Bùi Giáng sống cuộc đời Bùi Giáng
Emily Dickinson
1830-1886
My life closed twice before its close
It yet remains to see
If Immortality unveil
A third event to me
So huge, so hopeless to conceive
As these that twice befell
Parting is all we know of heaven
And all we need of hell
(Emily Dickinson)
1830-1886
My life closed twice before its close
It yet remains to see
If Immortality unveil
A third event to me
So huge, so hopeless to conceive
As these that twice befell
Parting is all we know of heaven
And all we need of hell
(Emily Dickinson)
Đời tôi khép lại hai lần
Trước lần khép mắt khôn hàn vĩnh ly
Tuy nhiên còn nấn ná vì
Để xem vĩnh cửu còn gì mở ra
Cho mình biến cố thứ ba
Những gì song điệp xảy ra
Gẫm càng đồ sộ gợi ra lại càng
Ngất trời tuyệt vọng mang mang
Thiên đường địa ngục còn chan chứa gì
Vĩnh ly là chất của trời
Vĩnh ly là thói của đời nhà ma
( Kể từ cửa quỷ tuôn ra
Thói nhà băng tuyết chất là phỉ phong)
Bùi Giáng (dịch
Trước lần khép mắt khôn hàn vĩnh ly
Tuy nhiên còn nấn ná vì
Để xem vĩnh cửu còn gì mở ra
Cho mình biến cố thứ ba
Những gì song điệp xảy ra
Gẫm càng đồ sộ gợi ra lại càng
Ngất trời tuyệt vọng mang mang
Thiên đường địa ngục còn chan chứa gì
Vĩnh ly là chất của trời
Vĩnh ly là thói của đời nhà ma
( Kể từ cửa quỷ tuôn ra
Thói nhà băng tuyết chất là phỉ phong)
Bùi Giáng (dịch
Lời Bùi Giáng:
* Anh em thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ, ngẫu nhĩ có đọc thơ văn tôi, có bất ngờ xúc động vì những điều tôi nói về Nguyễn Du, về Nguyễn Khắc Hiếu, về Xuân Diệu, về Trần Quang Dũng – có hay không cái đó? Nếu không có cái đó, thì bận tâm làm gì với cái cá thể của một gã thi sĩ Quảng Nam tên là Bùi Giáng?
* Thi sĩ sinh ra như mọi người giữa cỏ cây ly kỳ, và chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gay cấn.
BÙI GIÁNG,
MỘT CUỘC ĐỜI NHƯ MỌI CUỘC ĐỜI
Điều rất lạ là, xưa nay người ta có thói quen, cứ mỗi khi cần tìm hiểu một tác giả tài năng, người ta thường lay hoay tìm hiểu ngày sinh tháng đẻ, quê quán, gốc gác gia đình của họ, chứ ít khi tìm hiểu chính nội dung tác phẩm của họ trước hết. Đối với một tác giả thuộc loại đặc biệt như Bùi Giáng, bước đi lệnh lạc đầu tiên ấy càng làm cho người ta càng xa rời mục đích nghiên cứu chính thức. Mục đích chính yếu, ấy là nghiên cứu xem tác giả tài năng ấy đã trình bày những nội dung gì, qua những tác phẩm nào, được phô diễn linh đình ở chỗ nào trong tác phẩm, hoặc bày biện huy hoàng tráng lệ ra sao qua cuộc đời sáng tác của họ... Ở trang bìa sau cuốn “Tư Tưởng Hiện Đại” của Bùi Giáng (Tân An xuất bản) thấy có in vỏn vẹn vài dòng đơn sơ sau đây, để thay thế cho phần "tiểu sử tác giả" dài dòng thường thấy ở những cuốn sách khác.
Hỏi Bùi Giáng về tiểu sử của ông, thì ông trả lời:
“Thi sĩ sinh ra như mọi người giữa cỏ cây ly kỳ, và chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gay cấn”.
Cách nói có vẻ đùa cợt nhưng rất nghiêm trang ấy, cho thấy cách nhìn vấn đề độc đáo của một Bùi Giáng lạ thường. Khi nói như vậy, ông đã đi tiên phong, dứt bỏ cái thói quen "tiểu sử" kiểu giáo khoa trường lớp máy móc xưa cũ, nó khiến mình tự làm lệch lạc mình, tự ru ngủ mình bằng sự hài lòng ở mấy trang tiểu sử vớ vẩn, loại tiểu sử lai rai mà vốn chẳng nói lên điều gì thật sự đáng kể, mà quên đi cái điều cốt yếu là nội dung của tác phẩm mà tác giả đề cập. Nếu cẩn thận lật lại những bản dịch, rồi những cuốn sách do ông biên soạn, sẽ thấy mỗi khi Bùi Giáng giới thiệu với chúng ta một thiên tài nào đó, ông không bao giờ nói đến cái gọi là tiểu sử của người ấy, mà chỉ đi thẳng vào tác phẩm hoặc trọng tâm tư tưởng mà ông muốn giới thiệu. Vậy đó, qua câu nói cà rỡn bay bướm đó về tiểu sử của mình, ông đã nhắc nhở người ta tập mở mắt để nhìn, mở tai để nghe, phơi bày đủ lục giác để cảm nghiệm, để thọ hưởng, để thấu suốt đối tượng, dù đối tượng đó là con người, là tác phẩm, là một đêm trăng, hoặc là một nấm cỏ khâu lồng lộng hương hoa cũng vậy. Phải, thi sĩ cũng giống như mọi người, cũng từ chốn bồng lai thơ mộng ấy mà sinh, rồi cũng giã từ cõi mộng điêu linh ly kỳ kia mà đi vào tịch diệt. Chuyện cuộc đời thì ai cũng giống như ai, cũng sinh ra, lớn lên rồi chết đi, chứ có gì khác đâu mà phải tò mò tọc mạch vạch lá tìm sâu lẩm cẩm! Chuyện sinh tử, điểm khởi đầu và kết thúc của cõi người ta, ai cũng đã biết như ai, sao còn phải lôi thôi dọ hỏi làm gì. Điều cần phải ưu tư thắc mắc, nó nằm ở chỗ khác chứ không phải ở vài trang "tiểu sử".
Anh em thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ, ngẫu nhĩ có đọc thơ văn tôi, có bất ngờ xúc động vì những điều tôi nói về Nguyễn Du, về Nguyễn Khắc Hiếu, về Xuân Diệu, về Trần Quang Dũng – có hay không cái đó? Nếu không có cái đó, thì bận tâm làm gì với cái cá thể của một gã thi sĩ Quảng Nam tên là Bùi Giáng?
(Bùi Giáng, Thư trả lời Tạp Chí Thời Văn)
Nhiều tác giả khác thường thích phô trương mình bằng những dòng tiểu sử cầu kỳ. Bùi Giáng thì không. Nếu không có cái đó, cái xúc cảm đó, nếu khi đọc thơ văn ông, không có xúc động vì những điều ông nói về, thì bận tâm làm gì với cái cá thể của một gã thi sĩ Quảng Nam tên là Bùi Giáng làm gì? Tiểu sử Bùi Giáng mà làm gì? Câu nói ấy giúp chúng ta nhận diện những kẻ thích đùa, tưởng có thể dùng văn học làm phương tiện vinh hiển phù du, hoặc để phục vụ cho một chủ đích ngoài văn học.
Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn thắc mắc, nằng nặc muốn biết ít nhiều về nơi sinh chốn đẻ, nơi chôn nhau cắt rốn của ông, thì đây, ông đã lễ phép thưa, ngay trong những tác phẩm của mình:
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Đó là câu trả lời về nơi chôn nhau cắt rốn của Bùi Giáng. Trả lời mà như chẳng trả lời. Đó lại là một cách nói “đùa cợt” cố ý, chân thật, một ẩn ngữ thân thiết. Ẩn ngữ kiểu như vậy xuất hiện khắp nơi trong tác phẩm của ông. Lúc nào ông cũng muốn dìu người ta về với cái cốt yếu. Ông giả bộ đi lạc hướng một chút đủ để người ta giật mình ngỡ ngàng, rồi lại ân cần dìu dắt nhau trở lại đúng đường. Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà, thưa rằng tất cả mọi người lớn đều đã từng là trẻ con.
Tất cả mọi kẻ có khát vọng lên đường tìm kiếm lẽ thật đều từng đã lưu ngụ ở quê nhà. Bùi Giáng cũng vậy, từng ngây thơ bé dại, từng tắm mát trong mưa nguồn, từng hái hoa bên đồi sim, từng đón tiếng chim kêu bên bờ suối, từng lượn lờ với chuồn chuồn trên đồi chiều. Đó là quê nhà, là cố quận, nghĩa là cái chốn mà con người từng lưu ngụ lúc chưa bị tha hóa, chưa mang nặng định kiến, chưa tiêm nhiễm thói tật của những “người lớn” vô minh.
Đến đây, có thể chúng ta tỏ ra không thỏa mãn với cách trả lời né tránh ấy, thì ông cũng chìu lòng mà dài dòng tâm sự bằng một bài thơ khác vậy:
Ra đồng nằm ngủ bờ khe
Chợt bồi hồi tỉnh chợt nghe có người
Ấy người thôn nữ vui tươi
Nhe răng cười nói khiến tôi giật mình
Bởi em quá đẹp quá xinh
Gánh gạo từ xóm Vĩnh Trinh quay về
Về làng An Lạc Mỹ Khê?
An Lâm? Lệ Trạch? Cận kề Thanh Châu?
Làng em chính thật Thanh Châu?
Chính là quê cũ từ đầu của tôi
Xa quê bốn chục năm trời
Nằm mê mộng mị bất ngờ thấy em
(Chuyện Chiêm Bao Có Thật, Như Sương)
* Anh em thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ, ngẫu nhĩ có đọc thơ văn tôi, có bất ngờ xúc động vì những điều tôi nói về Nguyễn Du, về Nguyễn Khắc Hiếu, về Xuân Diệu, về Trần Quang Dũng – có hay không cái đó? Nếu không có cái đó, thì bận tâm làm gì với cái cá thể của một gã thi sĩ Quảng Nam tên là Bùi Giáng?
* Thi sĩ sinh ra như mọi người giữa cỏ cây ly kỳ, và chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gay cấn.
BÙI GIÁNG,
MỘT CUỘC ĐỜI NHƯ MỌI CUỘC ĐỜI
Điều rất lạ là, xưa nay người ta có thói quen, cứ mỗi khi cần tìm hiểu một tác giả tài năng, người ta thường lay hoay tìm hiểu ngày sinh tháng đẻ, quê quán, gốc gác gia đình của họ, chứ ít khi tìm hiểu chính nội dung tác phẩm của họ trước hết. Đối với một tác giả thuộc loại đặc biệt như Bùi Giáng, bước đi lệnh lạc đầu tiên ấy càng làm cho người ta càng xa rời mục đích nghiên cứu chính thức. Mục đích chính yếu, ấy là nghiên cứu xem tác giả tài năng ấy đã trình bày những nội dung gì, qua những tác phẩm nào, được phô diễn linh đình ở chỗ nào trong tác phẩm, hoặc bày biện huy hoàng tráng lệ ra sao qua cuộc đời sáng tác của họ... Ở trang bìa sau cuốn “Tư Tưởng Hiện Đại” của Bùi Giáng (Tân An xuất bản) thấy có in vỏn vẹn vài dòng đơn sơ sau đây, để thay thế cho phần "tiểu sử tác giả" dài dòng thường thấy ở những cuốn sách khác.
Hỏi Bùi Giáng về tiểu sử của ông, thì ông trả lời:
“Thi sĩ sinh ra như mọi người giữa cỏ cây ly kỳ, và chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gay cấn”.
Cách nói có vẻ đùa cợt nhưng rất nghiêm trang ấy, cho thấy cách nhìn vấn đề độc đáo của một Bùi Giáng lạ thường. Khi nói như vậy, ông đã đi tiên phong, dứt bỏ cái thói quen "tiểu sử" kiểu giáo khoa trường lớp máy móc xưa cũ, nó khiến mình tự làm lệch lạc mình, tự ru ngủ mình bằng sự hài lòng ở mấy trang tiểu sử vớ vẩn, loại tiểu sử lai rai mà vốn chẳng nói lên điều gì thật sự đáng kể, mà quên đi cái điều cốt yếu là nội dung của tác phẩm mà tác giả đề cập. Nếu cẩn thận lật lại những bản dịch, rồi những cuốn sách do ông biên soạn, sẽ thấy mỗi khi Bùi Giáng giới thiệu với chúng ta một thiên tài nào đó, ông không bao giờ nói đến cái gọi là tiểu sử của người ấy, mà chỉ đi thẳng vào tác phẩm hoặc trọng tâm tư tưởng mà ông muốn giới thiệu. Vậy đó, qua câu nói cà rỡn bay bướm đó về tiểu sử của mình, ông đã nhắc nhở người ta tập mở mắt để nhìn, mở tai để nghe, phơi bày đủ lục giác để cảm nghiệm, để thọ hưởng, để thấu suốt đối tượng, dù đối tượng đó là con người, là tác phẩm, là một đêm trăng, hoặc là một nấm cỏ khâu lồng lộng hương hoa cũng vậy. Phải, thi sĩ cũng giống như mọi người, cũng từ chốn bồng lai thơ mộng ấy mà sinh, rồi cũng giã từ cõi mộng điêu linh ly kỳ kia mà đi vào tịch diệt. Chuyện cuộc đời thì ai cũng giống như ai, cũng sinh ra, lớn lên rồi chết đi, chứ có gì khác đâu mà phải tò mò tọc mạch vạch lá tìm sâu lẩm cẩm! Chuyện sinh tử, điểm khởi đầu và kết thúc của cõi người ta, ai cũng đã biết như ai, sao còn phải lôi thôi dọ hỏi làm gì. Điều cần phải ưu tư thắc mắc, nó nằm ở chỗ khác chứ không phải ở vài trang "tiểu sử".
Anh em thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ, ngẫu nhĩ có đọc thơ văn tôi, có bất ngờ xúc động vì những điều tôi nói về Nguyễn Du, về Nguyễn Khắc Hiếu, về Xuân Diệu, về Trần Quang Dũng – có hay không cái đó? Nếu không có cái đó, thì bận tâm làm gì với cái cá thể của một gã thi sĩ Quảng Nam tên là Bùi Giáng?
(Bùi Giáng, Thư trả lời Tạp Chí Thời Văn)
Nhiều tác giả khác thường thích phô trương mình bằng những dòng tiểu sử cầu kỳ. Bùi Giáng thì không. Nếu không có cái đó, cái xúc cảm đó, nếu khi đọc thơ văn ông, không có xúc động vì những điều ông nói về, thì bận tâm làm gì với cái cá thể của một gã thi sĩ Quảng Nam tên là Bùi Giáng làm gì? Tiểu sử Bùi Giáng mà làm gì? Câu nói ấy giúp chúng ta nhận diện những kẻ thích đùa, tưởng có thể dùng văn học làm phương tiện vinh hiển phù du, hoặc để phục vụ cho một chủ đích ngoài văn học.
Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn thắc mắc, nằng nặc muốn biết ít nhiều về nơi sinh chốn đẻ, nơi chôn nhau cắt rốn của ông, thì đây, ông đã lễ phép thưa, ngay trong những tác phẩm của mình:
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Đó là câu trả lời về nơi chôn nhau cắt rốn của Bùi Giáng. Trả lời mà như chẳng trả lời. Đó lại là một cách nói “đùa cợt” cố ý, chân thật, một ẩn ngữ thân thiết. Ẩn ngữ kiểu như vậy xuất hiện khắp nơi trong tác phẩm của ông. Lúc nào ông cũng muốn dìu người ta về với cái cốt yếu. Ông giả bộ đi lạc hướng một chút đủ để người ta giật mình ngỡ ngàng, rồi lại ân cần dìu dắt nhau trở lại đúng đường. Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà, thưa rằng tất cả mọi người lớn đều đã từng là trẻ con.
Tất cả mọi kẻ có khát vọng lên đường tìm kiếm lẽ thật đều từng đã lưu ngụ ở quê nhà. Bùi Giáng cũng vậy, từng ngây thơ bé dại, từng tắm mát trong mưa nguồn, từng hái hoa bên đồi sim, từng đón tiếng chim kêu bên bờ suối, từng lượn lờ với chuồn chuồn trên đồi chiều. Đó là quê nhà, là cố quận, nghĩa là cái chốn mà con người từng lưu ngụ lúc chưa bị tha hóa, chưa mang nặng định kiến, chưa tiêm nhiễm thói tật của những “người lớn” vô minh.
Đến đây, có thể chúng ta tỏ ra không thỏa mãn với cách trả lời né tránh ấy, thì ông cũng chìu lòng mà dài dòng tâm sự bằng một bài thơ khác vậy:
Ra đồng nằm ngủ bờ khe
Chợt bồi hồi tỉnh chợt nghe có người
Ấy người thôn nữ vui tươi
Nhe răng cười nói khiến tôi giật mình
Bởi em quá đẹp quá xinh
Gánh gạo từ xóm Vĩnh Trinh quay về
Về làng An Lạc Mỹ Khê?
An Lâm? Lệ Trạch? Cận kề Thanh Châu?
Làng em chính thật Thanh Châu?
Chính là quê cũ từ đầu của tôi
Xa quê bốn chục năm trời
Nằm mê mộng mị bất ngờ thấy em
(Chuyện Chiêm Bao Có Thật, Như Sương)
Qua bài thơ đó, chúng ta cũng bắt đầu làm quen với "người tình" duy
nhất của thi ca Bùi Giáng. Ông "biết yêu" rất sớm, ngay từ khi ở độ
tuổi lên ba. Người tình ấy – Cô Em Mọi – là ai, ta sẽ tìm hiểu kỹ sau
ở phần Ẩn Ngữ Mẫu Thân và Cô Em Mọi. Còn tại đây, nên nhanh chóng biết nàng vốn
là cô em đã gợi nguồn cảm hứng chính yếu suốt cuộc hành trình thi ca và tư tưởng
của ông. Nàng cùng ông vui chơi với trăng ngàn gió núi được độ mươi năm thì tạm
chia tay. Ông phiêu bồng hạ sơn, về chốn bình nguyên thị thành, lòng tràn trề hứa
hẹn sẽ thu nhặt nhiều hương hoa gấm vóc lụa là mới lạ đem về tặng nàng.
Em nhớ đó em hứa xưa rằng sẽ
Viết thư nhiều và nhắc lại ngày xanh
Tình quá đẹp hai đứa mình biết thế
Thì anh xin cùng kể lại ngọn ngành
Ông trở thành một trong rất ít hoàng tử thị thành biết say đắm và chung thủy với màu hoa của mối tình sơ ngộ trên ngàn. Ông cố lục tìm, góp nhặt hoa thơm cỏ lạ từ sử lịch bốn phương Kim Cổ Đông Tây hội tụ về nơi đô hội này. Ông hiến dâng cho Cô Em Mọi tất cả, cuộc đời và sự nghiệp, không giữ lại gì cho cá nhân mình. Ăn cơm chùa, ở nhà lá. Lắng nghe, suy tư, viết. Thật giản dị. Thế rồi, một hôm, hoặc một hai ba bốn hôm gì đó, ông chua xót nhận ra rằng, nếu mỗi ngày trôi qua ông hái được một nụ hoa thành thị, thì cũng mỗi ngày trôi qua ông làm rơi rụng mất mười nụ hoa thơm khác khỏi lòng thủy chung Nguyên Xuân vớiCô Em Mọi nhỏ ở trên rừng:
Rồi tôi lớn đi vào đời chân bước
Cỏ mùa xuân bị dẫm nát không hay
Cỏ mùa xuân nào bị dẫm nát? Là ẩn ngữ nào ông ghi tạc? Là cỏ trên ngàn, là hoa bên suối, là tiểu khê bên miền, làhồn nhiên con trẻ, là thiếu nữ thanh tân, là Em Mọi chân chất, là cái mà người lớn không còn, là cái mà học giả không có, là cái ẩn tàng đàng sau ngôn ngữ, là cái ẩn nặc bên dưới ngôn từ, là cái chon von bên trên luân thường, là cái cheo leo trên đầu đức lý, là cái hiện về trong chiêm bao, là cái giọt nước tinh khiết từ mưa nguồn tuôn đổ, vân vân… Vì sao tại chốn thị thành, mùa xuân bị dẫm nát tơi bời tàn nhẫn đó? Ẩn ngữ thưa rằng:
Sách ăn mòn mỏi thân ta
Thân ta máu gặm mòn da xương rồi
Sách còn tờ mộng trang môi
Miệng còn rớt hột rạng ngời nữa chăng
(Nói Với Tuổi Mọt Sách)
Hóa ra, không có chốn “thành thị” nào lại có thể phát tiết mùi hương xuân sắc dồi dào tinh anh cho bằng ở núi rừng của Cô Em Mọi nhỏ. Cô Em Mọi của ông sở dĩ thốt ra lời nào cũng ấm áp, thanh thoát, vì nàng là biểu tượng của tấm lòng nguyên sơ chân thật. Còn ở trường lớp thị thành, cửa miệng họ không thể phát biểu những lời của tấm chân tình, mà chỉ có thể phóng thanh những lý lẽ rập khuôn na ná máy móc như nhau, hoàn toàn xa lạ với hồn thiên nhiên uyển chuyển muôn màu. Đầu óc họ ngủ yên trong lý luận chết cóng, làm tê liệt sức mạnh suy tư vốn có của họ, đến nỗi họ vô tình tàn bạo lên án xua đuổi cả những ánh mặt trời thiện tâm muốn giải cứu họ ra khỏi giá băng.
Vì thế, mặc dù rất yêu màu phượng vĩ sân trường, ông không thể ngồi yên trong trường học để cà cọ bạn bè, chung ghế chung trường với những con mọt sách, và đành lặng lẽ ra đi một mình, kỳ vọng vào những mùa phượng vĩ khác. Từ độ đó, phượng của ông không nở trên sân trường vào màu hè, mà nở tràn lan trong sân chùa, bên hè phố, khắp nơi, suốt bốn màu Xuân Hạ Thu Đông.
Người ta trốn lính đi tu
Em nay trốn học đi tu ắt là
Đi tu là lên đường hành đạo, là tập trung sáng tạo, là phất cờ tiên phong trên vòm thời đại, là theo hướng chỉ của ngón tay để thấy được Hằng Nga. Vậy đó gọi là đi tu. Đi tu ắt là? Là sao? Do động cơ nào thôi thúc?
Tài hoa tức tưởi khôn hàn
Nắm dư vang đẩy lên ngàn bóng sương
Cành thu chớm hẹn trái hường
Cỏ gai chợt lấp con đường đầu khe
Sớm hôm đứng phố ngồi hè
Gió tây thổi lạnh lùng nghe trong mình
Cõi bờ thương nhớ rộng thênh
Về trong thiên hạ người quên em rồi
(Bữa trước)
Tức tưởi thật cho anh. Cỏ gai thời đại chợt lấp con đường diệu đế đầu khe. Giữa phố thị thiên hạ mù lòa, anh phải luồn lách nhọc nhằn, để trái tim còn ghì giữ được ân tình với chánh đạo, khả dĩ dẫn dắt ngòi bút mình khỏi lạc bước giữa tà huy trời chiều. Thôi, đi đi anh, đừng trù trừ, cho dù giông bão đang hung hãn bên ngoài, giằng xé những trà mi thơ ngây, những tường vi thơ mộng.
Anh đi phố đứng phường ngồi
Ruổi rong hè chợ mọc mời trăng khuya
(BG)
Em nhớ đó em hứa xưa rằng sẽ
Viết thư nhiều và nhắc lại ngày xanh
Tình quá đẹp hai đứa mình biết thế
Thì anh xin cùng kể lại ngọn ngành
Ông trở thành một trong rất ít hoàng tử thị thành biết say đắm và chung thủy với màu hoa của mối tình sơ ngộ trên ngàn. Ông cố lục tìm, góp nhặt hoa thơm cỏ lạ từ sử lịch bốn phương Kim Cổ Đông Tây hội tụ về nơi đô hội này. Ông hiến dâng cho Cô Em Mọi tất cả, cuộc đời và sự nghiệp, không giữ lại gì cho cá nhân mình. Ăn cơm chùa, ở nhà lá. Lắng nghe, suy tư, viết. Thật giản dị. Thế rồi, một hôm, hoặc một hai ba bốn hôm gì đó, ông chua xót nhận ra rằng, nếu mỗi ngày trôi qua ông hái được một nụ hoa thành thị, thì cũng mỗi ngày trôi qua ông làm rơi rụng mất mười nụ hoa thơm khác khỏi lòng thủy chung Nguyên Xuân vớiCô Em Mọi nhỏ ở trên rừng:
Rồi tôi lớn đi vào đời chân bước
Cỏ mùa xuân bị dẫm nát không hay
Cỏ mùa xuân nào bị dẫm nát? Là ẩn ngữ nào ông ghi tạc? Là cỏ trên ngàn, là hoa bên suối, là tiểu khê bên miền, làhồn nhiên con trẻ, là thiếu nữ thanh tân, là Em Mọi chân chất, là cái mà người lớn không còn, là cái mà học giả không có, là cái ẩn tàng đàng sau ngôn ngữ, là cái ẩn nặc bên dưới ngôn từ, là cái chon von bên trên luân thường, là cái cheo leo trên đầu đức lý, là cái hiện về trong chiêm bao, là cái giọt nước tinh khiết từ mưa nguồn tuôn đổ, vân vân… Vì sao tại chốn thị thành, mùa xuân bị dẫm nát tơi bời tàn nhẫn đó? Ẩn ngữ thưa rằng:
Sách ăn mòn mỏi thân ta
Thân ta máu gặm mòn da xương rồi
Sách còn tờ mộng trang môi
Miệng còn rớt hột rạng ngời nữa chăng
(Nói Với Tuổi Mọt Sách)
Hóa ra, không có chốn “thành thị” nào lại có thể phát tiết mùi hương xuân sắc dồi dào tinh anh cho bằng ở núi rừng của Cô Em Mọi nhỏ. Cô Em Mọi của ông sở dĩ thốt ra lời nào cũng ấm áp, thanh thoát, vì nàng là biểu tượng của tấm lòng nguyên sơ chân thật. Còn ở trường lớp thị thành, cửa miệng họ không thể phát biểu những lời của tấm chân tình, mà chỉ có thể phóng thanh những lý lẽ rập khuôn na ná máy móc như nhau, hoàn toàn xa lạ với hồn thiên nhiên uyển chuyển muôn màu. Đầu óc họ ngủ yên trong lý luận chết cóng, làm tê liệt sức mạnh suy tư vốn có của họ, đến nỗi họ vô tình tàn bạo lên án xua đuổi cả những ánh mặt trời thiện tâm muốn giải cứu họ ra khỏi giá băng.
Vì thế, mặc dù rất yêu màu phượng vĩ sân trường, ông không thể ngồi yên trong trường học để cà cọ bạn bè, chung ghế chung trường với những con mọt sách, và đành lặng lẽ ra đi một mình, kỳ vọng vào những mùa phượng vĩ khác. Từ độ đó, phượng của ông không nở trên sân trường vào màu hè, mà nở tràn lan trong sân chùa, bên hè phố, khắp nơi, suốt bốn màu Xuân Hạ Thu Đông.
Người ta trốn lính đi tu
Em nay trốn học đi tu ắt là
Đi tu là lên đường hành đạo, là tập trung sáng tạo, là phất cờ tiên phong trên vòm thời đại, là theo hướng chỉ của ngón tay để thấy được Hằng Nga. Vậy đó gọi là đi tu. Đi tu ắt là? Là sao? Do động cơ nào thôi thúc?
Tài hoa tức tưởi khôn hàn
Nắm dư vang đẩy lên ngàn bóng sương
Cành thu chớm hẹn trái hường
Cỏ gai chợt lấp con đường đầu khe
Sớm hôm đứng phố ngồi hè
Gió tây thổi lạnh lùng nghe trong mình
Cõi bờ thương nhớ rộng thênh
Về trong thiên hạ người quên em rồi
(Bữa trước)
Tức tưởi thật cho anh. Cỏ gai thời đại chợt lấp con đường diệu đế đầu khe. Giữa phố thị thiên hạ mù lòa, anh phải luồn lách nhọc nhằn, để trái tim còn ghì giữ được ân tình với chánh đạo, khả dĩ dẫn dắt ngòi bút mình khỏi lạc bước giữa tà huy trời chiều. Thôi, đi đi anh, đừng trù trừ, cho dù giông bão đang hung hãn bên ngoài, giằng xé những trà mi thơ ngây, những tường vi thơ mộng.
Anh đi phố đứng phường ngồi
Ruổi rong hè chợ mọc mời trăng khuya
(BG)
TRỜI TUỔI TRẺ
BỤI NÀO VỀ VÂY HÃM
BỤI NÀO VỀ VÂY HÃM
LỜI BÙI GIÁNG:
Anh em thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ, ngẫu nhĩ có đọc thơ văn tôi, có bất ngờ xúc động vì những điều tôi nói về Nguyễn Du, về Nguyễn Khắc Hiếu, về Xuân Diệu, về Trần Quang Dũng – có hay không cái đó? Nếu không có cái đó, thì bận tâm làm gì với cái cá thể của một gã thi sĩ Quảng Nam tên là Bùi Giáng?
Anh em thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ, ngẫu nhĩ có đọc thơ văn tôi, có bất ngờ xúc động vì những điều tôi nói về Nguyễn Du, về Nguyễn Khắc Hiếu, về Xuân Diệu, về Trần Quang Dũng – có hay không cái đó? Nếu không có cái đó, thì bận tâm làm gì với cái cá thể của một gã thi sĩ Quảng Nam tên là Bùi Giáng?
Khảo Luận Về Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn - Nguyen
Quang Thanh biên soạn
Website: www.nguyenquangthanh.com - tác giả tự trình bày
Website: www.nguyenquangthanh.com - tác giả tự trình bày
TRỜI TUỔI TRẺ BỤI NÀO VỀ VÂY HÃM
Anh đi phố đứng phường ngồi
Ruổi rong hè chợ mọc mời trăng khuya
(BG)
Cũng giống như hình ảnh thản nhiên của một nhà sư đi khất thực, bước đi ung dung giữa thị tứ bộn bề náo động, cuộc đứng phố ngồi hè này của Bùi Giáng ắt hẳn đòi hỏi một sức mạnh phi thường của toàn thể tâm trí tự nhiên. Cuộc bức phá ấy chẳng phải dễ dàng gì, và thường xuyên phải trả giá bằng những tháng ngày buồn thiu – nhưng thơ mộng – như cảnh mưa dầm giữa phố đêm vậy. Thử lắng tai nghe vài âm thanh bên ngoài khung cửa cuộc đời:
Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt
Thấy một mình người đi lại lang thang
Còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt
Múa vi vu vì hẹn với truông ngàn
Đã thề hẹn với truông ngàn thi ca, đã hứa hôn với Cô Em Mọi chân thật, thì không thể phụ bạc. Càng trung thành, càng tâm huyết lao vào cuộc trùng tu lẽ thật, càng say đắm truy tìm cái hương chất thích hợp để vun trồng xây đắp vườn cây hồng trần giàu trái hoa thực chất, thì hai vai ông càng nặng nề cảm giác đau đớn đơn độc trong cố gắng giúp tháo gỡ mê cung lý luận sa mù hiện đại, và đành ngậm ngùi nhận lãnh bao phiền muộn phản hồi:
Trời tuổi trẻ bụi nào về vây hãm
Giữa mịt mờ trăng nước lạnh liên miên
Hoài vọng uổng bên nỗi đời thê thảm
Hờn núi sông anh lạc xứ xa miền
(Phương Hà)
Xa xứ, lạc miền. Đơn độc đi giữa tối tăm của những chủ thuyết trống rỗng, của những chủ nghĩa mỵ dân, của những lời hô hào láo toét, của bọn kinh doanh chữ nghĩa, của kẻ buôn bán ngôn từ, của những con ngợm trục lợi bằng cách khai thác sự thanh bạch của các văn nhân chân chính (Xem Mùa Hè - Camus, BG dịch). Cố quận xa rồi, hương sắc cũ sẽ phai theo, nhiệt huyết xuân xanh bị bụi mờ vây hãm, anh đang múa vi vu giữa trần gian đông giá thê thảm đó em. Đi, phải từ biệt môi trường tội lỗi ấy mà đi thôi. Đi. Quyết đi.
Người không ở vì chờ mong đã mỏi
Người đã đi cùng tuổi trẻ tôi đi
Mà người đi đâu? Đi tới nơi đã hẹn hò với Em Mọi thuở nào. (Nghĩa là quay trở lại bến đò bữa trước.) Đường còn bao xa? Dường gần rừng tía, dường xa bụi hồng.
Chợt có lúc lên đường tôi đứng lại
Ngó ngu ngơ xưa chính ở chỗ này
Tốn bao nhiêu công lao lận đận đi tìm khắp năm châu bốn biển, hóa ra cái mình tìm chẳng phải ở đâu xa, mà lại ở ngay trong tầm tay với xưa nay. Ngó ngu ngơ xưa chính ở chỗ này. Chỗ này là chỗ nào? Có vẻ như không thể gọi tên cái nơi chốn ấy, hay nói cho đúng là không muốn gọi tên tuổi cụ thể của nó ra
Trời bữa ấy không nói gì không nói
Một chút gì xưa đã nói miên man
Cứ mỗi lần gọi tên cái chốn phiêu bồng ấy, là mỗi lần chứng kiến người và ngợm đến ôm chầm bóng ma ấy, cái tên tuổi ấy, sa đà hôn hít máy móc đến nổi gây hệ lụy triền phược đến giá trị sơ nguyên của ngôn ngữ. Khiến cho hậu bối – vì xử dụng ngôn ngữ méo mó đó như một kim chỉ nam – càng dễ lầm đường lạc lối, khó tìm được lối về tinh thể quê quán thật. "Romeo! Romeo! Sao tên của anh lại là Romeo? Không thể đổi một cái tên nào khác? Hoặc đừng mang cái tên nào có được không?" (Romeo and Juliette, Shakersphere, BG dịch)
“Chắc chi thiên hã đời nay, mà đem non nước làm rày chiêm bao” (Nguyễn Trãi)-
Đem non nước làm rày chiêm bao của hồng hoang mặt đất? Đáng vào đâu?
Thiên hạ đời nay là gì? Có liên can đến thiên hạ đời nào? Mà chiêm bao là gì? Đem non nước làm rày chiêm bao suốt bình sinh của hùng tâm thiên hạ? Thiên hạ là giữa bụi hồng? Sao gọi là bụi hồng? Là “ bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao”? - - Khốn nạn khốn nạn! Chiêm bao bèo bọt bóng vang? Bóng vang của vang bóng? Vang bóng của mộng mị? Mộng mị của chiêm bao? Kết thúc của Vô Lượng Tâm Bà La Mật Bát Nhã? Ồ! Sương Biệt Ly bất thình lình là Nguyệt Hồi Phục? Les Chimères la` Adrienne Sylvie?
Không phải không phải. Vì sao không phải?
Bởi vì bởi vì bởi vì? Bởi vì toàn thể địa cầu đang lom lem hình thành Mạt Thế Thể của Sử Lịch Hương Nguyện Tương Lai. Và mọi cuộc cuồng điên vô-sở-tòng-lai-diệc-vô-sở-khứ. Và mọi cuộc như-lai-calvaire-bí-mật-xứ, và mọi trái bom hòn đạn trút lên đầu lên cổ da vàng da trắng da đen, vẫn không một mảy may nào giải thích được cái nghĩa lẽo đẽo chiêm bao cho bụi hồng đi về hồi phục.
…Người ta nhớ rằng đầu thế kỷ 19 Nguyễn Du Hoederline Beethoven cùng đi về trong mùa dự cảm thênh thang. Thênh thang vì ấy chẳng phải dự cảm rằng mình là những “ di thần triều Lê nhớ nhung cựu chúa” mà ấy bởi dự cảm bi hùng kịch biển dâu của những thế kỷ sắp tới, và tại thể tại thân phải cưu mang lấy nghiệp dĩ làm Trường Sở Trụ cho một tranh chấp dị thường giữa những Thần Đế đang đi vào quá khứ và những Thần Đế man mác tương lai. Gánh lấy cái nghiệp dĩ kia quả là nặng lắm. Và bao phen ngôn ngữ loài người đã đành chịu vỡ toang cung bậc vì sự yêu thỉnh khôn hàn của cuộc hình thành một Thần Đế Thể bất khả tư lường đối với đám đông quần chúng huynh đệ. Niềm cô độc mênh mông xâm chiếm trái tim một vài người của giống nòi dự cảm. Trước một Hoàng Hôn của Sử Lịch và sau một Đêm Dài Bất Tận của Sử Xanh, niềm dự cảm quy lai về một Bình Minh không tên tuổi. Và sự đó yêu sách liên miên những giông bão (nội tâm) song song với những chói chang gay gắt và những tà huy ngậm ngùi. Những vũ tuyết, những vân sương, xô ùa nhau gào kêu thị hiện và hình thành trong tinh thể khác.
Anh đi phố đứng phường ngồi
Ruổi rong hè chợ mọc mời trăng khuya
(BG)
Cũng giống như hình ảnh thản nhiên của một nhà sư đi khất thực, bước đi ung dung giữa thị tứ bộn bề náo động, cuộc đứng phố ngồi hè này của Bùi Giáng ắt hẳn đòi hỏi một sức mạnh phi thường của toàn thể tâm trí tự nhiên. Cuộc bức phá ấy chẳng phải dễ dàng gì, và thường xuyên phải trả giá bằng những tháng ngày buồn thiu – nhưng thơ mộng – như cảnh mưa dầm giữa phố đêm vậy. Thử lắng tai nghe vài âm thanh bên ngoài khung cửa cuộc đời:
Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt
Thấy một mình người đi lại lang thang
Còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt
Múa vi vu vì hẹn với truông ngàn
Đã thề hẹn với truông ngàn thi ca, đã hứa hôn với Cô Em Mọi chân thật, thì không thể phụ bạc. Càng trung thành, càng tâm huyết lao vào cuộc trùng tu lẽ thật, càng say đắm truy tìm cái hương chất thích hợp để vun trồng xây đắp vườn cây hồng trần giàu trái hoa thực chất, thì hai vai ông càng nặng nề cảm giác đau đớn đơn độc trong cố gắng giúp tháo gỡ mê cung lý luận sa mù hiện đại, và đành ngậm ngùi nhận lãnh bao phiền muộn phản hồi:
Trời tuổi trẻ bụi nào về vây hãm
Giữa mịt mờ trăng nước lạnh liên miên
Hoài vọng uổng bên nỗi đời thê thảm
Hờn núi sông anh lạc xứ xa miền
(Phương Hà)
Xa xứ, lạc miền. Đơn độc đi giữa tối tăm của những chủ thuyết trống rỗng, của những chủ nghĩa mỵ dân, của những lời hô hào láo toét, của bọn kinh doanh chữ nghĩa, của kẻ buôn bán ngôn từ, của những con ngợm trục lợi bằng cách khai thác sự thanh bạch của các văn nhân chân chính (Xem Mùa Hè - Camus, BG dịch). Cố quận xa rồi, hương sắc cũ sẽ phai theo, nhiệt huyết xuân xanh bị bụi mờ vây hãm, anh đang múa vi vu giữa trần gian đông giá thê thảm đó em. Đi, phải từ biệt môi trường tội lỗi ấy mà đi thôi. Đi. Quyết đi.
Người không ở vì chờ mong đã mỏi
Người đã đi cùng tuổi trẻ tôi đi
Mà người đi đâu? Đi tới nơi đã hẹn hò với Em Mọi thuở nào. (Nghĩa là quay trở lại bến đò bữa trước.) Đường còn bao xa? Dường gần rừng tía, dường xa bụi hồng.
Chợt có lúc lên đường tôi đứng lại
Ngó ngu ngơ xưa chính ở chỗ này
Tốn bao nhiêu công lao lận đận đi tìm khắp năm châu bốn biển, hóa ra cái mình tìm chẳng phải ở đâu xa, mà lại ở ngay trong tầm tay với xưa nay. Ngó ngu ngơ xưa chính ở chỗ này. Chỗ này là chỗ nào? Có vẻ như không thể gọi tên cái nơi chốn ấy, hay nói cho đúng là không muốn gọi tên tuổi cụ thể của nó ra
Trời bữa ấy không nói gì không nói
Một chút gì xưa đã nói miên man
Cứ mỗi lần gọi tên cái chốn phiêu bồng ấy, là mỗi lần chứng kiến người và ngợm đến ôm chầm bóng ma ấy, cái tên tuổi ấy, sa đà hôn hít máy móc đến nổi gây hệ lụy triền phược đến giá trị sơ nguyên của ngôn ngữ. Khiến cho hậu bối – vì xử dụng ngôn ngữ méo mó đó như một kim chỉ nam – càng dễ lầm đường lạc lối, khó tìm được lối về tinh thể quê quán thật. "Romeo! Romeo! Sao tên của anh lại là Romeo? Không thể đổi một cái tên nào khác? Hoặc đừng mang cái tên nào có được không?" (Romeo and Juliette, Shakersphere, BG dịch)
“Chắc chi thiên hã đời nay, mà đem non nước làm rày chiêm bao” (Nguyễn Trãi)-
Đem non nước làm rày chiêm bao của hồng hoang mặt đất? Đáng vào đâu?
Thiên hạ đời nay là gì? Có liên can đến thiên hạ đời nào? Mà chiêm bao là gì? Đem non nước làm rày chiêm bao suốt bình sinh của hùng tâm thiên hạ? Thiên hạ là giữa bụi hồng? Sao gọi là bụi hồng? Là “ bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao”? - - Khốn nạn khốn nạn! Chiêm bao bèo bọt bóng vang? Bóng vang của vang bóng? Vang bóng của mộng mị? Mộng mị của chiêm bao? Kết thúc của Vô Lượng Tâm Bà La Mật Bát Nhã? Ồ! Sương Biệt Ly bất thình lình là Nguyệt Hồi Phục? Les Chimères la` Adrienne Sylvie?
Không phải không phải. Vì sao không phải?
Bởi vì bởi vì bởi vì? Bởi vì toàn thể địa cầu đang lom lem hình thành Mạt Thế Thể của Sử Lịch Hương Nguyện Tương Lai. Và mọi cuộc cuồng điên vô-sở-tòng-lai-diệc-vô-sở-khứ. Và mọi cuộc như-lai-calvaire-bí-mật-xứ, và mọi trái bom hòn đạn trút lên đầu lên cổ da vàng da trắng da đen, vẫn không một mảy may nào giải thích được cái nghĩa lẽo đẽo chiêm bao cho bụi hồng đi về hồi phục.
…Người ta nhớ rằng đầu thế kỷ 19 Nguyễn Du Hoederline Beethoven cùng đi về trong mùa dự cảm thênh thang. Thênh thang vì ấy chẳng phải dự cảm rằng mình là những “ di thần triều Lê nhớ nhung cựu chúa” mà ấy bởi dự cảm bi hùng kịch biển dâu của những thế kỷ sắp tới, và tại thể tại thân phải cưu mang lấy nghiệp dĩ làm Trường Sở Trụ cho một tranh chấp dị thường giữa những Thần Đế đang đi vào quá khứ và những Thần Đế man mác tương lai. Gánh lấy cái nghiệp dĩ kia quả là nặng lắm. Và bao phen ngôn ngữ loài người đã đành chịu vỡ toang cung bậc vì sự yêu thỉnh khôn hàn của cuộc hình thành một Thần Đế Thể bất khả tư lường đối với đám đông quần chúng huynh đệ. Niềm cô độc mênh mông xâm chiếm trái tim một vài người của giống nòi dự cảm. Trước một Hoàng Hôn của Sử Lịch và sau một Đêm Dài Bất Tận của Sử Xanh, niềm dự cảm quy lai về một Bình Minh không tên tuổi. Và sự đó yêu sách liên miên những giông bão (nội tâm) song song với những chói chang gay gắt và những tà huy ngậm ngùi. Những vũ tuyết, những vân sương, xô ùa nhau gào kêu thị hiện và hình thành trong tinh thể khác.
“Bờ bến lạ lá cây rung cùng tột
Trận điêu tàn bào háo nhị giai nhân
Sau Nguyễn Du Hoederline một phần ba thế kỷ, những Huyễn Mộng ( Les Chimères) Nerval lại khiến cho những Lá Cây Dự Cảm Bờ Bến Lạ rung lên tuyệt trù lần nữa. Không biết bao nhiêu trận điêu tàn bào háo từ đó đã xảy ra. Les Fleurs du Mal, Une Saison en Enfer, Zarathustra… Toàn nhiên là tinh hoa Tây Phương Hy Lạp Địa? Trừ Nguyễn Du, Đông Phương Trung Hoa Ấn -Độ- Thổ tuyệt nhiên không một Linh Hồn Thái Bình Dương nào cảm ứng nổi cái trận điêu tàn bào háo bờ bến lạ bên những lá cây cùng tột rung lên (…). Đông Phương đã tiếp tục ngủ vùi giữa những trầm thống nhất thanh kia. Và lúc sực tỉnh ra thì chỉ biết thống thiết chạy theo đuôi một cái đuôi hút heo tan nát, vừa chạy theo đuôi vừa gào to lên rằng mình vớ chộp được một cái đầu rất bự. Sự tình ấy tiếp diễn miên man quái gỡ cho đến khảm kha thay là sự huống đi về ở giữa thế kỷ hai mươi trong tình huống da-vàng-xuân-xanh-sái-dị…
…Một cầu vồng dị thường bao quanh cái giếng u ám ấy
Giữa một thế giới đang chết và một thế giới khác phục sinh
Hỡi Quyền Uy Nguyên Thủy
Ngươi biết chăng ngươi làm gì
Về những vầng nhật chìm tắt của ngươi,
Những vầng nhật va chạm vào nhau
(Liên miên như
Bardot dập vào bờ Brigitte
Như Sylvie cập bến Arienne)
Ngươi có chắc truyền tiếp được một hơi thở thiên thu (bất diệt)
Giữa một vũ trụ điêu tàn và một vũ trụ phục sinh?
Và kể từ đó, Thần Tinh Huệ Mới gọi ta. Phượng hoàng, hoàng hạc, chim ó, chim bằng đã bay qua, đã đi vào quá vãng. Ta bước về thênh thang trong đôi cánh chuồn chuồn bé bỏng, man mác vô phương “cá sóng phiêu bồng”, và …? Bước về và ra đi và trùng lai hồi phục như “trăng ngàn ngậm bóng sương đồng”…
(Tựa, Mùi Hương Xuân Sắc, Bùi Giang dịch)
Nathanael, ta muốn ban cho ngươi một niền vui chưa bao giờ ngươi được ai ban cho từng đã. Ta chẳng biết ban cấp như thế nào, cho ngươi đón nhận làm sao. Tuy nhiên, niềm vui kia ta có đó. Niềm vui nọ ta sở hữu thật đây mà…Không, ta sẽ không nói gì về cái riêng tây hết cả. Ta sẽ nói cái không lời trong vắng lặng cảo thơm…
(A. Gide- Dưỡng Chất Trần Gian, BG dịch)
Từ cõi vắng lặng cảo thơm ấy, con chuồn chuồn Thần Tinh Huệ Mới Bùi Giáng đã lang thang góp nhặt hương sắc đó đây, truyền tiếp hơi thở thiên thu về hồi sinh cho vũ trụ điêu tàn tiền diện. Vào giai đoạn đầu, ông hân hoan diện kiến Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình Chiểu, Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị,v.v..
Những khảo luận văn học ấy là những cố gắng có tính cách sư phạm “cuối cùng” của ông, với hi vọng vận động những đầu óc trường trại xơ cứng trả lại bầu không khí trong lành cho văn học. Ông, người đẩy một luồng gió phóng khoáng trong lành vào bốn bức tường văn học bịt bùng. Ông, người đã trả lại linh hồn thi ca chân chính cho các thi sĩ tiền bối. Ông giúp ta nhận diện những tay thợ phê bình chuyên phân tích văn học bằng tay chân, bằng binh khí, bằng tín điều,…, mà qua tay họ, thi ca đích thực đành lạc mất những ý nghĩa cỏ tơ mong manh sương bóng cốt thiết: thi nhân nhìn vạn vật bằng cặp mắt trông suốt sáu cõi và nghĩ bằng tấm lòng thấu suốt ngàn đời. Bùi Giáng muốn thong thả dìu dắt các huynh đệ cùng đi, nhưng nóng lòng quá, không thể đợi được nữa trong bầu khí oi nồng như thế này, và cũng không yên tâm nhìn cái kiểu cách tiếp nhận chậm chạp, dè dặt, hoài nghi của chúng bạn anh em. Không phải một mình BG cô đơn chịu đựng sa mạc, mà còn rất nhiều đấng anh tài cổ kim đã trường miên trong tức tưởi. Ông nhắc đi nhắc lại hoài kiểu nói thống thiết của Nguyễn Du: “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” Mưa nguồn từ độ tuôn ra, Tới bao giờ dội màu hoa trên ngàn? Thôi, thôi đừng ray rứt lôi thôi, đừng kỳ vọng mong chờ bê bối. Kìa, mặt trời đã lên cao, vạn vật huy hoàng trong nắng gió, chim bướm hân hoan bay lượn dọc đôi bờ. Chúng ta hãy bước mau theo dấu chân ông.
Chạy đi em! qua vườn thắm theo ngày
Cùng với phút giây này phơi mở lá
Em ngó nhé cành xanh cây giục giã
Hoa nghiêng đầu ríu rít cạnh chim kêu…
Cầm tay em ta nắm lại một ngày
Màu và sắc hương mờ phai một thuở
Còn đọng giữa một tấm lòng thương nhớ
Kỷ niệm ngần giá cúc với nồng sen
Chạy đi em lên tiếng gấp gọi rằng
Và vói bắt khi tầm tay vừa tới
Và giam giữ giữa hồn anh xanh với
Mộng xanh đời xanh lá với xanh cây
Ồ! Gót chân anh đứng ngó như ngây!
(Tuổi Trẻ, BG)
Cuộc đời xinh đẹp quá, ông vạch những lối đi vào mới quyến rũ làm sao. Nó ngập tràn lá hoa đong đưa trong gió mát. Nó có đủ loại trái cây ngọt ngào, ông ăn ngấu nghiến. Ông sống từng phút trong đời, ông hăm hở ghi lại mọi vẻ đẹp chung quanh, chép lại từng niềm vui nỗi buồn trong cõi trần thế thần tiên, ông háo hức suốt bảy mươi hai năm làm con trẻ, khiến người lớn chúng ta cũng nao nao trước trái tim già nua áo não.
Cây và cối bầu trời và mặt đất
Đã cùng tôi dưới sương sớm trăng khuya
Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
Dừng bên sông bến cát buổi chia lài
Hoàng hôn xuống bình minh lên nhịp nhịp
Ngàn sao xanh lùi hước trước vừng hồng
Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp
Đón chào tôi chung cười khóc bao lần
(BG)
Trận điêu tàn bào háo nhị giai nhân
Sau Nguyễn Du Hoederline một phần ba thế kỷ, những Huyễn Mộng ( Les Chimères) Nerval lại khiến cho những Lá Cây Dự Cảm Bờ Bến Lạ rung lên tuyệt trù lần nữa. Không biết bao nhiêu trận điêu tàn bào háo từ đó đã xảy ra. Les Fleurs du Mal, Une Saison en Enfer, Zarathustra… Toàn nhiên là tinh hoa Tây Phương Hy Lạp Địa? Trừ Nguyễn Du, Đông Phương Trung Hoa Ấn -Độ- Thổ tuyệt nhiên không một Linh Hồn Thái Bình Dương nào cảm ứng nổi cái trận điêu tàn bào háo bờ bến lạ bên những lá cây cùng tột rung lên (…). Đông Phương đã tiếp tục ngủ vùi giữa những trầm thống nhất thanh kia. Và lúc sực tỉnh ra thì chỉ biết thống thiết chạy theo đuôi một cái đuôi hút heo tan nát, vừa chạy theo đuôi vừa gào to lên rằng mình vớ chộp được một cái đầu rất bự. Sự tình ấy tiếp diễn miên man quái gỡ cho đến khảm kha thay là sự huống đi về ở giữa thế kỷ hai mươi trong tình huống da-vàng-xuân-xanh-sái-dị…
…Một cầu vồng dị thường bao quanh cái giếng u ám ấy
Giữa một thế giới đang chết và một thế giới khác phục sinh
Hỡi Quyền Uy Nguyên Thủy
Ngươi biết chăng ngươi làm gì
Về những vầng nhật chìm tắt của ngươi,
Những vầng nhật va chạm vào nhau
(Liên miên như
Bardot dập vào bờ Brigitte
Như Sylvie cập bến Arienne)
Ngươi có chắc truyền tiếp được một hơi thở thiên thu (bất diệt)
Giữa một vũ trụ điêu tàn và một vũ trụ phục sinh?
Và kể từ đó, Thần Tinh Huệ Mới gọi ta. Phượng hoàng, hoàng hạc, chim ó, chim bằng đã bay qua, đã đi vào quá vãng. Ta bước về thênh thang trong đôi cánh chuồn chuồn bé bỏng, man mác vô phương “cá sóng phiêu bồng”, và …? Bước về và ra đi và trùng lai hồi phục như “trăng ngàn ngậm bóng sương đồng”…
(Tựa, Mùi Hương Xuân Sắc, Bùi Giang dịch)
Nathanael, ta muốn ban cho ngươi một niền vui chưa bao giờ ngươi được ai ban cho từng đã. Ta chẳng biết ban cấp như thế nào, cho ngươi đón nhận làm sao. Tuy nhiên, niềm vui kia ta có đó. Niềm vui nọ ta sở hữu thật đây mà…Không, ta sẽ không nói gì về cái riêng tây hết cả. Ta sẽ nói cái không lời trong vắng lặng cảo thơm…
(A. Gide- Dưỡng Chất Trần Gian, BG dịch)
Từ cõi vắng lặng cảo thơm ấy, con chuồn chuồn Thần Tinh Huệ Mới Bùi Giáng đã lang thang góp nhặt hương sắc đó đây, truyền tiếp hơi thở thiên thu về hồi sinh cho vũ trụ điêu tàn tiền diện. Vào giai đoạn đầu, ông hân hoan diện kiến Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình Chiểu, Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị,v.v..
Những khảo luận văn học ấy là những cố gắng có tính cách sư phạm “cuối cùng” của ông, với hi vọng vận động những đầu óc trường trại xơ cứng trả lại bầu không khí trong lành cho văn học. Ông, người đẩy một luồng gió phóng khoáng trong lành vào bốn bức tường văn học bịt bùng. Ông, người đã trả lại linh hồn thi ca chân chính cho các thi sĩ tiền bối. Ông giúp ta nhận diện những tay thợ phê bình chuyên phân tích văn học bằng tay chân, bằng binh khí, bằng tín điều,…, mà qua tay họ, thi ca đích thực đành lạc mất những ý nghĩa cỏ tơ mong manh sương bóng cốt thiết: thi nhân nhìn vạn vật bằng cặp mắt trông suốt sáu cõi và nghĩ bằng tấm lòng thấu suốt ngàn đời. Bùi Giáng muốn thong thả dìu dắt các huynh đệ cùng đi, nhưng nóng lòng quá, không thể đợi được nữa trong bầu khí oi nồng như thế này, và cũng không yên tâm nhìn cái kiểu cách tiếp nhận chậm chạp, dè dặt, hoài nghi của chúng bạn anh em. Không phải một mình BG cô đơn chịu đựng sa mạc, mà còn rất nhiều đấng anh tài cổ kim đã trường miên trong tức tưởi. Ông nhắc đi nhắc lại hoài kiểu nói thống thiết của Nguyễn Du: “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” Mưa nguồn từ độ tuôn ra, Tới bao giờ dội màu hoa trên ngàn? Thôi, thôi đừng ray rứt lôi thôi, đừng kỳ vọng mong chờ bê bối. Kìa, mặt trời đã lên cao, vạn vật huy hoàng trong nắng gió, chim bướm hân hoan bay lượn dọc đôi bờ. Chúng ta hãy bước mau theo dấu chân ông.
Chạy đi em! qua vườn thắm theo ngày
Cùng với phút giây này phơi mở lá
Em ngó nhé cành xanh cây giục giã
Hoa nghiêng đầu ríu rít cạnh chim kêu…
Cầm tay em ta nắm lại một ngày
Màu và sắc hương mờ phai một thuở
Còn đọng giữa một tấm lòng thương nhớ
Kỷ niệm ngần giá cúc với nồng sen
Chạy đi em lên tiếng gấp gọi rằng
Và vói bắt khi tầm tay vừa tới
Và giam giữ giữa hồn anh xanh với
Mộng xanh đời xanh lá với xanh cây
Ồ! Gót chân anh đứng ngó như ngây!
(Tuổi Trẻ, BG)
Cuộc đời xinh đẹp quá, ông vạch những lối đi vào mới quyến rũ làm sao. Nó ngập tràn lá hoa đong đưa trong gió mát. Nó có đủ loại trái cây ngọt ngào, ông ăn ngấu nghiến. Ông sống từng phút trong đời, ông hăm hở ghi lại mọi vẻ đẹp chung quanh, chép lại từng niềm vui nỗi buồn trong cõi trần thế thần tiên, ông háo hức suốt bảy mươi hai năm làm con trẻ, khiến người lớn chúng ta cũng nao nao trước trái tim già nua áo não.
Cây và cối bầu trời và mặt đất
Đã cùng tôi dưới sương sớm trăng khuya
Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
Dừng bên sông bến cát buổi chia lài
Hoàng hôn xuống bình minh lên nhịp nhịp
Ngàn sao xanh lùi hước trước vừng hồng
Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp
Đón chào tôi chung cười khóc bao lần
(BG)
BÙI GIÁNG CHU DU ÂU Á CỔ KIM
Cây và cối bầu trời và mặt đất
Đã cùng tôi dưới sương sớm trăng khuya
Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
Dừng bên sông bến cát buổi chia lài
Hoàng hôn xuống bình minh lên nhịp nhịp
Ngàn sao xanh lùi hước trước vừng hồng
Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp
Đón chào tôi chung cười khóc bao lần
(BG)
Trái đời mềm mại ngọt ngào đã đành là ngon lành. Nhưng trái chua, trái chát , trái đắng, trái cay đâu phải là trái vô bổ của ruộng vườn muôn sắc. Bốn mùa đều rực rỡ huy hoàng, Xuân Hạ Thu Đông đều tràn lan những dưỡng chất thích hợp cho mọi cuộc ân tình bầu bạn. Vậy đó, ngày tháng nối tiếp nhau đi, niềm vui bát ngát chan hòa với nỗi buồn miên man, hành giả BG lặng lẽ đi qua giữa làng văn nghệ phố thị tiêu điều – bị thao túng bởi những bàn tay làm văn nghệ đầu chưa ráo máu. Họ giơ ra nanh vuốt, vỗ ngực hài lòng với cái văn minh quỉ dị, tự mãn với cái đầu óc uyên bác quỉ ma, giành giật áo mão cân đai, thao túng văn đàn. Vẫn biết, sử lịch đã rành rành, chẳng lạ lùng gì bước đi của bọn mọt sách, chẳng ngạc nhiên gì cuộc cơn bức bách mà những tâm hồn phong vận phải gánh chịu, thế mà, lòng vẫn cứ tư lự phân vân.
Em ngồi lại nhìn thu trong bóng nước
Con cò trắng nhớ nhung trời bữa trước
Con cá xanh tư lự sóng hôm sau
Lòng miên man em sắp đã gục đầu
(BG)
Đó là tiếng kêu não nuột của một tâm hồn. Nhớ nhung bầu trời bình yên bữa trước. Tư lự ngọn sóng chẳng lành hôm sau. Nhớ người bạn cũ anh niên, nhớ Cô Em Mọi thuần nhiên, nhớ suối rừng trong sạch, nhớ những trường lớp lành mạnh, nhớ những nghệ sĩ chân chính, nhớ những nhà sư điềm nhiên, nhớ những ni cô tự tại, nhớ những trái tim Hoàng Tử Bé,…
“ Ta bước bên đường kêu gọi mãi
Nhớ người bạn cũ thuở anh niên”
(Xuân Diệu)
Người bạn cũ đi ẩn cư đâu mất, chỉ thấy quanh đây những con đười ươi đội lốt làm người. Chỉ thấy những học giả máy móc hằng ngày nhe răng gặm sách, chỉ thấy bọn múa rối phê bình văn học mang kiếng đen để che giấu cặp mắt mù lòa. Chỉ thấy bọn “lấy cái bụng của kẻ tiểu nhơn mà đo lòng người quân tử”. Chỉ thấy bọn bất tài vô tướng, hám danh cầu lợi. Ôi, trời nước vốn trong xanh, nay bị bọn văn nghệ giả mạo khuấy đục, tung bụi mù vào bầu trời, quăng xú uế vào giòng suối mát, hí hửng cười đùa, chà đạp cỏ hoa, xua đuổi chim rừng.
“Sau nghìn thế kỷ của ba trăm năm điêu tàn sa mạc, con người Trí Thức Trưởng Giả Da Vàng vẫn điên cuồng nằm ngủ tại “trung tâm” trái bom nguyên tử, và vừa o bế o bồng “ Nguyên Tử Tâm” vừa ô ê nguyền rủa trái bom ly kỳ da trắng. Vừa thống thiết tự xưng “ta đông phương da vàng” vừa lem luốc chạy theo đuôi “em Tây Phương tiến bộ da trắng”.
"… Vừa lem luốc dòm dỏ theo đuôi Em Văn Minh Da Trắng, vừa ô ê uốn éo ưỡn ẹo la to lên rằng Em- Đìu-Hiu-Da-Trắng-vong-bản-hơn-Ta-Da-Vàng.
"Sông dài biển rộng ngàn thu sau vẫn không sao gột rửa sạch cái chỗ quái dị lâm ly kia của khôn lường đông phương sa mạc. Nhìn vạn Cô Em Mọi Nhỏ đi tiểu trên Nấm Mồ Trung Niên cũng không thể nào vãn hồi được sự huống lem luốc nhà ma bên phương hướng bình minh hồng nhật. "…Đông Phương đã tiếp tục ngủ vùi giữa những trầm thống thất thanh kia. Và lúc sực tỉnh ra thì chỉ biết thống thiết chạy theo đuôi một cái đuôi hút heo tan nát, vừa chạy theo đuôi vừa gào to lên rằng mình vừa vớ chộp được một cái đầu thật bự.”
(BG, Bài Tựa, Mùi Hương Xuân Sắc)
Giữa tình thế ấy, nên tiến hay lùi? Con cò trắng nhớ nhung trời bữa trước, con cá xanh tư lự sóng hôm sau. Lòng miên man em sắp đã gục đầu. Chạy a dua theo để được khen là biết “hòa nhập với cộng đồng”, hay là bắt chước Nam Hải Điếu Đố kỳ tâm tịch tĩnh, tâm du hư không nhi bao hàm vạn tượng? Hay là bắt chước ông hằng hằng tham dự nhi vĩnh tuyệt hồng trần? Đi Âu, sang Á, về cổ đại, tới kim thời, chẳng có nơi nào thời nào mà ông ngần ngại đặt chân, chẳng có nỗi niềm tư tưởng thi ca nào của mặt đất mà ông từ chối. Trên mặt đất, xứ nào cũng vậy, hoa thơm thì ít mà cỏ dại thì tràn lan.
Em là tình mộng bao năm
Trước bao mong đợi hằng hằng hoang mang
Nguồn chung suối chảy trên ngàn
Tử sinh liều giữa sương dàn căm căm
Trận tiền hỗn độn Mê Cung
Dẫu ngầm ám hiệu dẫu trùng điệp vây
Nước đời lắm nỗi hại thay
Lần kia tránh cuộc phen này trở cơn
(BG, Đêm Hoelderlin René Char)
Từ Âu sang Á, từ cổ chí kim,… Mỗi nơi ghé qua, ông không quên giới thiệu với chúng ta về tư tưởng của họ bằng những thảo luận triết học rất giá trị, hoặc chọn lọc và dịch ra Việt ngữ các tác phẩm thượng thừa của họ bằng ngôn ngữ vô cùng độc đáo. Những tác phẩm ấy, không những giúp chúng ta ngày nay có phương tiện đích thực để giao du trên vương thuyền Tư Tưởng Tây Phương, mà còn giúp soi rọi những ẩn ngữ chói lòa của Đông Phương Tư Tưởng vốn rất thân thiết với người Việt chúng ta vậy.
Đã cùng tôi dưới sương sớm trăng khuya
Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
Dừng bên sông bến cát buổi chia lài
Hoàng hôn xuống bình minh lên nhịp nhịp
Ngàn sao xanh lùi hước trước vừng hồng
Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp
Đón chào tôi chung cười khóc bao lần
(BG)
Trái đời mềm mại ngọt ngào đã đành là ngon lành. Nhưng trái chua, trái chát , trái đắng, trái cay đâu phải là trái vô bổ của ruộng vườn muôn sắc. Bốn mùa đều rực rỡ huy hoàng, Xuân Hạ Thu Đông đều tràn lan những dưỡng chất thích hợp cho mọi cuộc ân tình bầu bạn. Vậy đó, ngày tháng nối tiếp nhau đi, niềm vui bát ngát chan hòa với nỗi buồn miên man, hành giả BG lặng lẽ đi qua giữa làng văn nghệ phố thị tiêu điều – bị thao túng bởi những bàn tay làm văn nghệ đầu chưa ráo máu. Họ giơ ra nanh vuốt, vỗ ngực hài lòng với cái văn minh quỉ dị, tự mãn với cái đầu óc uyên bác quỉ ma, giành giật áo mão cân đai, thao túng văn đàn. Vẫn biết, sử lịch đã rành rành, chẳng lạ lùng gì bước đi của bọn mọt sách, chẳng ngạc nhiên gì cuộc cơn bức bách mà những tâm hồn phong vận phải gánh chịu, thế mà, lòng vẫn cứ tư lự phân vân.
Em ngồi lại nhìn thu trong bóng nước
Con cò trắng nhớ nhung trời bữa trước
Con cá xanh tư lự sóng hôm sau
Lòng miên man em sắp đã gục đầu
(BG)
Đó là tiếng kêu não nuột của một tâm hồn. Nhớ nhung bầu trời bình yên bữa trước. Tư lự ngọn sóng chẳng lành hôm sau. Nhớ người bạn cũ anh niên, nhớ Cô Em Mọi thuần nhiên, nhớ suối rừng trong sạch, nhớ những trường lớp lành mạnh, nhớ những nghệ sĩ chân chính, nhớ những nhà sư điềm nhiên, nhớ những ni cô tự tại, nhớ những trái tim Hoàng Tử Bé,…
“ Ta bước bên đường kêu gọi mãi
Nhớ người bạn cũ thuở anh niên”
(Xuân Diệu)
Người bạn cũ đi ẩn cư đâu mất, chỉ thấy quanh đây những con đười ươi đội lốt làm người. Chỉ thấy những học giả máy móc hằng ngày nhe răng gặm sách, chỉ thấy bọn múa rối phê bình văn học mang kiếng đen để che giấu cặp mắt mù lòa. Chỉ thấy bọn “lấy cái bụng của kẻ tiểu nhơn mà đo lòng người quân tử”. Chỉ thấy bọn bất tài vô tướng, hám danh cầu lợi. Ôi, trời nước vốn trong xanh, nay bị bọn văn nghệ giả mạo khuấy đục, tung bụi mù vào bầu trời, quăng xú uế vào giòng suối mát, hí hửng cười đùa, chà đạp cỏ hoa, xua đuổi chim rừng.
“Sau nghìn thế kỷ của ba trăm năm điêu tàn sa mạc, con người Trí Thức Trưởng Giả Da Vàng vẫn điên cuồng nằm ngủ tại “trung tâm” trái bom nguyên tử, và vừa o bế o bồng “ Nguyên Tử Tâm” vừa ô ê nguyền rủa trái bom ly kỳ da trắng. Vừa thống thiết tự xưng “ta đông phương da vàng” vừa lem luốc chạy theo đuôi “em Tây Phương tiến bộ da trắng”.
"… Vừa lem luốc dòm dỏ theo đuôi Em Văn Minh Da Trắng, vừa ô ê uốn éo ưỡn ẹo la to lên rằng Em- Đìu-Hiu-Da-Trắng-vong-bản-hơn-Ta-Da-Vàng.
"Sông dài biển rộng ngàn thu sau vẫn không sao gột rửa sạch cái chỗ quái dị lâm ly kia của khôn lường đông phương sa mạc. Nhìn vạn Cô Em Mọi Nhỏ đi tiểu trên Nấm Mồ Trung Niên cũng không thể nào vãn hồi được sự huống lem luốc nhà ma bên phương hướng bình minh hồng nhật. "…Đông Phương đã tiếp tục ngủ vùi giữa những trầm thống thất thanh kia. Và lúc sực tỉnh ra thì chỉ biết thống thiết chạy theo đuôi một cái đuôi hút heo tan nát, vừa chạy theo đuôi vừa gào to lên rằng mình vừa vớ chộp được một cái đầu thật bự.”
(BG, Bài Tựa, Mùi Hương Xuân Sắc)
Giữa tình thế ấy, nên tiến hay lùi? Con cò trắng nhớ nhung trời bữa trước, con cá xanh tư lự sóng hôm sau. Lòng miên man em sắp đã gục đầu. Chạy a dua theo để được khen là biết “hòa nhập với cộng đồng”, hay là bắt chước Nam Hải Điếu Đố kỳ tâm tịch tĩnh, tâm du hư không nhi bao hàm vạn tượng? Hay là bắt chước ông hằng hằng tham dự nhi vĩnh tuyệt hồng trần? Đi Âu, sang Á, về cổ đại, tới kim thời, chẳng có nơi nào thời nào mà ông ngần ngại đặt chân, chẳng có nỗi niềm tư tưởng thi ca nào của mặt đất mà ông từ chối. Trên mặt đất, xứ nào cũng vậy, hoa thơm thì ít mà cỏ dại thì tràn lan.
Em là tình mộng bao năm
Trước bao mong đợi hằng hằng hoang mang
Nguồn chung suối chảy trên ngàn
Tử sinh liều giữa sương dàn căm căm
Trận tiền hỗn độn Mê Cung
Dẫu ngầm ám hiệu dẫu trùng điệp vây
Nước đời lắm nỗi hại thay
Lần kia tránh cuộc phen này trở cơn
(BG, Đêm Hoelderlin René Char)
Từ Âu sang Á, từ cổ chí kim,… Mỗi nơi ghé qua, ông không quên giới thiệu với chúng ta về tư tưởng của họ bằng những thảo luận triết học rất giá trị, hoặc chọn lọc và dịch ra Việt ngữ các tác phẩm thượng thừa của họ bằng ngôn ngữ vô cùng độc đáo. Những tác phẩm ấy, không những giúp chúng ta ngày nay có phương tiện đích thực để giao du trên vương thuyền Tư Tưởng Tây Phương, mà còn giúp soi rọi những ẩn ngữ chói lòa của Đông Phương Tư Tưởng vốn rất thân thiết với người Việt chúng ta vậy.
LÀM SAO KHUÂY KHỎA HẬN CỦA THIÊN TÀI
1.
Mùa xưa rụng xuống trong chiều
Ta nghe đời mỏi liêu xiêu bước về
Cuộc tình gãy cánh đam mê
Mộng tan tác mộng bên trời phù du
Xót tình chút lệ phân ưu
Hồn hoang đá dựng hoang vu bãi sầu
(BG, Chút Lệ Phân Ưu)
Trăm năm biển dâu trước mặt, khi nhìn lại hiện tình giông gió thi ca tư tưởng hạ giới, ông xót xa như đã mấy mươi năm từng đã ngậm ngùi dự cảm. Trong thư trả lời Thời Văn, ông nói nghe thật cảm động:
Giữa thế hệ anh em bây giờ và tuổi đời lận đận lao đao từ Nguyễn Khắc Hiếu tới Trần Trọng Kim, từ Nguyễn Du tới Xuân Diệu biết bao nhiêu dặm trường biến cố lịch sử giăng trải, biết bao nhiêu tấm màn giá băng dằng dặc dằng dai … qua bao nhiêu nhịp cầu cảm thông của tình yêu gãy đỗ?
Từ Simone Heidegger tới Xuân Diệu vô cùng thần tiên thống khổ, trụ tại ngu ngơ giữa giông gió phi thường bốn biển đi về phút giây đánh chìm hồn nhiên thiên hạ…chơi…chơi.
Trong khi đó thì…thì…Từ thế kỷ trước Tố Như Nguyễn Du đã nói:
“ Cổ kim hận sư thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan, ngã tại cư…”
Những hận sư xưa nay khó hỏi được trời. Những oan khốc lạ lùng của bọn phong nhã, ta tự coi như người trong cuộc (ta tự nai lưng cáng đáng)
Và Nguyễn Trãi:
“Kim cổ vô cùng giang mạc mạc
Anh hùng hữu hận – diệp tiêu tiêu…”
Chuyện kim cổ vô cùng sông dài ngày đêm vô tận mang mang. Kẻ anh hùng mang mối hận thiên thu, lá cây bốn mùa tiếp nối nhau xào xạc.
Đó là tâm sự của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, và cũng là tâm trạng của Trung Niên Thi Sĩ vậy.
EM CHẢ RÕ
Bóng tối còn đây
Mặt trời còn đó
Còn những cụm mây
Bóng mờ trăng tỏ
Tặng em chút này…
-Chút gì em chả rõ!
(BG)
Bóng tối nào che phủ ánh sáng di lưu? Đám mây nào khỏa lấp những ngấn tồn vô ngân tích? Vô minh nào vẫn dằng dặc ngăn cản những ngõ hạnh ra hoa? Ôi! Thương các em mà miệng câm không thể nói. Lặng lẽ tặng em chút tình mà cũng dè dặt chẳng dám nói công khai. Nắng mặt trời sẽ hấp thu trước hết, rồi về sau sẽ chan rưới trả lại cho đời.
“Thiên hạ vô tình nhận ươc mơ
Nhận rồi không hiểu mộng và thơ
Người si muôn kiếp là hoa núi
Uống nhụy lòng tươi tặng khách hờ”
(Xuân Diệu)
Đã mang lấy nghiệp vào thân, mang mối sầu vạn kiếp riêng tư ấy, các bậc anh tài còn phải đèo bồng nỗi buồn hiển nhiên liên tồn thị hiện của một thân phận hiển hách làm người: thân xác máu xương ủy mị, nó không chịu tuân thủ tấm lòng, nó vẫn hành hạ ông cho thấm thía thêm cái kiếp tài hoa phận mỏng cánh chuồn chuồn.
Thân xương máu đã đành là ủy mị
Thì xin em cùng lên thác xuống gềnh
(BG)
Nắng mưa sương gió dịu dàng mà cũng tàn nhẫn lắm thay. Nó xé tan nát mọi ham muốn trường tốn, nó nhận chìm thê thảm mọi khát khao trường tại.
Một bữa trăng sao
Xuống rừng rú dại
Một bữa trời trăng
Buồn không thể nói
Cầm gương lên hỏi
Tóc bạc thưa rằng
Trời đất cách ngăn
Đừng mê con gái
Bực quá liền quăng
Tấm gương xuống đất
Vẫn nghe mãi rằng
- Đó là sự thật
(BG)
Mùa xưa rụng xuống trong chiều
Ta nghe đời mỏi liêu xiêu bước về
Cuộc tình gãy cánh đam mê
Mộng tan tác mộng bên trời phù du
Xót tình chút lệ phân ưu
Hồn hoang đá dựng hoang vu bãi sầu
(BG, Chút Lệ Phân Ưu)
Trăm năm biển dâu trước mặt, khi nhìn lại hiện tình giông gió thi ca tư tưởng hạ giới, ông xót xa như đã mấy mươi năm từng đã ngậm ngùi dự cảm. Trong thư trả lời Thời Văn, ông nói nghe thật cảm động:
Giữa thế hệ anh em bây giờ và tuổi đời lận đận lao đao từ Nguyễn Khắc Hiếu tới Trần Trọng Kim, từ Nguyễn Du tới Xuân Diệu biết bao nhiêu dặm trường biến cố lịch sử giăng trải, biết bao nhiêu tấm màn giá băng dằng dặc dằng dai … qua bao nhiêu nhịp cầu cảm thông của tình yêu gãy đỗ?
Từ Simone Heidegger tới Xuân Diệu vô cùng thần tiên thống khổ, trụ tại ngu ngơ giữa giông gió phi thường bốn biển đi về phút giây đánh chìm hồn nhiên thiên hạ…chơi…chơi.
Trong khi đó thì…thì…Từ thế kỷ trước Tố Như Nguyễn Du đã nói:
“ Cổ kim hận sư thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan, ngã tại cư…”
Những hận sư xưa nay khó hỏi được trời. Những oan khốc lạ lùng của bọn phong nhã, ta tự coi như người trong cuộc (ta tự nai lưng cáng đáng)
Và Nguyễn Trãi:
“Kim cổ vô cùng giang mạc mạc
Anh hùng hữu hận – diệp tiêu tiêu…”
Chuyện kim cổ vô cùng sông dài ngày đêm vô tận mang mang. Kẻ anh hùng mang mối hận thiên thu, lá cây bốn mùa tiếp nối nhau xào xạc.
Đó là tâm sự của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, và cũng là tâm trạng của Trung Niên Thi Sĩ vậy.
EM CHẢ RÕ
Bóng tối còn đây
Mặt trời còn đó
Còn những cụm mây
Bóng mờ trăng tỏ
Tặng em chút này…
-Chút gì em chả rõ!
(BG)
Bóng tối nào che phủ ánh sáng di lưu? Đám mây nào khỏa lấp những ngấn tồn vô ngân tích? Vô minh nào vẫn dằng dặc ngăn cản những ngõ hạnh ra hoa? Ôi! Thương các em mà miệng câm không thể nói. Lặng lẽ tặng em chút tình mà cũng dè dặt chẳng dám nói công khai. Nắng mặt trời sẽ hấp thu trước hết, rồi về sau sẽ chan rưới trả lại cho đời.
“Thiên hạ vô tình nhận ươc mơ
Nhận rồi không hiểu mộng và thơ
Người si muôn kiếp là hoa núi
Uống nhụy lòng tươi tặng khách hờ”
(Xuân Diệu)
Đã mang lấy nghiệp vào thân, mang mối sầu vạn kiếp riêng tư ấy, các bậc anh tài còn phải đèo bồng nỗi buồn hiển nhiên liên tồn thị hiện của một thân phận hiển hách làm người: thân xác máu xương ủy mị, nó không chịu tuân thủ tấm lòng, nó vẫn hành hạ ông cho thấm thía thêm cái kiếp tài hoa phận mỏng cánh chuồn chuồn.
Thân xương máu đã đành là ủy mị
Thì xin em cùng lên thác xuống gềnh
(BG)
Nắng mưa sương gió dịu dàng mà cũng tàn nhẫn lắm thay. Nó xé tan nát mọi ham muốn trường tốn, nó nhận chìm thê thảm mọi khát khao trường tại.
Một bữa trăng sao
Xuống rừng rú dại
Một bữa trời trăng
Buồn không thể nói
Cầm gương lên hỏi
Tóc bạc thưa rằng
Trời đất cách ngăn
Đừng mê con gái
Bực quá liền quăng
Tấm gương xuống đất
Vẫn nghe mãi rằng
- Đó là sự thật
(BG)
Trên đường chu du, không biết tự bao giờ, ông đã hóa thân thành Hoàng Tử
Bé. Nói rằng ông đã hóa thân thành Hoàng Tử Bé hay nói Hoàng Tử Bé nhập hồn
vào ông cũng như nhau. Hoàng Tử Bé ấy vốn xuất hiện từ một tinh cầu lạ, tâm hồn
xuân trẻ, phong cách xuân xanh. Chú bé vừa quen vừa lạ ấy tất nhiên không thể
ăn mặc áo quần tươm tất cứng đơ theo điệu của các học giả cứng ngắt, cũng không
thể trói buộc cà vạt màu mè như con mọt sách làm dáng thông thuộc kinh sử, cũng
không thể mang bó đôi giày hư danh, đánh bóng bề ngoài, như bọn phê bình thiển
cận đầu chưa ráo máu.
Hoàng Tử Bé ấy, Bùi Giáng, đằng vân trên đầu thời đại, thơ ngây trong trang phục hằng ngày: chú bé đôi khi tinh nghịch, quàng giày dép lên cổ, thắt cà vạt dưới lưng quần, mặc áo lót bên ngoài áo vét, úp lên đầu bất cứ thứ gì có thể gọi là cái nón. Và thay vì ngồi trong phòng ốc hội đàm với các mặt nạ trong làng văn, ông lại ngồi vỉa hè lần giở cảo thơm, san định những ngấn tung, ngấn tồn những ngấn tích, và vui đùa với trẻ nhỏ. Thay vì sánh vai thỏa hiệp, song hành với bọn giả nhân giả nghĩa, Hoàng Tử Bé đi ngao du khắp các đại lộ Sài Gòn. Người ta nhân cơ hội đó gọi ông là người điên. Hoàng Tử Bé không phản đối, ung dung bước giữa hiên hè phố chợ với một cây viết trên tay và một cuốn tập học trò trong túi áo.
Bằng phương tiện đơn sơ đó, ông đã vẽ ra bao dòng thơ lai láng, dào dạt. Ông không hề đụng chạm đến danh vọng, tiền của, nhường những thứ quỉ nhà ma ấy cho bất cứ ai ai hý hửng muốn tôn thờ làm cứu cánh cuộc đời.
Mặc dù vậy, những bọn yêu ma vẫn chưa hài lòng, vì hình như họ cũng mơ hồ cảm thấy hào quang vẫn phát sáng quanh ông - một người điên - chứ không phải phát sáng quanh họ - những kẻ tỉnh.
Điên chơi cho bớt điên đầu
Điên đầu cho bớt điên rầu rĩ chơi
(BG)
Tỉnh hay điên? Ai là tội phạm đưa những Thúy Kiều vào Thanh Lâu, rồi còn nặng lời lên án theo điệu quan tòa quyết đoán gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao? Ai là thủ phạm? Cái đó được Nguyễn Du chỉ danh. Còn ai là những kẻ gây nên cảnh những Bùi Giáng phải đoạn trường tại những nhà thương điên Biên Hòa, thì đến nay vẫn chưa được nêu tên.Lầu xanh phá vỡ môi hường. Phồn vinh phá vỡ đoạn trường phố hoa (BG).
Rằng nay ngôn ngữ vô duyên
Mở ra vô cố lời điên cập kè
Một thằng chập chững ngóng nghe
Vành tai nhị bội ai dè thế ru
(BG, Kỷ Niệm Biên Hòa Bịnh Viện)
Núi rừng thành thị bình nguyên té ra có nhiều thú dữ hơn cả cao nguyên núi rừng. Cảnh láo nháo cầu danh cầu lợi xảy ra ngay trong môi trường "vô vụ lợi". Những cái người kết nhóm để vỗ tay tung hô nhau, hoặc để cắn xé với nhau. Tình yêu chân chính không còn chỗ đứng đàng hoàng, đành phải lui về giả dạng quàng xiên giữa hiên hè phố chợ. Tập quán hư nát, sách vở tai hại, qua bao đời đã vô tình dạy họ ruồng bỏ những phẩm tính hồn nhiên yêu thương, để chỉ còn biết ôm ghì lấy lòng thù hận, và được khoát bên ngoài chiếc áo được gọi là “cạnh tranh sinh tồn”? Trong vô thức, một loại tính cách xa lạ, không phải tính cách của chính họ, đã hình thành. Nó đã âm ỉ thúc đẩy họ hành động trong cơn tuyệt vọng của con người mang tâm trạng bị đe dọa. Con người nghi kỵ, sợ hãi lẫn nhau, dòm ngó nhau, khiến hiểm họa tràn lan. Họ là nạn nhân của vô minh. Con người là nạn nhân của chính con người. Buồn thay cho Hoàng Tử Bé thơ ngây.
Tôi biết một tinh cầu có một Ông Cụ mặt đỏ như gấc chín. Chẳng bao giờ ông ta hít một hương hoa. Chẳng bao giờ ông ta ngó một ngôi sao. Chẳng bao giờ ông ta yêu ai hết. Chẳng bao giờ ông ta làm một việc chi khác, ngoài cái việc làm những bài toán cộng. Và suốt ngày ông ta lặp đi lặp lại cái lời như bác: “ Tôi là một con người trang nghiêm! Tôi là một con người trang nghiêm!” và cái đó làm ông ta phình to lên cái mũi tự hào. Nhưng đó không phải là một con người, đó là một cái nấm! (Saint Exupery, Hoàng Tử Bé, BG dịch)
Chu du qua các tinh cầu, mỗi ngày mỗi ngạc nhiên, mỗi thêm chán ngán, mỗi thêm yêu đời, và cũng mỗi thêm lận đận. Khoảng hai mươi năm cuối của cuộc đời ông, nỗi u u buồn vui càng gia tăng nhị bội, lúc mà không khí văn học địa cầu chìm ngập hơn nữa trong tiêu điều, tiêu diệt luôn cả không khí văn học vốn đã rất èo uộc mất máu trước đó:
Mùa xưa rụng xuống trong chiều
Ta nghe đời mỏi liêu xiêu bước về
Cuộc tình gãy cánh đam mê
Mộng tan tác mộng bên trời phù du
Xót tình chút lệ phân ưu
Hồn hoang đá dựng hoang vu bãi sầu
(BG, Chút Lệ Phân Ưu)
Trăm năm biển dâu trước mặt, khi nhìn lại hiện tình giông gió thi ca tư tưởng hạ giới, ông xót xa như đã mấy mươi năm từng đã ngậm ngùi dự cảm. Trong thư trả lời Thời Văn, ông nói nghe thật cảm động:
Hoàng Tử Bé ấy, Bùi Giáng, đằng vân trên đầu thời đại, thơ ngây trong trang phục hằng ngày: chú bé đôi khi tinh nghịch, quàng giày dép lên cổ, thắt cà vạt dưới lưng quần, mặc áo lót bên ngoài áo vét, úp lên đầu bất cứ thứ gì có thể gọi là cái nón. Và thay vì ngồi trong phòng ốc hội đàm với các mặt nạ trong làng văn, ông lại ngồi vỉa hè lần giở cảo thơm, san định những ngấn tung, ngấn tồn những ngấn tích, và vui đùa với trẻ nhỏ. Thay vì sánh vai thỏa hiệp, song hành với bọn giả nhân giả nghĩa, Hoàng Tử Bé đi ngao du khắp các đại lộ Sài Gòn. Người ta nhân cơ hội đó gọi ông là người điên. Hoàng Tử Bé không phản đối, ung dung bước giữa hiên hè phố chợ với một cây viết trên tay và một cuốn tập học trò trong túi áo.
Bằng phương tiện đơn sơ đó, ông đã vẽ ra bao dòng thơ lai láng, dào dạt. Ông không hề đụng chạm đến danh vọng, tiền của, nhường những thứ quỉ nhà ma ấy cho bất cứ ai ai hý hửng muốn tôn thờ làm cứu cánh cuộc đời.
Mặc dù vậy, những bọn yêu ma vẫn chưa hài lòng, vì hình như họ cũng mơ hồ cảm thấy hào quang vẫn phát sáng quanh ông - một người điên - chứ không phải phát sáng quanh họ - những kẻ tỉnh.
Điên chơi cho bớt điên đầu
Điên đầu cho bớt điên rầu rĩ chơi
(BG)
Tỉnh hay điên? Ai là tội phạm đưa những Thúy Kiều vào Thanh Lâu, rồi còn nặng lời lên án theo điệu quan tòa quyết đoán gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao? Ai là thủ phạm? Cái đó được Nguyễn Du chỉ danh. Còn ai là những kẻ gây nên cảnh những Bùi Giáng phải đoạn trường tại những nhà thương điên Biên Hòa, thì đến nay vẫn chưa được nêu tên.Lầu xanh phá vỡ môi hường. Phồn vinh phá vỡ đoạn trường phố hoa (BG).
Rằng nay ngôn ngữ vô duyên
Mở ra vô cố lời điên cập kè
Một thằng chập chững ngóng nghe
Vành tai nhị bội ai dè thế ru
(BG, Kỷ Niệm Biên Hòa Bịnh Viện)
Núi rừng thành thị bình nguyên té ra có nhiều thú dữ hơn cả cao nguyên núi rừng. Cảnh láo nháo cầu danh cầu lợi xảy ra ngay trong môi trường "vô vụ lợi". Những cái người kết nhóm để vỗ tay tung hô nhau, hoặc để cắn xé với nhau. Tình yêu chân chính không còn chỗ đứng đàng hoàng, đành phải lui về giả dạng quàng xiên giữa hiên hè phố chợ. Tập quán hư nát, sách vở tai hại, qua bao đời đã vô tình dạy họ ruồng bỏ những phẩm tính hồn nhiên yêu thương, để chỉ còn biết ôm ghì lấy lòng thù hận, và được khoát bên ngoài chiếc áo được gọi là “cạnh tranh sinh tồn”? Trong vô thức, một loại tính cách xa lạ, không phải tính cách của chính họ, đã hình thành. Nó đã âm ỉ thúc đẩy họ hành động trong cơn tuyệt vọng của con người mang tâm trạng bị đe dọa. Con người nghi kỵ, sợ hãi lẫn nhau, dòm ngó nhau, khiến hiểm họa tràn lan. Họ là nạn nhân của vô minh. Con người là nạn nhân của chính con người. Buồn thay cho Hoàng Tử Bé thơ ngây.
Tôi biết một tinh cầu có một Ông Cụ mặt đỏ như gấc chín. Chẳng bao giờ ông ta hít một hương hoa. Chẳng bao giờ ông ta ngó một ngôi sao. Chẳng bao giờ ông ta yêu ai hết. Chẳng bao giờ ông ta làm một việc chi khác, ngoài cái việc làm những bài toán cộng. Và suốt ngày ông ta lặp đi lặp lại cái lời như bác: “ Tôi là một con người trang nghiêm! Tôi là một con người trang nghiêm!” và cái đó làm ông ta phình to lên cái mũi tự hào. Nhưng đó không phải là một con người, đó là một cái nấm! (Saint Exupery, Hoàng Tử Bé, BG dịch)
Chu du qua các tinh cầu, mỗi ngày mỗi ngạc nhiên, mỗi thêm chán ngán, mỗi thêm yêu đời, và cũng mỗi thêm lận đận. Khoảng hai mươi năm cuối của cuộc đời ông, nỗi u u buồn vui càng gia tăng nhị bội, lúc mà không khí văn học địa cầu chìm ngập hơn nữa trong tiêu điều, tiêu diệt luôn cả không khí văn học vốn đã rất èo uộc mất máu trước đó:
Mùa xưa rụng xuống trong chiều
Ta nghe đời mỏi liêu xiêu bước về
Cuộc tình gãy cánh đam mê
Mộng tan tác mộng bên trời phù du
Xót tình chút lệ phân ưu
Hồn hoang đá dựng hoang vu bãi sầu
(BG, Chút Lệ Phân Ưu)
Trăm năm biển dâu trước mặt, khi nhìn lại hiện tình giông gió thi ca tư tưởng hạ giới, ông xót xa như đã mấy mươi năm từng đã ngậm ngùi dự cảm. Trong thư trả lời Thời Văn, ông nói nghe thật cảm động:
Chút buồn thuở trung niên có vẻ như còn có thể đùa giỡn được ấy, đã thực sự
nghiêm trọng lúc bị buộc phải kề vai gánh vác tuổi xế tà:
Còn gì đâu, còn gì đâu?
Còn chăng cũng chỉ mái đầu bạc phơ
Nhân gian ít cậy nhiều nhờ
Trận tiền tang hải tóc tơ cũng buồn
Trường giang xa lắc cỗi nguồn?
Đại dương vĩnh viễn mang buồn suối mơ
Buồn vui ai biết đâu ngờ
Nằm trong tử diệt nhớ giờ tái sinh
(BG, Buồn Vui, Như Sương)
Nhớ nhung từng đợt xôn xao. Tuổi già vây chặt chiêm bao lối về. Thân xương máu đã đành là ủy mị, nó vây hãm chặt từng ngày, tử thần cặp kè nhắc nhở từng đêm. Thế mà, trong khi ấy, buồn không em, khi nằm nghe suối thơ vẫn róc rách mãi quanh mình:
Những giòng thơ nối giòng đi rất xiết
Đã trở về mất bận với trang buông
Người ngồi đây ngắm mây trôi biền biệt
Lơ thơ bay loáng thoáng bóng chuồn chuồn
Trời đất lạnh và lòng anh không thỏa
Gởi hồn đi phương hướng hút heo ngàn
Hồn ngơ ngác lay hoay về hỏi dạ
Có bao giờ dạ thỏa giữa không gian
(BG)
Đó là câu hỏi buồn thiu, còn đây là câu trả lời khiến nát lòng anh tài kim cổ:
Em quốc sắc em thiên hương đã uổng
Làm sao khuây khỏa hận của thiên tài
Lễ Hội Hồng Trần vẫn còn đó, anh đã tham gia, anh đã vui buồn cười khóc, anh đã múa hát vi vu, với biết bao ân tình say sưa đắm đuối. Tuy nhiên:
Nhưng em hỡi trần gian ơi ta biết
Sẽ rồi ra vĩnh biệt với ngươi thôi
Ta chết lặng bó tay đầu lắc
Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi
Đêm ứa lệ phồng mi hai mắt
Bàn tay ta nhỏ như lá cây khô
Mình hoa rã đầm đìa sương theo móc
Đỡ làm sao những cánh tiếp nhau rơi
Ta gởi lại đây những lời áo não
Những lời yêu thương phụng hiến cho em
Rồi ta gục đầu lên trang giấy hão
Em bảo rằng
-Đừng tuyệt vọng nghe không
Còn trang thơ thắm lại với trời hồng
(BG)
Rồi, một chiều hà thanh thúy lục ngày 8 tháng 10 năm 1998, tại bệnh viện trần gian Chợ Rẫy, cuộc ủy mị của tấm thân xương máu bỗng trở cơn thao túng quyết liệt, và chuyện đã xảy ra quyết liệt song trùng như ông đã tự dự phòng từ lâu:
Người đã bỏ đường kia ở lại
Để đi về đối diện hư không
Bờ thánh thót thu sau về vạn đại
Lời chào kia nức nở lạnh vân mồng
(BG)
Bùi Giáng chào biệt chúng ta, chào biệt hà sơn hồng lệ thiên đường, vĩnh ly hồng trần niết bàn cảnh giới, từ giã thiên thai vườn hạnh hồng quân hồng quần, hội nhập cùng với các thánh thần trôi biệt tịch diệt trường miên.
Đương thời nhật nguyệt trôi qua
Quê hương cố quận lạc hoa một nhành
Thần tiên nhân thể thập thành
Trường miên nguyện ngủ dưới ngành tùng trăng
(BG)
Đó là những giòng thơ cuối cùng của sự nghiệp thi ca Bùi Giáng. Một lần nữa, nó lấp lánh ánh hào quang phong vận, làm cho cái chết của ông trở thành như nhiên thơ mộng như trẻ em Sài Gòn đã từng thấy qua đời sống thơ mộng như nhiên của một thi sĩ thiên tài.
TÓM TẮT TIỂU SỬ BÙI GIÁNG
Hoàng Tử Bé Bùi Giáng giáng trần năm 1926 giữa cỏ cây ly kỳ Thanh Châu Cồn Lá, và thăng thiên tạ thế năm 1998, qua cửa ngõ tồn lập của một Cồn Hoa ly kỳ gay cấn – lập tồn tại Gò Dưa, ngao du phùng khánh liên tồn cả thảy 72 năm trong cõi người ta lưu tồn.
Còn gì đâu, còn gì đâu?
Còn chăng cũng chỉ mái đầu bạc phơ
Nhân gian ít cậy nhiều nhờ
Trận tiền tang hải tóc tơ cũng buồn
Trường giang xa lắc cỗi nguồn?
Đại dương vĩnh viễn mang buồn suối mơ
Buồn vui ai biết đâu ngờ
Nằm trong tử diệt nhớ giờ tái sinh
(BG, Buồn Vui, Như Sương)
Nhớ nhung từng đợt xôn xao. Tuổi già vây chặt chiêm bao lối về. Thân xương máu đã đành là ủy mị, nó vây hãm chặt từng ngày, tử thần cặp kè nhắc nhở từng đêm. Thế mà, trong khi ấy, buồn không em, khi nằm nghe suối thơ vẫn róc rách mãi quanh mình:
Những giòng thơ nối giòng đi rất xiết
Đã trở về mất bận với trang buông
Người ngồi đây ngắm mây trôi biền biệt
Lơ thơ bay loáng thoáng bóng chuồn chuồn
Trời đất lạnh và lòng anh không thỏa
Gởi hồn đi phương hướng hút heo ngàn
Hồn ngơ ngác lay hoay về hỏi dạ
Có bao giờ dạ thỏa giữa không gian
(BG)
Đó là câu hỏi buồn thiu, còn đây là câu trả lời khiến nát lòng anh tài kim cổ:
Em quốc sắc em thiên hương đã uổng
Làm sao khuây khỏa hận của thiên tài
Lễ Hội Hồng Trần vẫn còn đó, anh đã tham gia, anh đã vui buồn cười khóc, anh đã múa hát vi vu, với biết bao ân tình say sưa đắm đuối. Tuy nhiên:
Nhưng em hỡi trần gian ơi ta biết
Sẽ rồi ra vĩnh biệt với ngươi thôi
Ta chết lặng bó tay đầu lắc
Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi
Đêm ứa lệ phồng mi hai mắt
Bàn tay ta nhỏ như lá cây khô
Mình hoa rã đầm đìa sương theo móc
Đỡ làm sao những cánh tiếp nhau rơi
Ta gởi lại đây những lời áo não
Những lời yêu thương phụng hiến cho em
Rồi ta gục đầu lên trang giấy hão
Em bảo rằng
-Đừng tuyệt vọng nghe không
Còn trang thơ thắm lại với trời hồng
(BG)
Rồi, một chiều hà thanh thúy lục ngày 8 tháng 10 năm 1998, tại bệnh viện trần gian Chợ Rẫy, cuộc ủy mị của tấm thân xương máu bỗng trở cơn thao túng quyết liệt, và chuyện đã xảy ra quyết liệt song trùng như ông đã tự dự phòng từ lâu:
Người đã bỏ đường kia ở lại
Để đi về đối diện hư không
Bờ thánh thót thu sau về vạn đại
Lời chào kia nức nở lạnh vân mồng
(BG)
Bùi Giáng chào biệt chúng ta, chào biệt hà sơn hồng lệ thiên đường, vĩnh ly hồng trần niết bàn cảnh giới, từ giã thiên thai vườn hạnh hồng quân hồng quần, hội nhập cùng với các thánh thần trôi biệt tịch diệt trường miên.
Đương thời nhật nguyệt trôi qua
Quê hương cố quận lạc hoa một nhành
Thần tiên nhân thể thập thành
Trường miên nguyện ngủ dưới ngành tùng trăng
(BG)
Đó là những giòng thơ cuối cùng của sự nghiệp thi ca Bùi Giáng. Một lần nữa, nó lấp lánh ánh hào quang phong vận, làm cho cái chết của ông trở thành như nhiên thơ mộng như trẻ em Sài Gòn đã từng thấy qua đời sống thơ mộng như nhiên của một thi sĩ thiên tài.
TÓM TẮT TIỂU SỬ BÙI GIÁNG
Hoàng Tử Bé Bùi Giáng giáng trần năm 1926 giữa cỏ cây ly kỳ Thanh Châu Cồn Lá, và thăng thiên tạ thế năm 1998, qua cửa ngõ tồn lập của một Cồn Hoa ly kỳ gay cấn – lập tồn tại Gò Dưa, ngao du phùng khánh liên tồn cả thảy 72 năm trong cõi người ta lưu tồn.
eva air vn
ve may bay di my eva
văn phòng korean air tại việt nam
đại lý vé máy bay đi mỹ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch