Những ca khúc ngày xưa ấy
Tôi còn nhớ một câu chuyện
cách đây đã gần ba mươi năm. Một ngày giá rét ở núi rừng thượng du Bắc Việt,
chúng tôi một nhóm tù gồm mấy anh em đang lang thang dọc bờ suối để chặt cho đủ
chỉ tiêu một bó nứa hai mươi cây. Khi đi ngang qua một ngôi nhà sàn của đồng
bào thiểu số, chúng tôi nghe một bài hát vẳng lại. Ðó là một bài hát quen thuộc
khá bình dân, rất phổ biến ở miền Nam là bài “Một Trăm Phần Trăm” do Hùng Cường
và Mai Lệ Huyền hát. Hồi ấy đã là cuối năm 1977, có lẽ đây là một cuốn băng
cassette “chiến lợi phẩm” do một anh “bộ đội” dân tộc nào đó mang về cho gia
đình. Bỗng dưng không ai nói ai, chúng tôi cùng chậm chân lại, rồi đứng hẳn,
cùng im lặng lắng nghe. Giờ phút đó, phải nói chúng tôi uống từng lời hát, nuốt
từng âm điệu, sung sướng như chưa bao giờ được nghe một bản nhạc hay như thế
trong suốt cuộc đời mình. Phần tôi, trong những “ngày xưa ấy”, tôi cũng không
tâm đắc gì với hai giọng hát trên và cũng không mặn nồng gì với những ca khúc tương
tự. Nhưng giờ đây, đó là những điều đã mất, đó là cái gì thuộc về máu thịt của
miền Nam, đó là cái gì thuộc về dĩ vãng, thuộc về kỷ niệm. Vì hiện tại là chúng
tôi, những thằng tù đã mất tất cả, đang cầm mỗi đứa một con dao “tông”, đứng
bên bờ suối, dưới một cái nhà sàn, thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, xa Sài Gòn tới
1,200 cây số đường chim bay.
Mỗi năm Tết đến, bọn tù chúng tôi sau một buổi cơm chiều Ba Mươi, có bát cơm trắng và miếng thịt mỡ, ai cũng hân hoan và phấn khích thức ngủ đón Giao Thừa. Bài hát mà chúng tôi năm nào, giờ Giao Thừa cũng hát đi hát lại hằng chục lần là bài “Ly Rượu Mừng” của Phạm Ðình Chương. Sở dĩ bài này không thuộc loại “nhạc vàng” hay cấm kỵ, là vì bài hát có những câu “mừng anh nông phu vui lúa thơm”, người công nhân ấm no”, thì đúng đường lối cách mạng rồi. Với lại còn có thêm “mẹ già đợi con, từ lâu mong con mắt rưng rưng lệ nhòa, ngày ấy quê hương yên vui, đón anh về”, thì đã là con người, anh bộ đội hay chúng tôi thì cũng mủi lòng như nhau, ai đó cũng khóc thầm mà ai biết cho ai. Chúng tôi quây quần bên nhau cùng hát, biết hát và chưa hề hát, hát với tất cả tấm lòng, hát say sưa như chưa bao giờ hát say sưa như thế. Hát như thế là chúng tôi để cho mình trôi về dĩ vãng, như mới hôm qua, hôm kia đây. Hát để nhớ về Sài Gòn, hát để “nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà”.
Sau này trở lại miền Nam, về với gia đình, mỗi năm bài “Ly Rượu Mừng” trong nhà hay đâu đó lại vang lên, giữa khói pháo mịt mù, lại thấy mắt mình cay vì khói pháo hay vì những giọt lệ dưới khóe mắt. Nhớ lại những ngày tháng cũ, nhớ bạn bè xa khuất hay nhớ tới thân phận mình?
Phải chăng, bây giờ chúng ta ở đây có những bản nhạc, những ca khúc đã nghe từ nửa thế kỷ, vẫn rộn ràng gây xúc động biết bao cho chúng ta. Mỗi lần cuối năm Âm Lịch, những bản nhạc Xuân lại vang lên, gợi lại cho chúng ta bao nhiêu nỗi nhớ, bao nhiêu kỷ niệm. Những bản nhạc ấy chúng ta nghe đã hằng trăm lần, đã thuộc từng câu, nhớ từng nốt nhạc, nó làm chúng xúc động hơn nghìn lần một bản nhạc mới ra đời hay mới nghe đâu đây một đôi lần...
Mỗi bài hát, của riêng mỗi người đều mang theo những màu sắc, âm thanh của một ngày tháng cũ xa xưa nào đó, cho nên đối với người này bản nhạc có thể có ý nghĩa, quay quắt tuyệt vời, với người kia là tầm thường vô vị. Những ca khúc được hát lên trong một đoạn đời nào đó, sẽ được nhắc lại, vẽ lại bây giờ, đó là giai điệu của một mối tình, một hình ảnh, một tháng, một ngày, một phút giây. Khi tiếng hát được cất lên, chúng ta không nhìn ra người hát, không nhớ tới người viết. Nó là nỗi niềm riêng của mỗi người, là châu báu không thể ban cho ai. Chính những dòng nhạc đó đã tiềm ẩn sẵn đâu đó trong vùng sâu kín của tâm hồn, đang trỗi dậy gọi chúng ta về với những ngày tháng cũ.
Cũng vì như thế, những tiếng hát ngày xưa mà chúng ta đã nghe quen, giờ đây tưởng chừng như tiếng thì thầm, ngọt bùi thân ái như tiếng nói của một người quen thân. Cũng vì như thế, bây giờ có những giọng hát trẻ trung, có thể “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng đối với chúng ta đó vẫn là một điều gì còn mới mẻ và hãy còn xa lạ vì thiếu một đoạn thời gian, một đoạn đường đi chung, có hạnh phúc mà cũng có khổ đau. Còn gì quí hơn một bài hát cũ, một giọng hát xưa, gọi lại những tháng ngày đã mất. Ðó là một người bạn cũ, một người tri kỷ mà chúng ta có thể gởi gắm vào đó những điều thầm kín nhất của lòng mình.
Mùa Xuân tha hương của những người đã bỏ xứ ra đi, của đàn chim phiêu bạt bên chân trời trong chiều nay lạnh giá. Bên những cành hoa đào, những khóm thược dược hay những chậu hoa lan, bên những khay mứt kẹo, cùng với những mâm bánh chưng bánh tét để đón những năm Tết tha hương, quả thật chúng ta không thể thiếu những dòng dòng nhạc Xuân rộn ràng mừng Xuân đón Tết. Khi mà những ca khúc đã đi vào lòng người thì không ai có thể xóa bỏ đi. Trong những xứ mà chế độ còn hà khắc, có những bài hát người ta có thể cấm những ca sĩ hát ở nơi công cộng, người ta có thể cho những người trình diễn hát bài này hay bỏ bài kia, nhưng không ai cấm cản nỗi người ta nuôi trong lòng những ca khúc mà người ta đã có nhiều kỷ niệm, đã mang trong lòng một thời. Những ca khúc được nghe, chúng ta đâu có cần tới một lý lịch dọc-ngang hay vuông-tròn của tác giả, có ai buồn nghĩ tới tác giả đang ở trong hay ở ngoài đất nước hay tổ quốc. Nghe tới những điều cấm kỵ như ”bỏ tổ quốc ra đi, chống lại cách mạng” như là những luận điệu để lên án một người mang tội phản quốc, không đủ lý lịch hoàn hảo để cho tác phẩm của họ được trình diễn trước công chúng.
Ngày xưa chúng ta đã hát Văn Cao, đã yêu Ðoàn Chuẩn - Từ Linh, đã ngậm ngùi theo Doãn Mẫn, đã từng hát những ca khúc của Phan Huỳnh Ðiểu, Nguyễn Văn Thương, Hoàng Giác, Nguyễn Văn Tý... và đến cả Lưu Hữu Phước. Nào chúng ta có nhớ ai Bắc, ai Nam, ai bên nớ, bên ni. Nhưng những gì còn mãi lại trong lòng người mới đáng quí, còn cung điện kia, tượng đài nọ, lăng miếu hay mộ bia cũng như ngày thứ huân chương, tước vị đều là những thứ rất dễ phôi phai, đổ nát.
Mỗi năm Tết đến, bọn tù chúng tôi sau một buổi cơm chiều Ba Mươi, có bát cơm trắng và miếng thịt mỡ, ai cũng hân hoan và phấn khích thức ngủ đón Giao Thừa. Bài hát mà chúng tôi năm nào, giờ Giao Thừa cũng hát đi hát lại hằng chục lần là bài “Ly Rượu Mừng” của Phạm Ðình Chương. Sở dĩ bài này không thuộc loại “nhạc vàng” hay cấm kỵ, là vì bài hát có những câu “mừng anh nông phu vui lúa thơm”, người công nhân ấm no”, thì đúng đường lối cách mạng rồi. Với lại còn có thêm “mẹ già đợi con, từ lâu mong con mắt rưng rưng lệ nhòa, ngày ấy quê hương yên vui, đón anh về”, thì đã là con người, anh bộ đội hay chúng tôi thì cũng mủi lòng như nhau, ai đó cũng khóc thầm mà ai biết cho ai. Chúng tôi quây quần bên nhau cùng hát, biết hát và chưa hề hát, hát với tất cả tấm lòng, hát say sưa như chưa bao giờ hát say sưa như thế. Hát như thế là chúng tôi để cho mình trôi về dĩ vãng, như mới hôm qua, hôm kia đây. Hát để nhớ về Sài Gòn, hát để “nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà”.
Sau này trở lại miền Nam, về với gia đình, mỗi năm bài “Ly Rượu Mừng” trong nhà hay đâu đó lại vang lên, giữa khói pháo mịt mù, lại thấy mắt mình cay vì khói pháo hay vì những giọt lệ dưới khóe mắt. Nhớ lại những ngày tháng cũ, nhớ bạn bè xa khuất hay nhớ tới thân phận mình?
Phải chăng, bây giờ chúng ta ở đây có những bản nhạc, những ca khúc đã nghe từ nửa thế kỷ, vẫn rộn ràng gây xúc động biết bao cho chúng ta. Mỗi lần cuối năm Âm Lịch, những bản nhạc Xuân lại vang lên, gợi lại cho chúng ta bao nhiêu nỗi nhớ, bao nhiêu kỷ niệm. Những bản nhạc ấy chúng ta nghe đã hằng trăm lần, đã thuộc từng câu, nhớ từng nốt nhạc, nó làm chúng xúc động hơn nghìn lần một bản nhạc mới ra đời hay mới nghe đâu đây một đôi lần...
Mỗi bài hát, của riêng mỗi người đều mang theo những màu sắc, âm thanh của một ngày tháng cũ xa xưa nào đó, cho nên đối với người này bản nhạc có thể có ý nghĩa, quay quắt tuyệt vời, với người kia là tầm thường vô vị. Những ca khúc được hát lên trong một đoạn đời nào đó, sẽ được nhắc lại, vẽ lại bây giờ, đó là giai điệu của một mối tình, một hình ảnh, một tháng, một ngày, một phút giây. Khi tiếng hát được cất lên, chúng ta không nhìn ra người hát, không nhớ tới người viết. Nó là nỗi niềm riêng của mỗi người, là châu báu không thể ban cho ai. Chính những dòng nhạc đó đã tiềm ẩn sẵn đâu đó trong vùng sâu kín của tâm hồn, đang trỗi dậy gọi chúng ta về với những ngày tháng cũ.
Cũng vì như thế, những tiếng hát ngày xưa mà chúng ta đã nghe quen, giờ đây tưởng chừng như tiếng thì thầm, ngọt bùi thân ái như tiếng nói của một người quen thân. Cũng vì như thế, bây giờ có những giọng hát trẻ trung, có thể “so bề tài sắc lại là phần hơn”, nhưng đối với chúng ta đó vẫn là một điều gì còn mới mẻ và hãy còn xa lạ vì thiếu một đoạn thời gian, một đoạn đường đi chung, có hạnh phúc mà cũng có khổ đau. Còn gì quí hơn một bài hát cũ, một giọng hát xưa, gọi lại những tháng ngày đã mất. Ðó là một người bạn cũ, một người tri kỷ mà chúng ta có thể gởi gắm vào đó những điều thầm kín nhất của lòng mình.
Mùa Xuân tha hương của những người đã bỏ xứ ra đi, của đàn chim phiêu bạt bên chân trời trong chiều nay lạnh giá. Bên những cành hoa đào, những khóm thược dược hay những chậu hoa lan, bên những khay mứt kẹo, cùng với những mâm bánh chưng bánh tét để đón những năm Tết tha hương, quả thật chúng ta không thể thiếu những dòng dòng nhạc Xuân rộn ràng mừng Xuân đón Tết. Khi mà những ca khúc đã đi vào lòng người thì không ai có thể xóa bỏ đi. Trong những xứ mà chế độ còn hà khắc, có những bài hát người ta có thể cấm những ca sĩ hát ở nơi công cộng, người ta có thể cho những người trình diễn hát bài này hay bỏ bài kia, nhưng không ai cấm cản nỗi người ta nuôi trong lòng những ca khúc mà người ta đã có nhiều kỷ niệm, đã mang trong lòng một thời. Những ca khúc được nghe, chúng ta đâu có cần tới một lý lịch dọc-ngang hay vuông-tròn của tác giả, có ai buồn nghĩ tới tác giả đang ở trong hay ở ngoài đất nước hay tổ quốc. Nghe tới những điều cấm kỵ như ”bỏ tổ quốc ra đi, chống lại cách mạng” như là những luận điệu để lên án một người mang tội phản quốc, không đủ lý lịch hoàn hảo để cho tác phẩm của họ được trình diễn trước công chúng.
Ngày xưa chúng ta đã hát Văn Cao, đã yêu Ðoàn Chuẩn - Từ Linh, đã ngậm ngùi theo Doãn Mẫn, đã từng hát những ca khúc của Phan Huỳnh Ðiểu, Nguyễn Văn Thương, Hoàng Giác, Nguyễn Văn Tý... và đến cả Lưu Hữu Phước. Nào chúng ta có nhớ ai Bắc, ai Nam, ai bên nớ, bên ni. Nhưng những gì còn mãi lại trong lòng người mới đáng quí, còn cung điện kia, tượng đài nọ, lăng miếu hay mộ bia cũng như ngày thứ huân chương, tước vị đều là những thứ rất dễ phôi phai, đổ nát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét