Thơ Hồ Xuân Hương
Trần Mạnh Thường
Trong nền văn học Việt Nam, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt,
không chỉ trong nội dung và nghệ thuật sáng tác mà ngay cả các văn bản sáng tác
của nữ sĩ họ Hồ vẫn còn là những vấn đề đặc biệt, cần tiếp tục nghiên cứu tìm
hiểu. Riêng về cuộc đời riêng tư của nhà thơ, cho đến nay vẫn còn là những dấu
hỏi, chưa có một công trình nghiên cứu nào đáng tin cậy cả.
Trong phần mở đầu bài thơ "Hồ Xuân Hương - người đó là ai" cố nhà
thơ, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Trung Thông, nguyên Viện trưởng Viện Văn học
vốn người xứ Nghệ, làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu đã viết:
Người ta nói nhiều về
Hồ Xuân Hương
Nhưng người đó là ai
Thật mỉa mai
Không ai biết rõ
Như có như không như không như có
Nàng ở làng Quỳnh
Nàng lại ở phường Khán Xuân
Mờ mờ tỏ tỏ...
Qua đoạn thơ trên, đủ thấy việc nghiên cứu, giới thiệu tiểu sử nữ sĩ họ Hồ quả
là một việc phức tạp. Đó phải chăng cũng là một hiện tượng đặc biệt của nữ sĩ?
mà giới nghiên cứu văn học nước nhà luôn luôn quan tâm trong nhiều thập kỷ.
Việc dựng một tiểu sử đầy đủ, chân thực, chính xác về Hồ Xuân Hương vẫn là đề
tài nghiên cứu nóng hổi đang chờ phía trước đối với các nhà nghiên cứu.
Cho đến nay, bằng những tư liệu văn học và qua những nguồn thư tịch (tuy chưa
có cơ sở chắc chắn), nhưng các nhà nghiên cứu của nhiều thế hệ đã cố gắng vẽ
nên hình dáng cuộc đời của nhà thơ, mặc dù giữa họ còn những dị biệt, nhưng
cũng đã có nhiều điểm tương đồng:
Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương
Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Đôi, huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An (1). Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái.
Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm
sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra
đời là kết quả của mối tình duyên đó.
Trước khi nữ sĩ chào đời, gia đình thầy đồ Diễn dọn về ở phường Khán Xuân,
huyện Vĩnh Thuận (gần Hồ Tây - Hà Nội bây giờ). Lúc Hồ Xuân Hương đã lớn, gia
đình về thôn Tiên Thị, Tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư -
Hà Nội). ở tuổi thành niên, nữ sĩ có một ngôi nhà riêng dựng gần hồ Tây, lấy
tên là Cổ Nguyệt đường (2).
Nhiều tài liệu cho biết, Hồ Xuân Hương ở với mẹ, có đi học, sáng dạ, thông
minh, nhưng không được học nhiều, thích làm thơ. Bà có một bạn thơ rất đỗi tri
âm, tri kỉ là Chiêu Hổ. Nhưng Chiêu Hổ là ai? vẫn còn là một ẩn số?
Cuộc đời riêng tư của nữ sĩ chịu nhiều đau khổ. Bà lấy chồng muộn, xây dựng gia
đình, nhưng chẳng mấy hạnh phúc - Cuộc hôn nhân (làm lẽ) với Tổng Cóc, một tên
ác bá, ngu dốt, là một nỗi đau buồn của nhà thơ. Khi làm lẽ ông Phủ Vĩnh Tường
cũng chẳng vui vẻ, hạnh phúc gì hơn!
Như vậy, qua nghiên cứu khác nhau, cho thấy đã có một sự đồng nhất về quê hương
bản quán, nơi sinh, nơi ở và cuộc đời riêng tư của bà - Điểm dị đồng là người
cha?
Còn về năm sinh tháng đẻ, có nhiều tài liệu rất chung chung: "Bà sống vào
khoảng cuối Lê, đầu Nguyễn". Đây là một quãng thời gian hết sức co dãn,
rất rộng (3), cốt để dung hoà nhiều giả thiết về thời điểm sống của nhà thơ,
trước khi chưa có một tài liệu đủ cơ sở chắc chắn khẳng định thời điểm sống của
bà.
Nhưng mới đây người ta đã phát hiện một tài liệu mới nhất "Xuân đường đàm
thoại", có nhiều tư liệu để giải thích thời điểm sống của nữ sĩ Hồ Xuân
Hương. Nếu căn cứ vào những chi tiết trong "Xuân đường đàm thoại" thì
Hồ Xuân Hương sinh ra vào đầu triều Nguyễn. Nếu đó là hiện thực, buộc chúng ta
phải xếp nữ sĩ Hồ Xuân Hương vào "Chiếu văn học" của triều Nguyến chứ
không phải là triều Tây Sơn, lại càng không phải thời "cuối Lê". Việc
sắp xếp này có một ảnh hưởng lớn đến văn học sử Việt Nam, cũng như những nhận
định, bình giá thơ văn của nữ sĩ.
Và nếu như "Xuân đường đàm thoại" là đúng, thì Hồ Xuân Hương cũng
không thể qua đời trước 1842 một thời gian rất lâu, như ta đã biết qua
"Thương sơn thi tập" của Nguyễn Phúc Miên Thẩm - tức Tùng Thiên vương
- bởi năm 1842 Tùng Thiên vương hộ giá vua Thiệu Trị ra Bắc Hà tiếp sứ thần nhà
Thanh, ông có tới vãng cảnh hồ Tây và đã viết một loạt 14 bài thơ, trong đó có
bài tỏ lòng thương cảm nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã quá cố:
...."Chớ có dẫm lên mộ Xuân Hương nhé. Vì ở dưới suối vàng, nàng còn đang
ôm mối hận rút nhầm tơ (duyên)" - (dịch văn xuôi).
Vì theo "Xuân đường đàm thoại" (thì đến năm 1869(4)) chúng ta vẫn còn
có một Hồ Xuân Hương thì sĩ mà cái chết của bà đã làm rung động can tràng của
các bậc "tao nhân mặc khách" bên nậm rượu - Song tất cả những nhận
định trên cũng chỉ là những nhận định, suy luận mà thoi vì chưa có một tài liệu
nào cụ thể chính xác để khẳng định tác phẩm tác giả Hồ Xuân Hương một cách dứt
khoát cả.
Nhưng, dù chưa thật chính xác, đầy đủ, hoàn hảo và dù độ tin cậy chưa cao, suốt
mấy thập kỷ qua, biết bao nhà nghiên cứu văn học, dày công sưu tầm vẫn chưa tạo
dựng được một số nữ thi sĩ họ Hồ bằng xương bằng thịt đích thực. Nhưng họ cũng
đã vẽ nên được bóng dáng nữ sĩ độc đáo có cha có mẹ, có quê cha đất tổ, có cả
thời gian sinh thành, ly biệt và cuộc đời tình duyên riêng tư của bà không mấy
xuôn xẻ hạnh phúc, nếu không muốn nói là bất hạnh. Âu cũng là một công việc
đáng ghi nhớ, dù chưa thoả mãn lòng mong mỏi của bạn đọc trong nhiều thế hệ.
(*) Nhưng theo một tài liệu mới được công bố (trên tạp chí Văn học số 10-1964)
của nhà nghiên cứu văn học cố giáo sư Trậ Thanh Mai, thì Hồ Xuân Hương có cùng
quê quán, nhưng là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha với Hồ Sĩ Đống
(1738-1786).
(**) Cổ Nguyệt đường: có thể là phòng văn, cũng có thể là nơi dạy học. Điều
chắc chắn đó là nơi diễn ra các cuộc bình thơ, tiếp bạn bè.
(*) Vì cuối Lê kéo dài 255 năm từ Lê Duy Ninh niên hiệu Nguyễn Hoà (1533-1548)
đến Lê Duy Kì niên hiệu Lê Chiêu Thống (1787-1788). Đầu triều Nguyễn là Gia
Long (1802-181819). Nếu chưa kể đến đời sau thì giữa "cuối Lê" đến
đầu Nguyễn còn có triều Tây Sơn.
máy bay eva air
vé máy bay đi mỹ eva air
phòng vé korean air tại tphcm
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch