Chuyện bán thơ
Các nhà thơ Việt Nam bắt đầu làm quen với việc "bán thơ" (bỏ tiền in
thơ mình và tự bán) từ trước 1945. Thời đó, Tản Đà đã than "Văn chương hạ
giới rẻ như bèo" và mong được "Gánh thơ lên bán Chợ Trời". Việc
"bán thơ" của các nhà thơ ngày nay cũng thật muôn hình muôn vẻ, có
nhiều chuyện đáng bàn. Nhưng dù thế nào, đây cũng là cách để thơ tìm đến những
người yêu thơ.
"Bán thơ", ở góc độ nào đó là một từ đẹp, thậm chí rất đẹp. Tản Đà
thi sĩ từng "Gánh thơ lên bán Chợ Trời!". Bán là cách nói có vẻ đời
thực, chứ thơ, cũng như trăng là thứ chỉ để ngắm, để tặng, để dâng hiến... Ngay
cả chuyện ra tiệm sách mua một tập thơ của ai đó rồi về tặng người yêu, mượn
thơ người khác trao gửi tình cảm của mình cũng là chuyện bất đắc dĩ.
Đọc lại lịch sử văn học, chuyện bán thơ không phải đến thời bây giờ mới có, mà
đã có từ thời tiền chiến! Thời đó các nhà thơ đều tự bỏ tiền ra in thơ và tự
mang thơ mình đi bán! Nhà văn Quách Tấn kể rằng năm 1939, Hàn Mặc Tử năn nỉ xin
tiền mẹ để in tập thơ đầu tay của mình. Bà mẹ rất thương con, nhưng quyền chi
tiêu trong gia đình đã trót giao cho người em định đoạt. Để có tiền tin thơ,
Hàn Mặc Tử đã phải dùng "kế" giả đò hờn lẫy, đạp xô bàn ghế trong
nhà, rồi đập đầu vào tường dọa chết, làm cả nhà phát hoảng. Ông em ruột
"tay hòm chìa khóa" mới chịu nhả ra 200 đồng bạc (thời đó là khoản
tiền có thể mua được một ngôi nhà sang trọng) cho thi sĩ in tập thơ đầu tay Gái
quê. Ông tuyên bố với gia đình là mượn, bán thơ xong sẽ bù vốn lại! Ba tháng
sau, sau chuyến đi Hà Nội về, Hàn Mặc Tử hớn hở cầm một xấp tiền giúi vào tay
mẹ, khoe: "Tiền con bán thơ" đấy! Bà cụ cầm xấp tiền rưng rưng! Lần
đầu tiên trong đời bà được biết thêm một điều rằng: thơ ca không chỉ là thứ để
ngâm ngợi, ru hời giải sầu, mà thơ còn là thứ có thể bán lấy tiền giống như mớ
rau, con cá...! Hỡi ôi, món tiền mà chàng thi sĩ tài hoa số một của chúng ta
mang về cho mẹ hôm đó đếm lại chỉ có mười lăm đồng, lại toàn tiền lẻ! Để cho
con trai được in một tập thơ, người mẹ đã phải bỏ ra số tiền bằng cả một gia
tài.
Nhà thơ Việt Nam ta sướng nhất là giai đoạn bao cấp. Thời kỳ này, các nhà thơ
không phải bỏ tiền ra in thơ! Nhà thơ "có thẻ bài" của Nhà nước nhiều
không nhớ hết! Họ được Nhà nước in thơ theo chế độ bao cấp. Tùy theo chức vụ,
tuổi tác trong làng văn... mà "xếp hàng" lần lượt! Có nhà thơ 60 tuổi
rồi mà tính vòng quay xếp hàng thì phải 60 năm nữa may ra mình mới được in nửa
tập thơ! Bù lại, các nhà thơ chẳng ai phải bận tâm hay xót xa với số vốn Nhà
nước bỏ ra in thơ và mua thơ cho mình. Thật là tiện lợi và sang trọng. Chả thế
mà cuốn thơ nào cũng có số lượng in tới năm, bảy nghìn bản. Dẫu sao đó cũng là
thời vương giả nhất của thơ ca, trên góc độ thơ là cái đẹp, phải được nâng niu,
chiều chuộng.
Từ khi đất nước bước vào kinh tế thị trường thì cuộc sống thơ ca sôi động hơn,
thực chất hơn. Các nhà thơ lại tự bỏ tiền ra in thơ và tự mang thơ mình đi bán.
Đó là một dấu hiệu đổi mới trong "cơ chế thi ca". Thơ in ra nhiều sẽ
kích thích sáng tạo! Sự kiểm chứng khắt khe của thị trường sẽ cảnh tỉnh biết
bao người đang đi nhầm vào "vương quốc" thơ. Nó tiết kiệm cho Nhà
nước, xã hội và các gia đình biết bao công sức, giấy má, thời gian và tiền bạc!
Nhà thơ Hải Bằng (vừa quá cố) làm thơ từ năm 1948 trong chiến khu Ba Lòng, thế
mà mãi đến năm 1980, khi ông 50 tuổi mới được in bao cấp nửa tập thơ. Từ năm
1988 đến năm 1998, nhờ phương châm "lấy thơ nuôi thơ", ông đã liên
tục xuất bản được 12 tập thơ. 10 năm qua, nhờ cách tự bỏ vốn in, tự phát hành,
hàng trăm nhà thơ trẻ trong cả nước đã sớm trình làng những tập thơ với thi
pháp mới mẻ, rất được bạn đọc tán thưởng, nhờ đó mà sớm khẳng định tên tuổi
người viết trên thi đàn khi còn rất trẻ, chứ không như thời bao cấp gần 50
tuổi, 20 năm làm thơ rồi mà vẫn bị gọi là "nhà văn trẻ", chỉ vì một
lý do duy nhất là anh chưa có tập thơ trình làng.
Tuy nhiên, việc tự bỏ vốn in thơ, và tự bán thơ hôm nay cũng có quá nhiều điều
cười ra nước mắt! Mỗi năm cả nước có tới 600-700 tập thơ được in ra, nghĩa là
mỗi ngày bình quân hai tập thơ được ấn hành. Tổng công ty Phát hành sách Việt
Nam cũng như các công ty con ở các tỉnh lúc đầu có nhận phát hành chút ít cho
các tác giả, về sau chỉ nhận ký gửi, đến vài năm lại đây thì ký gửi cũng bị từ
chối với lý do thơ bán không được lại chiếm mất chỗ của các ấn phẩm khác! Do
không được phát hành rộng rãi nên thơ tác giả Huế thì Huế đọc, Hà Nội thì Hà
Nội đọc, tỉnh lẻ thì tỉnh lẻ đọc. Từ đó dẫn đến sự bình giá thơ của một số nhà
phê bình cũng theo kiểu phiến diện, chỉ thấy, chỉ đọc, chỉ phán về năm bảy tập
thơ chung quanh mình! Thế là các tác giả phải tự đi bán thơ mình.
Chuyện bán thơ xứ ta vừa qua có quá nhiều chuyện cười ra nước mắt! Có lần, nhà
thơ Vĩnh Nguyên ở Huế, vào nam đi rao bán tập thơ Tình yêu đâu có muộn màng vừa
mới in của mình. Anh mang theo một ba lô thơ như người bán thuốc dạo. Anh chọn
tuyến xe đường dài Sài Gòn - Đà Lạt vì cho rằng đây là tuyến đường nên thơ
nhất. Bán thơ rong là một lối du ca tài tử và thi vị!
Năm 1989, Hồng Nhu từ Nghệ An chuyển về công tác ở Huế, hăng hái bỏ tiền tin
tập thơ Ngẫu hứng về chiều. Một công ty phát hành sách ở phía nam thương nhà
thơ, nhận phát hành giúp trăm cuốn (10% số sách in), nhưng phải bằng cách
"đổi thơ lấy tiểu thuyết!". Thế là thay bằng nhận tiền bán thơ, Hồng
Nhu phấn khởi khuân về mấy chục cuốn tiểu thuyết thời thượng của Mỹ latinh vừa
mới dịch! Bán tiểu thuyết dẫu sao còn dễ hơn bán thơ - Nhà phát hành sách bảo
vậy. Nhưng hỡi ôi, khi ra tới Huế thì cuốn tiểu thuyết trên đã bão hòa trên các
quầy sách, nhà thơ đạp xe đi bỏ mối khắp phố cũng chẳng ai nhận bán.
Có lần tôi ra Hà Nội, ghé Hội Nhà văn. Gặp nhau chưa kịp hỏi thăm sức khỏe, nhà
thơ Nguyễn Hoa đã chào bán ngay tập thơ Mưa Thuận Thành của Hoàng Cầm. Tôi chưa
kịp mừng vì mua được tập thơ ưng ý, đã nghe Nguyễn Hoa than: "Anh Hoàng
Cầm phải gò lưng ký tặng vào từng cuốn một, bán vẫn khó chạy! Bán thơ là thế
đấy! Ra văn mà bán chẳng ra tiền - Cái nghiệp văn chương nghĩ thật phiền (Tản
Đà).
Vài ba năm lại đây, các nhà thơ Việt Nam dường như đã phát hiện ra một phương
thức bán thơ mới, "hiệu quả" hơn. Đó là cách mang thơ đến các doanh
nghiệp, cơ quan, trường học... "bỏ mối" mỗi nơi mươi mười lăm cuốn,
ép các thủ trưởng trả tiền! Thương các nhà thơ nghèo, chẳng thủ trưởng nào từ
chối một vài trăm ngàn đồng tiền mua thơ. Mỗi tỉnh nhỏ tính sơ sơ cũng tới 200
cơ quan, doanh nghiệp... một "thị trường" ngon lành cho thơ! Khổ nỗi
thơ mua xong thủ trưởng liền cho thơ vào tủ, không biết có đọc câu nào không! ở
tỉnh Q. năm rồi có tới chục tập thơ in ra, với số lượng 1.000 bản/tập. Nghĩa là
các thủ trưởng phải mười lần chi tiền mua thơ và mười lần cất thơ vào tủ! Thấy
thơ bán kiểu này "ngon", có tác giả bán xong nghìn cuốn, còn tự in
nối thêm nghìn nữa cũng bán hết sạch! Giá các tập thơ tác giả tự định nên rất
dễ biến hóa. Đa số các nhà thơ định giá 10-15 nghìn đồng/tập thơ 64 trang.
Nhưng cũng có không ít tập thơ với độ dày nói trên đề giá tới 20, thậm chí 25
nghìn đồng! Một ông giám đốc bỏ ra 250.000 đồng để "mua" 10 tập thơ
thật chẳng đáng bận tâm, nhưng với nhà thơ bán 1.000 cuốn thơ mỏng với giá ấy,
lãi ròng trên 17 triệu đồng là con số không dễ có! Xem thế ai dám bảo rằng thơ
ế ?!
Thấy tình cảnh thơ in ra nhiều, thơ bán bị ế phải bán ép, nhiều người, trong đó
có không ít nhà thơ đã hoảng hốt kêu lên: "Đây là thời loạn thơ!".
Theo thiển ý của tôi, thì đây là thời thơ "trăm hoa đua nở" rất đáng
khích lệ. Nếu các biên tập viên ở các nhà xuất bản đọc thơ khắt khe hơn, hẳn sẽ
bớt đi được nhiều tập thơ dở trên thị trường. Nhưng không sao, bạn đọc thơ còn
khắt khe hơn cả nhà biên tập kia! Họ sẽ tự chọn lọc lấy cho mình những câu thơ,
bài thơ hay nhà thơ tâm đắc của mình. Tôi thường tự nhủ rằng, từ trong nguồn
cội, thơ là thứ không phải để bán. Đối tượng của thơ thường hẹp. Vì đã là tiếng
lòng bao giờ cũng thì thầm. Nhưng sinh ra nhà thơ lại sinh ra những người đồng
cảm. Thế là sinh chuyện in thơ để bán. Một người làm thơ có được vài ba trăm
người yêu thơ mình, mua thơ mình đã là quý lắm! Thơ không bao giờ ế! Thơ là tình
yêu vĩnh hằng!
Nguyễn Du trong truyện Kiều đã không ít lần dùng đến chữ Tà: "Trải bao thỏ lặn ác tà".
Bóng tà như dục cơn buồn
Bà huyện Thanh Quan viết: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà. "Cung Oán Ngâm Khúc" có câu: "Hoá công sao khéo trêu ngươi - Bóng đèn tà nguyệt nhử mùi ký sinh". "Truyện Hoa Tiên" viết: "Trước hiên nương bóng tà song - Câu thơ biếng giở bút đồng để suông". Và chính Tản Đà cũng đã viết trong "Thề Non Nước": "Trời tây ngả bóng tà dương". Chữ Tà trong tiếng Hán có nghĩa là không ngay thẳng, xấu xa như tà dâm, tà thuyết, tà giáo... Tà còn có nghĩa là nghiêng là dốc, tà dương là mặt trời buổi chiều, chiếu ánh nắng nghiêng, tà tà là xiên xiên, nghiêng nghiêng. Nguyễn Du viết: "Tà tà ngả bóng về tây là diễn tả cảnh mặt trời chiều đang nghiêng dần về phía tây". Trong cuộc sống, hai chữ tà tà thuần Hán có lúc được chuyển sang với nghĩa tà tà thuần Việt, được dùng với ý chầm chậm không vội vàng gì. Ví dụ người ta có thể nói:
"Chiều nay chúng mình thả bộ tà tà ra đó chơi"
Tà tà đã, vội gì.
Một chữ tà thôi mà được dùng vào bao nhiêu ngữ cảnh phong phú sinh động. Nhưng Tản Đà đã không dừng lại ở những kiểu dùng cũ. Tà dương ở Tản Đà biến thành tà tà dương, có thừa không? Không những không thừa mà "bóng tà tà dương" còn nâng mức biểu cảm cách diễn đạt ánh nắng buổi chiều lên một sắc thái mới, vang động hơn, mầu sắc hơn. Chỉ thử bỏ đi một chữ tà hoặc thay nó bằng một chữ nào khác, câu thơ sẽ mất ngay sức sống, nó sẽ thành dở ngay tức khắc. Bóng tà tà dương là một cụm từ đầy nhạc điệu, rất truyền cảm, đọc lên như hình dung thấy cả không gian bao la của một buổi trời chiều có ít nhiều dư vị buồn thương. Cái cảnh vỏ vàng cây đỏ gắn liền với bóng tà tà dương thì nghe mới hợp cảnh và hợp tình. Cái hay của Tản Đà là ở đó.
Sáng tạo ra một từ mới, làm sống lại một từ cũ, pha trộn từ này vào từ kia để làm cho nó linh hoạt hơn... là cả một nghệ thuật lâu dài và đầy gian khổ. Người xưa viết: nhị cú tam niên đắc - ngâm thành song lệ lưu, tạm dịch là ba năm viết hai câu thơ - ngâm lên lệ chẩy ướt mờ hàng mi. Phải mất ba năm mới sáng tạo được hai câu thơ thì một chữ dùng trong hai câu thơ ấy phải tốn bao nhiêu thời gian?
Tiếc thay, nói dối mãi rồi bản thân cũng không biết đâu thật đâu giả, nhiều người lại bị luôn bệnh tự kỉ ám thị. Như Võ thị Xuân Hà (VTXH) không biết đã bao giờ được gọi là tài năng trẻ chưa nhưng đã mạnh dạn tuyên bố là "thế hệ chúng tôi đã làm được những gì mình có thể làm còn thành công hay không là ở phía độc giả" (báo ttvh) và rất lấy làm tự hào vì được một vị giáo sư nào đó ở Mỹ khen một câu vu vơ. Sự tự hào của VTXH làm tôi hình dung đến một cô nàng mới lớn kênh kiệu vì lấy được chồng Đài Loan. Cũng không nên trách VTXH nhiều bởi ngay cả đàn anh của chị, Nguyễn Xuân Thiều, sau khi có tập thơ được dịch sang tiếng Anh, đã tuyên bố : "Nếu chúng ta đoạt giải Nobel văn học thì sẽ là một giải về thơ". Hình như sau khi bị công chúng trong nước lạnh nhạt thì các nhà văn của chúng ta đang tìm sự an ủi từ bên kia đại dương. Dù gì thì những lời khen trọ trẹ của các ông Tây, dẫu là khen về một lãnh vực đòi hỏi sự kết tinh của ngôn ngữ , vẫn hơn sự im lặng khó chịu của đồng bào. Và sau lời khen của các ông Tây, đến lượt tiếng tây được trọng dụng, đôi khi các nhà văn trẻ của chúng ta lại gắn vào miệng nhân vật của mình vài từ tiếng Anh, phải chăng như thế thì câu văn bớt sáo rỗng? hay vì tiếng anh đang được coi như là tri thức phổ thông, cái mà bất kì một nhà văn nào cũng đòi hỏi phải có, thậm chí những nhà văn lớn thì còn phải uyên thâm trên nhiều lĩnh vực, nhưng chính là cái mà các nhà văn Việt nam hiện nay tỏ ra khá què quặt.
Đơn điệu, nghèo nàn, nhàm chán ,lạc lõng là vậy nhưng các nhà văn đua nhau chạy vào cái gọi là trường viết văn Nguyễn Du để được đổ khuôn. Cứ như thể có con dấu của trường là trở thành nhà văn vậy. Kết quả là cái khuôn ấy đã cho ra lò một loạt các sản phẩm mang đậm dấu ấn của mình : bế tắc về chủ đề, nghèo nàn về ngôn ngữ, khập khiễng về nhân sinh quan. Thay vì tự trang bị cho mình những vũ khí sắc bén để đột phá vào thế giới của sáng tạo, xé tan bức màn âm u cho ánh sáng rọi vào thì lại đi mượn lại những vũ khí của vài bậc tiền bối vốn đã thất bại và mỏi mệt, đang loay hoay chưa tìm ra biện pháp tái vũ trang cho sức sáng tạo mới. Cho nên, quanh đi quẩn lại thầy khen trò rồi trò lại ca tụng thầy. Chỉ có độc giả là ngày càng lâm vào tình trạng ngái ngủ.
Gần đây dư luận lại ồn ào xung quanh hai tác phẩm "Chân dung và đối thoại" và "Cơ hội của chúa" chỉ càng cho thấy sự đơn điệu của văn học VN hiện nay. Một cơn sốt hai tác phẩm này đã xảy ra, thực tế không phải vì bản thân chúng thể hiện một sự sáng tạo đột phá nào. Quả thực đây đó trong hai tác phẩm đều chứa đựng những cái mới, cái mới bao gồm cả sáng tạo và "tối tạo". Sự sáng tạo không nhiều, nhưng dẫu sao chúng cũng như những đốm lông khác màu trên lưng con mèo mun. Sự khác lạ của chúng đã làm một vài kẻ đang mơ màng tưởng mình thấy vật lạ, kẻ bốc lên, kẻ dìm xuống tạo ra sự hiếu kỳ. Chỉ khổ cho độc giả, đang ngái ngủ thì có kẻ hét toáng lên, tưởng là cái gì ghê gớm,nên cũng cố chen vào coi cho biết.
Qua cơn sốt đó, cho thấy rằng độc giả không bao giờ quay lung lại với văn học. Chính các nhà văn gây mê họ. Các nhà văn thay vì rên rỉ trách móc quần chúng như những kẻ bất tài trách móc số phận, hay cãi cọ cấu xé nhau, soi mói nhau như những mụ đàn bà nhỏ mọn thì hãy khiêm tốn, cố tạo ra những đứa con tinh thần đầy sức sống mang gen của riêng mình. Có lẽ các nhà văn trẻ cần tự tiến hoá cho cao cấp hơn, chứ hiện nay thì như con kì nhông đổi màu, dù màu gì thì vẫn là kì nhông.
(1999)
Sức sống của một từ: Tà
không rõ tác giả Nhà văn nhà thơ thường
được xem là những bậc thầy về ngôn ngữ. Họ suy nghĩ, sáng tạo nhiều khi chỉ một
từ thôi phải tốn biết bao công sức. Một từ trong đời thường tưởng như khô cứng,
không còn phát sáng nữa, dưới ngòi bút của họ trở nên sinh động, hiện lên tầng
tầng lớp lớp âm thanh, mầu sắc và cả những ý tứ biểu cảm ẩn hiện xâu sa. Nhớ
một câu thơ của Tản Đà: "Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương". Trong
tiếng Việt hoặc Hán Việt pha trộn thì chỉ có tà dương, chứ làm gì có chữ tà tà
dương? Cụ Tản Đà phải chăng đã dùng thừa một chữ "Tà".Nguyễn Du trong truyện Kiều đã không ít lần dùng đến chữ Tà: "Trải bao thỏ lặn ác tà".
Bóng tà như dục cơn buồn
Bà huyện Thanh Quan viết: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà. "Cung Oán Ngâm Khúc" có câu: "Hoá công sao khéo trêu ngươi - Bóng đèn tà nguyệt nhử mùi ký sinh". "Truyện Hoa Tiên" viết: "Trước hiên nương bóng tà song - Câu thơ biếng giở bút đồng để suông". Và chính Tản Đà cũng đã viết trong "Thề Non Nước": "Trời tây ngả bóng tà dương". Chữ Tà trong tiếng Hán có nghĩa là không ngay thẳng, xấu xa như tà dâm, tà thuyết, tà giáo... Tà còn có nghĩa là nghiêng là dốc, tà dương là mặt trời buổi chiều, chiếu ánh nắng nghiêng, tà tà là xiên xiên, nghiêng nghiêng. Nguyễn Du viết: "Tà tà ngả bóng về tây là diễn tả cảnh mặt trời chiều đang nghiêng dần về phía tây". Trong cuộc sống, hai chữ tà tà thuần Hán có lúc được chuyển sang với nghĩa tà tà thuần Việt, được dùng với ý chầm chậm không vội vàng gì. Ví dụ người ta có thể nói:
"Chiều nay chúng mình thả bộ tà tà ra đó chơi"
Tà tà đã, vội gì.
Một chữ tà thôi mà được dùng vào bao nhiêu ngữ cảnh phong phú sinh động. Nhưng Tản Đà đã không dừng lại ở những kiểu dùng cũ. Tà dương ở Tản Đà biến thành tà tà dương, có thừa không? Không những không thừa mà "bóng tà tà dương" còn nâng mức biểu cảm cách diễn đạt ánh nắng buổi chiều lên một sắc thái mới, vang động hơn, mầu sắc hơn. Chỉ thử bỏ đi một chữ tà hoặc thay nó bằng một chữ nào khác, câu thơ sẽ mất ngay sức sống, nó sẽ thành dở ngay tức khắc. Bóng tà tà dương là một cụm từ đầy nhạc điệu, rất truyền cảm, đọc lên như hình dung thấy cả không gian bao la của một buổi trời chiều có ít nhiều dư vị buồn thương. Cái cảnh vỏ vàng cây đỏ gắn liền với bóng tà tà dương thì nghe mới hợp cảnh và hợp tình. Cái hay của Tản Đà là ở đó.
Sáng tạo ra một từ mới, làm sống lại một từ cũ, pha trộn từ này vào từ kia để làm cho nó linh hoạt hơn... là cả một nghệ thuật lâu dài và đầy gian khổ. Người xưa viết: nhị cú tam niên đắc - ngâm thành song lệ lưu, tạm dịch là ba năm viết hai câu thơ - ngâm lên lệ chẩy ướt mờ hàng mi. Phải mất ba năm mới sáng tạo được hai câu thơ thì một chữ dùng trong hai câu thơ ấy phải tốn bao nhiêu thời gian?
Tinh hoa thế hệ đi đâu
cả rồi?
Ai đó đã nói rằng "tinh hoa thế hệ ngày nay không đi vào lĩnh vực văn học
nghệ thuật", có lẽ cả hội nhà văn không ai giám cãi . Những vị "tinh
hoa" còn sót lại của thế hệ trước , những người đã ít nhiều cắm được vài
cột mốc văn chương trong thế hệ mình, thì như đèn cạn dầu, cây hết nhựa, không
còn thấy sức sáng tạo nữa. Những "tài năng trẻ" xem ra chỉ là sản
phẩm của một hiện tượng gọi là "khen cho nhau nghe", tạo ra nhiều sự
thăng hoa ảo. Đã có lúc những cụm từ như "hay đến từng chữ",
"xuất thần", "hiếm có", "bút tiên(!)"...tràn lan
trên báo. Thực chẳng khác nào các bà rỗi việc ngồi ca tụng con mình, huênh
hoang theo kiểu "nhất mẹ nhì con". Chúng xuất hiện nhiều đến nỗi đến
kẻ kém lòng tin nhất cũng phải tự nhủ có lẽ văn học VN đang đầy rẫy những bông
hoa nở rộ dưới ánh mặt trời.Tiếc thay, nói dối mãi rồi bản thân cũng không biết đâu thật đâu giả, nhiều người lại bị luôn bệnh tự kỉ ám thị. Như Võ thị Xuân Hà (VTXH) không biết đã bao giờ được gọi là tài năng trẻ chưa nhưng đã mạnh dạn tuyên bố là "thế hệ chúng tôi đã làm được những gì mình có thể làm còn thành công hay không là ở phía độc giả" (báo ttvh) và rất lấy làm tự hào vì được một vị giáo sư nào đó ở Mỹ khen một câu vu vơ. Sự tự hào của VTXH làm tôi hình dung đến một cô nàng mới lớn kênh kiệu vì lấy được chồng Đài Loan. Cũng không nên trách VTXH nhiều bởi ngay cả đàn anh của chị, Nguyễn Xuân Thiều, sau khi có tập thơ được dịch sang tiếng Anh, đã tuyên bố : "Nếu chúng ta đoạt giải Nobel văn học thì sẽ là một giải về thơ". Hình như sau khi bị công chúng trong nước lạnh nhạt thì các nhà văn của chúng ta đang tìm sự an ủi từ bên kia đại dương. Dù gì thì những lời khen trọ trẹ của các ông Tây, dẫu là khen về một lãnh vực đòi hỏi sự kết tinh của ngôn ngữ , vẫn hơn sự im lặng khó chịu của đồng bào. Và sau lời khen của các ông Tây, đến lượt tiếng tây được trọng dụng, đôi khi các nhà văn trẻ của chúng ta lại gắn vào miệng nhân vật của mình vài từ tiếng Anh, phải chăng như thế thì câu văn bớt sáo rỗng? hay vì tiếng anh đang được coi như là tri thức phổ thông, cái mà bất kì một nhà văn nào cũng đòi hỏi phải có, thậm chí những nhà văn lớn thì còn phải uyên thâm trên nhiều lĩnh vực, nhưng chính là cái mà các nhà văn Việt nam hiện nay tỏ ra khá què quặt.
Đơn điệu, nghèo nàn, nhàm chán ,lạc lõng là vậy nhưng các nhà văn đua nhau chạy vào cái gọi là trường viết văn Nguyễn Du để được đổ khuôn. Cứ như thể có con dấu của trường là trở thành nhà văn vậy. Kết quả là cái khuôn ấy đã cho ra lò một loạt các sản phẩm mang đậm dấu ấn của mình : bế tắc về chủ đề, nghèo nàn về ngôn ngữ, khập khiễng về nhân sinh quan. Thay vì tự trang bị cho mình những vũ khí sắc bén để đột phá vào thế giới của sáng tạo, xé tan bức màn âm u cho ánh sáng rọi vào thì lại đi mượn lại những vũ khí của vài bậc tiền bối vốn đã thất bại và mỏi mệt, đang loay hoay chưa tìm ra biện pháp tái vũ trang cho sức sáng tạo mới. Cho nên, quanh đi quẩn lại thầy khen trò rồi trò lại ca tụng thầy. Chỉ có độc giả là ngày càng lâm vào tình trạng ngái ngủ.
Gần đây dư luận lại ồn ào xung quanh hai tác phẩm "Chân dung và đối thoại" và "Cơ hội của chúa" chỉ càng cho thấy sự đơn điệu của văn học VN hiện nay. Một cơn sốt hai tác phẩm này đã xảy ra, thực tế không phải vì bản thân chúng thể hiện một sự sáng tạo đột phá nào. Quả thực đây đó trong hai tác phẩm đều chứa đựng những cái mới, cái mới bao gồm cả sáng tạo và "tối tạo". Sự sáng tạo không nhiều, nhưng dẫu sao chúng cũng như những đốm lông khác màu trên lưng con mèo mun. Sự khác lạ của chúng đã làm một vài kẻ đang mơ màng tưởng mình thấy vật lạ, kẻ bốc lên, kẻ dìm xuống tạo ra sự hiếu kỳ. Chỉ khổ cho độc giả, đang ngái ngủ thì có kẻ hét toáng lên, tưởng là cái gì ghê gớm,nên cũng cố chen vào coi cho biết.
Qua cơn sốt đó, cho thấy rằng độc giả không bao giờ quay lung lại với văn học. Chính các nhà văn gây mê họ. Các nhà văn thay vì rên rỉ trách móc quần chúng như những kẻ bất tài trách móc số phận, hay cãi cọ cấu xé nhau, soi mói nhau như những mụ đàn bà nhỏ mọn thì hãy khiêm tốn, cố tạo ra những đứa con tinh thần đầy sức sống mang gen của riêng mình. Có lẽ các nhà văn trẻ cần tự tiến hoá cho cao cấp hơn, chứ hiện nay thì như con kì nhông đổi màu, dù màu gì thì vẫn là kì nhông.
(1999)
hãng hàng không eva air của nước nào
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
vé máy bay korean airlines
vé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch