Thi sĩ Tản Đà làm báo
Phó Đức An
Là một thi sĩ nghèo. Nghèo cả đời, nhưng Tản Đà luôn ôm "giấc mộng
lớn" đích thân làm chủ một tờ báo.Được bạn bè mến mộ tài trợ, cuối cùng tờ "An Nam tạp chí" đã ra đời. "Tổng biên tập" là Tản Đà, "Phóng viên", "Trị sự"... cũng ông. Công việc của một "Toà soạn" để ra một tờ báo, từ A đến Z, ông gánh tuốt. "Biên chế" tinh giản 1926, số đầu của "An Nam tạp chí" đã ra mắt bạn đọc.
Cộng tác viên tích cực của "An Nam tạp chí" và cũng là người chia sẻ ngọt với Tản Đà phải kể đến Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố. Nguyễn Công Hoan "gõ đầu trẻ" mê viết văn luôn bị chính quyền thực dân "quan tâm", Ngô Tất Tố là nhà văn có tài, nhà báo sắc sảo, dũng cảm... cũng luôn "được" chính quyền thực dân "chăm sóc"... nhưng cũng đều cung một cái cảnh nghèo, phải pha thêm nghề thầy lang bốc thuốc đông y chữa bệnh. Có hôm "Toà soạn" chỉ có một mình Tản Đà "giữ gôn" có khách đến, lại không phải là để quan hệ bài vở, mà là... tìm cụ lang Tố. Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố với Tản Đà.
Ra được đến số 10 thì... thiếu tiền. "An Nam tạp chí". Đang cảnh cờ gặp thế bí, Tản Đà chợt nhớ trong Sài Gòn có người bạn chí cốt là Điệp Văn Ký đang làm chủ bút tờ "Đông Pháp thời báo". Tản Đà quyết định làm một chuyến xuyên Việt vào Sài Gòn nhằm dựa vào sự giúp đỡ của Văn Ký để tiếp tục ra "An Nam tạp chí". Trớ trêu thay. Vào đây, trở ngại không phải là... tiền, mà là... chính trị. Chính quyền thực dân ở đây không cho phép. Để đền ơn tri ngộ, Tản Đà "vui lòng" nhận lời ở lại làm "Cộng tác viên" cho "Đông Pháp thời bào". Tản Đà giữ chuyên trang văn chương. Có mặt trong chuyến đi "lịch sử" này của Tản Đà, còn có... Ngô Tất Tố. Bươn chải đất khách, cái nghèo vẫn chẳng chịu buông tha. Túng vẫn túng. Tiền trọ nợ liên miên. Đã mấy tháng liền chẳng đào đâu ra tiền, đến nỗi chủ nhà... doạ đuổi.
Cố "bám trụ" nhưng rồi cũng chưa đầy một năm, hai ông lại quay ra Bắc. Cả hai lại cố xoay được hai xuất vé tầu hạng bét. Ngày nào ra đi, trong túi chỉ có 7 đồng cho cả hai. Nay trở ra, cả hai trong túi lại cũng chỉ có... đúng 7 đồng.
Ra Hà Nội, Tản Đà lại được bạn bè động viện, giúp đỡ, "An Nam tạp chí" lại ... "tục bản". Nhưng cũng rất thoi thóp. Số nọ cách số kia làm bạn đọc phải chờ rất lâu. Báo lại kẹt tiền, Tản Đà lại ra đi. Nhưng chuyến này không phải là Xuyên Việt. Con tầu đã thả Tản Đà xuống ga Nam Định. Tản Đà đã mò xuống cái thành phố của những thợ dệt lam lũ... tìm cách "tháo gỡ". Cũng chỉ được vài số. "Toà soạn" lại trở về với Hà Thành.
Cái gì phải đến rồi cũng đến. Cuối cùng, đến số 48 thì "An Nam tạp chí" mãi mãi đi vào dĩ vãng với "Lời toà soạn" in ở trang đầu thật cảm động: "Vì tôi còn thiếu tiền in báo từ trước, số tiền lên đến 600 đồng bạc, nay lo món nợ ấy thành báo quán bị tịch biên".
Thi sĩ nghèo lại trở về với cuộc đời nghệ sĩ.
Công danh sự nghiệp mặc đời
Bên thời be rượu, bên thời bài thơ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét