Xứ Kinh Bắc, cái nôi của nền văn
minh lúa nước sông Hồng, là quê hương những người con ưu tú của
đất Việt: Chàng trai châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng) Lý Công Uẩn, tức vua Lý Thái
Tổ, người mở đầu cơnghiệp nhà Lý, người ban chiếu dời đô tạo dựng Thăng -
Long thành là Hà Nội ngày nay; vua Lý Thánh Tông, người đã có quyết định táo
bạo nhưng sáng suốt - lập Nguyên phi Ỷ Lan làm Nhiếp chính, góp công
giữ vững giang sơn, mở rộng cõi bờ. Kinh Bắc là quê mẹ của đại
thi hào Nguyễn Du với những áng thơ nôm tuyệt tác Kim Vân Kiều và Văn
tế thập loại chúng sinh. Kinh Bắc có làng quan họ Bắc Ninh, nơi nổi tiếngvới
những khúc ca đối đáp của những “liền anh, liền chị”, từ tục hát chào
đón vua Lý Thánh Tông về thăm quê, biến đổi thành lối hát hội của cả
49 làng quan họ.
Xứ Kinh Bắc cũng là quê
hương của Trạng nguyên Lý Đạo Tái (1254-1334), người cùng Đại tướng Trần Khắc
Chung ủng hộ cuộc lương duyên của Công chúa Huyền
Trân cùng vua Chiêm Chế - Mân, đổi lấy sự bang giao giữa hai nước Việt -
Chiêm và hai châu Ô - Lý làm sính lễ. Trạng nguyên xuất thân dòng dõi quan
liêu nhưng thân phụ lại không tham dự triều chính. Từ nhỏ,
Ngài đã sớm thông minh tài trí hơn người, lại có tâm hồn nghệ
sĩ.
Năm 21 tuổi, Ngài đỗ đầu kỳ thi Tiến sĩ, được bổ nhiệm tại Hàn Lâm Viện. Khi thấm nhuần Phật pháp, Ngài dâng biểu từ quan, xuất gia theo hầu Sơ Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng. Được kế thừa ngôi vị, làm Tam Tổ dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, Ngài ủy thác mọi việc trong Giáo hội cho Quốc sư An Tâm, sớm chiều ngao du tự tại. Tâm hồn thi nhân ẩn tàng trong phong cách Thiền sư, nên thơ văn của Ngài dường như man mác tình cảm, mà phần đông người xem cho là đượm màu thế tục. Bài thơ Xuân nhật tức sự (Tức cảnh ngày xuân) sau đây là một trong những bài thơ của Ngài bị hiểu lầm nhiều nhất:
Năm 21 tuổi, Ngài đỗ đầu kỳ thi Tiến sĩ, được bổ nhiệm tại Hàn Lâm Viện. Khi thấm nhuần Phật pháp, Ngài dâng biểu từ quan, xuất gia theo hầu Sơ Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng. Được kế thừa ngôi vị, làm Tam Tổ dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, Ngài ủy thác mọi việc trong Giáo hội cho Quốc sư An Tâm, sớm chiều ngao du tự tại. Tâm hồn thi nhân ẩn tàng trong phong cách Thiền sư, nên thơ văn của Ngài dường như man mác tình cảm, mà phần đông người xem cho là đượm màu thế tục. Bài thơ Xuân nhật tức sự (Tức cảnh ngày xuân) sau đây là một trong những bài thơ của Ngài bị hiểu lầm nhiều nhất:
Nhị bát giai nhân thích
tú trì,
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
Khả liên vô hạn, thương xuân ý,
Tận tại đình châm, bất ngữ thì.
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
Khả liên vô hạn, thương xuân ý,
Tận tại đình châm, bất ngữ thì.
Cô gái mười sáu tuổi ngồi
thêu gấm,
Dưới khóm hoa tử kinh, chim hoàng oanh hót.
Đáng thương vô cùng, thương ý xuân,
Chỉ ở chỗ dừng kim không nói.
Dưới khóm hoa tử kinh, chim hoàng oanh hót.
Đáng thương vô cùng, thương ý xuân,
Chỉ ở chỗ dừng kim không nói.
Dịch thơ:
Mỹ nhân mười sáu ngồi thêu gấm,
Hoa nở, hoàng oanh hót rộn ràng.
Đáng thương vô hạn, thương xuân ý,
Thương chỗ dừng kim, chẳng nói năng.
Hoa nở, hoàng oanh hót rộn ràng.
Đáng thương vô hạn, thương xuân ý,
Thương chỗ dừng kim, chẳng nói năng.
Theo cách hiểu thông thường,
đây là bài thơ tả cảnh có lồng vào tình cảm của tác giả đối với nhân
vật trong thơ. Bức tranh tố nữ được phác thảo bằng một bàn tay tài
hoa - chỉ hai câu thơ đầu mà đủ cả sắc thinh hương:
Nhị bát giai nhân thích
tú trì,
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
Khung cảnh êm ả của một ngày
xuân nắng ấm, không khí trong lành thoang thoảng mùi hương huyền
ảo - hương của hoa hay của người đẹp tuổi trăng tròn đang ngồi thêu gấm?
Tiếng chim hót líu lo như những nét chấm phá tô điểm cho bức tranh Xuân.
Hoa và người, vẻ đẹp thuần khiết gần với cái chân mỹ của thiên
nhiên, như Xuân Diệu đã từng rung động:
Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban
sơ,
Hương mới thắm bền ghi như thiết thạch.
Hương mới thắm bền ghi như thiết thạch.
Hương xuân đầu mùa của nét đẹp
trinh nguyên, tuy mơ hồ mà ghi đậm nét vào ký ức. Cái đẹp đâu dành
cho riêng ai, nhưng cũng không phải là sở hữu của tất cả mọi người,
chỉ hiện bày cho người biết trân trọng, biết thưởng thức. Tâm hồn nghệ
sĩ một lần diễm phúc được tiếp xúc với cái thuần thiện
thuần mỹ, bỗng thoát xác, thăng hoa, người và cảnh như hòa nhập với nhau trong
một thực tại vô ngôn. Lúc ấy, chỉ cần vài nét phóng bút đã có một
bức họa để đời, một vài lời nhạc đã làm bài hát trở thành bất tử!
Khả liên vô hạn, thương xuân
ý,
Tận tại đình châm, bất ngữ thì.
Tận tại đình châm, bất ngữ thì.
Người đẹp đang thêu, nghĩ
ngợi điều chi mà dừng kim không mở lời? Có phải tiết xuân ấm áp, hoa
xuân tươi thắm, khí xuân chan hòa khiến lòng xuân cảm thấy nao nao?
Đôi mắt cô mơ màng, nhìn xa xôi không nói nhưng thầm nói bao điều. Nguyễn
Bính một hôm nhìn qua nhà bên cạnh, cũng bất chợt gặp được khoảnh khắc “bất ngữ
thì” của cô láng giềng:
Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.
Hai ý thơ tuy khác lời nhưng
lại gặp nhau ở nơi chưa nói: Một người tả cô gái dừng tay thêu gấm,
người kia vẽ nên cảnh người đẹp hàng xóm, ngước mắt nhìn trời. Cô
không cần mở lời, vì chẳng phải “đôi mắt trong” kia đã là cửa sổ tâm hồn cô
đó ư? Chỉ khác một điều, người nầy mạnh bạo nói thẳng “thương vô
hạn”, còn người kia, bằng sự nhắc lại một cách xót xa “Bên hiên hàng xóm cô
hàng xóm” như tự nhận rằng, tuy gần nhau đấy nhưng vẫn cách xa vạn dặm.
Chao ôi là tài hoa, những ngọn bút thi nhân tức cảnh sinh tình!
Người đọc có thể thông
cảm, có thể ca ngợi tài nhả ngọc phun châu của thi sĩ Trạng nguyên Lý
Đạo Tái. Nhưng đối với Thiền sư Tam Tổ Huyền Quang, thì những lời
thơ dạt dào tình cảm đời thường như thế khó lòng được chấp nhận. Không những
Ngài Huyền Quang bị nhiều người đương thời lên án, mà ngay cả một số
nhà nghiên cứu phê bình ngày nay cũng đánh giá khá khe
khắt về Ngài.
Có rất nhiều lời ca tụng vua Trần Nhân Tông như một minh quân, một Thiền sư đạt đạo, một vị Tổ khai sáng dòng Thiền Việt Nam: “Trần Nhân Tông không chỉ là nhà chính trị nhìn xa trông rộng mà còn là nhà quân sự có tài; không chỉ là nhà ngoại giao mà còn là nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ; không chỉ là vị quân vương mà còn là nhà tu hành; không chỉ là nhà văn hóa mà còn là Thiền sư lỗi lạc” (1) hoặc “Thiền của Trúc Lâm Yên Tử là thiền gì? Đó chính là Tổ Sư Thiền.
Đạo Phật mà Trần Nhân Tông đã ngộ là đạo Phật gì? Đó chính là đạo Phật Thiền. Và trí tuệ mà Trần Nhân Tông đã đạt được là trí tuệ gì? Đó chính là trí tuệ Phật, còn gọi là trí tuệ siêu tuyệt, trí tuệ tối thượng thừa” (2). Ngược lại, nói về Tam Tổ Huyền Quang thì: “... Vậy mà Phật giáo đời Trần, với biểu tượng Trúc Lâm Yên Tử đã không tồn tại được quá ba đời. Tổ thứ ba Huyền Quang đã không gánh nổi công việc tăng tiến Giáo hội, chủ yếu được nhìn nhận như một thi nhân” (3)
Có rất nhiều lời ca tụng vua Trần Nhân Tông như một minh quân, một Thiền sư đạt đạo, một vị Tổ khai sáng dòng Thiền Việt Nam: “Trần Nhân Tông không chỉ là nhà chính trị nhìn xa trông rộng mà còn là nhà quân sự có tài; không chỉ là nhà ngoại giao mà còn là nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ; không chỉ là vị quân vương mà còn là nhà tu hành; không chỉ là nhà văn hóa mà còn là Thiền sư lỗi lạc” (1) hoặc “Thiền của Trúc Lâm Yên Tử là thiền gì? Đó chính là Tổ Sư Thiền.
Đạo Phật mà Trần Nhân Tông đã ngộ là đạo Phật gì? Đó chính là đạo Phật Thiền. Và trí tuệ mà Trần Nhân Tông đã đạt được là trí tuệ gì? Đó chính là trí tuệ Phật, còn gọi là trí tuệ siêu tuyệt, trí tuệ tối thượng thừa” (2). Ngược lại, nói về Tam Tổ Huyền Quang thì: “... Vậy mà Phật giáo đời Trần, với biểu tượng Trúc Lâm Yên Tử đã không tồn tại được quá ba đời. Tổ thứ ba Huyền Quang đã không gánh nổi công việc tăng tiến Giáo hội, chủ yếu được nhìn nhận như một thi nhân” (3)
Thật ra, sự khen chê vốn
không cùng, và tùy thuộc ý kiến chủ quan của mỗi người. Hành
vi, cử chỉ và ngôn phong của các Thiền sư cũng không dễ
hiểu thấu, huống gì việc phán đoán phê bình. Những tài liệu về cuộc
đời Ngài Huyền Quang cho đến nay hầu như chỉ còn quyển Tổ Gia Thực
Lục, vốn có nhiều chi tiết huyền bí khó tin khó nhận. Người đời
sau không biết gì về hành trạng của Ngài, như Ngài ngộ đạo trong hoàn
cảnh nào, dạy dỗ đồ chúng ra sao, trạng thái lúc thị
tịch có gì đặc biệt, môn đệ truyền thừa gồm những
ai... Phần thi văn của Ngài cũng chỉ còn hai mươi ba bài thơ chữ Hán và một bài
phú chữ Nôm.
Vì thế, theo quan niệm thế gian, Ngài Huyền Quang chỉ là một Trạng nguyên đi tu, chưa thoát khỏi sự dính mắc với cảnh và người. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm nhà Thiền, Ngài Huyền Quang là một Thiền sư đạt đạo, là vị Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, kế thừa Tổ thứ hai Pháp Loa. Những bài thơ của Ngài phần nhiều đều mượn cảnh để tỏ ý, mượn lời hoa mỹ để chuyển tải lý đạo.
Vì thế, theo quan niệm thế gian, Ngài Huyền Quang chỉ là một Trạng nguyên đi tu, chưa thoát khỏi sự dính mắc với cảnh và người. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm nhà Thiền, Ngài Huyền Quang là một Thiền sư đạt đạo, là vị Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, kế thừa Tổ thứ hai Pháp Loa. Những bài thơ của Ngài phần nhiều đều mượn cảnh để tỏ ý, mượn lời hoa mỹ để chuyển tải lý đạo.
Trở lại bài thơ Xuân nhật
tức sự. Thiền sư Huyền Quang đã cảm nhận một cách tinh tế sự toàn
mỹ của bức tranh tố nữ ngồi thêu dưới nắng xuân, nhưng
không có sự rung động thường tình của nghệ sĩ, càng không có sự đắm
luyến thế tục trước một người con gái yêu kiều. Toàn bài chỉ trở
về một câu duy nhất: “Tận tại đình châm bất ngữ thì”. Thương vô hạn,
nhưng không thương nơi người nơi cảnh, mà thương ở chỗ dừng kim không nói. “Dừng
kim” nghĩa là không còn đan dệt nghiệp, tạo nhân luân hồi sinh tử.
“Không nói” là đến chỗ vô ngôn, cứu cánh của nhà Thiền.
Ngôn ngữ dù văn hoa trau chuốt đến mấy, cũng vẫn còn trong vòng đối đãi - có tốt xấu, có thị phi, có nhân ngã. Chân lý tuyệt đối không thể dùng lời để diễn tả, không thể dùng ý để nghĩ suy, càng không thể nhờ suy luận mà biện biệt. Người đạt đạo không còn kẹt trong phân biệt hai bên nên không chỗ mở lời, không còn tạo nghiệp nên thoát vòng kềm tỏa của sinh tử. Ấy chính là GIÁC NGỘ và GIẢI THOÁT, mục đích tối hậu của đời tu.
Ngôn ngữ dù văn hoa trau chuốt đến mấy, cũng vẫn còn trong vòng đối đãi - có tốt xấu, có thị phi, có nhân ngã. Chân lý tuyệt đối không thể dùng lời để diễn tả, không thể dùng ý để nghĩ suy, càng không thể nhờ suy luận mà biện biệt. Người đạt đạo không còn kẹt trong phân biệt hai bên nên không chỗ mở lời, không còn tạo nghiệp nên thoát vòng kềm tỏa của sinh tử. Ấy chính là GIÁC NGỘ và GIẢI THOÁT, mục đích tối hậu của đời tu.
Bốn câu thơ sau đây trong
bài “Diên Hựu tự” có thể phần nào diễn đạt nội dung tâm chứng của
Ngài Huyền Quang:
Vạn duyên bất nhiễu thành
già tục,
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.
Tham thấu thị phi bình đẳng tướng,
Ma cung Phật quốc hảo sinh quan.
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.
Tham thấu thị phi bình đẳng tướng,
Ma cung Phật quốc hảo sinh quan.
Muôn duyên chẳng rối nào
ngăn ngại,
Nửa điểm không phiền mắt rộng thang.
Tham tột thị phi tướng bình đẳng,
Cung ma, cõi Phật đẹp ngang hàng.(4)
Nửa điểm không phiền mắt rộng thang.
Tham tột thị phi tướng bình đẳng,
Cung ma, cõi Phật đẹp ngang hàng.(4)
Người đã uống một hớp cạn hết
nước Tây giang, không còn cùng làm bạn với muôn pháp. Chẳng còn duyên nào
làm rối loạn, chẳng còn điểm nào làm phiền não, thì tâm bao trùm pháp
giới, tầm mắt mở rộng thênh thang. Tham cứu đến tột cùng bản
chất mọi sự vật, thấu triệt tính bình đẳng giữa thị và
phi, giữa Bồ-đề và phiền não, giữa Niết-bàn và sinh tử, giữa Phật
quốc và ma cung, thì Ta-bà hay Tịnh độ cũng chỉ ở tại đây
và bây giờ. Lúc này sử dụng hành động hay ngôn từ nào, các
Ngài cũng đều từ tục đế mà tỏ bày chân đế, cốt khai thị cho đương
cơ thầm nhận bản tâm thanh tịnh của chính mình. Đương
cơ nếu chấp vào hình thức văn tự, sẽ bị trói buộc vào
mớ bòng bong của ý thức suy luận, từ đó xa cách muôn trùng
với ý Tổ sư.
Mượn thi ca diễn đạt thiền lý
không phải chỉ ở Việt Nam, cũng không phải chỉ có từ đời Trần. Từ thời Lục
Tổ Huệ Năng ở Trung Hoa với bài kệ trình kiến giải “Bổn
lai vô nhất vật...”, Thiền tông ngày càng phát triển mạnh mẽ
và song song đó, thi ca cũng nhuốm mùi thiền vị. Đường-Tống là thời
kỳ hoàng kim của thiền, cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ của
nền thi ca Trung Quốc. Các nhà thơ nổi tiếng như Đỗ Phủ, Bạch
Cư Dị, Tô Đông Pha đều có những bài thơ man mác hương thiền;
ngược lại, nhiều vị Thiền sư cũng mượn lời thơ chuyển tải chân
lý. Theo tư tưởng Triết học Đông phương, ấy là đem Hình nhi hạ để
biểu hiện Hình nhi thượng, tức mượn vật để sáng lý, mượn cái hữu hạn vô
thường để chỉ bày cái vô hạn thường hằng bất hoại. Có người bảo:
“Thơ là chiếc áo gấm thêu hoa của thiền khách, thiền là chiếc dao gọt ngọc
của thi gia” (5).
Mới nhìn qua, ta cảm thấy thơ
và thiền thật khác nhau trời vực. Một bên là ngôn ngữ sản phẩm của ý
thức, bên kia là nội dung tâm chứng từ trực giác. Một bên diễn
tả tư tưởng chủ quan với đối tượng người hay cảnh, mà độc
giả có thể đồng cảm, có thể hiểu thấu; bên kia lại ở nơi “đường ngôn
ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt” (ngôn ngữđoạn đạo, tâm hành xứ
diệt), chỉ có thể tự ngộ tự tri. Tuy nhiên, trải qua những
quá trình dung hợp, trong đó ngôn ngữ thi ca là hình thức biểu
trưng tâm ý của Thiền giả, còn thiền lý, lại làm lời thơ thêm vẻ sâu sắc ý
vị, sựhòa hợp giữa thiền và thơ trở thành như nước với sữa.
Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.
Nghĩa:
Nhạn bay trong không
Bóng chìm đáy nước
Nhạn không có ý để dấu
Nước không có tâm giữ bóng.
Bóng chìm đáy nước
Nhạn không có ý để dấu
Nước không có tâm giữ bóng.
Có chữ nào nói đến đạo
lý, vậy mà toàn bài diễn đạt được cái rốt ráo của
thiền. Bài kệ về hoa sen của Thiền sưPhật Giám cũng
nhân cảnh mà tỏ ý, nhân sự việc tương đối mà tỏ bày chân
lý tuyệt đối:
Hương bao lãnh thấu ba tâm
nguyệt,
Lục diệp khinh diêu thủy diện phong.
Xuất vị xuất thời quân khán thủ,
Đô lô chỉ tại nhất trì trung.
Lục diệp khinh diêu thủy diện phong.
Xuất vị xuất thời quân khán thủ,
Đô lô chỉ tại nhất trì trung.
Nghĩa:
Trăng lòng sông, búp thơm lạnh
buốt,
Gió mặt hồ, lá thắm đong đưa.
Mọc hay chưa thì anh xem đấy,
Đều chỉ nằm trong một cái hồ. (5)
Gió mặt hồ, lá thắm đong đưa.
Mọc hay chưa thì anh xem đấy,
Đều chỉ nằm trong một cái hồ. (5)
Và đây là những bài thơ thắm
đượm hương thiền của một số nhà thơ Đường - Tống:
Nhân nhàn quế hoa lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh xuân giản trung.
Vương Duy
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh xuân giản trung.
Vương Duy
Nghĩa:
Người nhàn, hoa quế rụng,
Đêm tĩnh, núi quạnh hiu.
Trăng mọc, chim rừng tỉnh,
Khe xuân, thỉnh thoảng kêu.
Đỗ Tùng Bách dịch.
Đêm tĩnh, núi quạnh hiu.
Trăng mọc, chim rừng tỉnh,
Khe xuân, thỉnh thoảng kêu.
Đỗ Tùng Bách dịch.
Hoặc:
Thủy lưu tâm bất cảnh,
Vân tại ý câu trì.
Đỗ Phủ.
Vân tại ý câu trì.
Đỗ Phủ.
Nghĩa:
Có khác gì “Đối cảnh không
tâm chớ hỏi thiền”, có khác gì “Thương chỗ dừng kim chẳng nói năng”? Bao
nhiêu ngôn từ chữ nghĩa, bao nhiêu phương tiện lập bày chỉ
để nhắm đến cái “không thể nói”. Cho nên, sách Trinh Nguyên Lục Thư viết “Điều
mà thơ muốn mọi người lãnh hội chẳng phải là điều thơ nói, mà là
những điều vượt ra ngoài hình tượng mà thơ không nói ra được”.
***** Cuộc đời Tam
Tổ Huyền Quang, gẫm ra có khá nhiều điều không như ý - lúc còn
trẻ, do dung nhan kỳ lạ và gia cảnh bần hàn nên tuy sớm định hôn
ước mà chưa được thành thân. Thấy rõ tình đời bạc bẽo, nên khi đỗ Trạng
nguyên, được nhà vua gả công chúa, Ngài vẫn một mực chối từ: Khó khăn
thì chẳng ai nhìn,
Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên. Trở thành người đứng đầu Giáo hội, Ngài lại bị hiểu lầm vì cung nữ Điểm Bích - vụ án đầy tai tiếng do vua Trần Minh Tông lập bày để thử thách đạo hạnh của người tu. Tuy nhiên, một vị Thiền sư đã tự tại trước tám gió, có khi nào bận lòng trước lời khen chê của thiên hạ?
Thủ bả xuy thương hòa mộc đạc,
Tùng giao nhân tiếu lão tăng mang.
Nghĩa:
Tay cầm dùi mõ, tay nâng sáo,
Thiên hạ cười ta, cứ mặc tình.
Nguyễn Lang dịch.
Thiền sư và nghệ sĩ tuy hai mà một - hình ảnh dung hợp thật đẹp đẽ giữa Thiền học và nghệ thuật đời thường. Mặc ai hiểu mặc ai không hiểu thấu, Ngài không động tâm vì biết tất cả đều hư dối không thật. Nhị tổ Huệ Khả ở Trung Hoa, lúc cuối đời thường đến những chốn trà đình tửu điếm, có khi giữa đám đông thuyết pháp hoặc làm những nghề lao công nặng nhọc. Có người hỏi sư:
- Thầy là nhà tu, tại sao làm như thế?
Sư đáp:
- Ta tự điều phục tâm, đâu có quan hệ gì đến việc của ngươi? (6) Đó là phong cách của người tu đạt đạo, luôn an nhiên tự tại trước mọi tình cảm của người đời và mọi thử thách của cảnh ngộ. Bởi vì “Tham tột thị phi bình đẳng tướng” nên không kẹt vào đối đãi hai bên. Thấu triệt tận căn để Lý Bất nhị - chân lý tuyệt đối của nhà Phật, hành giả không còn lời nào để nói mà chỉ biết im lặng tự tri. Cái im lặng sấm sét nầy đã được thể hiện nơi Đức Phật khi đóng cửa thất ở nước Ma-Kiệt, nơi cư sĩ Duy Ma khi ngậm miệng ở thành Tỳ-Da, và bây giờ cô gái “Tận tại đình châm bất ngữ thì”.
Người tu nào không mong nhận ra và thương nơi chỗ dừng kim không nói? Xin mượn lời Thiền sư Vĩnh-Gia Huyền-Giác trong Chứng Đạo Ca - viên ngọc quý trong gia tài thi ca của nhà Thiền - để kết thúc bài này:
Nhật khả
lãnh, nguyệt khả nhiệt,
Chúng ma bất năng hoại chân thuyết?
Tượng giá tranh vanh mạn tiến đồ,
Thùy kiến đường lang năng cự triệt?
Đại tượng bất du ư thố kính,
Đại ngộ bất câu ư tiểu tiết.
Mạc tương quản kiến báng thương thương,
Vị liễu, ngô kim vị quân quyết.
Nghĩa:
Nhật dù lạnh, nguyệt dù nóng,
Lời chân thật ma nào phá hỏng.
Xe voi ngạo nghễ cứ tiến lên,
Mặc sức bọ trời theo ngăn chống.
Voi lớn chẳng đi theo dấu thỏ,
Ngộ lớn nệ gì nơi tiết nhỏ.
Chớ dòm trong ống mỉa trời xanh,
Chưa tỏ, vì anh ta giải rõ!
Thông Phương dịch.
(1) Nguyễn Hùng Hậu: Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm VNam. NXB Khoa học xã hội - 1997, tr. 119
(2) Thượng tọa Thích Thanh Thế: Đạo đức trí tuệ Trần Nhân Tông... Trần Nhân Tông, vị vua Phật Việt Nam - NXB Tổng hợp TP HCM - 2004, tr. 291
(3) Văn Quân: Phật giáo đời Trần và văn hóa Đại Việt - Trần Nhân Tông, vị vua Phật Việt Nam - NXB Tổng hợp TP HCM - 2004, tr. 191.
(4) Hòa thượng Thích Thanh Từ: Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải - NXB TP HCM - 1997, tr. 619.
(5) Đỗ Tùng Bách: Thơ Thiền Đường - Tống. NXB Đồng Nai - 2000, tr. 306 - 292.
(5) Đỗ Tùng Bách: Thơ Thiền - Đường - Tống. NXB Đồng Nai - 2000, tr. 306 - 292
(6) Hòa thượng Thích Thanh Từ: Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa - Nhà in Hợp Thịnh - 1972, tr. 181 Vi tính: Nguyên Trang Người gửi bài: Toàn Trung 07-12-2007.
Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên. Trở thành người đứng đầu Giáo hội, Ngài lại bị hiểu lầm vì cung nữ Điểm Bích - vụ án đầy tai tiếng do vua Trần Minh Tông lập bày để thử thách đạo hạnh của người tu. Tuy nhiên, một vị Thiền sư đã tự tại trước tám gió, có khi nào bận lòng trước lời khen chê của thiên hạ?
Thủ bả xuy thương hòa mộc đạc,
Tùng giao nhân tiếu lão tăng mang.
Nghĩa:
Tay cầm dùi mõ, tay nâng sáo,
Thiên hạ cười ta, cứ mặc tình.
Nguyễn Lang dịch.
Thiền sư và nghệ sĩ tuy hai mà một - hình ảnh dung hợp thật đẹp đẽ giữa Thiền học và nghệ thuật đời thường. Mặc ai hiểu mặc ai không hiểu thấu, Ngài không động tâm vì biết tất cả đều hư dối không thật. Nhị tổ Huệ Khả ở Trung Hoa, lúc cuối đời thường đến những chốn trà đình tửu điếm, có khi giữa đám đông thuyết pháp hoặc làm những nghề lao công nặng nhọc. Có người hỏi sư:
- Thầy là nhà tu, tại sao làm như thế?
Sư đáp:
- Ta tự điều phục tâm, đâu có quan hệ gì đến việc của ngươi? (6) Đó là phong cách của người tu đạt đạo, luôn an nhiên tự tại trước mọi tình cảm của người đời và mọi thử thách của cảnh ngộ. Bởi vì “Tham tột thị phi bình đẳng tướng” nên không kẹt vào đối đãi hai bên. Thấu triệt tận căn để Lý Bất nhị - chân lý tuyệt đối của nhà Phật, hành giả không còn lời nào để nói mà chỉ biết im lặng tự tri. Cái im lặng sấm sét nầy đã được thể hiện nơi Đức Phật khi đóng cửa thất ở nước Ma-Kiệt, nơi cư sĩ Duy Ma khi ngậm miệng ở thành Tỳ-Da, và bây giờ cô gái “Tận tại đình châm bất ngữ thì”.
Người tu nào không mong nhận ra và thương nơi chỗ dừng kim không nói? Xin mượn lời Thiền sư Vĩnh-Gia Huyền-Giác trong Chứng Đạo Ca - viên ngọc quý trong gia tài thi ca của nhà Thiền - để kết thúc bài này:
Chúng ma bất năng hoại chân thuyết?
Tượng giá tranh vanh mạn tiến đồ,
Thùy kiến đường lang năng cự triệt?
Đại tượng bất du ư thố kính,
Đại ngộ bất câu ư tiểu tiết.
Mạc tương quản kiến báng thương thương,
Vị liễu, ngô kim vị quân quyết.
Nghĩa:
Nhật dù lạnh, nguyệt dù nóng,
Lời chân thật ma nào phá hỏng.
Xe voi ngạo nghễ cứ tiến lên,
Mặc sức bọ trời theo ngăn chống.
Voi lớn chẳng đi theo dấu thỏ,
Ngộ lớn nệ gì nơi tiết nhỏ.
Chớ dòm trong ống mỉa trời xanh,
Chưa tỏ, vì anh ta giải rõ!
Thông Phương dịch.
(1) Nguyễn Hùng Hậu: Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm VNam. NXB Khoa học xã hội - 1997, tr. 119
(2) Thượng tọa Thích Thanh Thế: Đạo đức trí tuệ Trần Nhân Tông... Trần Nhân Tông, vị vua Phật Việt Nam - NXB Tổng hợp TP HCM - 2004, tr. 291
(3) Văn Quân: Phật giáo đời Trần và văn hóa Đại Việt - Trần Nhân Tông, vị vua Phật Việt Nam - NXB Tổng hợp TP HCM - 2004, tr. 191.
(4) Hòa thượng Thích Thanh Từ: Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải - NXB TP HCM - 1997, tr. 619.
(5) Đỗ Tùng Bách: Thơ Thiền Đường - Tống. NXB Đồng Nai - 2000, tr. 306 - 292.
(5) Đỗ Tùng Bách: Thơ Thiền - Đường - Tống. NXB Đồng Nai - 2000, tr. 306 - 292
(6) Hòa thượng Thích Thanh Từ: Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa - Nhà in Hợp Thịnh - 1972, tr. 181 Vi tính: Nguyên Trang Người gửi bài: Toàn Trung 07-12-2007.
Thông Huệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét