Quan
Lạn - Biển xanh, cát trắng với nắng vàng
Từ bến tàu Cái Rồng, Vân Đồn, tàu cao tốc đưa
bạn vượt 45 cây số đường biển, thoả thích ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của Vịnh
Bái Tử Long để đến với đảo Quan Lạn. Cập bến tàu Con Quy, Quan Lạn bình yên đón
bạn với bãi biển xanh ngắt hoà vào cát trắng như pha lê có một không hai ở Việt
Nam. Hẳn trong hành trang về với biển đảo Quan Lạn, bạn cũng đã biết rằng biển
Quan Lạn đẹp và duyên dáng bởi nơi đây gần như còn nguyên sơ ít có sự tác động
của “thị trường”.
Nắng ở Quan Lạn vàng rực rỡ, gió biển Quan Lạn
mát rượi, còn biển thì xanh đến vô bờ… còn gì sung sướng bằng được đắm mình
trong làn nước biển trong xanh có thể nhìn thấy đáy, thấy cát trắng dưới chân
êm ái như nhung… Sóng biển ở Quan Lạn không ồn ào, dữ dội mà chỉ đủ để bạn cảm
nhận về biển, để bạn được cùng đùa giỡn với sóng, với gió cho đến khi mệt
nhoài, ngả mình trên dải cát trắng tinh khôi, thấy biết bao nhiêu ưu phiền của
cuộc sống thường ngày bỗng chốc tan biến, tâm hồn nhẹ lâng lâng…
Nằm trong quần thể đảo lớn trên Vịnh Bái Tử
Long thơ mộng, Quan Lạn là một vùng đất hội tụ đầy đủ những giá trị về cảnh
quan thiên nhiên và giá trị lịch sử truyền thống lâu đời. Đến nơi đây, bạn sẽ
được tìm hiểu phong tục tập quán lâu đời của cư dân vùng biển đảo, được thăm
những ngôi đình cổ kính thâm nghiêm, thăm thương cảng Vân Đồn – thương cảng cổ
có từ thời Lý và đặc biệt được thưởng thức những món hải sản tươi sống như Sá
Sùng, Bào Ngư, Ngán, Sứa xanh, rong biển … mà chỉ Quan Lạn mới có.
Quan Lạn xưa vào đời nhà Lý được gọi là Đảo Cảnh Cước với hai xã Minh Châu và Quan Lạn. Huyện đảo Vân Đồn có tới 600 hòn đảo lớn nhỏ, riêng quần đảo Cảnh Cước – Cái Bầu – Vân Hải đã có tới 300 hòn đảo, đảo Bản Sen là hòn đảo lớn nhất Vân Đồn rồi đến đảo Quan Lạn. Đảo Quan Lạn rộng 115km2 với chiều dài 25km. Cả đảo chỉ có 1.000 nóc nhà với 7.000 dân, người dân nơi đây ví Quan Lạn như “mái nhà chung” bởi chính sự yên bình của mảnh đất này, thật hiếm khi thấy cánh cửa chính của các căn nhà được khép lại, xe máy để cả chìa khoá trong sân cả đêm lẫn ngày cũng không bao giờ bị mất, cũng chẳng bao giờ bộ đội canh giữ đảo phải nghe đến hai từ “mất cắp” hay “tệ nạn” ở hòn đảo này . Người Quan Lạn nghèo nhưng sống hiền hoà, đùm bọc, cưu mang nhau, mang tiếng là sống cùng gió biển, nhưng chẳng bao giờ thấy họ nói to hay xích mích. Nhà nhà sống bằng nghề đi biển, bắt được mớ tôm, mớ cá thường đem biếu hàng xóm tắt lửa tối đèn. Từ ngày du lịch “manh nha” phát triển, nhà nghỉ sinh thái, khách sạn mini đặt mua hải sản, người Quan Lạn mới biết đến từ “mua bán”. ở Quan Lạn chưa có điện lưới Quốc gia, nguồn điện sinh hoạt chủ yếu chạy bằng máy phát điện chạy dầu diesel, cứ vài nhà lại chung tiền mua một máy phát điện, hàng tháng chung tiền dầu. Chẳng thế mà hải sản ở Quan Lạn không có đồ đông lạnh, lúc nào cũng tươi roi rói. Phương tiện đi lại trên đảo chủ yếu là xe máy và xe túc túc, bạn sẽ thự sự thích thú với chiếc xe túc túc khi cả đoàn làm vài vòng dạo chơi khắp đảo, hoà mình vào cuộc sống nơi đây!
Nhắc đến Quan Lạn, người ta nhớ ngay đến thương cảng Vân Đồn – thương cảng “quốc thế” đầu tiên của Việt Nam. Tên gọi Vân Đồn lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam vào thời Lý (1010 – 1225). Năm 1149, Vua Lý Anh Tông (1138 – 1175) đã cho khai mở Trang Vân Đồn để đón thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán, trao đổi hàng hoá với nước Việt, từ thương cảng này, nhà Lý đã lên đường sang Hàn Quốc giao thương. Thời bấy giờ, nơi đây được xem là trung tâm thương mại có quy mô lớn, một khu vực có vị trí quân sự chiến lược của nước Việt. Đến thời nhà Trần (1226 – 1400), Vân Đồn không chỉ được biết đến như là một thương cảng sầm uất bậc nhất Đại Việt mà còn chứng kiến thắng lợi vẻ vang của dân quân nhà Trần (1228) – dưới sự chỉ huy của Phó tướng Trần Khánh Dư đã đánh chìm và tiêu diệt tướng giặc Trương Văn Hồ và 500 chiến thuyền chở lương thực của quân Nguyên tiếp viện cho Thoát Hoan trên dòng sông Mang. Hiện đền thờ Phó tướng Trần Khánh Dư được đặt tại Quan Lạn, gần ngã ba dòng sông Mang. Thương cảng Vân Đồn trong đó có Quan Lạn đang được Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu và xây dựng thành một trung tâm du lịch văn hoá và sinh thái biển đảo chất lượng cao. Khu vực trung tâm của thương cảng Vân Đồn bao gồm các bến bãi thuộc đảo Cống Đông, đảo Cống Tây, bến Cống Yên, Cống Hẹp thuộc đảo Ngọc Vừng; khu vực bến Cái Làng, bến Cống CáI, bến Con Quy thuộc đảo Trà Bản, Quan Lạn; khu vực bến Cổng Đồn, Cổng Ông, Cổng Bà, Đá Bạc – Minh Châu sẽ được đầu tư xây dựng trong tương lai để trở thành thương cảnh hiện đại.
Đến Quan Lạn, bạn đừng quên đến Khu du lịch sinh thái Vân Hải – khu nghỉ dưỡng đẹp nhất trên hòn đảo này. Vân Hải có dải cát trắng thuỷ tinh chạy dài 3km bên bãi tắm Sơn Hào. Khu nghỉ dưỡng này có tới 8 biệt thự và 5 nhà sàn nằm dưới cánh rừng phi lao cổ thụ rợp bóng hướng ra biển. Bãi Sơn Hào ở Quan Lạn được coi là Đệ nhất bãi tắm với bờ biển thoai thoải, nước xanh trong vắt. ở bãi tắm này, bạn có thể tham gia cá hoạt động thể thao bãi biển như bóng đá, bóng chuyền, kéo co, trượt trên đồi cát trắng…
Bạn sẽ được đặt chân lên cánh rừng trâm còn nguyên dấu cổ xưa để đến Đệ nhị bãi tắm trên đảo Quan Lạn - bãi biển Minh Châu và đi thăm những bãi cát trắng bạt ngàn của vùng Vân Hải vốn nổi tiếng từ thời Pháp thuộc, nay được sàng tuyển để làm nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp thủy tinh, pha lê và cơ khí chế tạo máy. Bạn có thể dạo biển khi hoàng hôn xuống, đi soi tôm, cá, cua … với ngư dân trên đảo, hoặc cùng ngư dân đảo Quan Lạn hoà chung tiếng hát trong đêm giao lưu lửa trại tại bãi biển trong suốt đêm thâu, thưởng thức đặc sản dê đảo, bê đảo nướng, nhâm nhi bầu rượu “ngán” để tạm quên đi những lo âu bộn về cuộc sống mưu sinh, để hoà mình vào thiên nhiên và cảnh vật bên bờ biển Thái Bình Dương thơ mộng, để rồi chợt giật mình với lảnh lót tiếng chim chào buổi sáng và ngắm cảnh bình minh từ mặt biển…
Trong hành trình đến Quan Lạn, bạn sẽ có những buổi tối lãng mạn thả hồn thư thái chiêm ngưỡng ánh trăng lung linh trên mặt biển, hay lắng nghe sóng hát, tận hưởng hương rừng hoặc dạo chơi trên những con đường mềm mại, len lỏi giữa bạt ngàn phi lao vi vu trong gió.
Những ngày ở Quan Lạn, bạn hãy đến thăm quan các di tích lịch sử văn hoá như: thương cảng cổ Vân Đồn. Đền Vân Hải – nơi thờ Phó tướng Trần Khánh Dư đã anh dũng đánh tan quân giặc Nguyên. Thăm đình cổ Quan Lạn với những cây gỗ to khổng lồ và những kiệt tác chạm khắc hoa văn, rồng phượng có từ thời nhà Lý. Thăm Chùa Quan Lạn, miếu Đức Ông nổi tiếng linh thiêng. Vườn quốc gia Bái Tử Long, bãi đá trời và cồn Chân Tiên, Bản Sen, bản Minh Châu… cũng là những địa chỉ vô cùng thú vị mà bạn cần phải đến.
Quan Lạn xưa vào đời nhà Lý được gọi là Đảo Cảnh Cước với hai xã Minh Châu và Quan Lạn. Huyện đảo Vân Đồn có tới 600 hòn đảo lớn nhỏ, riêng quần đảo Cảnh Cước – Cái Bầu – Vân Hải đã có tới 300 hòn đảo, đảo Bản Sen là hòn đảo lớn nhất Vân Đồn rồi đến đảo Quan Lạn. Đảo Quan Lạn rộng 115km2 với chiều dài 25km. Cả đảo chỉ có 1.000 nóc nhà với 7.000 dân, người dân nơi đây ví Quan Lạn như “mái nhà chung” bởi chính sự yên bình của mảnh đất này, thật hiếm khi thấy cánh cửa chính của các căn nhà được khép lại, xe máy để cả chìa khoá trong sân cả đêm lẫn ngày cũng không bao giờ bị mất, cũng chẳng bao giờ bộ đội canh giữ đảo phải nghe đến hai từ “mất cắp” hay “tệ nạn” ở hòn đảo này . Người Quan Lạn nghèo nhưng sống hiền hoà, đùm bọc, cưu mang nhau, mang tiếng là sống cùng gió biển, nhưng chẳng bao giờ thấy họ nói to hay xích mích. Nhà nhà sống bằng nghề đi biển, bắt được mớ tôm, mớ cá thường đem biếu hàng xóm tắt lửa tối đèn. Từ ngày du lịch “manh nha” phát triển, nhà nghỉ sinh thái, khách sạn mini đặt mua hải sản, người Quan Lạn mới biết đến từ “mua bán”. ở Quan Lạn chưa có điện lưới Quốc gia, nguồn điện sinh hoạt chủ yếu chạy bằng máy phát điện chạy dầu diesel, cứ vài nhà lại chung tiền mua một máy phát điện, hàng tháng chung tiền dầu. Chẳng thế mà hải sản ở Quan Lạn không có đồ đông lạnh, lúc nào cũng tươi roi rói. Phương tiện đi lại trên đảo chủ yếu là xe máy và xe túc túc, bạn sẽ thự sự thích thú với chiếc xe túc túc khi cả đoàn làm vài vòng dạo chơi khắp đảo, hoà mình vào cuộc sống nơi đây!
Nhắc đến Quan Lạn, người ta nhớ ngay đến thương cảng Vân Đồn – thương cảng “quốc thế” đầu tiên của Việt Nam. Tên gọi Vân Đồn lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam vào thời Lý (1010 – 1225). Năm 1149, Vua Lý Anh Tông (1138 – 1175) đã cho khai mở Trang Vân Đồn để đón thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán, trao đổi hàng hoá với nước Việt, từ thương cảng này, nhà Lý đã lên đường sang Hàn Quốc giao thương. Thời bấy giờ, nơi đây được xem là trung tâm thương mại có quy mô lớn, một khu vực có vị trí quân sự chiến lược của nước Việt. Đến thời nhà Trần (1226 – 1400), Vân Đồn không chỉ được biết đến như là một thương cảng sầm uất bậc nhất Đại Việt mà còn chứng kiến thắng lợi vẻ vang của dân quân nhà Trần (1228) – dưới sự chỉ huy của Phó tướng Trần Khánh Dư đã đánh chìm và tiêu diệt tướng giặc Trương Văn Hồ và 500 chiến thuyền chở lương thực của quân Nguyên tiếp viện cho Thoát Hoan trên dòng sông Mang. Hiện đền thờ Phó tướng Trần Khánh Dư được đặt tại Quan Lạn, gần ngã ba dòng sông Mang. Thương cảng Vân Đồn trong đó có Quan Lạn đang được Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu và xây dựng thành một trung tâm du lịch văn hoá và sinh thái biển đảo chất lượng cao. Khu vực trung tâm của thương cảng Vân Đồn bao gồm các bến bãi thuộc đảo Cống Đông, đảo Cống Tây, bến Cống Yên, Cống Hẹp thuộc đảo Ngọc Vừng; khu vực bến Cái Làng, bến Cống CáI, bến Con Quy thuộc đảo Trà Bản, Quan Lạn; khu vực bến Cổng Đồn, Cổng Ông, Cổng Bà, Đá Bạc – Minh Châu sẽ được đầu tư xây dựng trong tương lai để trở thành thương cảnh hiện đại.
Đến Quan Lạn, bạn đừng quên đến Khu du lịch sinh thái Vân Hải – khu nghỉ dưỡng đẹp nhất trên hòn đảo này. Vân Hải có dải cát trắng thuỷ tinh chạy dài 3km bên bãi tắm Sơn Hào. Khu nghỉ dưỡng này có tới 8 biệt thự và 5 nhà sàn nằm dưới cánh rừng phi lao cổ thụ rợp bóng hướng ra biển. Bãi Sơn Hào ở Quan Lạn được coi là Đệ nhất bãi tắm với bờ biển thoai thoải, nước xanh trong vắt. ở bãi tắm này, bạn có thể tham gia cá hoạt động thể thao bãi biển như bóng đá, bóng chuyền, kéo co, trượt trên đồi cát trắng…
Bạn sẽ được đặt chân lên cánh rừng trâm còn nguyên dấu cổ xưa để đến Đệ nhị bãi tắm trên đảo Quan Lạn - bãi biển Minh Châu và đi thăm những bãi cát trắng bạt ngàn của vùng Vân Hải vốn nổi tiếng từ thời Pháp thuộc, nay được sàng tuyển để làm nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp thủy tinh, pha lê và cơ khí chế tạo máy. Bạn có thể dạo biển khi hoàng hôn xuống, đi soi tôm, cá, cua … với ngư dân trên đảo, hoặc cùng ngư dân đảo Quan Lạn hoà chung tiếng hát trong đêm giao lưu lửa trại tại bãi biển trong suốt đêm thâu, thưởng thức đặc sản dê đảo, bê đảo nướng, nhâm nhi bầu rượu “ngán” để tạm quên đi những lo âu bộn về cuộc sống mưu sinh, để hoà mình vào thiên nhiên và cảnh vật bên bờ biển Thái Bình Dương thơ mộng, để rồi chợt giật mình với lảnh lót tiếng chim chào buổi sáng và ngắm cảnh bình minh từ mặt biển…
Trong hành trình đến Quan Lạn, bạn sẽ có những buổi tối lãng mạn thả hồn thư thái chiêm ngưỡng ánh trăng lung linh trên mặt biển, hay lắng nghe sóng hát, tận hưởng hương rừng hoặc dạo chơi trên những con đường mềm mại, len lỏi giữa bạt ngàn phi lao vi vu trong gió.
Những ngày ở Quan Lạn, bạn hãy đến thăm quan các di tích lịch sử văn hoá như: thương cảng cổ Vân Đồn. Đền Vân Hải – nơi thờ Phó tướng Trần Khánh Dư đã anh dũng đánh tan quân giặc Nguyên. Thăm đình cổ Quan Lạn với những cây gỗ to khổng lồ và những kiệt tác chạm khắc hoa văn, rồng phượng có từ thời nhà Lý. Thăm Chùa Quan Lạn, miếu Đức Ông nổi tiếng linh thiêng. Vườn quốc gia Bái Tử Long, bãi đá trời và cồn Chân Tiên, Bản Sen, bản Minh Châu… cũng là những địa chỉ vô cùng thú vị mà bạn cần phải đến.
Theo http://quanlanhotel.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét