Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn và Trịnh Công Sơn - Ai sẽ là đại nhạc sĩ Việt Nam

Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn và 
Trịnh Công Sơn - Ai sẽ là đại nhạc sĩ Việt Nam?
Bốn nhạc sĩ trên luôn luôn được xếp hạng cao nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Tuy nhiên nếu bắt buộc phải xắp xếp thứ hạng cho 4 ngôi sao khổng lồ này thì các bạn yêu thích âm nhạc lựa chọn ra sao?
Phạm Duy (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921) tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.
-So với hai nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng khác là Phạm Duy khoảng 1000 các khúc và Trịnh Công Sơn với 600 ca khúc, Văn Cao sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa... tổ khúc giao hưởng Anh bộ đội cụ Hồ...
-Tác phẩm của Đoàn Chuẩn đượm nét nhạc léo lắt, réo rắt của tiếng suối, tiếng gió nhẹ nhàng mà xa xa. Nhạc của ông nói nhiều về mùa thu. Ông tự nhận mình là "tay mơ" trong sáng tác nhạc và cả trong tình yêu. Hát nhạc Đoàn Chuẩn đầu tiên có Ngọc Bảo, Anh Ngọc, Ngọc Long, Mộc Lan, Thái Thanh, Lệ Thanh, Minh Hiếu, Lệ Thu, Khánh Ly, Mai Hương, và .. vài chục năm sau, ca sĩ Ánh Tuyết đã làm sống lại những ca khúc bất hủ này trong một tâm trạng mới, một luồng cảm xúc mới và một hơi thở mới...
Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 500 ca khúc[16], những tác phẩm không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ông từng lý giải cho cái sự sáng tác của mình: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người...

Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ... Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống)
Cập nhật: đại nhạc sỹ chỉ được tổng hợp từ 100 kháng thính giả có cái nhìn xuất sác nhất..và toàn diện nhất. Vốn dĩ mình không thích làm công việc của một nhà so sánh, vì nó cứ khập khiễng khập khà thế nào ấy, đôi khi không khéo còn cãi nhau chí chóe làm mất hòa khí tòan dân! Tuy nhiên, trong làn sóng nhạc hầm bà lằng hiện... 
Đến đây tôi chợt thấy hoang mang vì có kể bao nhiêu cũng thấy còn thiếu, bởi đâu đâu trong âm nhạc Phạm Duy đều thấy quê nhà cả! Thôi thì chỉ biết nói một câu, nhạc Phạm Duy là âm nhạc quê hương của một ca nhân luôn “Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi” (Tình ca). Theo tôi, nhạc tình quê hương của Phạm Duy có một bề rộng và một chiều sâu nào đó mà khó ai đo hết được, nó nằm ở một mức độ giao hòa rất cao giữa cảm xúc của người ca nhân với đất, với nước, với người, với cả một làn khói ráng chiều xa thẳm…Trên hết, nhạc sĩ Phạm Duy luôn đau đáu một ước vọng được nhìn thấy “Trung Nam Bắc kết hàng mến nhau”, đó chính là Đại Đồng dân tộc!
Đến với nhạc Trịnh, tôi nhìn thấy bóng quê hương nhiều nhất qua các ca khúc Da Vàng của ông. Đó là một người phản chiến. Dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nghệ thụât là nghệ thuật,nên tách bạch nó với những vấn đề khác. Người nghệ sĩ sẽ không cầm súng, người nghệ sĩ mong muốn sự bình yên, nói không với chiến tranh! Nhạc ông vẽ nên những cảnh ngộ chân thực nhất trên quê hương lúc binh biến, dù là đau thương nhất, đó là những “..Màu vàng trên da thơm nên giữ gìn maù lúa chín quê hương” (Ngày dài trên quê hương) hay “Tôi đã thấy bên khu vườn một người mẹ ôm xác đứa con …” (Hát trên những xác người) “Mùa xuân lót lá em nằm, lót đầy hố hầm lót lời đạn bom/Người phu thôi quét bên đường, quét chỗ em nằm quét cả mùa xuân” (Góp lá mùa xuân)…Ông thấy quê hương qua từng gương mặt người, qua từng cảnh đời “Đôi mắt nào mở ra hôm nay/Nhìn rừng khô lên những mầm tươi/Đôi mắt nào mở ra trên vai/Nhìn bàn tay tìm hướng tương lai…” Mắt mở ra để mà “Tìm lại thơ ngây cho một bầy em bé/Tìm lại thanh xuân cho chị hồng đôi má/Tìm lại đôi vai em về gánh xuân nồng/…Tìm lại đôi chân cho người lính trở về..”(Đôi mắt nào mở ra)... Khi rời xa bóng tối, rời xa cảnh tan thương, những chông mìn, những “xác người nằm trôi sông”, những “người chết hai lần thịt da nát tan” thì ta lại được nhìn thấy những bình minh rất lạ, như chưa có bình minh nào trong trẻo hơn, hòa bình hơn . Đúng! Nhạc ông còn có những tiếng cười hân hoan lắm, ta thấy “…Những con đường Nam Bắc nở hoa…Ngày Nam đêm Bắc tình tràn trong mắt/ Sẽ thấy trăm bình minh ngọt ngào”(Huế Sài Gòn Hà Nội), “Chờ trên vầng trán mẹ thắp lên bình mình….Chờ áo cơm nuôi cho những trẻ con không nhà…Chờ cây thay lá, chờ kết bông hoa” (Chờ nhìn quê hương sáng chói)… “Một đòan tàu đi nhả khói ấm hai bên đường/Một đàn gà cao tiếng gáy đánh thức bình minh” (Ta thấy gì đêm nay)....Tôi không màng đến chính trị, tôi chỉ nhìn thấy một con người đang khát khao một cuộc sống bình an cho toàn dân trong thời điểm chiến tranh. Đấy cũng không gì khác hơn là ước muốn Đại Đồng!

Về mặt cảm nhận cá nhân, khi tôi nghe nhạc quê hương của Trịnh, tôi thấy nét u uất tuôn trào, cũng như nét hừng đông bừng sáng sau một đêm dài. Chung quy có hai mảng màu rõ rệt mà theo một ca sĩ nói thì “trong từng ca khúc có cả hạnh phúc lẫn thương đau”…Với Trịnh, quê hương bình yên là một quê hương đẹp! Tôi cũng nghĩ như thế, thật tâm! Trịnh Công Sơn đóng vai trò là một nhạc sĩ (một nhiếp ảnh gia?!) ghi chụp lại quê hương theo nếp nghĩ của chính ông, cá tính của chính ông.
Cách đây vài năm, tôi yêu nhạc Trịnh, thuộc nhạc Trịnh cũng tàm tạm kha khá. Cao hơn, tôi lấy nhạc Trịnh làm đỉnh để so sánh thịêt hơn với nhiều lọai âm nhạc khác. Ngày đó, tôi cũng nghe nhạc khác cũng thích, nhưng chính nhạc Trịnh đã gần tôi nhất những khi tôi buồn, mà con người ai chẳng có khi buồn, nhạc Trịnh giúp tôi vui hơn nhưng trong cái vui dường như lại vương mang dấu vết cho một nỗi buồn mới về sau..Cứ thế khổ đau và lạc quan, nước mắt và tiếng cười cứ rượt đuổi theo nhau trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Chúng thay nhau lên ngôi trên những bài tình ca Trịnh. Tôi cảm nhận như thế, và nói khác đi thì không đúng với lòng mình, dù cho có người nói tôi sai khi cảm nhận nhạc Trịnh thế này thế nọ, không đúng(!?) Nhưng trước nay, và về sau nữa, tôi có nói là tôi không yêu mến nhạc Trịnh đâu nào! Dù sao, ai cũng có cảm nhận riêng của mình mà, ta tôn trọng nhau.
Với nhạc quê hương của Phạm Duy, thì hàng trăm bài hát tự tình quê hương, dân tộc đã đủ nói lên rằng cả cuộc đời Phạm Duy là để cống hiến, phát triển và phát triển tột cùng âm nhạc dân tộc Việt Nam. Có nhiều nhạc sĩ đã viết nhạc quê hương rất hay, nhưng với tôi thì Phạm Duy chính là người đã vựơt qua đựơc những lằn ranh phân định giữa con người và thiên nhiên, vạn vật, hồn quê, hồn xứ sở! Ông là cơn gió hòa vào tất cả mọi vật trên đất nước này và đã làm rất thành công một công việc quan trọng cuối cùng là ghi chép lại cảm nhận bằng một thứ âm nhạc hòan tòan Việt Nam. Với tôi, chưa ai làm đựơc điều đó mà thành công như Phạm Duy. Ông cất lên tiếng hát, có nghĩa là hồn dân tộc lên tiếng hát!.

 Theo https://vn.answers.yahoo.com/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Bút pháp già dặn trước một hiện thực dài rộng, bộn bề… Từ tiểu thuyết Ma làng (2001) rối Đồng làng đom đóm (2009), Ông Mãnh về làng (201...