Trở lại Tây Nguyên
GSTS Trần Văn Khê
Đàn K’ ni
|
Đàn Goong
|
Năm 1978,
cố giáo sư Lưu Hữu Phước và tôi có dịp đi điền dã và dự một vài liên hoan cồng
chiêng tại ba nơi: Buôn Ma Thuột, Daklak và Pleiku. Vùng này lúc ấy còn
hoang dã và cồng chiêng Tây Nguyên ít người biết đến. Chúng tôi bắt đầu làm
quen với những nhạc cụ chưa từng thấy trong đời như: Đàn Goong, đàn K’ ni, và
các loại cồng chiêng của vài dân tộc Êđê, M’nong ga, Gia rai, Bahnar. Chúng tôi
được nghe những âm thanh mới lạ, được uống rượu cần và gặp gỡ một số nghệ nhân,
nghệ sĩ tại vùng Tây nguyên. Sau đó, hai chúng tôi đều nhận thấy rằng vùng này
có một nền văn hóa và âm nhạc rất độc đáo mà trong một chuyến đi điền dã ngắn
hạn không thể nào nắm bắt hết được... Cố giáo sư Lưu Hữu Phước đã nhận thấy
điều ấy và sau khi khai quật và tìm được đờn đá Khánh Sơn lại còn thêm lý do để
nghiên cứu sâu sắc hơn sinh hoạt âm nhạc trong vùng này.
Trong
những chuyến đi, chúng tôi may mắn được một nhạc sĩ người Việt gốc Bahnar tên
là Kpa Ylang biết nhiều tiếng địa phương, biết sử dụng một số nhạc cụ vùng Tây
Nguyên, lại được đào tạo tại nhạc viện Hà Nội và đã du học bên Trung Quốc, làm
người hướng dẫn đáng tin cậy để đưa chúng tôi khám phá những kỳ hoa dị thảo
trong vườn âm nhạc Tây Nguyên.
Sau chuyến
đi đó, khi trở lại Pháp, chúng tôi có thêm may mắn là được nhiều lần gặp
gỡ những nhà Dân tộc học nổi tiếng như Georges Condominas, Jacques
Dournes, những người đã từng sống trên vùng Tây nguyên như dân bản xứ trong
nhiều năm. Chúng tôi biết rõ thêm nhiều chi tiết về những dàn cồng chiêng,
những buổi hát thâu đêm, những sử thi, trường ca, anh hùng ca của vùng núi rừng
miền Thượng.
Nhưng vì
làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, tôi có nhiệm vụ phải
sưu tầm nghiên cứu âm nhạc truyền thống dân gian và bác học của người Kinh, và
dòng đời đã đưa chúng tôi bôn ba, bốn biển năm châu, hình ảnh Tây nguyên chỉ
còn là những khu rừng nhiều cây rậm lá, là “biển hồ” đầy thơ mộng vùng
Pleiku, là những âm thanh trầm bổng của cồng chiêng, những nhạc cụ làm
bằng tre nứa, những tiếng khèn bè M’buat của dân tộc M’nong,
Ding Nam của dân tộc Êđê, tiếng đàn K’ni của dân tộc Gia rai... Những băng từ
ghi lại âm nhạc vùng Tây nguyên của các nhà Dân tộc học Jacques Dournes,
Georges Condominas, bà De Haute Cloque, bà bá tước De Chambure mà chúng tôi
được nghe trong các phòng tàng trữ tư liệu của Bảo tàng viện Con người và Bảo
tàng viện Guimet chỉ kéo chúng tôi trở lại trong khoảnh khắc không khí Tây
Nguyên.
Sau này,
giáo sư Tô Vũ và các chuyên gia Viện nghiên cứu âm nhạc và múa của thành phố Hồ
Chí Minh đã tổ chức những liên hoan cồng chiêng và ghi thêm nhiều hình ảnh, âm
thanh của các dàn cồng chiêng đa dạng.
Bảo tàng
viện Guimet
|
Giáo sư Tô
Ngọc Thanh, người đã lặn lội cùng ăn cùng sống với dân tộc Tây Nguyên trong 6,
7 năm trời, và nhiều chuyên gia khác như Trương Bi, Vũ Ngọc Bình, A Đôi, Đặng
Hoành Loan v.v… đã cho tôi một hình ảnh đậm đà của văn hóa âm nhạc Tây Nguyên.
Nhưng tôi chưa có dịp trở lại Tây Nguyên để nghe tận tai, thấy tận mắt những
điều tôi đã được biết qua các bài tiểu luận đã viết hay băng từ đã ghi lại hình
ảnh và âm thanh của nền âm nhạc núi rừng.
Năm 2005,
tôi có dịp tiếp cận với Tây Nguyên qua việc Hội đồng quốc tế Khoa học Xã hội
thuộc UNESCO giao cho tôi trọng trách thẩm nghiệm và đánh giá hồ sơ về Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên do Việt Nam đệ trình UNESCO xem xét để có
thể công nhận Không gian này là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể
của nhân loại. Nhờ hồ sơ này, tôi được biết rõ thêm về bề dày lịch sử, chiều
sâu nghệ thuật của những dàn cồng chiêng trong một không gian văn hóa đa dạng
và phong phú, và gặp nhiều chuyên gia như Bùi Trọng Hiền, Nguyễn Quang Tuệ,
những người trẻ tuổi mà đã có nhiều công trình rất đầy đủ và sâu sắc về cồng
chiêng và văn hóa dân gian vùng Tây nguyên.
Lễ
Tiếp nhận Bằng UNESCO tôn vinh Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là
kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Người đứng
bên cạnh GS Trần Văn Khê là cô phóng viên người Ede.
|
Năm 2006,
tôi lại vinh hạnh được mời tham dự buổi lễ đón Bằng của UNESCO vinh danh Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại thành phố Pleiku.
Sau hai
mươi tám năm, tôi rất ngạc nhiên và thích thú khi trở lại nơi này, một vùng đất
trước kia hoang sơ mà nay rất trù phú, trước kia là một làng xã nhỏ mà nay là
một đô thị sầm uất, là nơi có thể tổ chức buổi lễ hoành tráng, qui mô mang tầm
cỡ quốc tế và có đủ điều kiện để đón những vị khách quý từ bốn phương.
Buổi lễ
được cử hành tại sân vận động lớn của thành phố, đã huy động được nhiều dàn
cồng tiêu biểu của các dân tộc Tây Nguyên cùng những học sinh sinh viên, thanh
niên nam nữ trong buôn làng, và các vị quan khách Việt Nam, các ban ngành
văn hóa, kinh tế và quốc tế như ông Gadigy Ngomezulu, đại diện cho Tổng
giám đốc cơ quan văn hóa Liên hiệp quốc và các nhân viên phái đoàn UNESCO.
Lễ hội cử
hành đúng giờ qui định, rất trang nghiêm. Một hồi trống vừa dứt, tiếng hoan hô
vang dậy cả sân vận động. Trên mười dàn cồng cùng biểu diễn chung một lúc những
bản nhạc dành cho lễ hội. Hàng trăm thanh niên nam nữ rực rỡ trong lễ phục của
các dân tộc nhịp nhàng múa theo tiết tấu của cồng chiêng. Hàng trăm phóng viên
các báo toàn quốc về đây để lấy tin và ảnh của buổi lễ. Truyền hình đã phát
sóng trực tiếp từ lúc khai mạc để đông đảo khán giả trong cả nước có thể theo
dõi.
Tôi nhìn
quan khách quốc tế, thấy trên nét mặt của các vị có vẻ ngạc nhiên và thán phục.
Các bạn nhìn tôi mỉm cười. Tôi nói với Ông đại diện UNESCO: “Chắc ông không chờ
đợi rằng việc UNESCO tôn vinh giá trị nghệ thuật của cồng chiêng đã gây nên một
sự hưởng ứng của toàn quốc Việt Nam như thế. Tôi đã thường mơ màng rằng nếu một
bộ môn nghệ thuật nào mà được chánh quyền trung ương và địa phương quan tâm,
được nghệ nhân, nghệ sĩ chắt chiu gìn giữ và hãnh diện với di sản của cha ông
để lại, được quảng đại quần chúng hoan hô đón nhận, nhứt là được thế hệ trẻ sẵn
sàng tiếp thu nghệ thuật ấy, tìm hiểu thương yêu, học hỏi và luyện tập thì bộ
môn nghệ thuật đó có được một sức sống mãnh liệt và sẽ không bao giờ bị chìm
trong quên lãng. Thì hôm nay, hình ảnh đó đã hiện rõ trong sân vận động thành
phố Pleiku”. Ông đại diện UNESCO nói rằng ông chưa bao giờ tham dự một buổi đón
tiếp bằng tôn vinh của UNESCO được tổ chức một cách trọng thể như thế này. Mục
đích của UNESCO là khơi dậy trong lòng các dân tộc tình yêu thương di sản
truyền thống của mình để giữ lại cho nhân loại những hình ảnh và sắc thái đa
dạng của các nền văn hóa trên toàn thế giới. Lễ hội hôm nay chứng tỏ rằng
UNESCO đã đạt được mục đích đó.
Buổi lễ kết thúc trong tinh thần đoàn kết bằng cử chỉ của toàn thể quan khách
và diễn viên cùng nắm tay nhau, cùng múa theo nhịp cồng chiêng quanh ngọn lửa
hồng do Chủ tịch nước, các Bộ trưởng và đại diện của UNESCO châm ngòi.
Hôm
sau, trong buổi gặp gỡ với nhân viên Sở Văn hóa Thông tin Pleiku và đại diện
các báo họp tại trụ sở của tòa soạn báo Gia Lai, chúng tôi được biết rằng chánh
quyền và cơ sở văn hóa địa phương rất lo lắng không biết phải bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa cồng chiêng như thế nào, có nên giữ nguyên vốn cũ hay phải
đổi mới mà đổi mới theo cách nào. Các bạn yêu cầu tôi cho ý kiến về công việc
phải làm. Trước sự nhiệt tình chờ đợi câu trả lời, tôi phải bỏ sự dè dặt mà
phát biểu như sau:
“Các
bạn không thiếu người sáng suốt để chỉ đạo công việc này nhưng với kinh nghiệm
của tôi trong công việc bảo tồn và phát huy vốn dân tộc truyền thống mà UNESCO
đã hưởng ứng trong mấy chục cuộc hội thảo quốc tế, tôi thấy rằng một di sản
đang bị chìm vào sự quên lãng tựa như một căn nhà đang bị cháy. Trước khi nghĩ
rằng phải trồng loại hoa nào trong khu vườn trước nhà, phải trang trí thế nào
cho các phòng thì phải chữa cháy trước đã. Do đó, công việc đầu tiên là làm sao
gầy dựng lại những dàn cồng chiêng Tây Nguyên theo lời hướng dẫn của những nghệ
nhân lão thành để chúng ta có một dàn cồng chiêng mẫu mực, giữ lại được những
nét hay độc đáo và đặc thù của nghệ thuật mà cha ông chúng ta đã dầy công xây
đắp, đã được lưu truyền từ đời trước qua đời sau, chịu thử thách của thời gian
mà ngày nay vẫn còn phù hợp với quan điểm thẩm mỹ và tín ngưỡng của các dân tộc
đang sống trên Tây Nguyên.
Nhưng
mỗi truyền thống đều có sức sống và sự phát triển riêng của nó. Truyền thống
không phải bất di, bất dịch mà thường thay đổi theo nếp sống của xã hội. Sự
thay đổi đó rất tế nhị và phải bắt nguồn từ bên trong và do những người nắm
vững truyền thống thực hiện chứ không phải do vay mượn bừa bãi những yếu tố bên
ngoài. Chúng ta thường nghe rằng xã hội mới có một nhịp sống mới thì âm nhạc
cũng không thể chậm chạp lề mề theo nhịp sống xưa. Theo tôi, hai tiết tấu của
xã hội công nghiệp và của nghệ thuật không có bắt buộc phải như nhau. Nhịp sống
xã hội là nhịp sống của kỹ nghệ, của công nghiệp còn tiết tấu của âm nhạc là
tiết tấu của nghệ thuật, là tiết tấu của con tim thưởng thức nghệ thuật.
Nếu bắt con tim phải theo nhịp sống quay cuồng của xã hội công nghiệp thì con người sẽ đi ngược lại nhịp sống sinh lý vì thế đổi mới không phải là làm cho ồn ào và rộn rịp hơn xưa. Chúng ta không nên vì cái hào nhoáng bề mặt của nghệ thuật phương tây mà chạy theo bắt chước để tạo thành một loại nhạc ngoại lai, không còn bản sắc của dân tộc và quên đi nét thâm trầm tế nhị và kín đáo bề trong của nghệ thuật. Khi muốn phát huy vốn cổ bằng cách thêm vào một vài yếu tố mới trong ngôn ngữ âm nhạc, chúng ta nên thận trọng, phải có người nắm vững truyền thống để biết rõ yếu tố có phù hợp hay không với căn bản của truyền thống. Nếu không phù hợp sẽ dẫn đi đến chỗ đào thải như cách ghép cây hay ghép cơ quan nội tại trong một con người. Nếu phù hợp thì loại cây mới ghép sẽ đơm hoa thơm kết trái ngọt, hay đem lại sự sống mới cho người được ghép. Việc làm đó đòi hỏi nhiều sự thử thách và thời gian rất dài.
Nếu bắt con tim phải theo nhịp sống quay cuồng của xã hội công nghiệp thì con người sẽ đi ngược lại nhịp sống sinh lý vì thế đổi mới không phải là làm cho ồn ào và rộn rịp hơn xưa. Chúng ta không nên vì cái hào nhoáng bề mặt của nghệ thuật phương tây mà chạy theo bắt chước để tạo thành một loại nhạc ngoại lai, không còn bản sắc của dân tộc và quên đi nét thâm trầm tế nhị và kín đáo bề trong của nghệ thuật. Khi muốn phát huy vốn cổ bằng cách thêm vào một vài yếu tố mới trong ngôn ngữ âm nhạc, chúng ta nên thận trọng, phải có người nắm vững truyền thống để biết rõ yếu tố có phù hợp hay không với căn bản của truyền thống. Nếu không phù hợp sẽ dẫn đi đến chỗ đào thải như cách ghép cây hay ghép cơ quan nội tại trong một con người. Nếu phù hợp thì loại cây mới ghép sẽ đơm hoa thơm kết trái ngọt, hay đem lại sự sống mới cho người được ghép. Việc làm đó đòi hỏi nhiều sự thử thách và thời gian rất dài.
Việc
trước mắt là nên đem nghệ thuật cồng chiêng vào trong học đường, không phải đào
tạo cho học sinh trờ thành diễn viên của cồng chiêng mà cho mọi người hiểu biết
những nét khái quát của nghệ thuật cồng chiêng và thưởng thức cái hay, cái đẹp
của tiếng cồng, tiếng trống. Phải biết cồng chiêng không chỉ là những nhạc cụ
mà là những vật thiêng và gắn liền với đời sống của con người từ lúc sơ sanh
đến lúc trở về với cát bụi và trong những sinh hoạt thường ngày. Sau đó, phải
nghĩ đến vấn đề “tiếp thị” văn hóa cồng chiêng với người trong nước và ngoài
nước.
Đại
khái như in những bưu thiếp với hình ảnh, trang phục của thanh niên nam, nữ của
những dàn cồng chiêng lớn nhỏ, những lễ hội độc đáo.
Nên tạo
những hàng hóa thủ công nhẹ nhàng không đắt giá để phổ biến hình ảnh cụ thể của
văn hóa cồng chiêng cho người trong và ngoài nước.
Các nhà
sản xuất băng dĩa nên nghĩ ra những dĩa hát, những dĩa DVD ghi lại những buổi
biểu diễn của cồng chiêng Tây nguyên để phổ biến trong các trường học, các đài
truyền thanh, truyền hình và những nơi công cộng.
Bưu
chính viễn thông cần in ấn những con tem về hình ảnh của văn hóa cồng chiêng.
Tổ chức
ngày lễ hội cồng chiêng truyền thống trong một định kỳ thời gian để qui tụ các
dàn cồng chiêng khác nhau của các dân tộc trong cả nước. Ngày đó cũng sẽ là một
ngày đặc biệt trong chương trình du lịch văn hoá của vùng Tây Nguyên.
Những việc
làm đó là những phương pháp được áp dụng để “tiếp thị” văn hoá cồng
chiêng trên thế giới.
Ngoài ra,
công việc chánh sẽ làm là giáo dục và đào tạo những nhạc công trẻ tuổi để một
ngày kia tiếp nối việc làm của những nghệ nhân cao niên sẽ lần lượt vĩnh viễn
ra đi.
Đó là
những đề nghị của chúng tôi đến các bạn để cùng chung nhau thiết lập một chương
trình thực hiện việc bảo tồn văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
Công việc
phát huy và phát triển cồng chiêng Tây Nguyên cũng cần phải nghĩ đến, nhưng
không thể đưa ra trước những gì chúng ta muốn làm mà phải tùy số nhạc sĩ trẻ
tuổi mà thấm nhuần truyền thống cổ và sự thích nghi của nghệ nhân cao niên với
nếp sống mới.
Tuy không
thể thường xuyên sống trên Tây Nguyên với các bạn nhưng có thể lúc cần tôi sẽ
gặp các bạn trên ấy. Chúng ta có thể trao đổi tin tức và kinh nghiệm qua thư từ
hay những băng ghi âm, ghi hình.
Thân mến
chúc các bạn thành công”.
Sau buổi
họp báo, Sở Văn hóa thông tin có tổ chức một buổi cho tôi trở lại Biển
hồ, một thắng cảnh trên Tây nguyên. Tôi được biết thêm là Biển hồ trước kia
là miệng của núi lửa nay lửa đã nhường chỗ cho nước. Có người còn gọi đây là
“T’ nưng” tức “hồ không đáy” vì vùng sâu nhất đo được mười tám mét. Ngày xưa,
không có những cơ sở để cho người du khách đứng nhìn toàn diện Biển hồ mênh
mông, lai láng, là nguồn nước ngọt ngào cung cấp cho toàn tỉnh Pleiku. Tôi lại
được đi viếng khu du lịch mang tên “vườn xanh” để nhìn những cây hóa thạch, để
nghe tiếng suối đờn T’rưng, để xem “suối giã gạo”, để hưởng được không khí an
lành tươi mát của một vùng đầy cây xanh, có cả trăm ngàn bướm vàng bay liệng.
Xưa, tôi đến vùng này trong hai, ba tuần mà những điều mắt thấy tai nghe không
gây ấn tượng sâu đậm như chuyến đi ngày nay mặc dầu chỉ ở có ba ngày.
eva airline vietnam
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
korean airline
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch