Mùa xuân và cỏ |
Một
năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân là mùa khởi đầu gồm 3 tháng:
giêng (Dần), hai (Mão) và ba (Thìn). Trong hệ thống Thiên can, mùa xuân ứng
với Giáp là số 1 và Ất là số 2. Về Dịch lý, mùa xuân ứng với quẻ Chấn là sấm
động, là rung chuyển, là rạo rực. Về phương hướng, mùa xuân ứng với phương
đông, là nơi mặt trời mọc. Do đó, gió xuân còn gọi là đông phong. Về màu sắc,
mùa xuân ứng với màu xanh lục (xuân xanh, thanh xuân). Hiện tượng thiên
nhiên quan trọng nhất của mùa xuân là sự đâm chồi của lá, sự thoát ra khỏi
lòng đất của mầm, sự nứt ra khỏi vỏ của cành: Sự sinh nở. Đó là cuốn lịch của
thiên nhiên tự viết trên cỏ cây hoa lá.
Hạt
bốn mùa lại chuyển mình dưới đất
Nên chồi xuân ươm nhựa sống tràn dâng Nắng ban mai bừng ánh sáng tinh ngân Bên nương cỏ bầy côn trùng mở cửa – Trường Phong
Mùa
xuân xanh tươi mát, rạo rực lòng người nhìn hút tầm mắt từ màu xanh biếc của
cỏ, màu xanh rờn của lúa, màu xanh mượt của cây lá … rồi cao lên đến màu xanh
tươi của bầu trời trong bài thơ “ Mùa xuân xanh “ của thi sỹ Nguyễn Bính:
|
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng người và lúa ở chung quanh
… Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình.
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng người và lúa ở chung quanh
… Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình.
Không
gian như bừng tỉnh với mùa xuân: cây cỏ náo nức chuyển mình xanh mơn mởn, theo
nhau đâm chồi, nảy lộc như sự miêu tả của thi hào Nguyễn Du trong truyện Kiều :
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lệ là tảo mộ, hội là Đạp thanh
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân...
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lệ là tảo mộ, hội là Đạp thanh
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân...
Đạp
thanh: Giẫm lên cỏ, chỉ việc đi chơi, du xuân. Mùa xuân đã đến với những bước
chân dạo chơi trên những thảm cỏ non xanh mướt, ấm áp nắng, cũng là ý trong bài
“ Tứ thời thi “ của Thi tiên Lý Bạch:
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm Hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm Hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi
Trong cổ
thể, Đường thi Trung Hoa, các thi nhân khi đề cập đến mùa xuân là nói đến
phương thảo: cỏ thơm. Ngoài Thi tiên Lý Bạch, các Thi bá Thôi Hiệu, Thi thánh
Đỗ Phủ và Thi hào Bạch Cư Dị cũng chung một khuôn sáo, ước lệ: Mùa xuân – Cỏ
thơm – Gió xuân lần lượt qua các bài thơ sau:
Tich xuyên lịch lịch Hán Dương
thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu – Thôi Hiệu ( Hoàng Hạc Lâu )
( Mặt sông lúc trời tạnh phản chiếu cõi Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi )
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu – Thôi Hiệu ( Hoàng Hạc Lâu )
( Mặt sông lúc trời tạnh phản chiếu cõi Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi )
Tri nhật giang sơn lệ
Xuân phong hoa thảo hương - Đỗ Phủ ( Tuyệt Cú 11 )
( Ngày xuân sông núi đẹp
Gió xuân ngát cỏ hoa )
Xuân phong hoa thảo hương - Đỗ Phủ ( Tuyệt Cú 11 )
( Ngày xuân sông núi đẹp
Gió xuân ngát cỏ hoa )
Ly ly nguyên thượng thảo
Nhất tuế nhất khô vinh
Dã hỏa thiêu bất tận
Xuân phong suy hựu sinh – Bạch Cư Dị ( Thảo )
( Đồng xanh cỏ mọc bời bời
Mỗi năm khô héo lại tươi tốt lành
Lửa đồng khó đốt cỏ xanh
Gió xuân hây hẩy lại sinh nở đầy – Vương Hải Đà )
Nhất tuế nhất khô vinh
Dã hỏa thiêu bất tận
Xuân phong suy hựu sinh – Bạch Cư Dị ( Thảo )
( Đồng xanh cỏ mọc bời bời
Mỗi năm khô héo lại tươi tốt lành
Lửa đồng khó đốt cỏ xanh
Gió xuân hây hẩy lại sinh nở đầy – Vương Hải Đà )
Thi
phật Vương Duy với 2 câu luận ( 5, 6 ) trong bài “ Chước tửu dữ Bùi Địch: Rót
rượu mời Bùi Địch “:
Thảo sắc toàn kinh tế vũ
thấp
Hoa chi dục động xuân phong hàn
( Sắc cỏ toàn thường mưa móc đẫm
Cành hoa khẽ động gió xuân hàn – Đông A )
Hoa chi dục động xuân phong hàn
( Sắc cỏ toàn thường mưa móc đẫm
Cành hoa khẽ động gió xuân hàn – Đông A )
Đặc
biệt Thi quỷ Lý Hạ với bài tuyệt cú Nam Viên 1 ( Vườn phía Nam 1 ):
Hoa chi thảo mạn nhãn trung
khai
Tiểu bạch, trường hồng Việt nữ tai
Khả liên nhật mộ yên hương lạc
Giá dữ xuân phong bất dụng mai
( Trong mắt ta nhánh hoa, dây cỏ nở đầy
Đóa trắng nhỏ, đóa hồng lớn đẹp như má cô gái Việt
Thương thay khi chiều xuống bao hương thơm kiều diễm kia bị rụng hết
Chẳng khác nào về làm vợ gió xuân mà không có mai mối )
Tiểu bạch, trường hồng Việt nữ tai
Khả liên nhật mộ yên hương lạc
Giá dữ xuân phong bất dụng mai
( Trong mắt ta nhánh hoa, dây cỏ nở đầy
Đóa trắng nhỏ, đóa hồng lớn đẹp như má cô gái Việt
Thương thay khi chiều xuống bao hương thơm kiều diễm kia bị rụng hết
Chẳng khác nào về làm vợ gió xuân mà không có mai mối )
Thảo mạn
trong bài này là một danh từ đôi, có nghĩa là cọng cỏ dài. Chữ mạn ở đây viết
với bộ thảo, có nghĩa là sự xuất phát từ một nơi rồi lan rộng ra chỗ khác. Đó
là đặc tính của cỏ. Cỏ sanh sôi phi thường, chỉ cần một đợt mưa xuân, trời ấm
lên là cỏ lại òa xanh thắm. Chung quanh chúng ta, không có loài thực vật nào có
khả năng tranh sống được với cỏ, nếu không có bàn tay giúp sức của con người,
nếu không có sự tiêu thụ cỏ của gia súc ( trâu, bò, dê, cừu ) hay côn trùng.
Cỏ là
thước đo mật độ phì nhiêu, mầu mỡ của vùng đất. Cỏ mọc khắp nơi trên thế gian
này: Cỏ mọc hoang vu trên núi cao, cỏ mọc lặng lẽ trong vườn, cỏ mọc lẻ loi ở
góc phố, cỏ mọc hây hẩy theo triền đê hay cỏ mọc bát ngát trên những thảo
nguyên bạt ngàn … Với một sức sống mãnh liệt, lạ kỳ, những cây cỏ vô danh,
hoang dại cứ bền bỉ tồn tại, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, của thiên
nhiên. Hễ mặt đất như cựa mình là cỏ lại nảy nở góp phần tạo nên màu xanh cho
sự sống, màu xanh của cỏ lan tràn khắp chốn, tô điểm cho mùa xuân thêm lung linh
ngời sắc:
Trời xuân thế! Hàng cây thơ biết
mấy
Vườn non sao! Đường cỏ mộng bao nhiêu – Xuân Diệu
Vườn non sao! Đường cỏ mộng bao nhiêu – Xuân Diệu
Theo các
nhà thực vật học, cỏ ở VN được phân chia thành trên 20 họ. Đó là họ đậu (
fabaceae ), họ cói ( cypreraceae ), họ lúa ( poaceae ), họ hoa mõm sói ( scrophulariaceae
), họ hoa tím ( violaceae ), họ hoa cúc ( asteraceae ), họ hoa hồng ( rosaceae
), họ thầu dầu ( euphorbioceae ), họ cỏ nến ( typhoceae ), họ thài lài (
commelinaceae ) à
Ba họ cỏ
thường được thấy nhiều nhất ở VN là họ lúa ( cỏ bờm ngựa, cỏ chè vè, cỏ lông
chông, cỏ đắng, cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ gạo, cỏ ống, cỏ kê, cỏ lá tre, cỏ may, cỏ mần
chầu, cỏ tranh, cỏ đuôi chó à ), họ cói ( cỏ bạc đầu, cỏ ken, cỏ gấu, cỏ cú à
), họ cúc ( cỏ móng ngựa, cỏ hôi, cỏ ngọt, cỏ mực, cỏ bồng, cỏ the, cỏ thi à ).
Nguyên
tắc của việc phân loại cỏ là xếp những loại cỏ có những đặc tính tương tự vào
cùng một nhóm. Các tiêu chuẩn phân loại thường được sử dụng là: Thời gian sống
của cỏ, hình dáng của lá, cấu trúc cơ thể, đặc tính tăng trưởng, đặc tính sinh
sống à
Người nông
dân VN phân biệt cỏ thành 2 loại: cỏ trồng và cỏ dại ( cỏ mọc hoang ). Nói về
cỏ trồng sẽ phải đi sâu vào phương diện canh nông hay chăn nuôi, nên xin không
đề cập đến. Chỉ nhắc đến cỏ dại mà chỗ nào cũng sống được. Cỏ dại này được gọi
nôm na là cỏ đồng, tùy theo nơi mọc mà chúng ta có: Cỏ bãi phù sa, cánh bãi ven
sông; Cỏ cánh đồng, bờ ruộng; Cỏ đồi gò, gò đống; Cỏ nước...
- Cỏ bãi,
cỏ ruộng: Chỉ cần chạm hơi nước là xanh. Thân cỏ mềm, mọng nước. Lá cỏ mỏng như
cỏ bắp, cỏ chỉ, cỏ gà, cỏ gấu, cỏ mía …
- Cỏ đồi gò thanh mảnh, đanh cứng, mọc trên những vùng đất cằn kiệt, bị đá ong
hóa, nên rễ phải đâm sâu vào đất đá như cỏ xương bồ.
- Cỏ nước: Có sức tiềm ẩn kỳ lạ, mùa đông đất đai khô nứt thì không thấy cỏ
đâu, chỉ cần một trận mưa rào đầu mùa dội xuống, là cỏ mọc lại trên những luống
cày. Đó là cỏ năn, cỏ nác, cỏ tre, cỏ đế, cỏ lồng vực...
Trong tiếng khóc chào đời của tôi
Có mùi thơm cỏ mật
Trong tiếng cười thứ nhất
Có hương vị cỏ gừng
Lần đầu xòe đôi mắt
Có cỏ gà rưng rưng
à Cỏ gấu suốt đời lêu lổng
Để tôi theo cỏ vực
Đi tìm dấu chân trâu
Đi tìm một thời xa xưa cây lúa ở đâu ?
… Tôi thương cha thương mẹ
Còng lưng ngoài đồng nhặt cỏ
Hỡi cỏ năn, cỏ lác
Sao mày mọc ở chân đê
Sao không như cỏ chỉ
Suốt đời sống ở nhà quê
Sao không như cỏ chân vịt
Cho bà làm vị thuốc Nam
Sao tôi không làm cỏ may
Để giữ người yêu lại ?
Đường về còn xa ngái
E cỏ nứa đâm chân …- Lê Thị Kim
Có mùi thơm cỏ mật
Trong tiếng cười thứ nhất
Có hương vị cỏ gừng
Lần đầu xòe đôi mắt
Có cỏ gà rưng rưng
à Cỏ gấu suốt đời lêu lổng
Để tôi theo cỏ vực
Đi tìm dấu chân trâu
Đi tìm một thời xa xưa cây lúa ở đâu ?
… Tôi thương cha thương mẹ
Còng lưng ngoài đồng nhặt cỏ
Hỡi cỏ năn, cỏ lác
Sao mày mọc ở chân đê
Sao không như cỏ chỉ
Suốt đời sống ở nhà quê
Sao không như cỏ chân vịt
Cho bà làm vị thuốc Nam
Sao tôi không làm cỏ may
Để giữ người yêu lại ?
Đường về còn xa ngái
E cỏ nứa đâm chân …- Lê Thị Kim
- Cỏ bắp
( Hemartheria longiflora ): Thân mềm, giòn, trắng. Lá cỏ ngắn, dầy, mập mạp,
màu xanh đậm, chứa nhiều nước, rễ sâu.
- Cỏ chỉ: Lá mỏng và mềm, gia súc ưa chuộng.
- Cỏ gà ( Cynodon dactylon ): Thân cỏ gầy, mảnh và dài, mọc bò rạp đất và lan
ra tứ phía. Ở đầu mỗi nhánh cỏ có một búp cỏ: tầng nọ áp sát tầng kia, làm
thành nhiều lớp. Trên đầu búp là những tua cỏ ngắn, trông rất đẹp. Có những
búp cỏ gà to bằng ngón tay út: Đó là những cục sần dèn dẹt, xòe ra những lá cỏ
giống như đầu con gà trống.
Con nít nhà quê thường kiếm những búp cỏ này để chơi chọi cỏ: Một bên cầm
cọng cỏ có đầu chìa ra, bên kia cầm cọng cỏ khác quất mạnh, nếu búp cỏ bên nào
đứt đầu rơi xuống đất là bên kia thắng cuộc .
Da diết thế, cái hương nồng của
đất
Tóc thôi xanh, ngã trắng vẫn nguyên màu
Của đám cỏ gà đầu ruộng gối chân tôi
Mùi rơm ra, cây hăng và đất ải – Ngô Quân Miện
Tóc thôi xanh, ngã trắng vẫn nguyên màu
Của đám cỏ gà đầu ruộng gối chân tôi
Mùi rơm ra, cây hăng và đất ải – Ngô Quân Miện
- Cỏ gấu
( Cyperus rodundus ): Còn gọi là cỏ cú. Đông y dùng rễ chùm của cỏ gấu để làm
thuốc, gọi là Hương phụ ( Thân rễ cỏ gấu nhỏ và dài ,nằm dưới đất, hình chỉ ).
Thân cỏ có từng đoạn phình thành củ cứng. Lá dài bằng thân, mọc ở gốc. Cỏ
gấu trổ hoa, ra trái từ hè sang đông.
- Cỏ lá thông nhỏ, nhọn, dài. Lá cỏ màu đỏ pha xanh.
- Cỏ lá tre ( Lophatherum gracile Brongn ) cứng khô, thô nháp như lá tre.
- Cỏ lồng vực ( Echinochloa crusgalli ): Lá tua tủa dựng lên trên ruộng như
lông nhím. Cao hơn cây lúa, vì cùng là họ lúa nên có những đặc tính sinh học
gần giống như cây lúa: Có chu kỳ ( sinh sản ) ra hoa, kết hạt cùng lúc với cây
lúa, nên gạo ở VN thường lẫn những hột cỏ của loại cỏ này.
Cỏ lồng vực
đưa đời người thao thức
Cỏ tranh vàng
không đủ ấm mùa đông - Tndung
đưa đời người thao thức
Cỏ tranh vàng
không đủ ấm mùa đông - Tndung
- Cỏ mật
( Echinochloa procera ): Màu xanh đậm, mọc lẫn trong những bờ ruộng phì nhiêu.
Thân cỏ có một chất nước ngọt sắc và có mùi thơm.
- Cỏ mía: thân to, ăn khá ngọt, mọc ở bờ ruộng.
- Cỏ mực ( Eclipta alba ): Còn gọi là cỏ nhọ nồi. Thân màu lục nhạt hay nâu
nhạt, có lông trắng, cứng và thưa. Cả cây cỏ tươi vò nát sẽ có màu đen.
Trừ phần vỏ, cả cây cỏ mực được dùng trong dược học dân gian.
- Cỏ nác: Hình 3 cạnh, thân rỗng, mọc thành từng cụm um tùm ở bờ ruộng cao, màu
xanh đậm, tủa lên trên trời thành những ngọn đòng.
- Cỏ năn: Củ nhỏ, lá bản rộng, xanh màu lá mạ.
“ Cỏ chỉ
mọc rối lòng người đi. Cỏ chát mọc đắng lòng người ở lại. Cỏ đuôi gà lơn xơn
nhớ tuổi thơ … Và đến cây cỏ lau siêu hình nặng trĩu những suy tưởng. Dường như
cỏ lau có mặt ở đời để chia sẻ với con người về một thế giới tinh thần thăm
thẳm. Câu chuyện Bodhi Dharma vượt qua sông Dương Tử trên bè cỏ lau đã chuyển
tải một khải dụ về mối liên hệ đích thực giữa đời người và cỏ lau. Rằng sau khi
đã biết rũ bỏ hết muộn phiền, cởi bỏ hết sự vọng động của tục lụy, đời người sẽ
nhẹ thênh thang như một đóa cỏ lau vẫn thường mọc lặng lẽ bên đèo … “- (
Nguyễn Xuân Hoàng )
Vì hơi thở cũng sầu như lá úa
Rớt lưng đèo rối lách theo lau – Bùi Giáng
Rớt lưng đèo rối lách theo lau – Bùi Giáng
- Cỏ lau
thuộc họ lúa ( poaceae), nhưng cần phân biệt:
- Cỏ lau có họ với mía, tiếng Hán gọi là Giá mao, tiếng Anh là Plumegrass,
tiếng Pháp là Erianthus, tên khoa học là Saccharum arundiraceum Retz. Cây
cao 4, 5m, mọc thành bãi. Thân xốp không rỗng. Bông trắng như bông cỏ tranh,
nhưng lớn hơn nhiều.
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời – Nguyễn Du
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời – Nguyễn Du
- Cỏ lau:
Lau lách, Vi lô, tiếng Hán là Vi, Lô vi, Kiêm giá, tiếng Anh là Common
reed, tiếng Pháp là Roseau commun, tên khoa học là Phragnites communis L:
Vi lô san sát heo may
Một trời thu để riêng ai một người– Nguyễn Du
Một trời thu để riêng ai một người– Nguyễn Du
- Cỏ lau:
Lau sậy, Lau cù, tiếng Hán là Lô, Lư vi, tiếng Anh là Pampas reed, tiếng
Pháp là Phragnitaies géantes, tên khoa học là Phragnites maximus Forsk.
Cây cao 2, 3m. Thân mảnh, cứng, bóng. Lá dài. Bông lau to, dày đặc, khi chín có
nhiều lông trắng rất đẹp.
Những bờ lau rậm rạp ở những vùng ẩm ướt như đầm hoang, ven suối, ven sông à
của những làng quê VN góp phần xạc xào, rì rào theo gió thổi. Người dân quê
miền Bắc còn bẻ cành lau để đuổi muỗi - Và bông lau làm cờ lau của trẻ chăn
trâu gợi nhớ về một câu chuyện ngày xưa: Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận:
Ngàn bông lau reo đưa
Theo chiều gió phất phới
Hay bóng cờ lau năm xưa còn đâu đây
...Hoa Lư ơi!
Non lau còn trong sương gió
Đến muôn đời mà không rứt lời ca – Hoàng Quý
Theo chiều gió phất phới
Hay bóng cờ lau năm xưa còn đâu đây
...Hoa Lư ơi!
Non lau còn trong sương gió
Đến muôn đời mà không rứt lời ca – Hoàng Quý
- Dễ bị
lầm lẫn với cỏ lau là cỏ tranh, tiếng Hán là Bạch mao, tiếng Anh là Cogon
grass, tên khoa học là Imperata cylindria L. F . Beaux. Cây cỏ tranh là loại cỏ
dại, mọc hoang ở khắp VN, thân rễ khỏe chắc, cao từ 30 - 90 cm. Lá hẹp, dài,
gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mặt trên, nhẵn ở mặt dưới, mép lá sắc. Hoa hình
chùy dài 5- 20 cm, màu trắng bạc, hoa nhỏ nhưng phủ đầy lông mềm, rất dài. Rễ
cỏ tranh phơi khô ( Bạch mao căn ) dùng làm thuốc và đánh dây. Lá cỏ tranh dùng
lợp nhà và vách nhà.
Nhà tranh vách đất tả tơi
Lau treo rèm nát, trúc cài phên thưa
Một sân đất cỏ dầm mưa
Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn đường – Nguyễn Du
Lau treo rèm nát, trúc cài phên thưa
Một sân đất cỏ dầm mưa
Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn đường – Nguyễn Du
- Cỏ
bồng: Còn gọi là cỏ tai hùm, tiếng Hán là Tiểu bồng thảo hay Tiểu phi bồng,
tiếng Anh là Horseweed, tiếng Pháp là Vergette, tên khoa học là Conyza
Canadensis L. Crong, họ cúc ( Asteraceae ). Cỏ bồng thường chết khô vào
mùa thu, bị gió thổi tung bay trong không khí, nên gọi là tiểu phi bồng.
Chiều rồi...
Vàng hai cánh tay
Biết mình không phải chim
Bay về rừng
Mà về chi chỗ mênh mông
Cây trơ nhánh lạnh
Cỏ bồng đã khô – Trần Vấn Lệ
Vàng hai cánh tay
Biết mình không phải chim
Bay về rừng
Mà về chi chỗ mênh mông
Cây trơ nhánh lạnh
Cỏ bồng đã khô – Trần Vấn Lệ
- Cỏ thi:
Cỏ xương cá, tiếng Hán là Dương kỳ thảo, họ cúc. Lá cỏ nhỏ, dài, lại có từng kẽ
hoa màu trắng hay hồng phớt, hơi giống hoa cúc. Mỗi gốc đâm ra nhiều rò. Người
xưa dùng rò này để xem bói, gọi là bói thi.
Cỏ thi trắng hồng
Buồn sâu mắt lệ
Nhặt cành cong, cành thẳng
Nắn đời anh suông
Bói quẻ càn khôn
Tình duyên son trẻ - Vutuananh
Buồn sâu mắt lệ
Nhặt cành cong, cành thẳng
Nắn đời anh suông
Bói quẻ càn khôn
Tình duyên son trẻ - Vutuananh
- Cỏ may:
tiếng Hán là Trúc tiết thảo hay Ngô công thảo, tiếng Anh là Lovegrass hay
Golden beardgrass, tiếng Pháp là Vétirer hay Herbe à piquants, tên khoa học là
Chrysopogon occiculateae Retz Trin, họ lúa .
Cỏ may mọc trên cạn. Thân cỏ mảnh nhưng rắn chắc, mọc thẳng, không bò lan như
nhiều loại cỏ khác. Rễ mọc bò. Phiến lá thường dựng đứng, không có lông, gân
chánh mảnh, mép nhỏ, dài giống như lá lúa. Lá ở gốc xếp sát nhau, lá ở ngọn thì
xa nhau. Cây cỏ may cao hơn đầu gối người. Cỏ may cứng nên trâu bò chỉ gặm nó
lẫn với những thứ cỏ khác vào mùa đông là mùa hiếm cỏ, và lúc đó cỏ may đang
đâm chồi mới.
Cỏ may may cỏ trên đồi
Một chiều gỡ cỏ anh ngồi bên em
Anh gần, em nhích xa thêm
Trên trời mây trắng êm đềm … trôi qua ! – Thanh Trắc Nguyễn Văn
Một chiều gỡ cỏ anh ngồi bên em
Anh gần, em nhích xa thêm
Trên trời mây trắng êm đềm … trôi qua ! – Thanh Trắc Nguyễn Văn
Mùa thu -
Vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 là lúc cỏ may trổ bông. Bông cỏ may có
chùy màu tím thẫm, nhánh mảnh, dễ gãy, mang ba gié hoa: Một gié không cọng
lưỡng phái, hai gié khác có cọng đực, nuốm trắng, mọc chĩa ra ngoài trông rất
rõ.
Mùa thu đã xa, hương vẫn nồng nàn
một thuở
Trên triền đê nhòa nhạt tím cỏ may
Anh lục tìm màu hoa tím đắm say
Màu hẹn hò tím suốt thời trẻ dại - TNNĐ
Trên triền đê nhòa nhạt tím cỏ may
Anh lục tìm màu hoa tím đắm say
Màu hẹn hò tím suốt thời trẻ dại - TNNĐ
Khi màu
tím của bông cỏ may nhạt dần thì bông vào hạt: những hạt cỏ may nhỏ li ti, rắn
chắc. Hạt cỏ may giống như hạt lúa, nhưng có một cái tua ở đầu hạt mảnh nhưng
nhọn, dễ móc, ghim vào quần áo. Hạt cỏ may nhỏ nên rất nhẹ, được gió rải đi
khắp nơi, nhờ vậy mà loài cỏ may dại này sinh tồn .
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em – Nguyễn Bính
Một chiều cả gió bám đầy áo em – Nguyễn Bính
Bông cỏ
may tím ngát cả một vạt cỏ đẹp não lòng người. Đó là những dải hoa cỏ tím chạy
dài suốt một triền đê, trên một bờ vòng hay dọc theo những cánh đồng, những con
đường làng. Bên cạnh màu tím biêng biếc của bông cỏ may bâng khuâng kỷ niệm,
ghim đầy nỗi nhớ à Còn có những màu hồng, màu vàng, màu trắng, màu đỏ à của các
loài cỏ dại khác. Hoa đồng cỏ nội có biết bao nhiêu, cơ man là loại, không làm
sao kể cho xiết được vì mỗi loại có hoa trái riêng của chúng, mà hầu như không
có loại hoa nào giống loại hoa nào.
Cỏ đồng chiều phất phơ ngàn tiếng
gọi
Đom đóm bay dọa cả ánh nắng ngày
Đêm hoang vu ngàn năm thì cứ ngũ
Giữa buốt sương hoa cỏ mọc không ngờ - DM
Đom đóm bay dọa cả ánh nắng ngày
Đêm hoang vu ngàn năm thì cứ ngũ
Giữa buốt sương hoa cỏ mọc không ngờ - DM
“ Cỏ của
hoa và hoa của cỏ “ ( Thanh Tâm Tuyền ). Hoa của cỏ, nhất là những hoa cỏ dại
mọc ven đường, chốn đồng nội, nơi triền đồi, trên sườn núi, bên khe suối, dưới
vực sâu … Chúng bé bỏng, đơn sơ, có những cánh hoa dại chỉ nhỏ bằng hạt ớt. Kết
cấu, màu sắc của hoa dại rất lạ mắt. Những đóa hoa dại tuy trông có vẻ mềm mại,
yếu ớt như vậy mà sức sống của chúng phi thường.
“ Hoa cỏ dại là hoa mọc nhờ mưa nắng của đất trời, không ai cần vun trồng hay
chăm sóc. Nó tự nhiên kết tụ hơi sương, e ấp thẹn thùng bên bước chân người.
Đến lúc tàn phai cũng nằm ở đấy, nơi được hình thành, phát triển và tự hủy
diệt, đi về hư vô vĩnh viễn “ – Tôn Thất Tuệ
Hoa mọc dưới chân người, hoa mọc đến chân mây
( Có nhiều thứ hoa còn chưa biết rõ … )
… Những hoa này lại nở cho triền núi
Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung
Nên ít ai để ý sắc từng bông
Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ
Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi – Xuân Quỳnh
( Có nhiều thứ hoa còn chưa biết rõ … )
… Những hoa này lại nở cho triền núi
Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung
Nên ít ai để ý sắc từng bông
Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ
Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi – Xuân Quỳnh
Những
hoa dại này cũng đủ rực rỡ, bắt mắt mời gọi đám côn trùng, bầy ong bướm để phát
tán hạt, bên cạnh sự giúp đỡ của gió trời để sinh tồn, để các thế hệ mới lại
được tiếp tục hình thành theo cách sinh sản hữu tính: ra hoa, kết trái, tạo
hạt. Phần lớn những hoa cỏ dại cùng loại thường ra hoa ở một thời điểm nhất
định ( mùa xuân, mùa hè hay mùa thu ) dù ở những địa điểm khác nhau.
Những bông hoa dại không người
hái
Lặng lẽ bốn mùa khắp mọi nơi
… Hoa chẳng có tên , hoa có sắc
Hương vẫn gởi vào trong gió bay – Hà Thiên Sơn
Lặng lẽ bốn mùa khắp mọi nơi
… Hoa chẳng có tên , hoa có sắc
Hương vẫn gởi vào trong gió bay – Hà Thiên Sơn
Những đóa
hoa cỏ với màu sắc hoang dã, tươi nguyên; Với nhiều vẻ đẹp riêng biệt: khiêm
tốn, thuần khiết, hồn hậu; Với các nỗi niềm riêng tư khó tả mà con người thường
lơ đễnh, vô tình, không chú ý ngắm nhìn. Những đóa hoa cỏ dại nhỏ nhoi mọc
trong cỏ, nhỏ nhoi đến độ bị lãng quên. Tên của chúng giản dị, chất phác, xa lạ
với nhiều người.
Hoa cỏ đẹp bên đường
Anh thờ ơ chẳng thấy
Bởi suốt đời anh khôn
Còn hoa này hoa dại – Trần Mạnh Hảo
Anh thờ ơ chẳng thấy
Bởi suốt đời anh khôn
Còn hoa này hoa dại – Trần Mạnh Hảo
Từ
xưa đến nay, các thi nhân đều cho là cỏ có mùi thơm. Hoa cỏ mang trong mình
hương thơm: có loại kín đáo, có thứ phô trương, nhưng tựu trung hương hoa cỏ là
một thứ hương mộc mạc, chân chất, giản dị, nhè nhẹ trong không gian, nương theo
chiều gió thổi đưa vào khứu giác, nhất là lúc vào hè, làm bao ong bướm đến tìm.
Em có để chút gì trên dấu cỏ
Mà hương thơm bay suốt bốn mùa – Trịnh Bửu Hoài
Mà hương thơm bay suốt bốn mùa – Trịnh Bửu Hoài
Mùi hương
thường được lưu giữ lâu dài và mạnh mẽ trong ký ức, như là có một mối liên hệ
thầm kín nào đó giữa mùi hương và đời sống tâm linh con người. Cái mùi hương cỏ
ngai ngái nắng, gần gũi, thoang thoảng vào buổi ban mai và hực lên nồng nàn hơn
vào chiều tối, vẫn mãi là một nỗi lòng tiềm tàng muôn thuở. Là một thứ hương
thầm như những lời ấp a, ấp úng chưa dám ngõ cùng ai – Người đã xa ngàn trùng;
Tình đã thành dĩ vãng mà mùi hương xưa vẫn còn đâu đó, như từ quá khứ đưa về.
Mùi hương gợi nhớ những ngủ yên qua bao nhiêu năm tháng, vẫn còn làm lòng người
ngan ngát những mùa xưa!
Hồn thánh thiện lối vào thơm cỏ,
cũ
Em xạ hương từ quá khứ tôi – Du Tử Lê
Em xạ hương từ quá khứ tôi – Du Tử Lê
Cỏ cây,
hoa lá theo các nhà thơ đều có những suy nghĩ và ước mơ riêng. Chúng tuy không
nói ra lời, nhưng vẫn được các “ tâm tư nhạy cảm “ nghe thấy. Giữa cây cỏ và
thi ca có một niềm tri kỷ: Đó là một sự cảm nhận giao hòa giữa hồn người và cỏ
cây. Cây cỏ mong manh đã nhận hết bao nhiêu xao xuyến của con người: nào là
những nỗi niềm, những tha thiết, những đam mê, những nguyện ước, những phôi
phai …
Tháng năm lần lữa đắp bồi
Lặng im cỏ lá nói lời nghìn năm – Thạch Quỳ
Lặng im cỏ lá nói lời nghìn năm – Thạch Quỳ
Và còn
nhiều, nhiều nữa những cảm quan khác nhau của các tâm hồn đa cảm, như là những
nhớ nhung về ngày cũ đã xa thật xa, không quay trở lại. Có lẽ quá vời vợi để
không còn mong, không còn chờ, nhưng nhớ thì vẫn nhớ, vì những hương sắc xưa
còn đọng mãi, kỷ niệm không thể phai mờ trong tâm khảm
Đường này, mình xưa
Ngậm hai sợi cỏ
Em theo chồng rồi
Cỏ còn xanh đó
Em nhớ gì không
Cái chiều hạ nọ
Cỏ hồng đôi bông – Phạm Thiên Thư
Ngậm hai sợi cỏ
Em theo chồng rồi
Cỏ còn xanh đó
Em nhớ gì không
Cái chiều hạ nọ
Cỏ hồng đôi bông – Phạm Thiên Thư
Cỏ hồng
của thi sỹ Phạm Thiên Thư là cỏ hồng đôi bông; Còn cỏ hồng của nhạc sỹ Phạm Duy
là “ cỏ hoang ngập lối trên những con đồi ”. Đó là “cỏ xanh đổi sắc theo ánh
mặt trời cũng đang soi tia lành “. Đó là “ cỏ hồng hoang, đỏ như trong giấc mơ
lung linh “
Ta đi qua thời cỏ hồng
Cỏ đã héo đồi xanh đã úa
Dấu chân cũ lẫn nơi nào trong cỏ
Khi ta về hoa hoang dại mọc lên
Con đồi dài như em còn ngoan
Lòng ta rụng trái thông khô thảng thốt
Ta qua dốc phía hoàng hôn tím ngát
Cỏ hồng xưa đổi sắc dưới chân mình – Đỗ Trung Quân
Cỏ đã héo đồi xanh đã úa
Dấu chân cũ lẫn nơi nào trong cỏ
Khi ta về hoa hoang dại mọc lên
Con đồi dài như em còn ngoan
Lòng ta rụng trái thông khô thảng thốt
Ta qua dốc phía hoàng hôn tím ngát
Cỏ hồng xưa đổi sắc dưới chân mình – Đỗ Trung Quân
Cỏ hồng
được miêu tả là “ cỏ im im, ngủ yên yên, mộng rất hiền “, “ cỏ lóng lánh, rồi
rung rinh bừng thoát giấc lành “, “ cỏ chênh vênh chờ đôi nhân tình “, “ cỏ
không tên nằm thênh thang, rồi vươn lên vì ta yêu nàng “, “ cỏ hoang xao xuyến
trên ngọn ngành “ ...Tùy theo tâm trạng của từng cá nhân mà cỏ được thi vị hóa,
đặc tính hóa hay ngay cả nhân cách hóa trong con mắt nhà thơ: “ Em thơm như cỏ
hồng, em ơi ! ” - Phạm Duy, “ Em là thế, hồn nhiên như ngọn cỏ “ - CV, “
Dáng em gầy mong manh như lá cỏ “ - Vũ Hoàng... Sau khi đã ví von cỏ với “ EM
“: Nhân vật quan trọng thứ hai sau cái tôi của chính mình, lúc cái tôi thoạt
biết có cái khác tôi.
Người yêu tôi là thảm cỏ mượt mà
Khi tôi đậu, nàng uốn mình cảm động – Du Tử Lê
Khi tôi đậu, nàng uốn mình cảm động – Du Tử Lê
Các thi
nhân còn ” nảy sinh “ ra nguyện ước được làm ngọn cỏ:
Anh sững sờ hóa thân thành ngọn
cỏ
Đứng ngu ngơ giữa mông quạnh đồng không – Lê Ký Thương
Đứng ngu ngơ giữa mông quạnh đồng không – Lê Ký Thương
Để
được gần gũi người mình thương như nữ thi sỹ Xuân Quỳnh:
Lòng những muốn trở thành ngọn cỏ
Bên lề đường ngày đó tiễn anh đi
Bên lề đường ngày đó tiễn anh đi
Hoặc cả
hai chúng ta đều “ hóa thân “ thành cỏ:
Anh là cỏ
Em là cỏ
Mình xen vào nhau
Tươi thắm bằng màu xanh
bát ngát
hy vọng
chan hòa
… cứ quyện vào
cứ đan xen
… Ta yêu nhau
dịu dàng – Đình Nguyên
Em là cỏ
Mình xen vào nhau
Tươi thắm bằng màu xanh
bát ngát
hy vọng
chan hòa
… cứ quyện vào
cứ đan xen
… Ta yêu nhau
dịu dàng – Đình Nguyên
Cỏ gần
nhau hơn bất cứ một loài cây lá, thực vật nào. Cỏ là một quần thể hòa đồng chất
chứa nhiều điều bí ẩn lâu dài: Sự lặng im của cỏ là một giao cảm rộng lớn an ủi
tâm hồn con người. Người ta nhận ra ở cỏ hoa sự khiêm tốn giấu mình vào cái
cộng đồng chung mà không đánh mất đi bản chất của riêng nó. Cỏ cây thiên nhiên
chính là cuộc đời, là dâu bể, bể dâu:
Trông về
nhánh cỏ - cuộc đời
xanh xao
sương khói- tàn hơi
một lần
nợ nần,
gian dối,
đua chen.
Cỏ xanh nhánh cũ
nỗi niềm
riêng tôi – Tử Nhi
nhánh cỏ - cuộc đời
xanh xao
sương khói- tàn hơi
một lần
nợ nần,
gian dối,
đua chen.
Cỏ xanh nhánh cũ
nỗi niềm
riêng tôi – Tử Nhi
Cỏ
trở thành ẩn dụ cho triết lý vô thường. Trong một sát na bất chợt nào đó, con
người suy nghĩ về thân phận cỏ lá với chút suy tưởng:
Lá cỏ vệ đường
Lá cỏ không tên
Người này im lặng nghe cỏ hát
Người kia xéo giầy, giẫm đạp lên
Nhưng không sao cả em ơi!
Cỏ sanh ra là để gót giầy giẫm đạp
Để vô danh
Để xanh
Và ... để hát - Phùng Quán
Lá cỏ không tên
Người này im lặng nghe cỏ hát
Người kia xéo giầy, giẫm đạp lên
Nhưng không sao cả em ơi!
Cỏ sanh ra là để gót giầy giẫm đạp
Để vô danh
Để xanh
Và ... để hát - Phùng Quán
Cỏ sanh
ra là để … xanh.Bao nhiêu cây cỏ đang dâng mạch nhựa để trao màu xanh của chúng
vào cuộc đời chung. Cuộc đời chung rộng lớn và miên man xanh. Màu xanh ấy như
xanh mãi từ những cánh đồng cỏ xanh trải dài xa tít tận chân trời, nối lên cao
tới trời xanh ngát và cao vút. Rồi lại luân chuyển từ màu xanh trời xuống lại xanh
đất. Trời xanh! Đất xanh! Trời đất cùng xanh. Cái màu xanh thắm của sự sống.
Cái màu xanh vượt qua những phiền toái của cuộc đời, làm dậy lên những cảm xúc
đầm thắm lòng người trước sự tha thiết bất diệt của trời và đất, như chưa bao
giờ xa nhau – Mà có phải xa nhau, nhưng đất trời chẳng thể rời được nhau. Đất
như luôn tha thiết với trời như trong thơ của thi sỹ Trương Nam Hương:
Đất trời đang phút trao thân
Đến như hoa cỏ cũng cần lứa đôi
Giữa muôn rúc rích tiếng chồi
Lặng im len dạ nói lời đắm say
Đến như hoa cỏ cũng cần lứa đôi
Giữa muôn rúc rích tiếng chồi
Lặng im len dạ nói lời đắm say
Mỗi sớm
đầu ngày, đất trời lãng đãng, không khí mơn man trong lành, những ngọn cỏ cứ
hồn nhiên xanh, cứ lặng lẽ ngậm trong lòng những hạt sương mai chưa kịp tan,
trong veo, lung linh, lấp lánh như những hạt thủy tinh để cùng xanh với cỏ cái
màu xanh bất tận như màu của trăm năm:
Trong im lặng biếc xanh của cỏ
Cơ man nắng và tự do
Có dâng hiến không đòi giá thú
Trong im lặng biếc xanh của cỏ
Cơ man sương và lá đêm
Có thổn thức đợi mùa … để vỡ - Trương Nam Hương
Cơ man nắng và tự do
Có dâng hiến không đòi giá thú
Trong im lặng biếc xanh của cỏ
Cơ man sương và lá đêm
Có thổn thức đợi mùa … để vỡ - Trương Nam Hương
Sương mai
là sương buổi sớm. Sương móc là sương đọng thành từng giọt treo mình trên cành
hoa, búp cây, mép lá, ngọn cỏ … Khi nhân duyên đã tròn là khi trời quang, mây
tạnh, gió nhẹ, độ ẩm trong không khí cao, thì hơi nước ở gần mặt đất ban đêm,
bám vào cỏ cây, gặp lạnh sẽ kết tụ lại thành những giọt sương móc - Sương là
tinh anh của trời. Cỏ là sức sống của đất. Sương nhẹ nhàng. Cỏ dịu dàng. Cả hai
thực thể đều mong manh trong cuộc sống, theo quy luật của vũ trụ, với những
ràng buộc của thiên nhiên.
Đám cỏ hoa mềm chao chác mộng
Trần gian gom lại giọt sương hồng - TTSH
Trần gian gom lại giọt sương hồng - TTSH
Sương móc
là nguồn cung cấp nước cho cây cỏ khi lâu ngày không có mưa – Lúc hơi nước còn
rơi thưa vô hình, chưa đọng thành giọt vào lúc nửa đêm, khẽ khàng giăng mắc như
tơ trời, phủ đầy lên lớp áo cỏ hoa, để rồi trở thành những hạt sương tinh khôi.
Và những hoa cỏ nhỏ nhoi. Sương còn là sương. Cỏ còn là cỏ. Nó còn là nó. Chúng
còn là chúng, chưa biến thành thực thể khác. Khẽ - Thẹn – Thuần. Đẹp biết
bao như tình vừa chớm:
Xưa em là cỏ úa
Ngủ quên ở bên đường
Anh mang hồn sương nhẹ
Rót vào giọt yêu thương – Đặng Thị Quế Phượng
Ngủ quên ở bên đường
Anh mang hồn sương nhẹ
Rót vào giọt yêu thương – Đặng Thị Quế Phượng
Sương
mang những giọt yêu thương rót vào hồn hoa cỏ. Sương như muốn thẩm thấu vào cỏ
hoa, nhưng không thành, chỉ còn là những giọt lệ lăn qua lăn lại, rồi giữa đất
trời rộng lớn, sương mai như sẵn sàng vỡ òa, sẵn sàng tan dần ra thành hơi mỗi
phút, mỗi giây, mỗi sát na để trở về trời khi mặt trời lên, để lại vấn vương
cho cỏ hoa đâu đó thêm nức nở theo tháng ngày trôi qua:
Ta như cỏ và hồn như sương lạnh
Em hiểu gì khi giọt lệ không rơi
...Ta như cỏ nên nhận phần héo úa
Người như sương nên ướp lạnh hồn buồn – Du Tử Lê
Em hiểu gì khi giọt lệ không rơi
...Ta như cỏ nên nhận phần héo úa
Người như sương nên ướp lạnh hồn buồn – Du Tử Lê
Nắng rồi
lên! Sương rồi tan! Có thể là nắng mềm như lụa, có thể là nắng rực rỡ chói lòa,
có thể nắng sóng sánh như hổ phách, có thể nắng đổ vàng mênh mang ... Có thể
nắng hôm nay sẽ tươi hơn ngày hôm qua, hay sẽ nhạt hơn ngày sẽ tới. Nhưng vẫn
cứ là nắng lên mỗi ngày để sương tan bỏ lỡ câu thề với cỏ hoa:
Bởi nắng sẽ tràn qua lối cỏ
Tình anh, ơi, chỉ hạt sương buồn
Tay thơ che suốt ngày đi nữa
Dễ chắc vuông tròn một cánh sương – Hoàng Lộc
Tình anh, ơi, chỉ hạt sương buồn
Tay thơ che suốt ngày đi nữa
Dễ chắc vuông tròn một cánh sương – Hoàng Lộc
Sương cứ
như thực, như hư, khẻ nhẹ thu mình trong lòng hoa cỏ, rồi thấm xuống đất, tan
vào biêng biếc cỏ hoa như đã hoàn thành sứ mạng của mình. Điều cốt yếu là mỗi
sớm mai, trước khi nắng lên, sương lại hiện diện như lời đã “ minh sơn, hải thệ
“ ngàn đời của một khách tình chung, như đã “ đinh ninh hai miệng một lời song
song”- ( Nguyễn Du ), dù biết rằng chỉ gặp được nhau trong khoảnh khắc, rồi sẽ
luân hồi, hẹn lại nhau trong kiếp lai sinh:
Em là hoa ngọn cỏ may
Anh là sương sớm đầu ngày vấn vương
Ta lang thang khắp mười phương
Chút duyên tri ngộ vô thường chờ nhau – Võ Thị Xuân Đào
Anh là sương sớm đầu ngày vấn vương
Ta lang thang khắp mười phương
Chút duyên tri ngộ vô thường chờ nhau – Võ Thị Xuân Đào
“ Sẽ
không có gì vô duyên hơn một cuộc sống phơi bày và trần trụi. Cái đáng yêu
trong cuộc đời là ở đâu đó chúng ta còn một chút bí ẩn để cho nhau … Đêm xuống
càng sâu, sương càng lạnh. Rùng mình còn nghe trên vai áo ướt đẫm những
hạt sương đêm. Và vào những đêm có tiếng quạ kêu, sương trở lạnh hơn bao giờ
hết à Khiến ai đó mải mê một đời đi tìm nhân duyên trong sương, trái tim nóng
đập vội vàng khi bất chợt nhận ra ở cuối đường một đóa mạt li màu trắng à Hoa
mọc lẻ loi, âm thầm dưới những vách rêu như đã ở đó từ trăm năm trước để có
ngày hội ngộ với sương mù “ - Hoàng Bình Thi
Tưởng là hoa cỏ bâng quơ
Hay đâu ẩn khuất nỗi chờ đợi nhau - TTSH
Hay đâu ẩn khuất nỗi chờ đợi nhau - TTSH
Như đã
nguyện thề từ bao nhiêu kỳ kiếp mà tình mãi không thôi, cây cỏ cứ âm thầm, thủy
chung mà mọc, hoa cỏ vẫn luôn mong đợi mà nở. Sương sớm cứ lấm tấm rơi, dù chỉ
một chút long lanh mà vô tận, làm lao xao tâm hồn, dù đã biết tình kia rồi sẽ
trải ra đợi nắng, phơi. Bí mật về hạnh phúc của tạo hóa là bí mật của duyên và
phận. Mối duyên phận tuy không thành mà bất diệt ấy luôn hiện hữu.
Tình của sương mai và hoa cỏ là “ chút tình như giọt sương phai nắng hồng “-
VTXĐ. Duyên của cỏ hoa và sương mai là “ hai chúng mình chỉ có duyên đợi
chờ “- BKA ; Vậy mà ràng buộc chúng vào với nhau.
Em đừng hỏi vì sao đời khó hiểu
Vì sao ta không thể sống thiếu nhau
… Như cây cỏ sớm thành thân với gió
Như lá mềm sớm cưới được sương khuya – Du Tử Lê
Vì sao ta không thể sống thiếu nhau
… Như cây cỏ sớm thành thân với gió
Như lá mềm sớm cưới được sương khuya – Du Tử Lê
Chuyện
của cỏ cây, hoa lá cũng như chuyện của con người: chan chứa bao điều. Cỏ cây,
hoa lá như nói giùm, nói giúp con người và nối vào con người những chiêm
nghiệm, mà ở đó, chữ tình bao giờ cũng ăm ắp đầy.
“ Con người suốt đời cứ cưu mang mãi một chữ tình để đắm chìm giữa cõi trăm
năm. Câu nói của Trương Trào, một thi sỹ Trung Hoa, cách đây ba thế kỷ mà nghe
ra vẫn còn vô cùng thắm thiết: Một chữ tình để duy trì thế giới, một chữ tài để
tô điểm càn khôn “- Huỳnh Ngọc Chiến.
Có nghe trời bể
Tương tư dặm trường
Hoa cỏ mênh mang
Nối lời ước thệ
Trọn mùa yêu đương – Đinh Hùng
Tương tư dặm trường
Hoa cỏ mênh mang
Nối lời ước thệ
Trọn mùa yêu đương – Đinh Hùng
Chỉ một
chữ tình thôi mà tự nó đã rắc rối nhiêu khê. Chữ tình theo Hán tự, là chữ thanh
viết với bộ tâm. Chữ Việt Nam “ mối tình “ cũng như chữ Hán “ tình tự “ đều hàm
ý một sợi dây ràng buộc tâm tình con người. Chữ tự viết với bộ mịch có nghĩa là
sợi dây nhỏ, là mối tơ bện lại. Trăm vạn sợi tơ tình kết thành cái lưới bủa vây
con người, nên chi tình yêu thì muôn màu, muôn vẻ … nhằm để chỉ thiên hình, vạn
trạng tình huống của con người như: cuộc tình, u tình, khối tình, chuyện tình
đến tình nghĩa, tình duyên, tình si, thất tình …
Ta như sương mà người như hoa
Dối gian nhau nát nụ hôn đầu
Tình đi từng bước trên lưng gió
Gieo xuống đời nhau hạt thương đau
… Người ở đâu ơi người ở đâu ?
Cỏ xanh còn áp má đêm buồn
Dế giun còn tiếc mùa ân ái
Từng phiến trời mang bao vết thương – Du Tử Lê
Dối gian nhau nát nụ hôn đầu
Tình đi từng bước trên lưng gió
Gieo xuống đời nhau hạt thương đau
… Người ở đâu ơi người ở đâu ?
Cỏ xanh còn áp má đêm buồn
Dế giun còn tiếc mùa ân ái
Từng phiến trời mang bao vết thương – Du Tử Lê
“Trong
cảm thức của người Việt, có sự phân định giữa tình và duyên, mặc dù hai chữ này
đều chỉ về sự quan hệ tình cảm lứa đôi, trai gái, vợ chồng. Nếu như duyên là
tiền định ( trừu tượng, mơ hồ ) có sẵn trong duyên số mỗi người thì tình là sự
gặp gỡ tình cờ trong hiện tại “- Hoài Việt.
Tiền kiếp nào gặp nhau
Hạt sương đầu cánh gió
Ngẩn ngơ hồn thương đau
Khi nụ tình vừa chớm – Thái Tú Hạp
Hạt sương đầu cánh gió
Ngẩn ngơ hồn thương đau
Khi nụ tình vừa chớm – Thái Tú Hạp
Sự ràng
buộc của mối dây tình không phải là không có sự kén chọn đối tượng trong tiềm
thức, phải có yếu tố duyên! Duyên là cái được mà có, những cũng là cái không
được mà có. Chữ duyên viết theo chữ Hán cũng có bộ mịch ( sợi tơ ), có nghĩa là
nguyên nhân, duyên do, duyên cớ phát sinh ra sự việc, do đó mới có chữ mối nhân
duyên.
Về tự một mùa đông
Em rầu rầu sương, cỏ
… Cây khẳng khiu đợi chờ
Lá một đời héo úa – Du Tử Lê
Em rầu rầu sương, cỏ
… Cây khẳng khiu đợi chờ
Lá một đời héo úa – Du Tử Lê
“Chữ
duyên có hai nghĩa có thể chấp nhận: nghĩa tình duyên, nhân duyên lấy vợ lấy
chồng, và nghĩa duyên nợ, duyên kiếp, duyên số, duyên phận ( destinée, sort ).
Ngày nay nghĩa nhân duyên lấy vợ lấy chồng thông thường ở ngoài đời, nhưng vào
chùa thì nghĩa duyên kiếp thông thường hơn. Và duyên lại có nghĩa khác: cái đẹp
kín đáo hấp dẫn hay sự may mắn, trong các tập hợp” có duyên “, “ vô duyên “ nay
vẫn thường dùng, và duyên còn có nghĩa là bờ trong duyên hải= bờ biển.
Chữ nhân duyên là từ Phật giáo, nhân là sức mạnh trực tiếp mà sinh ra ( nguyên
nhân ), duyên là sức yếu gián tiếp mà sinh ra ( theo từ điển truyện Kiều của
Đào Duy Anh ), và nhân duyên có nghĩa đầu tiên là duyên số, định mệnh. Sau đó
có nghĩa tình duyên, nói gọn là nhân duyên lấy vợ lấy chồng.” – Nghiêm Xuân Hải
Đến với nhau nồng nàn cỏ lá
Chuyện trần lao huyễn mộng như sương
… Tâm ước nguyện mùa xuân vĩnh cửu
Dù thời gian một thoáng hư không
Đời đẹp xinh nhiệm mầu vô tận
Ngát hương tình trời đất mênh mông – Thái Tú Hạp
Chuyện trần lao huyễn mộng như sương
… Tâm ước nguyện mùa xuân vĩnh cửu
Dù thời gian một thoáng hư không
Đời đẹp xinh nhiệm mầu vô tận
Ngát hương tình trời đất mênh mông – Thái Tú Hạp
Trời đất
mênh mông như một không gian đầy cỏ, đầy hoa bốn phía, chung quanh. Buông mình
trên thảm cỏ, nằm gối đầu lên cỏ: cỏ mát rượi, cỏ dịu dàng, cỏ quấn quýt dưới
lưng êm ái như một lớp nệm. Ngửa mặt lên nhìn trời: những đám mây trắng bồng
bềnh nhè nhẹ trôi qua. Đó là khoảnh khắc hiếm hoi trong đời sống tất bật hàng
ngày. Phải sống đến một lúc nào đó, con người mới thấy ra và hiểu rằng những
giây phút thanh thản hay một ngày bình yên, không vướng bận điều gì trong đời
như vậy quý giá đến chừng nào!
Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh
Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa
Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
...Hạnh phúc trời với đất mang mang
Với bò giữa rừng hoang đang gặm cỏ
Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
Không biết trời đất có ngó mình không – Bùi Giáng
Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh
Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa
Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
...Hạnh phúc trời với đất mang mang
Với bò giữa rừng hoang đang gặm cỏ
Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
Không biết trời đất có ngó mình không – Bùi Giáng
Nằm trên
cỏ để nghe tiếng thì thầm của cỏ trong trạng thái giao cảm kỳ diệu với vạn vật.
Nằm trên cỏ để thấy những truân chuyên, những nhân tình thế thái, những bể dâu
thay đổi, những ước mơ công hầu khanh tướng, những khát vọng đội đá vá trời,
những chắt chiu tủn mủn, tỉ mỉ … của đời người theo tháng ngày đã qua chìm lắng
xuống.
Chiều nay vọng bóng chiều nào
Tiếng ai, tiếng cỏ nôn nao gọi thầm
Phút giây gác chuyện thăng trầm
Ngã mình trên cỏ trầm ngâm nhìn trời – Trịnh Đường
Tiếng ai, tiếng cỏ nôn nao gọi thầm
Phút giây gác chuyện thăng trầm
Ngã mình trên cỏ trầm ngâm nhìn trời – Trịnh Đường
Đời người
trước sau gì cũng đến lúc trở về với cỏ để kết thúc một vòng luân hồi nhẹ kiếp
nhân sinh sau bao nhiêu nỗi vui buồn, cười khóc, được mất, thành bại, cay đắng,
ngọt bùi: ngắn ngủi vô thường thảy tan hết vào trong lòng đất.
” Nhiều khi ta cần một lần quỳ sụp để nhìn cây cỏ được gần hơn, bụi đất cận kề
hơn - nỗi chết chạm vào ta rất thật để đủ sống như điên mỗi khoảnh khắc con
người - dựng thẳng ngày mai và dựng cả ngày hôm qua “- TTSH
Ta nằm trên cỏ mơ giấc bướm
Chiến bào yên ngựa, chuyện hư không – Thái Tú Hạp
Chiến bào yên ngựa, chuyện hư không – Thái Tú Hạp
Năm tháng
dần trôi qua. Mọi thứ, mọi điều cũng cũ, cũng già. Chỉ có cỏ thôi, vẫn xanh
thắm vô chừng qua hằng bao thế kỷ, cho dù khí hậu khắc nghiệt: nắng lửa đốt
cháy, mưa bão rét mướt, cho dù trải qua muôn vạn chuyện đổi thay, cho dù mấy
ngàn năm sau đất sẽ bạc màu. Cỏ xanh vẫn vươn mình từ một kiếp, rồi nhiều kiếp,
để nối ngàn xưa mãi tới ngàn sau.
Cỏ vô tư mãnh liệt
Đất đâu cũng đất lành
Mặc thăng trầm, được mất
Trời xanh thì cỏ xanh - ???
Đất đâu cũng đất lành
Mặc thăng trầm, được mất
Trời xanh thì cỏ xanh - ???
Lúc con
người chưa xuất hiện trên thế gian này, cỏ đã mọc đầy trên mặt đất. Những cọng
cỏ dại sinh ra tượng trưng cho một sự sống, một sự tồn tại: Một cuộc sống bình
dị như cây cỏ vô danh trong khu vườn lớn cuộc đời.
Cầm bằng hai chữ hư danh
Thảo dân và cỏ, ta thành một đôi – Phạm Xuân Trường
Thảo dân và cỏ, ta thành một đôi – Phạm Xuân Trường
“ Như
những đám mây trời của mặt đất, cỏ gọi hoài tiếng hát của bầy dế hoang khi tuổi
thơ đã qua. Cỏ gọi hạt sương mai gầy lên trong ngày nhớ, gọi ánh mặt trời soi
ấm những nội – hoa – lòng . “- Nguyễn Xuân Hoàng
Bên cọng cỏ
Một chú dế kiễng chân
Uống giọt sương đầu tiên
Lích chích đôi cánh mỏng – Lê Thị Kim
Một chú dế kiễng chân
Uống giọt sương đầu tiên
Lích chích đôi cánh mỏng – Lê Thị Kim
Sự sống
của cỏ cây được dùng làm mốc thời gian đánh dấu:” Xuân sanh; Hạ trưởng; Thu
liễm; Đông tàng “: Thảo mộc sanh ra vào khí xuân ấm áp, tăng trưởng nhanh dưới
nắng hè, rồi thu lại trong hơi thu se sắt và cuối cùng tàng ẩn dưới giá lạnh
của mùa đông. Đó là chu kỳ sinh hóa tuần hoàn của thực vật qua diễn tiến của
thời tiết bốn mùa. Cái chu kỳ này cứ tái diễn theo nhịp điệu đều đặn của thời
gian mà người ta gọi là một năm.
Cây trong vườn, ngoài đường cỏ
mọc
Khắp phố phường mưa móc xum xuê
Em đi bước bước đề huề
Xuân xanh lễ hội đê mê tâm tình – Bùi Giáng
Khắp phố phường mưa móc xum xuê
Em đi bước bước đề huề
Xuân xanh lễ hội đê mê tâm tình – Bùi Giáng
Năm nào
cũng vậy, sau thời gian lạnh giá của ba tháng chạp, giêng, hai, đến tháng ba
khí trời ấm dần lên. Từ dưới lòng đất, những hột cỏ non nẩy mầm mới đang chờ
đợi: chờ mưa xuân, đợi gió xuân, chờ ánh nắng xuân, đợi tiếng chim … để đến một
thời điểm nào đó, những chồi non sẽ bật lên, nhú ra khỏi mặt đất nẻ khô, để chỉ
vài hôm cỏ sẽ vươn xanh, cỏ sẽ mượt mà.
Trong vườn em tháng giêng cành
nẩy lộc
Con chim nào vừa hót dễ thương
Sáng thức dậy đất trời thơm cỏ lá
Từ trong em xuân đến nhiệm mầu hương – Thái Tú Hạp
Con chim nào vừa hót dễ thương
Sáng thức dậy đất trời thơm cỏ lá
Từ trong em xuân đến nhiệm mầu hương – Thái Tú Hạp
Mùa xuân
là mùa ngàn đời vẫn trẻ! Nên mỗi độ xuân về muôn loài thay áo mới đón xuân.
Nắng chiếu lấp lánh trên những búp nõn, lộc non của cây cành. Hương cỏ đượm bay
mùa mới, đúng như hai đặc tính của cỏ là “ xuân hồi y cựu lục: mùa xuân trở lại
xanh biếc như xưa “ và “ thời đáo tự nhiên hương: đến đúng lúc thì tự nhiên có
mùi thơm “. Mùa xuân cỏ mọc, tưởng chừng như đó là một sự việc hiển nhiên,
không có gì đặc biệt để nói. Nhưng nếu mùa xuân không có màu xanh biêng biếc
của cỏ làm nền thì bức tranh thiên nhiên sẽ ra sao? Mùa xuân có còn hiển hiện
lung linh ánh sáng và lung linh thanh sắc nữa hay không ?
Còn mang nợ màu xanh cỏ lá
Nợ sắc vàng, sắc tím … của hoa
...Còn mang nợ, dẫu không vay mà nợ
Nợ đất trời ưu ái cho ta – Nguyễn Tường Thuật
Nợ sắc vàng, sắc tím … của hoa
...Còn mang nợ, dẫu không vay mà nợ
Nợ đất trời ưu ái cho ta – Nguyễn Tường Thuật
Đời người
mang nhiều nợ trên vai: nợ cha dáng dấp hình hài, nợ mẹ cù lao dưỡng dục, nợ
thày, cô công lao dạy dỗ … nợ chính mình một nhân cách con người, nợ trái tim
một tình yêu … Nợ đêm dài một sớm mai, nợ mùa xuân một cành lộc, nợ màu xanh
của cỏ lá …
Chúng ta đứng cao hơn
Mọi tráo trơ, dối trá
Chúng ta nào vô ơn
Ngọn cỏ xanh, chiếc lá …- Trương Nam Hương
Có những món nợ không hề vay nhưng vẫn nhớ mãi, vẫn phải làm gì đó để đáp trả - Còn nợ cuộc đời là còn được và phải yêu thương:
Mọi tráo trơ, dối trá
Chúng ta nào vô ơn
Ngọn cỏ xanh, chiếc lá …- Trương Nam Hương
Có những món nợ không hề vay nhưng vẫn nhớ mãi, vẫn phải làm gì đó để đáp trả - Còn nợ cuộc đời là còn được và phải yêu thương:
Người viết mãi một màu xanh cho
cỏ
Người viết hoài một màu cỏ cho xuân – Bùi Giáng
Người viết hoài một màu cỏ cho xuân – Bùi Giáng
Cây cỏ là
tiếng nói của tâm linh – Cây cỏ được nâng lên thành một triết lý sống. Triết lý
sống về cỏ thật tự nhiên, giản dị: Giản dị sau một quá trình chiêm nghiệm bao
nhiêu điều về cuộc đời: hạnh phúc lẫn khổ đau, trần trụi và huyền hoặc, tin yêu
lẫn man trá, vĩnh hằng hay phù du …
Có thể chấm dứt được rồi những nụ
cười giễu cợt.
Rằng những ai nói về cỏ hoa là những kẻ không chạm hai chân trên mặt đất này.
… Anh không dửng dưng trước hạt gạo khó khăn ngày hai bữa.
Anh không quên những vất vả đời thường.
Anh biết rõ những giọt nước mắt em đôi khi thành chất độc.
Nhỏ xuống lòng mình loang lổ vết thương.
Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ.
...Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng không mọc nửa đêm rằm.
Hay sợ trăng đã mọc rồi mà đầu anh vẫn cúi.
Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong
… Nên anh cứ muốn nói hoài về hoa cỏ.
Để còn biết giật mình khi chạm một làn hương – Đỗ Trung Quân
Rằng những ai nói về cỏ hoa là những kẻ không chạm hai chân trên mặt đất này.
… Anh không dửng dưng trước hạt gạo khó khăn ngày hai bữa.
Anh không quên những vất vả đời thường.
Anh biết rõ những giọt nước mắt em đôi khi thành chất độc.
Nhỏ xuống lòng mình loang lổ vết thương.
Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ.
...Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng không mọc nửa đêm rằm.
Hay sợ trăng đã mọc rồi mà đầu anh vẫn cúi.
Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong
… Nên anh cứ muốn nói hoài về hoa cỏ.
Để còn biết giật mình khi chạm một làn hương – Đỗ Trung Quân
Cỏ nhắc
nhở con người về kỷ niệm, về quá khứ không còn nữa: điều đó gần như là một nhu
cầu cần thiết của con người- Nhìn lại quá khứ để định hướng tới cho tương lai.
Sống lại, nhớ lại những kỷ niệm, những phút giây dĩ vãng cho dù vàng son hay
cùng cực để làm hành trang cho con người bước đi trên đường đời.
Con người
chúng ta, mỗi ngày già đi 24 tiếng, mỗi tháng già đi 30 ngày, mỗi năm già đi 12
tháng à hiểu ra được một điều, vài điều à nhiều điều để góp những suy nghĩ và
ước mơ riêng của mình vào cuộc đời chung cho phong phú hơn ở hiện tại và nhiều
tươi đẹp hơn ở tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét