Thơ, con người và sự vật
Khái niệm ban sơ
1.- Nghệ thuật và thi ca thường
đi đôi với nhau, tuy rằng ý nghĩa của hai từ rất xa nhau. Khi nói về nghệ thuật
thì tôi thường nhắm đến tinh thần sáng tạo của con người hay tính
sáng tác, hoạt động sản xuất tác phẩm. Khi nói đến thi ca, không phải
chỉ là nghệ thuật đặc biệt viết nên những câu thơ, mà là một sự kiện vừa khá phổ
thông vừa mang tính nguyên thủy; tức là sự tồn tại bên trong của sự vật, và là
sự liên hệ hổ tương nội bộ của con người tự thân. Sự liên hệ hổ tương ấy là một
thứ dự ngôn, như người xưa từng hiểu, từ vastes của Latinh có ý nghĩa
là thi nhân và là vị thần. Thi ca theo nghĩa này là cuộc sống đầy thần bí của
nghệ thuật, nó còn có một danh xưng nữa do Platon đề xuất là
“âm nhạc” (mousike).
Nghệ thuật và thi ca – Mục
đích chủ yếu của quyển sách nầy là nhắm làm sáng tỏ mối liên hệ hổ tương và
khác biệt giữa đôi bạn thần kỳ không bao giờ tách rời nhau này.
Một mục đích chủ yếu nữa là
tác dụng quan hệ căn bản giữa tri tính hay lí tính trong thi ca và nghệ thuật,
đặc biệt là chứng minh trong thi ca có cội nguồn thực sự liên quan đến tiền
khái niệm sinh sống của tri tính. Hai từ tri tính và lí tính là để chỉ lực lượng
hay năng lực (faculté) đơn thuần trong tâm hồn con người. Nhưng tôi xin lưu ý
ngay từ giờ là khi nó chỉ về sức mạnh tâm linh là thi ca, thì phải hiểu từ ấy
có một ý nghĩa sâu rộng hơn nghĩa bình thường. Tri tính cũng như sự tưởng tượng
là linh hồn của thi ca. Nhưng tri tính hay lí trí không phải chỉ có ý nghĩa thuộc
tính logic, mà là nó bao hàm một thứ ý nghĩa thâm sâu bí áo – trong
khi chúng ta cố gắng vượt qua mọi khó khăn để đạt đến cõi u huyền của thi ca
thì nó lại hiện ngay trước mặt ta. Nói một cách khác, thi ca bắt buộc chúng ta
phải khảo sát lí trí, khảo sát nguồn thần bí trong nội tâm của con người, bằng
phương thức không phải lí tính, cũng không phải logic mới có tác dụng.
Nếu trong quá trình thảo luận,
tôi thường đề cập đến nghệ thuật hội họa và thi nhân, không có nghĩa là tôi coi
các môn nghệ thuật khác là không quan trọng, Trong tất cả các môn nghệ thuật
thì phải nói âm nhạc là quan trọng, nhưng theo tôi nghĩ âm nhạc đòi hỏi một sự
nghiên cứu riêng biệt. Hơn nữa tập sách nầy không phải là bộ sách chuyên nghiên
cứu về nghệ thuật, tôi cũng không phải là nhà sử học, cũng không phải là nhà
phê bình nghệ thuật. Công cuộc nghiên cứu của tôi chỉ là triết học, và những
thí dụ tôi cần đến là thứ dễ hiểu cho mọi người, thí dụ chỉ là phương thức bổ
trợ hay dẫn dắt để hiểu rõ và thẩm tra các quan niệm mà thôi.
2.- Hai chương đầu
trong sách nầy đến mức nào đó, chỉ là những chương dẫn nhập. Chủ yếu
của chương đầu là tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình (arts plastiques), nhưng thực
tế đối với thi ca, như tôi vừa trình bày với ý nghĩa rộng rãi – có sự liên
quan, nhưng chỉ là thơ với quan điểm ngoại tại và miêu tả thuần túy. Mục đích của
chương nầy chỉ là đem lại cho độc giả có một cái nhìn cơ bản về sự thực,
thông qua phương thức chỉ dẫn vấn đề sẽ được nghiên cứu sau đó..
Chương thứ hai là thảo luận
về ý nghĩa của từ nghệ thuật một cách chặt chẽ. Mục đích của chương nầy là thiết
lập một số những nguyên tắc căn bản, những nguyên tắc ấy rất cần thiết cho việc
tìm hiểu, nhất là khi tiến đến điểm chính yếu, tức là mối liên hệ giữa nghệ thuật
và thi ca.
Thiên nhiên và con người.
3.- Khi đề cập đến cái đẹp,
sự kiện đầu tiên được quan sát đến là sự thâm nhập lẫn nhau giữa thiên
nhiên và con người. Sự thâm nhập lẫn nhau ấy là bản chất
đặc biệt, bởi vì nó không phải là sự hấp thụ lẫn nhau. Trong khi
thiên nhiên và con người thâm nhập lẫn nhau mỗi bộ phận vẫn bảo vệ
duy trì được bản chất đồng nhất, thậm chí nó còn đủ sức lực để bảo vệ sự đồng
nhất. Nhưng cả hai đều không phải ở trong trạng thái tồn tại độc lập, mà chúng
nó được hòa hợp một cách đầy thần bí.
Khi con người cảm thấy sảng
khoái về cái đẹp, nó không phải thâm nhập vào sự vật của thiên nhiên
với tính cách đơn lẻ trong mối liên hệ thuộc ý hướng tính hay tinh thần cấu tạo
thành nhận thức. Vì nhận thức là trở thành khác với tính cách là kẻ khác. Con
người bị lôi cuốn bởi thiên nhiên, khi đối tượng nó ngắm nghía là một tác phẩm
nghệ thuật thì tác phẩm ấy được xem như sự biến hóa của thiên nhiên. Thiên
nhiên ấy trong một mức độ nào đó xâm nhập vào máu mủ và cùng với nó hít thở niềm
hoan lạc đó. Đối với con người trong buổi sơ khai thì nghệ thuật nhắm vào mục
đích vu thuật, giả thuyết ấy luôn luôn là một sự tranh luận; nhưng trong ý
nghĩa sâu xa, dù không là thích đáng – nghệ thuật tự thân vẫn là một thứ vu thuật,
trong quá trình phát triển dần dần đã được thuần hóa. Và khi thiên nhiên xâm nhập
vào con người gây ra sự sảng khoái là thuộc về thị giác hay trực giác, đó là sự
hình thành mang ý hướng tính thuần túy hay siêu việt chủ quan tính; đó là nghệ
thuật thuần túy đã thuần hóa rồi và hoàn toàn thuộc về thẩm mỹ.
Ngược lại, nói về tình cảm
thẩm mỹ dù ở bất cứ mức độ nào luôn luôn là một thứ xâm nhập của con người với
thiên nhiên. Hãy coi đối tượng khoái thích thẩm mỹ thuộc khách quan hoàn toàn
không ảnh hưởng đến con người, như sự chứng minh một bài toán tuyệt hay hoặc một
tác phẩm nghệ thuật trừu tượng xuất sắc, một bức khảm khắc hay giả đá hoa của Ả
rập, hoặc một cánh hoa lóe sáng, ánh tà dương le lói trước khi lặn tắt, một con
chim trên hoang đảo, hoặc trước một phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, một sa mạc
mênh mông, một cánh rừng nguyên thủy rậm rạp, những núi non trùng điệp, những
thác nước cao vòi vọi vang dội bao âm thanh dồn dập lôi cuốn du khách vào sự
rung cảm cao cả. Thật ra là nơi nơi đều có ẩn tàng bóng dáng con người, kích
thước con người tồn tại dù bị ẩn dấu đi. Tất cả những sự vật gì không phải tính
người đều ẩn tàng tính chất người trong đó: như sự chứng minh một bài toán
tuyệt hảo, hay một tác phẩm trừu tượng cực đẹp, thì đó là sự kết hợp
hài hòa của lý trí, và được giao hoàn lại cho con người. Còn về cái đẹp chỉ làm
cho cảm quan khoái, tiết tấu hay hòa điệu lại một lần trình diễn ở đâu đó, nó
khiến cho giác quan tự thấy thích thú, khốn nổi đó là đặc tính vật lý tự thân của
giác quan, như một màu sắc đẹp trong mối liên hệ sắc thái bao quanh, mà Degas từng
gọi là “Rửa mắt” (Rince d’oeil), chính là vi màu sắc của sự vật đó phù hợp với
thị giác của con người đang cần nhịp điệu để thư giản hay tập trung. và đó là sự
lung linh phi vật chất, tác dụng nội tại của giác quan thực hiện thông qua tính
xâm nhập.
Cuối cùng đối với cảnh sắc
hoang dã tráng lệ của thiên nhiên thì như thế nào? Cái gì của con người có còn
xen lẫn ở đây không? Nhưng đó là một thứ tình cảm ( tôi xin nói rằng đó
là một thứ phi lí tính, hay là thứ tình cảm thuần chủ quan) thứ tình cảm mà bản
thân nó không liên quan gì đến mỹ cảm), nó tự phát sinh trong lòng chúng ta, rồi
do chúng ta phóng xạ vào trong sự vật, và xuyên qua sự vật lại phát sinh ảnh hưởng
đến chúng ta; đặc biệt là đối với thiên nhiên trở nên mãnh liệt, cao ngạo cô
đơn, không sao thâm nhập vào được; giữa con người và thiên nhiên phát sinh một
thứ tình cảm mất hài hòa rất lớn. Thứ tình cảm không hài hòa ấy không những chỉ
áp đảo và còn làm cho con người kinh ngạc lạ lùng, mà còn đánh thức nơi chúng
ta sự mờ tối u ám, cái tiềm lực cao cả mơ hồ không sao chụp bắt được – trong cảnh
mờ mịt man nhiên đó, chúng ta không biết rằng chúng ta phải thông qua như thế
nào về sự thể nghiệm đáng sợ ấy mới có thể khắc phực tình cảm không hòa điệu ấy.
Ở đó có một ấn tượng vừa sợ hải vừa như khiêu khích, mà theo tôi nó bắt nguồn từ
cảm xúc cao cả, nhưng nó khác hẳn tri thức về cái đẹp; cảm xúc cao cả ấy về giá
trị thẩm mỹ có khuyết điểm vậy. Không tính đến cái mà du khách gọi là cao cả,
đôi khi cũng do các triết gia bàng hoàng về sự cao cả ấy không sao giải thích
được.
4.- Tuy nhiên trong những
trường hợp chúng tôi vừa trình bày ở trên, khách thể tri thức thẩm mỹ tuy ám thị
có liên quan đến con người, nhưng không phải là không có thể xa rời cuộc sống .
Điều tôi muốn đề cập đến bây giờ, hãy gạt bỏ những điểm đặc thù, (cái đẹp thiên
nhiên càng hùng vĩ, sự khoái thích hay cảm tri thẩm mỹ càng ngắm càng thấy
thuần túy sinh động, khi nó đụng chạm đến cuộc sống con người với thiên nhiên
càng sâu rộng). Cuộc sống con người đối với ảnh hửơng thiên nhiên càng sâu rộng,
cái đẹp của thiên nhiên càng mãnh liệt, và đối với thẩm mỹ thiên nhiên khoái
thích hay cảm tri thẩm mỹ càng thuần túy càng lớn.
Đó là khả năng thông qua sức
tưởng tượng phát sinh. Như nhìn đám mây lơ lửng trên không, hay mặt biển mênh
mông không bờ, đã tỉ tê với những tâm hồn đa cảm rằng “con người tự do luôn
luôn quyến luyến đại dương”
Nhưng nó cũng có thể phát
sinh trong sự tồn tại hiện thực.Thực tại thiên nhiên vật chất và tinh thần được
con người xâm nhập như tôi nói“ thực tại vật chất và tinh thần” là chỉ vào ý
nghĩa nội tại đầy đủ của thiên nhiên. Và chính vì vậy mà cái đẹp của
thiên nhiên mới được phát hiện một cách tối ưu. Vịnh Rio de Janeiro mênh mông lấp
lánh ánh sáng như một bức tranh, là một trong những khung cảnh thiên nhiên được
chiêm ngưỡng nhất.Và còn biết bao vẻ đẹp, biết bao sự xúc động, tôi muốn nói đến
sự xúc động là mỹ cảm chân chính – như cảnh mặt trời sắp lặn trên bến cảng
Marseille, nơi xuất nhập khẩu với sự bố trí của con người, mặt nước dọc theo bến
cảng với những gì bí ẩn, trong một rừng cột buồm tàu san sát, những
cần trục, những ngọn đèn sáng trưng và những kỹ niệm! Hay khi anh lăn bánh xe dọc
theo sông Hudson, hoặc xuyên qua đồi núiVirginia (dỉ nhiên
không phải là đi bộ, dân Mỹ không biêt gì về thú tản bộ và trầm tư
này). Hãy tưởng tượng giây lát rằng, xứ sở trong tầm mắt vẫn còn là thời của chủng
tộc ở dưới các túp lều và của những đấu sĩ Indiens; như thế cái đẹp của thiên
nhiên như được đánh thức, và mang một ý nghĩa, chỉ vì mối quan hệ giữa thiên
nhiên và con người được thiết lập trở lại. Những cư dân hiện đại chưa có đủ thì
giờ để thâm nhập vào mảnh đất mang hình thức con người; nhưng cứ nhìn vào những hình
thức lao động mãnh liệt của con người, văn minh công nghiệp với những xí nghiệp
đã mọc lên đây đó trên những cánh đồng hay dọc theo các ven sông; nơi đó mối
liên hệ giữa thiên nhiên với con người lại được thiết lập, một vẻ đẹp mới lại
xuất hiện. Khi nào anh lại từ đại dương đi xuyên qua những vách đá hùng vĩ tiến
vào Địa Trung Hải, mới chứng kiến vì sao vẻ đẹp phong phú của hai bên bờ biển lại
như cuộc sống vang lên khúc ca? Vì sao một giải cong cong của bình nguyên La
Mã lại cung cấp cho anh những tình cảm phong phú, chẳng qua vì có
Virgile –nhà thơ Latinh - và những Hi Lạp (dù trong thực tế, người ta chưa kịp
nghe đến họ), và những ngọn gió vô hình của kí ức thổi mát tâm tư của
con người. Có những nơi trên mặt đất này đã thâm nhập lí tính và sự lao khổ của
con người, Chính xuyên qua lịch sử khiến giữa thiên nhiên và con người có sự kết
hợp chặt chẽ, và từ đó thiên nhiên mới phát tản ra những phù hiệu và
ý nghĩa, tạo nên sự bùng nổ những vẻ đẹp huy hoàng.
Thông qua sự phân tích ấy,
chúng ta có thể rút ra hai điểm kết luận. ĐiểmI. là thiên nhiên vô
cùng xinh đẹp khi nó chan chứa tình cảm. Tình cảm giữ một vai trò quan trọng
trong kinh nghiệm mỹ cảm. Nhưng là thứ tình cảm nào? Không phải là thứ tình cảm
phi lí tính mà tôi vừa kể qua, hay là thứ tình cảm thuần chủ quan nhưng là một
thứ tình cảm kết hợp chặt chẽ với nhận thức. Thật vậy, đó là thứ tình cảm như
tôi vừa nói qua, nó giống như tất cả các phù hiệu đầy ý nghĩa, trong đó phát
sinh một thứ tình cảm do thiên nhiên xâm nhập con người, nó tạo thành hay hình
thành một sự thích thú bao trùm cả thị giác. Đó là một thứ tình cảm siêu việt
thuần chủ quan, đạt đến tinh thần tiếp cận sự vật đã biết, và hướng về sự nhận
thức rõ hơn, rồi phát sinh ra mộng tưởng .
Điểm II, những phù hiệu và ý
nghĩa mà tôi vừa nêu ra vẫn còn ở trong thái tiềm tàng, ít nhất phải đợi đến
lúc người lữ hành trên mắt đất nhận được sự đụng độ đột ngột về cái đẹp. Trong
ý thức chưa từng biểu hiện một sự nhớ lại khái niệm đặc biệt nào. Nhưng những
phù hiệu và ý nghĩa ấy không bao giờ mất đi trong khi còn năng lực mỹ cảm.
Chúng ta phải chú ý đến sự thật này, vì sau đây chúng ta sẽ trở lại vấn đề đó.
Những phù hiệu thoáng qua,và những ý nghĩa không rõ ràng sẽ tạo
thành một áp lực tinh thần nhiều hay ít trong vô thức, giữ một vai trò quan trọng
trong tình cảm thẩm mỹ và trong kinh nghiệm mỹ cảm.
Trong cùng hướng suy tư, khi
chúng ta có kinh nghiệm mỹ cảm đối với thiên nhiên chúng ta nhìn vào từ Oscar
Wilde –nghĩa là nghệ thuật mô phỏng thiên nhiên, thì rõ ràng là một câu không
nói ra cũng tự hiểu. Vì nghệ thuật và thị giác của con người là một cách thế để
con người xâm chiếm thiên nhiên, vì thiên nhiên mà suy tư và biểu hiện. Nếu
không có những thế hệ thi nhân và họa gia phản ảnh cái đẹp của thiên nhiên, thì
chúng ta làm sao xâm nhập được vào cái đẹp thiên nhiên. Chỉ có từ khi Giotto sử
dụng màu vàng làm bối cảnh của nghệ thuật Trung cổ buổi đầu thay thế hang đá và
núi rừng, ta mới ý thức được vẻ đẹp của núi rừng. Khi ta đi dạo ở La Mã mà cảm
thấy thích thú thì phần nào là do Pinarese, người đã tạo ra sự phản ảnh
của hiện trường với những cung điện màu vàng sậm, những cửa tiệm, những công xưởng
mở ra như những hang đá. Với những cư dân trên các ngả đường cổ xưa cho ta một
khung cảnh dịu dàng đầy hấp dẫn. Nhìn vào những khuôn mặt dường như nhìn từ các
bức chân dung, khiến cho thị giác chúng ta tăng thêm thích thú, Như khi đi trên
các tuyến đường tàu điện ngầm ở Nữu Ước, nếu là người thích thưởng ngoạn nghệ
thuật, chúng ta sẽ tha hồ ngắm những bức tranh của các họa sư như Cezanne,
Hogarth hay Gauguin và Seurat đang trưng bày giữa thiên nhiên khi ánh đèn được
bật sáng lên.
Sự vật và tính sáng tạo của
tự ngã-
5.- Thật là
không đầy đủ, nếu cho rằng tình cảm thẩm mỹ hay kinh nghiệm mỹ cảm
có sự liên hệ hổ tương giữa con người với thiên nhiên. Điều mà chúng ta quan
tâm, chính là mối liên hệ hổ tương giữa con người và thiên nhiên – chúng ta cứ
cho là sự kết hợp thế giới với tự ngã, cùng quan hệ với sự sáng tạo nghệ thuật.
Như thế chúng ta mới thực sự tiến vào chủ đề của tập sách này, và sau đó mới
bàn đến thơ.
Nhưng trước khi mở đầu, tôi
không thể không phàn nàn cho kho từ vựng của con người quá nghèo nàn. Tôi muốn
diễn tả cùng lúc tính độc đáo và những gì nội tại thâm sâu của nhà nghệ thuật
cùng với sự tồn tại cả máu, cả thịt và tinh thần người ấy, mà tôi chỉ có một từ
trừu tượng : Tự ngã (le soi). Tôi muốn diễn tả cái thế giới này, điều mà nhà
nghệ thuật hằng đụng đầu với đoàn quân hiện hữu, những trạng thái, những hiện
tượng vật chất, tinh thần đầy rối rắm của cái đẹp và cả sự sợ hải, không sao giải
mã nổi những gì sâu xa thần bí, và không sao biến đổi được tiến trình của nó;
thế mà tôi chẳng tìm được tiếng nào ngoại trừ những ngôn từ quá nghèo nàn, cũ kỹ,
tôi đành phải nói là sự vật của thế giới: Sự vật.. Nhưng tôi cũng muốn trao cho
cái từ trống trơn tình cảm này, nó cho con người nguyên thủy suy gẩm về sức mạnh
thiên nhiên không đâu không có, hay như lời của các triết gia cổ đại Ionie từng
nói: “Vạn vật đều có thần”.
Đối với vấn đề sự vật và tự
ngã của nghệ thuật gia: Chúng ta há không học được những hình thức điển hình về
chủ đề này, nó đã được biểu hiện qua nhiều thế kỷ, sự nỗ lực sáng tạo bằng tay
và mắt của con người sao?
Tôi không thích sự khái quát
và tóm lược. Nhưng phương pháp mà tôi cố gắng theo đuổi trong chương này buộc
tôi cũng phải trở lại với sự luận thuật khái quát. Tôi hi vọng rằng tôi
có thể nắm vững những đặc tính chung để có thể đưa ra những đặc
trưng khá đơn giản và khá rõ ràng để tránh được những giải thích tùy tiện quá
nguy hiểm.
Về mối quan hệ giữa sự vật
và tự ngã của nhà nghệ thuật, theo quan điểm của tôi, chúng ta hằng đối mặt với
một sự thật vô cùng quan trọng, là tinh thần và sự cảm tri thi ca nghệ thuật Đông
phương và Tây phương có sự khác biệt và đối lập nhau.
Người ta có thể nói một cách
chung chung là những nhà trước tác của Đông phương có thể nhấn mạnh rằng nghệ
thuật Đông phương là đối lập với chủ nghĩa cá nhân của Tây phương.
Nghệ thuật gia Đông phương rất hổ thẹn khi nghĩ đến tự ngã của mình, và xấu hổ
khi đem cái chủ thể tính của mình biểu hiện trong tác phẩm. Trách nhiệm chủ yếu
đầu tiên của nhà nghệ thuật này là tự quên mình. Nó quan sát sự vật bằng sự trầm
tư, đối với hình thể ngoại tại của sự vật đầy áo bí, và ẩn tàng sức sống huyền
dịu của nó, rồi biểu hiện cả hai trong tác phẩm của mình, hoặc với sự thích thú
của con người trang điểm cho cuộc sống, hoặc vì những nghi lễ thiêng liêng thờ
cúng.. Nhưng bản chất nghệ thuật Đông phương thuộc tôn giáo, hay
khát vọng tôn giáo,. Do đó nghệ thuật đồng giao lưu với sự vật,
không phải vì sự vật, mà vì một thực tại đáng tôn sùng và vô hình,
mà sự vật là những phù hiệu, và xuyên qua sự vật, nghệ thuật cùng lúc triển
khai với sự vật. Thực ra đó là tôn giáo chứ không phải nghệ thuật nữa, nó nâng
nghệ thật lên cao như sự sống, và nó cũng là sức sống của nghệ thuật,
mà nhu cầu cơ bản của nó là sự chân thực tự thân vĩ đại, tôi muốn gọi đó là tượng
trưng của cuộc sống. Nghệ thuật Đông phương chỉ chuyên chú đến sự vật, và dường
như tất cả nghệ thuật đều là chân thực như thế nên họ không thích chủ nghĩa hiện
thực.
Giờ đây phải ghi chú hai
phương diện khá đặc biệt, nó giúp chúng ta hiểu rõ. Vì sao nghệ thuật Đông
phương chi phối tất cả sự vật, và sự vật mang tính thuần khách quan chứ không
phải người và tính chủ quan của con người.. Trước tiên giống như bản
năng tôn giáo của nhân loại khắp mọi nơi, không được phúc âm của Thiên chúa
giáo biến đổi, những tôn giáo có liên hệ với nghệ thuật Đông phương,
về căn bản tất nhiên có sự hội thông qua chức năng tế tự của xã hội, pháp luật,
và sự hiệu lực của lễ nghi nhằm bảo vệ và duy trì cộng đồng nhân loại. Nghệ thuật
Đông phương trước hết chăm lo sự vật trong vũ trụ, bao gồm cả việc lễ nghi. Nó
quay về với con người để tìm kiếm thực tại thiêng liêng, do sự vật có ý nghĩa với
các bộ mặt bí nhiệm mà thế giới là tấm gương phản ảnh, một vũ trụ thần bí khác
lạ với con người là siêu nhân, đôi khi rất tàn nhẫn phi nhân, Một thứ nghệ thuật
như thế làm sao không tiềm ẩn một thần tượng để sùng bái. Chỉ cần Thượng Đế
chưa đảm nhận nhục thể, chỉ cần vật vô hình chưa hiện thành hình, con người vẫn
còn nghiêng về sự tôn sùng những lực vô hình, thì còn sùng bái những phù hiệu
tượng trưng và sự vật. Ở đó nghệ thuật mang lấy những mắt thần, thì nó lại càng
có khuynh hướng làm cho nghệ thuật thành thâm sâu hơn hay phú cho
nghệ thuật một đức thiện đầy tính tượng trưng.
Mặt khác, tư tưởng nghệ thuật
Đông phương không chịu dừng lại ở chỗ nghệ thuật đã hoàn thành, nói một cách
chính xác hơn, một tác phẩm nghệ thuật không phải là một đối tượng giản đơn do
nghệ thuật gia tạo nên, và nó không dựa vào tự thân của nó. Một tác phẩm chỉ được
coi là hoàn thành khi nó là nơi gặp gỡ của hai tư tưởng, một là nghệ nhân và một
là khán giả kết hợp với nhau. Tác phẩm nghệ thuật chỉ hiện hữu với tính cách là
giao lưu tư tưởng bằng hành động. Kết quả là các nhà nghệ thuật Đông phương
không chỉ hoàn toàn chuyên chú vào sự vật, mà còn phải
chuyên chú vào sự vật có thể tiến hành sự giao lưu tư tưởng với tha nhân. Và
đây gắn liền với mối quan hệ truyền thống là tu thân dưỡng tính, là một nghĩa vụ
tiến lên một bước là phải ly khai tự thân tạo ra hiện tượng tự quên mình thành
ra một thái độ mỹ đức nguyên thủy.
6.- Như đã kể trên, theo tôi
đó lả tình huống chung liên quan đến Đông phương và nghệ
thuật thi ca của Đông phương . Nhưng chúng ta hãy khảo sát chúng tỉ mỉ hơn. Nhà
bình luận của Nhật Bàn là Okakura Kakuzo từng nói: ”Nếu Á châu không phải hoàn
toàn là tinh thần, thì nó không là gì cả”.Và sự đồng nhất của nó cũng là sự đồng
nhất tinh thần. Nhưng trong sự đồng nhất vẫn có những sai biệt. Sự phân
tích của chúng ta sẽ đưa đến một kết luận chính xác, là giữa hai loại
hình nghệ thuật Ấn Độ và Trung Quốc có những điểm khác
nhau,
Do cách nào mà nghệ thuật Ấn
Độ hoàn tòan hướng về sự vật? Có lẽ tôi phải nói rằng, nền nghệ thuật ấy là tội
phạm của sự vật, tức là nó tự đem linh hồn nó phó thác vào sức sống mãnh liệt
tiềm ẩn trong sự vật để rồi bừng nở thành cảm giác tuyệt vời kinh thiên động địa.
Dĩ nhiên nghệ thuật Ấn Độ
cũng như triết học của họ, là thấm nhập mục đích của tinh thần thực
dụng (nhưng là mệnh lệnh của tâm linh).
Một tác phẩm nghệ thuật được
nghệ thuật gia sáng tạo không đúng bằng nói rằng đó là một công cụ được tạo ra
do kết quả của một lãnh vực tư tưởng vô hình. Tôi không
chỉ nghĩ đó là những đồ hình uy nghiêm, nếu người ta có thể nói, đó là những guồng
máy xuất thần của Yoga ( thiền định), tôi cũng nghĩ đến sự biểu hiện tâm linh
và nụ cười trong biết bao thánh tượng của Phật Bồ Tát bộc lộ trạng
thái an tĩnh từ bi và mặc tưởng khi ngắm nhìn sự vật. Nhưng mặt
khác, tất cả những gì không phải của Thượng Đế thì đều là ảo ảnh.
Và mặt khác các thứ ảo ảnh thuần túy thì cũng là sự cụ thể hóa của Thượng Đế, với
tư cách không hề tham dự vào thực tại sáng tạo, nhưng với tư cách là sự phản
ánh trong mộng mơ – và cái Tự Ngã duy nhất (l’unique Soi) mới thật sự là
Thượng Đế. Như thế chúng ta phải nói , thứ mộng mơ ấy là thần thánh
thiêng liêng, giống như hoa sen tinh khiết bừng nở trên mặt ao hồ phẳng lặng,
ao hồ đó cũng thiêng liêng, hay tất cả vạn vật đều thiêng liêng. Không hề có sự
thanh hóa của các giác quan khổ hạnh cấm kỵ, mà chỉ có tự ngã khai triển, tự tiến
hóa của sức sống nhục thể và tinh thần không thể chia cắt ra, cho đến giây phút
cuối cùng giải thoát sức sống và tất cả sự biểu hiện của giác quan
hay trí lực.
Không hề có sự thăng hoa hướng
về Thượng Đế thông qua các thứ thực tại sáng tạo (vì thế giới là phi thực tại
và không hề có những sáng tạo thực tại).
Những hình ảnh trong mộng
làm thế nào có thể dùng vào việc chỉ hướng về thực tại, về bậc chí cao, vậy chỉ
có Thực Tại là độc nhất vô nhị sao? Bậc minh trí muốn đi tìm sự cô đơn thuần
túy hay chân chính, thì chỉ có cách là chuyển hướng về cái tự ngã nội tại của
chính họ.
Đối với những sự vật có thể
thấy được, thì không thể giải thích hiện tượng tâm linh (trừ phi
trong những tác phẩm Phật giáo và Hi Lạp). Trong ảo giác và trong
lãnh vực của cảm quan, nghệ thuật tự nó có chỗ cư trú. Nghệ thuật miêu tả ảo ảnh,
nhưng nó lại bị giao phó cho ảo ảnh, và bị giao phó cho những hình thức cảm
giác sung mãn, không hề bị ước thúc. Trong quan niệm của Đông phương,
nhiệm vụ chủ yếu của nghệ thuật gia trong quá trình phát triển là phải tự đồng
hóa với sự vật mà nó muốn biểu hiện chứ không được đối kháng.Trong
khi nhà nghệ thuật có ý đồ. đạt đến cõi thiên nhiên, nó chỉ có thể khiến cho sức
sống và tự ngã đồng hóa, cùng khiến cho giấc mơ của thế giới hướng về
sự sinh sản mà canh tân không dứt tuyệt, mà còn dồi dào hoạt động trong tính
dục táo bạo. Nó bị thiên nhiên và sinh lực phong phú
không thể hoản hòa biến dịch chinh phục.
Chính vì vậy mà như tôi vừa
nói, nghệ thuật Ấn Độ luôn luôn chụp bắt ý nghĩa tiềm ẩn trong sự vật, và hiến
thân một cách cuồng nhiệt vào sinh mệnh nội tại của sự vật và vẻ phong nhã ngoại
tại của nó.
Quá ham cửu vị của nghệ thuật
Ấn Độ, nó cung cấp cho chúng ta dồi dào những hình thái xúc động sảng khoái
hùng tráng sắc bén, bi thảm động lòng, cũng có khi đầy khêu gợi, thô bạo; những hình
thức đầy những chi tiết tinh xảo, hoặc cũng có khi là những phẩm vật
được chế tài từ những giống thực vật vĩ đại và những thứ chế tạo thành phẩm nội
bộ ấy lại như từ miền nhiệt đới hay tinh túy của rừng già. Nó cũng đưa ra các
thứ vật phẩm lễ bái phong phú, và đồ trang sức. Nó khiến chúng
ta từ cảm quan tiếp xúc với cái đặc trưng hư ảo của các sự vật mà nảy
sinh ý niệm dao động, chúng ta không rõ tính hư ảo của sự vật tại sao không có
sự bình hành, mà là kết quả của một thứ hoạt lực nhục dục đầy mãnh
liệt.
Một nghệ thuật đầy vẻ đẹp
thì nó không đi tìm cái đẹp nữa, Nó luôn luôn có hiệu lực phục vụ cho một thứ
thực dụng, chứ không có hiệu lực với tình ái, vu thuật hay tôn giáo. Ngay trong
sự thành tựu đầy huy hoàng, nghệ thuật ấy vẫn nhớ đến chất liệu ban sơ nó là gổ
hay là đất, cũng như thiên nhiên không có gì là vĩnh cữu Trong thế kỷ trước
linh mục Huc đã nhìn thấy ở Tây Tạng một bức tượng đắp bằng “bơ”rất tinh vi.Thứ
nghê thuật ấy không mấy hứng thú đối với hình thể đẹp con người là một bộ phận
to lớn vô biên, là do một trong những cái bóng huyền dịu của thần nữ Shiva
phóng ra.
7.-Nghệ thuật Trung Quốc
cũng hoàn toàn chuyên chú đến sự vật, nhưng lại áp dụng một phương thức hoàn
toàn khác với Ân Độ. Sự vật không phải là những tội phạm của nghệ
thuật Trung Quốc, cái họ chụp bắt được đúng hơn là một thứ linh hồn của chủ
nghĩa siêu hiện thực. Thứ nghệ thuật ấy là nỗ lực suy tư để khám phá truy tầm cái
tâm linh ẩn tàng kín đáo trong sự vật, cái nguyên tắc nội
tại của động lực hài hòa, tưởng tượng như nó là một thứ tinh thần u hiển linh dịu
vô hình của tinh thần vũ trụ, cần nêu rõ ra và phú cho nó cái hình thức điển
hình của sự vận động và sự sống.
Ở đây không có cái gì là tuyệt
đối, là tối cao và tự ngã độc nhất; nhưng chúng ta có một đức tin quảng đại vô
biên, sùng bái đối với Dạo – một thứ bản nguyên tối sơ, và đối với thần thánh
trên trời. Đối với tín ngưỡng ấy, toàn bộ tinh thần hiện rõ thành thứ ”tiền tồn
tại” (préexistent); rồi từ tinh thần tiền tồn tại đó mà giáng xuống trong sự vật
tính ẩn tàng và tô tạo khích động nội tại. Sự vật tự nó tồn tại, dù chỉ là một
phương thức ngắn ngủi – thứ tình cảm bẩm sinh, đã bắt rể ăn sâu trong tâm
hồn người Trung Quốc, nhưng nó quyết không bị chủ nghĩa siêu thực của Phật giáo
làm mất đi; sự vật không phải là mộng ảo, tự nó có thực tại của nó.
Như thế sự vật tự thân (vì nó đã tham dự vào thưc tại chân chính)
có thể theo tinh thần mà giải thích – nghĩa là do sự trầm tư mà khám
phá và giải phóng tinh thần ẩn tàng. Và khiến cho sự vật bị giác quan
đụng chạm đến cũng được tĩnh hóa, Chính sự tĩnh hóa và tâm linh hóa là mục đích
chủ yếu của nghệ thuật Trung Hoa.
Từ đời Nam Bắc triều Tạ Hách
đã đưa ra nguyên tắc hội họa nổi tiếng là Lục pháp (1.- khí vận sinh động, 2/-
Cốt pháp dụng bút, 3.-ứng vật tượng hình, 4.- tùy loại phú hình, 5.- kinh doanh
vị trí, 6.-truyền di mô tả). Khí vận sinh động là biểu hiện cái tinh thần
cộng hưởng độc đạo, Khi nghệ thuật gia chụp bắt được thần khí nội tại của sự vật,
đó là nguồn cảm hứng tương thông với vũ trụ. Pháp thứ 2 là “cốt pháp dụng bút”
cũng mang đầy ý nghĩa. Nếu nét bút có kỷ thuật diễn tả được cốt cách của sự vật,
đạt đến độ sáng tác họa phẩm mà như là một ngành của thư pháp. Đó là vì nét vẽ
đầy sức sống và thần khí (với sắc điệu của mực), biểu hiện sự đốn ngộ về sự sống
linh động,và sự kết cấu hài hòa trong sự vật, đồng thời nó cũng chứng minh cái
giá trị linh cảm của nghệ thuật gia.
Sự trầm tư của họa
sĩ Trung Quốc dung hóa với sự vật thành nhất thể không phải bị cuốn trôi theo
giòng xung lưu của sự vật, mà là để thấu hiểu được tinh thần tự thân nội tại của
sự vật. Họa sĩ thu hút sự vật về với mình, nó khiến cho sự vật mang
một ý nghĩa tâm linh, gạt bỏ những cảm giác chán ngấy, các hình tháí nhục thể,
và màu sắc cũng như tất cả các chi tiết phong phú hay những trang sức rườm rà,
mà cố gắng làm cho bản thân sự vật trở thành hòa hài trên lụa hay trên giấy, điều
mà chính sự vật chưa hẳn đã có, đồng thời còn phải bộc lộ sự liên hệ mật thiết
giữa tâm linh con người với sự vật. Nó vừa hưởng thụ cái đẹp nội tại của sự vật,
vừa dẫn dụ nhận thức cái đẹp ấy. Như thế đúng như tôi vừa nói ở trên, nghệ thuật
gia Trung Quốc lo việc chụp bắt sự vật.
Nghệ thuật Trung Quốc hoàn
toàn khác với nghệ thuật Ấn. Sự khác biệt đó là nghệ thuật Trung Quốc
dành cho tác phẩm khoảng trống không gian và sự im lặng thời gian; và điều quan
trọng là tạo ra uy lực trong sáng tạo; vì theo quan niệm của Đạo giáo (học thuyết
Lão tử), cái không hiện hữulại có ý nghĩa hơn cái hiện hữu. Điều đó khiến
cho hội họa Trung Quốc đặc biệt tiếp cận với âm nhạc, vì trong âm nhạc điểm im
lặng cũng quan trọng như điểm phát âm thanh – trong khi những tác phẩm nghệ thuật
của Ấn hoàn toàn tràn ngập sự bộc lộ cuộc sống không gì cản ngăn lại được, và
phát triễn những hình thức biểu cảm. Ở Trung Quốc không có khoa phân tích về
các mối quan hệ cũng như bận tâm về môn giải phẩu học như ở Ấn Độ. Thế nhưng một
con ngựa chạy nhanh ở Trung Quốc chính là sự thể hiện tinh thần vận động đầy
sinh lực của con vật; trong khi những con ngựa và voi ở Ấn Độ, những
vũ đạo và những tiên nữ trong rừng sâu là những tia sáng của bánh xe
thiên nhiên biểu hiện những cảm giác hoan hỉ hay kinh sợ. Tính lưu động của
nghệ thuật Trung Quốc giống như một bài thơ có thể ngâm nga,
trong khi sự lưu động của nghệ thuật Ấn Độ giống như con sông lớn nước
tràn bờ.
Cuối cùng nói về
thái độ đối với cái đẹp trong nghệ thuật – là một vấn đề khó khăn, ta sẽ chỉ đề
cập sơ qua ở đây – như tôi đã nói, nghệ thuật Ấn Độ không quan tâm đến
cái đẹp trực tiếp. Nếu người ta phẩm định rõ mục đích tự giác của nghệ thuật
gia về động lực sống tồn tại của sinh mệnh hướng về hiệu lực tính thiện trong
tác phẩm nghệ thuật, thì có thể nói một cách chính xác rằng nghệ thuật Ấn Độ (nếu
không che đậy đi) thì nghệ thuật gia Ấn Độ đều không hề truy tầm về
cái đẹp, tôi chỉ về cái đẹp vì đẹp. Nghệ thuật gia Trung Quốc cũng không truy tầm
cái đẹp tự thân – họ cũng không khác gì những nghệ nhân thời Trung cổ của chúng
ta, không truy tầm cái đẹp vì cái đẹp, nhưng lại truy tầm cái đẹp đích xác tối
cao, vượt qua thế giới vật chất. Nói một các khác, đối với việc truy đạt về cái
đẹp không phải chỉ loanh quanh trong ý thức của các nghệ thuật gia Trung Quốc
hay các nghệ thuật gia thời Trung cổ; tuy họ thưởng thức cái đẹp của sự vật, họ
lại muốn sáng tạo ra cái “tốt”, và nghĩ sao cho tác phẩm ấy thành công cụ chỉ đạo
tinh thần. Nhưng nghệ thuật Trung Quốc cũng như thời Trung cồ luôn
luôn truy tầm cái đẹp tối cao, nhắm vào đích siêu việt thế giới vật chất, và với
một cách vô ý thức chỉ thúc đẩy trong động lực tìm cái đẹp vì đẹp là chủ yếu,
trong khi đó ngược lại, nghệ thuật Ấn Độ, như tôi nói, động lực tự thân của nó
không có ý hướng nhắm vào mục tiêu của cái Mỹ, mà lại nhắm vào sự tồn tại hoặc có
sức hấp dẫn mà không mang tính lâu dài; hoặc sử dụng vào mục tiêu tối cao, đặc
biệt là hướng về sự thể nghiệm tâm linh. Cái tính thiện của nghệ thuật dù không
tìm kiếm, nhưng lại dùng phương pháp ấy để đạt đến cái đẹp. Về nghệ thuật Trung
Quốc, dù nó thích thứ vẽ chân dung. nhưng nó lại chưa từng phát hiện về cái đẹp
của hình thể con người. Niềm hứng thú của nó không phải cái đẹp về hình thể con
người, mà là vẻ đẹp về phong cảnh và hoa điểu..
Tôi vừa nêu ra những
đặc điểm của nghệ thuật Trung Quốc với một số ý nghĩa của nó rất
gần gũi với nghệ thuật của chúng ta hơn là nghệ thuật Ấn Độ. Nhưng nghệ thuật
Trung Quốc vẫn biểu hiện được cái ưu điểm sự vật, nó là đặc điểm chi phối chung
của nghệ thuật Đông phương. Khốn thay, căn cứ theo khuynh hướng khách quan, nghệ
thuật Trung Quốc tạo cho sự vật có tinh thần sống động và sinh khí, mà rồi
thành ra một thứ công thức điển hình chung cho các loại sự vật. Thậm
chí người Trung Quốc rất ham mê qui pháp kỉ thuật, những điển chương hóa, rất
sùng bái những danh nhân, những bậc thầy, nên những tín đồ phải noi theo những
vết chân của thầy, mô phỏng theo họ một cách trung thực, khiến cho nghệ thuật
Trung Quốc dễ rơi vào phong khí dẫn dụ của học viện. Điều này cũng giống như
nghệ thuật của chúng ta gây ra sự chán ngấy, do đó mà những cây trúc vẫn mãi
mãi duy trì bản tính mềm dẻo của nó không bao giờ biến đổi, cũng như cây đào,
cây mai cương cường dũng mãnh đợi đến đông về mới nở hoa, những hoa lan đầy thuần
khiết, chỉ bừng nở dáng kiều mỹ của nó giữa cảnh hoang dã tĩnh lặng
, những hoa cúc vì mang tính chất cao cả của một tâm hồn ẩn dật, cũng như núi
cao hùng vĩ luôn luôn như nở nụ cười mỗi bận xuân về (trăm hoa đua nở, cây cối
đâm chồi nẩy lộc.), để khi đông đến thì như chìm vào giấc ngủ triền miên, và đời
bác nông dân thì sống thuần phác, phụ nữ thi yểu điệu dịu dàng, trong khi các
vì tướng soái thì lúc nào cũng hào hùng gan dạ.
8.- Tại sao chúng ta lại thảo
luận về nghệ thuật Ấn Độ và Nghệ thuật Trung Quốc? Để rồi cuối cùng
rút ra được cái gì? Điểm điển hình khác nhau giữa hai nền nghệ thuật không
phát xuất từ chỗ con người chú ý đến sự vật, mà chính là từ chỗ sự vật chú ý đến
người. Tất cả những nét đặc biệt mà tôi nêu ra chỉ là để biểu hiện các cơ cấu
con người không thấy được, nó là tinh thần hay là nhục thể, là tôn giáo, là tri
tính hay tình cảm, nó được tạo ra từ thiên nhiên hay lịch sử, xác quyết từ
thích ứng hay tự do, cái căn bản biểu hiện của nó thuộc chủ quan tính của nhân
dân Ấn Độ hay Trung Quốc, chính là sự kiện tiếp cận thi tính đặc biệt của một
trong hai nền nghệ thuật – ngay cả trong hai trường hợp, nó không tự quay về với
cái ngã con người, mà chỉ chú ý vào sự vật – sự kiện tuy xuyên qua tác phẩm,
trong thực tế không chỉ là sự mặc khải lờ mờ những sự vật, nhưng với
phương thức vô ý chí không thú nhận che đậy – một thứ mặc khải tự
ngã lờ mờ tối tăm, mặc khải tập thể của Ấn Độ hay của Trung Quốc.
Ngoài ra phải kể đến nghệ
thuật Ấn Độ và nghệ thuật Trung Quốc, trong sự kiện nhân thế đã trải
qua nhiều thế kỷ liên tục tiếp xúc với nhau, cùng những biến chuyển và kinh
nghiệm, mà phân chia ra những môn phái và những phong cách khác
nhau. Trong những trường phái ấy, mỗi trường phái phải có thơ, có phương thức
truyền đạt, đặc biệt để sản xuất ra những tác phẩm, triển hiện những sự vật lờ
mờ, và sự mặc khải tối tăm mang tính chủ quan tập thể.
Cuối cùng chúng ta hãy tìm
hiểu bản thân tác phẩm cá biệt, những tác phẩm vĩ đại, xuyên qua những thời đại,
đem lai cho chúng ta một thứ sáng tạo tính không sao quên được. Sự tồn
tại và quán xuyến của nhà nghệ thuật Đông phương khiến cho chúng ta phải khâm
phục về tính siêu nhiên của bản thân và sự nỗ lực thuần túy hướng về sự vật,
trình hiện tính thuần khách quan trong sự vật. Đó là linh hồn cá nhân của nhà
nghệ thuật, đặc tính tình cảm của nó đơn nhất và tự thân nó đơn nhất chủ quan với
tính áo bí, và hư không của đêm tối. Tất cả những thứ đó, ngoại trừ tự thân nó
ra, đều trình hiện lờ mờ trước mặt chúng ta. Sự thật, cá tính của nghệ sĩ đông
phương đối với sự vật hầu như bị quên đi và giết chết, nhưng trong tác phẩm cá
tính nó lại được trình hiện và phục hưng rất nhiều.
Như thế tôi có thể bảo tồn kết
luận, một kết luận không toàn bộ, vì nó chỉ liên quan đến nghệ thuật Đông
phương, tức là nghệ thuật Đông phương đối lập với chủ nghĩa cá nhân của Tây
phương, không bao giờ nói về cái “tôi” (je). Nó hết sức giấu cái tự ngã của con
người và chỉ chú ý đến sự vật. Trước hết chủ yếu nó hướng vế quần thể
và biểu hiện cái nội dung siêu tự nhiên, đặc biệt là từ thiên và sự vật mà có ý
nghĩa và yếu tố nội dung thiêng liêng. Nhưng trong sự vật hiển hiện hàm nghĩa
áo bí của một thứ ý nghĩa rộng rãi, nghệ thuật đông phương cũng
không thể cản ngăn sự mặc khải, dù trong lơ mờ, cái chủ quan sáng tạo của nghệ
sĩ. Càng có tri thức thi tính càng làm cho nghệ thuật thành sống động
hiểu được và biểu hiện bộ mặt nội tại của sự vật, cùng lúc nó càng hiển thị và
biểu hiện cái tự ngã con người càng nhiều.
Đối với nghệ thuật Hi Lạp
cũng có một kết luận giống như vậy tôi xin dùng vòng ngoặc,
nó không thích hợp với nghệ thuật Islam (Hồi giáo). Do họ bị hạn chế
trong việc miêu tả hình tượng, ít nhất là trong những công trình công cọng, được
phát triển trong những đường nét thuần túy trừu tượng khách quan. Nghệ thuật của
Hồi Giáo chuyên chú vào sự hòa hài, của toán số và nhịp đi của chỉnh tề. tuy
nhiên trong tất cả các cửa kính có hình hoa hồng, và những đường cong lặp đi lặp
lại, trong tất cả những tràng hoa, và trang trí lá cọ, trong tất cả bông hoa và
dây hoa và trong sự vui thích đều phô bày màu sắc, nó vẫn không tự giác đối với
tình cảm sinh động trong sự sáng tác, bị cái ngọn lửa âm ỉ của tri
tính làm tàn rụi tính chủ quan sáng tạo.
Trở lại với nghệ thuật Hi Lạp,
chúng ta biết ( đây là một thứ ý kiến cũ kỷ nhưng là chân lý đủ để chúng ta đi
vào việc luận bàn) trên một điểm nào đó nó chúng tỏ tính thần bí của Hi Lạp với
tính cách là lý tính đốn ngộ. Con người và lý tính đụng độ với các thứ nguyên động
lực của vũ trụ áp đảo những cạm bẩy đầy mưu mẹo của các thần giăng ra, nó vẫn dứt
khoát tìm hiểu sự kỳ bí của thiên nhiên bất biến, ở đó nó bị khép kín trong cuộc
sống, mà tốt nhất là nó đừng sinh ra. Chúng dùng quan niệm vô hình võ
trang tranh đấu với sự vật; Orphée quyến rủ thú dữ, mà vẫn bị tửu thần
Menades xé xác. Thần số mệnh hủy diệt và tự do đối diện nhau. Nếu ý
thức nghệ thuật đến với sự vật vốn có khả năng siêu nhân, thần thánh, hoặc vu
thuật hoặc là lực lượng thư hùng khác nhau,, nó phấn đấu tìm hiểu sự
vật, và rút ra khỏi cơ cấu của lí tính.
Chính là lúc có sự xung đột
và trương lực làm cho sự vật trở thành bí ẩn khó hiểu và ý nghĩa nguy cơ. Khi
trình hiện lí tính vẫn thắng lợi, nghệ thuật Hi Lạp đạt đến sự huy hoàng lộng lẫy
độc nhất và bất tử. Về sau nghệ thuật Hi Lạp được cái may mắn là bảo toàn được
một số tác phẩm hoàn toàn không phải so sánh nữa, tự nó đạt được phương thức
thơ chân chính; nhưng cuối cùng lại phải khuất phục hai con đường láo liếng là
mô phỏng và lý tưởng hóa. Khi nó rơi vào thời kỳ suy thoái, nghệ thuật Hi Lạp
do khuất phục quyền lực “vật- tự- thể” mô phỏng, lại do hướng về sự truy tầm
cái đẹp lý tưởng cũng của vật-tự -thể mà suy thoái. Nó lại càng tự mãn với hình
thức hoàn toàn hợp lý hóa, nhưng tự nó hạn chế lấy nó mà còn không phản ánh được
gì, vì định thức vừa câm vừa điếc, đó là sự khâm phục của Praxitele ban cho
(nhà điêu khắc ở Athenes thời 370-330 tr. CN) các sử gia nghệ thuật. Như tôi đã
từng nói, nghệ thuật Trung Quốc hoàn toàn ngược lại với nghệ thuật Hi Lạp,
không chỉ ở trong phương diện nghệ thuật, mà còn ở ngay bản thân nghệ thuật
gia, trong phương thức rất tự giác, và rất minh xác trong việc đi tìm cái đẹp.
Đó là cả một hiện tượng lịch sử to lớn trong đời sống tinh thần nhân loại, là
việc giải phóng giá trị siêu việt của cái đẹp vũ trụ, nó là sự tham dự phẩm
tính của các thần, đồng thời cũng là sự tiến triển tinh thần của nhân loại hướng
về ý thức tự ngã của một giai đoạn không có gì để so sánh (dù rằng nó mang tính
chất rất tư nhiên mà Platon đã la réo là mỹ rất nguy hiểm). Trong
lãnh vực khách quan mỹ nghệ thuật Hi Lạp lãnh hội được đặc quyền của con người,
nó biết rằng cơ thể con người là cái đẹp nhất trong thiên nhiên; nó đạt đến
trình độ cực mạnh trong sự phô bày. Nghệ thuật Hi Lạp rơi vào việc sùng bái
hình thể trước mặt của con người. Chính vì vậy, nghệ thuật Hi Lạp bị thất bại
vì hình thể con người và thiên nhiên, qui phục trước vẻ đẹp bên ngoài của vật-tự-thể
(chose-en-soi), và sùng bái cái cơ thể của con người.
Để kết luận cho đoạn bình luận
vắn tắt vừa nêu, chúng ta cần phải thấy ngoài sự khác biệt giữa nghệ thuật Hi
Lạp và Đông Phương, chúng vẫn có những đặc trưng cộng đồng, như cả hai đều nhắm
đến sự vật, không kể nghệ thuật gia chú ý hay nhận thức, mà trong tác phẩm vẫn
không có cái không khí và phản ánh tính chủ quan trong sáng tạo. Để chống lại với
sự vật và thiên nhiên, nghệ thuật Hi Lạp luôn luôn quay về với con người. Mà ưu
tiển là khuôn mặt, dù rằng nó không chỉ là đối tượng khách thể trong
thiên nhiên và là sự vật trong vũ trụ, lệ thuộc vào sự hoàn mỹ và thần tính của
sự vật. Chính xác, một thứ cá nhân chủ nghĩa bắt đầu, xác định rằng nó
chỉ là sự liên hệ của kỷ năng hay kỷ xảo của nghệ thuật gia, chứ không phải là
bản chất tự ngã của ngệ thuật gia. Có thể nghệ thuật gia Hi Lạp ít quên mình
như nghệ thuật gia Trung Quốc; nhưng họ không quan tâm đến sự chú ý hay sự cạnh
tranh mà chỉ quan tâm đến bản chất của chính họ. Tính thần bí nội tại của cá
tính chưa được bộc lộ ra với mọi người.
9.- Chính là dưới hình thức
thần học, và khái niệm trừu tượng cực điểm về con người và sự tồn tại của nó lần
đầu tiên mới được trình bày rõ ràng, về tư tưởng con người được biết trong công
thức giáo điều của tín ngưỡng Thiên Chúa giáo là “nhất cá tam vị thiêng liêng”
(la divine trivinite)- sự hóa thân của con người – một con người của thần
lực nhân tính, tinh thần con người cùng lúc tìm thấy trước một ý niệm mới về
Người – Phúc âm và thánh Paul tiết lộ cái ưu thế siêu việt nội tại của con người
hơn con người ngoại tại, cái ưu thế của linh hồn, trong cuộc sống nội tại hợp
pháp và ngoại tại - và nó có thể trầm ngâm về con của Chúa với vòng gai trên đầu,
đó là tinh thần ngưng tụ về tự ngã sâu xa sống động và đầy thần bí..
Thế thì từ khi chúa Jesus
giáng sinh về sau, kéo dài hàng bao nhiêu thế kỷ, nghệ thuật theo đường lối
nào? Để tóm tắt cả một lịch sử dài dòng , trong quá trình tiến triển đó chúng
ta phải nói rằng nghệ thuật cực kỳ đa dạng, nghệ thuật Tây phương đã trải qua từ
ý nghĩa con người hiểu như một đối tượng, và trong tự ngã điển hình thiêng
liêng của Chúa, đến ý nghĩa con người do thi nhân hay nghệ sĩ sáng tạo theo chủ
quan tính của mình.
Tôi sử dụng phương thức đồ
giải gần đây nhất để trình bày các giai đoạn chủ yếu của sự phát triển như tôi
hiểu. Trong giai đoạn một, tính thần bí của con người chỉ xuất hiện như một sự
vật khách thể, nhưng là trong thế giới sự vật siêu việt. Con người xuất hiện
trên cao thiên nhiên và chinh phục cả thế giới. Người ta có nghệ thuật
Byzantin, rất gần gũi với ý nghĩa của nghệ thuật Đông phương, tuy rằng những sự
vật rất tự do, nó ảnh hưởng hình ảnh trang nghiêm và tráng lệ của Chúa, áp dụng
kiến trúc basiliques với những hình khảm cẩn vĩ đại; chói lọi tinh thần của thế
kỷ man rợ của thời La Mã cổ điển và Ravenne, về sau trở thành nghệ thuật La Mã.
Thực tại to lớn của linh hồn con người được trình hiện càng ngày càng nhiều,
nhưng vẫn chưa xuất hiện được, ngay đối với chất liệu của đối tượng, nó vẫn còn
bị ý nghĩa của giáo điều che khuất, đó là hình tượng tượng trưng của
tri tính và tế tự tính thiêng liêng của Chúa dàn trải khắp các sự vật.
Trong giai đoạn thứ hai,
tính thần bí của con người vẫn xuất hiện trong cái nhìn của đối tượng thuần
túy, trong thế giới siêu việt của đồ vật. Nhưng thời bấy giờ là thời của kiến
trúc Gothique, nhất là sau thánh Francois d’Assises khám phá được tính thần bí
của con người sâu xa hơn. Chính là thời kỳ của Duccico, của Giotto, của
Angelico, của Pictas Pháp và Tây Ban Nha, trong ngọn lửa cuối cùng của
Grienervald, nghệ thuật vẫn còn bị linh cảm tế tự chi phối, Chúa cứu thế vẫn
còn ở địa vị trung tâm; nhưng là Chúa trong tinh thần nhân đạo, của đau khổ và
sám hối, quanh Chúa là Thánh mẫu đồng trinh, và tất cả các thánh với đặc tính
cá nhân mạo hiểm và những nhân vật nhân đạo có vai trò đặc biệt trong cuộc sống
con người, và tất cả thiên nhiên gắn liền với con người trong ân huệ của Phúc
âm. Linh hồn con người chiếu sáng khắp nơi xuyên qua những ngưỡng cửa thế giới
khách quan, cái tự ngã nhân loại càng ngày càng hiện diện trên vũ trường cuộc đời,
với tính chất là đối tượng nghệ thuật trình hiện trước mắt chúng ta.
Đến lúc nghi thức trật tự của Cơ Đốc giáo không còn được đề cao, và con người bắt
đầu cảm thấy đối địch với một vị tri tự do mà nó vừa khám phá được, thì cũng là
lúc nó cảm thấy mất mát trong sự cô đơn. Con người liền chú ý đến vũ đạo chết
chóc, và vũ đạo buồn thảm (của chủ nghĩa tồn tại) vào cuối thế kỷ thứ 15.
10.- Trong giai đoạn thứ ba,
ý nghĩa tự ngã và chủ thể tính xâm nhập vào quá trình quốc tế hóa, và xuyên qua
phương thức mà nghệ thuật gia chuyển hóa thành tác phẩm, Về sau khi mà chủ
nghĩa cá nhân phát sinh, thông thường người ta gọi là nghệ thuật phục hưng, nghệ
thuật baroque và là nghệ thuật cổ điển. Đến đây chúng ta không chỉ là – cùng
lúc chúng ta ý thức cái thiện của nghệ thuật hay nghị lực của tri tính – ý thức
tự ngã của nghệ nhân mạnh hơn so với nghệ thuật gia của Hi Lạp. Trước tiên phát
hiện ra là có một thứ giải phẩu tri thức đối với chức nghiệp của nghệ thuật gia
cũng như của nhà khoa học, về hình nhi thượng học là khám phá ra các môn học mới
mẻ, nhận thức thấu đáo cơ thể học, toán học, phối cảnh, sự biểu hiện chiều thứ
ba (tức chiều sâu trong hội họa). Đó là niềm chiến thắng tự hào của người Ý
trong lần phục hưng thứ hai. Song le tôi cho rằng có cái gì sâu xa hơn, nó mới
kéo dài và phát triển trong nhiều thế kỷ tiếp theo: đó là cá tính của nghệ thuật
gia hằng chú ý đến cái khách thể chân chính trong thiên nhiên, tạo thành áp lực
vô thức mà trong khi sáng tác nghệ thuật gia được biểu hiện tự do.
Dĩ nhiên với ảo ảnh xưa vẫn
tồn tại trong bối cảnh tư tưởng của Leonnard De Vinci ( với tư cách là lý thuyết
gia chứ không phải là nhà nghệ thuật), khi mà ông ta ca tụng sự mô phỏng hoàn mỹ
thiên nhiên trong nghệ thuật hội họa, phải chăng nó luôn luôn ở phía hệ tư tưởng,
nhưng sự thật thì nó bị phủ nhận. Họa sĩ không bao giở truy tầm sự tương tợ ở
bên ngoài. Hình thức ngoại tại không thể mô phỏng, nhưng chỉ có thể diễn tả (interpréter)
– chính vì vậy mà qui tắc của Michel Ange cung cấp cho hoạt động của hình tượng
bằng hình thức ngọn lửa, từ trước đến giờ đó là nguyên tắc được chấp nhận. Nhất
là đối với ngoại hình thiên nhiên, mặc dù đươc quí mến và tôn thờ, nhưng lại bị
cảnh vật thiên nhiên lôi kéo trong sự tưởng tượng phong phú tự do.
Véronese từng nói: “Họa sĩ chúng ta được tự do phóng túng như thi
nhân và người điên” Allston (nghệ thuật gia của Mỹ) khi nhận xét về
Titien, Tintoret, Véronese nói rằng:“ Họ không chỉ đưa ra ý tường như mọi người
nghĩ, mà đúng hơn trong địa hạt của tưởng tượng, họ còn đưa vào đấy năng lực của
âm nhạc,- nếu tôi có thể nói như vậy - do sự khích động tương tợ, khiến họ kết
hợp được ảo giác “của linh hồn trong thiên đàng”. Nói một cách khác, họ để cho
khán giả thiết lập vai trò chủ thể (tức khả năng tưởng tượng), miễn là
họ có khả năng tưởng tượng nếu không tác phẩm của họ không có ý
nghĩa gì cả. mà phải phủ lên đó tấm vải màu che đậy lại.
Vào thời kỳ chúng ta nói,
thiên nhiên cùng với hình thức cảm xúc, luôn luôn như vật-tự-thể (chose-en-soi)
độc lập trước mặt nghệ thuật gia. Nghệ thuật gia chính xác không giống như tác
gia thời Trung cổ theo tự nhiên để rút ra các thứ tượng trưng của thực tại siêu
nhiên, họ không tin theo như Milan: Bức tranh đẹp không có gì khác hơn là
sao chép hoàn mỹ các vị thần cùng với sự thống khổ và hồi ức của họ. (Nói thêm,
đây là sự tiếp cận đặc biệt với ý thức hiện đại, đó là âm nhạc, và chỉ có toàn
luật của trí năng mới có thể hiểu được. và không phải là không khó
khăn). Nhưng nghệ thuật gia bao giờ, đối với việc tìm kiếm trong thiên nhiên,
giống như chủ nghĩa cổ điển của Hi Lạp, cái đẹp lý tưởng của khách
thể mà cảm quan nắm được cự ly còn quá xa. Thiên nhiên từ sự vật hấp thụ của thế
giới tưởng tượng với sự ban trợ và hợp tác tạo thành nguồn linh cảm, và cái chủ
thể chuyên chú là cái quả của sự tưởng tượng sinh từ thiên nhiên và thấm nhuần
thiên nhiên, rồi đem cái quả tưởng tượng ấy trình hiện trước mặt chúng ta. như
thế một mặt nó vẫn giữ y nguyên khách thể - trở thành ý nghĩa mà tôi vừa xác định
là “chủ thể được trình bày” có uy quyền tối cao. Nhưng một mặt khác, xác thực
nó biểu hiện cái cá tính và phong cách, mặc dù đó là hoàn toàn chính xác, nó vẫn
khát khao đạt đến phong cách hơn là có một phong cách. Vào thời đại thịnh hành
mối quan hệ điển hình giữa thiên nhiên và nghệ thuật gia, tác phẩm so với dĩ
vãng càng công khai hóa, tất nhiên nó phải mang dấu hiệu của tác giả. Đó là sự
biểu hiện ngoại tại đích thực của những trường phái và kỷ thuật hổ tương đối lập
từ đầu thế kỷ 16. Thậm chí hình thành trong tác phẩm nhân tố cá tính
rất mạnh đến độ ngay những nghệ thuật gia vĩ đại thực tế không biết gì đến nghệ
thuật của người khác. Michel Ange rất hà khắc đối với nghệ thuật Flamande, “ thứ
họa sĩ vẽ được lắm thứ, nhưng không vẽ được một thứ cho ra hồn,” và Greco nói về
Michel Ange rằng : Ông ta là người tốt nhưng không biết vẽ’ Vào thế kỷ 17 , 18
là thời hòa hài trí lực hoàn mỹ, là thời cực kỳ thịnh hành qui tắc sáng tạo của
tính mẫn nhuệ và lí tính trực giác đáng kính. Chủ trương cá tính của nghệ thuật
gia được hoàn toàn tự do, ít nhất là trong những tác phẩm nghệ thuật cổ điển vĩ
đại. Một nền nghệ thuật như thế từ lình cảm thiêng liêng của thần giải phóng,
nên trở thành nghệ thuật chân chính của người. Nên không phài chỉ
có Rembrand (1606 – 1669), Zurbaran (1598 -1664), hay George de la Tour
(1593 -1652), mà cho đến những bức chân dung của Velasquez (1599-1660) hay những
hình ảnh của Vermeer (1632-1675), những bức phong cảnh của Poussin (1594-1665),
hay của Claude Gelee (1600-1882); trong những bi kịch và những màn
vũ nữ của Watteau (1684-1721), đều mở rộng, cách này hay cách khác, với tinh thần
tín ngưỡng thâm sâu phát xuất của tôn giáo.
Nhưng chúng ta đều biết rõ,
nghệ thuật cổ điển bị đe dọa, bởi kẻ thù kinh niên là lí tính sáng tạo, phong
khí học viện của chủ nghĩa thiên nhiên, sùng bái các phương pháp hoa
mỹ. Mạt lộ đến khi mà ý nghĩa tượng trưng hoàn toàn bị mất trong sự
hủ bại của chủ nghĩa cổ điển. Nhưng ngay trong giai đoạn vĩ đại, về lý thuyết
được duy trì, nó là chủ thể ngoại lý và lí tính hòa hài, cùng với thị giác cung
cấp cho cảnh tượng khách quan có thể lý giải; nỗi lo âu trội hơn, không thôi kiềm
chế hay khống chế tính chủ quan sáng tạo, và áp bức thơ phải thông
qua một chướng ngại thường trực, có thể để cho nó tự tìm thấy sự may mắn vĩ đại
mà không biết, và để có một khẳng định mạnh mẽ của sự tự do độc đáo.
Thật là hiếu kỳ khi đi tìm
hiểu về thời kỳ của thế kỷ 18, Chardin từng trình bày ( có thể là từ đã được tu
chỉnh theo lối viết của Diderot) đối với sau chủ nghĩa lãng mạn, thi nhân không
thể không tạo ra một thứ nghệ thuật bình thường chuyên về ý hướng biểu
hiện cái trạng huống bi thảm của nghệ thuật gia. Nhưng so với sự sáng tạo tự do
trong bi kịch nội tại, ông thấy rõ những kết quả không tốt trong sự huấn luyện
của học viện. Chính vì vậy ông nói rõ trong buổi diễn thuyết trao giải thưởng
cho Hội đồng chấm giải của salon năm 1765. Vào lúc 7, 8 tuổi người ta trao cho
chúng tôi một cây bút chì. Chúng tôi bắt đầu vẽ theo mẫu tượng thạch cao những
mắt, miệng, mũi , tai, rồi chân tay… Sau khi đã tiêu ma hàng trăm ngày đêm bên
ngọn đèn dầu trước thiên nhiên không biến hóa, chẳng sống động; rồi người ta mới
cung cấp cho chúng tôi thiên nhiên sống động. Và rõ ràng những công việc của những
năm trước đó trở nên như vô nghĩa. Tất nhiên là phải học tập ngắm nhìn thiên
nhiên, và chú ý đến những vật chưa từng thấy, đồng thời cũng phải nhìn lại nó.
Đó là cuộc sống đầy khổ sở của chúng tôi. Người ta đã hạn chế, giữ chúng
tôi hàng năm, sáu năm trước mô hình, thay vì người ta phải cho chúng tôi phát
huy tài năng nếu chúng tôi có thiên tài. Tài năng không thể hiển thị trong giây
lát, không phải chỉ một lần thử nghiệm là người ta có thể thừa nhận khả năng của
nó. Thật ra phải trải qua những thích thú, những khốn khổ, những năm tháng quí
báu của tuổi trẻ phải trôi qua với những chán nản, mệt mõi, buồn bực, phải đến…,
phải làm như thế nào mới trở thành… Tự mình phải đặt mình trong những điều kiện
vô cùng khốn khổ, phải đói khát hay chết đi sống lại, cánh cửa yêu thương mới mở
ra….Người ta chọn cái phần cuối cùng, trừ thiểu số cứ hai năm một lần đến nới
đây để tự thân họ bộc lộ bày ra cái thú tính, còn những người khác
không biết hoặc không thích thú gì, như nhà trường kiếm thuật đặt áo giáp lên
ngực, hoặc trong quân đoàn phải mang súng trơn trên vai…. Những ai chưa cảm được
sự khó khăn của nghệ thuật, quyết không thể làm được gì có giá trị, những người
cảm thấy khó khăn sớm qua cũng không làm được gì.
11.- Tôi đang thử phân tích
sự tiến triển của giai đoạn thư tư này phù hợp với thời vĩ đại của hội họa hiện
đại. Sau khi chủ nghĩa lãng mạn chuẩn bị công tác bắt đầu vào khoảng gần nửa thế
kỷ của thế kỷ 19 vừa qua. Và dường như nó xâm nhập những nguy cơ nghiêm trọng
trong thời đại chúng ta. Trong giai đoạn này, quá trình nội tại hóa đã hoàn
thành, ý thức con người xuyên qua từ khái niệm quá độ của con người đến kinh
nghiệm của tính chủ quan, nó đạt đến hành động sáng tạo tự thân. Hiện tại tính
chủ quan được triển hiện, mà tôi gọi là sự sáng tạo. Đồng thời mà cũng là lý
do trực giác phát triển, và tính chủ quan thông qua
phương pháp thuần cá tính hóa, mà chủ thể tương thông với thế giới trong hành động
sáng tác. Đối với như cầu cơ bản của tự ngã biểu hiện, qua sự giải thoát làm sống
động mối liên hệ mới giữa nghệ sĩ với sự vật và cung cấp cho nó cái đặc tính điển
hình ý nghĩa nội tại của sự vật, xuyên qua cái tự ngã các nghệ thuật gia nắm được
cái bất khả tư nghị, nó cùng với cái tự ngã nghệ thuật gia được biểu hiện trong
tác phẩm. Đó là thời khắc thơ ý thức được tự thân.
Trong những bộ phận khác của
sách này, chúng ta sẽ thảo luận tinh thần của sự vật. Hãy phân tích
rõ ràng hơn về thi nhân và những họa sĩ, vì họa sĩ dù thế nào, vẫn luôn luôn gắn
liền với thế giới thị giác. Chúng ta chỉ cần nêu ra một vài yếu điểm; ngày nay
hội họa hiện đại đối với sự chi phối của chủ thể đã được giải phóng (điều này
tôi đã nói qua trong kỳ quan của tưởng tượng) và cùng một nguyên
nhân, đối với hình thức hiển thị ngoại tại khách quan của sự vật, trong đòi hỏi
sự hài hòa của lí tính đã giải đáp rồi. từ nay về sau chỉ có tác phẩm mới là
khách thể mà thôi. Họa chỉ liên quan đến hội họa, không có đo lường với bất cứ
cái gì có một giá trị tự thân cá biệt..
Tất cả những bàn luận đều là
đúng, nhưng chỉ đúng có một nửa. Ví chúng ta thấy gì ở những nghệ
thuật gia vĩ đại hiện nay? So với dĩ vãng có những người rất chú ý đến thiên
nhiên, tuy rằng không phải tất cả như thế, những người cùng một nguyên nhân
truy tầm cái tự ngã dẫn đến sự vật thiên nhiên, ngoại hình bên ngoài của thiên
nhiên, trong sự tìm kiếm tuyệt vọng trong sự tìm kiếm mỗi người dùng một phương
thức khác nhau) họ không biết thực tại sâu xa áo bí là gì, ý nghĩa sự vật rất
mơ hồ, cái ma lực của sự vật đã làm cho mỗi người suy tư khác nhau. Sự chinh phục
bằng cây cọ, bảng màu, đối với thực tại không có tên gọi đã làm cho con người
dấn thân và hi sinh cả tài năng, cả cuộc đời, và chạy theo sự hiểm nguy. Sở dĩ
đến như thế là vì chủ thể sáng tạo tự thân không thức tỉnh mải mê kết
giao với sự vật. Mối liên hệ với thiên nhiên đã biến đổi, nhưng mối quan hệ đó
không xóa bỏ được.Thiên nhiên với họa sĩ không phải là vật-tự-thể đối lập,
nhưng trong cội nguồn của tác phẩm cái mầm của khách thể sanh ra, về phương diện
nội tại lại nhập vào đáy lòng của chủ thể sáng tạo.(Họa sĩ nếu nó thiếu đi
cái sức tưởng tượng của thơ thì nó không là gì cả). Càng thâm nhập
vào sự quan sát nội bộ của sự vật, tuy rằng sự vật và tự ngã của nó đều rơi vào
sự tối tăm. Nó không thề suy luận để hiểu một phương nào của thế giới vật chất
áo bí hóa một bộ phận nào. Từ phương diện hoặc một bộ phận chỉ ra sự cấu tạo
thành đường nét và màu sắc. Và vì chủ thể tính đã thành vật môi giới chân chính
xâm nhập vào thế giới khách quan, nhân đó không thể thấy được sự mong mỏi của sự
vật, mà triển hiện cái tự ngã của họa gia, tất phải có cái nội tại thâm áo
tương đồng và tiềm lực vô cùng vô tận. Chính vì vậy, hội họa hiện đại tuy đạt đến
thời kỳ toàn thịnh vẫn giữ phong cách là họa, nhưng lại đạt đến một thứ bản thể
luận mênh mông, và đạt đến độ tri tính siêu việt, nhưng cứ nhìn theo logic lí
tính thì lại mâu thuẩn với nhau.
Trong hội họa hiện đại, xuất
hiện cái tự ngã (Soi) và một thứ sự thật ưu điểm là phù hiệu (trưng tượng) và
tượng trưng tính, tức là thời kỳ anh hùng của hội họa hiện đại (hiện tại nó đi
vào dĩ vãng) cam kết biểu hiện với bất cứ giá nào không phải đơn giản trong sự
vật như hội họa Trung Quốc, một tinh thấn sống động ẩn tàng trong
đó, mà là đem đến cho nó một sự vô tri nội tại khá rộng và khá chân thực tại; tức
là vật hữu hình có các phương diện nội tại vô cùng mà mỗi phương diện
cùng với sự truyền đạt có một thứ hàm nghĩa vô cùng hàm nghĩa - triển hiện
trong các sự vật. Cứ theo cùng với thế giới vạn vật, tiến hành tinh thần giao
lưu của hành vi có khả năng phát sinh bật cứ một phương hướng nào,
và nó chỉ biểu hiện bằng cách tạo dựng lại những vật ấy trong một cơ cấu hữu
hình mới hơn.
Có thể coi Pierodella
Francesca và Jerôme Bosch là những họa sĩ tiền phong hoàn thành việc giải phóng
ý nghĩa thi tính trong hội họa. Không thua ai, Cezanne là nhân chứng vĩ đại, chắn
chắn cao hơn Manet, cao hơn tất cả người khác. Ông ta là hình ảnh giải phóng
trong nghệ thuật đương đại, chính xác vì ông là người hoàn toàn, cơ
hồ như vụng về, đầy thất vọng, nên hướng về ý nghĩa liên hệ và che đậy
kín những sự vật hữu hình, dường như luôn luôn thoát khỏi sự ràng buộc, khi ông
ta nắm được nó. Do đó trong tác phẩm của ông mang tính trường kỳ bất mãn; nên
ông có khát vọng khá điển hình là thông qua sự ly khai thiên nhiên của hội họa
hay tái tạo một “con gà con theo thiên nhiên” (tức là tạo một con gà con sống,
một điều không sao thực hiện được). Khát vọng của ông là đối với đồng
thể qui tắc và đối với con mắt thưởng ngoạn có được sự hòa hài tồn tại trong vũ
trụ bằng hành vi thô bạo của phẩm tính xúc động, tạo thành hồi âm vừa của sinh
vật vừa của con người, vẽ mô phong cảnh rất nhỏ hoặc tĩnh vật để thức tỉnh
chúng ta.
Cézanne không quan tâm đến
phong cách sáng tạo mà chỉ chú ý đến phong cách của thiên nhiên, khám phá trong
thiên nhiên, trong cái thế giới vật chật dày đăt và rộng lớn thẩm thấu
ánh sáng và màu sắc. Nó là thế giới của họa gia, một công nhân áo bí giản đơn của
tự ngã,( như thế cái phong cách của ông ta đối với thiên nhiên có ảnh hưởng gia
tăng khí lực). Tôi kiên quyết cho rằng tất cả những họa phẩm của Cézanne chính
là phù hiệu biểu ý tự thân ông ta.( đúng như A. Malraux nói về cái ghế của Van
Gogh). Nhưng chúng ta chớ quên - Sự tỉnh lược ấy gây tổn hại phần lớn lý thuyết
huy hoàng của các nghệ thuật gia đương đại – nó vẫn là một thứ không
thể phân chia, cái phù hiệu biểu ý lớn lao vô giá của trạng thái thực tại, mà
ông ta chụp bắt được cái áo bí tồn tại trong chất liệu cơ thể, rồi chuyền
qua tầm mắt và tâm chúng ta mà truyền đạt cái từ ngữ không
thể nào truyền đạt được – giờ tôi thử cố gắng nói ra, dù không thỏa đáng lắm –
điều mà chúng ta tiết lộ về Cézanne, chỉ có công trình kiến trúc mói
có quyền năng tồn tại, cùng lúc sự vật nhờ vào tính bình lặng nghiêm túc ,
đối với chúng ta là mộng ảo.
Chính vì vậy, để đạt đến sự
thực hiện tiến bộ, cái tự ngã trong nghệ thuật, những họa sĩ vĩ đại hiện đại đều
thực hiện một cuộc cách mệnh; nhưng không cắt đứt mối liên hệ với những nghệ
thuật gia vĩ đại của dĩ vãng. Ý nghĩa thi tính được giải thoát, và đối với cộng
đồng sự vật triển hiện cùng chủ quan tính sáng tạo, đều được thanh trừng gánh
nặng thế kỷ; trước sau họ vẫn trường kỳ nỗ lực trong nghệ thuật và mỗi thời đại
đều sinh động tất cả đều xúng đáng để khỏi bị lảng quên.
12.- Tôi không biết tương
lai hội họa hiện đại sẽ ra sao, hay trong giai đoạn tới nó sẽ tiến triển như thế
nào. Điều làm tôi thích thú là sự kiện hội họa hiện đại của Tây phương đã trình
hiện những đặc điểm mà tôi đã đề ra ở trên. Những người đề xướng
tiên phong vĩ đại trong hội họa hiện đại là Manet hay Whistler, Monet hay
Bonnard, Van Gogh hay Henri Rousseau, Seurat, Renoir, Matisse,
Braque hay Picasso, Rouault hay Chagall, mỗi người trong họ đều đưa ra phương
thức của chính mình, đều là nhân chứng như nhau. Trong một thời kỳ khoảng 80
năm, từ nửa thế kỷ 19, hội họa đã đạt đến cực điểm chân thực, xé toang những bức
màn của lớp này và lớp khác, để trở thành sự ý thức về bản chất chính xác, biểu
hiện tinh thấn tự do vô tiền lệ cùng lực lượng thi tính nội tại. Trong khi ngắm
những bức tranh của Cézanne hay của Rouault, của Van Gogh, Henri Rousseau,
Braque, Chagall, hay phải nêu ra những họa sĩ ít danh tiếng như
Odilon, Redon, Toulouse-Lautrec. D’Utrillo, Fresnaye, Jean Hugo, Marin , hay
Paul Klee chúng ta có cảm xúc là chúng ta đang đứng trước một thời kỳ vô cùng
vĩ đại, xuất phát điều mà trước đó không bao giờ có là hội họa thuần túy là hội
họa. Và trước đó không bao giờ có, trong hội họa lại có một thứ chủ nghĩa nhân
đạo sắc bén, kết hợp mạnh mẽ thấu thị với sự vật hữu hình, thông qua sự biểu hiện,
đồng thời với sáng tạo của họa sĩ và với những hàm nghĩa do họa sĩ nắm
bắt được trong thực tại.
Bấy giờ chúng ta nên đi đến
nửa phần kết luận mà tôi vừa thiết lập: ngược lại với nghệ thuật Đông phương,
nghệ thuật Tây phương tiến bộ trong việc nhấn mạnh cái tự ngã của nghệ sĩ,
trong giai đoạn cuối cùng nó càng đi sâu vào vũ trụ cá thể và không thể truyền
đạt tính chủ quan sáng tạo. Sự tiết lộ cái tự ngã hoàn toàn thay thế bằng sự biểu
hiện chủ yếu cái đẹp ngoại tại. Nhưng nghệ thuật có mức độ quá lớn, nó có thể
bày tỏ chính xác và biểu hiện tính chủ quan sáng tạo, cũng trong mức độ ấy và đồng
thời sử dụng biểu hiện và diễn tả trạng thái áo bí và hàm nghĩa vô cùng của
sự vật mà thị giác thường hay bị che đậy, chỉ nhờ vào lực lượng tinh thần của
con người mới có thể biểu hiện được. Vì nó là sinh vật của đại
dương. Phải chăng trong sự giải phóng siêu biểu hiện thực tại và ý nghĩa khách
quan cố hữu của sự vật, mà chúng ta thấy được tính tượng trưng đầy dẫy
trong hôi họa hiện đại, là do những ưu điểm của sự giải phóng tính
chủ quan sáng tạo.
Do đó, theo tôi có thể nói,
cái kết luận hoàn chỉnh tất phải như vậy: một mặt như chúng ta đã thấy đối với
nghệ thuật Đông phương, khi nghệ thuật duy nhất hướng về sự vật đến độ thành
công trình hiện sự vật với ý nghĩa che đậy, nó cũng bộc lộ những tăm tối ẩn ước.
Là do nghệ thuật gia sáng tạo với tính chủ quan; trong khi chủ thể tính cố gắng
cầm nắm va biểu hiện cái nhân tố quan trọng của sự vật, và nó cũng
là cái hàm nghĩa áo bí của sự sinh tồn, cái cảm tri thi tính ban cho
nghệ thuật sức sống bao trùm, cùng lúc nghệ thuật bộc lộ và biểu hiện dù với sự
vô tâm cái tự ngã con người. Mặt khác, khi nghệ thuật quay lại hướng về cái tự
ngã của nghệ sĩ tiến đến sự bộc lộ chủ thể tính sáng tạo, cùng lúc nó bộc lộ sự
vật một cách ẩn ước, ( kín đáo) trạng thái và ý nghĩa của nó được dấu kín – và
thực tế là với khả năng thẩm thấu vĩ đại. Tôi chỉ ra trong chiều sâu
thẳm của sự tồn tại nhục thể tự thân, và tay của chúng ta tiếp xúc với sự tự
nhiên. Trong khi nghệ thuật nỗ lực bộc lộ và biểu hiện cái tự ngã của nghệ thuật
gia, ban cho nghệ thuật sức sống của cảm tri thi tính, đồng thời biểu
hiện cái nội dung cực quan trọng của sự vật sinh tồn, nó là cái siêu
biểu hiện thực tại và hàm nghĩa áo bí.
Điều đó có ý nghĩa gì? Đó là
kết luận thực sự của nội dung triết học,. Sự miêu tả và qui nạp cuộc điều tra
đưa chúng ta đến việc suy tư về cội nguồn của hành vi sáng tạo, nó phải có một
sự đột khởi của tri tính đặc biệt, không song song với tính logic; ở đó sự vật
và tự ngã được kết hợp chung bằng phương tiện của kinh nghiệm hay nhận
thức không có khái niệm biểu hiện, và chỉ biểu hiện trong tác phẩm của nghệ thuật
gia, chúng ta hãy tưởng tượng – nhưng làm thế nào để có thể tưởng tượng, trong
một thứ kinh nghiệm như vậy. sáng tạo trong thiên nhiên, sự vật được
nhận thức trong tự ngã, và tự ngã được thể hội trong sự vật, chủ thể
trở thành phương tiện xâm chiếm thầm lén.Trên bình diện nội tại của sự vật,
chúng ta có hiện diện trong nhận thức thi tính hay trực giác thi tính, nó là đối
tượng của sự phản tỉnh.
Ngắm những con nai và bò rừng
vẽ trên những vách đá thời tiền sử, chúng ta phải khâm phục, và xác tín cái
xung lực thuần tưởng tượng. Đây là sự thành tựu đầu tiên của nghệ thuật loài
người và thi tính trực giác. Dựa vào phù hiệu, nó đề xuất cho chúng ta một bức
hình miêu tả động vật và cuộc sinh hoạt đi săn. Họ còn trình hiện cho chúng ta
tinh thần của những kẻ vô danh, đã vẽ những đường viền, để nói với chúng ta đó
là những con người, họ đã bộc lộ cái tự ngã sáng tạo của một tri tính bất hủ,
và một ý chí truy tầm đến mục đích cuối cùng, có khả năng cảm thụ cái Đẹp trong
sáng tạo.
CHƯƠNG HAI
Nghệ thuật, cái thiện của
tri tính thực tiển.
Tri tính thực tiển –
1.-Muốn may y phục, trước hết
phải đo cắt. Một triết gia muốn tìm hiểu đặc tính của sự vật thì khởi đầu là phải
phân biệt chúng rõ ràng. Sự phân biệt ấy dường như có thể thô bạo, Đơn giản là
nó liên quan đến một số bản chất tự thân của sự vật. Và làm thế nào chúng ta có
thể lý giải sự vật một cách rõ ràng trong sự hổn loạn biến động. Tách rời bản
chất mà không làm mất ý nghĩa phức tạp và tính liên tục của thực tại. Để phân
tích chính xác sự phức tạp và liên tục đó, điều cần thiết là phải hiểu rõ tính
phong phú và hàm nghĩa của sự vật.
Trong chương này, tôi tự hạn
chế mình chỉ khảo sát về nghệ thuật – cái nghệ thuật dưới hình thức nguyên
thủy hay những đường nét cơ bản, về ý nghĩa nó tương phản với thi ca. Thật vậy
chính trong nghệ thuật thực dụng người ta có thể khám phá những đặc tính, những
biểu hiện, những điển hình của nghệ thuật, và với ý nghĩa phổ quát, nó là những
hoạt động căn bản của loài người. Vào thời tiền sử, dường như sự tìm kiếm về
cái đẹp và đồ trang sức cũng giống như người đương thời sáng chế ra dụng cụ và
vũ khí. Và sự hoạt động về hội họa hay điêu khắc của con người nguyên thủy,
ngay từ thuở ban đầu cũng không phải luôn luôn là phục vụ cho nghệ thuật. Mà sự
thật vẫn là “ thích bắt chước” (plaisir d’imiter), và sự xung động
thi tính chẳng qua là sự nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thỏa mãn của con
người – nhu cầu ấy cũng như sự trang điểm, dĩ nhiên thuộc bản năng tìm
kiếm cái đẹp, chứ không phải vì cái đẹp (vì mục đích theo đuổi chính là sự hấp
dẫn của nữ tính, hay là do nam nhân sợ hải, hay nơi cư trú của con người thấm
nhập tính nhân đạo.)
Đề cập đến tiềm năng và sự
tiến hóa tự nhiên của nghệ thuật, nó không bắt đầu bằng sự tự do và đẹp vì cái
đẹp. Mà nó bắt đầu bằng sự tạo ra dụng cụ phục vụ cuộc sống của con người, thuyền
độc mộc, bình hoa, cung tên, tràng chuổi, những hình vẽ trên vách đá, dùng để
phục tùng những phù hiệu, vu thuật hay không, chứng tỏ ra môi trường của
con người do con người làm chủ. Nghệ thuật không bao giờ quên cội nguồn
của nó, con người vừa là công nghệ nhân, vừa là thi nhân ( homo faber et
homo poeta).Nhưng trong lịch sử tiến hóa của con người, chính con người
công nghệ mang con người thi nhân ở trên vai. Chính vì vậy mà trước tiên tôi phải
quay về với nghệ thuật thủ công, và tiếp đó tôi so sánh thế giới của nghệ thuật
thủ công với thế giới nghệ thuật từ thời Phục hưng và thời bán thần thánh với
những nghệ thuật gia tiếng tăm.
2.- Aristote đã nêu ra, đó
là thí dụ tối hậu do triết học thu hoạch được về sự vật ( ít nhất là những triết
gia biết được cái kho tàng của chính bản thân họ) – tức là nói về hoạt động tri
tính được con người nhận thức rất sớm, và bắt đầu biết phân biệt tri tính suy
tư hay lý luận về tri tính thực tiển. Đó không phải là hai điểm phân biệt giữa
hai lực khác nhau, mà chỉ là sự khác biệt của hai phương thức căn bản cách biệt
đồng nhất của linh hồn – tri tính hay lí tính – thực hiện sự hoạt động
của nó.
Tri tính suy tư chỉ là cái
biết của nhận thức. Nó khao khát hiểu biết và chỉ hiểu biết. Chân lý, nắm được
lấy nó, đó là mục tiêu duy nhất của cuộc đời.
Tri tính thực tiển biết được
mục đích của hoạt động. Ngay từ đầu mục đích của nó không phải là hướng về sự nắm
bắt tồn tại mà chính là hoạt động của con người hướng dẫn và hoàn
thành là nhiệm vụ của con người. Nó thấm nhập trong sự sáng tạo, khuôn theo tri
tính, hình thành sự thực hiện sự vật, bình giá những phương tiện và mục đích.
Chỉ đạo hay khống chế cái lực lượng thực hiện của chúng ta, đó mới là cuộc đời
chân chính.
Sự phân biệt như vậy không
phải là tình huống ngẫu nhiên. Nó là sự phân biệt về bản chất, vì toàn bộ động
lực tri tính và mẫu điển hình tiếp cận ngay với mục đich của nó, chỗ dựa của mục
đích chân chính, khác nhau khi chỉ là nhận thức và khi là hành động.
3.- Để có những cái nhìn
chính xác, về hai quan điểm căn bản; thứ nhất là bộ phận tác dụng của dục vọng,
và thứ hai là đặc tính của chân lý; có khi nó thuộc về tri tính suy luận, hoặc
thuộc về tri tính thực tiển. Sự khác biệt giữa hai thứ tri tính hoạt động rất lớn,
mối liên hệ quan trọng giữa tri tính và dục vọng khác nhau, cả về đặc
tính chân lý của cả hai cũng khác.
Trong trường hợp của tri
tính suy luận, dục vọng – nghĩa là ý chí, không phải ở cái nghĩa khả năng quyết
định đơn giản, mà ở cái nghĩa rộng của nghị lực con người về dục vọng và tình
yêu, hướng về cái thiện hiện hữu – dục vọng chỉ tham dự vào việc đưa tri tính
thực hiện quyền lực, chính yếu của nó, thí dụ như vận dụng và theo
đuổi việc giải quyết một bài toán khó, hay khảo sát về nhân loại học. Nhưng một
khi tri tính bắt tay vào việc, thì dục vọng không dính dáng gì vào công việc ấy,
ít ra với tư cách thuộc về sự nhận thức bình thường do khái niệm, nó
chỉ lệ thuộc vào vũ khí của lí tính .
Nhưng trong trường hợp của
tri tính thực tiển, dục vọng lại giữ một vai trò đặc biệt trong tác phẩm như là
sự nhận thức. Bằng cách này hay cách khác, và với những mức độ khác nhau, vì
trong sự thực hành có đủ thứ mức độ, lí tính thực hiện sự liên hệ với ý chí. Vì
tự thân được lí giải, nên tri tính duy nhất hướng về cầm nắm sự tồn tại, và chỉ
có cách thâm nhập bằng cách này hay cách khác, thông qua dục vọng hướng về hoạt
động mục đích của chính mình, nó chiếm cứ, không phải nhắm vào việc nắm được
sự tồn tại, mà là đặt vào hành động thực hiện.
Như thế trong nhận thức suy
luận, chân lý có thích đáng hay phù hợp với tri tính và sự vật tồn tại. Nhưng
làm thế nào để có thể hiện hữu trong sự nhận thức thực tiển. Trong nhận
thức thực tiển hay sáng tạo, không có vật tiền tồn tại, có thể khiến tri tính
và tự thân nhất trí với nhau. Sự vật tuy không tồn tại cũng phải làm cho nó tồn
tại. Dù sự vật chưa được tồn tại nhưng qua sự sáng tạo, tri tính không phải là
tồn tại, nhưng vì chủ thể là con người có khuynh hướng trực tiếp
thúc đẩy động lực và tự thân tri tính phải tạo ra sự tồn tại. Nói một cách
khác, chân lý trong nhận thức thực tiển là thích hợp hay phù hợp với dục vọng
trực tiếp. Dục vọng với tư cách là hướng trực tiếp về chức năng cứu
cánh, nơi đó sự vật sẽ được sáng tạo tồn tại. Luận điểm ấy tạo thành cơ sở triết
học của chủ nghĩa Thomas, áp dụng cho những địa hạt khác nhau của nhận thức thực
tiển tùy theo những hình thức biến hóa phong phú cùng những phương thức tương tợ
mà không đơn nghĩa, nhưng rất chính xác cho tất cả nhận thức thực tiển.
Tính thiện của nghệ thuật-
4.- Bây giờ hãy xét đến bản
chất khác biệt thứ hai, lần này lại đề cập đến tự thân nhận thức thực tiển nội
tại. Hoạt động của tri tính thực tiển chia ra là hoạt động hoàn
thành của con người (trong lãnh vực vận mệnh con người), và trong công tác hoàn
thành (cũng do con người hoàn thành, nhưng trrong lãnh vực sự vật và vượt ra
ngoài phạm vi vận mệnh con người). Nói một cách khác, là nó chia ra thành hoạt
động đạo đức và hoạt động nghệ thuật.
Đạo đức cùng với triết gia của
kinh viện có liên quan gọi là “hành động”; nói cho rõ hơn là con người được tự
do sử dụng ý chí chân chính, từ đó nó quyết định là tốt hay xấu. Còn nghệ thuật
cũng do triết gia kinh viện gọi là “chế tác”; nghĩa là cách thức sản xuất ra
tác phẩm, rồi tùy thuộc vào tác phẩm mà quyết định là đẹp,
hay, hay xấu, dở.
Như thế sự thận trọng là đạo
đức điển hình, tính thiện là trên hết, (điều tôi nói ra là ý nghĩa chính của
người xưa, “thận trọng” (prudentia), tức là trí tuệ thực tiển ở độ cao nhất của
tính thực tiển, tính thiện là quyết định táo bạo xác thực đáng tin, không phải
là sự thận trọng của giai cấp tư sản rụt rè)- Sự thận trọng là quyền
quyết định của hành vi tri tính hòan thành. Nghệ thuật, trái lại liên quan đến
sự hoàn thành tác phẩm, do tri tính trực tiếp quyết định.
Nghệ thuật tồn tại trong
linh hồn, đó là sự hoàn thiện của linh hồn. Điều mà Aristote gọi
là”habitus”theo tiếng La tinh, một phần tính nội tại hay là một sự an bài bố
trí bền vững bắt nguồn từ chủ thể nuôi dưỡng và sức lực thiên nhiên
– hay khiến cho con người có một lực lượng đặc biệt nội tại.
Khi một “tập tính”(habitus) -
một trạng thái chiếm hữu, một tính chất không chế, một thứ tính linh nội tại được
phát triển, nó trở thành một thứ của quí giá trị của chúng ta, thành một lực lượng
kiên cường, bất khuất phục của chúng ta; vì nó là một thứ thăng hoa cao quí
trong vương quốc nhân tính và là sự tôn nghiêm chân chính của con người.
Nghệ thuật là thứ tính thiện
– không phải là cái thiện của đạo đức (nó đối lập với cái hình thức đạo đức thiện).
Tính thiện trong nghệ thuật có ý nghĩa sâu rộng và triết học hơn cái
nghĩa thông thường của từ này. Tập tính (habitus) hay là “trạng thái sở hữu”,
một lực lượng nội tại phát triển trong con người; nói về phương thức hành động
thì nó khiến cho mọi việc được hoàn mỹ; còn nói về việc sử dụng, thì trong hoạt
động, nó ban cho chúng ta một thái độ thẳng thắn kiên định. Con người không bao
giờ lầm lẫn, dù trong hành động nó không nghĩ đến việc thiện, nhưng đức thiện tự
nó không bao giờ sai lầm. Con người có đức thiện nghệ thuật thì trong tác phẩm
của nó không bao giờ có lầm lẫn, vì trong hành động dù không vận dụng đến tính
thiện, nhưng cái thiện nghệ thuật tự thân nó không hề có sai lầm.
Nghệ thuật là cái thiện của
tri tính thực tiển – chính cái tính thiện đặc biệt đó của tri tính thực tiển
liên quan đến việc thực hiện đối tượng sáng tạo.
Có thế chúng ta mới thấy rõ
mối liên hệ có đặc tính quan trọng giữa nghệ thuật và tri tính. Bản chất của
nghệ thuật là tri tính, giống như bản chất của hoa hồng là hương thơm, hay sự lấp
lánh là phát ra tia lửa. Tính thiện nghệ thuật thích đáng là lí tính của nghệ
nhân trong địa hạt thực hiện – có sự hoàn hảo nội tại của tri tính. Học
giả thời Trung cổ từng thừa nhận, không phải những điêu khắc gia như Phidias,
hay Praxitele, mà chính là những anh thợ mộc, những bác thợ rèn ở hương thôn đều
biết phát triển lí tính nội tại và tôn sùng tri tính. Cái thiện của nghệ nhân
không phải nơi sức mạnh của cơ bắp hay sự mềm mại của những bàn tay. Nó là cái
đức của tri tính, nó ban cho nghệ nhân đức khiêm nhường và tinh thần hoàn mỹ.
5.-Nhưng đối nghịch với tính
thận trọng, nó cũng là sự hoàn hảo của tri tính thực tiển, nghệ thuật thuộc về
cái thiện của tác phẩm, chứ không phải là cái thiện của con người. Người xưa
thích nhấn mạnh về sự khác biệt này, trong sự so sánh sâu sắc giữa nghệ thuật
và sự thận trọng. Chỉ cần người thợ thủ công chế tạo sản phẩm bằng gổ, hay một
thứ kim hoàn đẹp đẽ là đủ; còn con người của anh ta hung
dữ hay phóng đảng không quan trọng; cũng như nhà toán học chứng minh chính xác,
còn tính khí đố kị hay hung ác không có gì quan trọng.Về phương diện này thánh
Thomas Aquin đã đề xuất: nghệ thuật giống như tính thiện của tri tính suy luận.
nó phải hành động tốt, chỉ liên hệ đến sự vận dụng ý chí và sự tự do của vai
trò chủ tể. Vì cái thiện trong nghệ thuật không phải là cái thiện của ý chí con
người, mà là cái thiện của sự vật tự thân được sáng chế. Như vậy nghệ thuật
không đòi hỏi, như là điều kiện tiên quyết, sự kiên cường của ý chí
hay khả năng dục vọng của bản tính sự vật, cái động lực và cứu cánh chính, của
con người hay đạo đức, tóm lại là trong giới hạn của số phận con người. Sự kiện
độc hại của con người không ảnh hưởng gì đến văn phong của nó.
Tại đây chúng ta đối diện với
những vấn đề không còn thuộc trong chủ đề của quyển sách; tuy nhiên nó có thể
là những câu nói trôi qua không phải là vô ích.Trong giây lát tôi sẽ nhắc lại
nó, sự bắt buộc đầu tiên trong triết học là phát sinh cái đặc điểm của sự vật tự
thân, giải thoát cái giới định của bản tính hay bản chất. Triết học suy tư những
điều như nghệ thuật tự thân phát sinh, nay tự nó có những nhu cầu cơ bản về đặc
chất và bản chất. Nhưng việc đáng buồn vẫn là trong thực tại chúng ta chưa kịp
phát sinh về bản chất tự thân của nó, mà bản chất đã tự thể hiện trong một chủ
thể cụ thể. Thật ra, nghệ thuật tự nó thuộc về một lãnh vực riêng biệt và độc lập
với lãnh vực đạo đức. Nó đột nhập vào sự sinh hoạt và trong sự vật của con người
như một ông hoàng của cung trăng hay như nữ thần người cá trong văn phòng hải
quan hay nhà thờ của một giáo khu; nó luôn luôn gây ra sự bối rối và khơi dậy
những lo âu. Nhưng nghệ thuật lại tồn tại trong con người – trong
nghệ thuật gia. Kết quả nó là một sự thật của con người, một sự độc hại mà
không có chứng cớ gì tổn hại đến văn phong của nó. Nhưng nó cũng là một sự thật
mệt mõi như kẻ nghiện ma túy kéo dài ra có hại đến văn phong của nó. Nên
Baudelaire cũng đã từng cảnh giác chúng ta chớ có đam mê nghệ thuật
thái quá, dần dần nó sẽ phá hủy chủ thể con người, và cuối cùng – do nguyên
nhân vật chất hay chủ thể gián tiếp bị phản ứng ngược, tự hủy hoại
cả nghệ thuật; khi con người không còn gì nữa thì nghệ thuật của nó cũng tiêu
ma luôn.
Nhưng những sự vật còn lắm rắc
rối, vì nghệ thuật gia vẫn ý thức đến sự liên hệ cuộc đời đạo đức, và nghệ thuật
của mình, nó bị dụ hoặc, khi đã hoàn toàn khuất phục, trước sự luyến ái của
loài quỷ tinh, nên vẫn làm ra vẻ yêu thương nghệ thuật với tinh thần đặc biệt,
phải lo lắng nhiều cho cái thiện của tác phẩm hơn là lo cho linh hồn. Nó vận dụng
hết sức lực mà nếm những quả đắng cay, và bùn dơ trên mặt đất, tạo ra vẻ hiếu kỳ,
hay điên điên khùng khùng, thực nghiệm một thứ đạo đức mới lạ; hay phụng thờ một thứ
quỷ hút máu người, một thứ đạo đức tối thiện để nuôi dưỡng nghệ thuật của nó.
Và tất cả những hoạt động cuối
cùng vẫn là bài toán sai lầm, vì nghệ thuật gia với sự mạo hiểm vẫn
rơi vào lầm lẫn một cách tế nhị - một cách gắn liền chặt chẽ với lãnh vực sáng
tạo, tức liên quan đến khí chất của lực cảm giác và tư tưởng, và liên hệ đến cảm
giác và thực tại của tri tính, nó tạo thành khí chất con người trong
vòng hoạt động nghệ thuật.
Tuy nhiên nó vẫn là khả năng
của nghệ thuật gia, thậm chí là một nghệ sĩ vĩ đại, dù rằng nó bị hư hỏng nhiều
phương diện: nó vẫn là con người đã hi sinh cái tự ngã để cống hiến cho đời sự
phồn vinh, cống hiến cho chúng ta sự khoái thích và tinh thần hạnh phúc cho cả
nhân loại. Nên nữ thánh đồ là Therèse d’Avila đã nói: “cuộc đời mà không có thi
ca thì không sao chấp nhận được – thậm chí đối với cả giới tăng lũ, chúng ta
không có gì để mà phán xét nghệ thuật gia, bất kể như thế nào, sự việc chỉ có
thể điều chỉnh giữa Thượng Đế và nghệ sĩ, trong ý này hay ý khác”.
Nghệ thuật thực dụng và cái
đẹp thuần túy.-
6.- Tri tính thực tiển luôn
luôn liên hệ với ý chí, dù chúng khác nhau, nhưng trong nhận thức thực tiển, thật
ra tri tính kết hợp trực tiếp vời dục vọng, đó là chuẩn tắc cơ bản của triết học
Aristote. Đây cũng là phương thức khác nhau mà lại thích hợp cho nghệ thuật và
tính thận trọng. Trong trường hợp thận trọng, thì trong phạm vi mục đích sinh
hoạt của con người lại hướng về dục vọng, nó giữ một vai trò quan trọng trong
sự nhận thức thực tiển, và chân lý là sự tương hợp với ý chí trực tiếp hay dục
vọng với tính cách dục vọng được tính thiện đạo đức điều chỉnh.
Nhưng về mặt nghệ thuật, thì
ý chí giữ vai trò hướng về tác phẩm; và sự điều chỉnh của ý chí hay dục vọng lại
ở trong ý hướng khiến cho tác phẩm thành tốt, và thông qua tri tính
phát hiện sự sinh ra qui tắc. Thành thử sự phán xét về giá trị của nghệ thuật
gia về những động tác của bàn tay trong việc thực hiện là chính xác,
khi nó tương hợp với dục vọng trực tiếp, hướng về sự sản xuất tác phẩm với
phương tiện những qui tắc được thẩm định phát sinh từ tri tính. Do đó căn cứ
theo sự phân tích cuối cùng, vai trò chủ yếu vẫn là tri tính, và nghệ thuật
mang chất tri tính nhiều hơn là thận trọng. ( có nghĩa là khéo léo).
Chúng ta hãy suy tư một chút
(đặc biệt là dùng ý tượng đơn giản hóa của sự vật) là sự sáng chế chiếc thuyền
đầu tiên, trong thời gian chưa có ngôn ngữ và ý tưởng về thuyền bè. Trước mặt
không có gì hết, ngoài ý chí phải thỏa mãn cái nhu cầu – tìm cách vượt
qua sông hay eo biển. Việc thỏa mãn nhu cầu, chính đó là qui tắc, với một cái
thước thợ hướng dẫn hoạt động sáng tạo của tri tính. Khi tri tính con người vận
dụng lần đầu tiên, cách xác định sử dụng những mảnh kiến thức thu hoạch được,
(như nhìn thấy thân cây trôi nổi trên mặt nước) mà có ý tưởng nảy sinh, kết hợp
chúng lại; sự phán đoán ấy rất chính xác vì nó hợp với qui luật đầu tiên.
Cái bè đầu tiên được sáng chế,
dĩ nhiên là thô lậu đơn giản, vụng về. Nó phải được cải tiến. Hiện tại tri tính
phải lưu ý đến hai qui tắc - qui tắc cơ bản ban đầu là (tri tính phải
nắm được nhu cầu và sự thỏa mãn dục vọng). nó là qui tắc tạo chiếc
bè đầu tiên; qui tắc thứ hai là trong quá trình sáng tạo chiếc bè đầu tiên,
phát sinh ra ý tưởng mới. Nhưng chiếc bè thứ hai vẫn giữ đúng hai
qui tắc trước; cùng lúc với việc chế tác mới phát sinh qui tắc thứ ba, nó phát
sinh sự cải tiến trong khi chế tác chiếc thứ hai. Sự phát hiện ấy được giữ
trong ký ức để cải tiến, Lịch sử sáng chế và cải tiến của phi cơ, máy gia tốc cộng
hưởng và máy tính vẫn là sự lặp lại những qui tắc vừa nêu.
Tôi hi vọng rằng độc giả sẽ
tha thứ về những thí dụ đơn giản. Nhưng những thí dị đó lại giúp chúng ta hiểu
rõ chân lý, những chân lý ấy đối với mục đich mà chúng ta nói ra giản đơn,
nhưng lại là những điều căn bản nhất. Cái chân lý thứ nhất là những qui tắc
trong nghệ thuật thực dụng, qui tắc không phải do giáo sư của nhà trường hay
các viện bảo tàng dạy dỗ, mà là do con mắt của tri tính sáng tạo phát hiện ngay
trong lúc lao động. Nhưng phương pháp, một khi được khám phá, nó có khuynh hướng
trở thành những bí quyết; có thể nó trở thành một thứ chướng ngại có lợi hay hại
cho đời sống nghệ thuật, ít ra nó cũng trợ giúp cho nghệ thuật.
Một chân lý căn bản khác, những
qui tắc mà nghệ nhân thủ công phát hiện càng ngày càng tài tình và khéo léo, điều
quan trọng là họ tôn trọng cái qui tắc đầu tiên, thỏa mãn nhu cầu, đó là ý chí
cơ bản và là nguyên tắc được qui định.
Tóm lại, chúng ta đã đề cập
trong nghệ thuật thực dụng, cái yêu cầu của ý chí hay dục vọng chính là thỏa
mãn cái nhu cầu đặc biệt; và cái dục vọng trực tiếp là nhắm vào việc thỏa mãn
cái nhu cầu đặc biệt, thông qua tri tính phát hiện những qui tắc, mà cái như cầu
thứ nhất chân chính là do tri lực nắm được.
7.- Hiện tại cái ta gọi là mỹ
nghệ thuật (beaux arts) là cái gì? (Về sau tôi sẽ thuyết minh vi sao tôi lại
nghi ngờ sự diễn đạt này). Giờ hãy nói về cái đẹp trong nghệ thuật. điều mà ý
chí hay dục vọng đòi hỏi; đó là sự khai phóng hay khởi động của tinh thần sáng tạo
chân chính, trong sự khao khát cái đẹp của nó.- cái đẹp bất khả tư nghị ấy,
tình yêu và thi ca có sự tranh chấp kịch liệt, chúng ta sẽ thảo luận trong
chương tới.
Cái trực chỉ của dục vọng là
hướng về mục tiêu, thông qua tri tính phát hiện các thứ qui tắc mà đạt đến mục
tiêu đó. Cái qui tắc đầu tiên mà toàn bộ tác phẩm sinh ra là trực giác sáng tạo.Tính
sáng tạo hay là lực hình thành, không phải chỉ là những sinh vật thuộc thể vật
chất, mà nó là tiêu ý (signe) và đặc quyền của cuộc sống trong tinh thần những
sự vật. Chúng ta phải phong phú, sự phong phú ấy biểu hiện trong phạm vi nội tại
tự kỷ (en soi). Jean de Saint Thomas đã viết;”đó là một thứ hoàn mỹ
vĩ đại, bản chất nó là thuộc đặc chất của tri tính.” Tri tính trong bản thân
chúng ta cố gắng phát sinh. Nó không chỉ nôn nóng sản sinh những từ, những khái
niệm, vốn ở trong tâm chúng ta, mà còn muốn sinh ra một bộ tác phẩm giống như vật
chất và tinh thần của chúng ta. Và ở đó còn dung hóa cái gì trong linh hồn
chúng ta. Tri tính thông qua thiên nhiên, qua dư dật nên có khuynh hướng ngâm
nga cùng đem tự thân biểu hiện trong tác phẩm. Do thứ nguyện vọng thiên nhiên
vượt ra ngoài biên giới của tri tính, và chỉ thông qua lực vận động của ý nguyện
và dục vọng mà nó có thể hoàn thành. Tri tính chiếu theo cái linh cảm thiên
nhiên của chính nó mà quên mất tự thân, cùng khiền cho cái tối nguyên thủy và
cái xung lực đặc biệt quyết định tính thực tiển hữu hiệu của trí lực.
Tinh thần của tính sáng tạo
là căn cơ bản thể luận đầu tiên của hoạt động nghệ thuật. Nó là trạng thái thuần
túy ở trong cái mỹ của nghệ thuật, và nó thanh trừ hết những thành phần ngoại
lai. Và tinh thần của trí lực thuần túy có khuynh hướng sáng tạo ra sự vật, mà
tinh thần trí lực tự thấy đó là niềm thích thú của mình, có nghĩa là sinh ra một
một sản phẩm đẹp. tri tính sau khi được tự do tách ra khỏi tính tinh thần thì nỗ
lực hình thành cái đẹp.
Đó là trong tinh thần khát
khao sự sáng tạo cái đẹp thuần túy, cái dục vọng cơ bản cùng với cái đẹp của
nghệ thuật và cái động lực quan của tri tính kết hợp thành một hướng về giải
thoát cho tính sáng tạo.
Tại đây chúng ta không thỏa
mãn với cái nhu cầu đặc biệt của con người trong cuộc sống, chúng ta vượt khỏi
cái lãnh vực thực dụng. Đối với tri tính, nhu cầu không phải ở bên ngoài mà là
đồng nhất với nó Thông qua khách thể sáng tạo. chúng ta tham dự vào khách thể tự
thân của sáng tạo là tính chất của tinh thần. Vì cái đẹp là vô dụng, nó nhờ vào
trí lực tỏa sáng , nên nó giống như lãnh vực tri tính vô cùng vô tận và siêu việt
thiên nhiên. Từ cái mục đích chân chính ấy – mục đich siêu vũ trụ - có khuynh
hướng lệ thuộc lãnh vực tri tính, lãnh vực khoái thích điên cuồng , chứ không
phải là thế giới thực dụng. cái lý tri tính của nghệ thuật trong cái đẹp nghệ
thuật (beaux-arts) có một trình độ cao hơn cái đẹp của nghệ thuật thủ công (tuy
rằng nó cũng có liên hệ mật thiết với lực mẫn cảm và cảm xúc). Cái đẹp trong
nghệ thuật cơ bản là sự vật là nhu cầu của tri tính dùng trực giác của sáng tạo
tính biệu hiện cái bộ phận bên ngoài của sự vật mà nó nắm được và thêm vào đó
là sự biểu hiện cái đẹp.
Từ quan điểm đó chúng ta có
thể hiểu những giải thích và lý luận nghệ thuật do tâm lý học thực nghiệm hay
xã hội học, chủ nghĩa duy vật thực nghiệm , thực nghiệm luân lý hay
thực dụng hay những gì tri tính trình bày đề xuất với chúng ta như Allen Tate từng
nêu, “sự khích động của thơ như là những xung động phản ứng hướng về
hành động, một phương thức phản ánh” hay như ông ta dạy rằng;”Thi ca là một thứ
tâm lý ứng dụng”. Đó là một thứ logic của chủ nghĩa thực chứng (positivisme), vì
nó chỉ nhắm vào thứ “ thân thiết điên cuồng” (aimable demence), và nó nêu ra mà
không nói gì về thực tại.
8.- Bây giờ chúng ta hãy nhất
trí về việc phê phán tính sáng tạo khi nó đúng đắn thì biết được những qui tắc
– hay dục vọng trực tiếp hướng về sự tham dự cái đẹp của một tác phẩm được sản
suất theo những qui tắc thích hợp.
Cái khái niệm chân chính của
qui tắc bị biến hóa trong cái đẹp của nghệ thuật, thông qua sự hoạt động của
nghệ thuật ảnh hưởng đến cái đẹp. Trước tiên những qui tắc mỹ trong nghệ thuật
so với qui tắc trong nghệ thuật thực dụng lại càng phải tụân thủ một cách
nghiêm khắc, trong qui luật luôn luôn đổi mới. Nó phải luôn luôn là những qui tắc
mới phát sinh, không chỉ liên hệ đến một dữ kiện khách thể - tàu bè,
bình hoa, hay máy tính cần phải cải tiến, mà là liên hệ với cái đẹp; ở đó nó phải
tham dự, nó là cái đẹp vô cùng vô tận. Ngoài ra bất cứ một phong cách đặc biệt
hay một kiệt tác của thế giới luôn luôn có vô số phương thức để đạt đến sự tham
dự vào cái đẹp. không có hình thức nghệ thuật nào dù hoàn mỹ mấy đi
nữa cũng không thể khép kín trong giới hạn cái đẹp của nó. Nghệ thuật gia như đứng
trước một đai dương mênh mông và hoang vắng.
….không thuyền buồm, không
thuyền buồm, và chẳng
có một hoang đảo.
(Mallarme - “
Brise marine”)
Và tấm gương mà nghệ thuật
gia dùng để phản ánh cuộc đời, so ra không lớn hơn tâm hồn của họ. Họ bắt buộc
phải tìm cho được cái gì mới để thuyết minh; một thứ hoàn toàn mới khác lạ để
tham gia vào cái mới điển hình, và nó còn bao hàm, đòi hỏi những hình thức mới
để thực hiện – nó là những qui tắc mới thích ứng cơ bản và lâu dài, nó là những
qui tắc chưa hề được dùng qua, tuyệt đối mới làm cho người ta sửng sốt. Nó còn
nhấn mạnh đến tinh thần phổ quát mà tôi vừa nói là những qui tắc căn bản và lâu
dài, hay đúng hơn là những qui luật vĩnh cữu của nghệ thuật. Những qui luật
vĩnh cữu hay nội tại ấy. có lẽ ở mức độ của những qui luật đặc biệt, thí dụ như
qui luật của số hoàng kim (nombre d’or). Nó chỉ tồn tại ở mức độ cao cả của triết
học, và của các bậc minh trí (ẩn tàng trong căn bản thiện của nghệ thuật, nó
sinh động hơn những khái niệm). Nơi nghệ thuật gia nó là tinh thần của tính thiện trong nghệ
thuật cơ bản, nó có trước sự biểu hiện nghệ thuật. Trong việc áp dụng nó biến
hóa vô cùng, và được coi như là mẫu mực trong những kiệt tác của bất cứ thời
nào và phong cách nào.
Tiếp theo, trong trường hợp
của mỹ thuật thuần túy, tác phẩm phải hoàn thành trong mục đich, một mục đich đặc
biệt, tuyệt đối duy nhất. Đối với nghệ thuật gia, cũng như đối với mỗi tác phẩm,
mỗi một lần đều phải có một phương thức mới. Theo đuổi một mục đích và về hình
thức tư tưởng phải tăng cường ảnh hưởng, chính vì vậy, những qui tắc trong nghệ
thuật nói chung được cố định và qui định, độc lập với qui tắc của sự thận trọng
– trong nghệ thuật thuần túy, nó đảm nhận những qui tắc thận trọng vô
cùng mềm mại; vì mỗi lần áp dụng cái trường hợp mới tuyệt đối đặc biệt mà trước
kia chưa hề có. Chính vì vậy mà bậc thầy của nghệ thuật gia thành công trong
việc hình thành kỷ nghệ đẹp, là nhờ vào những qui luật thận trọng không xác định
trước; nhưng quyết định theo tính ngẫu nhiên đặc biệt của qui tắc thận trọng, dựa
vào hiệu lực thích đáng của thận trọng – là sự mẫn nhuệ, tính chu
đáo, sự dè dặt, kỷ thuật khéo léo, sự táo bạo, sự minh mẫn và giảo hoạt mưu mẹo…
Cuối cùng, tác phẩm hoàn
thành là vì mục đích tự thân và sự tham gia đặc biệt, độc đáo, và tất
cả vì cái đẹp duy nhất, lý trí đơn độc không đủ để cho nghệ thuật gia quan niệm
và tạo thành tác phẩm từ trong phạm vi tự ngã mà không sai lầm, vì như Aristote
từng nói:” người là mục đich, mục đích ấy hiện ra trước mắt”.(Tel est un
chacun, telle lui parait la fin).
Mỗi người tự phán đoán cái mục
đích của chính mình, khi nó căn cứ theo cái thực tại tự thân mà cá nhân nó bị
cuốn hút. Vì cái mục đích cuối cùng và siêu việt ở đây là cái đẹp –
chứ không phải là nhu cầu đặc biệt cần phải thỏa mãn, mà là cái đẹp
hấp dẫn. Như thế tinh thần siêu nhiên, tự cấp tự túc và tuyệt đối là mục đích
nghiêm túc, đòi hỏi nghệ thuật gia chân chính dấn thân. Như thế để cho nghệ thuật
có thể quan niệm và hình thành tác phẩm trong phạm vi nội tại tự thân với sự
phán đoán sáng tác không sai lầm. Đó là sự cần thiết để cho động lực chủ quan
tính, các dục vọng và ý nguyện của nó đều hướng trực tiếp về cái đẹp. Định
nghĩa của chân lý, của tri tính thực tiển dường như thích hợp với dục vọng trực
tiếp trình hiện một sản phẩm mới. Mặc dù cái đẹp của nghệ thuật (beaux-arts) đầy
tính tri thức hơn các thứ nghệ thuật khác, chúng ta vẫn thấy rõ dục vọng vẫn giữ
một vai trò quan trọng, và tình yêu của cái đẹp vẫn phải dựa vào tri tính hướng
về tất cả cái đẹp. Chính vì phân tích cuối cùng, trong nghệ thuât cũng như
trong trầm tư, tri tính trên đỉnh cao của nó vượt qua những khái niệm lý tính
suy luận và kết thúc bằng hảo cảm hay thiên nhiên tính kết hợp với khách thể,
mà chỉ có tình yêu mới có thể gây ra.. Để nghệ thuật gia sản sinh trong cái đẹp,
nó phải si mê cái đẹp, tình yêu chính đáng là một qui luật siêu nghệ thuật, một
thứ tiền đề, nó không đủ thích ứng với các phương thức sáng tạo, nhưng cần thiết
cho sinh khí nghệ thuật – nó là điều kiện tiên quyết cho toàn bộ nghệ thuật.
9.- Còn phải xác định luận
điểm rất quan trọng; trong khi bàn luận về nghệ thuật thực dụng, chúng ta chỉ
chú ý đến sự phát hiện của nghệ nhân thủ công càng ngày càng tinh xảo; cái vị
trí của qui tắc thứ hai không kể là quan trọng và thiết yếu như thế nào, cái
nhiệm vụ của người thợ thủ công trước tiên đối với qui tắc đầu tiên, tức là ý
nguyện cơ bản ban đầu là phải hướng về sự thỏa mãn nhu cầu đó. Một
tòa nhà hùng vĩ mà không có cửa ra vào thì không phải là công trình kiến trúc
hoàn hảo.
Nhưng qui tắc đầu tiên cho
cái đẹp của nghệ thuật (cái đẹp thuần túy) là cái gì? Tôi đã nói, đối với sự
khao khát cái đẹp, thì dục vọng cùng với tri tính hợp nhau hướng về sự giải
phóng tinh thần sáng tạo chân chính. Cho nên, cái qui tắc đầu tiên là tinh thần
của tự do sáng tạo, trước tiên là dựa vào đó để diễn đạt cuộc sống tình cảm của
mình hay là điều tiết tính khí – nhân đó tư tưởng của nghệ thuật gia và bàn tay
của ông ta trước hết phải trung thực.
Như thế đối với người mới học
nghề hội họa hay âm nhạc, cái qui tắc đầu tiên là nó phải tuân theo sự thích về
màu sắc hay âm thanh mà mắt tai nó cảm xúc, phải tôn trọng sự thích thú đó, phải
cống hiến vào đó tất cả sự chú ý; lúc nào cũng có cảm quan thích thú đối với sự
vật. Bởi vì tinh thần sáng tạo trong sự khát khao cái đẹp, thông qua cảm quan
và dưới hình thức mảnh dẻ yếu đuối, trước tiên là tác phẩm đầy kinh dị. Vả lại,
khi có người mới học nghề bắt đầu khám phá hay học được một qui tắc đặc biệt,
thì thường là nó đi đến chỗ đánh mất sự thức tỉnh yếu đuối của nghệ thuật, vì
nó thiếu cái thế lực nội tại mà nó phải khống chế vấn đề qui tắc, cái qui tắc
này lại trở thành một thứ bí quyết. Nó cùng với tác giả lại cảm thấy khoái
thích một cách trung thực, thế là hủy hoại cái qui tắc đầu tiên của nghệ
thuật.
Nhưng với tất cả những điều
mở đầu đó, người ta vẫn chưa vượt qua được ngưỡng cửa của nghệ thuật. Người ta
vượt qua nó được, khi tác phẩm sáng tạo thông qua sự thống trị không phải là cảm
quan khoái thích đầy thỏa mãn của trí lực, mà là trực giác sáng tạo
phát sinh trong tầng sâu thẳm của tri tính. Bởi vì tinh thần tự do của tính
sáng tạo, thông qua bộ phận điều tiết, chân chính của cuộc sống, trước hết là
biểu hiện, đó là trực giác sáng tạo tính hay thi tính bị tạm ngưng trong tính
chất của vũ trụ duy nhất hoàn mỹ đặc biệt, trong cái đẹp hình thành toàn bộ tác
phẩm. Tôi sẽ nói về tính trực giác sang tạo ở chương sau, ở đây chỉ nói sơ qua.
Tôi chỉ muốn nói rằng, trực
giác sáng tạo là qui tắc đầu tiên của cái đẹp trong nghệ thuật, đòi hỏi tất cả
sự trung thực, sự tuân thủ, sự chú ý của nghệ thuật gia. Tôi còn muốn nhấn mạnh,
trong cái qui tắc đầu tiên ấy, tối cơ bản, cùng với tất cả những qui tắc mang
tính chế tác, rất cần thiết đến đâu, cũng có một sự khác biệt đặc biệt, có thể
nói vô cùng vô tận, giống như giữa trời với đất. Tất cả những qui tắc khác, đều
thuộc trần tục, chúng liên quan đến cách thức vận dụng cấu tạo nên tác phẩm,
còn cái qui tắc đầu tiên là qui tắc của thiên quốc, nó vẫn là khái niệm chân
chính trong nội tâm, nó là cái đẹp của tác phẩm chế tác. Nếu không có trực giác
sáng tạo ở đó, kỷ thuật trong tác phẩm dù hoàn hảo đến đâu, nó vẫn là vô nghĩa,
nghệ thuật gia không nói được gì. Nhưng nếu có trực giác sáng tạo ở đó, thông
qua mức độ nào đó trong tác phẩm thì tác phẩm tồn tại và như hướng về ta nói
năng dù rằng nó hình thành không hoàn hảo vẫn như đến từ con người; nó có đặc
tính của nghệ thuật và là một bàn tay rung rinh (c’ ha l’habito de l’arte e man
che trema).
Trên đỉnh cao của hoạt động
nghệ thuật, với ai đã từng ngao du lâu dài trên nẻo đường của qui tắc, cuối
cùng không có đường nào khác. Vì con của chúa hay của thần linh thì
không phải ở dưới qui luật nào cả, Đúng như lời của thánh Augustin,
cái qui luật cuối cùng dặc biệt của một linh hồn
hoàn mỹ là hãy yêu mến và thực hiện tất cả điều gì con muốn (amaet fae quod vis).
Như thề cái qui tắc duy nhất của nghệ thuật gia hoàn hảo là cứu cánh
; “hãy trung thành với trực giác sáng tạo của ngươi, và thực hiện tất cả điều
gì con muốn”. Thứ ưu điểm ấy, chúng ta công nhận là rất ít tồn tại nơi con người,
một lực lượng sáng tạo thuần túy, hay một tinh thần tự do tự tại ( không bị
ràng buộc vào đâu).
10.- Tính siêu việt của mỹ
nghệ thuật –
Đừng có hiểu một cách tuyệt
đối sự phân biệt giữa nghệ thuật thục dụng và mỹ- nghệ thuật. trong tác phẩm
thô của người thợ thủ công, nếu như có nghệ thuật tồn tại, như thế là có liên hệ
đến sự tồn tại nghệ thuật, thông qua nhu cầu của tinh thần sáng tạo tính; một
thứ tác dụng gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh sản khách thể, để phục vụ nhu cầu
của con người. Vả lại chúng ta đang sống trong một thời đại công nghiệp, trong
những thứ cơ giới khác nhau, sản phẩm được sản xuất hàng loạt do nghệ thuật của
kỷ sư, hay do nghệ thuật hiện đại, ở đó tinh thần sáng chế máy móc, sự nghiên cứu nhu
cầu kỷ thuật thuần túy thục dụng, chắc chắn chỉ nhắm vào chức năng sự
vật hoàn thành chứ không tìm kiếm cái đẹp, thiên nhiên tự đưa đến
cái đẹp.
Chiếc tàu thủy hiện đại của
chúng ta chỉ nhắm vào quan điểm tốc độ và công dụng mà chế tạo, chứ không nhắm
vào việc trang điểm cho đẹp mắt như những chiếc tàu buồm ngày xưa. Tôi nghi rằng
người ta xây dụng cái cầu Brooklyn không ở trong một ý hướng thẩm mỹ,
song le người ta có thể đã kích thích sự xúc động sâu xa của Hart
Crane và ông này đã kết dính với những vần thơ của ông . Sự cao vút của cây cầu,
những công lộ chênh vênh, những ống khói hoang phế, những nhà máy biến dạng ,
những công xưởng cổ quái kỳ dị, những nhà máy hùng vĩ vênh váo, bao quanh New
York là một trong những khung cảnh đẹp đầy xúc động.
Tất cả những cái đó là chân
thực, mặc dù như vậy, chúng ta vẫn cho rằng học thuyết của Corbusier là chủ
nghĩa giáo điều không hoàn thiện. Vì như tôi vừa nói, cái đẹp đích xác tồn tại,
chẳng qua chỉ là sự kiện ngẫu nhiên, kể như toàn bộ lãnh vực của nghệ thuật, là
một thí dụ tồn tại đặc biệt, thậm chí tôi hoài nghi rằng sự khóai thích bừng hiện
trước mặt ta có phải do ta cao hứng , mà nó chỉ là một thứ bản năng bất thường
do mắt ta được khai hóa. Sự thật, thiên nhiên không phải như bài học của Le
Corbusier. Những bông hoa, côn trùng, chim chóc, không phải sinh hoạt y theo
quan điểm tất nhiên cấu tạo ra. Nó triển khai sự trang điểm cực xa hoa khiến
con người cũng phải thất kinh và cái đẹp Baroque cùng tồn tại phong cách như thế.
Cuối cùng cũng như nổi lo về cái đẹp xuất hiện nơi người thợ thủ
công, cũng giống như nhu cầu đòi hỏi đối với tinh thần sáng tác có ảnh hưởng hổ
tương, người ngoài không biết trong cơ khí chế tạo và công trình sư vẫn có nghệ
thuật sinh ra một cách kín đáo. Nhưng công trình sư hay kỷ sư trong khi vẽ chiếc
xe hơi không phải không chú ý đến những đường nét đẹp, và tôi đâm ra nghi ngờ rằng
trong những công trình vĩ đại như cầu George Washington hay cầu tưởng niệm Delaware,
người sáng tạo không phải chỉ biết có tính chất thực dụng.
Về phần những nghệ thuật gia
vĩ đại, họ thích thú trong việc chế tác những từ ngữ hay thanh âm thành tác phẩm
như Valéry (1871-1945) hay Stravinsky (1882 – 1971) chẳng hạn, tôi cho rằng họ
không mấy khi nói đến chân lý, nói đến sự thật. Thật tế, sự nội hàm của tinh thần
trực giác sáng tạo, cùng với ý nghĩa truyền đạt của thi tính hay toàn luật (mélodie)
mang đầy sức sống động trong tác phẩm nghệ thuật ấy, mặc dù họ chống lại sự cảm
hứng. Và những nghệ thuật vĩ đại ấy biết rõ cái giá trị của thiên phú. Nhưng vì
trong sự nỗ lực họ đã tận dụng trở thành nghèo nàn, hay do dễ tức giận vì bóng
dáng lí tính của nàng thơ Muse sản sinh những khích động bí mật, hay
do đã bổ khuyết vào sự hoang vu, cùng dựa vào cái đẹp để chuyển đổi mục tiêu của
chúng ta, để họ nhân cái hư giả của thiếu thốn mà miêu tả cái tổng thể.Tính chất
thiếu thốn ấy đã được Platon tưởng tượng phát minh, mà không nói gì hết, đó là
đức tính của nghệ thuật chân chính. Dù là vậy, nhưng Stravinsky là một thiên
tài sáng tác, lại thoát ra khỏi chủ thuyết Narcissisme tự say đắm với mình,
thanh một tri tính tàn nhẫn, rơi vào sự luyến ái những ca khúc nam nữ.
11.- Hiện tại chúng ta đưa
ra hai điểm tóm lược là so sánh giữa nghệ thuật thực dụng và mỹ nghệ thuật. Trước
tiên do sự liên hệ giữa mỹ và tinh thần sáng tạo thuần túy là tự do – Sự tự do
tinh thần chân chính. Theo sự thật, mỹ nghệ thuật thuộc vào thế giới
nghệ thuật của chủ nghĩa tự do; đại đa số mỹ nghệ thuật đối với cổ nhân chưa biết
đó là chân, vì dưới mắt họ tất cả là những công việc thủ công đều là dấu vết của
trạng thái nô lệ. Và tinh thần tự do là mỹ nghệ thuật không có kết thông với
đơn vị nghệ thuật nào khác. Tất cả những gì khi nói về nghệ thuật tổng quát thì
phải hiểu nó là sự áp dụng . Nó có những đức tính của tri thức thực
tiển, nhưng như chúng ta thấy. nhìn xa về tương lai thì tri tính hay
lí trí nó tự giữ một vai trò quan trọng, không phải là thứ li trí khái niệm,
suy luận logic, cũng không phải là lí trí thủ công. Mà là lí tính trực
giác, trong lãnh vực cao sâu và tối tăm nó đụng chạm vào trung tâm linh hồn; ở
đó tri tính hoạt động với căn cơ duy nhất và kết hợp với sức mạnh của nó là
linh hồn. Đó là sự siêu việt của mỹ nghệ thuật liên hệ với các thứ nghệ thuật
khác.
Tuy nhiên- đây là yếu điểm
thứ hai – mỹ nghệ thuật thuộc về bản tính nghệ thuật nói chung, nó ứng dụng vào
qui tắc của nghệ thuật thực dụng. Như thế khái niệm, suy luận, logic của lí
tính hay những gì biểu hiện tốt hơn, (vì chúng ta đang bàn về trật tự của thực
tiển), lí tính thủ công trong nghệ thuật mỹ, dù nó là thứ hai vẫn giữ
một vai trò quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ là thứ yếu mà là công cụ thuần
túy. Thế nhưng khi nó chiềm vị trí hàng đầu, tác phẩm trở thành một xác chết, một
sản phẩm của kinh viện. Nhưng khi nó là tư liệu suy luận của lí tính, và những
qui tắc mà nó bao hàm – những qui tắc thứ hai như tôi vừa nói ở trên, sử dụng
thành công cụ không chế thói quen của những bàn tay; nếu như người ta có
thể nói là công cụ trực giác sáng tạo tính, nó tạo thành sự thận trọng, tinh cơ
mẫn, và khéo léo cần thiết của đời sống nghệ thuật. Chính vì thế mà Dégas mới
ám chỉ rằng” một bức tranh là một sự vật nó đòi hỏi sự khôn lanh, ác ý và tội
phạm”. Chế nhạo những qui tắc bằng cách nêu ra sự tự do của nghệ thuật; đúng là
sự biện giải vụng về và ngu muội. Baudelaire cũng viết rất rõ rằng; tu từ học
và âm vận học là phương pháp phát minh ra hình thức nghiêm chỉnh, và là sự tập
hợp những qui luật theo yêu cầu của cơ cấu tinh thần tồn tại, và phương pháp tu
từ học, âm vận học chưa hề gây trở ngại cho bản năng tự thân sáng tạo
lực. Trái lại nó còn trợ giúp cho sự phát triển sức sáng tạo là một sự thật
chính xác. Coleridge còn khẳng định: “Thiên tài không phải là không qui luật, bởi
vì cái tạo nên thiên tài chính là khả năng hành động sáng tạo dưới những qui luật
do tự thân nó lập ra.”
12.- Chúng ta hãy bàn về hai
điểm cuối cùng. Tôi thử trình bày rõ về bản chất đặc trưng chân chính của nghệ
thuật, với tính cách là tác dụng thiện trong tri tính thực tiển. Nhưng rõ ràng
là cái thiện của tri tính không thể tồn tại cô lập. Bởi vì nghệ thuật là đức
thiện của tri tính, nó đòi hỏi kết thông với toàn bộ lãnh vực của tri tính.
Nhân đó trí lực và nhận thức là khí hậu bình thường của nghệ thuật, toàn thể niềm
tin gắn bó với hệ thống giá trị khai hóa truyền thống là thổ nhưỡng thông thường
của nó, di sản của một hệ thống kiên cố và niềm tin thanh khiết, giá trị của một
nền văn hóa, một niềm tin, và giá trị một chân trời thông thường của kinh nghiệm
vô tận của con người bừng sáng với kiến giải đam mê những lo âu, hay là đức thiện
tri thức của tinh thần trầm tư.
Đối với nghệ thuật gia tôn
sùng sự vô tư và thôn dã thô bạo là dấu hiệu yếu đuối của nội tâm. Nhưng sự thật
vẫn là tất cả kho tàng trên hành tinh này chỉ có lợi cho nghệ thuật, nếu nó có
đủ lực để không chế và tạo ra hoạt động tự thân. Và không phải tất cả những nhà
thơ đều có sức lực của Dante.
Mặt khác, tri tính do trời
sinh là trầm tư, như thế, không có cái thiện tri tính, cũng như cái thiện thực
tiển. Trong lãnh vực đặc biệt nội tại, tự thân nó không phát triển, đồng thời
không có phát triển nhiều hay ít sự trầm tư. Nhưng tri tính trầm tư trong địa hạt
nghệ thuật là gì, nếu nó không phải là tri tính phê bình? Về vấn đề này Baudelaire
đã viết:”Có lẽ đây là một hiện tượng rất mới lạ trong lịch sử nghệ thuật là nhà
phê bình trở thành thi nhân, một sự đảo ngược trong qui luật tâm lý, một quái vật,
( ý tưởng của Baudelaire, phê bình gia chỉ là phê bình gia, do thiên phú, theo
tôi đó là một giả thuyết vô nghĩa) Trái lại, tất cả những nhà thơ vĩ đại đều tự
nhiên nhi nhiên trở thành nhà phê bình. Tôi rất tiếc là thi nhân chỉ do bản
năng duy nhất chi phối, tôi cho như thế là không hoàn hảo. Trong đời sống tinh
thần của thi nhân phát sinh trong cơn khủng hoảng, nó lại suy luận về nghệ thuật,
khám phá ra những qui luật tối tăm với mục đich là sản xuất và rút tỉa trong sự
nghiên cứu một loạt những qui tắc mà mục đích là sản xuất thi pháp kì dịệu
không lầm lẫn. Một phê bình gia có thể biến thành thi nhân, đó là một kì tích,
và tại bản thân thi nhân không còn bao hàm tính phê bình là điều không thể có.
Với thi nhân đó là điều chính xác tuyệt đối. nhưng với sự phê bình thì phải thận
trọng, chúng ta sẽ xem lại sau này.
Cuối cùng nếu chính xác nghệ
thuật là đức thiện của tri tính sáng tạo, hướng về sự phát sinh cái đẹp và chiếm
đoạt, trong thế giới sáng tạo phương thức hoạt động áo bí của thiên nhiên để sản
xuất tác phẩm của chính mình – một thứ sáng tạo mới mẻ - kết quả là nghệ thuật
tự thân kế tục dùng phương thức lao động sáng tạo thần linh. Đúng như Dante đã
nói rằng nghệ thuật con người của chúng ta giống như con của Thương Đế.
Nghệ thuật của các ngươi gần
như là con cháu của Thượng Đế.!.
CHƯƠNG BA
Cuộc sống tiền ý thức của
tri tính
Nghệ thuật đắm đuối trong
thi ca
Khát khao được lí tính giải
thoát.
1.-Trong chương trước tôi đã
mạnh dạn cho rằng gốc rể của nghệ thuật là ở trong tri tính. Nghệ thuật là đức
thiện của tri tính thực tiển; nghệ thuật nhất là mỹ nghệ thuật (beaux arts) được
tri tính hóa nhiều hơn là thận trọng (prudence) Nghệ thuật là đức thiện chân
chính của công tác lí tính. Nhưng hiện nay chúng ta đang đứng trước một sự mâu
thuẩn, một sự kiện tựa như hoàn toàn tương phản với thực tế, mà tôi vừa nhắc đến
là nghệ thuật hiên đại – thứ nghệ thuật rất ưu tú, rất sâu xa có khuynh hướng
khát khao giãi thoát lí tính (thứ lí tính của logic).
Đương nhiên đó là một sự thật
rõ ràng hơn là một hiện tương phổ quát, dễ nhận thấy, nó trình hiện chính xác;
đến độ một triết gia Pháp là Blanc de Saint-Bonnet phải thốt lên là :”lí tính
đã suy thoài rõ rệt trong thời hiện đại”. Người ta cũng có thể nói, với những kẻ
đầy nhiệt tình, mạnh mẽ cổ vũ cho nghệ thuật hiện đại cũng phải đắng cay nói rằng,
nghệ thuật hiện đại cũng đang giống như lí tính, đối diện trước sự suy thoái
(hoặc cũng có thể khẳng định rằng; nghệ thuật hiện đại tám phương bốn hướng đều
bị lí tính hiện đại bao vây, uy hiếp – và cái gọi là lí tính là chỉ cho các nghệ
thuật gia hiện đại đang vội vàng chụp lấy cái vi ngôn đại nghĩa của sự vật xung
quanh, mà không dám nhìn thẳng vào sự vật; tức là trong khi họ cương quyết nhận
định được sự thật, đang chìm đắm trong việc giải thích những hư ảo, lý do là họ
tin rằng thi ca đang thay thế cho vai trò khoa học.Thật ra nghệ thuật
hiện đại đang cố gắng tự vệ bắng cách lẫn tránh trong chủ nghĩa phi lí tính.
Nhưng sự giải thích như vậy
không hoàn hảo, và vấn đề vẫn sơ sờ ra đó. Vì khát vọng được giải
thoát khỏi lí tính là một hiện tượng thật tại đầy ý nghĩa và sâu xa. Nó gắn liền
với khát vọng điển hình của nghệ thuật trong đường nét chính yếu và
trong cuộc sống nội tại với tính cách là nó tự ý thức được trào lưu của cuối thế
kỷ với mức độ trước đó chưa hề có, và nó đã khám phá được cái linh cảm
tự ý thức của thi ca (la poésie au coeur de cette conscience de soi) tức tính
chân thật và hoang dã nguyên thủy của thơ (la poesie nue et sauvage). Thi
ca đã gặm nhắm nghệ thuật hiện đại, đó chính là nguyên nhân nó phải tách rời lí
tính. Bây giờ tôi chưa đề cập đến tho là gì? Mà tôi chỉ quan tâm đến kết quả
do thơ tạo ta.
Tôi không thể không khái
quát hóa, động thời dùng những phương thức đơn giản để miêu tả kỷ
năng mà chúng ta hằng chú ý là công trình phát triển của nghệ thuật hiện đại. Đối
với triết học nghệ thuật mà nói, đó là một quá trình phát triển tự thân bình
thường mà còn là tính khải phát đặc biệt. Tôi phải nói rằng tất cả đều thuộc
vào sự thật chìm đi, mà nghệ thuật trở thành càng được ý thức – nghệ thuật được
hình thành càng ngày càng rõ sự tự do, càng ngày càng rõ tính tất
nhiên, không để cho sự vật làm chủ tể. Không phải là tự thân nó sáng
tạo và sanh ra sự thiện càng ngày càng rõ, là sự đòi hỏi của nghệ thuật gia phải
trung thành với sự chân thực, và đó là sự trung thực đối
với sức tưởng tượng của cá nhân.
Những công thức mà tôi vừa sử
dụng đều đem lại cơ hội cho sự đòi hỏi của những người không
thích hợp và không tin vào chân lý. Tự thân nó là chân thực. Tôi cũng sẽ nói rằng,
thảo luận về quá trình cơ bản phát triển là một quá trình của sự giải thoát hay
giải trừ; nó cần phải giải thoát cái xung lực nội tại, nó gắn liền với tính
chất của nghệ thuật là và nó đòi hỏi khi sử dụng sự vật phải biến đổi nó đi. Vì
đúng như kết quả của nghệ thuật thủ công, người thợ phải chú ý đến tính chất của
những chất liệu khi nó dùng đền, phải phân tích thiên nhiên, cách thức thiên
nhiên cấu tạo ra nó. Thí dụ như sự cấu tạo của gổ nơi cây, hay những chất liệu
trong hầm mỏ, để đem lại một hình thức bẩm sinh trong tinh thần. Cho
nên, khi họa sĩ hay thi nhân ngắm nhìn nhìn những ngoại hình thiên nhiên trong
thế giới thực tại, khám phá ngay được cái hình thức chính của thực tại ấy, và vẻ
đẹp của nó, cùng những công cụ tư tưởng đã trải qua bao thế kỷ được người đời sử
dụng để tạo nên sản phẩm. Có như thế, tâm hồn nghệ thuật mới nảy sinh được những
hình thức mới, mang vẻ đẹp cho tác phẩm. Như thế nên giải thoát và cải biến thường
đi đôi với nhau. Theo ý tôi, người ta có thể phân biệt được ba giai đoạn tiến
triển trong nghệ thuật hiện đại, đặc biệt là trong hội họa và thi ca.
Trước tiên nghệ thuật hiện đại
nỗ lực tự giải thoát khỏi những hình thức và thiên nhiên. Nó không những biến đổi
thiên nhiên, mà còn nhắm đem lại qui luật cực đoan biến đổi ngoại hình thiên
nhiên mà hội họa thường áp dụng, và còn thông qua một thứ hình thức thuộc lãnh
vực khác, và mối liên hệ giữa các hình thức – mà khám phá một thực tại thâm sâu
trong cơ cấu của màu sắc hay ngữ từ chính xác của nghệ thuật; biểu hiện những
giấc mơ, những căm hờn, những lo âu hay những buồn rầu của chúng ta. Và với những
nghệ thuật gia vĩ đại, điều đó không chỉ bao hàm một thái độ coi thường thiên
nhiên hay cách ly chúng. Mà đúng hơn còn đánh cắp những thi chất thần bí của bản
thân thiên nhiên.
Giai đoạn thứ hai là giải
phóng và biến đổi ngôn từ, cái ngôn từ tôi nói ở đây là ngôn từ lí tính. Thứ
ngôn ngữ đã bị tước đoạt quyền lợi biểu đạt sự vật đặc biệt, nó mang ý nghĩa thực
dụng phát sinh thói quen thành khô khan không sao tránh né được. Chính vì vậy,
không chỉ gây trở ngại cho thi ca, mà còn hạ bệ giá trị của thi ca,
nên phải nói khác đi cái điều nó muốn nói. Giờ hãy suy luận về khái niệm căn cứ
theo hình thức của thói quen, mắt tai thích thú về những đường nét
màu sắc của hội họa, hay âm thanh hài hòa của âm nhạc. Nó là ngôn ngữ lí tính của
hội họa và âm nhạc. Vì sao những nghệ thuật gia hiện đại lại tìm cách tạo ra sự
đấu tranh giải thoát qui luật logic và lý tính của ngôn ngữ, khiến chúng ta
không khỏi ngạc nhiên? Chính vì họ không còn chú ý nhiều đến ngôn từ, đến những
liên hệ hấp dẫn quan trọng của nó nữa, mà chỉ muốn biến đổi và giải thoát nó khỏi
sự suy luận của lí tính. Joyce sáng tạo ra một thứ ngôn từ mới, mang một ý
nghĩa truyền đạt, thứ ngôn ngữ ấy chỉ dành cho một số người hiểu thôi. Những
người tìm kiếm khác dấu kín ý nghĩa logic hay ý nghĩa khái niệm
trong ngôn ngữ cấu thành hình ảnh, còn từ ngữ được dùng chỉ để khơi gợi. Một mặt
những nghệ thuật gia thuộc phái ấn tượng và tân ấn tượng, như Cézanne, Gauguin,
Van Gogh cùng những người khác đều chú trọng đến ngữ ngôn của họa gia, rất chú
trọng đến thành phần ngôn ngữ của họ - nhưng chính là để phát hiên một thứ ngôn
ngữ hội họa mới, giải thoát cái cơ cấu khái niệm tri tính ngoại tại, cái trạng
thái dễ đọc của li tính trực tiếp vẫn còn trình hiện trong tranh của William
Blake. Bài thơ hay bức tranh không nói bằng ngôn ngữ của logic.
Nghệ thuật cũng xâm nhập vào
lãnh vực mơ hồ tối tăm. Pierre Reverdy (1889-1960 nhà thơ Pháp) cũng nói;” Tôi
cũng mơ hồ nó như tình cảm vậy.” (je suis obscur comme le
sentiment). Sự mơ hồ kín đáo càng tăng lên trong giai đoạn thứ ba. Nghệ thuật nỗ
lực tự giải thoát mình khỏi ý nghĩa của khái niệm hay logic; đó là những nhà
thơ như René Char ( 1907- Pháp), Henri Michaux (1899- Pháp). Hart Crane
(1899-1932- Anh), Dylan Thomas (1914-1933 Anh) và những họa sĩ của trường phái
lập thể, Không ngại ngùng gì cả họ truyền đạt một nội dung vô giá, tác phẩm gần
như không nói gì cả, nó câm lặng. Nó đánh thẳng vào tâm linh chúng ta với những
phương thức cấm đoán. Ý nghĩa logic có bị mất đi không? Không, nó không mất đi
đâu. Nhưng có thể nói, nó đã bị tiêu hóa trong ý nghĩa của thi tính, nó bị bẻ gảy,
bị băng hoại để chỉ còn như một thứ khơi động của ý nghĩa thi ca. Ý
nghĩa thi tính lại chỉ lóe sáng trong bóng tối. Ý nghĩa ấy kết hợp thành một với
thơ tự thân, nó hoàn thành nội tại, thực hiện viên mãn bản thể luận của thơ, nó
ban cho thơ sự tồn tại chân chính và ý nghĩa thực chất, ý nghĩa của thi tính
quyết không đồng nhất với ý nghĩa khái niệm, cũng như tâm
hồn con người khác biệt với ngôn từ của nó. Nó không thể tách ra khỏi hình thức
cơ cấu của thi tính, không kể là rõ ràng hay kín đáo tối tăm, ý nghĩa thi tính
tồn tại ở đó, bản chất nó liên kết chặt chẽ với hình thức, nó ở trong cơ
cấu nội tại của tư tưởng, của hình thức thi tính. Trong nghệ thuật
hiện đại, nó đòi hỏi sự tự do tuyệt đối với bất cứ giá nào.
Những gì tôi vừa miêu tả là
nhằm giải thoát khái niệm lí tính, sự suy luận, và logic. Mặc dù trong quá
trình phát triển có thể là ngẫu nhiên, một thứ nhu cầu bắt chợt của lí tính, và
một thái độ nguy kịch mà lí tính rất mơ hồ (gần như không hay biết)
trong bản chất, lí tính phó thác ngắn ngủi, nếu nó chính xác khi lí tính có cuộc
sông sâu xa và ít ý thức khi mà logic bộc lộ. Vì lí tính chính xác không chỉ
nói năng rõ ràng, còn liên tưởng, suy luận, lý giải, mà còn “trực giác lí tình”
(intuitus rationis), là hành động chủ yếu và công năng của lực lượng duy nhất
được gọi là trí tính hay lí tính. Nói một cách khác, nó không chỉ là lí tính
logic, mà còn là sự tồn tại của trực giác lí tính, nó có trước lí tính logic.
….khi mà tâm hồn
Đạt đến lí tính, thì lí tính
tồn tại
Suy luận hay trực giác.
Coleridge (thi hào của Anh)
đã viện dẫn lời của Milton để khẳng định về quan điểm “lí tính trực
giác”, ông ta cũng đã viện dẫn đến uy quyền của Aristote. Trong lãnh vực lý luận
tri thức, như khoa học, triết học, lí tình trực giác là tác dụng căn bản, tất cả
những lí luận chứng minh cuối cùng vẫn không chứng minh được, mà chỉ có thể lý
giải bằng nguyên tắc thứ nhất, và rõ ràng tất cả những khám phá chính xác đều
biểu hiện trong trạng thái mới mẻ phát sinh từ tia sáng trực giác, trước khi được
chứng minh bằng suy luận và kinh nghiệm. Nhưng chỉ có trong thi ca
vai trò của trực giác lí tính mới biểu hiện đột xuất. Về sau, chúng ta sẽ phân
tích chúng rõ hơn. Bây giờ chúng ta đang đứng trước một thứ trực
giác có nguồn gốc từ tình cảm, và chúng tiến vào hoạt động tri tính nguyên thủy
là vương quốc của đêm đen; đó là thứ tri tính vượt xa khái niệm và logic, quan
hệ chủ yếu trong hoạt động của nó là tưởng tượng và tình cảm. Chúng ta đã rời bỏ
lí tính logic, thậm chí là lí tính khái niệm, nhưng so với dĩ vãng càng sử dụng
nhiều lí tính trực giác – nó là một phương thức tác dụng của phi lí
tính.
Tất cả những điều tôi đã nói
là khát khao giải thoát logic lí tính; tôi sợ rằng không
mấy thích đang với sự tháo gở nhiều lần trong thục nghiệm thi ca hiện đại, nó mới
từ từ hoàn thành được nhiệm vụ chân chính. Đó là con đường lý tưởng mà
tôi có ý theo đuổi. Thật ra trong số những nghệ thuật gia hiện đại tiếng tăm, tất
cả đều dấn thân trong tống quát,, nhưng chắc chắn họ không rơi vào nẻo cực
đoan. Họ tự giải thoát khỏi cái lí tính logic bằng cách biến cải ý nghĩa trong
khi vận dụng, nhưng không phải là thủ tiêu ý nghĩa của nó.
2.- Chúng ta đang thảo luận
về một quá trình phát triển đầy nhũng hiểm nguy quan trọng. Đây là một thứ nhiệm
vụ mang tính mạo hiểm, được cái phần nhiều nó là ngẫu nhiên và cao giá. Và là một
thứ quá trình phát triển mà phương thức phát sinh tính chất hoàn toàn khác
nhau. Trong quá trình phát triển, phải tiếp xúc hai khuynh hướng chân giả hổ
tương, có khi còn hổn hợp với nhau nữa. Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục phân
tích, nên phân biệt ba tuyến đường chủ yếu của ba phương hướng khác nhau, và
theo tôi nó giống như ba mủi tên xuyên qua toàn bộ quá trình phát triển. Chỉ có
một phương hướng chính xác tốt – đó là phương hướng tự thân trực tiếp là thơ.
Trong việc biến đổi thiên nhiên, ngôn ngữ, ý nghĩa logic hay lí tính, trong quá
trình phát triển, mục tiêu cuối cùng, tất cả đều hướng về ý nghĩa thi tính tự
thân; nghĩa là hướng về nẻo chân chính, tự do, và tức khắc tiến vào
trong tác phẩm, trong cõi thâm sâu của tâm hồn ta là nơi sinh ra trực giác sáng
tạo. Thí dụ chúng ta nghĩ ngay đến một loạt những nghệ sĩ như
Rouault và Chagall, Satie hay Debusy, Hopkins, Apollinaire, Hart Crane,
Reverdy, T.S. Eliot, S.John. Perse (tôi chỉ nêu ra những nhân vật quan trọng),
những người đã tạo thành một thế hệ nghệ thuật, không kể đến những nghệ nhân vĩ
đại khai sáng như Baudelaire.
Chúng ta hãy đề cập đến một
hướng khác, nhằm vào việc sáng tạo nghệ thuật thuần túy. Trọng tâm nhằm đến tuy
không phải là thành phần trung tâm tuyệt đối, nhưng cũng là thành phần cơ bản,
cái quyền lực sáng tạo của tinh thần nhân loại luôn luôn khát sự sáng tạo thuần
túy – dường như ganh tị với Thượng Đế, người cơ trí đã sáng tạo chúng ta. Ngoài
ra, thơ và thơ vĩ đại mà người ta đạt đến, chụp bắt được đều là do phương thức
gia tăng và dư dật.
Hãy nghĩ đến Picasso, vì
sao, mà ông ta đã đưa ra lắm dạng thức tiên tiến khác nhau. Trong khi con người
không dễ gì đến được sự sáng tạo thuần túy. Tất nhiên là ông ta đã tiếp nhận
cái hàm nghĩa nội tại mạnh mẽ. Lúc bấy giờ Picasso vô cùng chán ghét và thất vọng
với thế giới hiện tại, (chúng ta biết được vẻ mặt của thiên sứ,
Picasso lại vẽ cho nó méo mó đi, có thể đó mới là chân tướng của chúng ta), Và
môn hội họa trừu tượng đương đại thất bại đối với hình thức, thuần túy tự cấp tự
túc giải phóng vũ trụ; nó không thể truyền đạt bằng ý nghĩa tượng trưng, với
hình thức quá lộ liễu và nghèo nàn.
Và còn một định hướng nữa, lần
này nó không theo con đường chính. Dù rằng nó mang một tham vọng quá cao, nhưng
thực tế là một nỗ lực tự mình lường gạt mình. Vì ở đây là định hướng bị đảo ngược,
mục đích cao cả không phải là sụ giải thoát theo ý nghĩa thi tính càng không phải
là sự sáng tạo thuần túy, mà chỉ là sự truy tầm tự ngã con người xuyên qua thi
ca. Khởi đầu là sự mê đắm tự ngã (le narcissisme)- đảm nhiệm việc tìm kiếm sự
thích thú chủ quan của trạng thái thi tính tự thân (chúng ta hãy nghĩ đến
Rimbaud – một đôi phương diện của ông ta) hay nghĩ đến Gide, sự bộc lộ đột ngột
hành động tự do, hay vô duyên vô cớ, và có quyền lực lựa chọn mà không chọn lựa;
hay nghĩ đến Mallarmé, một tác phẩm hoàn mỹ mà chỉ phản ảnh hư vô thuần túy,
cùng với sự thông qua từ ngữ khiến cho quyền lực vu thuật biến đổi thực tại, ít
nhất là thực tại ấy tồn tại ở trong tâm hồn con người. Về sau, sự si mê tự ngã
ban cho một thứ chủ nghĩa của thần Promete (tin vào sức mạnh và khả năng của
con người). Cuối cùng chủ nghĩa siêu thực lại thảo luận về ý nghĩa của sự xung
động lực và phương hướng hoàn toàn điên đảo của nó, Với chủ nghĩa siêu thực,
cái động lực của toàn bộ thi ca thiên lệch hướng về sự giải phóng tát cả quyền
lực của con người và chinh phục cái vô hạn bằng lực lượng của phi lí
tính.
Chương bốn
TRỰC GIÁC SÁNG TẠO và NHẬN
THỨC THI TÍNH
I.- Trong chương trước
tôi đã đề cập đến tinh thần và ý thức hay tiền ý thức tồn tại trong cơ thân
chúng ta; đặc biệt là đề cập đến tinh thấn vô thức, và vô thức tự động, hoặc
vô thức của Freud, dù rằng cả hai đều có sự liên hệ mật thiết, nhưng tính chất
lại khác nhau.Tôi cũng đã nói qua, chính trong tinh thần nửa tối nửa sáng của
đêm tối tâm linh mà thơ và sự linh cảm của thơ bắt được nguồn mạch đầu tiên.
Tôi đã dựa vào quan điểm của thánh Thomas d’Aquin mà phát sinh cơ cấu tri
tính và hoạt động vô thức của tri tính.
Lại một lần nữa, dựa theo
vài quan điểm triết học của thánh Thomas, mà chúng ta sẽ triển khai cuộc thảo
luận về tính trực giác sáng tạo và tính trực giác trong thi ca. Những quan điểm
ấy chỉ nhắm thuyết minh sức mạnh của linh hồn, và từ linh hồn đó phát sinh ra
hình thức, do từ sức lực của linh hồn mà sự sống, sinh vật, cảm giác, trí
năng mới tiến hành vận động. Từ khi linh hồn nhân loại tồn tại, thì sức lực của
linh hồn tự nhiên cũng tồn tại. Đương nhiên, nói về trình tự của sự tồn tại,
thì trước tiên là xuất hiện lực lượng nuôi dưỡng (đó là giai đoạn manh nha hoạt
động đơn độc); sau đó mới đến lực lượng cảm giác, cuối cùng là lực lượng tri
tính. Nhưng trong hoạt động linh hồn có một sự trật tự tồn tại, liên quan đến
bản chất chứ không phải thời gian – lực lượng của linh hồn dựa vào cái trật tự
cội nguồn của nó mà xuất phát. Ở đây, thánh Thomas dạy rằng tùy theo cái
trình tự thiên nhiên ưu tiên đó mà phát xuất, lực lượng nào mạnh nhất, hoàn hảo
nhất sẽ phát xuất trước, và ông nói tiếp (đó là điểm tôi chú ý nhất) trong
hàng ngũ của bản thể ấy, có một thứ lực lượng hay tài năng thông qua một lực
lượng làm môi giới hay một công cụ trung gian xuất hiện bản chất của linh hồn.
Lực lượng ấy sẽ xuất hiện trước, vì lực lượng nào hoàn hảo nhất thì
đó là nguyên tắc hay là chỗ y cứ của tồn tại (raison d’etre). Vì chúng
ta vừa là mục đích, lại vừa là chuẩn tắc năng động của chúng, hoặc là ngọn
nguồn hữu hiệu của sự tồn tại. Tri tính không tồn tại vì cảm giác, nhưng như
Thomas đã nói: “Cảm giác là một thứ tham dự không hoàn thiện của tri tính”,
vì trí lực mà tồn tại. Rồi thì trong nguồn gốc bản chất tuần tự, cảm giác tồn
tại nếu có thể nói, thoát thai từ trí tính, theo tri tính mà tồn tại. Nói một
cách khác, nó tham dự thông qua trí tính, mà bản chất linh hồn đạt đến sự
phát triển.
Vì vậy, chúng ta phải nói
rằng, tưởng tượng thông qua sự trung gian của tri tính mà sản sinh ra bản chất
linh hồn; mà giác quan bên ngoài cũng thông qua tưởng tượng mà sinh ra bản chất
của linh hồn; vì tri giác ngoại bộ tồn tại trong con người để phục vụ cho sự
tưởng tượng, cũng thông qua tưởng tượng mà phục vụ cho tri tính
2.- Tôi rất dễ xiêu lòng
vì biểu đồ. Tôi hi vọng rằng biểu đồ mà tôi đề xuất sau đây, nó trình bày được
cái tuần tự xuất hiện, giúp tôi làm sáng tỏ cái trật tự của vấn đề, dù rằng
cái vai trò của hội họa trừu tượng cũng không được lý tưởng lắm.
Điểm chóp của đồ biểu là bản
chất của linh hồn. Hình chóp thứ nhất (tạm gọi như vậy) biểu hiện cho bản chất
linh hồn. Đỉnh điểm của hình nón là đại diện cho tri tính, hay lí tính phát
xuất từ linh hồn.
Phần thứ hai của hình nón
đại diện cho sự tưởng tượng - xuất phát từ linh hồn thông qua môi giới trung
gian của tri tính. Phần thứ ba đại diện cho cảm giác bên ngoài, thông qua sự
tưởng tượng và phát sinh từ linh hồn.
Vòng tròn thứ nhất đại biểu
cho khái niệm vũ trụ và những quan niệm có thể nói tạm thời, những ngoại
hình khái niệm hóa của lí tính. Đó là thế giới hoạt động của khái
niệm lí tính logic và suy luận.
Vòng tròn thứ hai đại biểu
cho vũ trụ của ý tưởng với những hình thức rõ ràng, hay tạm thời có thể nói
là sự tổ hợp ngoại hình của tưởng tượng. Đó là thế giới tưởng tượng thành
công do thực tế hoạt động khích động cảm giác bên ngoài và tập trung lại
trong hoạt động, và duy trì được sự thống nhất, nói một cách khác, trong quá
trình nhận thức, do tưởng tượng quyện nhập vào cảm giác, trong hoạt động hiện
hành của con người ở trong trạng thái thức tỉnh, dùng vào mục đích thực dụng.
Vòng tròn thứ ba đại diện
cho những sự kiện trực giác do cảm giác bên ngoài cung cấp – bản thân nó gần
như vô thức, và trở thành nhận thức khi nó thấm nhập vào cơ cấu công cộng của
ký ức, tưởng tượng và những cảm giác nội tại khác.
Bây giờ, ba cái hình nón đều
không phải trống không, mà mỗi hình nón tự đại diện cho một lực lượng sống và
sự hoạt động mà nó tượng trưng. Chớ có giới hạn cuộc sống và hoạt động của
tri tính hay lí tính bên ngoài cái vòng tròn khái niệm của lí tính. Vì nó thuộc
về một thứ năng động lực rất lớn, nó xuất phát từ trung tâm của linh hồn và tự
chấm dứt nơi vòng tròn.
Hơn nữa không nên giới hạn
cuộc sống và hoạt động của trí tưởng tượng bên ngoài sự tổ hợp của vòng
tròn.Thực tế nó là một năng động lực to lớn tự phát triển từ cao đến thấp dọc
theo chiều sâu thẳm của linh hồn và chỉ chấm dứt ngoài vòng tròn.
Về phần cuộc sống và hoạt
động của những cảm giác bên ngoài, không mảy may nghi ngờ, nó phát sinh nơi cảm
giác cung cấp những dữ liệu cho trực giác - ở đây tâm linh tiếp xúc với thế
giới bên ngoài, nhưng nó phản chiếu lên cao, trong những vùng thẳm sâu của
linh hồn, và tất cả cái gì nó tiếp nhận của thế giới bên ngoài, tất cả cái gì
nó nắm được trong nhận thức của giác quan, tất cả kho tàng giàu sang quí báu
của Ai Cập, đều thâm nhập đến trung tâm sâu xa của linh hồn.
Cuối cùng chúng ta có thể
qui định bằng những chấm, cái vùng mà chúng ta gọi là vô thức hay tinh thần
tiền ý thức. Những điểm chấm khác là chỉ cho địa hạt vô thức động vật hay là
tự động. Cho nên, nó biểu hiện sự kiện của hai miền với cơ thể là khái niệm
và quan niệm. Cũng như những hình ảnh (ý tượng) và cảm tri giác về hình ảnh,
người ta có thể chia ra ba trạng thái khác nhau. Nó có thể thuộc về lãnh vực
ý thức – tạm thời có thể nói thí dụ như (a), hoặc thuộc về lãnh vực vô thức tự
động (b), hoặc thuộc về lãnh vực tinh thần tiền ý thức (c). Đó là yếu điểm sẽ
nhắc lại trong các cuộc thảo luận tiếp theo.
3.- Đó là đồ biểu. Điều
quan trọng đối với chúng ta là sự kiện bắt nguồn cội rể như là tất cả sức mạnh
của linh hồn, cội rể ẩn tàng của tinh thần vô thức; và trong tinh thần vô thức
có cội nguồn hoạt động như thâm nhập vào tri tính và tưởng tượng,
cũng như những cường lực của dục vọng, ái tình và sự xúc động, cường lực của
linh hồn tự bao trùm cái này, cái khác, lãnh vực của cảm giác tồn tại trong
lãnh vực tưởng tượng, và lãnh vực tưởng tượng lại tồn tại trong lãnh vực tri
tính. Và tất cả lực lượng của linh hồn đều là tri tính nội tại, được kích
phát và hoạt động trong ánh sáng phát khởi của tri tính. Và căn cứ theo trật
tự và sự đòi hỏi của bản chất, hai lãnh vực đầu tiên tự chuyển động theo dẫn
lực và theo cái chí thiện tối cao của lãnh vực tri tính, cũng như sự tưởng tượng
và những cảm giác không thể vì vô thức động vật hay tự động tuyệt giao với
tri tính. Trong lãnh vực tri tính, tưởng tượng và cảm giác vượt qua sinh hoạt
nguyên thủy của chúng, về sau nơi con người chúng được phục hồi và đạt đến trạng
thái con người chân chính, trong trạng thái đó, chúng nó dùng phương thức trí
lực tham dự, và có thể nói, nó hoạt động thẩm nhập đến trí lực.
Nhưng trong tinh thần vô
thức, cuộc sống của tri tính không phải hoàn toàn hấp thụ do sự chỉnh đốn và
phát sinh của công cụ tri thức thuần lý, là quá trình sản xuất những khái niệm
và quan niệm, mà như chúng ta đã phân tích cuối thiên vừa rồi, và nó tự chấm
dứt ở lằn mức khái niệm đột xuất của lí tính. Đối với tri tính có một cuộc đời
khác, sinh mệnh ấy lợi dụng những cội nguồn khác và có một sinh lực dự trử
khác, nó là sự tự do, tôi chỉ sự tự do này là chức năng sinh ra quan niệm và
khái niệm trừu tượng, tự do trong việc nhận thức lí tính và những nguyên tắc
tư duy logic, tự do trong việc điều tiết những hành vi và chỉ đạo sự sinh hoạt
của con người, tự do về những qui luật hiện thực khách quan, thừa nhận sự nhận
thức của lí tính suy luận của khoa học. Nhưng các thứ tự do ấy dường như chỉ
dành cho một số ít người có đặc quyền, hay những thành phần có nhiều ngang
trái, thứ tự do ấy không phải là tự do may rủi, tự do có đời sống tri tính được
nhận thức và sản sinh tuân theo sự thân triển nội tại.Và độ lượng kéo theo sự
biểu hiện của tinh thần sáng tạo, và nó được hình thành và sống động do trực
giác sáng tạo. Tôi cho rằng đó là sự tự do trong đó có bao hàm tri tính, đời
sống tưởng tượng, cội nguồn duy nhất của sức mạnh linh hồn, và trong tinh thần
vô thức, là cội nguồn của thi ca.
Như Platon từng đề cập, sự
tự do của thi ca giống như sự tự do của con trẻ, tự do của trò chơi và của mộng
mơ. Nhưng trong thực tế, thi ca không có các thứ tự do như Platon nói. Nó là
sự tự do của tinh thần sáng tạo. Bởi vì thi ca phát sinh trong chiều sâu của
đời sống, nơi mà lực lượng tâm linh hoạt động chung chung, nó bao hàm sự đòi
hỏi cơ bản có tính cách hoàn chỉnh hay tổng thể. Thơ không phải là sản phẩm
đơn độc của lí tính, hay tưởng tượng, mà là tổng thể của con người, gồm có cảm
giác (sens), tưởng tượng (imagination), tri tính, (intellect), tình yêu
(amour), dục vọng (desir), bản năng (instinct), máu và tinh thần (sang et
esprit) kết hợp lại, và chức trách đầu tiên của nhà thơ là là bắt buộc phải tự
ẩn dấu mình bên cạnh trung tâm của tâm linh, chính chỗ ẩn dấu đó là tổng thể
tồn tại, đó là cội nguồn của trạng thái sáng tạo.
Trực giác trong thi tính
4.- Như vậy trong khi bàn
về thi ca, chúng ta phải chấp nhận rằng trong tinh thần của tri thức vô thức,
trong cội nguồn duy nhất của lực lượng tâm linh, ngoại trừ cái quá trình phát
triển, sự nhận thức nhắm vào các khái niệm và quan niệm trừu tượng, còn tồn tại
đôi thứ tiền khái niệm hay không phải là khái niệm, mà sự vật vẫn ở trong trạng
thái tri thức hoạt động đích xác. Cho nên, sự vật ấy không phải thông qua
phương thức khái niệm (như tôi đã nói trong chương trước, đó là một thứ mầm mống
khác, nó không cung cấp hình thức gây ấn tượng sâu xa. Cái mầm mống ấy không
nhắm vào việc hình thành khái niệm, vì nó đã là một thứ hình thức tri thức
hay là động tác hoàn toàn xác định dù rằng nó bị bao trùm trong đêm đen của
tinh thần vô thức. Nghĩa là người ta có ở đó một nhận thức bằng động tác,
nhưng không được khái niệm hóa.
Như thế vấn đề chúng ta cần
làm sáng tỏ ở đây có liên quan đến sự nhận thức về hoạt động thi học. Hiển
nhiên, thứ nhận thức mà chúng ta thảo luận ở đây, không phải là thứ nhận thức
mà trước kia (trong lý luận) thuộc tất cả các lãnh vực văn hóa và kinh nghiệm
của con người; nó là điều kiện nhận thức tiên quyết do thi ca và nghệ thuật
cung ứng cho những tư liệu bên ngoài, và các thứ tư liệu ngoại bộ này được
xâm nhập vào ngọn lửa thiện đức của sự sáng tạo, mà cải tiến sự nhận thức mà
chúng ta đang thảo luận là thứ nhận thức nội tại, nó nội tại ở trong thơ và
cùng đồng thể chất với thơ, tự nó có đầy đủ bản chất.
Mục tiêu thứ nhất mà chúng
ta đề xuất ở đây là khái niệm của tinh thần sáng tạo tự do. Nơi người thợ thủ
công, tinh thần sáng tạo dường như bị bạn chế hay ràng buộc vào một mục đích
đặc biệt, tức đối với nhu cầu riêng biệt ấy tất đầy đủ. Còn đối với thi nhân,
thì được tự do sáng tạo, vì nó chỉ nhắm vào sinh sản ra cái đẹp, mà cái đẹp
là siêu nhiên (transcendantal), nó bao hàm vô số khả năng thực hiện và khả
năng chọn lọc. Tại điểm đó, thi nhân giống như một vị thần, và để phát hiện
cái bản chất tối sơ của thơ, không có cái gí so sánh có ý nghĩa hơn với vị
thi nhân đầu tiên.
Quan niệm sáng tạo của Thượng
Đế cũng xuất phát từ sự thật đó: tính sáng tạo đó là không tiếp nhận từ sự vật
nào cả, vì sự vật vốn chưa hề có. Quan niệm này không phải do đối tượng nào
hình thành, nó là thuần túy mang tính hình thành và tự cấu thành lấy. Và cái
điều nó biểu hiện hay diễn tả sự vật trong tính chất sáng tạo không có gì
khác, chính là tự thân kẻ sáng tạo với thể chất siêu nhiên đầy ẩn ngữ được
dùng các phương thức khuếch trương, truyền bá hay phân phối. Lí trí của Thượng
Đế không phải là cái gì khác biệt đâu, mà chỉ là do bản chất tự thân quyết định
hay qui định. Thượng Đế chính thông qua sự hoạt động của trí lực nhận thức tức
là thể chất và tự ngã tồn tại mới nhận thức được tác phẩm của Ngài. Tác phẩm ấy
hiện hữu trong thời gian, và bắt đầu từ thời gian, nhưng cũng trong thời gian
hành động sáng tạo tự do lại trở thành vĩnh hằng.
Thơ cũng có tình huống rất
giống như vậy. Thơ là dấn thân vào tinh thần tự do sáng tạo, và như thế nó
bao hàm hoạt động nhận thức không phải do sự vật mà là do bản chất tự thân cấu
thành, nó mang tính chất hình thành và tự cấu thành lấy. Như thế rõ ràng thi
nhân là một vị thần đáng thương. Nó cũng không tự biết mình.Và quan điểm sáng
tạo của họ tùy thuộc một cách đáng buồn, và thế giới ngoại tại tùy thuộc vào
vô số các hình thức và vẻ đẹp do con người sáng tạo ra, và tùy thuộc vào khối
sự vật mà con người đã sử dụng qua bao thế hệ, cùng với những phù hiệu những
mã số trong bộ lạc, được chuyển qua thành ngôn ngữ. Nhưng dù tất cả là như vậy,
thi nhân vẫn noi theo thuộc vào những yếu tố ngoại tại lạ lẫm mà biểu hiện
tính chất tự thân trong sự sáng tạo.
Do đó chúng ta có thể thấy
tính chủ quan của thi nhân đối với thơ rất quan trọng. Cái điều tôi nói đó
không liên quan gì đến giòng tình cảm nông cạn không ngừng trào tuôn của những
độc giả đa sầu, đa cảm, chính thông qua thứ tình cảm ấy mà thi nhân các thời
đại đem cống hiến cho tình nhân, và những ca khúc điên cuồng đến chúng ta.
Tôi nghĩ đến tính chủ quan đầy ý nghĩa thâm sâu của bản thể, tức là toàn thể
thực chất của con người, tự thân hướng về vũ trụ. Tinh thần của tâm linh khiến
cho tính chủ quan có thể thông qua hành đông nội tại của chính mình hàm chứa
tự thân, nơi trung tâm của tất cả chủ thể mà nó nhận thức như là khách thể,
dù nó tự hiểu như là chủ thể. Đúng như sáng tạo của thần linh, dùng sự nhận
thức của Thượng Đế có bản chất tự thân, kể như là điều kiện tiên quyết, trong
sáng tạo thi ca, yêu cầu ban sơ là thi nhân phải nắm vững tính chủ quan của
mình. Mục đích của thi nhân không phải là để tự biết mình, nó cũng không phải
là lãnh tụ của một giáo phái. Mục đích đặc biệt của chủ nghĩa thần bí thiên
nhiên, là thông qua cái hư không mà đạt được kinh nghiệm trực giác tự ngã hiện
hữu, cái Atman, trong cái hiện thực hoàn toàn thuần túy. Nhưng mục đích của
thơ không phải là điều đó. Cái nhu cầu chủ yếu của thi nhân là sáng tạo;
nhưng nhà thơ không thể nào sáng tạo được, nếu không vượt qua ngưỡng cửa nhận
thức chủ quan của mình, dù rằng thứ nhận thức ấy rất mơ hồ. Bởi vì thi ca với
bản chất là sáng tạo, trước hết nó phải là hoạt động tri thức. Thơ là ban cho
sự vật hình thể chứ không phải là do sự vật hình thành. Nếu thi nhân không tạo
nên bản chất và sự hiện hữu, thì sự hoạt động nhận thức nào mới có thể diễn tả
và trình hiện thành tác phẩm tốt. Chính vì vậy, mà tác phẩm hội họa, điêu khắc,âm
nhạc hay cả thi ca, càng bộc lộ tính chủ quan của tác giả.
5.-Nhưng thể chất của con
người tự nó cũng rất mơ hồ. Con người không nhận thức được tâm
linh của mình, trừ trường hợp tâm linh xuất hiện hoặc nhiều hoặc ít sáng tỏ ý
thức, phản tỉnh sáng tỏ, mà chụp bắt được thoáng qua trong hiện tượng phức tạp;
nhưng hiện tượng phức tạp đó chỉ làm gia tăng sự bí ẩn, làm cho người càng lú
lẩn đối với bản chất tự ngã của mình. Con người không nhận thức được chủ thể
của mình. Nếu nó có nhận thức được, thì đó cũng là thứ vô hình, nó chỉ có cảm
giác như một đêm tối bao trùm ím ắng.Tôi cho rằng, nhà văn Mỹ là Melville đã
hiểu được điểm đó, khi ông nói rằng: “Không ai có thể cảm được bản thể chính
xác của mình, nếu không nhắm mắt lại suy tư, phảng phất như bóng tối kia
chính là yếu tố đặc hữu của thể chất chúng ta.”. Cái chủ thể tính với
tính cách chủ thể không thể khái niệm hóa được: vì nó là một vực thẳm bất khả
tri. Như thế nó làm sao có thể hiện rõ ra cho thi nhân.
Thi nhân không tự nhận thức
rõ ràng được tự thân của mình. Bởi vì con người chỉ tự ý thức được tự thân
qua sự phản ánh của sự nhận thức thế giới đồ vật, nếu nó không bị cái thế giới
sự vật đó xâm nhập tự thân tràn đầy và biến mình thành không hư, thi nhân chỉ
tự nhận thức với điều kiện rằng sự vật phát sinh phản hưởng trong tâm tư, và
cũng tự nó duy nhất tỉnh ngộ trong một sát na. Nói các khác, sự đòi hỏi đầu
tiên trong thi ca, là thi nhân đối với chủ thể tự thân nhận thức
mù mờ, nhưng không tách rời với sự đòi hỏi khác, là đối với thế giới thực tại
và khách quan vừa nội tại, vừa ngoại tại phải nắm vững. Đối với việc nắm vững
thế giới thực tại khách quan, thi nhân không phải thông qua khái niệm và nhận
thức theo khái niệm hóa, mà bằng sự nhận thức mù mờ, mà tôi sẽ mô tả sau đây
như là sự nhận thức kết hợp với tình cảm.
Đây là những điểm khốn khổ
của nhà thơ. Nếu nó nghe được những ngôn ngữ bí ẩn từ sự vật phát ra một cách
ấp úng; nếu nó lãnh hội được cái thực tại từ tồn tại, những thông tin và những
văn tự mật mã hóa; nếu nó chụp bắt được trong nhân gian, trong trời đất những
sự vật nhiều hơn so với mộng tưởng triết học của chúng ta; như thế không phải
là nó nhận thức tất cả điều đó với ý nghĩa bình thường của ngôn từ mà chính
là nó tiếp nhận tất cả những cái đó trong sự ẩn ước sâu xa của sự nhận thức
ôm đồm. Đối với tất cả sự vật mà nó phân biệt và dự đoán không phải là không
liên quan đến các sự vật khác với tự thân của nó; nhưng trái lại, là cùng với
tình tự của sự vật không thể tách rời, và thực mà nói, những sự vật ấy cùng với
tự thân của nó dung hóa thành đồng nhất.
Trực giác sáng tạo là một
hiện tượng trong nhận thức thông qua sự kết hợp hay sự đồng nhất tính, phát
sinh từ trong tinh thần vô thức, và nó trở thành hoa trái trong tác phẩm, đối
với tự ngã của nó và sự vật cầm nắm một cách ẩn ước. Như vậy, cái mầm mống mà
tôi vừa nói ở trên, nó là tinh thần cuộc sống tự do của tri thức
hàm chứa trong đêm dài, từ đầu nó hướng về sự triển hiện – không phải là thứ
siêu nhân hay là con người tài năng, mà là những người theo chủ nghĩa siêu thực
tín nhiệm, biểu hiện một thứ thấp hèn. Thật ra trong mầm mống ấy có hàm chứa
một tản mây sáng láng của trực giác đột nhiên phát sinh, trong đó có liên
quan đến tự ngã của thi nhân, và một thứ tia sáng đặc biệt của thực tại trong
thế giới sáng tạo của Thượng Đế. Tuy nhiên, cái tia sáng phát xuất thành cá
tính khó quên, nhưng nó cũng sản sinh những hàm nghĩa, và khả năng ám thị lực
cọng minh vô hạn.
Qua một hạt cát thấy cả thế
giới
Qua một bông hoa thấy cả
trời xanh.
Đó là đáp án đem lại do sự
phân tích triết học về vấn đề đặt ra cho sự nghiên cứu chúng ta, thuần miêu tả
hay đạo luận trong chương đầu của sách này. Chúng ta nhận thấy rằng, nghệ thuật
đông phương chỉ chú trọng hướng về sự vật, nhưng họ lại cùng với sự vật (nói
về trình độ, họ lại thành công trong sự triển hiện sự vật). triển hiện một
cách mù mờ; nghệ thuật gia sáng tạo theo tính chủ quan. Ngược lại nghệ thuật
tây phương chú ý phát huy cái tự ngã của nghệ thuật gia, có thể nó cùng với tự
ngã (nói về trình độ, họ rất thành công trong việc triển hiện tự ngã), và
cùng lúc triển hiện sự vật mù mờ, lại bao hàm ý nghĩa áo bí của sự biểu hiện
thực tại.
Và chúng ta có thể đi đến
kết luận: cội nguồn của hành động sáng tạo là phải trải qua một quá trình
phát triển tri thức đặc biệt, một sự thể nghiệm hay nhận thức không có song
song đối xứng với logic lí trí, và thông qua nhận thức ấy, sự vật và tự ngã đều
cùng được thấu hiểu một cách khó lí giải.
Bây giờ, do sự sử dụng ý
thức tự ngã mà đề cao được tính phản tỉnh phát triển trong nghệ thuật và
trong thi ca hiện đại, nó khiến cho thi nhân tán đồng ý kiến của Pierre
Reverdy:“giá trị của một tác phẩm là do sự đụng chạm kịch liệt của thi nhân với
số phận ông ta”. Nhiệm vụ của chúng ta là bằng vào phương diện triết học mà
lý giải quá trình nội tỉnh tại sao phát sinh và phát sinh như thế
nào: trực tiếp điều nghiên cái công năng của tri thức nội tại trong tiền khái
niệm đời sống, khiến chúng ta nhận thức được trực giác thi tính và việc nhận
thức thi tính đều là một trong những sự biểu hiện cơ bản của tinh thần tính
chất con người, và cùng là sự đòi hỏi sơ khởi của tinh thần sáng tạo thấm đẩm
trong tình cảm và tưởng tượng.
6.- Tôi vừa sử dụng từ “nhận
thức thông qua đồng nhất tính”(connaissance par connaturalité), nó có liên hệ
đến nền tảng khác biệt của thánh Thomas d’Aquin, theo đó thì có hai phương thức
để phán đoán, nó thuộc về phương diện thiện trong đạo đức, thí dụ như tính
cương nghị. Một phương diện, trong tinh thần chúng ta có thể có môn học đạo đức
học, tức ta có cái khái niệm Thiện và nhận thức về lí trí; sự nhận thức ấy của
chúng ta phát sinh một thứ tri thức thuần túy chân thực.
Nếu có người bắt chợt hỏi
ta cương nghị là gì? Chúng ta chỉ việc tra duyệt và khảo sát lại những đối tượng
hiểu biết trong khái niệm của chúng ta là có thể giải đáp chính xác. Một nhà
triết học đạo đức có thể không phải là ngừơi đức độ tốt, nhưng có khả
năng biết rõ về tính Thiện.
Một phương diện khác nữa
là chúng ta có thể thông qua ý chí và dục vọng mạnh mẽ của bản thân mà biết
được tính thiện, khiến cho nó trở thành cụ thể hóa ngay trong ta, cùng đồng
nhất hóa ngay trong đời sống hiện hữu của ta, Nếu có người bắt chợt hỏi về sự
cương nghị, chúng ta sẽ trả lời tức khắc, không phải thông qua khoa học mà là
thông qua tính thiên hướng , thông qua sự tra duyệt và khảo sát con người của
chúng ta, thông qua đặc tính yêu thích,và thiên hướng hiện hữu của chúng ta.
Một người có thể không hiểu biết gì về triết học đạo đức, vẫn có
thể biết được tất cả tính thiện (biết sâu sắc là khác) qua tính đồng nhất.
Trong nhận thức thông qua
sự kết hợp hay tính thiên hướng, tính đồng nhất hay đồng chất tính, tri thức
không đơn độc thành tác dụng, mà là do tình cảm thiên hướng và ý hướng của ý
chí cùng tác dụng với tư cách hướng dẫn và định hình. Đó không phải là một thứ
nhận thức bằng lí trí, mà là thông qua bằng khái niệm, suy luận logic và vận
dụng nhận thức lí trí. Mặc dù sự nhận thức ấy rất là mơ hồ hoặc
không sao có thể lý giải được, nhưng nó vẫn là thứ nhận thức thực tại chính
xác. Thánh Thomas dùng phương thức ấy giải thích sự khác biệt, một là sự nhận
thức thực tại thần linh thông qua thuyết thần học, và một là sự nhận thức thực
tại thần linh thông qua kinh nghiệm thần bí. Vì theo ông, tinh thần con người
thông qua thiên hướng và đặc tính đồng nhất mà nhận thức được sự thần bí của
sự vật; không những do nó từng nhận thức sự vật, mà như Pseudo-Denys nói, thì
còn do chúng nó bị ma xát.
Sự nhận thức thông qua đồng
nhất tính, có một tác dụng lớn trong cuộc sống con người. Triết học hiện đại
hầu như đã liệng nó vào sự lãng quên, nhưng những học giả xưa lại
đối với nó vô cùng cảm hứng và thích thú, dựa vào đó mà thiết lập ra các thuyết
trầm tư thiên phú. Tôi cho rằng, chúng ta cần phải nhận thức tính chất đạo đức
thực dụng, và kinh nghiệm thần bí thiên nhiên hay siêu nhiên – trong địa hạt
nghệ thuật và trong thi ca, phục hồi các thứ nhận thức ấy, thừa nhận tác dụng
cơ bản và tính trọng yếu. Theo tôi, nhận thức thi tính là một thứ nhận thức đặc
biệt do thiên hướng, chúng ta có thể nói, đó là một thứ nhận thức biểu hiện
tình cảm và đồng nhất tính. Thứ biểu hiện đồng nhất tính tình cảm ấy có liên
quan đến tinh thần sáng tạo, nó tự bộc lộ khuynh hướng của nó trong tác phẩm.
Cho nên trong nhận thức như vậy, các đối tượng được sáng tạo như thi ca, hội
họa, âm nhạc giao hưởng, trong sự tồn tại tự thân của nó được coi như là một
vũ trụ riêng nó, tác dụng nhận thức ấy xuất phát từ nhận thức bình thường
thông qua những khái niệm và những phán đoán, Do đó, sự nhận thức
thi tính chỉ có trong tác phẩm mới có thể biểu hiện đầy đủ. Sự nhận thức thi
tính phát sinh một cách vô thức hay tiền ý thức từ trong tinh thần của thi
nhân, về sau có một thứ hầu như không đến được, mà là một cách thức như cưỡng
chế, và không thể chống lại được xuất hiện trong ý thức thông qua một cú sốc
tình cảm và tri thức, hay thông qua một thứ kiến thức kinh nghiệm không đoán
trước được, thứ kiến thức ấy nó báo cho sự hiện hữu tự thân, nhưng không biểu
hiện rõ
7.-Thứ nhận thức phát sinh
tình cảm thông qua sự đồng nhất tính. Vì thế cho nên, trong cái nhìn đầu
tiên, người ta tin, mà thường thi nhân cũng tin rằng, họ như là nhân vật Ahab
của Moby Dick (nhà văn Mỹ) miêu tả:” Đó là điều suy tư, nếu Ahab có thời gian
suy nghĩ đến; khốn nổi Ahab không bao giờ nghĩ tới, nó chỉ cảm xúc,cảm xúc, vẫn
là cảm xúc, mạo hiểm nghĩ đến, chỉ đủ làm bối rối những kẻ sắp chết mà thôi.
Quyền lực ấy chỉ có Thượng Đế mới có được đặc ân đó. Nhưng cách suy nghĩ ấy của
con người là sai rồi. Thi nhân cũng nghĩ như vậy. Nhân thức thi tính phát
sinh từ lí trí với danh nghĩa là tri tính, chính xác, và tiếp thu từ bản chất,
dù nó dựa vào cảm giác, cũng không thể là dụng cụ môi giới, việc này tôi sẽ
giảng giải sau. Tôi đang muốn giải thích một lý thuyết chắc không phải là thứ
thuần tình cảm, hay là một học thuyết thi ca của chủ nghĩa đau thương. Trước
tiên, tôi đề cập đến một thứ nhận thức chính xác, thứ nhận thức ấy không phải
là tình cảm, nhưng trong nhận thức ấy lí trí lại biết trong thứ nhận thức ấy,
cũng như trong tất cả những nhận thức khác. Tiếp theo tình cảm mà tôi nói đến
không có chút gì giống với tình cảm tươi sống thô lổ và thuần chủ quan, mà
tôi đã nói đến trong chương đầu, nó không dính dáng gì đến nghệ thuật. Nó
không phải là thứ tình cảm mà thi nhân miêu tả hay biểu lộ trong thi ca; mà
là một thứ chế tác trong tác phẩm như là một thứ chất liệu, hay là một thứ
tình cảm như tài liệu sống phục vụ cho đề tài, cũng không phải là một sự
khích động của thi nhân khiến cho độc giả đọc thơ cảm thấy “lạnh xương sống”;
Nó là thứ tình cảm hình thức (émotion forme); nhưng lại thành nhất thể với trực
giác sáng tạo, nó cung cấp hình thức cho thơ, nó giống như một thứ ý niệm,
mang tính ý hướng, hay là nó bao hàm ý nghĩa nhiều hơn tự thân nó.Tôi dùng từ
ý hướng tính (intentionnel) theo ý nghĩa của thánh Thomas; về sau lại được
Bentano và Husserl dùng trong triết học đương đại. Ý hướng ấy chỉ cho khuynh
hướng tồn tại thuần túy, thông qua nó là một sự vật, thí dụ như một
đối tượng đã biết đang hiện diện, một thứ phi vật chất, hay là dụng cụ siêu
chủ quan, siêu việt như một ý niệm, với tính cách nó xác định là hành vi nhận
thức, nó là khuynh hướng phi vật chất, hoặc là ý hướng mang tính khách quan.
Tình cảm làm thế nào để
nâng cao đến mức của tri tính và còn có thể nắm được vị thế của
khái niệm, trở thành tri tính có tác dụng quyết định, vì trong hiện thực nó bị
coi như là vật dụng cụ hay môi giới. Đây là một vấn đề khó khăn, như tất cả
các vấn đề cùng loại tương tợ, liên quan đến việc áp dụng các ý niệm phổ quát
của nhận thức, trong đó phát huy tác dụng khác nhau của các lãnh vực đặc biệt.
Tôi cho rằng đối với tất cả tình huống nói rằng linh hồn bị các sự vật làm tổn
thương, không bằng nói rằng nó nhận thức được chúng nó, thông qua chủ quan
tính cọng minh thể nghiệm chúng nó. Và nói rằng nhận thức theo chủ nghĩa thần
bí thì chúng ta có được một thứ kiến giải vĩ đại của Thánh Thomas phát triển
– tình yêu thương hướng về ý hướng khách quan của lãnh vực tiến triển. Tôi
nói rằng trong nhận thức thi tính tình cảm mang lấy linh hồn được thực tại thể
nghiệm – thông qua hạt cát nhỏ phản ánh cả thế giới – thâm nhập vào chiều sâu
chủ quan và tinh thần vô thức của tri tính.Vì nơi thi nhân khác biệt với tha
nhân,(nhất là đối với những người bị gắn chặt trong guồng máy văn minh) linh
hồn đối với tự thân càng thêm hữu dụng, nó vẫn bảo tồn được sự trừ bị của
tinh thần, nó không bị sự hoạt động ngoại tại và năng khiếu chăm chỉ lao động nuốt
trửng. Và cái thứ tinh thần trừ bị sâu xa ấy chưa bị vận dụng, hiện tượng
chưa vận dụng ấy như một giấc ngủ của linh hồn; nhưng khi nó ở vào trạng thái
tinh thần, thì tinh thần tự thân cũng như đối với tất cả những gì hàm chứa
trong nó đều trở về với thực tế. Linh hồn ngủ, nhưng cái tâm của nó lại thức,
nên hãy để cho nó ngủ.
Giờ chúng ta hãy giả thiết
rằng trong giấc ngủ mê say, đột ngột có một tình cảm xâm nhập vào (không kể
nó là thứ tình cảm như thế nào, và từ đâu tới). một mặt nó dàn trải khắp cả
linh hồn, thấm nhập hết cả linh hồn, và xuyên qua cách thức ấy linh hồn thành
như đồng nhất với sự vật; và một mặt khác, tình cảm rơi vào trong nguồn suối
sống động, tiếp nhận sinh lực của tri tính. Tôi cho rằng đó là chủ quan
tính, dưới áp lực tri tính thắp luồng ánh sáng tản phát của phát
khởi tri tính (l’intellect illuminateur)tiềm tàng hướng về kho tâm linh đầy
kinh nghiệm và hồi ức, hướng về thế giới ý tưởng lưu động, kỷ niệm, liên tưởng,
cảm giác và dục vọng, tình cảm đang rung lên vì khích động. Đúng như tôi đã
nói qua, điều đó đủ khiến tình cảm dùng các phương thức xu hướng hay
khuynh hướng của toàn thể linh hồn trong cách thức xác định, tiếp thu các hoạt
lực và sức sanh sản của tinh thần chưa xác định, nơi đó nó xâm nhập với ánh
sáng của những phát khởi tri tính, nhân đó tất cả vẫn là tình cảm nhưng đồng
thời lại chuyển biến thành sự vật, trong các phương diện mà nói, nó cùng với
tình cảm xâm nhập vào linh hồn thành một công cụ của tri tính, theo tính nội
hàm và chơi vai trò trong quá trình nhận thức sự tương tợ giữa thực tại và chủ
thể xác định tính nội tại không phải khái niệm của tri tính trong
hoạt động tiền ý thức, chính do sự thật như thế, nên tình cảm biến thành trạng
thái ý hướng khách quan, nó thành tinh thần hóa, thành ý tượng tính, tức là
nó trở thành trạng thái phi vật chất, thành một thứ sự vật tự thân truyền đạt
ở bên ngoài. Tình cảm thành một thứ tri tính, một phương tiện có tác dụng quyết
định hoặc là một công cụ truyền đạt tư tưởng tình cảm.Thông qua thứ công cụ ấy,
một số sự vật được nhận thức một cách mơ hồ, khiến cho tình cảm của linh hồn
sinh ra một ấn tượng sâu sắc với sự vật; và trong sự vật bị bao hàm cùng với
chúng không thấy được sự vật có mối liên hệ thâm trầm, cùng với linh hồn
không thể nhất trí biểu đạt hay là sự vật liên tiếp đả động đến linh hồn, để
hồi hướng trở lại với linh hồn. Bản chất trực giác thi tính vốn là một thứ
ánh sáng lóe lên trong tri tính, và là một thứ tình cảm tinh thần phát sinh từ tinh
thần vô thức. Như tôi nói vế ý nghĩa trực giác thi tính là một thứ độc quyền
của linh hồn. Tại linh hồn sự hoạt động của giấc mơ và sự nội tĩnh rất tự
nhiên và khoáng đạt, khi mà biên giới tinh thần của con người chưa bị cuộc sống
thương nghiệp xâm chiếm.Về một ý nghĩa khác, nó (trực giác thi tính) xuất
phát từ tư tưởng của con người, là một trí năng rất tự nhiên, cho
nên chúng ta có thể nói rằng , tất cả mọi người đều có khả năng tiềm tàng trực
giác thi tính, chỉ vì chúng ta không biết đến mà hóa ra có nhiều người áp chế
nó hay vô tình giết chết nó. Do đó mà họ sinh ra bản năng bất mãn đối với thi
nhân.
Bản thân trực giác thi
tính sinh ra trong sự vận động thiên nhiên và sự tự phát tuyệt vời của linh hồn,
nó tự tìm kiếm bằng cách giao lưu với những sự vật có tinh thần đầy đủ ý
nghĩa và sự kích thích tình cảm tự thân. Và đôi khi ở vào năm tháng thành thục
sau khi tinh thần được bồi dưỡng đầy đủ kinh nghiệm và thể nghiệm nhiều đau
khổ, và tự thân nó lại quay về, nó như cảm thấy thích thú trong giấc ngủ sáng
tạo, và trực giác thi tính như thức tỉnh- giấc ngủ cũng hiện hữu,
và một cách thế nào đó nó như thứ quả chua xanh tươi hay như một đứa trẻ thơ,
một con người của thời nguyên thủy (thiên địa mới tinh khôi- nói
như Hàn Mặc Tử). Sự nhận thức thi tính đối với tinh thần con người cũng rất tự
nhiên như con chim bay về tổ của nó, và đó chính là thế giới tinh thần, con
đường bay về với sào huyệt thần bí của linh hồn. Vì nội dung trực giác thi
tính là bao hàm thực tại của sự vật trong thế giới, và chủ quan tính của thi
nhân, cả hai thứ được truyền đạt một cách kín đáo, xuyên qua một thứ ý hướng
của tinh thần hay tình cảm. Linh hồn được biết qua kinh nghiệm của thế giới,
và thế giới cũng được biết qua kinh nghiệm của linh hồn, đó là sự nhận thức
thông qua tự thân không hề nhận thức. Thật vậy, một sự nhận thức không phải để
nhận thức, mà chính là để sáng tạo, đó là ý hướng sáng tạo tính.
Rimbaud từng nói:”tôi là một
kẻ khác”,Trong trực giác thi tính, thực tại khách quan và chủ thể tính, toàn
bộ thế giới vật chất và linh hồn cùng tồn tại không thể phân chia. Trong thời
khắc đó, ý nghĩa và cảm giác bị đưa về trong tim, hoạt lực và tinh thần và
tình cảm đưa về trực giác. Thông qua hoạt động của tri tính, tuy không phải
là khái niệm hóa, tất cả lực lượng của linh hồn đều bắt nguồn từ hoạt động
này; tất cả sự vật đều phát sinh từ trực giác sáng tạo nguyên sơ từ trong
linh hồn của thi nhân, và sự va chạm mạnh của tình cảm.
Sự tiếp xúc trực tiếp với
trực giác, tất cả những tác phẩm nghệ thuật chân chính có tinh thần sâu sắc
cùng với ý là thông điệp nhắm truyền đạt như hội họa, điêu khắc, hay kiến
trúc, âm nhạc, đều mang lại cho chúng ta một chứng cứ tương tự như vừa nêu.
Tính cách nhận
thức trực giác thi tính
8.- Tôi muốn đưa thêm mấy
điểm ý kiến để làm sáng tỏ những hàm nghĩa chủ yếu trong khái niệm trực giác
thi tính. Mà theo tôi, từ quan điểm đó, trước tiên chúng ta phải phân biệt
trong trực giác thi tính, cái gì là sáng tạo, và cái gì là nhận thức; hoặc
người ta có thể coi nó như trong sáng tạo tính, có liên quan đến việc sản xuất
ra tác phẩm, họặc trong nhận thức có liên quan đến những gì đó nó cầm nắm được.
Như thế chúng ta có thể
coi cái trực giác thi tính đầu tiên như là sự nhận thức. Đúng như chúng ta từng
thấy, sự nhận thức sự vật thực tại và sự nhận thức chủ quan của thi nhân là
trực giác thi tính. Như thế có thể nào coi điều chúng ta vừa nói “ thực tại của
sự vật” là chính xác không? Hay nói một cách khác, “khách thể của thi tính trực
giác là gì? Nhưng từ khách thể là một từ hàm hồ, vì trong khái niệm sự vật nó
đã được khách quan hóa rồi. Dĩ nhiên trong thi tính trực giác không có khái
niệm, cũng không có khách quan hóa. Vậy chúng ta có thể hỏi: làm thế nào thi
tính trực giác có thể cầm nắm dược sự vật?
Đáp án là sự bao hàm,
trong sự tư duy trước, liên quan đến việc nhận thức thi tính; trực giác thi
tính không nhắm về bản chất, vì bản chất là phải thông qua khái niệm, tức là
một thứ quan niệm, mà bản chất đã tách ra khỏi thực tại cụ thể, và bị thẩm xét
theo suy luận, nó thành ra đối tượng (khách thể) của nhận thức, chứ không còn
là sự cầm nắm sự vật theo thi tính trực giác. Thi tính trực giác hướng về sự
hiện hữu cụ thể, với tính cách cố hữu là linh hồn bị một dữ kiện tình cảm đâm
xuyên qua, nghĩa là nó luôn luôn hướng về một hiện hữu đặc biệt, một thực tại
cá biệt cụ thể và phức tạp. Vật phức tạp ấy được chụp bắt, đột nhiên của chủ
trương tự ngã và trong cái cá thể tổng hợp của thời gian. Động tác này phát
xuất trong một sát na, nơi bàn tay thân yêu, nó chỉ tồn tại trong giây lát rồi
vĩnh viễn biến mất, và chỉ còn duy trì trong ký ức của các bậc thiên thần, vượt
qua thời gian. Trực giác thi tính chụp bắt lấy nó, trong sự nỗ lực
yếu đuối của thời gian ghi giữ. Nhưng nó không dừng lại trong sự tồn tại đặc
định, mà nó vượt qua, nó đến cõi vô tận. Chính vì thi tính trực giác không có
khái niệm khách thể, mà nó có khuynh hướng hướng về vô tận, nó hướng về tất cả
thực tại, cái thực tại vĩnh hằng dấn thân trong tất cả sự hiện hữu đặc biệt,
nó thực hiện đặc tính áo bí của vật thể bao hàm trong tình trạng đồng nhất,
và trrong mối liên hệ đặc biệt với những vật khác, hay nó thực hiện nhựng thực
tại khác; tất cả những trạng thái hay thành quả của vật thể tản mác trong
toàn thế giới. Nó không có cái gì để thiết lập mối liên hệ lý tưởng với cái
hiện hữu đặc biệt ấy, với nó liên hệ tư tưởng ngay với sự hồi hướng mà nó nắm
được trong tinh thần chủ thể thức tỉnh và thống nhất với nó. Theo tôi nghĩ,
đó là sự cầm nắm sự vật của thi tính trực giác, trong chủ thể của thi nhân
vang dội một thứ tồn tại đơn nhất bao gồm một thứ tồn tại có sự hồi
hướng của tất cả thực tại, thông qua với hình thức một thứ phù hiệu biểu hiện.
Như thế, đúng như Aristote từng nói là thi ca mang tính chân lý hơn là lịch sử.
Nhưng dĩ nhiên đó không phải là phương thức nhận thức, hay là nói
theo dạng thức, vì phương thức ấy hoàn toàn liên quan đến sự tồn tại, sự vật
hiểu được coi như không phải do cầm nắm được mà thành khái niệm
hóa. Nhưng sự cầm nắm ấy, không phải là ngẫu nhiên, không phải là sự kiện thuần
túy của sự tồn tại, mà chính là do sự khai phóng vô cùng phong phú của sự vật
tồn tại, và coi đó như là một thứ phù hiệu. Vì trực giác thi tính làm cho sự
vật tự nó cầm nắm được trở thành tinh khiết và sống động, cư trú ở một chân
trời kiến thức mênh mông. Sự vật với tính cách là tri thức thi tính nắm được
thành tràn đầy ý nghĩa.
Sự vật không phải chỉ có ý
nghĩa là gì, mà còn luôn luôn không dừng lại ở sự tự thân siêu việt, mà còn
cung cấp nhiều hơn những ý nghĩa phong phú tự thân nó sở hữu, vì nó hấp thu
được nhiều phương thức hoạt động của giòng luân lưu đệ nhất nguyên nhân. Tự
thân nó trở thành ưu tú hay bại liệt, vì hữu thể nó vô cùng phong phú, hay vì
cái hư vô lôi kéo nó đi vào cõi hư vô. Chính vì thế sự vật dùng nhiều phương
thức, thông qua vô số hành vi và tiếp xúc mà có sự hổ tương giao lưu của tình
cảm và phân liệt. Tôi cho rằng trong giòng trôi chảy của tinh thần tồn tại có
một thứ hổ tương giao lưu bắt nguồn từ tồn tại, có thể nói rằng trong sự vật
nó là nguồn sáng tạo áo bí, có lẽ cuối cùng là chỗ tự ngã của thi nhân thu hoạch
được trong đêm tối, thể nghiệm và nắm được sự vật, hay nhận thức mà coi như
không nhận thức.
9.- Bây giờ chúng ta hãy
bàn qua chức năng nhận thức của trực giác thi tính. Cái gọi là thi tính, trực
giác là chỉ vào sự cảm nhận trực tiếp của chủ thể thi nhân hiển hiện trong
tăm tối kín đáo. Đối với vấn đề đó không cần thiết phải nhấn mạnh ở đây. Trực
giác thi tính quá rõ ràng và tràn đầy trong tính chủ quan của thi nhân cầm nắm.
Sự vật, vì sự cầm nắm và tính chủ quan vẫn là thứ kinh nghiệm được nhận thức
trong mơ hồ, và sự cầm nắm sự vật chỉ là cầm nắm thông qua sự hồi hướng tình
cảm kết hợp với chủ quan tính. Hơn nữa như chúng ta thấy, chính là tính chủ
quan của thi nhân và biểu đạt tinh thần sáng tạo trong tác phẩm; đối với sự cầm
nắm sự vật cùng với tính chủ quan triệt để thức tỉnh cùng phát sinh. Chúng ta
cũng có thể nói rằng, cái yếu tố quan trọng nhất trong việc đạt đến trực giác
thi tính là kinh nghiệm của sự vật trong thế giới; vì đối với linh hồn con
người mà nói, nó là sự nhận thức tự thân rất tự nhiên trước sự nhận thức sự vật;
nhưng điều quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm của tự ngã – vì
chính trong sự triệt để thức tỉnh của tự thân chủ quan tính, với cuộc sống tự
do của tri tính trong đêm tối mù mờ, mà tình cảm mới tạo thành ý hướng tính
và trực giác tính, nói một các khác, đó là công cụ quyết định của nhận thức
tính .
10.- Cuối cùng hãy luận
bàn về tác phẩm; nó cũng ở trong sự kết hợp không thể chia cắt – mà như là trực
giác thi tính sanh ra như vậy –vừa triển hiện cái tính chủ quan của thi nhân,
và là thực tại triển hiện nhận thức thi tính mà cảm tri được nó.
Không kể là một bức họa
hay một bài thơ, tác phẩm ấy là một thứ khách thể, chính tự nó mà thi tính trực
giác đạt đến khách quan hóa. Tác phẩm cần phải luôn luôn duy trì sự
nhất trí và giá trị cái khách thể tính của nó. Nhưng cùng lúc nó là một thứ
phù hiệu - vừa là phù hiệu trực tiếp cảm tri đầy áo bí trong sự vật,
cái chân lý của thiên nhiên hay mạo hiểm lấy được trong vũ trụ mênh mông
không sao không sao phủ nhận được; và là một thứ phù hiệu quay về của
vũ trụ chủ quan của thi nhân, cái bản chất tự ngã trình hiện trong u tối. Và
giống như thi tính trực giác chụp bắt được sự vật tràn đầy ý
nghĩa, giống như sự tồn tại đầy phù hiệu cũng như tác phẩm tự nó đầy
ý nghĩa, và tự thân nó đầy sự phong phú ý nghĩa, hạ bút là tác phẩm có thể
truyền đạt tâm linh vạn vật trên khuôn mặt con người.
Chì một khuôn mặt
Đáp ứng tất cả
danh nghĩa vạn vật trong nhân gian.
Tác phẩm trình hiện dưới mắt
chúng ta, cùng lúc với tự thân của nó, tự thân những sự vật khác, nói chung
là vô số sự vật đã phản ánh tương tợ trong tầm mắt.Thông qua sự khoa trương của
thi ca, và lực lượng của phù hiệu, Béatrice đã khiến cho người yêu của Dante
trở thành phát quang. Cùng lúc Sophie Von Kuln đã khiến vị hôn thê của
Novalis chết đi, thành tiếng gọi của Thượng Đế đầy hấp dẫn lôi kéo.
Như thế chính thi ca chụp
bắt ý nghĩa thần bí của sự vật, và ý nghĩa còn thần bí hơn nữa khi
nó bao trùm tất cả những gì của chủ quan tính mờ tối triển hiện, ngỏ hầu mang
tất cả sự vật dồn nhập thành hình thể vật chất, Và tất cà ý nghĩa sự vật cảm
tri được với ý nghĩa hợp nhất đầy sức sống và thâm trầm – kết hợp thành ý
nghĩa đặc biệt phức hợp và chỉnh tề; tác phẩm thông qua đó mà tồn tại, và
chúng ta cũng đã đề cập đến điều đó trong một chương trước gọi là ý nghĩa thi
tính của tác phẩm.
11.- Trực giác thi tính
trong hội họa có những điểm khác biệt gần như tương phản với thi
nhân phải không ? Thật ra, trực giác thi tính có những đặc trưng căn
bản giống nhau giữa họa sĩ và thi nhân; tuy nhiên nó vẫn có những bản
chất ý nghĩa khác nhau. Chính đó là thực tại, mà thi nhân đối diện với một
cái thực tại là khách thể chân chính của trí lực, nói một cách tinh xác hơn,
là thực tại tuyệt đối phổ biến trong đại dương tồn tại; trrong khi
đó thì họa sĩ là đối diện với thực tại hình thức của thế giới vật chất.
Thế giới tồn tại của nhục
thể, và thông qua thế giới ấy là đại dương duy nhất tồn tại vô hạn biểu hiện ở
nơi nó. Cái thế giới của họa sĩ là thế giới tồn tại trước bằng thị giác, và tất
cả là thế giới của tri tính.
Như vậy, muốn mô tả thi
tính trực giác của họa sĩ, trước tiên phải nhớ rằng họ là người chụp bắt
thiên nhiên, gắn liền với thiên nhiên, không thể rời xa thiên nhiên được, hay
nói như Picasso” người ta không thể chống lại thiên nhiên, và tất cả những họa
sĩ cùng có những tình cảm như nhau. Nhưng theo như nhận xét của tôi từ trước,
(tôi muốn dừng lại để nói về họ với ý nghĩa hoàn toàn triết học). Họa sĩ
không ngắm thiên nhiên như là sự vật tự tại độc lập, để rồi phục chế hay mô
phỏng cái hình trạng bên ngoài của nó. Mà họ ngắm thiên nhiên như
là một vật sáng tạo thần bí, họ cố gắng mô phỏng lại cái tác phẩm thần bí đó,
với phương thức hoạt động nội tại đầy áo bí, họ còn thông qua đôi mắt, nhờ
vào thi tính trực giác mà thực hiện sự sáng tạo chủ quan tính như một mầm hay
cái chỉa khóa của khách thể để tiến vào thế giới tái tạo của tác phẩm. Điều
mà tri tính của họa sĩ chụp bắt trong bóng tối tất cả sự vật và tự ngã, đó là
một trạng thái vô cùng thâm trầm của vật chất hữu thể, thấy được với tính
cách là một công trình bằng màu sắc hay đường nét, một trạng thái hay hơn yếu
tố thần bi của vũ trụ với chất liệu có thể thấy được hay là sự tồn tại vật chất
với tính cách trạng thái ấy hay yếu tố ấy phải thành quả trong tác phẩm - tự
thân nó là một đối tượng của thị giác trước khi hiện hữu và tất cả là khách
thể của tri tính.
Nhưng cái quá trình mà tôi
vừa đề cập đến không thể phát sinh, cùng lúc cái thế giới nhục thể tồn tại hữu
hình siêu việt, và đạt đến cái thế giới tồn tại bất khả tư nghị và thế giới tồn
tại vô hạn, Vì trong thi tính trực giác, chủ quan tính là công cụ xâm nhập
vào thế giới khách quan, điều mà họa sĩ tìm kiếm sự vật trong sự vật hữu
hình, tất phải có đầy đủ một thứ nội tại đồng nhất thâm áo của tự
ngã chính yếu và một thứ trừ bị dùng không sao hết được. Trong khi họa sĩ cầm
nắm được cái thực tại hữu hình của trạng thái nhục thể hiện hữu, nó coi như
là nắm được một thứ phù hiệu, thông qua thứ phù hiệu ấy giống như một thứ hàm
nghĩa áo bí, có tính nhất trí, cọng minh và trong thế giới tồn tại của
thi nhân, và trong thế giới ẩn ước của nhân loại lại nắm bắt được một thứ tư
tưởng, tình cảm giao lưu trong một giòng lưu động không sao xác định được.
Nhưng họa sị lại bắt được một thứ ẩn ước khác, nó cũng là cách thức hồi tưởng
và liên tưởng mà thôi. Giống như một thứ “nguyên lý sinh thực”(principe séminal), hay
là một thứ chìa khóa có tác dụng phát huy – thi tính trực giác của họa sĩ hướng
tự thân ông ta truyền đạt vật chất hữu hình vô cùng vô tận về những phương diện
nội tại, cùng lý do đồng nhất truyền đạt cái thế giới tồn tại bất khả kiến,
mượn đó để hiển hiện cái hàm nghĩa vô cùng vô tận của cái hàm
nghĩa.Và sự chụp bắt tất cả những cái ấy đều thông qua phương thức nhận thức
đồng nhất, trong phương thức nhận thức ấy, tinh thần giao lưu của động tác
cùng với sự vật trên đời đều có thể phát sinh bất kể là phương thức
nào, và tất cả đều có thể hiển hiện bằng cách tái tạo những sự vật trong
một cơ cấu hữu hình mới.
Chính vì thế mà hội họa
chính xác vẫn là hội họa, dù đã đến – nhất là sau công cuộc “giải
phóng” đã tiến đến gần giai đoạn hiện đại – với một thứ siêu hình học mênh
mông và một trình độ tri tính tiến gần đến những đặc tính tương tợ thi ca. Nhờ
vào tính trực giác sáng tạo mà đối với thế giới vật chất hữu hình thiết thực
có thể tiến hành đến việc cầm nắm sự ẩn ước ngấm ngầm hay ám thị.
Hội họa hiện đại cũng giống
như thi ca, đều ngưỡng mộ mức cao độ của tri tính, nó rất quan tâm đến trực
giác lí tính ảnh hưởng đối với sự vật, trong mức độ của sự trung thành với nhận
thức thi tính. Nhưng đồng thời hội họa hiện đại, (giống như thi ca hiện đại),
đều có ý đồ hướng đến sự chống đối và xông vào sự liều lĩnh là tự phân tán
trong chủ nghĩa cảm giác thuần túy hay tháo gở sự tưởng tượng tổng quát, mà
chỉ đuổi theo sự hướng dẫn của sự thích thú (gout), nó lầm lẫn với cái đặc
tính của nhận thức thi tính phi logic hay là sự giải thoát cái
khái niệm lí tính với sự loại bỏ toàn bộ tự thân lí tính và tri
tính, đánh mất luôn tinh thần hay cảm xúc, như lời của Gauguin là “trung tâm
thần bí của tư tưởng”. Sự mâu thuẩn của hội họa hiện đại, dưới mắt tôi, nói
theo tinh thần triết học, là dẫn đến sự khải phát bất bình thường . Ngoài ra
tôi nghĩ rằng phải nêu rõ những điểm về lí tính, không có gì phải ngạc nhiên
rằng đối với họa sĩ, cái trực giác thi tính tự thân kém hơn là của thi nhân.
Họa sĩ biểu hiện tự thân trên bức vẽ chứ không phải trong ngôn ngữ. Nói về sự
nội tỉnh, thông thường nó dùng một thứ từ hối rất khiêm tốn. sự thật trong từ
hối khiêm tốn đó, họ lại chọn được những từ ngữ chơn chất ( đôi khi rất xúc động),
để truyền đạt ý nghĩa sâu xa mà họ không có cách biểu hiện. Như vậy họ dùng
những phương thức, như Cézanne là bày tỏ những cảm thụ hữu hạn, những ấn tượng,
những cảm giác, những khích động nội tâm, những ảo tưởng; đối với họ mà nói từ
“ảo tưởng”, dĩ nhiên trong triết học, nó rất gần gũi với trực giác thi tính.
Thế nhưng về chứng cứ của
ý nghĩa không phải là không có, càng không cần phải dùng những họa gia vĩ đại
của Trung Quốc để chứng minh. Chính trong ý nghĩa đầy đủ nhất mà chúng ta
nghe được từ miệng các họa sĩ hay điêu khắc nói mới hiểu được rằng:”những sự
vật mà nó ngắm đều có một giá trị hoàn mỹ vô tận”; hay những gì họ đề xuất “
những vật logic hữu hình phục vụ cho sự vật vô hình,…với tất cả khả năng của
nó, hay nghệ thuật gia nhìn, nghĩa là nhãn quan của nó như gắn liền vào tim của
nó đọc được tầng sâu thẳm của thiên nhiên, hay là để biểu hiện những cái “đại
hình thức”, nó giấu nhẹm tất cả sự phong phú của thiên nhiên, phải yêu thương
chúng, trở thành một bộ phận với chúng trong sự tán đồng. Hoặc giả như lời của
Van Gogh mô tả, “thay vì tìm cách diễn tả chính xác những gi có ở
trước mắt tôi, tôi tận dụng những màu sắc cực mạnh để biểu đạt tự thân của
tôi”; tôi muốn vẽ nam nhân và nữ nhân mà không biết cái gì là vĩnh hằng, người
xưa dùng hào quang làm vật tượng trưng, tôi cũng dùng tính chất lung linh của
sắc màu đẻ biểu hiện cái hào quang, hay như Poussin, khi ông ta nói rằng “họa
phẩm chỉ là hình ảnh của tinh thần sự vật, dù rằng nó trình bày những cơ thể,
và trong tác phẩm vẫn có những bộ phận thuộc về chủ thể mà không sao hiểu được.
Đó là cành vàng của Virgile mà không ai có thể phát hiện, nếu không có sự dắt
dẫn của số mệnh.
Một phương diện khác, những
ý kiến mà tôi đưa ra là chính xác, chúng ta có thể nhân thức được, tính phát
triển giữa họa sĩ và thi nhân, sự đồng nhất về nỗ lực và lý thuyết, sự phát
triển ấy bắt đầu từ thời lãng mạn của Đức, với Baudelaire và Delacroix, nó
đem lại nhiều điều may mắn; nhưng cũng không ít những tai họa cho đôi bên.
Trong các hội đoàn giao lưu, thi nhân và họa sĩ trao đổi tư tưởng, kết thông
những đòi hỏi, cùng ngưỡng mộ nhau, cùng cạnh tranh đố kỵ, nhờ đó
mà thành ra phương thức phát triển và và khuêch trương vô giá về bản năng
sáng tạo. Nhưng trong sự kết hợp đó, cũng khiến cho họa sĩ va thi nhân lãng
quên cái vai trò tự thân đặc biệt của mỗi ngành nghề. Chịu ảnh hưởng của họa
gia, thi nhân có thể chỉ thấy trong thơ một sự cấu trúc của hình ảnh; và phía
hội họa chịu ảnh hưởng của thi ca, họa sĩ chỉ thấy có sự hiện hữu của cái
thế giới vật chất hữu hình, mà quên đi sự đòi hỏi đầu tiên của trực giác thi
tính là đặc tính của hội họa. Do đó thay vì phải tìm kiếm trực tiếp cái đặc
tính phổ biến để đạt đến sự tồn tại của thế giới tuyệt đối, nó phải tự lực
thoát khỏi hội họa để đưa ra một thứ văn chương biêu hiện biến thể mới lạ, mà
không vì sự thất vọng và chán nản mà cầu cứu đến phong khí mới mẻ
của học viện, mà phong phú học viện ấy chỉ là một thứ trang điểm giả mạo tự
do và một thú lý tưởng trống không.
Tính chất sáng tạo của trực
giác thi tính
12.- Nhận xét cuối cùng của
tôi là đề cập đến trạng thái thứ hai của hai trạng thái mà người ta có thể
phân biệt trong trực giác thi tính tức là nói về tính cách sáng tạo của trực
giác thi tính.
Theo khởi thủy thì trực
giác thi tính hướng về công việc; nó tồn tại ngay khi nó thức tỉnh cái bản thể
tự thân của thi nhân, và đạt đến trình độ cọng minh áo bí trong thực tại, nó
là sự xung động sáng tạo có ý nghĩa của cuộc sống u thâm của tri tính chứ
không phải là khái niệm, thứ xung động ấy có thể tiềm tàng. Vì trực giác thi
tính thiết lập một bầu khí bình thường trong tinh thần, cho nên thi nhân luôn
luôn hướng về cái thứ xung động tiềm tàng ấy mà phát triển.
Anh hảy lý giải những sách
thuyết minh
Thương phẩm, những thư mục,
bảng quảng cáo
Ca tụng ở trên cao
Đó là bài thơ của buổi
sáng nay…
Nhưng tất cả những cái đó
không thể là hành động phát triển của thi nhân. Hơn nữa, trực giác
thi tính chỉ có thể tiềm tàng ẩn trú lâu dài trong tâm hồn, mà không bao giờ
bị quên đi, mãi cho đến một ngày như tự tỉnh dậy sau một giấc ngủ và bắt buộc
không thể không có sáng tác. Nhưng trong thời khắc ấy, nó không cần đến bất cứ
một điều kiện nào đóng góp vào mà chỉ mình nó thực hiện vấn đề. Tất cả như đều
sẵn sàng ở đó, bao hàm trong thi tính trực giác, tất cả dữ kiện, tất cả sinh
lực, tất cả ngộ tính, tất cả lực lượng sáng tạo đang hành động, giống như một
thứ năng lực hướng về phía tri tính lao thẳng tới, và ở nơi ý nghĩa ấy (về phần
cường độ, có đôi vai trò ngẫu nhiên, mà sự tình cờ có thể diễn giải trong quá
trình phát triển).Toàn hình của tác phẩm đã phát sinh trước, sự hoàn hình ấy
bây giờ tiếm tàng, đưa ra câu thơ đầu tiên của bài thơ, nó như là phần thưởng
đến từ ý thức của linh hồn, hay là nó tiềm tàng tập trung trong nầm mống tinh
thần của một cuốn tiểu thuyết hay một vở kịch nào.
Về phần tác phẩm hoàn
thành, người ta có thể nói, theo tôi, yếu tố của cái đẹp trong tác phẩm hoàn
chỉnh đại thể kể như là tự ngã khách quan hóa tiến nhập vào hành động, hay
trong chủ đề liên quan đến trực giác thi tính. Trong khi các yếu tố khác cấu
thành sự phát quan chính kết hợp với thi tính trực giác trong trạng thái tự
nhiên và nguyên thủy. Cho nên dù một bài thơ đầy chi li vụn vặt chẳng ra gì
nhưng với thi tính trực giác cũng có thể mang lại sắc thái thuần túy của
thơ.Vì không có gì quí giá hơn là chụp bắt được thơ trong cao trào sóng dữ của
biển cả, nó đã ban cho những câu thơ:
Hi vọng lấp lánh như
cộng rơm trong chuồng
Ô, cái nhận thức vững chắc
của anh
Như áng mây mẫn tiệp của
buổi sáng quay lại
Khi chiều về…
Nó là mùi vị và máu của
Chúa khi bị ám hại
Khiến cho đại lượng của tất
cả chủ nghĩa Platon cũng vô ích
Tôi luôn luôn thích thơ
“hài cú”, vì nó là những câu thơ mang tính thấu triệt hơn là những ý niệm của
cái máy vĩ đãi ồn ào chỉ tổ làm điếc tai. Tuy nhiên nó vẫn còn một sự bắt đầu
là trực giác thi tính, bao hàm một thứ tiềm lực thi ý của toàn thể và đòi hỏi
toàn thể phải vượt qua nó. Khi mà thi tính trực giác chưa đạt đến điểm đó, mà
chỉ biểu hiện những phương thức manh múm; như thế là thi nhân đã phản bội nghệ
thuật rồi.
13.- Bây giờ là phải khảo
sát một vấn đề khác. Trong nghệ thuật thực dụng chúng ta hãy chú ý đến thi
tính tri thức, tình cảm trực giác; không phải là mầm mống tinh thần trong việc
hoàn thành các sản phẩm ấy, trực giác thi tính có thể có tác dụng nơi chúng –
một sự quan tâm đối với cái đẹp có thể manh múm trong đó; nhưng thi tính trực
giác không phải là điểm tập trung quyết định trong việc sáng tạo ra sản phẩm.
Điểm tập trung có tác dụng quyết định trong việc ấy, các nhà triết học kinh
viện gọi là “quan niệm sáng tạo tính”. Các nhà kinh viện học ấy còn cẩn thận
tuyên cáo với chúng ta rằng:”cái quan niệm sáng tạo của các nghệ nhân thủ
công nghiệp không phải là khái niệm, vì nó không phải là sự nhận thức,
cũng không phải là biểu hiện tính, mà chỉ là sự sinh thành; nó
không có khuynh hướng khiến cho tư tưởng chúng tạo thành hình sự vật, mà chỉ
tạo cho sự vật thành hình trong tư tưởng chúng ta. Các nhà kinh viện học
không bao giờ dùng từ’quan niệm” với ý nghĩa là khái niệm như chúng ta sử dụng
từ thời Descartes. Như vậy nếu chúng ta tiếp tục bàn về quan niệm sáng tạo của
nghệ nhân thủ công nghiệp thì với điều kiện chớ có quên rằng từ ‘quan niệm”là
biểu thị tính sáng tạo thuần túy với ý nghĩa chúng ta thường dùng
là “quan niệm sáng tạo”. Quan niệm sáng tạo của nghệ nhân thủ công nghiệp là
hình thức tri tính hay là một thứ tinh thần mô rập nó bao hàm tính thống nhất
phức tạp có thể đó là sự vật được đưa ra như là sự tồn tại lần thứ nhất.
Do tính ngẫu nhiên vô cùng
bất hạnh mà xuất hiện sự biểu đạt tương tợ là quan niệm sáng tạo được chuyển
qua địa hạt của nghệ thuật thực dụng với ý nghĩa là mỹ thuật, hay nói đúng
hơn, nghệ thuật ấy lệ thuộc vào tính âm nhạc của Platon, có nghĩa là thi ca.
Kết quả là sự hổn loạn tệ hại, lý thuyết gia của nghệ thuật lầm lẫn, đưa từ
quan niệm thành ra khái niệm, tưởng tượng rằng cái gọi là quan niệm
sáng tạo là một mẫu mực lý tưởng ở trong đầu nhà nghệ thuật, đặt để thành điều
tác phẩm được giả định là vấn đề mô phỏng hay là chân dung của mẫu mã. Do đó
nghệ thuật thành ra nghĩa địa của mô phỏng, tác phẩm là sự sáng tạo
độc đáo, chứ không phải là bản sao chép và không bao giờ thực hiện giống như
quan niệm mẫu mã. Đồng thời từ quan niệm sáng tạo chỉ có ý nghĩa để chỉ cho
quan niệm của nghệ nhân thủ công nghiệp còn được dùng thi tính trực giác tự
thân để chỉ cho phương tiện sáng tạo tính, nó cũng phát sinh trong tình cảm,
trong suối nguồn ban đầu của đời sống tiền ý thức của tri tính,
cũng phát sinh thi tính trực giác.. Và Eckermann từng chất vấn tác giả mà ông
ta khâm phục là Goethe về nhân vật Faust mà ông này tạo ra. Goethe
trả lời ;” Nếu tôi có thể đáp được là tôi cũng chỉ hiểu lờ mờ”. Từ trên trời
cao xuyên qua thế giới cho đến địa ngục, đó là lời giải thích, đó không phải
là hư không, nhưng cũng không phải là quan niệm, mà là quá trình
tình tiết của động tác.”
Đó không phài là quan niệm,
vì quan niệm thì không tồn tại, mà chỉ có thi tính trực giác. Thực tế, đó là
điểm tôi sẽ nhấn mạnh trở lại trong chương tới – Trực quan thi tính vượt qua
đức thiện của nghệ thuật. Nó là một trạng thái ưu việt và là cách thức đột xuất,
đúng như một nhà học giả kinh viện đã nói là bao bàm và uẩn súc trong tự thân
của nó (formaliter – eminenter), tất cả đều tồn tại trong quan niệm sáng tạo
của nghệ nhân thủ công nghiệp – và tồn tại vô hạn định, vì thi tính trực giác
vừa là nhận thức tính, vừa là sáng tác tính. Thi tính trực giác nhập vào tác
dụng hiện thực cùng lúc nó tiến vào địa hạt công hiệu của nghệ thuật và trong
động lực, mà nó lợi dụng cái trò không phương cách, không sung mãn
của nghệ thuật.
14.- Tình hình cũng đúng
như vậy, đối với những nhà thơ chân chính. Nhưng tất cả những nghệ nhân cũng
như những nhà thơ đều có phải chân chính cả đâu. Tôi muốn nói rằng,
vào thời khắc bắt đầu thực hiện tác dụng, có thể lại phát sinh một quá trình
khác. Cái lúc thi tính trực giác trở thành quan niệm sáng tạo của nghệ nhân,
tư nó đã đánh mất tính siêu nhiên cố hữu, mà rơi vào cái guồng máy náo nhiệt
và sự quan tâm chế tạo thuần tri tính, mà quan niệm sáng tạo của nghệ nhân
đang hoài bảo. Và trong chừng mực mà nó trở thành một quan niệm giả tạo, thi
tính trực giác bỏ lại phía sau lắm bản chất quan trọng, đặc biệt là khả năng
sáng tạo dựa vào sự đồng nhất ưu việt của sự nắm bắt hữu hiệu, nhận thức thi
tính và trực giác tình cảm. Theo tôi cái hiện tượng sản sinh khi mà
con người gấp rút triển hiện cái hoạt lực của nó, đã gấp rút sáng tạo một
vật gì vĩ đại, hoặc giả do thi tính trực giác trong người nó quá suy yếu, thi
tính trực giác đi vào cõi siêu việt, thay vì tự nó dùng phương thức bổ sung,
mà không phải nghe theo cái gì khác – như thế là với những người không hề có
thi tính trực giác. Chính vì vậy mà chúng ta gặp trong tiệm sách, trong các
buổi hòa nhạc, hay triển lãm nghệ thuật, những tác phẩn quá tồi tệ, không
đáng nói, như trong các vở kịch chỉ có tình tiết, như không có hành động, và
trong tiểu thuyết thì nhân vật là những con người máy, không có tự do, những
gả lang thang phiêu bồng chẳng có giá trị gì. Tôi cho rằng, chỉ có lực lượng
khác thường là trực giác thi tính, mới có thể gây ra mối quan hệ khiến tiểu
thuyết gia hay bất cứ nhà nghệ thuật sáng tạo nào quyết định được ý tượng, chỉ
có Thượng Đế mới sáng tạo ra được những hành động tự do vĩnh hằng, và chỉ có
Thượng Đế mới ôm trọn mối quan hệ của số phận.
Những ý kiến tôi vừa nêu
ra là để giải thích sự phân biệt, tất cả sự phân biệt về bản chất,
tôi tin là rất khó áp dụng vào những trường hợp đặc biệt, thế nhưng về sự phê
bình văn học và mỹ học luôn luôn ý thức được sự khác biệt cơ bản: một bên là
những con cái của âm nhạc Mousike, tức những thi nhân, những nhà sáng tác, có
thể bao gồm những nghệ nhân hoàn hảo; và một bên là những con cái của kỷ thuậtTechne,
tức những nhà văn học hay những chuyên viên, nói chung những nghệ nhân kém cỏi.
15.- Chúng ta có thể xét
thấy vì sự vận dụng và huấn luyện hiệu lực của bản thân nghệ thuật được cái
thiện, từ đó mà quan niệm sáng tạo của nghệ nhân thủ công nghiệp
được cải thiện theo.
Trái lại trực giác thi
tính, không thể cải thiện bằng sự huấn luyện và vận dụng học tập được; vì nó
tùy thuộc vào tính tự do của trời sinh và sức tưởng tượng cùng với lực lượng
tri tính trời sinh. Bản thân nó không thể cải thiện, nó đòi hỏi phải phục
tùng nó. Nhưng thi nhân lại có thể chuẩn bị và đến với nó tự do bằng cách phải
loại bỏ những chướng ngại vật và sự ồn ào. Thi nhân có thể duy trì và bảo
vệ nó, hay là gia tốc lực lượng tự phát của thi tính trực giác bằng cách tiến
triển sự tĩnh hóa tự thân,. Đối với nó thi nhân có thể tiến hành sự tự giáo dục
bản thân, nhưng không bao giờ phản bội lại nó (đó là trường học có kỷ luật rất
nghiêm minh), và là nơi thích nghi cho tất cả (cũng là trường học của sự hi
sinh).
Về sự thực thi trực
giác thi tính, muốn được cải thiện nó phải thông qua sự khiêm nhường; tôi nói
điều đó không phải với con người, mà là nói với chính bản thân của
trực giác – hơn nữa phải thông qua phương thức và cách thực hành công tác trí
lực và công tác hiệu lực mới được cải thiện. vì thi tính trực giác quan tâm đến
là tác dụng tự nó phải thực hiện, cho nên trong quá trình phát triển nghệ thuật
tự nó phải tiến đến hoàn thiện. Tôi không thừa nhận rằng bước đầu của thi
tính trực giác là tác dụng của linh cảm vô hình, hay là vật dụng không hoàn
thiện như Paul Claudel đã nói quá cứng rắn nó là kết quả của linh
cảm (inspiration). Vì ông ta nghĩ rằng nó là khái niệm bị cầm
nắm, xuất hiện trog môi trường ý thức.Trong khi tôi nghĩ rằng trực
giác thi tính từ khởi thủy đã đầy đủ và hoàn chỉnh, tự ban đầu nó đã chứa đựng
một tiềm năng to lớn. Trong quá trình sáng tạo, cái tiềm tàng tính bao hàm
trong thi tính trực giác, chính nhờ vào sự lao động chăm chỉ của trí lực hoàn
mỹ mới phát huy được cái tác dụng tự kỷ mà áp dụng cho tự ngã.. Tiếp đó phát
huy tác dụng kỷ xảo của nghệ thuật và sự minh mẫn của tri tính, chúng nó lựa
chọn phán đoán và đào thải đối với tất cả sự vô ý nghĩa, với thành phần thô
thiển cạn cợt, hoặc là áp bức, vì kỷ xảo nghệ thuật và sự minh mẫn tri tính đều
nghe theo tình cảm sáng tạo và cầu cứu nơi nó. Không có sự cần cù lao động của
trí lực, thi tính trực giác thông thường không triển hiện toàn bộ tài năng của
nó.
Chúng ta sẽ trở lại vấn đề
tính chất nội tại của trực giác thi tính nơi thi nhân với mức độ chất lượng
thấp hay cao. Về phương diện này, điều quan trọng nhất là kinh nghiệm nội tại,và
sự thâm nhập sâu, ngày càng nhiều ý hướng chủ quan.Vì thi tính trực giác
phát sinh trong cõi tăm tối, ở đó tri tính, sự tưởng tượng,
tất cả sức lực của linh hồn thổi vào sự đồng nhất, cái thực tại của thế giới
hiện hữu, nó mang lại một ý hướng tình cảm, và trong sự thể nghiệm ấy trước
tiên là bao hàm một thứ cảm thụ rất nhạy bén. Như là một thứ chủ nghĩa thần
bí, có khả năng thể nghiệm cái thần của sự vật, ở đây thi nhân cũng phải thể
nghiệm sự vật của thế giới ấy, và sự thể nghiệm của nó là càng thâm trầm, đến
nổi có thể mang chúng nó và tự thân nó nói ra. Và một khi thi nhân đã dấn
thân vào sự hoạt động giao lưu của tinh thần, nó còn cảm được một thứ vô tình
một cách mãnh liệt, và so với tự thân của nó còn có cái sức mạnh của bàn tay
tả hửu đưa qua mà không trở lại. Sự sáng tạo của thi tính trực giác có tỉ lệ
với mức độ sâu xa của sự chăm chú lao động.
Ở đây tôi muốn nhắc lại điều
tôi đã nói trong một thiên khảo luận khác là biên giới của thi ca. Căn cứ
theo qui luật phải luôn luôn trưởng thành, trong tuần tự cuộc sống của tinh
thần sáng tạo cũng phải luôn luôn tự đào sâu vào cái trung tâm chủ thể tính. ở
đó phải chấp nhận những sự vật của thế giới cũng như của linh hồn tự thân nó
nhận thức. Theo dỏi con đường nội tĩnh, dĩ nhiên người ta đưa đến sự tư vấn,
và xuyên qua chừng mức nào đó, sự tiến bộ của tinh thần có thể tự đuổi theo
tuy dưới một hình thức hay sự thể nghiệm khác của tôn giáo chính xác, phù trợ
linh hồn thi nhân vượt khỏi cái bình diện biểu hiện; nếu không thi tính siêu
việt trong tinh thần vẫn có thể tiếp tục tiến triển trong mức độ sâu xa được
không? Khi một con người bất cứ là với giá nào, vẫn can đảm tiếp tục
phủ nhận tinh thần trưởng thành của tính sáng tạo, và nó lại không
có cái gì để khiến cho sự tồn tại toàn thể có thể yêu cầu sự kinh nghiệm
thành đạt, đó là một hành vi đầy bi kịch áo bí của Nietzsche.
Bất kể như thế nào, điều
ta muốn giữ lại ở đây chính là sự sáng tạo kết cấu thành những mức độ khác
nhau trong bản chât tinh thần mà mỗi cá nhân tự thừa nhận mình là gì – và nhà
thơ càng trưởng thành thì mức độ trực giác sáng tạo càng lắng sâu. Hiện tại nếu
nó vẫn còn cảm động về những câu ca ngày xưa thì nó không làm được gì cả, mà
nó phải đào lổ chôn chúng thật sâu. Người ta có thể nói rằng, cái sốc của đau
khổ và ảo giác phải chìm đi hết cái này đến cái khác, sau những bức tường bản
thể. Người ta phải hủy diệt nó không thương tiếc, người ta quấy
phá, bao vây nó, thi nhân phải đau xót mòn mõi, bị quấy nhiễu lắm lúc bị dồn
ép, nếu tự thân nó có thể quay về và phát hiện ra bầu trời bị tàn phá không
sao hiểu được; nó không thể nào tự chôn mình vào địa ngục. Nhưng nếu đến điểm
cuối đường, mà thi nhân chuyển qua trầm mặc im lặng, đó không phải là điều
thành trưởng mà chúng ta nói đến, cũng không phải là bài ca tự ngã xa xưa –
nó tách ra khỏi tinh thần sáng tạo chưa hề sáng tạo, nguyên mẫu của tất cả cuộc
sáng tạo, chính đó là bức tường cuối cùng của tâm linh đạt đến, và là bản chất
con người tiêu tan.
Cái đoạn văn tự chủ yếu
thuộc về trực giác thi tính đã được viết ra về chủ đề âm nhạc, và về Arthur
Louree, trong mắt tôi là một thí dụ lớn trong âm nhạc hiện đại, trong nguồn
linh cảm sáng tạo sâu xa mà tôi vừa nêu ra. Vì tác gia âm nhạc chính xác là
nhà tư tưởng triết học, người đã cống hiến những kinh nghiệm vô giá, ít dính
líu đến quan niệm vũ trụ và quan niệm về giá trị con người được cấu
tạo bằng ngôn ngữ; ít dính líu đến hình thể và hình ảnh như các họa gia và
điêu khắc gia, ít dính líu đến diều kiện vật dụng và đồ vật xây dựng
như các kiến trúc sư. Chính vì cương vị là nhạc sĩ mà ông ta có thể đáp ứng được
sự xác minh trong sáng về tính siêu hình trong thi ca. Cũng chính vì vậy không
có cái gì sai lầm khi nó hiển hiện ngay. Cho nên ngoại trừ những tác gia ca kịch
ra, không ai có thể triệt để đại diện một cách chính xác hoàn hảo như vở ca kịch
của Nietzsche.
Tự ngã sáng tạo và trung
tâm tự ngã của chính mình
16.- Tất cả những nhận thức
về thi tính trình bày ở trước giúp chúng ta hiểu được sự siêu nghiêm cơ bản của
họat động thi tính. Nó cũng bắt buộc chúng ta phải thiết lập một sự phân biệt
rõ ràng giữa tính sáng tạo tự ngã và cái tự thân trung tâm tự ngã. Sự phân biệt
không phải là không liên hệ với sự phân biệt siêu hình giữa con người với
tính cách con người thiên nhiên, và con người với tính cách cá nhân. Đó là vật
chất với cái nghĩa bản nguyên đàu tiên của Aristote (materia prima). Vật chất khát
khao tồn tại( với tư cách là tiềm năng thuần túy không có tự thân quyết định)
và đồng thời nó khiến cho sự tồn tại co rút lại (nó tự giới hạn trong chính
khả năng của nó hay sức tiêp thu trong những diều kiện ban phát).
Trong mỗi cá nhân của chúng ta- cái cá tính - nó như đem cái tự ngã của chúng
ta bài xích cái sự vật bên ngoài của kẻ khác - đại khái có thể mô tả như là
cái tự ngã hẹp hòi, luôn luôn là sự uy hiếp, và luôn luôn khao khát sự xâm
chiếm sự vật cho mình. Trái lại chính trong tinh thần tồn tại ức
chế tự thân, và trong tồn tại thặng dư, nên nhân cách mới thành căn rể của
tinh thần. Nhân cách là hướng về con người truyền đạt toàn thể cơ cấu và
trong cái thực thể của tinh thần linh hồn gò bó sự hợp điệu; nó chứng thực sự
khẳng khái trong tồn tại hay tính khoáng đạt của nó, thuộc về nguyên tắc tinh
thần. Ý nghĩa cá tính đối với tính nội tại của tự thân đồng thời nó
cũng cần đến sự giao lưu của nhận thức và tình yêu. Do sự thật đó,
mỗi cá nhân, chúng ta là một con người thiên nhiên có tinh thần nội
tại tính, có nhu cầu nhận thức và tình yêu, và trong mỗi người đều cần đến một cá
nhân khác hay giao lưu với những người khác, Cái danh từ mới mẻ và
vĩnh hẳng ghi khắc trên đá cẩm thạch, ngày nào đó sẽ ban cho chúng ta cái
mà“không ai hiểu được, ngoại trừ người đã được tiếp nhận nó”.triển hiện cái
cá tính của chúng ta. Cái tên được viết trên hộ chiếu (passe-port) của chúng
ta, mà mọi người biết nó chỉ là một trong cá tính của chúng ta mà thôi. Như
Juliette nói:”Chính anh mới là anh”, Anh không phải là Montaigne, hay Romeo,
hãy bỏ tên đó đi và thay vào đó cái tên chỉ là một phần của anh.Tôi đem toàn
thể tâm linh của tôi ban cho anh.”
Cái ngã sáng tạo của nghệ
thuật gia là con người thiên nhiên, là hoạt động của tinh thần giao lưu, chứ
không phải là cá tính vật chất hay là cái tự thân trung tâm của tự ngã.
Lionell de Fonseka (học giả
hiện đại của Pháp) nói rằng: kẻ thô tục luôn luôn nói về “tôi”. Nó cũng nói
“người ta” thật ra cùng giống nhau, vì cái tôi của nó chỉ
là cái ngã trung tâm của tự ngã, một thứ chủ thể của hiện tượng và
bản chất liên quan đến sự trung lập, một thứ chủ thể của hành vi vật chất, thứ
chủ thể ấy giống như cái ngã của chủ ngĩa vị kỷ, biểu thị cái đặc trưng vật
chất tham lam và u ám dày đặc.
Thi ca cũng luôn luôn nói
đến cái tôi, nhưng phương thức sử dụng của nó hoàn toàn khác. Cái tâm của tôi
là một từ mỹ lệ. David từng hát:“Hãy ban cho tôi sự sống, và tôi sẽ nhớ mãi
những lời khuyên nhủ của ngươi”. Cái ngã trong thi ca là thực thể thâm áo của
chủ thể sinh động và yêu thương, đó là cái ngã sáng tạo, một chủ thể như hành
vi, biểu thị một thứ tác dụng đặc hữu của tinh thần sáng suốt và đầy cởi mở.
Từ quan điểm đó, cái tôi trong thi ca giống như cái tôi của các vì thánh, tuy
rằng mục đích nó khác nhau, nhưng vẫn có điểm giống nhau
là tinh thẩn của một chủ thể hiến dâng.
Như vậy sự hoạt động của
thi tính là do nhu cầu cần thiết của bản chất siêu nhiên. Nó khiến cho cái tự
ngã uẩn hàm của con người chìm sâu vào cõi u ẩn, nhưng quyết không phải vì
duyên cớ của tự ngã. Sự dấn thân tự ngã của nghệ thuật gia vào trong hoạt động
thi tính, cũng như triển hiện cái tự ngã của nghệ thuật gia trong tác phẩm, tất
cả đều là sự triển hiện cái hàm nghĩa đặc biệt của nghệ thuật gia
nắm được cái ẩn ước của sự vật, tất cả đều là vì cái hoàn hảo của tác phẩm.
Cái ngã sáng tạo vừa tự hiển hiện, vừa tự hi sinh, vì bản tính nó là hiến
dâng, nó bị tách ra khỏi tự thân trong sự xuất thần để mà sáng tạo; nó tự chết
để mà sống trong tác phẩm( tự khiêm nhường và tước bỏ biết bao!
Hoạt động thi tính mang
tính siêu nhiên vô tư đầy ý nghĩa, coi như chủ nghĩa vị kỷ là thù địch với hoạt
động thi tính. Nghệ thuật gia với tư cách là con người luôn luôn bận rộn với
sự khát khao sáng tác. Nó có thể nói như Baudelaire:“Tôi bất cần đến con người”,
nó giống như Proust chỉ có thể bận rộn với tác phẩm, hay có thể hoàn toàn vị
kỷ như Goethe. Trong quá trình sáng tạo, với tư cách là một nghệ thuật gia,
nó không phải là con người vị kỷ, mà là con người siêu nhiên của tự ngã. Hơn
nữa với tư cách là con người nghệ thuật gia, sự khát khao sáng tạo có thể đưa
nó vào tư trào phát triển và bao dung của một linh hồn mà sự đam
mê và tham vọng không phải là vị kỷ nữa.Và một thứ nội tại phong
phú, mà khoát đạt là công hiệu bình thường và đồng khuynh hướng của
nghệ thuật. Sự hẹp hòi và keo kiệt và tham vọng của con người tạo cho nó sống
trong lạnh lùng và sương mù. Cuối cùng Shelley nói là đúng:“Linh cảm của thi
tính liên hệ với trạng thái tinh thần, thiên nhiên nó là trạng thái giao chiến
với tất cả những dục vọng thấp hèn.”
17.- Tôi cho rằng chính do
ảnh hưởng tính siêu nhiên rất cơ bản của thi nhân trong hoạt động thi ca,
chính do ảnh hưởng khuynh hướng thiên nhiên hướng về sự sáng tạo. mà thi nhân
và nghệ thuật gia hướng vế phía chúng ta biểu hiện sự sáng tạo nội tại, những
tích tượng thể nghiệm nghèo nàn. Họ dùng những từ lệnh tuân theo qui ước và cạn
cợt, dùng những ngôn từ qúa xưa cũ - theo thơ xữ nữ, nữ thi thần (Muse), những
tiên nữ hầu hạ ở thiên đường, những thiên tài, những tài năng của thi tính,
những vị thần sống động, về sau là nữ thần tưởng tượng – để nói cái thứ kinh
nghiệm, ít nhất là những vĩ nhân đã sống, và tin những kinh
nghiệm đáng tin tưởng, nhưng ý thứ tri tính của họ chưa hề nỗ lực cầm nắm mảy
may. Chúng không hứng thú gì về ý thức nội tĩnh tự ngã. Nói một cách đại thể,
thời đại nội tĩnh là thời đại thức tỉnh ý thức bắt đầu phục vụ cho chủ nghĩa
thần bí của thánhThérèse d’Aville và thánh Jean de la Croix, về sau là phát
triển phục vụ cho thi ca. Đến thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn, khi mà thời đại nội
tĩnh bắt đầu phục vụ thi ca, thí nó kéo dài hàng mấy thế kỷ cho “tự ngã phát
triển”, mãi cho đến thời kỳ hiện đại. Do sự phát sinh cái tự ngã phát triển,
mà có các lãnh vực thi ca chân chính, đó là sự kiện vô cùng may mắn; khi cái
tự ngã phát triển trong lãnh vực thi ca, từ trong ngọn lửa của tinh thần giao
lưu, lãnh vực tự ngã sáng tạo chuyển qua lãnh vực cá tính vật chất
của con người chìm đắm trong quyền lực và tư lợi, thành tự ngã trung tâm thô
bỉ, nó trở thành tai họa. từ đó chủ nghĩa vị kỷ của con người là một hình
thái chống thiên nhiên, và nó phát triển một cách vô giới hạn. Một mặt khác,
hoạt động thi tính tự thân, phải trải qua những nổi đau thương không hay
không biết, ngay cả đối với thi nhân vĩ đại, có dịp chúng ta sẽ thảo luận về
vấn đề này.
Vừa rồi chúng ta có nói đến
sự biến chuyển trong sự phát triển của thi ca không thể so sánh được, với sự
phát triển ấy qui công cho sáng tạo tính của tự ngã. Đó là tình huống thường
xảy ra trong lịch sử nhân loại. Những bản chất siêu nhiên của hoạt động thi
tính có tính thâm căn cố đế, đế đổi cái tự ngã của con người xâm nhập vào thế
giới nghệ thuật không thể khiến cho thi nhân biến thành một thứ cao giá trong
sự sáng tạo đúng là một từ đầy mâu thuẩn); kết quả tạo cho nghệ thuật gia trở
thành anh hùng, thành giáo sĩ, một vị giáo chủ cứu thế. Lúc ấy thi nhân không
phải hiến thân trong tác phẩm, nhưng là hiến thân cho thế giới với cả sự vinh
quang.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét