị lại hoang vu lạnh lẽo đến như vậy. PHT là nhà thơ “tắm gội nỗi buồn“ trong băng giá cô đơn, “chỉ có đêm hiểu/ nỗi đau tôi... Tôi khóc/ trăng tà biết/ giọt nước mắt vô nghĩa...” (Chia sẻ)
Nếu chỉ đọc riêng lẻ từng bài, người đọc chỉ thấy những dòng thơ lạnh lẽo đến vô cảm, bởi vì những câu thơ ấy viết bằng cảm thức của một người đã cáo phó đời mình trong tình yêu, viết bởi trái tim rỗng ngực
Em thở dài
buốt mùa đông rỗng ngực
buồn xa xa thương cũng xa xa
Thoát xác vọt lên trần nhà
nhìn thi thể co ro
góc giường than khóc
(Rỗng Ngực)
Tôi muốn tự mình
lồng ảnh vào khung
"Đóng vào không
tìm nơi treo trang trọng?"
Như đã qua đời
(Cáo Phó)
PHT đã trầm mình “chèo thuyền vớt xác mình trên sông“ cô đơn. ”nuốt vào những thì thầm/ ghìm nén yếu đuối/ nhếch môi/ Anh ở kia/ ở ngay đây/ khoảng cách ngàn tiếng gọi/ vô thanh (Bi Ca) Đó là những thảng thốt hiện sinh. PHT năm mơ thấy mình chết, có những người tình xếp hàng, những kẻ thù yêu, những bạn bè, tất cả tụ về đông đủ để tiễn đưa, PHT trong áo quan cười xúc động “duy một người cả đời tôi đơn phương yêu thầm nhớ trộm là đương nhiên chẳng thấy đâu (Giấc Mơ) Ta hiểu nỗi yêu ấy, nỗi cô đơn ấy, khát vọng ấy sâu thẳm đến thế nào Rỗng Ngực, Nằm Nghiêng, Gió, Khắc Thạch, Sương, Tạ ơn... là những bài thơ diễn tả rất hay nỗi cô đơn. Lý trí tỉnh táo sắc lạnh nhưng con tim, phía sau khối giá băng, chập chờn, ám ảnh nỗi yêu không rời
Dịu dàng nhé anh
mơ rất dễ tan,
sương rất dễ vỡ
gió rất dễ đổ
Tình thường hay tận
người vẫn thường đau
(Tạ Ơn)
Tay em
níu đám mây lang bạt
đòi bắt một hạt mưa
Cũ và thừa
Tay em
lúc quấn quít thành giường
lúc mỏi mòn ngậm miệng
Anh biết không
em vẫn chìa tay
Thế kỷ sau
biết đâu có một ngày
(Van Nài)
Niềm kiêu hãnh
đã ngủ vùi
bởi lời ru lâm ly.
Em chỉ dám giữ anh bằng ánh mắt van nài
bàn tay do dự.
Góc vườn ngái ngủ
Biết thế nào cũng sẽ rụng
lá úa
liều mình
nhắm mắt chọn điểm rơi
(Liều)
Vách đá tôi nằm
còn chỉ hốc rêu cong
Đợi mưa xuống
(Khắc Thạch)
Không có tình yêu, PHT thấy mình là người thừa trong cõi thế gian (Nằm vạ Tháng Giêng), không yêu trong hiện thực, PHT yêu trong những phút lãng mạn (Lãng Mạn Giải lao, Rỗng Ngực). Không giữ được tình yêu thì PHT sống độ lượng, lấy việc viết làm trải nghiệm sự sống.
Hồi hộp đến cuối đường tơ lụa
Tây Tạng mê ảo cuồng hoa
Trứng nhộn nhịp thụ thai
Âu Cơ rũ váy rũ nghiệt ngã
Lại hứng hứng gió thốc
Thôi miên những cánh cửa chồi răng
Hoa Thùy Linh
Đàn đàn mũi tên bay từ giữa hai đùi
Bắn nát sự cam phận.
(Âu Cơ)
“Suốt đêm suốt đêm/
Những khát khao được giải phóng“
(Bản Đồ Tình yêu...)
Trong đam mê và say đắm nghiệm sinh tình yêu nhục thể, VTL đặt thành những tín niệm. Tình yêu làm nên nhân loại “Trong lòng em, anh khai thị thế gian“ (Âu Cơ). Tình yêu là ánh sáng, là ngày mới là sự sống:
“Cả thế giới chật ních buồn phiền bỗng nhiên vắng lặng
Để loài người học yêu nhau trở lại
Để loài hoa không bao giờ mãn khai, hé mở“ (Đường Ong)
Tình yêu cứu rỗi nhân loại
“… Thế giới loạn ly vì lũ khủng bố cuồng man ngu muội cực đoan quá khích
Nắm lấy tay nhau, những bàn tay không biên giới!..
… Những làn môi mọng đỏ đòi hôn như dâu tây đòi nước và ánh sáng
Nếu cả loài người đều yêu nghệ thuật và thơ hay, sẽ không còn cái ác” (Hãy phủ thơ khắp thế giới của em!)
VTL kêu gọi giải phóng phụ nữ
“Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu
Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động
Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa
Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược
Nào cùng đi Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu
Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động
Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa
Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược
Nào cùng đi”
(Bản Đồ Tình yêu)
Em giải phóng em trong thế giới tâm hồn
Hỡi những người phụ nữ, hãy yêu và sống đến cùng như mình muốn
Đừng mặc cảm giấu che! Nín đi! Bắt đầu cuộc sống không cần chịu đựng, chờ chiếu cố
(Yêu cùng George Sand)
VTL khai thác triệt để những phần thân thể và những hoạt động giao hoan tình dục, những cảm giác vật chất và tinh thần: Bàn Tay, Đôi mắt Anh, Trên Ngực Anh, môi hôn, làn da, ”lưng anh lưng em tự sóng” “anh hòa em vào máu“
Anh hạ trời xuống Anh nâng đất lên
Anh bùng vỡ thanh xuân cuồng điên
Trên lưng Anh, bơi mải miết ngón ngón em dài trắng
Môi em trườn đêm căng
Duỗi chân dài, em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt
Vào lúc Anh lên em lên Anh
Thụ tạo giấc mơ ấp ủ
Em đạt khát khao làm Mẹ
(Nơi Ánh Sáng)
Yêu là liều, bất chấp ngặt nghèo ngăn cấm
Chẳng có gì trói buộc, hoãn, sợ run
Lúc 12 giờ đêm đến gần Anh đang đợi
Phòng ngủ biển xanh mây bay thiên thanh
Chiếc giường đàn hương - máy bay bằng gỗ
Dâng mình lên theo cơ thể ngụt ngàn
Dâng từng đợt mưa say đợt cắn
Anh trai tráng hệt như chưa lần nào
Em nữ tính nhiều mà sao vẫn thiếu
Đóa nhung đen nở mịn đường cỏ ấm
Còn nợ mùa thu vì em trắng quá
Suốt đời mải miết chạy theo tình yêu
(Tình Tự Ca)
Tuy say đắm nhục thể nhưng VTL vẫn đủ tỉnh táo để suy tư về tình yêu trong những tương quan nhân loại, và nhìn đời tươi xanh
Anh dắt em đi mãi trong màu xanh thành phố, trên triền xanh của sóng, giữa không tận bầu trời
Chúng mình đã đi qua bao thế kỷ bất an, sao loài người yếu đuối đến thế?!.
Chúng mình đã đi qua ánh sáng bao nền văn minh huy hoàng, mà nhân gian vẫn tìm gì mãi thế?! Điều quan trọng nhất, bí mật hệ trọng nhất là biết yêu nhau trong sự sống tận cùng
Đi bộ qua những vòm trời, anh nằm bên em giữa thời đại mệt nhoài rạn bóng những thế kỷ
Nhắm mắt để chuỗi ánh nhìn vẹn nguyên phát hàng triệu tia bích ngọc
Máu anh truyền em truyền đời xanh thẳm (Xanh)
Ta đi tìm thời gian đã mất trong thời gian đang trôi
Ta ước về tháng ngày chưa đến trong thời gian đang trôi
Thong thả yêu nhau bằng khí lực thanh xuân, giữa chớp nhoáng ngày đêm - tình huống nghiệt ngã của tạo hóa
Tận hưởng xuân ngưng lại mùa huyền bí
Làm như quên tình tiết trai gái hôn cháy cả giao thừa...
Trên da thịt đôi ta, theo hơi thở Anh, mưa xuân đang ấm
Gió lên tình, vờ không phân biệt nổi mùi nàng với ngàn hoa
(Ngưng lại mùa xuân)
VTL cũng có những bài thơ tạo được những xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ, khổng chỉ về niềm hoan lạc và về cả nổi buồn (Nhật Thực, Phía Ngày Tắt Nắng)
Khi anh đẩy em bằng mắt
Trăng vừa tròn mười chín!
Em đã thả đi bao nỗi buồn
Buộc bằng tóc rụng,
Tóc đã rụng mùa mùa nhiều rồi
Mà chưa thấy nắng lên,
Em òa vỡ,
Những nỗi đau chèn nhau,
Em lầm lũi đến trước cổng nhà anh!
Nhặt xác nỗi buồn còn tươi nguyên,
Đốt lên thành lửa ném lên trời,
Đốt lên thành lửa ném lên trời
(Phía Ngày Tắt Nắng)
Nếu so sánh với thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Nguyên Sa, thơ tình Vi Thùy Linh đã mới hơn nhiều. Người đọc nhận thấy trong thơ VTL chất đắm say của Xuân Diệu, chất suy tư tỉnh táo và đằm thắm thủy chung của Xuân Quỳnh, những tinh tế ngôn ngữ của Nguyên Sa, nhưng ở VTL, đúng như nhà thơ tự nhận định, thơ VTL được viết bằng ngôn ngữ tinh ròng, phong phú, bằng giọng tâm sự chân thành gần gũi giàu nữ tính
“Trổ nhiều ô cửa bằng vòm chữ, ngôn ngữ là di sản văn hóa
Viết bằng tiếng Việt thật đẹp và cuốn hút, miệt mài quá mức”
(Yêu cùng George Sand)
Vì thế dù miêu tả tình dục, ngôn ngữ thơ VTL không trần tục thô thiển, mà vẫn giữ được sự chừng mực, vừa đủ bộc lộ tất cả những mê đắm, vừa đủ tỉnh táo giữ được cái đẹp của thơ ca trong cái đẹp cuộc sống tươi xanh, để tạo nên những giá trị mới cho thơ tình. Tuy nhiên, về nghệ thuật, thơ VTL không mới.
Tôi nghĩ rằng tình yêu, tình dục, niềm hoan lạc trong tình yêu không phải là tất cả. Cuộc sống có bao nhiêu vấn đề cần tiếng nói của thơ ca. Khi tuổi thanh xuân qua đi, khi những trách nhiệm xã hội chồng chất lên vai và khi tình yêu chỉ còn lại những giông bão sau những sắc màu của cầu vồng rực rỡ, thịt da chai lỳ nhục cảm, thay vào đó là những đớn đau thân xác (bệnh tật, sự tàn phai...), không biết VTL có còn viết được những dòng thơ sung mãn như những gì chị đã viết. Không phải trong thơ chị đã ánh lên những nét nhăn muộn phiền rồi đó sao. Dù sao VTL vẫn còn đang rất trẻ.
Tự nhủ không thể yêu ai nữa
Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng
Chị cố tránh con đường xưa…
Lại đêm…
Lại đêm…
(Thiếu Phụ và Con Đường)
Quả không vui chút nào khi bài viết này chưa kịp công bố thì tôi nhận được tin: “tháng 11 này VTL sẽ ngừng làm thơ, it nhất là 5 năm tới cô sẽ không làm thơ nữa. Vì cô không muốn mãi làm thiếu nữ trong thi ca. Cô muốn làm người đàn bà từng trải”. (theo Thùy Vân - An Ninh thế giới - phongdiep.net 23.10.2008)
3. Lê Vĩnh Tài
Thơ Lê Vĩnh Tài khó đọc. Anh chủ trương vậy. “Thơ, theo tôi nghĩ, nên bí ẩn chứ không nên bày tỏ, nên lỏng lẻo chứ không bắt buộc…”, “Thông điệp của thơ mang tính ẩn dụ và đôi khi khá kiên nhẫn (và lắm lúc khá tàn nhẫn), không thể “bày tỏ hàng ngày”. (trả lời phỏng vấn cuả Nguyễn Đức Tùng) Người đọc không đủ kiên nhẫn sẽ bỏ thơ anh mà đi. Nhưng thơ anh có sức ám ảnh. Chữ nghĩa của anh trùng trùng điệp điệp, chữ gọi chữ, lời tiếp lời, như không bến không bờ. Tôi không hình dung nổi anh lấy đâu ra chữ để làm phong phú thơ anh đến thế. Đó chính là phẩm chất thi sĩ ở anh, và hơn nữa, khả năng sáng tạo thật dồi dào. Anh không trau chuốt lời như nhà thơ Lãng Mạn, không dụng công chữ nghĩa như Lê Đạt, không sử dụng những kỹ thuật của thơ Hình Thức hay Hậu Hiện Đại. Làm thơ, với anh tự nhiên như sự sống. Anh cho biết: ”Làm thơ là một việc tự nhiên và “tuôn chảy” vô cùng, nhiều thứ cùng đến và cùng chồng mờ lên nhau cùng một lúc,...” Tiếng Việt trong thơ anh là tiếng Việt mộc mạc chân thực, tự nhiên, bởi thơ anh là thơ tâm sự, là lời chia xẻ những suy tư về cuộc sống. Tuy nhiên tư duy nghệ thuật của anh là từ hiện thực, qua so sánh liên tưởng trở thành ẩn dụ. Có những ẩn dụ gần gũi dễ nhận ra, nhưng có những liên tưởng đứt đoạn, nhảy vọt, tạo ra những ẩn dụ đứt lìa với cái gốc hiện thực, thành ra khó hiểu. Đọc thơ anh vì thế có lúc mệt nhoài mà vẫn bất lực, bởi vì như anh nói “nhiều thứ cùng đến và cùng chồng mờ lên nhau cùng một lúc”, đành để cho những cảm giác mơ hồ, những ẩn nghĩa lãng đãng mãi trong hồn, chờ mong một lúc nào đó hiện hình trở lại trong cõi nhân sinh.
Thơ của anh hay ở cách nhìn, cách thể hiện và cách đặt vấn đề, tất cả đều rất riêng, một kiểu tư duy nghệ thuật của riêng anh.
Xin đọc Sự bình yên đã vắng bóng người
những tấn bê tông rơi như thiên thạch
vỡ đôi để lại bầu trời
xanh đến mức không làm sao tin nổi
máu của người lại có thể rơi
những giấc mơ chồng lên nhau lộn xộn
khi người từ 30 mét... ừ, thôi
không kịp lau mồ hôi và bùn sau mấy ngày mưa dầm và lạnh
từ nay mưa cũng thiếu hơi người
những tấn bê tông như mặt trời đang buồn và lặn
trong tưởng tượng của người
đêm đồng bằng những ngôi nhà đèn chong bên cửa sổ
cứ nhìn lên như mắt của người
còn khối bê tông trách nhiệm không rơi được
vì bắt đầu thấm máu
dù muốn chìm xuống sông Hậu
thật sâu
Anh nói đến vụ sập cầu Cần Thơ. Đó là điều không làm sao tin nổi, một tai họa khủng khiếp như thiên thạch vỡ đôi để lại bầu trời. Máu, mồ hôi, bùn đất, ước mơ của bao nhiêu người đã bị vùi lấp, nhưng rồi người ta quên rất nhanh như ngày tàn (mặt trời đang buồn và lặn). Chỉ có gia đình những nạn nhân, và chính nạn nhân, những ngôi nhà đèn chong bên cửa sổ/ cứ nhìn lên như mắt của người. Anh lên tiếng quyết liệt đòi phải có trách nhiệm. “Còn khối bê tông trách nhiệm không rơi được/ vì bắt đầu thấm máu/ dù muốn chìm xuống sông Hậu/ thật sâu. Bài thơ có sức lay động xâu xa lòng người bởi những hình ảnh cứ soi vào mắt người đọc. Những người đã chết, mắt cứ nhìn lên, trong khi những người có trách nhiệm lại muốn sự việc chìm xuống thật sâu. Những ngôi nhà đèn chong bên cửa sổ heó hắt biết là chừng nào. Tứ thơ rất lạ.” Những công nhân đã chết đột ngột, “… không kịp lau mồ hôi và bùn sau mấy ngày mưa dầm và lạnh/ từ nay mưa cũng thiếu hơi người”. Họ đổ mồ hôi cả khi trong mưa dầm và lạnh, họ làm cho mưa nắng thấm mồ hôi và tình người.
Thơ Lê Vĩnh Tài là thơ của tình người thẳm sâu những kiếp nghèo, kiếp khổ, hun hút bóng đêm. Anh nói nhiều đến nước mắt. Thế giới thơ của anh là thế giới cuả bóng đêm. Anh xác nhận: “Vì xét cho cùng, “những điều chỉ tìm thấy trong thơ” chính là nước mắt, thiếu những điều tìm thấy đó thì cũng không còn đôi mắt nữa.
...” Nước mắt tràn trên mặt
tôi quên mất mình còn gương mặt
không biết mình còn là người hay không
(Xa quá không sao biết được)
đêm ơi
ví dụ như ta đang bình minh
mặt trời trên trang giấy ngày xưa ta vẽ (*)
mỗi lúc một đỏ hơn
mỗi lúc một đớn đau hơn
đêm còn muốn một điều gì nữa?
(Như một gợi nhớ của đêm)
Anh có những bài thơ xúc động về những thân phận cuả bóng đêm, những người chết ngoài biển, bị tàn phá trong giông bão (Những Căn Nhà Bây Giờ Nền Cát Trắng, nếu mỗi người dân sau cơn bão bị mua hóa giá một ngôi biệt thự), người trồng bưởi lao đao vì tin đồn ăn bưởi ung thư (Trong Thời Đại Nguy Cơ), nỗi khát khao tự do của nhân dân Tây Tạng (Ba Khúc Một Giấc mơ), dân nghèo trong kinh tế thị trường (bài 8%, Bù Lỗ, Nằm Vạ), những đứa trẻ bị bỏ rơi (Một Mai Qua Cơn Mê) về những tương phản đau lòng (Thế là Chịu Thua, Đố Vui, Những ngày Mưa Mưa Mãi Không Thôi, Viết Được 26 Câu)... nhất là những đoạn thơ viết về cha mẹ, về người yêu và bạn bè, trĩu nặng ưu tư xót thương. Bài Hay Là Gió Làm Em Nước Mắt, Đêm và Những Khúc Rời của Vũ là những bài rất hay về tình yêu, tình bạn và những suy tư thân phận
“đừng tìm môi trong môi
chỉ nước rơi trong mắt
chảy thương nhớ lên trời
nước ơi luân hồi sinh ra từ giấc ngủ
Vũ nghĩ gì khi cựa quậy trong áo quan…
… Vũ đã cố gắng ngủ
không còn hy vọng gì
cuộc đời này xanh xao màu xám
pha hai màu trắng và đen
như lá cờ màu cam
pha hai màu vàng đỏ
sự sống pha vào cái chết
Vũ mơ được nhiều không?
người chết không còn giấc mộng
người chết không còn yêu
Vũ yêu được nhiều không?
(Đêm và Những Khúc Rời của Vũ)
LVT ưu tư nhiều về hiện sinh, về thế sự. Anh tra hỏi “sống để làm gỉ/ sống sẽ làm gì/ sống sẽ còn gì và một loạt câu hỏi tại sao, tại sao, tại sao (Xa Quá Không Sao Biết Được). Anh nhận ra sự phi lý vô nghĩa, nỗi bất lực hiện sinh, con người lạc mất trong một thế giới xa lạ (Rồi Sớm Mai Im Lặng sương Mù) con người phải sống giả dối, phải đeo mặt nạ, “nói thật là một tội”. Tuy nhiên thơ anh không phải là thơ tư tưởng, anh nghiêng về nghiền ngẫm cuộc đời
“những ngày mưa bốc khói không thôi
tàn tro đã bay như phù thủy
cái gì cũng phi lý
sự nghèo nàn tất tả thức khuya”
(Những ngày mưa mưa mãi không thôi...)
Nỗi day dứt lớn nhất trong thơ LVT là nỗi day dứt về thơ, về chính sự tồn tại của nhà thơ. Thơ bất lực trước cuộc sống, còn nhà thơ bị cuộc sống tha hóa (Những Câu Thơ Như Gió Rã Rời, Thi Sĩ, cãi Nhau Với T, Ngang qua festival thơ, 2008, hãy Nhìn Gần Hơn Nữa Hỡi Nhà Thơ...)
tại sao cứ nhìn thấy điều này thơ nói về điều khác
hay thơ không còn mắt để nhìn
hay nhàu nát đã thành ngơ ngác
thơ thật mềm trên trang báo bị mưa
nhiều nơi phố đã bắt đầu cúp điện
những hàng cây đổ gục tắc đường
bông hoa giấy giả vờ suy tưởng
cố thông minh hơn kẻ làm vườn
với chiếc kéo không xương
tỉa tót giam mình -> bốn bức tường tưởng tượng
tội nghiệp
không ai biết trái tim của chàng
thi sĩ đang vo tròn = nắm đấm
mưa ướt đẫm
một cái gì làm chàng khó thở
đám mây nằm bất động bãi đờm
(những câu thơ như gió rã rời)
Thơ đánh số (30 bài…) của LVT là sự tự phê bình về thơ và nhà thơ. LVT biến nỗi ưu tư day dứt thành nụ cười khôi hài tràn nước mắt về thực tại thơ. Anh có tài sáng tạo ra những câu chuyện mang ý nghĩa ẩn dụ, khả năng sáng tạo thật phong phú. Cái nhìn sắc xảo, phê phán mạnh mẽ nhưng hiền lành (Khác với cái nhìn lật đổ của Xuân Sách trong Chân Dung Nhà Văn) Anh vận dụng một vài thủ pháp Hậu Hiện Đại, nhưng vừa đủ chừng mực, như ta quen gặp trong cái hài dân gian
“có một bài thơ vì quá trớn đã té nhào ra trang giấy, vỡ tung ra những tiếng kêu, khóc, chửi bới, đau đớn... nhưng không thấy văng ra một chữ nào một người tò mò lại xem, khen, chê... nhưng không nhìn kịp bài thơ (vì cũng không có chữ nào) mà tha hồ bình luận khi chỉ cầm trên tay mảnh vỡ một người nữa hùa theo cũng xem, khen, chê... và trên tay cũng là mảnh vỡ (nhưng vụn và nhỏ hơn mảnh vỡ hồi nãy) thêm người nữa, người nữa, người người nữa... mọi người vào hùa xúm lại xem, khen, chê... và lần này chỉ còn là những hạt bụi trên tay bài thơ quá chán (mệt) nên đã bốc hơi bay đi hết (thành mưa, rơi xuống một khu rừng nào đó... thành gió, cũng bay đến một đến một chỗ nào đó) không ai thấy trang giấy nằm khóc òa” (thơ 2)
4. Phan Huyền Thư
Nhìn Phan Huyền Thư cười, tôi không nghĩ được rằng tâm hồn chị lại hoang vu lạnh lẽo đến như vậy. PHT là nhà thơ “tắm gội nỗi buồn“ trong băng giá cô đơn, “chỉ có đêm hiểu/ nỗi đau tôi... Tôi khóc/ trăng tà biết/ giọt nước mắt vô nghĩa...” (Chia sẻ)
Nếu chỉ đọc riêng lẻ từng bài, người đọc chỉ thấy những dòng thơ lạnh lẽo đến vô cảm, bởi vì những câu thơ ấy viết bằng cảm thức của một người đã cáo phó đời mình trong tình yêu, viết bởi trái tim rỗng ngực
Em thở dài
buốt mùa đông rỗng ngực
buồn xa xa thương cũng xa xa
Thoát xác vọt lên trần nhà
nhìn thi thể co ro
góc giường than khóc
(Rỗng Ngực)
Tôi muốn tự mình
lồng ảnh vào khung
"Đóng vào không
tìm nơi treo trang trọng?"
Như đã qua đời
(Cáo Phó)
PHT đã trầm mình “chèo thuyền vớt xác mình trên sông“ cô đơn. ”nuốt vào những thì thầm/ ghìm nén yếu đuối/ nhếch môi/ Anh ở kia/ ở ngay đây/ khoảng cách ngàn tiếng gọi/ vô thanh (Bi Ca) Đó là những thảng thốt hiện sinh. PHT năm mơ thấy mình chết, có những người tình xếp hàng, những kẻ thù yêu, những bạn bè, tất cả tụ về đông đủ để tiễn đưa, PHT trong áo quan cười xúc động “duy một người cả đời tôi đơn phương yêu thầm nhớ trộm là đương nhiên chẳng thấy đâu (Giấc Mơ) Ta hiểu nỗi yêu ấy, nỗi cô đơn ấy, khát vọng ấy sâu thẳm đến thế nào Rỗng Ngực, Nằm Nghiêng, Gió, Khắc Thạch, Sương, Tạ ơn... là những bài thơ diễn tả rất hay nỗi cô đơn. Lý trí tỉnh táo sắc lạnh nhưng con tim, phía sau khối giá băng, chập chờn, ám ảnh nỗi yêu không rời
Dịu dàng nhé anh
mơ rất dễ tan,
sương rất dễ vỡ
gió rất dễ đổ
Tình thường hay tận
người vẫn thường đau
(Tạ Ơn)
Tay em
níu đám mây lang bạt
đòi bắt một hạt mưa
Cũ và thừa
Tay em
lúc quấn quít thành giường
lúc mỏi mòn ngậm miệng
Anh biết không
em vẫn chìa tay
Thế kỷ sau
biết đâu có một ngày
(Van Nài)
Niềm kiêu hãnh
đã ngủ vùi
bởi lời ru lâm ly.
Em chỉ dám giữ anh bằng ánh mắt van nài
bàn tay do dự.
Góc vườn ngái ngủ
Biết thế nào cũng sẽ rụng
lá úa
liều mình
nhắm mắt chọn điểm rơi
(Liều)
Vách đá tôi nằm
còn chỉ hốc rêu cong
Đợi mưa xuống
(Khắc Thạch)
Không có tình yêu, PHT thấy mình là người thừa trong cõi thế gian (Nằm vạ Tháng Giêng), không yêu trong hiện thực, PHT yêu trong những phút lãng mạn (Lãng Mạn Giải lao, Rỗng Ngực). Không giữ được tình yêu thì PHT sống độ lượng, lấy việc viết làm trải nghiệm sự sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét