Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền (phường Tân Dân,
Việt Trì, Phú Thọ), là người từ bao năm nay đã lặng lẽ bỏ bao công sức đi tìm
và giải mã chữ Việt cổ.
Ông Đỗ Văn Xuyền khẳng định: “Buổi lập nước,
triều đại Vua Hùng, chúng ta có một nền giáo dục rực rỡ. Người Việt ta đã có chữ
viết trước cả người Hán”.
Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền
Hơn 50 năm trước, về với Đất Tổ, ông Đỗ Văn
Xuyền là một anh giáo tuổi 20. Không biết có phải do duyên tiền định hay ý thức
trước sự nghiệp của tiền nhân. Ông bắt đầu lặng thầm trên con đường tìm chữ Việt
cổ. Ông tìm thấy bộ chữ 17 ký tự gọi là hoả tự (nhìn giống ngọn lửa cháy) của
Vương Duy Trinh (năm 1903 Tổng đốc Thanh Hóa) viết trong “Thanh Hoá quan phong”
in năm 1903 đã cho rằng đây là chữ Việt cổ còn sót lại ở Tây Bắc. Vương Duy
Trinh viết: “Vì thập châu (vùng Tây Bắc) là nơi biên viễn (biên giới xa) nên
dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp (186) bắt bỏ hết để
học Hán tự”. Ông tìm thấy bộ chữ Thái thổ tự của Phạm Thận Duật phát hiện năm
1855 cũng ở vùng Tây Bắc.
Ông đọc sách Thông giám cương mục của Chu Hi
đời Tống nói: “Đời Đường Nghiêu thứ 5 (2352 trước công nguyên) người Nam Di Việt
đến chầu, hiến con rùa lớn…”. Theo cổ sử Trung Quốc “vào thời Vua Nghiêu (năm
2357 trước công nguyên) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại Bình Dương (phía
bắc sông Hoàng Hà - tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng một con thần quy, vuông hơn
ba thước, trên lưng có khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về
sau”. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch. Sách Lĩnh Nam Chích Quái của ta
cũng ghi rõ điều này.
Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái
tông cũng ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu
Khoa đẩu” nghĩa là thời vua Nghiêu, nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi,
lưng có chữ Khoa đẩu. Nhà nghiên cứu Lê Trọng Khánh cũng nhắc đến chữ khoa đẩu
thời tiền sử của dân ta.
Ông Xuyền tìm lời tựa cuốn tự điển Việt - Bồ
- La xuất bản năm 1651 ở Rôma mà tác giả Alexandre de Rodes đã viết: “Đối
với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng ba tuần,
anh ta đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”,
theo ông Xuyền, ngôn ngữ đó là chữ Việt cổ.
Một trong những thành tựu rực rỡ nhất mà ông
cha ta xây dựng nên từ thời tiền sử là thành tựu giáo dục. Thời Hùng Vương
chúng ta đã có một hệ thống giáo dục với các trường học, các thầy cô giáo và
các em học sinh. Cha ông ta đã phát minh ra giấy viết. Ông Xuyên dầy công tìm
hiểu và dịch được tên tuổi 18 thầy giáo từ thời Hùng Vương từ thời Hùng Vương
thứ 6 và nhiều tên tuổi các học trò nổi danh trong lịch sử.
Trong tập: “Sự hình thành và phát triển chữ
Việt cổ”, do Viện Văn hoá in năm 1986, Giáo sư Lê Trọng Khánh đã dẫn chứng: Nhiều
dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa đẩu từ thời Phục Hy- Thần Nông để ghi
tiếng dân tộc mình. Như vậy, dân tộc Kinh - Lạc Việt lại không còn văn bản hay
sao? Riêng ở Việt Nam, chữ khoa đẩu được dùng lâu hơn. Mãi đến đời Sĩ Nhiếp vẫn
còn, tuy Sĩ Nhiếp cấm đoán nhưng nhân dân ta vẫn dùng.
Nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng
Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh
Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài ở Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là
Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định: Việt Nam
xưa đã có chữ viết riêng.
Gần đây Nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và giáo dục
thời Hùng Vương, do nhà văn Khánh Hoài - Đỗ Văn Xuyền lãnh đạo đã có những khám
phá rất quan trọng. Một trong những kết quả nghiên cứu của Nhóm là phát hiện ra
một bộ chữ Việt cổ được lưu giữ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng
văn tự này có thể là một biến thể của chữ “Khoa đẩu” hay “Hoả tự” đã ghi trong
cổ sử. Thứ chữ đã tồn tại trong nền văn hoá tiền Việt - Mường. Do không được sử
dụng phổ biến, bộ chữ này bị đóng băng, không phát triển theo kịp những biến âm
trong tiếng nói người Việt hiện đại. Đến thế kỷ 16 khi đạo thiên chúa truyền
vào nước ta, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La
Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay.
Điều làm tôi vô cùng cảm phục là ông Xuyền
không phải là nhà khoa học, không hưởng lương chuyên môn nhưng 50 năm qua, để
đi những chuyến điền dã, ông phải thế chấp sổ hưu để vay tiền, dù quỹ thời gian
ngày một ngắn và dù mang trong mình nhiều thứ bệnh tuổi tác nhưng ông sẵn sàng
lên đường bất cứ lúc nào, tới bất cứ đâu vì chữ Việt cổ. Cái tài, cái tâm của một
nhà giáo, một nhà nghiên cứu chân chính và trọng trách với tiền nhân, với dân tộc,
niềm tin vào văn hóa của một dân tộc có nghìn năm văn hiến đã tiếp sức cho ông.
Năm 2005, nhân dịp lên thăm và làm việc tại tỉnh
Phú Thọ, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã trao đổi với ông Xuyền về chữ Việt cổ
và động viên ông tiếp tục nghiên cứu. Gần đây, ông Xuyền cũng đã có buổi báo
cáo lên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân về
vấnđề này. Cuối năm 2007, tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi, hơn 40 nhà khoa
học đã nghe ông báo cáo về những phát hiện mới của chữ Việt cổ.Giáo sưTrần
Phương, nguyên phó Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao những phát hiện của ông.
Qua điện thoại ông mời tôi ngày 4-3 âm này
lên Việt Trì khánh thành rùa đá, mô phỏng rùa đá Vua Hùng xưa tặng Vua Nghiêu,
trên mai có khắc chữ hỏa tự (chữ Việt cổ) tại đền thờ thầy giáo Vũ Thê Lang (Thầy
Vũ công ở Mộ Trạch Hải Dương, dòng dõi thi thư lên cung thành kinh đô Văn Lang,
ở thôn Hương Lan, ngày nay thuộc xã Trưng Vương - Việt Trì dạy học. Hai ông bà
sinh được người con đặt tên là Vũ Thê Lang, khi trưởng thành Vũ Thê Lang đã dạy
hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Nhân dân đã lập đền
thờ vợ chồng Vũ Thê Lang, đền này có tên là “Thiên Cổ Miếu”) tại thôn Cổ Miếu,
xã Thê Lang. Ông Xuyền cho biết ngày 4 âm này còn có Trung tâm văn hóa người
cao tuổi Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và phát triển văn hóa Lạc Việt của
thành phố Hồ Chí Minh, cùng nhiều nhà nghiên cứu, nhà tài trợ cùng lên. Ông như
reo lên trong máy nói đã tìm ra mật mã của những văn tự cổ.
Người viết bài này từng sống và dạy học ở
vùng đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc 30 năm, có chút am hiểu về văn hóa Thái Tây
Bắc, từng viết hàng trăm bài về văn hóa Thái đăng trên các báo, tạp chí của TW
và địa phương. Đặc biệt, năm 2007 tôi được vinh dự cùng nghệ nhân Lò Văn Biến ở
bản Căng Nà, phường Trung tâm, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái biên soạn thành công “Bộ
tài liệu dạy tiếng và chữ Thái cổ Mường lò”, nay được Bộ Nội Vụ triển khai làm
chương trình khung cho 7 tỉnh có đông người Thái sinh sống để chỉnh sửa, dạy
cho cán bộ, viên chức đang công tác tại vùng dân tộc Thái. Vậy mà khi biết công
trình nghiên cứu lặng thầm hơn 40 năm của ông Đỗ Văn Xuyền, tôi đã vô cùng xúc
động và khâm phục.
Nhờ những người như ông Đỗ Văn Xuyền mà chữ
Việt cổ của dân tộc ta có cơ hội được phục sinh. Những người con của đất nước
con Rồng cháu Tiên, trong nghĩa đồng bào với hàng ngàn năm văn hiến có thêm một
cứ liệu đáng tin cậy về truyền thống văn hóa dân tộc. Tôi cứ ao ước rằng, giá
như công trình của ông xuyền cùng nhóm nghiên cứu được đưa vào danh mục công
trình trọng điểm quốc gia và có một nguồn kinh phí của Nhà nước cùng các nhà
tài trợ thì tốt biết bao, nhất là khi quỹ thời gian của ông không còn nhiều nữa,
dẫu nhiệt huyết là vô hạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét