Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùngXXXX
"Đọc kỹ hướng dẫn
Hướng dẫn sử dụng
Trên đời này, đàn bà và đàn ông, trẻ con và người lớn thù nghịch,
phản bác, chống đối nhau. Trẻ con có thể chưa hiểu biết. Nhưng những người lớn,
khi đánh nhau và thù hận nhau, có bao giờ soi gương cũng như soi vào bản chất của
cuộc sống để thấy mình vẫn là một con người. Dù có đẹp đẽ hay xấu xí đến đâu
thì vẫn là một con người. Hiểu chứ? Một con người!
Nhiều lúc cũng chẳng muốn ngắm suông nàng. Nhưng chẳng biết
đi đâu, đành đến lớp. Tôi chưa từng và cũng không quen được với cảnh ngồi ở
công viên hay triền sông mà viết. Tôi cứ phải đến lớp, gặm nhấm và “dành dụm” nỗi
đau sống vì con người mà lại sợ, lại thờ ơ với con người. Bè bạn tôi, tôi không
sợ ai cả. Đối với những người xung quanh cũng thế. Nhưng tôi không biết đến gần.
Tôi đã cố nhưng tôi không thắng nổi mình. Tôi nghĩ, cũng một phần bởi nỗi đau của
tôi và nỗi đau của họ không có mấy điểm chung. Tôi với họ, nhiều khi xa cách
quá.
Có lẽ mẹ sẽ không thừa nhận người ta chỉ có thể hạnh phúc khi
sống theo lí tưởng, niềm tin và khả năng của mình cho đến khi tôi đạt được
thành quả nào đó. Tôi biết thế và tôi đang cố truyền những thành quả mình đã
làm vào cuộc sống.
Tôi nhớ nhà tôi có một giếng nước, bên cạnh giếng là một cây
táo lai giữa táo Gia Lộc và táo Thái Lan chùm. Một nhành quả thon thon dôn dốt,
một nhành quả tròn tròn ngọt mát. Tôi nhớ mơ hồ nhiều người hay đến gánh nước
giếng nhà tôi mà giờ đây, tôi không mường tượng lại được khuôn mặt và những câu
chuyện thường ngày của họ bên gầu nước. Nhưng những hình ảnh hoa táo rụng xuống
đất, xuống nước và có thể là cả những mái đầu đen thẫm đã vuốt ve tâm hồn tôi.
- Gia đình gắn kết. Ít ra là trong những dịp lễ tết, hội hè cần
có những cuộc sum họp đầm ấm, những chuyến du lịch chỉ trong phạm vi gia đình,
họ mạc, bè bạn thân thiết. Ðó là cội nguồn và điểm tựa tinh thần cho mỗi con
người và xoá dần khoảng cách giữa các thế hệ. Ðó là cơ hội để trẻ em cảm thấy
được bao bọc, che chở của mái ấm, phát triển khả năng giao tiếp, hiểu biết xã hội.
Ðó là cơ hội để người lớn chứng tỏ sự hy sinh và quan tâm đến những người thân
thiết.
Chúng ta phải đấu tranh bằng cả trí tuệ và bạo lực cách mạng
(nếu không thể khác). Nếu bạn sợ đấu tranh bằng bạo lực, tôi cũng xin nói rằng,
tôi cũng sợ. Nhưng chỉ sợ đấu tranh trong đơn độc. Nếu bạn, nếu tôi dám cùng đấu
tranh với những nhà lãnh đạo tâm huyết, chúng ta được sự bảo vệ, ủng hộ của 95%
nhân dân (gồm những người tốt) và có thể thêm nhiều % người xấu hoàn lương
trong số 5% người xấu. Mà đó chỉ là trường hợp bất khả kháng. Tôi tin là bạo lực
sẽ không xảy ra nếu chúng ta đề phòng những âm mưu diễn biến hoà bình và những
dư luận không lành mạnh.
- Sao mày không đi nhặt rác như tao. Mày không hiểu câu chuyện giữa tao và thằng
số 6 à? Ðể sống và được tôn trọng trong cái hội này, mày đâu cần phải giỏi. Chỉ
có một yêu cầu duy nhất: Mày phải thắng chính bản thân mày.
Có thể ai đó cầu tiến nghĩ tôi có thể làm một người bình thường
vì tôi đã đạt được một cái gì đó. Tôi thì nghĩ khác. Tôi muốn là một thanh niên
bình thường trong tương lai gần và quên đi những gì tôi đã làm cũng được. Vì
trong tương lai gần, người ta sống bằng lòng yêu thương thực sự chứ không vì
danh vọng.
Sau khi chắt lọc, dung hòa, lại tiếp tục chắt lọc dung hòa những
cái đã có ở cấp độ cao hơn. Ðiều đó sẽ diễn ra hết sức tự nhiên, nó sẽ dần trở
thành sự vận hành ăn khớp, trơn tru của não bộ sau những lần chắt lọc mang tính
cơ học "lúng túng, ngượng ngập, gượng gạo" ban đầu.
Trước đây nhiều năm, tôi từng rất khó chịu và bức bối trước
những điều sai trái, vô lý. Nhưng tôi đã sớm xác định được và cũng "nhờ"
bản tính nhút nhát của tôi nên tôi luôn chấp nhận "nhập gia tuỳ tục"
một cách miễn cưỡng. Tôi không mấy khi bày tỏ sự phản đối hay bất bình ra mặt.
Tôi hiểu, sự chống đối đó thường vô ích và dại dột vì tôi là kẻ yếu, càng chống
đối, tôi càng lộ ra điểm yếu và càng thất thế.
Trong khoảng một năm đổ lại đây, tôi thử một cách khác. Tôi
viết bài trong các forum của Ttvnonline. Nhưng tôi cũng đã không thành công mà
cũng chẳng thất bại. Thứ nhất là bởi số người đọc những điều tôi viết so với những
người vào mạng là rất ít ỏi. Lý do thứ hai là những gì tôi viết tôi không chuẩn
bị và tôi hơi gò ép chúng vào cái mục tiêu "cải tạo" nên thường mang
hơi hướm giáo điều. Nhiều khi chúng làm tôi bị ghét và gây phản tác dụng. Nhưng
những gì tôi thu được là không ít. Tôi hiểu, còn nhiều người ủng hộ, tôn trọng
tôi và đó mới chỉ là những người có điều kiện lên mạng và quan tâm đọc. Mặc dù
có thể họ cũng trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm nhưng họ biết nhìn nhận và có trái
tim. Bên cạnh đó, khả năng viết của tôi tiến bộ thêm một phần. Tôi cảm ơn một
người đã giúp tôi vững tin hơn trong quá trình "ta hóa cái tôi" chỉ bằng
một lời nhận xét: Lần đầu tiên gặp nhiều từ "tôi" như thế này mà
không cảm thấy khó chịu.
Tôi nghĩ đầu óc thực tế giúp tôi giải toả rất nhiều. Tôi thường
biết phải làm gì khi cần giải tỏa. Một giấc ngủ là điều tuyệt vời nhất. Nhưng
hơi trớ trêu là khi chưa giải tỏa thì chưa ngủ được. Giấc ngủ chỉ dành để giải
toả mệt mỏi đơn thuần. Ðể giải toả đau đớn, tôi thường viết. Viết về chính nỗi
đau ấy hoặc những điều nhẹ nhàng, dịu ngọt. Phân tích nó và tìm cách cứu chữa.
Xen kẽ lúc viết, tôi nghe nhạc, những bài hát chứa nỗi đau tương tự hoặc hoàn
toàn vui vẻ, trẻ trung, yêu đời. Ðôi lúc, tôi đọc lại những gì tốt đẹp tôi đã
viết hoặc tìm đọc một câu chuyện ngắn ngắn, nho nhỏ mà nhiều sức gợi.
Tôi nghĩ, thời gian ấy cũng ứng với những trạng thái tâm lí hết
sức phức tạp của tôi trong vòng khoảng 8 năm. Trong khoảng thời gian ấy, mọi
người đều bị xoay như chong chóng và bớt hẳn sự quan tâm đến nhau. Tôi đã quên
và để bị mờ đi những gì tốt đẹp mà tôi từng có được. Rồi tôi lại đọc, lại gặp
được nhiều điều hay lẽ phải, những thực tế đáng buồn. Nhưng vào thời điểm thay
đổi về tâm sinh lí, chỉ có sách và những kí ức rõ ràng là không đủ cho tôi đứng
vững. Trong một thời gian dài, tôi đã cảm thấy lạc lõng, bị bỏ rơi, lười biếng
và bi quan giữa những khoảng thời gian thừa thãi và trống rỗng, những mâu thuẫn
của người thân. Chẳng ai chỉ cho tôi cách lấp đầy. Cũng may, tôi có một thằng
em, có những người bạn tốt và đó là những tình cảm khiến tôi có thể cân bằng.
Nhưng rồi, những năm chuyển trường, chuyển nhà liên miên, tình bạn chỉ là tình
bạn, không nhạt đi, không sâu hơn. Gặp lại nhau vẫn vui vẻ, hoà đồng nhưng lâu
lâu không gặp nhau cũng ít thấy buồn, thấy nhớ. Và tôi càng thu hẹp mình. Ðôi
khi, tôi đã tự hỏi chua chát: "Tốt để làm gì ? Giữ sức khoẻ để làm gì? Ðợi
một tương lai ư? Làm gì có tương lai. Học ư? Tôi ghét sự học khô cứng lắm rồi. Nó
như cái gì đó giam hãm, đày đọa, làm suy nhược tôi. Chỉ có ăn với học, một thằng
con trai được như thế là sướng lắm sao? Ăn với học là con người chăng? Là báo
hiếu chăng? ". Chỉ nhờ tôi ru rú trong nhà, phải làm gương cho thằng em và
có ít mối quan hệ nên tôi không sa ngã và chán nản thêm.
Chính lúc này, vâng chính trong lúc viết cuốn sách này và hiểu
được tầm quan trọng cũng như sức mạnh của nó, tôi hiểu, tôi đã có thể tham gia
đấu tranh công khai. Tôi được sự bảo vệ của toàn xã hội, đặc biệt là của những
con người đang sống để tranh đấu theo tinh thần của Mác: "Hạnh phúc là đấu
tranh".
Và đặc biệt với trẻ em, dù chúng chưa cần đọc cuốn sách này
nhưng chắc chắn bạn sẽ đối xử với chúng tốt hơn, hy sinh nhiều hơn. Và con người,
đặc biệt là thanh niên Việt Nam, chắc chắn sẽ dần dần là những người có tinh thần
cao thượng và sáng suốt trên thế giới. Và nhân loại sẽ học tập Việt Nam. Ðó
không phải là viễn cảnh xa vời gì cả .
Tôi biết sau khi cuốn sách này ra đời, áp lực tự nhiên và xã
hội đặt lên tôi là rất lớn và có thể công việc sẽ rất bận rộn. Ðó là một sự
thay đổi lớn lao. Tôi cũng không biết mình có chấp nhận nó một cách bình thản
không. Cũng là một thử thách hay. Một lần tôi thử đánh liều với khả năng chịu đựng
và xử lí vấn đề của mình. Ðể xem sức mạnh tinh thần của tôi đến độ nào. Và dù
gì thì gì, chắc chắn nó sẽ dễ chịu hơn những chịu đựng trong nhiều năm qua. Tôi
tin tôi đã làm chủ được mình và "cái gì đến sẽ đến" theo sự tự chủ của
tôi nếu tôi được bao bọc bởi những người thân yêu. Lúc này, đúng là tôi chỉ sợ
cuốn sách này mà không đến được tay mọi người thì... phí đi.
Tôi hiểu: Nhiều người đang phải lao đầu theo cuộc đời, dừng lại
là bản thân, gia đình sẽ chết đói. Nhiều người cảm thấy không đủ sức cưỡng lại
những gì sắp đặt họ. Nhiều người cảm thấy mình đã nhúng sâu vào chàm và không
thể thoát ra, không thể quay lại. Vì thế, họ không dám yêu thương, không dám sống
cho phải đạo. Hoặc họ ít dạy trẻ con đạo lí và lòng yêu thương.
Và xin chị em phụ nữ cũng đòi hỏi ở người yêu mình một tinh
thần trách nhiệm của một người đàn ông ít ra là trong giai đoạn này. Xin hãy
tin rằng, trong xã hội bình đẳng, người phụ nữ sẽ được phát triển những
"thiên chức làm vợ làm mẹ" của mình hết sức tự nhiên, nữ tính chẳng mất
đi đâu cả. Hãy đưa cho đàn ông đọc những điều này. Nếu anh ta không dám chấp nhận
hoặc gạt phắt đi thì đó không phải là người đàn ông có đủ lòng dũng cảm và trí
tuệ tối thiểu để đem lại hạnh phúc cho phụ nữ nói chung và trẻ em nói riêng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nhà văn, anh là ai
Nhà văn, anh là ai? Thy Nguyên tên thật là Phạm Thúy Nga. Chị là hội viên hội Nhà Văn Việt Nam, chị đã xuất bản các tác phẩm thơ như: “Sân...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét