Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022
Ba cây bút nữ tiên phong của văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX
Ba cây bút nữ tiên phong của văn học
ĐẠM PHƯƠNG NỮ SỬ
Tú Cầu nghe lời song thân tái tam cạn tiếng, đinh ninh thời
ban đầu nàng nhất định không chịu, song sau cũng phải miễn cưỡng vâng lời, về đến
phòng thêu của nàng, một mình khoảng vắng canh chầy, đàng xa nghĩ nỗi may rủi,
rủi may sau này không biết thế nào? Mà đương sợ người đâu gặp gỡ làm chi, để
cho tình duyên lăng líu, chưa thẳng đã dùn, mình không phụ bạc người ta, cũng
như phụ bạc; thế nào cái tin này cũng lọt vào tai chàng Ngọc Lan, chàng biết
cho ta là không thể nào trái lịnh cha mẹ được, mà dung thứ cho ta, chẳng nói
làm chi, nếu chàng khăng khăng một niềm đau đớn thảm sầu, trách ta lỗi hẹn, thời
ta cũng liều tính mạng cho cam với tình…
Núi non quanh quất, gò đống ngổn ngang, bãi sắn xanh om, vườn
dâu bát ngát. Trong một thôn kia, diện tích cũng rộng, dân trong thôn chuyên
nghề canh nông, cày trưa cuốc sớm làm thú sinh nhai, lác đác có vài nhà nuôi tằm
dệt lụa, song cũng nhỏ nhen, chưa lấy gì làm đại công nghệ. Còn nông vụ thì đầu
mùa Đông cấy, cuối mùa Xuân gặt, mùa Hạ vãi, mùa Thu thâu, tiết tháng hai tháng
ba gió Xuân mát mẻ, cảnh Xuân êm đềm, người hái dâu, kẻ gặt lúa, người bắt cá,
người đốn củi, ung dung sinh hoạt, vui thú thiên nhiên. Ngoài phạm vi cổng
làng, không còn biết có thế giới cạnh tranh, khoa học tiến bộ và công trình kỳ
dị vĩ liệt phi thường của nhơn loại là gì nữa. Trong làng này có vài trăm nóc
nhà đều là nhà tranh vách đất rời rạc, lẻ loi, mỗi gia đình như riêng một cõi,
không có gì là liên lạc với nhau cả.
Nói về Lê phú ông vốn là tay trọc phú lại ham mến hư danh,
nhà sẵn của mới đem tiền của ra lo lót quan huyện sở tại họ Hồ, và quan tổng đốc
để xin hàm cửu phẩm bá hộ. Hồ tri huyện là người tham lam, thấy Lê phú ông giàu
có, bèn thừa cơ bóp nặn vơ vét cho đầy túi. Phú ông muốn được việc chẳng quản tốn
hao, đem tiền tới lạy cho quan xơi mới thỏa. Tuấn Ngọc vốn là hứa tiếng rể con
nên năng đi lại viết giùm giấy má đơn từ; Tuấn Ngọc vốn người khí khái thấy phú
ông biển lận tham lam, lại hay xu phụ quyền môn, đổ tiền bạc ra mua lấy hư
danh, thì hay can ông, khuyên ông đem món tiền ấy mà làm trường rước thầy về dạy
cho con dân nhờ đó mà học tập, thì chẳng những ích lợi cho xã hội nhơn quần mà
lại có danh giá nào bằng. Vì danh ấy chẳng phải là hư danh thì vẻ vang biết mấy.
Tôi, Kiều Loan vốn sanh trong nhà thi lễ. Cha tôi xưa làm
quan Tri phủ đáo nhậm phương xa. Đến trạc tứ tuần người bất lộc thì mẹ tôi đem
tôi về Gia Định là xứ sở ông bà. Khi sanh tiền cha tôi làm quan rất liêm khiết
không hà lạm của dân. Đến lúc quá vãng, không có của dư bao nhiêu, may nhờ của
phụ ấm để lại chút ít, mẹ tôi lấy đó xây xài nên cũng giữ được phong vận không
đến nổi túng kém. Mẹ tôi chỉ có một mình tôi nên người rất thương yêu, hằng lo
chăm nom nuôi dạy theo nề nếp xưa của con nhà khuê các. Năm tôi được 14 tuổi đã
thi đậu bằng sơ học. Ý mẹ tôi không đành cho tôi đi xa, nên bảo buông cặp về ở
nhà hủ hỉ với mẹ cho vui. Tôi còn ham học lắm, nên ngày đêm nài nỉ xin vào trường
lớn. Mẹ tôi cũng chìu lòng cho vào Nữ học đường Saigon. Được hai năm thì tôi được
tin mẹ tôi kêu về bảo phải xin thôi đặng người định bề gia thất. Nghe lời mẹ dạy
bao nhiêu hy vọng về tương lai của tôi bỗng rã tan theo bọt nước. Tôi liền thưa
rằng: thưa mẹ, tuổi con còn thơ ấu, ngày xuân hãy còn dài, mẹ vội tính chi việc
hôn nhơn, để con theo đòi nghiên bút cho đến tuổi trưởng thành rồi mẹ sẽ lo việc
thất gia cho con. Chừng đó bề học vấn của con đã rộng, trí thức nhiều con mới
có tư cách mong làm một người dân khôn, vợ quý, mẹ hiền, chớ bây giờ đây mới mười
mấy tuổi đầu, thơ ngây nào đã biết chi mà dám đặt mình vào một cái địa vị khó
khăn như thế hởi mẹ. Mẹ tôi dạy rằng: Kiều Loan con ơi! Dễ nào mẹ không biết
cái chí nguyện của con là thế. Song mẹ hôm nay tuổi già sức yếu, khác nào ngọn
đèn thấp thoáng gió đưa, sớm tối chắc đâu sống thác. Mẹ muốn thấy con có chỗ nương thân, sau dầu mẹ có nhắm mắt rồi cũng an lòng nơi chín suối. Tôi nghe mấy
lời mẹ dạy mà tủi thầm cho cái thân nữ nhi. Mình cũng mắt cũng tai cũng đầu
cũng óc như nam nhi cớ sao nam nhi người ta lại có quyền vùng vẫy
nơi bể học rừng văn, còn mình lại buộc trở về toan đi nương thân gởi phận, chực
bám vào người là cớ làm sao.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chưa qua giông bão đã là ngày xưa
Chưa qua giông bão đã là ngày xưa! Nặng lòng một chuyến ra đi/ Nửa vì bệnh sĩ, nửa vì áo cơm/ Ồn ào mà vẫn cô đơn/ Sang Tây chẳng thấy vui...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
-
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét