Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2024
Dáng xưa
Dạo này giữa cái chợ xã người ta đồn ầm ĩ lên về việc Hương từ chối lấy chồng kỹ sư xây dựng vì còn chờ người yêu quay trở lại. Đó là chuyện hết sức bình thường của tình yêu trai gái, nhưng tại sao người ta cứ nói ra nói vào, bàn tán sôi nổi, và là đề tài chính để bình luận giữa bàn dân thiên hạ mà chẳng có chút liên quan gì đến họ. Thì ra cái nguyên nhân chính là: thằng Hùng và nhỏ Hương yêu nhau đã ba năm rồi mà sao vẫn chưa thấy nên duyên nên nợ. Ngày ấy Hùng đi bộ đội suốt mấy năm mới ra quân trở về! Về rồi thì tiếp tục đi lao động nước ngoài, để Hương ở lại chờ đợi ngót nghét đã gần mười năm dài đằng đẵng. Chẳng ai dại khờ, ngốc nghếch như nhỏ Hương, bỏ ra cả đoạn dài thanh xuân nơi quê nhà chỉ để chờ với mong. Mà cũng chưa chắc Hùng trở về sẽ cưới Hương làm vợ, cũng có thể Hùng đã có gia đình đang sống biệt lập ở tận nơi xứ người, hoặc một tỉnh nào đó trong nước mà Hương không hề hay biết tới. Người ta nói cũng đúng! Chẳng có cô gái nào xinh đẹp, đảm đang, từ chối hết mối này tới mối khác tới dạm hỏi, chỉ vì để chờ người nơi phương xa trở lại mà từ lúc đi tới bây giờ chẳng có bất cứ tin tức gì! Trừ khi cô gái đó quá nặng tình với tánh chung thủy luôn tôn thờ cái dáng người xưa cũ. Người ta chia hẳn hai luồng ý kiến đối nghịch, một là trách, hai là cảm thông. Trách là tại sao Hùng đi lâu đến như vậy, chẳng có liên lạc gì mà Hương còn một lòng hy vọng, vài năm thì chẳng ai nói đến làm gì! Nhưng đằng này đến cả gần chục năm. Chưa kể đến thời gian lâu thì tình cảm sẽ phai nhạt! Bởi vì dân gian cũng có câu “đường mòn mà không đi ngang đi dọc, lâu ngày cỏ dại cũng sẽ mọc um tùm” cũng như câu “lâu ngày mà không gặp, gặp lại sẽ hóa người dưng” vì đâu có bất cứ nhà thám hiểm nào mà khám phá được hết cái lòng cái dạ của con người. Cũng chẳng một đài khí tượng nào mà đo được tận đáy sâu cạn của con người ra sao! Ai rồi cũng sẽ theo thời gian thay đổi ít đi hoặc nhiều hơn. Người ta cảm thông là vì: đời người con gái một khi đã yêu là yêu rất chân thành, không thay lòng đổi dạ, ai lại quên câu hẹn ước mà qua cầu sang sông! Huống gì Hùng đi làm kiếm tiền để về lo một đám cưới hoành tráng, thậm chí lớn nhất ở trong vùng và để cuộc sống ấm đầy đủ cho tương lai về sau! Cái câu “một túp lều tranh - hai quả tim vàng” để nói lên sự nghèo nàn có nhau nó chưa hẳn là thực tế hiện hành trong cuộc sống đời thường! Thử hỏi, nếu sống mà không có tiền, khó khăn, vất vả thiếu thốn thì liệu có hạnh phúc như thế mãi được không? Chính vì thế Hương chờ đợi, cũng chẳng có gì gọi là khờ khạo hay ngu si ngốc nghếch, đâu phải cứ thấy kỹ sư, bác sĩ thì lao vào rồi bỏ mặc người yêu đang vất vả kiếm tiền nhằm xây đắp hạnh phúc bên nhau. Chuyện có như thế mà ngày này qua ngày nọ người ta cứ bàn tán như chính là câu chuyện của họ nằm trong đó mặc dù biết đứng về phía nào rồi cũng thấy có lý đều như nhau. Ôi đúng là cái chợ giữa đời nó chẳng bao giờ im lặng, cái câu “không mợ thì chợ vẫn đông” cũng như câu “trai khôn tìm vợ chợ đông…” luôn luôn thực tế dẫu qua bao thế hệ. Đã là chợ thì phải đông, mà đông quá thì thành ra ồn ào, không riêng gì tiếng rao bán hàng, tiếng nói tiếng cười của những người chung quanh mà còn là nơi xuất bản nhiều tin tức nhất trong cuộc sống, bắt tin và lan tin rất nhanh, thậm chí còn nhanh hơn cả tòa soạn báo, loa phát thanh và cả luôn truyền hình. Luôn luôn cập nhập thông tin mới nhất và nóng nhất trong ngày! Chuyện ông này đánh bà kia, cô này giật hụi, chú kia ngoại tình, chị này lừa dối lừa tiền, anh kia vợ bé cờ bạc triền miên, đúng là trong nhà chưa tỏ mà ngoài ngõ đã tường, chuyện gì mà ở chợ đã biết thì hãy xác minh rằng tất cả những nơi thôn xóm cũng đều biết như nhau. Cái tin nhỏ Giang ở xóm trên không chồng mà lại có chửa đã gây xôn xao tạo thành tiêu đề xấu để người ta tha hồ mà bình phẩm. Trước đó Giang và bà Tư mẹ cô vẫn mang rau ra chợ bán, nhưng từ khi con gái chửa hoang bà Tư không dám đi ra ngoài, mọi việc chợ búa đều nhờ hàng xóm mua giúp để tránh việc người đời cứ gặp mặt rồi nói ra nói vào. Đó là vào tháng mười mùa nước lũ năm ấy! Con đê sắp vỡ, nhà nước phải tăng cường lực lượng biên phòng để kịp thời ứng phó. Năm ấy bộ đội về làng nhiều lắm, họ dựng lên những căn lều dã chiến nằm rải rác ở khắp các thôn xóm, đắp đê ngăn lũ để giúp đỡ dân làng. Người ta cũng vui khi thấy các anh về, vì xóm vắng hàng ngày lại trở nên đông đúc, nạn trộm cắp cũng giảm đi đáng kể và mọi việc nặng nề khiêng vác một tay bộ đội lo. Họ giúp dân sửa nhà, làm đường, và đủ thứ việc to nhỏ! Thiện cảm của người dân dành cho bộ đội luôn khăng khít như máu mủ trong nhà. Những cuộc tình trai gái đến nhanh vội vàng cũng xuất phát từ ấy. Khi bộ đội rút quân để trở về đơn vị, có vô số cô gái buồn vì phải chia tay với người yêu mà chẳng biết khi nào mới gặp lại. Có anh thì giữ đúng lời hứa quay trở về bằng một cái đám cưới sau thời gian hẹn hò! Con số ấy khá ít ỏi, nhưng cũng có người đi biền biệt quên đi lời thề xưa! Tệ hơn nữa là để lại những cái thai cho vài cô gái quê mà Giang là một trong những trường hợp điển hình trên. Thấy con gái càng ngày càng xanh xao, mỗi khi làm đồ ăn hay ọ ẹ buồn nôn, rồi thường xuyên mặc áo rất rộng! Những cử chỉ rất lạ so với thường ngày bà thấy. Nghi ngờ Giang có thai nghén bà Tư dò hỏi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tuổi chớm thu
Tuổi chớm thu Dòng nắng ấm rửa trôi màu lá cũ lá không vàng để mùa bước vào thu ào cơn mưa run lẩy bẩy trên cành gió đan vuốt … sợi thu và...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét